Luận văn Quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện xuân trường tỉnh Nam Định

Để đảm bảo hoạt động quản lý và sử dụng NSNN huyện Xuân Trường

hoạt động theo đúng luật NSNN, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước

thì trong quá trình thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra cần tập trung vào một

số nội dung cơ bản như sau:

- Có chương trình kế hoạch kiểm tra, thanh tra dài hạn và ngắn hạn; tránh

kiểm tra hoặc thanh tra một cách tùy tiện hoặc khi cá nhân, tổ chức khi xảy ra

vấn đề trong nội bộ đơn vị thì mới tiến hành thanh tra, kiểm tra. Đồng thời, các

cấp lãnh đạo đều phải nhận thức được việc tăng cường công tác giám sát, kiểm

tra, thanh tra cũng là nâng cao chất lượng, hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động

quản lý và sử dụng NSNN toàn huyện nói chung.

- Các cơ quan thực hiện nhiệm vụ giám sát, kiểm tra, thanh tra khi thực

hiện phải thường xuyên phối hợp với nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ, trước

hết là trong việc xây dựng chương trình kế hoạch để tránh chồng chéo, từ đó

phát huy sức mạnh toàn hệ thống là khâu đặc biệt quan trọng. Bên cạnh đó, các

cơ quan thanh tra phải luôn luôn phối hợp để xác minh, trao đổi thông tin về

những sai phạm phổ biến xảy ra trong mọi lĩnh vực quản lý chi NSNN nhằm

ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luậ

pdf97 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện xuân trường tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đạo địa phương trong quản lý NSNN cần được quan tâm, chỉ đạo sâu sắc hơn. Thủ trưởng các đơn vị dự toán từng bước chủ động sử dụng kinh phí hiệu quả, nâng cao vai trò trách nhiệm trong lập và sử dụng NSNN cũng như nâng cao trình độ của cán bộ làm công tác tài chính để đạt hiệu quả cao trong quá trình thực hiện công tác quản lý chi NSNN Bốn là, luôn gắn NSNN với mục tiêu phát triển KT-XH của huyện cũng như của tỉnh. Trong phân bổ dự toán ngân sách cần quan tâm đến những lĩnh vực có tính chiến lược như cơ sở hạ tầng giao thông, các công trình phục vụ sản 40 xuất nông nghiệp, các chương trình mục tiêu nhằm thúc đẩy kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân. 41 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Chương 1 đã hệ thống hóa cơ sở khoa học về chi NSNN và quản lý chi NSNN thông qua làm rõ khái niệm đặc điểm, vai trò của chi ngân sách nhà nước. Luận văn đã nêu lên khái niệm về quản lý chi NSNN, phân tích vai trò và tính cấp thiết của quản lý chi NSNN. Đồng thời chương 1 nêu và phân tích những nội dung cơ bản của quản lý chi ngân sách cấp huyện như: khái niệm, nguyên tắc, chu trình và phân cấp quản lý chi ngân sách cấp huyện cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện. Bên cạnh đó cũng đưa ra các bài học kinh nghiệm về hiệu quả và chưa hiệu quả trong quản lý chi ngân sách ở một số địa phương trong nước để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho địa phương. Chương này làm cơ sở khoa học cho việc phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Xuân Trường trong chương 2 cũng như xác định đúng hướng các nội dung và đề xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại huyện Xuân Trường được trình bày trong các chương tiếp theo. 42 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN XUÂN TRƯỜNG - TỈNH NAM ĐỊNH 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình ngân sách huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định giai đoạn 2014 - 2016 2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định Huyện Xuân Trường từ xa xưa vốn là một phần đất do biển bồi tạo nên của hương Giao Thủy. Vào thế kỷ XIII (thời Trần), huyện Giao Thủy (gồm cả Xuân Trường và Giao Thủy ngày nay) là một trong bốn huyện thuộc Phủ Thiên Trường. Năm 1862 phủ Thiên Trường được đổi thành phủ Xuân Trường, như vậy tên Xuân Trường xuất hiện từ thế kỷ XIX nhưng không chỉ địa danh như hiện nay mà là địa danh của một phủ. Tới năm 1934 (đời vua Bảo Đại) phủ Xuân Trường chỉ còn là đơn vị hành chính cấp huyện, cùng với huyện Giao Thủy thuộc tỉnh Nam Định. Cho tới năm 1948 chính thức đổi phủ Xuân Trường thành huyện Xuân Trường. Tháng 12/1967 theo Quyết định của Chính phủ, hai huyện Xuân Trường và Giao Thủy hợp nhất thành huyện Xuân Thủy. Sau 30 năm hợp nhất, ngày 16/02/1997 Chính phủ đã có Nghị định 19/NĐ-CP chính thức tách huyện Xuân Thủy thành 2 huyện Xuân Trường và Giao Thủy. Huyện Xuân Trường tái lập, chính thức đi vào hoạt động theo đơn vị hành chính mới từ ngày 01/04/1997 đến nay. Xuân Trường là huyện ở phía Đông Nam của tỉnh Nam Định, Phía Bắc giáp huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, phía Nam giáp huyện Hải Hậu, phía Đông giáp huyện Giao Thủy, phía Tây giáp huyện Trực Ninh. Xuân Trường là một trong những địa bàn chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng của tỉnh Nam Định là huyện thuộc vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng, địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, màu mỡ, được bao 43 bọc bởi 3 con sông lớn: phía Bắc là sông Hồng, phía Tây là sông Ninh Cơ, phía Đông là sông Sò, trên địa bàn huyện còn có hệ thống sông ngòi, mương máng thuận tiện cho giao thông vận tải và tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp Huyện Xuân Trường có diện tích tự nhiên 112,8 km2 với dân số trên 19 vạn người, trong đó đồng bào theo đạo thiên chúa giáo chiếm khoảng 30%, mật độ dân số khoảng 1.696 người/km2 (cao hơn bình quân chung của tỉnh). Dân số trong độ tuổi lao động có gần 10 vạn người (trong đó lao động nông nghiệp chiếm khoảng 72%). Nhìn chung, người lao động Xuân Trường có trình độ văn hóa, cần cù, sáng tạo trong lao động, nhiều người có tay nghề cao, là tiền đề quan trọng để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương. Kinh tế - xã hội huyện Xuân Trường có bước phát triển khá, là một huyện trọng điểm lúa của tỉnh Nam Định, Xuân Trường có khoảng 8.000 ha đất nông nghiệp trong tổng số 11.047ha đất tự nhiên (chiếm khoảng 71%). Người nông dân ở Xuân Trường có truyền thống thâm canh lúa nước, tiếp thu nhanh những tiến bộ KHKT ứng dụng vào sản xuất nên năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi đã không ngừng tăng lên trong những năm qua. - Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ của huyện có bước phát triển mạnh kể từ sau khi tái lập huyện đã và đang trở thành khâu đột phá chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện với các ngành sản xuất chủ yếu là cơ khí, dệt may, vận tải thủy. Hiện trên địa bàn huyện đã hình thành 4 cụm công nghiệp tập trung với tổng diện tích 52 ha, đã thu hút 53 doanh nghiệp đầu tư, tạo việc làm cho hơn 5.000 lao động. Toàn huyện hiện có gần 300 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động. Các làng nghề truyền thống của huyện gồm làng nghề cơ khí (xã Xuân Tiến), thêu ren (xã Xuân Phương), dệt chiếu cói (xã Xuân Ninh), chế biến lâm sản (xã Xuân Bắc), vận tải thủy (xã Xuân Trung), sản xuất lúa tám thơm (xã Xuân Đài)được duy trì và phát triển, đã giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động với thu nhập ổn định. Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện, như sau: 44 Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội huyện Xuân Trường giai đoạn 2014-2016 STT Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 1 Tăng trưởng GDP % 12,6 12,32 12,59 Tăng trưởng NN- TS % 2,5 1,29 1,66 Tăng trưởng CN- TTCN % 8,3 16,3 25,8 Tăng trưởng TM- DV % 13 14 14,5 2 Thu nhập bq/ng Tr.d 19 24 30 3 Cơ cấu kinh tế: - Nông nghiệp % 15,8 15,1 14.15 - CN-XD % 52.3 53.5 56.32 - Dịch vụ % 31,9 31,4 29.5 4 Thu ngân sách Tỷ đồng 342,6 386,9 384,3 Nguồn: Báo cáo thực hiện nhiệm vụ KT-XH, QP-AN huyện Xuân Trường năm 2014-2016 Từ bảng biểu trên có thể thấy tình hình kinh tế - xã hội của huyện Xuân Trường trong giai đoạn 2014-2016 có nhiều bước tiến bộ, phát triển. Trong năm 2014, đây là năm giữa thực hiện kế hoạch 5 năm 2011-2016 là năm có nhiều sự kiện quan trọng về kinh tế của đất nước. Kinh tế trong nước phục hồi sau khủng hoảng suy thoái kinh tế toàn cầu, tình hình chính trị ổn định nên các chỉ tiêu phản ánh nhiệm vụ thực hiện kinh tế xã hội tăng cao, sản xuất nông nghiệp đạt năng suất và sản lượng cao, sản xuất công nghiệp phát triển ổn định với mức tăng trưởng khá cao. Các hoạt động văn hóa giáo dục, y tế, thể thao tiếp tục được phát huy và duy trì, tập trung giải quyết tốt các chính sách an sinh xã hội. 45 Năm 2015 mức tăng trưởng nông nghiệp và thủy sản có suy giảm so với năm 2014 nhưng vẫn giữ được ở mức hợp lý, hiệu quả và bền vững, sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng khá cao. Công tác an sinh xã hội được quan tâm, các chế độ chính sách xã hội được triển khai đầy đủ, kịp thời. Năm 2016, tình hình kinh tế - xã hội ổn định và có bước phát triển. Hầu hết các chỉ tiêu KT-XH chủ yếu ở mức tăng cao so với cùng kỳ. Sản xuất CN- XD ở mức tăng trưởng khá, sản xuất thương mại và dịch vụ phát triển, sản xuất nông nghiệp ứng phó kịp thời với những ảnh hưởng bất lợi về thời tiết, dịch bệnh, chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục được triển khai có hiệu quả, các lĩnh vực văn hóa- xã hội tiếp tục phát triển. Công tác giải quyết việc làm cho người lao động có nhiều biến chuyển. Quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội được tăng trưởng và giữ vững. Thực hiện tốt chính sách đảm bảo an sinh xã hội. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, bộ mặt nông thôn đổi mới. 2.1.2. Tình hình ngân sách nhà nước huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định Tình hình thu, chi ngân sách trong những năm qua của huyện đã thực hiện, hoàn thành dự toán giao góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của huyện, cụ thể: 2.1.2.1. Tổng thu ngân sách: Tổng thu ngân sách tại huyện ngày càng tăng và vượt kế hoạch qua các năm. Tình hình thu ngân sách cụ thể như sau: Năm 2014 tổng thu tại huyện là 342,6 tỷ đồng; Năm 2015 tổng thu tại huyện là 386,9 tỷ đồng; Năm 2016 tổng thu tại huyện là 384,3 tỷ đồng gồm các khoản thu: DNNN trung ương, DNNN địa phương, khu vực ngoài quốc doanh, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ và các khoản thu khác. Có thể thấy trong những năm qua thì thu ngân sách tại huyện luôn vượt dự toán đề ra nhưng mức tăng không đồng đều. Trong tổng thu ngân sách thì thu tiền sử dụng đất chiếm tỷ trọng lớn trong thu nội địa. Tuy nhiên, tình trạng nợ 46 đọng thuế, trốn lậu thuế, thất thu thuế vẫn còn diễn ra ở một số lĩnh vực nhất là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Biểu đồ 2.1. Tổng thu ngân sách huyện Xuân Trường giai đoạn 2014-2016 Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước huyện Xuân Trường 2014-2016 2.1.2.2. Tổng chi ngân sách Tổng chi ngân sách tại huyện Xuân Trường bao gồm nhiều khoản chi, tình hình chi ngân sách được thể hiện cụ thể qua các năm như sau: Năm 2014: Tổng chi ngân sách huyện là: 341,7 tỷ đồng. Năm 2015: Tổng chi ngân sách tại huyện là: 386,7 tỷ đồng Năm 2016: Tổng chi ngân sách tại huyện là: 383,9 tỷ đồng. Chi ngân sách đã đáp ứng được đầy đủ kịp thời các khoản chi đã ghi dự toán đầu năm, các khoản chi đột xuất, phát sinh, chi phục vụ Đại hội Đảng các cấp, hoạt động của các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp, chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi vốn đối ứng, chi cho công tác giải phóng mặt bằng, chi an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, chi phòng chống dịch bệnh.góp phần hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội tại huyện trong những năm qua. Tuy nhiên, về quản lý điều hành chi ngân sách ở một số nơi chưa thực sự chủ động, việc quản lý giải ngân còn chậm, việc chi tiêu còn chưa thực sự tiết kiệm, chưa phù hợp với nguồn thu và dự kiến giao. 47 Biểu đồ 2.2. Tổng chi ngân sách huyện Xuân Trường giai đoạn 2014-2016 Đơn vị: tỷ đồng 310 320 330 340 350 360 370 380 390 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 341.7 386.7 383.9 Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước huyện Xuân Trường 2014-2016 2.2. Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Xuân Trường- tỉnh Nam Định từ năm 2014 - 2016 2.2.1. Tổ chức, bộ máy và chất lượng nhân lực quản lý chi ngân sách Tổ chức, bộ máy quản lý ngân sách ở cấp huyện hiện nay khá hoàn chỉnh, các cơ quan quản lý chi ngân sách được bố trí, tổ chức hợp lý và có sự phối hợp chặt chẽ nhằm đảm bảo các nhiệm vụ chi được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Mỗi cơ quan được quy định cụ thể về nhiệm vụ và quyền hạn trong việc quản lý ngân sách từ đó tránh chồng chéo đồng thời tạo cơ sở cho sự phối hợp giữa các cơ quan trong công tác tổ chức quản lý chi ngân sách. 48 Sơ đồ 2.1. Mối liên hệ các cơ quan quản lý chi ngân sách - Quan hệ chỉ đạo: - Quan hệ phối hợp: HĐND huyện: Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng; dự toán thu, chi NSNN; phê chuẩn quyết toán ngân sách huyện do UBND huyện trình; quyết định các chủ trương, biện pháp để thực hiện ngân sách của huyện. Thực hiện chức năng giám sát đối với hoạt động của UBND huyện về thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng và chấp hành dự toán NSNN. UBND huyện: Xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm của huyện trình HĐND huyện thông qua; dự toán thu, chi ngân sách, phương án phân bổ dự toán ngân sách; quyết toán ngân sách. Tổ chức, chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán thu, chi NSNN được HĐND huyện thông qua. Hội đồng nhân dân Phòng TC – KH huyện Kho bạc Nhà nước Đơn vị thụ hưởng NS chi TX Đơn vị thụ hưởng NS vốn đầu tư Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn Ủy ban nhân dân 49 Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện: Là cơ quan tham mưu trong lập, chấp hành và quyết toán thu, chi NSNN trình UBND phê duyệt theo thẩm quyền. Thực hiện chế độ thông tin báo cáo về tài chính, ngân sách, giá thị trường với Uỷ ban nhân dân huyện và Sở Tài chính. Kho bạc Nhà nước huyện: là cơ quan kiểm soát chi NSNN, KBNN sử dụng các công cụ nghiệp vụ của mình thực hiện thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN qua KBNN nhằm đảm bảo các khoản chi đó đúng chế độ quy định; thực hiện kế toán nhà nước về chi NSNN. Thủ trưởng các đơn vị sử dụng ngân sách: Quản lý, sử dụng tiền và tài sản nhà nước theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức; đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả và chịu trách nhiệm toàn diện về các khoản chi NSNN do mình chuẩn chi. HĐND, UBND, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, KBNN và các đơn vị sử dụng ngân sách có mối quan hệ mật thiết trong quản lý chi NSNN từ khâu lập, chấp hành và quyết toán chi NSNN huyện. Thực hiện Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 5/5/2014 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã thuộc tỉnh [8]. Theo quy định, Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Xuân Trường là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, có chức năng tham mưu giúp cho UBND huyện trong hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính, kế hoạch đầu tư, đăng ký kinh doanh trên địa bàn, chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện của UBND huyện đồng thời chịu sự chỉ đạo kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định. Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát chi đối với các đơn vị sử dụng NSNN đảm bảo chặt chẽ, theo đúng tiêu chuẩn, định mức chế độ nhà nước quy định và trong phạm vi dự toán được duyệt. 50 Bảng 2.2. Thống kê trình độ chuyên môn cán bộ quản lý ngân sách huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định Đơn vị tính: người Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện 2.2.2. Tình hình lập dự toán, giao dự toán chi ngân sách nhà nước Tình hình lập dự toán: Quy trình NSNN bao gồm 3 bộ phận là lập, chấp hành và quyết toán. Trong đó, công tác lập dự toán được xác định là khâu hết sức quan trọng, bởi nó quyết định chất lượng phân bổ về sử dụng nguồn lực tài chính, nó cũng là căn cứ quan trọng cho việc kiểm soát chi phí hàng năm của NSNN. Ngân sách huyện Xuân Trường là một bộ phận thuộc NSNN nên việc hình thành ngân sách của mình cũng phải thực hiện đúng, đầy đủ về yêu cầu, căn cứ và phương pháp xây dựng dự toán NSNN. Trong những năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn vướng mắc nhưng công tác lập dự toán ngân sách huyện Xuân Trường cơ bản được đảm bảo đáp ứng được các mục tiêu và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện. TT Tên đơn vị Trình độ cán bộ quản lý ngân sách Tổng số Trên ĐH Đại học Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp Đang học ĐH-CĐ Tổng số 1 Phòng Tài chính – Kế hoạch 11 2 9 0 0 0 0 2 Kho bạc Nhà nước 10 2 8 0 0 0 0 3 Đơn vị dự toán 20 15 5 0 0 0 4 Các xã, thị trấn 20 5 5 5 5 0 Tổng cộng 61 4 37 10 5 5 0 51 Hàng năm, căn cứ hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách của Bộ Tài chính, Sở Tài chính Nam Định và các quy định về quản lý NSNN, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Xuân Trường chủ trì, phối hợp với Chi cục thuế, các phòng, ban, ngành của huyện tổ chức đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách năm trước, thảo luận dự toán với UBND các xã, thị trấn, các phòng, ban ngành, đoàn thể, đơn vị thuộc huyện về dự toán ngân sách năm sau. Trong quá trình thảo luận để tổng hợp, lập dự toán ngân sách huyện năm sau, các nội dung và tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách của năm trước, khả năng thu ngân sách của các xã, các tiêu chí định mức phân bổ dự toán của các đơn vị dự toán thuộc huyện và của UBND các xã, thị trấn đều được làm rõ và thống nhất tại biên bản thảo luận dự toán với các đơn vị. Sau khi thảo luận dự toán với các đơn vị thuộc huyện, căn cứ các tiêu chuẩn, định mức hiện hành, định mức phân bổ dự toán trong thời kỳ ổn định ngân sách do HĐND huyện quy định, tỷ lệ phân chia các khoản thu ngân sách, dự kiến nguồn thu ngân sách huyện năm sau, Phòng Tài chính - Kế hoạch tổng hợp dự toán ngân sách huyện, báo cáo UBND huyện để tổng hợp, báo cáo Sở Tài chính. Căn cứ dự toán ngân sách huyện lập và gửi hàng năm, Sở Tài chính tổ chức thảo luận dự toán với huyện nhằm thống nhất dự toán ngân sách do huyện lập theo quy định hiện hành, báo cáo UBND tỉnh Nam Định để trình HĐND huyện phê chuẩn và giao dự toán cho các huyện để thực hiện. Việc quản lý chi ở khâu này đã được lãnh đạo các đơn vị coi trọng, do đó không xảy ra tình trạng lập kế hoạch chi quá cao so với thực tế gây lãng phí NSNN nên đã hạn chế tối đa những tiêu cực trong khâu lập kế hoạch ở các đơn vị dự toán cấp 1 thuộc ngân sách cấp huyện quản lý, tạo thế chủ động sáng tạo, dân chủ trong xây dựng phân bổ kế hoạch chi. Do tập trung dân chủ công khai hóa trong khâu lập kế hoạch nên các đơn vị tự điều chỉnh, tự giác giám sát nội bộ và giám sát lẫn nhau tạo lòng tin và thực hiện theo đúng quy định, hướng dẫn của cấp trên. Về công tác giao dự toán 52 Sau khi huyện nhận được quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch KT-XH và dự toán thu, chi ngân sách của UBND tỉnh Nam Định cho huyện, thường trực và hai ban (Ban Kinh tế - Xã hội và Ban Pháp chế) của HĐND huyện thẩm định các báo cáo, phương án phân bổ dự toán ngân sách do UBND huyện chuẩn bị, quyết nghị về dự toán ngân sách huyện, trình tại kỳ họp của HĐND huyện, UBND huyện ban hành quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách chi tiết đến các phòng, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị và UBND các xã, thị trấn thuộc huyện bảo đảm thời gian theo quy định của Luật NSNN. Bảng 2.3. Kết quả việc lập và giao dự toán chi ngân sách huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định Đơn vị tính: Tỷ đồng STT Nội dung 2014 2015 2016 1 Số huyện lập 329.100 372.100 370.400 Chi đầu tư phát triển 5,500 14.500 10.000 Chi thường xuyên 218.000 257.000 256.000 Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới 95.000 90.000 87.000 Chi từ nguồn thu để lại 10.600 10.600 17.400 2 Số tỉnh giao 318.300 360.300 356.700 Chi đầu tư phát triển 5.000 14.000 9.700 Chi thường xuyên 211.000 249.000 248.000 Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới 92.000 87.000 82.000 Chi từ nguồn thu để lại 10.300 10.300 17.000 Nguồn: Phòng Tài chính Kế hoạch huyện Xuân Trường 53 Biểu đồ 2.3. Dự toán chi của huyện Xuân Trường giai đoạn 2014-2016 Đơn vị tính: Tỷ đồng 290,000 300,000 310,000 320,000 330,000 340,000 350,000 360,000 370,000 380,000 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 329,100 372,100 370,400 318,300 360,300 356,700 Huyện lập Tỉnh giao Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước huyện Xuân Trường 2014 -2016 Về công tác lập dự toán của huyện Xuân Trường có nhận xét như sau: Thứ nhất, số dự toán NSNN tỉnh giao và số dự toán của huyện lập thường có sự khác nhau. Căn cứ các định mức phân bổ dự toán ngân sách và các tiêu chí phân bổ dự toán chi ngân sách, các nhiệm vụ chi đặc thù, UBND huyện lập gửi Sở Tài chính. Có thể nói, việc lập dự toán ngân sách hàng năm của huyện gửi lên Sở để thảo luận chỉ mang tính thủ tục, hình thức, cấp trên giao dự toán còn mang tính chủ quan, áp đặt cho cấp dưới thực hiện; Thứ hai, dự toán ngân sách chưa phản ánh và gắn kết với thực hiện nhiệm vụ Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm và những chương trình, đề án phát triển kinh tế trọng điểm của huyện có tính chất trung và dài hạn (Đề án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đề án phát triển làng nghề.). Việc thực hiện đề án, chương trình được triển khai trong khi khả năng cân đối ngân sách từ đầu năm lại chưa có nguồn để bảo đảm, nhiều khi có tình trạng thiếu nguồn để bảo đảm các nhiệm vụ thực hiện chương trình, đề án. Trong năm ngân sách, sau khi huyện xác định được nguồn tăng thu, kết dư năm trước mới trình Thường trực HĐND huyện 54 phương án sử dụng kết dư, tăng thu, do đó nhiều khi các đề án, chương trình của huyện khi thực hiện bị động về các nguồn lực. Thứ ba, thiếu sự phối hợp giữa các phòng ban, ngành với các địa phương trong phân bổ vốn đầu tư, nên chưa phát huy hiệu quả của nguồn lực, hiệu quả vốn đầu tư còn thấp. Nhiều dự án được bố trí vốn chưa hoàn thành thủ tục về đầu tư theo quy định, vẫn còn tình trạng bố trí vốn dàn trải, thiếu tập trung, trọng tâm trọng điểm dẫn đến tình trạng nhiều dự án được bố trí kế hoạch vốn đầu năm nhưng giữa năm không thực hiện được, UBND huyện phải báo cáo Thường trực HĐND xin điều chỉnh các danh mục đã bố trí, điều chuyển nguồn vốn sang các dự án khác. 2.2.3. Chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước Chi NSNN bao gồm nhiều nội dung, tuy nhiên, để đi sâu phân tích, luận văn chỉ tập trung trình bày hai nội dung chủ yếu là dự toán chi thường xuyên và dự toán chi đầu tư phát triển. Căn cứ dự toán được giao, các cấp, các ngành, các đơn vị trong huyện chủ động bố trí kinh phí hợp lý để chi cho các nhiệm vụ được giao, lường đón các công việc sẽ phát sinh, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của đơn vị mình. Chi ngân sách phải đúng chính sách, chế độ, đúng định mức trong phạm vi dự toán được duyệt và đã giao. Tiết kiệm chi thường xuyên để dành kinh phí mua sắm, sửa chữa trang thiết bị làm việc. Các xã, thị trấn cần chủ động bố trí kinh phí dự phòng ngân sách để phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai và các nhiệm vụ đột xuất phát sinh. Ngân sách tỉnh chỉ xem xét hỗ trợ trường hợp thiên tai xảy ra diện rộng, gây hậu quả nặng nề và những nhiệm vụ giao thêm vượt quá khả năng của huyện: Một là, chấp hành dự toán chi thường xuyên Trong phân cấp nhiệm vụ của huyện thì chi thường xuyên chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi ngân sách của huyện. Việc bố trí kinh phí cho các khoản chi thường xuyên được thực hiện chặt chẽ tiết kiệm ưu tiên đảm bảo chế độ cho con người và những nhu cầu thiết yếu để vận hành tổ chức bộ máy quản lý nhà nước, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh, quốc phòng. 55 Đối với hoạt động chi thường xuyên của huyện bao gồm: - Chi cho hoạt động giáo dục, đào tạo, dạy nghề (nhà trẻ, mẫu giáo, phổ thông, bổ túc văn hóa và các hoạt động giáo dục khác) - Chi cho sự nghiệp y tế (phòng bệnh, chữa bệnh và các hoạt động y tế khác); - Chi cho văn hóa, thông tin, phát thanh, truyền hình, thể dục, thể thao, đảm bảo xã hội, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; - Chi cho các hoạt động sự nghiệp kiến thiết kinh tế; - Chi cho an ninh, quốc phòng; - Chi quản lý hành chính 56 57 Bảng số 2.4 Tình hình thực hiện các khoản chi thường xuyên ngân sách huyện Xuân Trường giai đoạn 2014-2016 ĐVT: Tỷ đồng STT Nội dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Ghi chú DT TH TH/DT (%) DT TH TH/DT (%) DT TH TH/DT (%) Tổng chi 329 341 103 372 386 103 370 384 104 Chi thường xuyên 218,000 218,132 100 257,000 265,727 103 256,197 264,758 103 1 Chi an ninh 1,680 1,589 94.5 856 827 96.6 1,225 1,266 103 2 Chi quốc phòng 856 568 66.3 823 848 103 910 829 91 3 Chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo, dạy nghề 152,071 154,165 101 196,533 202,805 103 194,623 193,941 99 4 Chi sự nghiệp y tế 946 382 40.3 652 468 72 523 478 91 5 Chi sự nghiệp văn hóa – thông tin 950 922 97 1,356 1,485 109 1,245 1,028 82 6 Chi sự nghiệp phát thanh truyền hình 815 799 98 880 874 99 1,120 985 87 7 Chi sự nghiệp TDTT 389 596 153 365 262 71.7 196 216 110 8 Chi sự nghiệp đảm bảo xã hội 24,674 28,855 116 25,330 25,106 99 24,845 30,818 124 9 Chi sự nghiệp kinh tế 3,456 3,209 93 3,562 3,916 109 3,821 3,731 97 10 Chi sự nghiệp khoa học 127 119 93 1,235 1,440 116 550 300 54 11 Chi sự nghiệp môi trường 815 718 88 625 772 123 762 847 111 12 Chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể 25,632 24,635 96 23,658 25,724 108 24,845 28,844 116 13 Chi ngân sách khác 1,022 1,575 154 1,125 1,200 106 1,532 1,475 96 14 Tiết kiệm 10% chi TX 4,567 0 Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước các năm 2014, 2015, 2016 của huyện Xuân Trường 58 Từ bảng trên cho thấy, trong giai đoạn từ 2014-2016, tổng chi thường xuyên trong giai đoạn này và số chi thường xuyên chiếm một tỷ trọng rất lớn trong chi ngân sách của huyện, cụ thể chiếm 67,2% tổng chi ngân sách. Trong cơ cấu chi thường xuyên thì chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo chiếm tỷ trọng rất lớn, điều đó cũng thể hiện rất rõ định hướng phát triển của huyện là ưu tiên đầu tư cho giáo dục đào tạo bên cạnh đó là chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể. - Chi cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo, dạy nghề: Chi ngân sách cho giáo dục đào tạo của huyện Xuân Trường trong 03 năm qua từ 2014-2016 là chiếm 73,4% tổng số chi thường xuyên. Chi cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo, dạy nghề đã thực hiện chế độ cải cách tiền lương, các chế độ chính sách đối với giáo viên mầm no

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_chi_ngan_sach_nha_nuoc_o_huyen_xuan_truong.pdf
Tài liệu liên quan