Luận văn Quản lý chi ngân sách nhà nước ở quận tây hồ, thành phố Hà Nội

MỞ ĐẦU. 1

1.Lý do chọn đề tài.1

2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn.3

3.Mục đích và nhiệm vụ của luận văn.6

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.7

5.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn.7

6.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn .8

7.Kết cấu của luận văn .8

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀQUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH

NHÀ NƯỚC CẤP QUẬN . 9

1.1. Tổng quan quản lý chi ngân sách nhà nước .9

1.1.1. Khái niệm .9

1.1.2. Đặc điểm chi ngân sách nhà nước.10

1.2. Quản lý chi ngân sách nhà nước cấp quận .11

1.2.1. Khái niệm .11

1.2.2. Nguyên tắc quản lý chi ngân sách nhà nước cấp quận.13

1.2.3. Vai trò của quản lý chi ngân sách nhà nước cấp quận.15

1.2.4. Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước cấp quận.18

1.2.5.Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước

cấp quận .27

1.3. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước tại một số địa

phương và bài học kinh nghiệm rút ra cho quận Tây Hồ .29

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước tại một số địa phương .29

1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho quận Tây Hồ.32

Tiểu kết chương 1. 34

pdf103 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý chi ngân sách nhà nước ở quận tây hồ, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uận, 02 Phó Chủ tịch và các ủyviên là Trưởng các ban của HĐND quận. HĐND quận Tây Hồ căn cứ vào nhiệm vụ thu, chi ngân sáchđược thành phố Hà Nội giao và tình hình thực tế tại địa phương để đưa ra cácquyết định về việc lập dự toán chi và quyết định phân bổ dự toán NSNN cấp quận, bao gồm: chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên theo từng lĩnh vực;chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính địa phương; dự phòng ngân sách; dự toán chiđầu tư phát triển, chi thường xuyên của từng cơ quan, đơn vị thuộc cấp mìnhtheo từng lĩnh vực; bổ sung cho ngân sách từng địa phương cấp dưới trực tiếp,gồm bổ sung cân đối ngân sách phường, bổ sung có mục tiêu. Bên cạnh đó, HĐND quận còn có nhiệm vụ phê chuẩn quyết toán NSĐP và giám sát việc thựchiện chi NSNN đã được HĐND quận quyết định. 2.2.1.2. Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ Cơ cấu tổ chức UBND quận Tây Hồ gồmcó: 01 Chủ tịch UBND quận, 03 Phó Chủ tịch và 12 phòng ban, đơn vịtrực thuộc UBND quận. UBND quận có nhiệm vụ lập dự toán chi, phương án phân bổ, lập quyết toán chi NSNN trình HĐND quận phê chuẩnvà báo cáo cơ quan hànhchính nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp. Ngoài ra, UBND quận còn có nhiệm vụ kiểm tra nghị quyết củaHĐND cấp phường về lĩnh vực tài chính - ngân sách. Căn cứ vào nghị quyết củaHĐND quận, quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan,đơn vị trực thuộc và nhiệm vụ thu, chi, mức bổ sung cho ngân sách cấp phường. UBND quận còn đưa ra những quyết định về giải pháp và tổ chức thực hiệndự toán chi NSNN đã được HĐND phê duyệt; kiểm tra, báo cáo công khaiviệc thực hiện chi NSNN của quận, phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp thành phố trong việc quản lý chi NSNN cấp quận. 39 2.2.1.3. Phòng Tài chính – kế hoạch quận Phòng TCKHquận Tây Hồ là cơ quan chuyênmôn trực thuộc UBND quận Tây Hồ, có nhiệm vụ tham mưu, giúpUBND quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chínhngân sách, tài sản theo quy định của pháp luật. Phòng TCKH quận Tây Hồ bao gồm 15 cán bộ công chức, nhân viên đạt trình độcao đẳng trở lên. Trong đó, có 01 trưởng phòng, 01 phó phòng phụ trách quảnlý ngân sách và kế hoạch đầu tư, 01 phó phòng phụ trách về công tác hànhchính, tổng hợp và đăng ký kinh doanh. Trong công tác quản lý chi NSNN cấp quận, phòng TCKH là chủ thể quản lý quan trọng, có vai trò tham mưu cho HĐND –UBND quận Tây Hồ về công tác lập dự toán, chấp hành dự toán vàquyết toán ngân sách trên địa bàn theo Luật ngân sách Nhà nước quy định. Cụ thể như sau: - Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách đã được cấp có thẩm quyền phê duyện trong lĩnh vực tài chính nói chung, lĩnh vực chi ngân sách thường xuyên, chi đầu tư phát triển nói riêng. - Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, các chủ đầu tư thuộc Quận xây dựng dự toán hàng năm theo hướng dẫn của Sở Tài chính thành phố, trình UBND quận xem xét trình HĐND quận quyết định. - Đảm bảo nguồn vốn theo quy định của Sở Tài chính Hà Nội để Kho bạc nhà nước thanh toán cho chi thường xuyên cũng như chi thực hiện dự án. - Thực hiện quyết toán vốn đầu tư theo quy định của Luật ngân sách nhà nước. - Phối hợp với các cơ quan chức năng hướng dẫn và kiểm tra các đơn vịthực hiện chi thường xuyên, các chủ đầu tư, Kho bạc nhà nước, các nhà thầuthực hiện dự án về việc chấp hành chế độ, chính sách tài chính trong đầu tư pháttriển, tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu tư, tình hình thanh toán vốn đầu tư đểcó giải pháp xử lý các trường hợp vi phạm, ra quyết định thu hồi các khoản, nộidung chi sai quy định. 40 - Được quyền yêu cầu Kho bạc nhà nước, chủ đầu tư cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về tài chính trong đầu tư phát triển, bao gồm các tài liệu phục vụ cho thẩm định dự án đầu tư và bố trí kế hoạch vốn đầu tư hàng năm, tài liệu báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch và thực hiện vốn đầu tư theo quy định về chế độ thông tin báo cáo, các tài liệu phục vụ thẩm tra quyết toán vốn đầu tư 2.2.1.4. Kho bạc nhà nước quận Tây Hồ Kho bạc nhà nước của quận Tây Hồ bao gồm 20 nhân viên, trong đóngoài01Giám đốc và 01phóGiámđốc thì 18 nhân viên còn lại chia thành 03bộphận là bộphậnKếtoán,bộphận Kế hoạch và bộ phận Kho quỹ. Trong công tác quản lý chi NSNN cấp quận thì KBNN quận có nhiệm vụ: - Hướng dẫn chủ đầu tư mở tài khoản để tạm ứng và thanh toán vốn. Kiểmsoát, thanh toán vốn kịp thời, đầy đủ cho dự án khi đã có đủ điều kiện và đúng thời gian quy định. - Thực hiện chế độ thông tin báo cáo và quyết toán sử dụng vốn đầu tư, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và hướng dẫn của Bộ Tài chính. - Định kỳ và đột xuất kiểm tra các chủ đầu tư về tình hình thực hiện dự án,việc chấp hành chế độ, chính sách tài chính đầu tư phát triển, tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu tư; được phép tạm ngừng thanh toán vốn hoặc thu hồi số vốn mà chủ đầu tư sử dụng sai mục đích, sai đối tượng hoặc trái với chế độ quản lý tài chính của Nhà nước, đồng thời báo cáo Bộ Tài chính để xử lý - Tổ chức công tác kiểm soát, thanh toán vốn theo quy trình; hết năm kếhoạch, xác nhận số thanh toán trong năm, lũy kế số thanh toán từ khởi công đến hết niên độ ngân sách nhà nước cho từng dự án, nhận xét về kết quả chấp hành chế độ quản lý, chấp hành định mức, đơn giá, các chế độ chính sách theo quy định. 41 2.2.1.5. Chủ đầu tư, đơn vị thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định. Tiếp nhận và sửdụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm và có hiệu quả. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về chế độ quản lý tài chính chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển. Thực hiện kế toán đơn vị, chủ đầu tư; quyết toán chi thường xuyên, vốn đầu tư theo quy định hiện hành. 2.2.2. Quản lý dự toán chi ngân sách nhà nước tại quận tây Hồ 2.2.2.1. Thực trạng lập dự toán chi thường xuyên của quận Tây Hồ * Căn cứ lập dự toán Thứ nhất, luật NSNN đã quy định: Việc lập và phân bổ dự toán chi NSNN phảiđược xác định trên cơ sở mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm anninh, quốc phòng. Đối với chi đầu tư phát triển, việc lập dự toán phải căn cứvào quy hoạch, chương trình dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyếtđịnh, ưu tiên bố trí đủ vốn phù hợp với tiến độ triển khai thực hiện dự án,chương trình. Đối với chi thường xuyên, việc lập dự toán phải căn cứ vàonguồn thu từ thuế, phí, lệ phí (đây là các khoản thu đảm bảo nguồn cho nhucầu chi thường xuyên) và tuân theo các chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cáccơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Đối với chi trả nợ thì phải căn cứvào các nghĩa vụ trả nợ của năm dự toán. Thứ hai, việc xây dựng dự toán chi ngân sách còn căn cứ vào những quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN đối với dự toán năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách); tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và mức bổ sung cân đối của ngân sách cấp thành phố Hà Nội cho ngân sách quận Tây Hồ đã được quy định trong Nghị quyếtsố 13/2016/NQ-HĐND ban hành ngày 5/12/2016 của HĐND thành phố Hà Nội về việcPhân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách; tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách và định mức phân bổ chi ngân sách thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2020 42 Thứ ba, căn cứ vào chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách năm sau; thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc lập dự toán ngân sách; thông tư hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, kế hoạch vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước và văn bản hướng dẫn của UBND thành phố về lập dự toán ngân sách ở các cấp địa phương. UBND quận Tây Hồ đã ban hànhQuyết định 3234/QĐ-UBND ngày 17/12/2015 của UBND quận Tây Hồ về việc giao chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2016 của quận Tây Hồ; Quyết định 3366/QĐ-UBND ngày 18/12/2016 của UBND quận Tây Hồ về việc giao chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2017 của quận Tây Hồ; Quyết định 2727/QĐ-UBND ngày15/12/2017 của UBND thành phố Hà Nội về việc giao chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2018 của thành phố Hà Nội; hay như Nghị quyết số 18/NQ- HĐND ngày 15/12/2015 của HĐND quận Tây Hồ về dự toán thu, chi ngân sách quận Tây Hồ năm 2016; Nghị quyết số 22/NQ-HĐND ngày 14/12/2016 của HĐND quận Tây Hồ về dự toán thu, chi ngân sách quận Tây Hồ năm 2017; Căn cứ vào Nghị quyết số 25/NQ-HĐND ngày 17/12/2017 của HĐND quận Tây Hồ về dự toán thu, chi ngân sách quận Tây Hồ năm 2018 Ngoài ra, UBND quận, HĐND quận còn căn cứ vào tình hình thựchiện dự toán ngân sách năm hiện hành; nhiệm vụ chi ngân sách được cấp trêngiao; căn cứ các văn bản của Bộ Tài chính, của Sở Tài chính thành phố Hà Nội vềviệc hướng dẫn xây dựng dự toán thu - chi ngân sách hàng năm; căn cứ chínhsách, chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi ngân sách do cơ quan nhà nước cóthẩm quyền ban hành để đưa ra các quyết định dự toán và phân bổ chi NSNNcấp quận. 43 * Quản lý việc thực hiện dự toán chi NSNN Nhiệm vụ chi thường xuyên của NSNN cấp quận được quy định tại Điều 38,Luật NSNN năm 2015, bao gồm chi thường xuyên về: Sự nghiệp giáo dục - đào tạovà dạy nghề; Sự nghiệp khoa học và công nghệ; Quốc phòng, an ninh, trật tự, antoàn xã hội, phần giao địa phương quản lý; Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình; Sựnghiệp văn hóa thông tin; Sự nghiệp phát thanh, truyền hình; Sự nghiệp thể dục thểthao; Sự nghiệp bảo vệ môi trường; Các hoạt động kinh tế; Hoạt động của các cơquan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội; hỗ trợhoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xãhội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật; Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chithực hiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật; Các khoản chi kháctheo quy định của pháp luật. Hình 2.1: Quy trình lập dự toán chi NSNN của quận Tây Hồ (Nguồn: Tác giả tổng hợp) 44 Chi thường xuyên mang tính chất ổn định; có hiệu lực tác động trong khoảngthời gian ngắn và mang tính chất tiêu dùng xã hội gắn chặt với cơ cấu tổ chức củabộ máy nhà nước trong việc cung ứng các hàng hóa công cộng. Trong giai đoạn 2016 - 2018 quy trình lập dự toán chi thường xuyên đã đảmbảo theo quy định của Luật NSNN, các văn bản hướng dẫn của ngành tài chính vàquy định của UBND thành phố Hà Nội, cụ thể như sau: - Phân bổ dự toán chi thường xuyên: + Việc phân bổ dự toán chi thường xuyên giai đoạn 2016 – 2018 được thực hiện theo quyết định của UBND thành phố về định mức phân bổ ngân sách thời kỳ ổn định 2015 –2020. Các khoản trích trừ trước khi phân bổ kinh phí cho các đơn vị, gồm: tiết kiệm trên chi thường xuyên (không bao gồm tiền lương, phụ cấp theo mức lương tối thiểu, các chế độ liên quan đến con người), 40% số thu học phí được để lại ở các trường học và 35% viện phí được để lại ở bệnh viện quận (sau khi trừ chi phí máu, hóa chất, vật tư thay thế, vật tư tiêu hao) để thực hiện chính sách tiền lương. + Đối với việc phân bổ dự toán chi lĩnh vực văn hóa – xã hội: đã ưu tiên triển khai thực hiện các chương trình đề án giải quyết giáo viên dôi dư, giáo viên không đáp ứng yêu cầu dạy học, kiên cố hóa trường, lớp học, trường đạt chuẩn quốc gia, phường đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế, phường có thiết chế văn hóa thông tin đạt chuẩn quốc gia, các mô hình điển hình tiên tiến; ưu tiên triển khai thực hiện các chương trình đào tạo nghề, giải quyết việc làm; phòng chống và cai nghiện ma túy, mại dâm, đề án đối với trẻ em.. + Đối với việc phân bổ dự toán chi đảm bảo ANQP: duy trì và thực hiện tốt công tác tập huấn luyện sẵn sàng chiến đấu; chỉ đạo và tổ chức quán triệt các kế hoạch, chỉ thị, Nghị quyết, mệnh lệnh cấp trên; triển khai đồng bộ nhiệm vụ quân sự quốc phòng địa phương. Đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng. 45 + Đối với quản lý hành chính: đã ưu tiên triển khai thực hiện các chương trình đề án cải cách hành chính, xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý văn bản theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2008, nâng cấp văn phòng một cửa điện tử cấp quận, đầu tư dự án ứng dụng công nghệ thông tin từ quận tới phường + Việc phân bổ kinh phí cho các đơn vị hành chính sự nghiệp chủ yếu được tiến hành theo Nghị định 117/2013 ngày 07/10/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 130/2005/NĐ-CP về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước. - Quy trình lập dự toán: Về việc lập dự toán ngân sách: Hàng năm, trong tháng 7 và tháng 8, căn cứvào Luật NSNN, Luật tổ chức chính quyền địa phương, Chỉ thị củaThủ tướng và Chỉ thị củaUBND thành phố về việc lập dự toán NSNN năm sau (năm kế hoạch), UBND quận đã tổchức họp, quán triệt, chỉ đạo các đơn vị dự toán cấp phường triển khai thực hiện nghiêm túc việc lậpdự toán, kết quả lập dự toán được phòng TCKH tổng hợp trình Ban Thường vụ quận uỷ và báo cáo Sở Kế hoạch - Đầu tư (nội dung chi Đầu tư xây dựng cơ bản) và Sở Tàichính (nội dung chi thường xuyên, chi bổ sung cân đối ngân sách cấp phường, cácchương trình mục tiêu quốc gia, chương trình có mục tiêu) để các Sở tổng hợpchung cả thành phố, trình UBND thành phố, Ban Thường vụ Thành ủy và HĐND thành phố xem xétquyết định. Về việc phân bổ dự toán ngân sách: Trên cơ sở Nghị quyết của HĐNDthành phố, quyết định giao dự toán của UBND thành phố và hướng dẫn của Sở Tài chính, SởKế hoạch - Đầu tư, UBND quận đã tiến hành phân bổ dự toán ngân sách, trình BanThường vụ quận uỷ và trình HĐND quận xem xét thông qua trong tháng 12. 46 Biểu đồ 2.1:Tình hình lập dự toán chi thường xuyên NSNN của quận Tây Hồ giai đoạn 2016 – 2018 (Nguồn: Phòng TCKH, quận Tây Hồ) Nhìn chung công tác lập dự toán chi ngân sách thường xuyên của quận Tây Hồ trong những năm qua đã thực hiện đúng quy định của luật NSNN và các văn bản hướng dẫn có liên quan và quy trình lập dự toán. Tổng dự toán chi qua các năm, năm 2017 tăng 11% so với năm 2016, năm 2018 tăng 18% so với năm 2017. Như vậy, có thể thấy dự toán qua các năm 2016, 2017, 2018 đều tăng, do một số nhiệm vụ chi trong năm như: thiên tai, dịch bệnh. Tuy nhiên, dự toán chi thường xuyên tăng còn do một số tồn tại còn chưa khắc phục được như vẫn có tình trạng mua sắm, sử dụng tài sản công chưa đúng quy định của pháp luật; nhiều lễ hội, hội nghị, kỷ niệm ngày thành lập, tái thành lập, các lễ khởi công, khánh thành có tính chất hình thức, gây lãng phí ngân sách, chưa thực sự tiết kiệm. 2.2.2.2. Lập dự toán chi đầu tư phát triển Hàng năm, căn cứ dự toán Chính phủ giao, UBND thành phố giao tráchnhiệm cho Sở Kế hoạch Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các ngành, các địa phương liên quan lập phương án phân bổ vốn đầu tư cho các dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý. 532,842 593,405 667,134 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 tr iệ u đ ồ n g 47 Phòng TCKH quận chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng của quận thammưu cho UBND quận phân bổ vốn đầu tư cho từng dự án do quận quản lý. Bộmáy quản lý tài chính ngân sách ở phường tham mưu cho UBND phường lập phương án phânbổ vốn đầu tư cho các dự án thuộc phạm vi cấp phường được phân cấp quản lý. Phương ánphân bổ vốn đầu tư của UBND các cấp phải trình HĐND cùng cấp quyết định. Biểu đồ 2.2:Tình hình lập dự toán chi đầu tư phát triển của quận Tây Hồ giai đoạn 2016 – 2018 (Nguồn: Phòng TCKH, quận Tây Hồ) Biểu đồ 2.2 cho thấy tỷ trọng chi đầu tư phát triển năm 2017 tăng 4% so với năm 2016, tuy nhiên năm 2018 tăng mạnh 131% so với năm 2017. Như vây, quận Tây Hồ thực hiện chủ trương, chính sách về cơ cấu chi NSNN trong giai đoạn 2016 – 2018 đã có nhiều chuyển biến, góp phần cải thiện rõ nét, về quy mô chi NSNN, cơ cấu chi, tỷ trọng chi NSNN đã thay đổi theo hướng tích cực, toàn diện, bền vững, góp phần phát triển kinh tế của địa phương. Quận Tây Hồ khi thực hiện phân bổ dự toán chi đầu tư phát triển đã dựa trên các nguyên tắc: Phù hợp với kế hoạch kinh tế xã hội và qui hoạch được duyệt, đã đủ thủ tục đầu tư và xây dựng, đảm bảo khớp đúng với chỉ tiêu được giao về tổng mức đầu tư, cơ cấu vốn các dự án quan trọng của Nhà nước 242,097 254,000 587,867 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 tr iệ u đồ ng 48 và đúng với Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ về điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN hàng năm. Phân bổ chi đầu tư phát triển trên cơ sở nguồn thu sử dụng đất, sử dụng tiền sử dụng đất để bố trí cáccông trình trọng điểm của quận, quy hoạch chi tiết bán đấu giá quyền sử dụng đất,chi công tác đền bù hỗ trợ và tái định cư để thực hiện các dự án đúng tiến độ thu hútđầu tư trên địa bàn và một số chương trình trọng điểm theo Nghị quyết của quậnủy và HĐND quận, trả nợ ngân sách thành phố phần vốn quận vay từ nguồn vốn vay ưuđãi của thành phố và hoàn trả kinh phí tạm ứng từ quỹ phát triển đất của thành phố đã đến hạn và một số nhiệm vụ chi khác Và với chủ trương cơ cấu lại ngân sách, giảm tỷ lệ chi thường xuyên trong tổng chi NSNN gắn với cải cách hành chính, sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế, cải cách định mức chi thường xuyên và thực hành tiết kiệm chi thường xuyên một cách triệt để, phổ biến và không có ngoại lệ. Ttăng dần tỷ lệ chi đầu tư phát triển từ NSNN, kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí thông qua tăng cường công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình và gắn quyền với trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu trong các quyết định liên quan đến đầu tư công; quận Tây Hồ đã thực hiện tái cấu trúc một bước chi ngân sách, giai đoạn 2016-2018. Tóm lại, việc lập dự toán chi NSNN từ năm 2016 – 2018 của quận Tây Hồ được tổ chức xây dựng, tổng hợp từ các đơn vị, phòngban, các phườngnhìn chung đã đáp ứng được các yên cầu cơ bản, bám sátkế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quậnnhà và có tác động tích cực đối với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 2.2.3. Quản lý chấp hành chi ngân sách nhà nước tại quận Tây Hồ Trong công tác quản lý việc thực hiện dự toán chi NSNN cấp quận của quận Tây Hồ, HĐND, UBND và phòng TCKH quận là cơ quan điều hành trực tiếp việc quản lý thực hiện dự toán chi NSNN đã luôn sát sao tới việc thực hiện dự toán của các đơn vị sử dụng NSNN trong quận nhằm đảm bảo nguồn vốn ngân sách được sử dụng đúng quy định. 49 Bảng 2.1: Tình hình thực hiện chi ngân sách quận Tây Hồ giai đoạn 2016 – 2018 ĐVT: Triệuđồng Nội dung chi Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Dự toán Thực hiện So sánh DT/TH Dự toán Thực hiện So sánh DT/TH Dự toán Thực hiện So sánh DT/TH Chi cân đối ngân sách 1,244,696 1,171,158 94% 1,409,240 1,236,109 87,7% 2,234,068 1,986,997 85% 1 Chi đầu tư phát triển 242,097 198,685 94% 254,000 120,360 47,4% 587,867 316,167 53,8% 1.1 Chi đầu tư cơ bản tập trung 95,846 88,865 92,7% 73,500 33,064 45% 297,972 128,504 43,1% 1.2 Chi từ nguồn mục tiêu thành phố 27,093 27,091 100% 13,500 10,541 78,1% 3,722 2,401 64,5% 1.3 Chi từ nguồn thu tiền sử dụng đất 110,457 76,644 69,4% 152,000 66,630 43,8% 272,849 173,145 63,5% 1.4 Chi từ nguồn khác 8,700 6,084 70% 6,500 3,553 54,7% 8,323 7,893 94,8% 2 Chi thường xuyên 532,482 504,145 94,6% 593,405 553,914 93,3% 667,134 609,864 91,4% 2.1 Chi quốc phòng 14,153 14,046 99,2% 11,451 11,393 99,5% 12,449 12,423 99,8% 2.2 Chi an ninh 13,569 13,364 98,5% 13,098 12,361 94,4% 13,941 13,731 98,5% 2.3 Chi sự nghiệp giáo dục đào tạo và dạy nghề 161,474 159,351 98,7% 211,519 209,832 99,2% 245,744 212,075 86,3% 50 2.4 Chi sự nghiệp y tế 4,322 4,140 95,8% 7,252 7,252 100% 266,045 244,019 91,7% 2.5 Chi sự nghiệp khoa học công nghệ 0 0 0 0 0 0 2.6 Chi sự nghiệp văn hóa thông tin 3,677 3,160 85,9% 14,633 13,792 94,3% 9,927 9,055 91,2% 2.7 Chi sự nghiệp phát thanh, truyền hình, thông tấn 2,456 2,361 96,1% 687,298 629,785 91,6% 165,918 165,918 100% 2.8 Chi sự nghiệp thể dục thể thao 3,626 3,575 98,6% 994,785 946,210 91,6% 2,089 2,071 99,1% 2.9 Chi sự nghiệp đảm bảo xã hội 20,107 19,281 95,9% 25,007 23,481 93,9% 22,799 21,858 95,9% 2.10 Chi sự nghiệp kinh tế 84,263 82,993 98,5% 68,994 60,683 88% 72,921 70,811 97,1% 2.11 Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường 97,750 79,091 80,9% 71,414 59,129 82,8% 59,749 52,208 87,4% 2.12 Chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể 112,200 108,442 96,7% 157,003 143,335 91,3% 195,398 183,537 93,9% 2.13 Chi trợ giá mặt hàng chính sách 0 0 0 0 0 0 2.14 Chi khác ngân sách 15,239 14,335 94,1% 11,348 11,075 97,6 31,681 31,681 100% 3 Chi chuyển nguồn 402,361 402,361 100% 561,834 561,834 100% 986,974 986,974 100% (Nguồn: Phòng Tài chính kế hoạch, quận Tây Hồ) 51 Qua bảng 2.1 nhận thấy chi NSNN của quận Tây Hồ trong giaiđoạn 2016 – 2018 có xu hướng tăng dần qua các năm. Nếu như chi cân đốingân sách năm 2016 là1,171,158 triệuđồng thì đến năm 2018 là1,986,997triệuđồngtăng37%. Trong chi cân đối ngân sách thì khoản chi thường xuyên chiếm tỷ lệ khá cao. Năm 2016 chi thường xuyên đạt504, 145 triệuđồng, năm 2017 đạt mức chi553,914triệu đồng và đến năm 2018 đạt mức chi609,864triệu đồng. Như vậy,năm 2017 là năm đầu tiên thực hiệnNghị quyết số 266/2016/UBTVQH14 ngày 04/10/2016 về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN năm 2017 và Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 về ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN năm 2017, đây là năm đầu cho thời kỳ ổn đinh ngân sách 2017 – 2020; các năm còn lại trong thời kỳ ổn định ngân sách thực hiện theo quy định của Luật NSNN năm 2015 và các quy định áp dụng cho thời kỳ ổn định ngân sách tại Quyết định 46. Quận Tây Hồ đã thực hiện mức chi đúng chính sách, chế độ, theo định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN, bảo đảm đáp ứng các nhiệm vụ chính trị quan trọng, thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ Nhà nước đã ban hành, như tập trung vào các lĩnh vực: chi sự nghiệp giáo dục đào tạo và dạy nghề, sự nghiệp kinh tế và chi quản lý hành chính, Đảng và đoàn thể. Quận Tây Hồ đã rất tích cực đầu tư cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo, thu hút nhân tài. Xếp ở vị trí cao thứ hai là chỉ tiêu chi quản lý hành chính: hàng năm chỉ tiêu này đều tăng so với dự toán với tỷ lệ rất cao và cơ cấu trong tổng chi thường xuyên cũng có xu hướng tăng. Bên cạnh đó, chi thường xuyên luôn đáp ứng được các nhu cầu về trả lương cán bộ, công chức nhà nước, thực hiện các chế độ của Nhà nước, mua sắm sữa chữa, thực hiện các chính sách - xã hội và phục vụ các nhiệm vụ kinh tế,chính trị, xã hội của quận. Nhu cầu chi của các hoạt động y tế, văn hoá thông tin, thể dục thể thao, đảm bảo xã hội về cơ bản được đáp ứng đầy đủ, 52 kịp thời. Các vấn đề phát sinh đột xuất như dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng, cúm A H1N1, bão, lũ lụt và thiên tai ... cũng được bố trí khoản chi hợp lý. Đối với chi đầu tư phát triển, năm 2016 mức chi là 198,685 triệu đồng đến năm 2018 đạt mức chi là 316,167 triệu đồng. Trong cơ cấu chi cân đối ngân sách, chi đầu tư phát triển vẫn đang chiếm tỷ trọng thấp, chỉ chiếm 18% trong cơ cấu chi.Chính vì vậy, từ năm 2018, chi đầu tư phát triển ở quận Tây Hồ đã được các cấp chính quyền ở địa phương quan tâm. Cơ cấu đầu tư đã có sựchuyển dịch theo xu hướng tiến bộ, tập trung cho những mục tiêu quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịchcơ cấu kinh tế ở địa phương. Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách của quận đãđược bố trí trên nguyên tắc tập trung, có trọng điểm, phục vụ mục tiêu pháttriển kinh tế xã hội được HĐND quận và UBND quận thông qua. Nguồnvốn bố trí cho đầu tư phát triển đều tăng so với dự toán.Đầu tư hạ tầng cơ sở được củng cố và tăng cường, các tuyến đường, đêđiều, cơ sở hạ tầng... nhờ đó được tăng cường lên một mức mới.Quận Tây Hồ đã cơ bản hoàn thành xây dựng và mở rộng một số trường học trên địa bàn như: trưởng THCS An Dương, trường tiểuhọc Chu Văn An, trường mầm non Nhật Tân 2, xây dựng mở rộng vườn hoaLạc Long Quân, xây dựng lan can Hồ TâyTích cực vận động nhân dân giải phóng mặt bằng để xây dựng 2 trường TH và THCS Tứ Liên.Kết quả thuhút đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm, xây dựng hệ thống kết cấu hạtầng kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế - xã hội của quận Tây Hồ. Căn cứ Nghị quyết của HĐND quận, UBND quận quyết định phêduyệt kế hoạch giao vốn đầu tư pháttriển cho các dự án do các cơ quan thuộc UBND quận làm chủ đầu tư. Mỗidự án được đăng ký mở tài khoản tại KBNN quận để tiếp nhận và thanh toánvốn đầu tư. KBNN chịu trách nhiệm kiểm soát thanh toán vốn cho chủ đầu tưtheo giá trị khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành. Chủ đầu tư ch đầu tư theo quy định của pháp luật.Nguồn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_chi_ngan_sach_nha_nuoc_o_quan_tay_ho_thanh.pdf
Tài liệu liên quan