Luận văn Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận 6, thành phố Hồ Chí Minh

LỜI MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài luận văn 1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn 2

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 6

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 7

7. Kết cấu của luận văn 7

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NưỚC 8

1.1. Những vấn đề chung về chi ngân sách nhà nước 8

1.1.1. Khái niệm và phân loại chi ngân sách nhà nước 8

1.1.2. Đặc điểm của chi ngân sách nhà nước 11

1.1.3. Vai trò chi ngân sách nhà nước 11

1.1.4. Chi ngân sách cấp huyện trong hệ thống ngân sách nhà nước 12

1.2. Quản lý chi ngân sách cấp huyện 15

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của quản lý chi ngân sách cấp huyện 15

1.2.2. Sự cần thiết quản lý chi ngân sách cấp huyện 16

1.2.3. Nội dung quản lý chi ngân sách cấp huyện 17

1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách cấp huyện: 33

1.3.1. Điều kiện tự nhiên 33

1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 34

1.3.3. Trình độ, năng lực, phẩm chất của đội ngũ nhân sự làm công tác quản lý chi

ngân sách nhà nước 35

1.3.4. Các nhân tố khác: 36

1.4. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách 37

1.4.1. Kinh nghiệm một số địa phương 37

1.4.2. Kinh nghiệm rút ra đối với Quận 6, TP. HCM 39

pdf117 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận 6, thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o được cân đối thu chi và kết dư ngày càng tăng, nâng cao khả năng chủ động trong hoạt động quản lý chi ngân sách. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn nhiều nhược điểm, hạn chế như quy mô sản xuất kinh doanh còn nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, chất lượng các loại hình dịch vụ chưa cao; kết cấu hạ tầng xã hội chưa hoàn chỉnh nên chưa thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư; công tác quản lý thuế có nơi thiếu chặt chẽ, chưa kiên quyết nên nợ đọng thuế còn cao, ảnh hưởng đến công tác điều hành ngân sách quận; một số dự án chậm triển khai, làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn ngân sách chi cho đầu tư; chung cư trên địa bàn một số phường xuống cấp nhưng chưa được đầu tư xây dựng mới; các giải pháp huy động nguồn lực thực hiện xã hội hóa lĩnh vực văn hóa, xã hội chưa phong phú; công tác quản lý tài chính nói chung và quản lý chi ngân sách tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc còn nhiều mặt hạn chế; So với yêu cầu của sự phát triển chung và với nguồn lực của địa phương thì Quận 6 có thể làm tốt hơn nữa trong công tác quản lý nói chung và đặc biệt là quản lý chi ngân sách nhà nước. 2.2. Đánh giá thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nƣớc tại Quận 6 2.2.1. Tình hình chi ngân sách giai đoạn 2012 - 2016 Đây là giai đoạn đòi hỏi công tác điều hành chi ngân sách quận phải hết sức chặt chẽ, hợp lý do chấp hành các chủ trương thắt chặt chi tiêu công của Chính phủ để góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Chi ngân sách quận những năm qua vì thế tăng không đáng kể. 47 Hình 2.2: Kết quả chi ngân sách địa phương (Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm của UBND Quận 6) Tốc độ tăng chi bình quân 5 năm là 2,53%/năm. Tổng chi NSĐP năm 2016 là 726.960 triệu đồng, chỉ tăng 5,7% so với năm đầu giai đoạn là 687.790 triệu đồng. Tuy nhiên ngân sách cũng đã đảm bảo đáp ứng yêu cầu hoạt động của các lĩnh vực sự nghiệp, chi cho bộ máy quản lý hành chính, chi đảm bảo an ninh quốc phòng và bổ sung cân đối cho ngân sách phường, nhằm hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế - xã hội chung của toàn quận. Trong đó ưu tiên chi sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp xã hội, đảm bảo chi sự nghiệp kinh tế, chủ động bố trí nguồn để thực hiện cải cách tiền lương, bố trí kinh phí chi hành chính hợp lý và tiết kiệm phù hợp với khả năng ngân sách. Kết quả chấp hành dự toán chi của cả giai đoạn có xu hướng giảm dần và không vượt dự toán đầu năm. Về giá trị tuyệt đối, tổng số chi NSĐP các năm qua tăng giảm không thống nhất. Sở dĩ có kết quả đó là vì kết cấu của chi NSĐP chứa đựng những nội dung chi không ổn định, đó là số chi từ nguồn thu để lại đơn vị quản lý chi quản lý qua NSNN; chi chuyển nguồn ngân sách sang năm sau và chi đầu tư phát triển. 500.322 600.352 644.232 798.071 758.721 687.790 611.826 610.470 789.292 726.960 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000 900.000 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Dự toán chi NSĐP (tr.đ) Thực hiện chi NSĐP (tr.đ) 48 Hình 2.3: Tỷ lệ so sánh kết quả chi ngân sách địa phương (Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm của UBND Quận 6) So sánh với dự toán, chi NSĐP năm 2012 tăng cao so với dự toán (63,38%) nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của số ghi chi và số chi chuyển nguồn (trong năm quận thực hiện ghi chi nguồn viện phí của Bệnh viện Quận 6 số chi của các năm 2009, 2010 và 2011 sau khi có kết quả thanh tra tài chính là 87.009 tr.đ và chi chuyển nguồn là 18.755 tr.đ). 2.2.2. Hệ thống văn bản pháp lý quản lý chi ngân sách nhà nƣớc Hệ thống văn bản pháp lý là căn cứ quan trọng, không thể thiếu của mọi hoạt động quản lý nhà nước mà đặc biệt là quản lý chi NSNN. Trong giai đoạn này, Quận đã thực hiện công tác quản lý chi ngân sách trên cơ sở hệ thống văn bản pháp lý bao gồm: - Luật ngân sách Nhà nước năm 2002, Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật, Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định 60/2003/NĐ-CP; Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003; Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; các Thông tư của Bộ Tài chính và các công văn của Sở Tài chính hướng dẫn 137,47 101,91 94,76 98,90 95,81 163,38 88,96 99,78 129,29 92,10 0,00 20,00 40,00 60,00 80,00 100,00 120,00 140,00 160,00 180,00 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tỷ lệ thực hiện so với dự toán (%) Tỷ lệ thực hiện so với năm trước (%) 49 xây dựng dự toán thu chi ngân sách hàng năm; Nghị quyết của HĐND Thành phố về dự toán và phân bổ ngân sách thành phố hàng năm; Quyết định của UBND Thành phố và UBND Quận 6 về giao chỉ tiêu dự toán thu – chi ngân sách nhà nước hàng năm; - Các Nghị quyết, Chỉ thị của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về thắt chặt chi tiêu công, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô trong giai đoạn 2012 – 2016. - Nghị quyết số 26/2008/QH12 ngày 15/11/2008 của Quốc hội khóa XII về thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường; Thông tư 63/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 của Bộ Tài chính Quy định về công tác lập dự toán và quyết toán ngân sách quận, huyện, phương nơi không tổ chức HĐND và Quyết định số 80/2010/QĐ-UBND ngày 19/11/2010 của UBND Thành phố về Ban hành Quy định về cơ chế quản lý, điều hành ngân sách đối với Ủy ban nhân dân huyện, quận, phường thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường. Đồng thời, việc điều hành chi NSNN tại quận còn phải căn cứ vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020 của UBND Quận. 2.2.2. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý chi ngân sách nhà nƣớc Quận 6 Quận 6 thực hiện quản lý chi ngân sách nhà nước theo mô hình thống nhất toàn Thành phố, gồm Ủy ban nhân dân quận, Phòng Tài chính – Kế hoạch, Kho bạc nhà nước quận, các đơn vị dự toán thuộc quận và ngân sách phường. * Ủy ban nhân dân quận: Thời kỳ từ 2012 đến năm 2016, Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện Nghị quyết số 26/2008/QH12 ngày 15/11/2008 của Quốc hội khóa XII về thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường. Trong giai đoạn này, hoạt động điều hành ngân sách tại các quận, huyện trên địa bàn Thành phố được thực hiện theo Thông tư 63/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 của Bộ Tài chính và Quyết 50 định số 80/2010/QĐ-UBND ngày 19/11/2010 của UBND Thành phố. Theo đó, liên quan đến lĩnh vực quản lý chi ngân sách nhà nước, UBND quận có nhiệm vụ: + Chỉ đạo cơ quan chuyên môn (Phòng Tài chính - Kế hoạch) tham mưu xây dựng dự toán thu, chi ngân sách quận, phương án phân bổ dự toán ngân sách quận; lập dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương; quyết toán ngân sách địa phương; báo cáo UBND Thành phố và Sở Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh; + Quyết định một số nguyên tắc bố trí dự toán ngân sách địa phương; quyết định cụ thể dự toán thu, chi NSNN trên địa bàn; quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho UBND phường; quyết định giao nhiệm vụ chi cho các cơ quan trực thuộc; + Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương; hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân phường xây dựng và thực hiện ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật; * Phòng Tài chính-Kế hoạch: + Trình UBND quận ban hành các quyết định thuộc thẩm quyền ban hành của UBND quận về lĩnh vực tài chính; + Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán thuộc quận, UBND các phường xây dựng dự toán ngân sách hàng năm; + Tham mưu UBND quận xây dựng dự toán chi ngân sách cấp quận và tổng hợp dự toán ngân sách cấp phường, phương án phân bổ chi thường xuyên ngân sách quận, kế hoạch bố trí vốn đầu tư từ nguồn vốn Thành phố phân cấp và nguồn ngân sách quận; các phương án cân đối ngân sách và các biện pháp cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ thu, chi ngân sách được giao; tổ chức thực hiện dự toán ngân sách đã được quyết định; + Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng ngân sách và quản lý tài sản ở các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách; yêu cầu Kho bạc nhà nước tạm dừng thanh toán khi phát hiện chi vượt dự toán, chi sai chính sách chế độ hoặc không chấp hành chế độ báo cáo của Nhà nước; + Thẩm định và thông báo quyết toán đối với các cơ quan hành chính, các đơn 51 vị sự nghiệp và các tổ chức khác có sử dụng ngân sách; + Tổng hợp tình hình thu, chi NSNN, lập tổng quyết toán ngân sách hàng năm của địa phương trình UBND quận phê duyệt và báo cáo UBND Thành phố và Sở Tài chính; + Báo cáo, công khai NSNN theo quy định. * Kho bạc nhà nƣớc: + Chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ Tài chính và Kho bạc Nhà nước Thành phố; + Chi trả và kiểm soát chi NSNN cho từng đối tượng thụ hưởng theo dự toán đã được duyệt; + Tổ chức giao dịch, thanh toán với các ngân hàng; các đơn vị, cá nhân được NSNN cấp kinh phí và các đơn vị có mở tài khoản giao dịch tại Kho bạc nhà nước. * Các phòng ban có liên quan: - Thanh tra Quận 6 tham mưu cho UBND quận thực hiện công tác thanh tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp tại các đơn vị trực thuộc; - Văn phòng UBND giữ vai trò trung gian giữa UBND quận và Phòng Tài chính – Kế hoạch cũng như các phòng chức năng khác trong quản lý chi ngân sách; * Các đơn vị sử dụng ngân sách và UBND các phƣờng: Tổ chức lập và thực hiện dự toán chi ngân sách thuộc phạm vi đơn vị quản lý; chi tiêu đúng định mức, mục đích, đối tượng, tiết kiệm và hiệu quả; các đơn vị sự nghiệp được quyền chủ động sử dụng nguồn sự nghiệp để phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của nhiệm vụ chuyên môn được giao. Chịu sự chỉ đạo của UBND quận và sự hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chuyên môn. * Mối quan hệ giữa Kho bạc với các cơ quan chuyên môn của quận và giữa các cơ quan chuyên môn với nhau là quan hệ phối hợp, hỗ trợ, trường hợp có khó khăn, vướng mắc chưa giải quyết được thì báo cáo UBND quận để có chỉ đạo thực hiện. Thực tế các năm qua chứng minh cần có sự thống nhất cao giữa các cơ quan 52 quản lý nhà nước để các ĐVSDNS có được sự thuận lợi nhất trong việc quản lý, sử dụng ngân sách đồng thời thể hiện tính nghiêm minh và hiệu lực của pháp luật. * Nhân sự quản lý tài chính tại Phòng Tài chính Kế hoạch Quận 6: Mối quan hệ công tác của bộ phận quản lý tài chính tại Phòng TCKH được thể hiện qua sơ đồ sau: : quan hệ chỉ đạo : quan hệ phối hợp Bộ phận làm công tác quản lý tài chính tại Phòng TCKH hiện nay có 10 người, bao gồm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng phụ trách ngân sách, Kế toán trưởng ngân sách quận và 7 chuyên viên được giao nhiệm vụ phụ trách các vấn đề về tài chính và tài sản của các ĐVSDNS. 2.2.3. Lập dự toán chi ngân sách a. Các căn cứ để thực hiện việc lập dự toán chi ngân sách tại Quận nhƣ sau: - Căn cứ hướng dẫn xây dựng dự toán của Bộ Tài chính, Sở Tài chính thành phố và định mức chi ngân sách đối với từng lĩnh vực được cấp có thẩm quyền quyết định; phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với các khoản thu phân chia và mức bổ sung cân đối ngân sách của ngân sách TRƢỞNG PHÒNG PHÓ TRƢỞNG PHÒNG Chuyên viên KẾ TOÁN TRƢỞNG Chuyên viên Chuyên viên 53 cấp trên cho ngân sách cấp dưới. Đây là những căn cứ mang tính bắt buộc bởi chính quyền cấp quận không có thẩm quyền ban hành định mức, chế độ chi mà chỉ có trách nhiệm thực hiện chế độ, chính sách do Trung ương và Thành phố quy định. - Căn cứ số kiểm tra về dự toán chi ngân sách của Sở Tài chính Thành phố và tình hình thực hiện dự toán chi ngân sách một số năm trước liền kề. - Căn cứ mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của năm kế hoạch và kế hoạch 5 năm của Quận; căn cứ nhiệm vụ chính trị của các đơn vị để định hướng bố trí ngân sách đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. - Căn cứ vào khả năng thu ngân sách quận, ngân sách phường và nguồn thu sự nghiệp tại các đơn vị để tính toán bố trí dự toán cho từng lĩnh vực hoạt động và số trợ cấp cân đối cho ngân sách phường. b. Theo các tiêu chí nhƣ trên, việc lập dự toán chi ngân sách của Quận 6 trong những năm vừa qua đƣợc thực hiện nhƣ sau: Thứ nhất, xây dựng dự toán chi ngân sách tại đơn vị: ở giai đoạn này, căn cứ Thông báo số kiểm tra của UBND quận, các ĐVSDNS xây dựng dự toán chi ngân sách của đơn vị gửi PTCKH. Khi xây dựng dự toán, các ĐVSDNS phải đảm bảo thực hiện đúng các quy định về căn cứ và yêu cầu của công tác lập dự toán. Thứ hai, lập dự toán chi ngân sách quận: PTCKH kiểm tra, tổng hợp số liệu từ dự toán chi ngân sách do các đơn vị lập để xây dựng dự toán chi ngân sách quận, trình UBND quận báo cáo UBND Thành phố (Sở Tài chính) trước 20 tháng 7. Thứ ba, lập phương án phân bổ ngân sách quận: căn cứ số dự kiến được giao, hình thành sau khi thảo luận dự toán giữa Sở Tài chính và UBND quận, huyện trong tháng 9, Phòng TCKH tổ chức thảo luận với các ĐVSDNS theo quy định, sau đó lập phương án bố trí ngân sách theo từng nhiệm vụ chi và phương án giao dự toán chi ngân sách tới từng ĐVSDNS, trình UBND quận xem xét. 54 Biểu tóm tắt quá trình lập dự toán ngân sách tại Quận 6: Các bƣớc thực hiện (1) (2) (3) (4) (5) Thời gian thực hiện Từ giữa tháng 6 đến trước 20/7 Trong khoảng tháng 10 và tháng 11 Trong vòng 10 ngày (kể từ ngày UBND TP giao DT, trước 10/12) Trước 31/12 Cơ quan thực hiện ĐVSDNS UBND quận P.TCKH UBND quận UBND phường Tóm tắt nội dung công việc Xây dựng dự toán chi ngân sách tại đơn vị Lập dự toán chi ngân sách NSĐP Thảo luận, lập phương án phân bổ ngân sách Quyết định phân bổ dự toán ngân sách quận Quyết định phân bổ dự toán ngân sách phường Căn cứ thực hiện Thông báo số Kiểm tra của UBND quận Dự toán do ĐVSDNS lập Thông báo số dự kiến của Sở Tài chính Quyết định giao dự toán của UBND TP Quyết định giao dự toán của UBND quận Thứ tư, quyết định dự toán ngân sách quận: căn cứ Quyết định của UBND thành phố về dự toán thu, chi NSNN năm sau (trước ngày 10/12), UBND quận quyết định dự toán ngân sách địa phương trong vòng 10 ngày. Thứ năm, phân bổ dự toán ngân sách phường: sau khi nhận được quyết định giao dự toán của UBND quận, UBND phường phải hoàn thành phân bổ dự toán ngân sách cấp trước 31/12 hàng năm. Công tác lập dự toán chi ngân sách tại Quận 6 trong các năm qua có những ưu điểm chính như sau: - Dự toán chi ngân sách quận đạt được mục đích cơ bản là mang tính dự báo, kế hoạch hóa các khoản chi NSNN để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa 55 bàn, dựa trên cơ sở chế độ, định mức và nhu cầu thực tế tại địa phương; - Phân bổ ngân sách quận được thực hiện đúng thời gian, trên tinh thần tiết kiệm, đảm bảo kinh phí thực hiện các nhiệm vụ chính, nâng cao tính chủ động cân đối của các ĐVSDNS. - Đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo, dự toán Thành phố giao theo định mức, căn cứ số học sinh hoặc giáo viên. Quận đã chủ động, linh hoạt xây dựng nhiều tiêu chí phân bổ lại một cách phù hợp (tổng hệ số lương, số lớp học, số học sinh, phân bổ thêm kinh phí đối với trường chuẩn và trường có nhiều cơ sở,) để tạo sự công bằng tối đa khi phân bổ kinh phí cho các trường. Bên cạnh đó cũng tồn tại một số khó khăn cần được xem xét tháo gỡ: - Theo trình tự luật định thì công việc thảo luận dự toán ở cấp huyện phải được thực hiện trước khi UBND quận lập dự toán gửi Sở Tài chính và Sở Tài chính phải tổ chức thảo luận ở cấp tỉnh trước khi lập dự toán gửi Bộ Tài chính trước 20/7. Tuy nhiên, yêu cầu này không khả thi do khoảng thời gian từ 15/6 đến trước 20/7 chỉ có hơn 30 ngày. Vì vậy, trên thực tế, việc thảo luận dự toán chi ngân sách được tiến hành sau khi UBND thành phố gửi Bộ Tài chính dự toán chi NSNN năm sau. - Đối với khối các đơn vị sự nghiệp khác và kinh phí giao không tự chủ, không thường xuyên, việc phân bổ dự toán hiện nay chưa có định mức, còn mang tính chủ quan, phụ thuộc hoàn toàn vào tính tự giác của đơn vị khi xây dựng dự toán và năng lực, phẩm chất của người làm công tác quản lý khi xem xét phân bổ dự toán chi ngân sách. - Cơ chế tạo nguồn cải cách tiền lương hiện nay bắt buộc tất cả các đơn vị sự nghiệp công lập phải dành nguồn để thực hiện lộ trình cải cách tiền lương theo quy định. Khoản tiền để dành này là quá lớn, mà nhu cầu sử dụng rất thấp (ví dụ, nguồn cải cách tiền lương Bệnh viện Quận 6 chưa sử dụng tính đến cuối năm 2016 là 18 tỷ trong khi nhu cầu sử dụng khi có điều chỉnh mức lương cơ sở chỉ có xấp xỉ 800 triệu/năm). Cơ chế tạo nguồn cải cách tiền lương cần phải được điều chỉnh lại cho hợp lý. 56 * Về kết quả giao dự toán Kết quả giao dự toán chi tại Bảng 2.1 đã loại trừ các khoản chi từ nguồn thu sự nghiệp được để lại đơn vị quản lý qua ngân sách (được gọi là ghi chi qua ngân sách) do chúng đã được bù trừ với các khoản ghi thu qua ngân sách, không ảnh hưởng đến việc cân đối thu, chi ngân sách quận. Bảng 2.1: Kết quả giao dự toán chi cân đối ngân sách quận Đơn vị tính: triệu đồng. Nội dung 2012 2013 2014 2015 2016 Dự toán chi cân đối NSĐP 456.406 556.517 588.512 775.446 735.774 1. Chi đầu tƣ phát triển 22.521 35.440 22.928 178.067 55.228 2. Chi thƣờng xuyên 433.885 521.077 565.584 597.379 680.546 Sự nghiệp kinh tế 74.913 74.913 82.471 91.377 126.232 Sự nghiệp GD&ĐT 176.497 216.164 242.693 252.804 255.316 Sự nghiệp y tế 24.250 33.255 32.410 31.330 30.177 Sự nghiệp VHTT 3.516 4.008 4.466 4.666 4.666 Sự nghiệp TDTT 2.119 2.297 2.371 2.371 2.371 Chi đảm bảo xã hội 24.078 28.610 30.182 43.114 70.398 Chi quốc phòng an ninh 22.020 25.227 27.859 28.525 28.525 Chi quản lý hành chính 92.121 109.745 114.077 122.656 124.477 Chi khác 4.743 17.230 18.230 8.930 25.471 Dự phòng 9.628 9.628 10.825 11.606 12.913 (Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm của UBND Quận 6) Số liệu dự toán chi cân đối NSĐP (là dự toán chi ngân sách quận, bao gồm cả ngân sách phường) giai đoạn 2012 – 2016 (Bảng 2.1) cho thấy dự toán chi cân đối ngân sách địa phương hàng năm đều tăng hơn năm trước. 57 Bảng 2.2: Tỷ lệ so sánh dự toán năm sau so với năm trước Đơn vị tính: triệu đồng Nội dung Tỷ lệ 2012/ 2011 Tỷ lệ 2013/ 2012 Tỷ lệ 2014/ 2013 Tỷ lệ 2015/ 2014 Tỷ lệ 2016/ 2015 Tốc độ tăng b/q Dự toán chi cân đối NSĐP 117,52 121,93 105,75 131,76 94,88 13,58 1. Chi đầu tƣ phát triển 38,95 157,36 64,70 776,64 31,02 157,43 2. Chi thƣờng xuyên 131,26 120,10 108,54 105,62 113,92 12,05 Sự nghiệp kinh tế 150,79 100,00 110,09 110,80 138,14 14,76 Sự nghiệp GD&ĐT 132,80 122,47 112,27 104,17 100,99 9,98 Sự nghiệp y tế 128,10 137,13 97,46 96,67 96,32 6,90 Sự nghiệp văn hóa thông tin 106,38 113,99 111,43 104,48 100,00 7,47 Sự nghiệp thể dục thể thao 103,87 108,40 103,22 100,00 100,00 2,91 Chi đảm bảo xã hội 155,27 118,82 105,49 142,85 163,28 32,61 Chi quốc phòng an ninh 127,75 114,56 110,43 102,39 100,00 6,85 Chi quản lý hành chính 120,28 119,13 103,95 107,52 101,48 8,02 Chi khác 100,00 363,27 105,80 48,99 285,23 100,82 Dự phòng 100,00 100,00 112,43 107,21 111,26 7,73 (Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm của UBND Quận 6) Tốc độ tăng chi bình quân hàng năm là 13,58% (Bảng 2.2) trong đó chi đầu tư XDCB có tỷ lệ tăng rất lớn (là 157,43%) do năm 2015 kế hoạch bố trí vốn đầu tư tăng mạnh. Còn lại là chi thường xuyên với tỷ lệ tăng bình quân là 12,05%, trong đó chi sự nghiệp xã hội là một trong những lĩnh vực giành được sự quan tâm hàng đầu với tốc độ tăng bình quân là 32,61%/năm. Dự toán chi khác không ổn định và có tỷ lệ tăng bình quân cao (100,82%) do cách Thành phố giao dự toán chi khác không nhất quán giữa các năm (các năm 2013, 2014 và 2016 giao dự toán chi khác bao 58 gồm cả chi từ nguồn thu phí, lệ phí và thu khác đơn vị được để lại sử dụng). Cách giao như vậy là không phù hợp với quy định về sử dụng các nguồn thu này. 2.2.4. Thực hiện dự toán chi Thực hiện dự toán là quá trình kéo dài suốt cả năm ngân sách, có ý nghĩa quan trọng hơn cả trong 3 khâu của chu trình ngân sách bởi nó quyết định mức độ hiện thực hóa dự toán, thể hiện hiệu quả quản lý ngân sách và là căn cứ để lập quyết toán. Thực trạng chấp hành dự toán chi ngân sách Quận 6 giai đoạn 2012-2016 như sau: - Căn cứ dự toán được UBND quận giao, các ĐVSDNS thực hiện phân bổ dự toán và gửi về PTCKH để được thẩm định, có ý kiến (nếu cần) và KBNN quận để làm căn cứ kiểm soát chi. - Việc kiểm soát chi được cơ quan KBNN và PTCKH thực hiện căn cứ tiêu chuẩn, chế độ, định mức, căn cứ Qui chế chi tiêu nội bộ của đơn vị hoặc căn cứ quyết định của UBND quận trong trường hợp thiếu định mức chi hoặc một số trường hợp đặc biệt. - Các khoản chi ngân sách được quản lý theo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả trên cơ sở chế độ, định mức và gắn liền trách nhiệm công khai, giải trình. - UBND Quận 6 quyết định mọi trường hợp điều chỉnh dự toán chi ngân sách cho ĐVSDNS và dự toán chi ngân sách quận. Nhìn chung, Quận 6 đã hết sức tập trung các nguồn lực vật chất và con người để hoàn thành tốt công tác quản lý chi ngân sách, đảm bảo cân đối nguồn kinh phí thực hiện các nhiệm vụ được giao, tăng cường xã hội hóa, từ đó góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quận. Kết quả thực hiện chi cân đối từ năm 2012 đến năm 2016 được thể hiện ở Bảng 2.3 - Tỷ lệ chấp hành dự toán chi cân đối và Bảng 2.4 - Kết quả chấp hành dự toán chi cân đối ngân sách địa phương. 59 Bảng 2.3: Tỷ lệ chấp hành dự toán chi cân đối Đơn vị tính: % Nội dung 2012 2013 2014 2015 2016 Chi cân đối NSĐP 114,05 97,98 99,38 98,65 94,98 1. Chi đầu tƣ phát triển 172,38 110,87 97,68 84,79 97,38 2. Chi thƣờng xuyên 110,96 97,09 99,45 102,86 92,28 Sự nghiệp kinh tế 83,81 95,27 96,36 91,87 66,13 Sự nghiệp giáo dục và đào tạo 118,13 98,72 100,65 100,52 101,52 Sự nghiệp y tế 111,50 98,47 94,35 105,06 96,59 Sự nghiệp văn hóa thông tin 170,71 165,19 152,10 157,52 145,09 Sự nghiệp thể dục thể thao 89,76 96,87 91,27 96,33 97,39 Chi đảm bảo xã hội 120,84 115,12 151,69 123,99 121,25 Chi quốc phòng an ninh 126,15 123,72 109,47 105,28 123,06 Chi quản lý hành chính 111,32 93,12 95,89 98,73 95,89 Chi khác 107,59 22,50 15,01 194,08 28,52 (Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm của UBND Quận 6) Công tác chấp hành dự toán chi NSNN tại quận trong thời gian qua có những ưu điểm như sau: - Trong điều hành ngân sách, Quận đã thể hiện sự thích ứng với các thay đổi khách quan, đồng thời tính đến hiệu quả hoạt động, đảm bảo kinh phí cho các hoạt động quan trọng, công trình cấp bách. Công tác xã hội hóa nguồn kinh phí giúp mang lại hiệu quả trên nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, đồng thời giảm gánh nặng chi ngân sách quận. - Việc phân bổ dự toán các năm qua được thực hiện đúng thời gian quy định, do đó, ở giai đoạn chấp hành, tại Quận 6 không phát sinh yêu cầu tạm cấp ngân sách. 60 - Kết quả thực hiện chi thường xuyên đạt xấp xỉ so với dự toán, chứng tỏ công tác lập dự toán đạt yêu cầu về khả năng dự báo, đồng thời nguyên tắc “chi theo dự toán” được đảm bảo tốt. - Mức chi cho các lĩnh vực đều tăng qua các năm, đảm bảo kinh phí cho tất cả các mặt hoạt động theo xu hướng phát triển kinh tế - xã hội. Trong quá trình điều hành ngân sách, quận đã thể hiện sự uyển chuyển, linh hoạt điều phối các khoản chi để hạn chế việc điều chỉnh tăng dự toán ngân sách quận. - Ngân sách quận giai đoạn 2012 – 2016 luôn đảm bảo trạng thái cân bằng hoặc thặng dư, kết dư ngân sách địa phương có xu hướng tăng dần. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự chủ động của chính quyền địa phương mà đặc biệt là chính quyền cấp xã kể từ năm ngân sách 2017, khi mà Luật NSNN 2015 có hiệu lực. - Ngoài ra, tổ chức họp giao ban định kỳ theo từng loại hình đơn vị và tổ chức tập huấn nghiệp vụ tài chính, kế toán hàng năm là một ưu điểm giúp nâng cao nhận thức và hoàn thiện năng lực cho thủ trưởng và nhân viên kế toán các ĐVSDNS. Tuy nhiên, quá trình thực hiện dự toán chi NSNN tại Quận 6 trong thời gian qua cũng bộc lộ những mặt hạn chế, khó khăn: - Phường vừa là một cấp ngân sách nhưng đồng thời là ĐVSDNS. Trong giai đoạn vừa qua, UBND phường không có quyền chủ động sử dụng kinh phí ngoài khoán, kết dư và cả dự phòng ngân sách phường, mà do UBND Quận quyết định. Tuy nhiên hạn chế này đã được khắc phục ở Luật ngân sách 2015 khi quy định chính quyền phường có quyền quyết định sử dụng ngân sách cấp mình. - Trong công tác báo cáo tình hình chấp hành dự toán chi NSNN luôn tồn tại từ 10% đến 20% đơn vị thường xuyên chậm trễ, số liệu báo cáo thiếu chính xác. Về báo cáo tổng kết, Quận 6 cũng như hầu hết các quận, huyện khác đang mắc phải một hạn chế chung là không có báo cáo tổng kết công tác ngành tài chính hàng năm, do đó không có một bản đánh giá toàn diện và đầy đủ về hoạt động quản lý ngân sách nói chung và quản lý chi NSNN nói riêng ở ở quận và phường. 61 Bảng 2.4: Kết quả chấp hành d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_chi_ngan_sach_nha_nuoc_tai_quan_6_thanh_pho.pdf
Tài liệu liên quan