Luận án Phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn gap trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Lời cam đoan . i

Lời cảm ơn.ii

Mục lục .iii

Danh mục chữ viết tắt. vi

Danh mục bảng . vi

Danh mục đồ thị. ix

Danh mục hộp. ix

Danh mục hình, sơ đồ . x

Trích yếu luận án . xi

Thesis abstract.xiii

Phần 1. Mở đầu . 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài. 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu . 3

1.2.1. Mục tiêu chung . 3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể . 3

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 4

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu . 4

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu . 4

1.4. Những đóng góp mới của đề tài. 4

1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. 5

Phần 2. Cơ cở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu

chuẩn GAP. 6

2.1. Cơ sở lý luận . 6

2.1.1. Các khái niệm cơ bản. 6

2.1.2. Ý nghĩa và tác động của phát triển sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn

GAP . 10

2.1.3. Một số tiêu chuẩn GAP trên thế giới và Việt Nam. 13

2.1.4. Đặc điểm phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP . 19

2.1.5. Nội dung phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP. 22

2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu

chuẩn GAP. 29

2.2. Cơ sở thực tiễn. 37

pdf233 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 253 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn gap trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi vải thiều từ khi hái xuống, bán cho thương lái và vận chuyển vào tận trong thành phố Hồ Chí Minh để chiếu xạ, sau đó mới được làm đông lạnh để xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản, thời gian này kéo dài khoảng 4 ngày đã làm cho chất lượng quả vải bị giảm đi rất nhiều. Cùng với đó chi phí vận chuyển từ Bắc Giang và thành phố Hồ Chí Minh để chiếu xạ rất cao, cao hơn cả chi phí vận chuyển sang Mỹ như phân tích của An Hiền (2020). Chính điều này đã làm giảm lợi thế cạnh tranh của quả vải và làm cho quả vải của Việt Nam nói chung và của Bắc Giang nói riêng mất ngay lợi thế ở năm đầu tiên trên đất Mỹ và một số quốc gia khác. Tóm lại: Năng suất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP của tỉnh Bắc Giang đã được cải thiện qua các năm và có ưu thế rõ rệt so với vải thiều NonGAP. Chất lượng vải thiều của toàn tỉnh được cải thiện nhờ có sự gia tăng diện tích và sản lượng vải thiều GAP, đặc biệt là chất lượng ATVSTP. Mặc dù vậy, năng suất biến động không đồng đều giữa các huyện trong toàn tỉnh và biến động thất thường qua các năm, điều này hàm ý về rủi ro và tính không bền vững trong sản xuất vải thiều nói chung và vải theo tiêu chuẩn GAP nói riêng. Chất lượng sản phẩm tuy có được cải thiện song còn ít được người tiêu dùng quan tâm do không phân biệt được sản phẩm GAP trên thị trường. 4.1.4. Tổ chức tiêu thụ vải thiều theo tiêu chuẩn GAP Tổ chức tiêu thụ vải thiều theo tiêu chuẩn GAP được thể hiện theo các nội dung chính như: xúc tiến thương mại; kênh tiêu thụ; liên kết trong tiêu thụ; tiếp cận giá bán. 87 a. Xúc tiến thương mại Qua khảo sát cho thấy, công tác xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều được UBND tỉnh Bắc Giang triển khai hàng năm, đặc biệt từ năm 2015 sau khi tỉnh thực hiện phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP. Bắc Giang đã tổ chức truyền thông, quảng bá qua 30 kênh thông tin, báo đài, các trang báo điện tử, truyền hình an ninh, truyền hình Bắc Giang và tổ chức các hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều hàng năm tại nhiều tỉnh với mục tiêu không chỉ phát triển thị trường trong nước mà hướng tới đẩy mạnh xuất khẩu. Khối lượng vải thiều theo tiêu chuẩn GAP tiêu thụ sang thị trường Trung Quốc chiếm phần lớn, chính vì vậy trong những năm qua công tác xúc tiến thương mại của tỉnh đang hướng tới thị trường Trung Quốc. Năm 2019 vải thiều Bắc Giang được xuất khẩu theo đường chính ngạch sang Trung Quốc đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng như có tem nhãn ghi đầy đủ thông tin hàng hóa, nguồn gốc, quy cách đóng gói, công ty xuất khẩu, mã số cơ sở đóng gói, mã số vùng trồng (UBND tỉnh Bắc Giang, 2019). Tuy nhiên, điều này cũng mang lại rủi ro khi chúng ta phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc. Kết quả tiêu thụ vải thiều theo tiêu chuẩn GAP và NonGAP giai đoạn 2015- 2019 cho thấy xu hướng giảm khối lượng tiêu thụ trong nước xuống gần 10,5% và tăng khối lượng xuất khẩu lên 3,6%. Tổng khối lượng tiêu thụ sản phẩm toàn tỉnh đều giảm trên 4% (bảng 4.10) là do năng suất qua các năm không ổn định chứ không phải do nhu cầu xuất khẩu giảm. Bảng 4.10. Kết quả tiêu thụ vải thiều theo tiêu chuẩn GAP và NonGAP giai đoạn 2015 – 2019 Chỉ tiêu Khối lƣợng (1000 tấn) TĐPTBQ (%) Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1. Trong nước 105,95 82,73 44,90 94,70 68,11 89,54 VietGAP 36,07 26,27 15,03 35,87 25,82 91,99 NonGAP 69,88 56,47 29,87 58,83 42,29 88,20 2. Xuất khẩu 70,01 63,03 41,87 98,74 80,85 103,67 GlobalGAP 1,45 1,50 0,66 1,69 1,36 98,49 VietGAP 36,89 37,32 23,04 69,75 49,59 107,68 NonGAP 31,67 24,21 18,17 27,29 29,89 98,57 3. Tổng 175,96 145,76 86,77 193,44 148,96 95,92 GlobalGAP 1,45 1,50 0,66 1,69 1,36 98,49 VietGAP 72,96 63,59 38,06 105,62 75,42 100,83 NonGAP 101,55 80,67 48,04 86,13 72,18 91,82 Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Giang (2020) 88 Đối với thị trường tiêu thụ trong nước, UBND tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với các tổ chức để tiêu thụ vải thiều trong chuỗi siêu thị Sài Gòn Coopmart, Happro, BigC và cung cấp cho thị trường các tỉnh miền Tây Nam Bộ, miền Trung và Tây Nguyên. Tiếp tục phân khúc thị trường tại các chợ đầu mối hoa quả, các chuỗi bán lẻ ở các tỉnh, thành phố, đáp ứng nhu cầu rộng rãi của mọi khách hàng trong nước. Tuy nhiên, thị trường trong nước tại các chợ bán lẻ, các chợ đầu mối chưa phân biệt rõ sản phẩm VietGAP và NonGAP do thương lái thu mua và đánh đồng giữa 2 sản phẩm này, còn đối với hệ thống chuỗi trong các siêu thị thì bắt buộc các sản phẩm phải được chứng nhận an toàn và truy xuất nguồn gốc. Đối với thị trường nước ngoài: thị trường Trung Quốc đối với tiêu thụ chính ngạch yêu cầu khắt khe phải có chứng nhận VietGAP, tuy nhiên một khối lượng lớn vải thiều được các thương lái thu mua chuyển qua đường tiểu ngạch do vậy vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP và NonGAP vẫn bị đánh đồng. Đối với các thị trường các nước châu Âu, Úc, Canada, Nhật thì bắt buộc các sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn ATVSTP. Do vậy, muốn thâm nhập vào các thị trường lớn có uy tín và thương hiệu thì bắt buộc người sản xuất phải tạo ra những sản phẩm có đủ yêu cầu của các nước nhập khẩu. Đây là xu hướng tích cực để phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GlobalGAP để thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại và xuất khẩu, từ đó góp phần phát triển bền vững cây vải thiều. Như vậy, cùng với việc thực hiện xúc tiến thương mại, các hộ sản xuất muốn tiêu thụ được sản phẩm vải thiều tươi cần tham gia vào các THT, HTX tạo ra các sản phẩm an toàn và truy xuất rõ nguồn gốc và đáp ứng được yêu cầu khắt khe của các thị trường khó tính thì không còn con đường nào khác ngoài việc phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP. b. Kênh tiêu thụ Như phân tích ở trên, đối với thị trường trong nước đến nay vải thiều đã được kết nối tiêu thụ trong hệ thống phân phối bán lẻ tại các trung tâm siêu thị lớn Co.op mark, Happro, Big C và các chợ đầu mối hoa quả thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai... Đồng thời phối hợp với các công ty du lịch lữ hành để đưa vải thiều tham gia vào chuỗi dịch vụ du lịch trên cả nước, đưa vào tiêu thụ tại hệ thống nhà hàng khách sạn. 89 Đối với thị trường xuất khẩu trong những năm gần đây có xu hướng tăng năm 2019 cơ cấu vải xuất khẩu chiếm 55%, trong nước chiếm 45%. Thị trường Trung Quốc vẫn xác định là thị trường truyền thống chiếm 98% vải thiều xuất khẩu (Phụ lục 3.4). Trước năm 2018 xuất khẩu sang Trung Quốc là 100% bằng đường tiểu ngạch. Sau khi ký Hiệp định thư, vải thiều Bắc Giang được xuất khẩu theo đường chính ngạch sang Trung Quốc đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng vào năm 2019. Sản xuất và tiêu thụ vải thiều đã góp phần quan trọng trong việc tạo điều kiện và thúc đẩy các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phụ trợ cùng phát triển (Sở NN&PTNT, 2019). Kênh 1 Kênh 2 Kênh 3 Kênh 4 Kênh 5 Kênh 6 Sơ đồ 4.1. Kênh tiêu thụ vải thiều theo tiêu chuẩn GAP trên địa bàn tỉnh Bắc Giang Hộ sản xuất Hộ thu gom Người bán buôn Người bán lẻ Người tiêu dùng trong nước Hộ sản xuất Người bán buôn Người bán lẻ Người tiêu dùng trong nước Hộ sản xuất Người bán lẻ Người tiêu dùng trong nước Hộ sản xuất Thu gom Trung Quốc Người tiêu dùng ngoài nước Hộ sản xuất Người thu gom Người tiêu dùng ngoài nước Hộ sản xuất Doanh nghiệp Người tiêu dùng ngoài nước 90 Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 6 kênh tiêu thụ chủ yếu trong đó có 3 kênh được tiêu thụ với người tiêu dùng trong nước và 3 kênh được tiêu thụ với người tiêu dùng nước ngoài (Sơ đồ 4.1). Hầu hết các kênh tiêu thụ đều thông qua các hoạt động thu gom, chỉ có một kênh 6 là liên kết trực tiếp với các doanh nghiệp để phục vụ người tiêu dùng yêu cầu chất lượng cao từ các nước Nhật, Canada, Úc, Mỹ. Giá bán theo các kênh này khác biệt đáng kể, nếu các hộ liên kết và bán cho các doanh nghiệp, giá bán vải GAP có thể lên tới 65.000 đ/kg, tuy nhiên nếu bán theo các kênh truyền thống (thu gom, bán buôn) thì cũng chỉ đạt khoảng 32.000 đ/kg (nếu xuất đi Trung Quốc) và 24.000đ/kg cho thị trường nội địa. Mặc dù vậy, tỷ lệ sản lượng vải thiều bán cho doanh nghiệp khá thấp, chỉ đạt khoảng 10% (Sơ đồ 4.2), điều này cũng làm giảm lợi ích của các hộ áp dụng GAP. Nghiên cứu sơ đồ chuỗi cung ứng tiêu thụ vải thiều theo tiêu chuẩn GAP trên địa bàn Bắc Giang (sơ đồ 4.2) cho thấy: từ năm 2016 đến nay, xuất khẩu vải thiều không chỉ phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, mà đã xuất khẩu được sang một số thị trường khó tính (Mỹ, Úc, Nhật,). Khối lượng vải thiều theo tiêu chuẩn GAP tiêu thụ thông qua hoạt động thu gom/bán buôn chiếm tới 85%, có khoảng 5% sản lượng vải thiều được tiêu thụ qua HTX đến các siêu thị trong nước. Còn 10% khối lượng vải thiều tiêu thụ thông qua doanh nghiệp để đến các thị trường có yêu cầu cao về chất lượng. Sơ đồ 4.2. Sơ đồ chuỗi cung ứng tiêu thụ vải thiều theo tiêu chuẩn GAP trên địa bàn tỉnh Bắc Giang Hộ sản xuất Thu gom Bán buôn Miền Bắc Bán lẻ Bán buôn Miền Nam Người tiêu dùng trong nước Thu gom Trung Quốc Người tiêu dùng ngoài nước Doanh nghiệp 60% 20% 10% 5% 15% 30% 15% 5% 30% 5% 5% 30% 15% 20% 10% 5% 15% 15% 91 Để thực hiện được các kênh tiêu thụ thì hình thức bán vải chủ yếu là hình thức bán theo cân và địa điểm bán là tại các đại lý thu gom. Tuy nhiên, một số ít vẫn trả lời còn có thêm hình thức bán vo và bán theo cây đối với những hộ ít lao động, không có khả năng vặt quả và vận chuyển nên bán tại nhà. Số lượng vải được bán qua các HTX chủ yếu là vải đạt tiêu chuẩn GlobalGAP chiếm 72,43% (Bảng 4.11) chủ yếu lượng vải này cung cấp cho các thị trường khó tính thông qua các công ty và các doanh nghiệp đặt hàng. Bảng 4.11. Tỷ lệ khối lƣợng bán vải thiều theo địa điểm của các hộ sản xuất ĐVT: % khối lượng Chỉ tiêu Hộ GAP NonGAP (n=105) GlobalGAP (n=53) VietGAP (n=242) Chung (n=295) Tại chợ 0 5,72 4,69 16,87 Đại lý thu gom 16,98 75,18 64,72 82,78 HTX 72,43 15,76 25,94 0,00 Tại nhà 10,59 3,34 4,64 0,35 c. Liên kết trong tiêu thụ Hiện nay khâu liên kết của các hộ cùng hợp tác để cùng nhau tiêu thụ sản phẩm là khá hiếm, chủ yếu các hộ “mạnh ai người đấy làm” từ tìm cách tiêu thụ sản phẩm của mình chủ yếu bằng cách liên hệ với người thu gom, đem đến điểm cân cho người thu gom mà chưa thực sự chủ động tìm nơi tiêu thụ vải thiều. Liên kết giữa hộ sản xuất và các tác nhân tham gia tuy đã khác hơn trước nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Các hình thức tiêu thụ vải thiều bán tại các hộ thu gom, tại chợ và tại nhà. Riêng bán tại nhà dựa vào hợp đồng bằng miệng là chủ yếu. Bán cho thu gom cũng không qua hợp đồng chủ yếu người dân sáng cắt vải ra điểm cân, hộ thu gom quyết định trả giá bán dựa trên màu sắc và độ ngọt của vải mà không có cam kết hoặc các hợp đồng chính thống. Hiện nay, có khoảng 79% người dân tiêu thụ vải thiều không có hợp đồng tiêu thụ (đồ thị 4.5), chỉ có một số ít hộ là thành viên của các HTX liên kết với các doanh nghiệp tiêu thụ có hợp đồng rõ ràng như HTX vải sớm Phúc Hòa, vải thiều Lục Ngạn ký trực tiếp với công ty Hùng Thảo cùng các thương nhân Trung Quốc đi cùng, hay Công Ty Đại Nam Hà Nội, Công ty Kim Cương, Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thực phẩm Toàn Cầu 92 Đồ thị 4.5. Hợp đồng tiêu thụ vải thiều của các hộ sản xuất theo tiêu chuẩn GAP Đối với những hộ tham gia hợp đồng với các công ty được ưu tiên bán sản phẩm đúng theo giá hợp đồng, không lo tìm kiếm thị trường tiêu thụ, được ứng trước tiền hàng nếu HTX yêu cầu. Đây cũng là những lợi thế mà những hộ NonGAP không có được. Tuy nhiên, trên thực tế vì chỉ là hợp đồng miệng là chủ yếu nên sự ràng buộc giữa hộ sản xuất và doanh nghiệp đang rất yếu, hợp đồng rất dễ bị phá vỡ. Cụ thể năm 2019, doanh nghiệp đặt mua hộ dân với giá 22 nghìn đồng/kg, tuy nhiên giá ngoài thị trường 25 nghìn đồng/kg nên các hộ sản xuất bán ra ngoài nhiều hơn. Mặt khác, trong hợp đồng giữa người sản xuất và người thu mua không thể hiện rõ được sự ràng buộc về giá, khối lượng, chất lượng nên làm cho hộ sản xuất không yên tâm trong sản xuất. Hộp 4.3. Đánh giá của doanh nghiệp khó khăn trong ký kết hợp đồng với ngƣời sản xuất Hiện nay, người nông dân chưa nhận thức rõ được lợi ích khi ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm, nên nhiều khi hộ không muốn ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp, hoặc ký kết cũng chỉ mang tính chất tương đối, không chặt chẽ vì người dân luôn mong chờ giá bán cao hơn. Chẳng hạn như khi chúng tôi đặt một đơn hàng nhưng khi thương lái Trung Quốc sang mua với giá cao hơn, họ sẵn sàng phá vỡ hợp đồng. Chúng tôi bắt buộc phải mua theo giá thị trường. Người Trung Quốc mua bao nhiêu, chúng tôi bắt buộc phải mua theo giá đó, không có một giá cố định nào. Do đó tới nay, chúng tôi vẫn chưa thể ký hợp đồng với người nông dân. Nguồn: Phỏng vấn sâu bà Đỗ Linh Nhâm, Phó Giám đốc kinh doanh Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thực phẩm Toàn cầu ngày 11/6/2019 93 Bảng 4.12. Tiêu thụ vải thiều tiêu chuẩn GAP theo hợp đồng Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 TĐPT BQ (%) 1.Diện tích vải theo tiêu chuẩn GAP Ha 813 939 1628 2.015 1.811 122,17 2.Sản lượng vải theo tiêu chuẩn GAP Tấn 5.685 6.745 5.227 16.119 11.791 120,01 3. Tỷ lệ vải tiêu thụ được dán tem % - 1,2 2,2 3,3 3,7 - 4. Tỷ lệ vải được ký hợp đồng tiêu thụ % 7,6 10,4 13,5 15,0 15,4 - Nguồn: UBND tỉnh Bắc Giang (2020) Bắc Giang đã và đang khuyến khích thành lập các doanh nghiệp, HTX, tổ liên kết sản xuất và tiêu thụ vải thiều, song vẫn thiếu tính liên kết giữa doanh nghiệp với các HTX, tổ liên kết trong thực hiện chuỗi liên kết ngay từ sản xuất, chế biến tiêu thụ. Đến nay đã có một số liên kết giữa doanh nghiệp xuất khẩu, các trung tâm thương mại, siêu thị với các doanh nghiệp, HTX, tổ liên kết sản xuất và tiêu thụ vải thiều song cũng chưa mang tính đại trà. Riêng xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc đã có một số thương nhân, doanh nghiệp thương thảo hợp đồng, thống nhất mã vùng trồng, cơ sở đóng gói, tem truy xuất nguồn gốc để chủ động đáp ứng yêu cầu xuất khẩu vải thiều vào thị trường Trung Quốc. Mặt khác vẫn còn tình trạng các thương nhân Trung Quốc giám sát và kinh doanh vải thiều, hình thức ký kết hợp đồng kinh tế với các HTX, doanh nghiệp cung ứng trên địa bàn tỉnh còn hạn chế thị trường tiêu thụ các mặt hàng nông sản của tỉnh nói chung chưa mang tính bền vững. Ngoài việc quan tâm phát triển sản xuất, khâu tiêu thụ vải theo hướng hàng hóa đã được chú trọng phát triển. Tỷ lệ vải thiều được dán tem vải thiều Lục Ngạn và vải sớm Phúc Hòa đều được tăng qua các năm, tỷ lệ vải thiều được ký kết với các siêu thị, cửa hàng, xuất khẩu đã tăng với tốc tăng dần từ 12,1% năm 2015 lên 18,6% năm 2019 (bảng 4.12). Điều này khẳng định muốn phát triển được thị trường tiêu thụ cần sản xuất ra các sản phẩm đảm bảo VSATTP, truy xuất nguồn gốc, có tem nhãn đầy đủ và liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp để thực hiện tốt điều này. Như vậy, thị trường tiêu thụ vải thiều của Bắc Giang đã có những chuyển biến, coi trọng mọi thị trường, từng bước tăng thị phần xuất khẩu sang các thị trường khó tính và yêu cầu về chất lượng, mẫu mã sản phẩm cao như Mỹ, EU, Nhật, Úc,... Tuy nhiên, sản lượng vải thiều có dán tem nhãn còn rất hạn chế chủ yếu đưa vào các siêu thị thì được dán tem nhãn còn bán lẻ và đưa vào các chợ 94 cóc thì không cần tem nhãn. Đây chính là khó khăn trong việc sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP, khi mà sản phẩm sản xuất ra đảm bảo chất lượng nhưng chỉ tiêu thụ theo các kênh thông thường, chưa tạo ra được lợi ích thực sự để người nông dân có thể làm theo. d. Tiếp cận giá bán Nghiên cứu cho thấy, giá bán vải thiều tươi của người nông dân hiện nay đều do các doanh nghiệp, người thu gom đưa ra mức giá thu mua, điều này cho thấy người nông dân trồng vải chưa có đủ sức ảnh hưởng và có thể đàm phán về giá tiêu thụ với người thu mua. Khi xem xét việc tiếp cận giá bán vải thiều theo tiêu chuẩn GAP hiện nay có 3 hướng chính sau: Đồ thị 4.6. Giá bán vải thiều theo tiêu chuẩn GAP theo thị trƣờng tiêu thụ Nguồn: Công ty Hùng Thảo, Công ty Cổ phần Thực phẩm Đồng Giao, Công ty TNHH Agricare Việt Nam (2020) Tiêu thụ nội địa: như đã phân tích ở kênh phân phối, sản phẩm vải thiều tiêu thụ ở thị trường trong nước hầu hết đi theo kênh truyền thống qua thu gom, bán lẻ tại chợ, hầu như không có sự phân biệt giữa vải thiều GAP và vải thiều thường nên giá bán tương đối đều nhau và thấp nhất so với các thị trường khác. Xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc: thị trường Trung Quốc có chấp nhận mức giá cao hơn và đang dần yêu cầu nghiêm ngặt hơn về xuất xứ, nguồn gốc sản phẩm. Tuy vậy, mức giá chênh lệch với thị trường nội địa không cao và theo phỏng vấn hộ sản xuất, tình trạng ép giá vẫn xảy ra. Xuất khẩu sang các thị trường khác: Với việc mở rộng xuất khẩu sang các thị trường giá trị cao như Australia, Mỹ, Nhật Bản yêu cầu các quy chuẩn chất lượng rất khắt khe, ngoài tiêu chuẩn GAP, sản phẩm vải thiều phải đáp ứng được 13 12 18 16 24 17 16 20 25 33 9 11 16 13 19 0 5 10 15 20 25 30 35 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Đ V T : N g h ìn đ ồ n g Xuất khẩu Trung Quốc Xuất khẩu Khác Nội địa 95 yêu cầu riêng của nước nhập khẩu và chỉ có diện tích vải đạt tiêu chuẩn GlobalGAP và một phần là VietGAP trong các hộ được cấp mã vùng trồng với đáp ứng được thị trường này (đồ thị 4.6). Theo số liệu thu thập từ các doanh nghiệp và người thu gom, giá vải thu mua bình quân giai đoạn 2015- 2019 đều có xu hướng tăng. Trong đó, những doanh nghiệp có hợp đồng với nước nhập khẩu (Mỹ, Úc) thu mua từ vườn vải đã được chứng nhận và nằm trong vùng được cấp mã xuất khẩu sang các nước này. Chất lượng vải nằm trong vùng này được kiểm định chặt chẽ bởi các quy định khắt khe của vùng nhập khẩu nên giá thu gom tại vườn cao, đạt tới 33.000 đồng/kg (đồ thị 4.6). Bên cạnh đó, giá bán vải thiều theo tiêu chuẩn GAP cho doanh nghiệp và đi qua kênh hàng siêu thị, cửa hàng thực phẩm, vải được dán tem mác, truy xuất nguồn gốc xuất xứ thì giá cao hơn đáng kể so với giá bán vải thiều qua các thương lái thu gom để đem đi tiêu thụ ở các kênh hàng truyền thống (chợ). Bảng 4.13. Giá bán vải thiều theo tiêu chuẩn GAP của hộ nông dân cho ngƣời mua theo thời vụ từ 2015 -2019 Chỉ tiêu Giá bán (1.000 đồng/kg) TĐPTBQ (%) Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1. Trong nước 8,94 10,69 15,55 13,33 18,77 120,37 Doanh nghiệp 12,50 13,80 20,00 16,00 25,00 118,92 Thu gom 8,50 10,30 15,00 13,00 18,00 120,63 2. Xuất khẩu 12,59 12,08 18,04 16,15 24,15 117,68 Trung Quốc 12,50 12,00 18,00 16,00 24,00 117,71 Khác 17,00 15,50 20,40 25,00 33,00 118,04 Nguồn: Công ty Hùng Thảo, Công ty Cổ phần Thực phẩm Đồng Giao, Công ty TNHH Agricare Việt Nam (2020) Khi so sánh giá bán vải thiều theo tiêu chuẩn GAP và NonGAP theo thời vụ, từ năm 2015-2019 cho thấy: đối với vải tiêu thụ trong nước bình quân tăng 20,37% vải VietGAP tiêu thụ qua doanh nghiệp bình quân qua 5 năm tăng 18,92, tốc độ tăng của vải thu gom qua các năm tăng 20,63%. Giá bán vải thiều theo tiêu chuẩn GAP mà được tiêu thụ qua các doanh nghiệp để vào các kênh bán lẻ đảm bản an toàn thực phẩm, được dán tem, truy xuất nguồn gốc xuất xứ của sản 96 phẩm thì giá sẽ cao hơn rất nhiều so với giá bán vải thiều qua các thương lái để đem tiêu thụ ở các kênh truyền thống (chợ) và khi ấy, vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn GAP cũng không khác biệt so với NonGAP. Đối với vải xuất khẩu bình quân tăng 17,68% (bảng 4.13) do một số doanh nghiệp, công ty đã liên kết được với thị trường tiêu thụ từ các nước Úc, Mỹ, Malaixia. Khi so sánh giá bán vải năm 2019 so với năm 2018 các hộ sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP đều được các hộ đánh giá là có xu hướng tăng bình quân đạt 74,24% số hộ đánh giá theo xu hướng này, tỷ lệ số hộ đánh giá thấp hơn là 14,24%. Đối với hộ NonGAP các hộ cũng đánh giá tăng tuy nhiên mức độ tăng chỉ đạt 63,81% (Phụ lục 3.5). Với đòi hỏi ngày càng khắt khe của các thị trường chất lượng cao trong nước và quốc tế thì đòi hỏi xu hướng các hộ đã dần nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển theo hướng GAP đối với sản xuất vải thiều nói riêng. Bảng 4.14. Nguồn tham khảo giá của các hộ sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP ĐVT: % Chỉ tiêu Hộ GAP GlobalGAP VietGAP Chung Nông dân khác 11,32 20,25 18,64 Bạn bè, người thân 7,55 14,88 13,56 Đại lý, thu gom 100,00 95,87 96,61 Tivi, đài, báo 64,15 50,00 52,54 Giá ngày hôm qua 33,96 42,15 40,68 Khi phân tích sâu hơn về nguồn tham khảo giá bán của các hộ sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP so với năm trước. Hiện nay, nguồn thông tin tham khảo về giá tiêu thụ vải thiều được người nông dân thu thập qua nhiều kênh khác nhau như: từ các hộ nông dân khác hay qua nhiều kênh thông tin khác nhau. Đa phần các hộ nông dân đều thu thập giá qua các đại lý thu gom. Đây cũng chính là người thu mua, người quyết định giá và không có hợp đồng chặt chẽ rõ ràng, nên người dân hoàn toàn phụ thuộc vào các đại lý. Một số ít hộ có trả lời tham khảo giá qua nông dân khác, qua bạn bè, qua ti vi, báo đài và giá của ngày hôm qua tuy nhiên tỷ lệ còn rất thấp chứng tỏ thương lái và người thu gom chủ yếu quyết 97 định giá bán (bảng 4.14). Các hộ không quyết định được giá bán của mình, do vậy cần có giải pháp khắc phục vấn đề này. 4.1.5. Đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP 4.1.5.1. Kết quả tuân thủ các tiêu chí trong sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP Tỉnh Bắc Giang đã áp dụng tiêu chuẩn GAP với 12 nhóm tiêu chí cho 51 chỉ tiêu. Tuy nhiên, GlobalGAP bổ sung thêm tiêu chí không được sử dụng 5 loại hoạt chất trong quá trình chăm sóc vải thiều so với tiêu chí VietGAP (Iprodione, Cypermerthrin, Diffennoconazole, Carbendazi, Chlorothalonil); rà soát, cấp mã số vùng trồng, quy trình sản xuất vải an toàn đúng tiêu chuẩn, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng trong danh mục cho phép, ghi nhật ký sản xuất; được Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra, giám sát và cấp mã số vùng trồng, đáp ứng quy định về kiểm dịch thực vật và ATTP của một số quốc gia nhập khẩu như Mỹ, EU, Úc, Nhật Bản. Lô quả vải xuất khẩu phải được đóng gói và xử lý xông hơi khử trùng bằng methyl bromide (một loại hóa chất khử trùng) tại các cơ sở được Cục Bảo vệ thực vật và MAFF công nhận với liều lượng tối thiểu là 32g/m3 trong 2 giờ, dưới sự giám sát của cán bộ kiểm dịch thực vật của hai quốc gia. Các lô quả vải thiều xuất khẩu cũng phải kèm theo giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do Cục Bảo vệ thực vật cấp (Nguyễn Hà, 2019). Hiện nay việc đạt hoàn toàn các tiêu chí vẫn còn chưa cao. Đối với vùng sản xuất, vẫn còn một số diện tích nằm trong khu dân cư nên đang khó khăn trong việc đạt 100% tiêu chí này. Tiêu chí giống đã được kiểm nghiệm, nguồn gốc giống rất khó xác định vì hầu hết vải được lựa chọn theo tiêu chuẩn GAP đã được trồng trên 20 năm và người dân lấy giống vải toàn đều lai ghép giữa các cây vải, hoặc mua lại của các cơ sở tư nhân cung cấp giống (hiện ở Việt Nam chưa có doanh nghiệp nào cung cấp giống vải thiều được cấp giấy chứng nhận và gán tem nhãn giống). Các nhóm tiêu chí về sử dụng nước tưới, phân bón và hóa chất trong quá trình trồng vải đang được các hộ ngày càng thực hiện tốt. Các nhóm tiêu chí về quản lý và xử lý chất thải, ghi chép sổ sách và quản lý lao động, kiểm tra nội bộ đã được người dân thực hiện khá tốt. Đối với thu hoạch còn một số lượng hộ chưa đáp ứng được yêu cầu. Có tiêu chí gần như chưa thực hiện vì chưa phát sinh trên thực tế đó là việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại (bảng 4.15). 98 Bảng 4.15. Tỷ lệ hộ đáp ứng các tiêu chí của tiêu chuẩn GAP ĐVT: % số hộ (n=295) TT Nội dung theo quy trình Gap Số tiêu chí yếu cầu Đạt từ 75% trở lên Đạt từ 50 - 75% Đạt dƣới 50% 1 Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất 2 73,56 22,71 3,73 2 Giống và gốc ghép 3 46,78 38,98 14,24 3 Quản lý đất và giá thể 4 61,36 35,59 3,05 4 Phân bón và chất phụ gia 6 45,42 43,39 11,19 5 Nước tưới 3 90,51 9,15 0,34 6 Hóa chất (bao gồm cả thuốc BVTV) 11 48,82 39,32 11,86 7 Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch 6 20,34 41,35 38,31 8 Quản lý và xử lý chất thải 3 78,64 18,65 2,71 9 Người lao động 4 64,41 31,18 4,41 10 Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm 4 59,32 32,21 8,47 11 Kiểm tra nội bộ 3 8,47 59,32 32,21 12 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại 2 0 0 100,00 Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP tuy nhiên cây vải vẫn chưa đạt được hiệu quả tương xứng với tiềm năng. Vấn đề vệ sinh môi trường và ATTP chưa được chú trọng đúng mức, đến nay hệ thố

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phat_trien_san_xuat_vai_thieu_theo_tieu_chuan_gap_tr.pdf
Tài liệu liên quan