Luận văn Quản lý chi phí thực hiện dự án tại tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4

LỜI CAM ĐOAN . 3

DANH MỤC VIẾT TẮT . 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU . 5

LỜI MỞ ĐẦU . 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ THỰC HIỆN

DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH .

9

1.1. Một số vấn đề chung về chi phí và giá cả sản phẩm . 9

1.1.1. Đặc điểm của thị trường xây . 9

1.1.2. Chi phí xây dựng và giá sản phẩm xây 11

1.2. Quản lý chi phí trong các dự án đầu tư xây dựng công . 16

1.2.1. Khái niệm quản lý chi . 16

1.2.2. Vai trò của công tác quản lý chi phí dự án xây . 17

1.2.3. Các nguyên tắc quản lý chi phí các dự án đầu tư xây dựng 17

1.2.4. Nội dung của công tác quản lý chi phí các dự án 18

1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến giá sản phẩm xây . 36

1.3.1. Các vấn đề về cơ chế, chính sách . . 36

1.3.2. Các nhân tố khách quan . 37

1.3.3. Các nhân tố mang tính chủ quan . 38

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ

THỰC HIỆN DỰ ÁN XÂY DỰNG TẠI CIENCO4 . .

44

2.1. Giới thiệu tổng quan về Tổng công ty XDCTGT4 . 44

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty . 44

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty 46

2.1.3. Tình hình hoạt động SXKD của Tổng công ty . 50

2.2. Thực trạng công tác quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng

công trình tại Tổng công ty XDCTGT4 .

52

2.2.1. Đặc điểm các dự án tại Tổng công ty XDCTGT4 . . 52

2.2.2. Quy trình quản lý chi phí tại Tổng công ty XDCTGT4 . 53

2.2.3 Đánh giá thực trạng công tác quản lý chi phí thực hiện dự án

đầu tư xây dựng công trình tại Tổng công ty XDCTGT4 .

63

pdf134 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 576 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý chi phí thực hiện dự án tại tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành để trình người có thẩm quyền phê duyệt chậm nhất là 12 tháng đối với các dự án nhóm A và 9 tháng đối với các dự án nhóm B và 6 tháng đối với các dự án nhóm C kể từ khi công trình hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng. Hồ sơ quyết toán vốn đầu tư: Tại Tổng công ty XDCTGT4, hồ sơ trình duyệt quyết toán được tuân thủ theo Thông tư số 03/2007/TT-BTC ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Bộ Tài Chính hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước quy định hồ sơ trình duyệt quyết toán đối với dự án, công trình, hạng mục công trình hoàn thành bao gồm: 1. Tờ trình đề nghị phê duyệt quyết toán của Tổng công ty (bản gốc). 2. Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành theo mẫu quy định (bản gốc). 3. Các văn bản pháp lý có liên quan (bản gốc hoặc bản sao). 4. Các hợp đồng kinh tế, biên bản thanh lý hợp đồng (nếu có) giữa Tổng công ty với các nhà thầu thực hiện dự án (bản gốc hoặc bản sao). 5. Các biên bản nghiệm thu hoàn thành bộ phân công trình, giai đoạn thi công xây dựng công trình, nghiệm thu lắp đặt thiết bị, biên bản nghiệm thu hoàn 61 thành dự án, công trình hoặc hạng mục công trình để đưa vào sử dụng (bản gốc hoặc bản sao). 6. Toàn bộ các bản quyết toán khối lượng A-B (bản gốc). 7. Báo cáo kết quả kiểm toán dự án hoàn thành (nếu có) (bản gốc) kèm theo văn bản của Tổng công ty về kết quả kiểm toán: nội dung thống nhất, nội dung không thống nhất, các kiến nghị. 8. Kết luật thanh tra, biên bản kiểm tra, báo cáo kiểm toán của các cơ quan: Thanh tra, Kiểm tra, Kiểm toán nhà nước (nếu có) kèm theo báo cáo tình hình chấp hành các báo cáo trên của Tổng công ty. Quy trình nghiệm thu, thanh toán, quyết toán tại Tổng công ty XDCTGT4 được thể hiện theo hình 2-4: 62 PHÒNG KD-TT, KTCN PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN VĂN PHÒNG CHỦ TỊCH HĐQT – TGĐ CHỦ TỊCH HĐQT – TGĐ DUYỆT NHÀ THẦU THI CÔNG BAN QLDA ĐT&XD HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH HỒ SƠ QUYẾT TOÁN CÔNG TRÌNH CỦA CHỦ ĐẦU TƯ (+) Lập hồ sơ thanh toán: 10 ngày Lập hồ sơ quyết toán: 20 ngày (kể từ ngày nghiệm thu) Kiểm tra khối lượng, đơn giá Thời gian: 10 ngày Kiểm tra khối lượng, đơn giá dựa theo hơp đồng, tính hợp pháp của hồ sơ Thời gian: 05 ngày Kiểm tra các phép tính, đơn giá vật tư, thiết bị theo hợp đồng và hoàn tất các công việc Thời gian: 05 ngày (-) (-) (-) Thống nhất về giá trị quyết toán và tính pháp lý hồ sơ (+) (+) Hình 2-4: Quy trình nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng thi công công trình tại Tổng công ty XDCTGT4 63 2.2.3 Đánh giá thực trạng công tác quản lý chi phí thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình tại Tổng công ty XDCTGT4 2.2.3.1 Thành tựu đạt được Mặc dù hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình giao thông mới hơn 5 năm trở lại đây, nhưng tên tuổi Tổng công ty XDCTGT4 đã gắn liền với PHÒNG KD-TT, KT-CN PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN VĂN PHÒNG CHỦ TỊCH HĐQT – TGĐ CHỦ TỊCH HĐQT – TGĐ DUYỆT BAN QLDA ĐT&XD HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH HỒ SƠ QUYẾT TOÁN CÔNG TRÌNH CỦA CHỦ ĐẦU TƯ Hình 2-5: Quy trình nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng thi công công trình tại Tổng công ty XDCTGT4 Thu thập tài liệu Lập báo cáo quyết toán Kiểm toán 64 nhiều công trình có tầm cỡ: Dự án đầu tư tuyến tránh TP Vinh; Nâng cấp, mở rộng QL1A đoạn Bến Thủy - Hà Tĩnh theo hình thức BOT, đầu tư khu trung tâm thương mại và nhà ở 215 Lê Lợi – TP Vinh, cầu Yên Lệnh... Như ta đã biết chi phí luôn là vấn đề quan tâm của các doanh nghiệp vì là một trong các nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Công tác quản lý chi phí các dự án đầu tư tại Tổng công ty XDCTGT4 luôn là trọng tâm trong việc đầu tư các dự án. Sau đây là một số các thành tựu đạt được trong công tác quản lý chi phí tại Tổng công ty XDCTGT4. 1- Về thủ tục, quy trình Tổng công ty đã xây dựng quy trình quản lý, nghiệm thu và thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng cũng như quy định trách nhiệm của các phòng ban, cá nhân đối với các công trình do Tổng công ty là chủ đầu tư làm căn cứ để các thành viên trong Tổng công ty tuân thủ, tạo tính thống nhất và đẩy nhanh các giai đoạn trong công tác quản lý chi phí. Tổng công ty đã xây dựng và ban hành các quy định, quy trình để sử dụng nội bộ trong Tổng công ty như: - Trình tự thực hiện và phê duyệt thiết kế, quy hoạch, lập dự án đầu tư, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán các công trình. - Quy trình bồi thường giải phóng mặt bằng - Quy trình nghiệm thu, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình - Hệ thống các biểu mẫu quản lý chi phí của Tổng công ty bước đầu được xây dựng để phục vụ cho công tác quản lý chi phí. Từng bộ phận có biểu mẫu riêng để phục vụ cho công tác quản lý chi phí tại bộ phận đó. Tại Tổng công ty, phòng Kinh doanh - Thị trường chuyên về lập dự án và Tổng mức đầu tư nên hệ thống biểu mẫu Tổng mức đầu tư sẽ do bộ phận này xây dựng và đảm trách. Ban Quản lý dự án sẽ chịu trách nhiệm trong thanh quyết toán hợp đồng, 2- Công tác lập dự toán - Công tác lập dự toán: Đối với công tác lập dự toán, Tổng công ty tuân thủ theo các Thông tư, Nghị định, chính sách của Nhà nước hiện hành. Với việc Chính 65 phủ ban hành Nghị định 112/2009/NĐ-CP ngày 14/02/2009 về Quản lý chi phí Dự án Đầu tư Xây dựng công trình đã giúp Tổng công ty chủ động hơn trong công tác lập và quản lý chi phí, nâng cao hiệu quả của quá trình đầu tư. - Do sự phối hợp của nhiều phòng ban trong quá trình lập dự toán (phòng KD- TT, phòng kỹ thuật, phòng tài chính - kế toán, Ban QLDA, Tổ thẩm định) nên công tác dự toán được kiểm soát qua nhiều vòng, ít nhiều giảm được sai sót. - Sự vận dụng các phần mềm trong lập dự toán như ACIIT, DELTA giúp cho công tác lập dự toán nhanh hơn, tiết kiệm thời gian, chi phí cho Tổng công ty, cũng như thuận lợi cho việc kiểm soát và điều chỉnh. 3- Công tác lập kế hoạch chi phí Do các dự án của Tổng công ty XDCTGT4 đều là những dự án có quy mô vốn rất lớn. Để đảm bảo đủ vốn để thực hiện Tổng công ty thực hiện phân đoạn đầu tư sao cho hiệu quả với kế hoạch chi phí được lập cụ thể cho từng giai đoạn. Trong đầu tư công trình hạ tầng kỹ thuật. Tổng công ty tính toán phân đoạn đầu tư, đảm bảo sự phát triển vững chắc. Chẳng hạn như ở khu trung tâm thương mại và nhà ở 215 Lê lợi - TP Vinh (vốn đầu tư trên 300 tỷ đồng), Tổng công ty xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo các tiêu chí hiện đại. Khi đã đạt khối lượng nhất định mới chuyển nhượng cho khách hàng và thế chấp ngân hàng để đầu tư tiếp. Làm như thế, khách hàng yên tâm khi được chuyển nhượng đất, ngân hàng không lo bị rủi ro, nhà đầu tư có vốn để hoạt động. 4- Công tác giải phóng mặt bằng Bên cạnh sự hỗ trợ của các địa phương, các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác giải phóng mặt bằng, Tổng công ty cũng hết sức chủ động, linh hoạt trong việc đền bù giải phóng mặt bằng. Với quan điểm của Chủ tịch Hội đồng thành viên – Tổng giám đốc Tổng công ty “Lợi nhuận không phải là tất cả” mà trên hết, dự án - công trình đó phải có ý nghĩa xã hội, có dấu ấn bền vững. 5- Kiểm soát chi phí trong công tác đầu thấu, xác định giá hợp đồng, ký kết hợp đồng Đối với hoạt động kiểm soát chi phí trong công tác đấu thầu, Tổng công ty có những nét nổi bật sau: 66 - Thứ nhất, Tổng công ty tuân thủ theo các quy định của pháp luật trong đấu thầu, ký kết hợp đồng. - Thứ hai, giá gói thầu được xác định dựa theo dự toán và việc phân chia gói thầu đảm bảo tính hợp lý theo quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế tại Tổng công ty. Giá gói thầu được tổ thẩm thẩm định chấp thuận trình Chủ tịch HĐTV, Tổng giám đốc phê duyệt trước khi thực hiện. - Thứ ba, giá ký kết hợp đồng được xác định tuân thủ theo quy định của pháp luật và của Tổng công ty và đảm bảo không vượt quá giá gói thầu. 6- Công tác kiểm soát chi phí trong giai đoạn thi công công trình Trong giai đoạn thi công công trường, công tác kiểm soát chi phí đạt được một số thành tựu là: - Công tác nghiệm thu, thanh toán khối lượng theo từng giai đoạn và khi hoàn thành theo quy định của pháp luật và của Tổng công ty. - Chi phí phát sinh được thẩm định qua nhiều phòng ban trước khi phê duyệt. - Nguồn vốn đầu tư sẵn có của Tổng công ty do đó công tác thanh toán cho nhà thầu được thực hiện trong thời gian ngắn, không cần thông qua các ban ngành, tiết kiệm được thời gian và chi phí. 2.2.3.2 Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục 1- Về quy trình quản lý chi phí Sự phối hợp giữa nhà thầu và các phòng, Ban của Tổng công ty trong việc quản lý chi phí giúp cho việc kiểm tra được kỹ càng, tuy nhiên theo quy trình về quản lý của Tổng công ty thì mỗi phòng ban phụ trách một loại hợp đồng cụ thể (phòng KD-TT phụ trách hợp đồng lập dự án, hợp đồng xây lắp, Ban QLDA hợp đồng thiết kế và giám sát thi công). Tuy nhiên khi thanh quyết toán, hồ sơ thanh quyết toán được kiểm tra lần lượt theo các phòng ban: Ban QLDA -> phòng KD- TT-> Phòng tài chính – kế toán -> Tổ thẩm định -> Lãnh đạo phê duyệt. Do vậy dẫn đến một mặt nhiều phòng ban không lập hợp đồng nên không nắm rõ được toàn bộ nội dung hợp đồng, một mặt dẫn đến chồng chéo, lãng phí, mất thời gian trong việc kiểm tra, phê duyệt. 67 Quản lý chi phí được phân chia cho các phòng ban. Mỗi phòng ban chỉ làm một phần nhất định trong công tác quản lý chi phí. Do vậy dẫn đến tình trạng bản thân người tham gia công tác quản lý chi phí của dự án (lập dự toán hoặc lập kế hoạch chi phí hoặc thanh toán chi phí,...) không nắm được một cách tổng quát, không chủ động, không phát huy hết năng lực trong công tác quản lý chi phí. Các dự án của Tổng công ty là những dự án có quy mô lớn, chi phí đầu tư lớn, có nhiều nhà thầu tham gia thi công nên cũng gây khó khăn cho việc quản lý chi phí Ngoài ra, quy trình quản lý chi phí còn có một số tồn tại sau: - Hệ thống các quy trình, biểu mẫu, báo cáo về quản lý chi phí của Tổng công ty còn chưa đầy đủ. Do công tác quản lý từng dự toán thuộc trách nhiệm của bộ phận lập dự toán tương ứng nên mặc dù cùng một dự án nhưng lại do nhiều bộ phận quản lý chi phí. Vì vậy hệ thống mẫu biểu của Tổng công ty mang tính cục bộ, rải rác và không hệ thống. - Khâu lập hồ sơ xin giấy phép xây dựng và các thủ tục trước khi khởi công công trình còn chậm, chưa đầy đủ dẫn đến tình trạng làm đi làm lại nhiều lần, gây chậm trễ tiến độ thi công. 2- Về vấn đề nhân sự Vấn đề nhân sự tại Tổng công ty hiện nay còn có những bất cập là: - Chưa có cán bộ phụ trách riêng về quản lý chi phí cho từng dự án cũng như của Tổng công ty. - Số lượng, chất lượng nhân sự chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Việc thiếu nhân sự có chuyên môn, năng lực trong thiết kế, lập dự án dẫn đến một số công trình phải hợp đồng với đơn vị thiết kế bản vẽ thi công, Thuê tư vấn thẩm tra dự toán gây lãng phí tiền của. - Nhân sự trong Tổng công ty thường xuyên thay đổi do vậy gây khó khăn trong công tác tổ chức và quản lý, không tận dụng được kinh nghiệm làm việc của các nhân sự lâu năm như dự án xây dựng QL1A. Đây là dự án lớn, thời gian xây dựng ngắn. Khi lập dự án, tổng mức đầu tư để vay vốn ngân hàng là một đội ngũ nhân sự đầy kinh nghiệm nhưng khi triển khai dự án thi công thì những cán bộ này 68 chuyển công tác và những người sau không bảo vệ được tổng mức đầu tư do người trước lập, phải làm lại. 3- Về công tác khảo sát, thiết kế Khảo sát nhằm mục đích xác định các thông số kỹ thuật đầu vào liên quan đến điều kiện tự nhiên của môi trường và của công trình phục vụ thiết kế. Khảo sát - thiết kế là biến các ý tưởng của dự án thành các hồ sơ, bản vẽ. Một mặt, đây là hoạt động sáng tạo với hàm lượng chất xám cao nhất trong các công tác của giai đoạn thực hiện đầu tư, nó là khâu nối và đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Các sai sót trong khảo sát thường gặp là số liệu khảo sát ít và thiếu chính xác, dẫn tới thiết kế không phù hợp với điều kiện thực tế môi trường của công trình. Cụ thể như sau: - Sai sót về kích thước, sơ đồ tính toán kết cấu, tải trọng, các hệ số an toàn: Các sai sót này dẫn đến bóc tách khối lượng và lập dự toán sai. - Thiết kế bất hợp lý (bố trí đường ngang, hệ thống thoát nước, điện chiếu sang đoạn qua Thị trấn Nghèn). Ví dụ Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng QL1A đoạn Bến Thủy – TP Hà Tĩnh. Trong thực tế các nhà thiết kế với xu hướng, thiết kế dự phòng để hệ số an toàn cao hơn mức bình thường, tránh những sự cố, đồng thời nâng cao dự toán để hưởng lợi từ phí thiết kế. 4- Công tác lập dự toán Về cơ bản việc lập dự toán phải tuân thủ theo các thông tư hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên tồn tại một số vấn đề sau: - Chưa cập nhật liên tục các quy định mới về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, nhiều công trình vẫn lập theo các thông tư, nghị định cũ (chủ yếu sai sót trong cơ cấu chi phí của tổng mức đầu tư, dự toán) - Chất lượng của công tác khảo sát, thiết kế đối với một số dự án còn chưa chính xác dẫn đến phải điều chỉnh dự toán. - Các sai sót, thiếu sót trong tính toán các công việc, hạng mục trong các dự toán. 69 - Khó khăn và sai sót trong việc lựa chọn định mức. - Lựa chọn giá cả yếu tố đầu vào còn chưa phù hợp. Hầu hết các kỹ sư chịu trách nhiệm lập dự toán công trình khẳng định rằng giá cả của các yếu tố đầu vào ảnh hưởng rất lớn đến chi phí xây dựng công trình. - Xác định chi phí dự phòng chưa phù hợp và sát với thực tế. Chi phí dự phòng vẫn được xác định theo phương thức cũ, tức là tính theo tỉ lệ phần trăm so với chi phí xây dựng, thiết bị, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn và chi phí khác mà không căn cứ vào thời gian thực hiện và chưa sát với thực tế. Do vậy, trong quá trình thi công nếu có xảy ra các rủi ro do khối lượng phát sinh, trượt giá thì mức dự phòng hiện tại không bù đắp được. - Công tác lập và duyệt dự toán áp dụng sai mã hiệu định mức và đơn giá xây dựng, tính toán sai số học cũng thường xuyên xảy ra, áp dụng đơn giá vật tư làm tăng chi phí đầu tư, tổng dự toán không sát với thực tế, nguyên nhân xảy ra là do cán bộ thiết kế sai sót một cách vô tình hoặc có chủ định, công tác thẩm định sơ sài, hoặc do trình độ năng lực. Ví dụ điển hình là Dự án nâng cấp, mở rộng QL1A đoạn nam cầu Bến Thủy - TP Hà Tĩnh cho thấy sự chênh lệch và nguyên nhân gây nên chênh lệch giữa giá trị Tổng mức đầu, tổng dự toán của dự án trước và sau khi thẩm định. Bảng 2-2: Kết quả thẩm tra tổng mức đầu tư dự án Nâng cấp, mở rộng QL1A đoạn Nam cầu Bến Thủy - TP Hà Tĩnh (năm 2012) STT Nội dung TMĐT do tư vấn lập Kết quả thẩm tra Chênh lệch 1 Chi phí xây dựng 1.421.368.217.000 1.481.140.069.31 7 59.771.852.317 2 Chi phí GPMB 414.937.230.760 414.937.230.760 0 3 Chi phí khác 11.717.729.000 8.958.552.000 -2.759.177.000 4 Lãi vay 179.394.000.000 0 -179.394.000.000 5 Dự phòng 356.122.197.120 213.463.814.112 -142.658.383.008 Nguồn: CIENCO4 70 Bảng 2-3: Nguyên nhân dẫn đến sự sai khác giữa Tổng mức đầu tư do Tư vấn lập và kết quả thẩm tra. STT Nội dung Tổng mức đầu tư do tư vấn lập Tư vấn thẩm định yêu cầu chỉnh sửa 1 Cơ cấu tổng mức đầu tư Chưa lập đúng theo thông tư 05/2007/TT-BXD Lập lại theo thông tư 05/2007/TT-BXD 2 Phần lãi vay trong tổng mức đầu tư Đã lập và đưa vào tổng mức đầu tư Bỏ phần lãi vay 3 Giá vật liệu Một số vật liệu áp theo thông báo giá Hà Tĩnh Lập theo thông báo giá số 22/CBLS/TC- XD 4 Thảm bê tông nhựa: hàm lượng trong BTN thô, mịn - BTN mịn nhựa 6% - BTN thô nhựa 5.5% - BTN mịn nhựa 5.5% - BTN thô nhựa 4.2% 5 Các hạng mục vữa dùng cho xây, trát, bê tông không cốt thép áp giá theo giá xi măng trung ương Đề nghị áp giá theo giá địa phương 6 Vận chuyển đất đổ đi Cự ly 20 km Cự ly 15 km Nguồn: CIENCO4 5- Công tác lập kế hoạch chi phí Kế hoạch chi phí là một trong những cở sở quan trọng để kiểm soát chi phí trong các giai đoạn sau. Kế hoạch chi phí cần thiết phải được lập cho từng giai đoạn tuy nhiên việc lập kế hoạch chi phí chỉ được thể hiện thông qua việc quản lý khối lượng kế hoạch và khối lượng nghiệm thu, chưa mang tính chất quản lý toàn diện về khối lượng và đơn giá. Hơn nữa kế hoạch chi phí chủ yếu mới dừng lại ở các thời đoạn dài (năm, quý, tháng) mà chưa chi tiết ở các thời đoạn ngắn hơn. - Kế hoạch chi phí mới chỉ sử dụng nhằm mục đích thanh toán và cấp vốn đầu tư, trong khi đó mục đích phục vụ cho kiểm soát chi phí vẫn còn coi nhẹ. Theo quy định các dự án phải đủ thủ tục đầu tư và xây dựng, được phê duyệt từ tháng 10 của năm trước năm kế hoạch, thực tế hầu như có nhiều dự án chưa đủ thủ tục vẫn được bố trí vào kế hoạch hàng năm, dẫn đến việc thi công không thể 71 hoàn thành kịp tiến độ để theo kế hoạch vì trong năm phải hoàn thiện hồ sơ thủ tục theo yêu cầu quy chế đầu tư xây dựng. - Bố trí các danh mục dự án phân tán, kế hoạch không sát với tiến độ thực hiện đã được phê duyệt và khối lượng thực hiện hàng năm. Có những dự án thực hiện khối lượng lớn nhưng không có kế hoạch vốn và có những dự án khối lượng thực hiện không đáng kể thì khối lượng kế hoạch vốn lớn. Công tác xây dựng kế hoạch hàng năm cũng hết sức quan trọng là tiền đề cho việc hòa thành thúc đẩy sản xuất, việc bố trí kế hoạch không phù hợp với dự án làm dự án thiếu vốn, thi công trì trệ kéo dài,. - Chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của kế hoạch chi phí như là phương tiện hiệu quả để quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. 6- Công tác kiểm soát chi phí a. Về nhân lực và quy trình Kiểm soát chi phí của Tổng công ty chủ yếu thông qua hợp đồng, kế hoạch thanh toán theo giai đoạn, khối lượng nghiệm thu, hồ sơ hoàn công. Công tác kiểm soát chi phí có một số vấn đề sau: - Chưa có cán bộ kiểm soát chi phí - Trình duyệt qua nhiều phòng ban, cấp bậc gây mất thời gian, chi phí, nhiều khi không thống nhất. b. Kiểm soát chi phí trong công tác giải phóng mặt bằng Các dự án của Tổng công ty chủ yếu là theo phương thức bàn giao mặt bằng của địa phương nơi dự án đi qua do vậy có nhiều thuận lợi từ phía địa phương và các cơ quan nhà nước trong công tác giải phóng mặt bằng, tuy vậy phần lớn các dự án vẫn gặp khó khăn trong công tác này. Công tác giải phóng mặt bằng do Ban Giải phóng mặt bằng của dự án kết hợp với Ban Quản lý dự án triển khai thực hiện. Sự chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng dẫn đến tình trạng chậm tiến độ thi công và làm tăng chi phí đầu tư. Thiệt hại chi phí này không những cho Tổng công ty mà cho cả các nhà thầu thi công. Thực tế cho thấy, nếu không có sự tham gia và phối hợp tích cực của chính 72 quyền địa phương trong giải phóng mặt bằng thì tình trạng “xôi đỗ” tại các dự án khó có thể xoá bỏ. Một số dự án tại Tổng công ty bị vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng tính đến thời điểm tháng 12/2013 được thể hiện theo bảng 2-5 như sau: 73 Nguồn: CIENCO4 STT Dự án Kế hoạch giải phóng mặt bằng theo tiến độ ban đầu Thực hiện Chi phí GPMB ban đầu Chi phí GPMB khi thực hiện Chênh lệch 1 Nâng cấp, mở rộng QL1A đoạn Bến Thủy – Hà Tĩnh Bắt đầu từ 9/2012 đến tháng 12/2013 Chưa hoàn thành do đang vướng mặt bằng đoạn qua Thị trấn Nghen (220m - Trái); (143m-Phải) 414.937.230.760 Chưa xác định Chưa xác định 2 Gói thầu C57 cầu Hòa Phước, Cổ Cò - TP Đà Nẵng Từ ngày 18/6/2012 đến tháng 12/2013 Chưa hoàn thành do vướng mặt bằng tại mố A0 cầu Cổ Cò (20m), vướng 8 hộ dân tại mố A1 cầu Hòa Phước 5.850.000.000 Chưa xác định Chưa xác định 3 Nâng cấp, mở rộng QL1A đoạn Nghi Sơn - cầu Giát Từ ngày 26/03/2013 đến quý I năm 2014 Chưa hoàn thành (còn 27 hộ đoạn qua Thị Xã Hoàng Mai) 75.000.000.000 Chưa xác định Chưa xác định 4 Gói thầu 3.2 Dự án đường cao tốc cầu Giẽ - Ninh Bình Từ tháng 8/2008 đến quý III năm 2011 Chưa hoàn thành (còn 1 hộ dân đoạn cải tuyến đường 971) 9.700.000.000 Chưa xác định Chưa xác định Bảng 2-4: Kế hoạch và thực tế công tác giải phóng mặt bằng của một số dự án do Tổng công ty làm Chủ đầu tư, Trúng thầu 74 c. Kiểm soát chi phí trong công tác đấu thầu Tùy theo quy mô, tính chất, mức độ phức tạp của công trình hoặc hạng mục công trình, Phòng Kinh doanh – Thị trường kết hợp với Ban quản lý dự án, các phòng liên quan, xem xét và trình Chủ tịch hội đồng thành viên – Tổng giám đốc quyết định thi công theo hình thức giao thầu, đấu thầu, hoặc chỉ định thầu theo quy định của pháp luật. Hợp đồng giao khoán thi công nhằm đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công trình hoặc thuê thi công hạng mục công việc không thuộc lĩnh vực thi công chính của Tổng công ty, phương án khoán kinh tế và thuận tiện hơn các phương án khác. Tuy nhiên do giao thầu mà chưa đánh giá đúng năng lực của nhà thầu dẫn đến tình trạng nhiều nhà thầu không có đủ năng lực thi công, gây chậm trễ thậm chí hủy bỏ hợp đồng, phải giao thầu lại làm tăng chi phí xây dựng. Một thực trạng trong công tác đấu thầu của Tổng công ty là vấn đề hợp đồng xây lắp. Hợp đồng được xây dựng với điều khoản không chặt chẽ, giá trên hợp đồng không căn cứ vào giá trúng thầu hay hợp đồng không được điều chỉnh kịp thời khi thay đổi thiết kế là một số tồn tại mà Tổng công ty đang gặp. Do đó những tồn tại này mà Chủ đầu tư không có được cái nhìn tổng quát về diễn biến chi phí, cũng như chi phí vượt trội không được phát hiện kịp thời. Trong những trường hợp đó, thường giá cả của chi phí phát sinh, bổ sung thường cao hơn giá hợp đồng gốc (Ban quản lý xây dựng thường lấy lý do là thi công không cùng thời điểm). d. Kiểm soát chi phí khi thi công công trình d1-Giám sát, nghiệm thu công trình: Công tác giám sát phải có chứng chỉ hành nghề và được đào tạo bài bản, tuy vậy việc thực hiện giám sát nhiều lúc chưa thường xuyên, chưa bám sát hiện trường, một vài trường hợp còn bị nhà thầu mua chuộc, thiếu sự phối hợp giữa bộ phận giám sát của Tổng công ty với tư vấn giám sát. Công tác nghiệm thu đôi lúc còn bị chậm gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công do các Nhà thầu thi công chưa chuẩn bị tốt hồ sơ nghiệm thu: các chứng từ pháp lý lỏng lẻo, thiếu chính xác nên các bên lợi dụng việc hoàn chỉnh hồ sơ thanh toán 75 khối lượng khống, gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho Tổng công ty. Do công tác giám sát còn chưa được quyết tâm tiến hành thường xuyên theo đúng quy định, nên chất lượng nghiệm thu còn hạn chế như việc bỏ qua nhiều công đoạn, nghiệm thu qua loa, khoán gọn cho nhà thầu lập thủ thục nghiệm thu,. d2- Chi phí phát sinh: Chi phí phát sinh là hiện tượng rất phổ biến trong xây dựng. Thực chất phát sinh công trình là sự thay đổi các điều khoản có liên quan trong hồ sơ hợp đồng. Tuy nhiên vấn đề tồn tại trong Tổng công ty là khối lượng phát sinh lớn. Ví dụ dự án nâng cấp QL1A đoạn Nghi Sơn - cầu Giát do Tổng công ty làm chủ đầu tư, nhà thầu thi công là Công ty CP CTGT 475, Công ty CP CTGT423, Công ty CTGT 422 thi công hạng mục Nền đường, cầu Hoàng Mai có Bảng thanh toán khối lượng đợt 2 như sau: Bảng 2- 5: Khối lượng thanh toán dự án nâng cấp QL1A đoạn Nghi Sơn - cầu Giát T T Tên công việc Đơn vị Khối lượng hợp đồng Khối lượng nghiệm thu Khối lượng phát sinh % phát sinh Luỹ kế đến kỳ trước Kỳ này Luỹ kế đến kỳ này 1 2 3 4 5 6 7= 5+6 8=7-4 9=8/4 *100 % I NỀN ĐƯỜNG 1 Đào bùn bằng máy đào <= 0.8m3 và máy ủi <= 110 CV (90% khối lượng) 100m3 10.148 29.44 6 88.929 118.375 108.227 1066 % 76 2 Đào bùn bằng thủ công (10% khối lượng) m3 112.75 4 3.272 988.10 991.375 878.621 779% 3 Đánh cấp bằng thủ công (20% khối lượng) đất cấp II m3 15.720 77.302 77.302 61.582 392% 4 Đánh cấp bằng máy (80% khối l- ượng) đất cấp II 100m3 0.629 3.092 3.092 2.463 392% 5 Vận chuyển đất bằng ô tô tự đổ, cự ly 15km, đất cấp I 100m3 12.631 29.47 9 98.810 128.289 115.658 916% 6 Vận chuyển đất bằng ô tô tự đổ, cự ly 15km, đất cấp II 100m3 1.688 3.865 3.865 2.177 129% 7 Đắp cát nền đư- ờng, K=0,95 100m3 136.78 4 65.64 6 157.036 222.682 85.898 63% 8 Đắp cát nền đư- ờng, K=0,98 100m3 13.662 5.357 20.069 25.426 11.764 86% 9 Thi công lớp Subbase 100m3 9.108 3.599 10.796 14.395 5.287 58% Nguồn: CIENCO4 Khối lượng phát sinh nhiều gây khó khăn cho cả Tổng công ty và nhà thầu trong việc xử lý, gây chậm tiến độ thi công do nhà thầu không có đủ năng lực tài chính để tiếp tục thi công, chờ Tổng công ty thanh toán. Tuy nhiên khối lượng phát sinh được phê duyệt cần có thủ tục khá phức tạp và mất thời gian. Nhiều trường hợp không giải quyết được khối lượng phát sinh, nhà thầu đã phá bỏ hợp đồng với Tổng 77 công ty, khiến Tổng công ty phải lựa chọn nhà thầu khác thay thế. d3- Thanh toán khối lượng Vốn đầu tư chỉ được thanh toán cho giá trị khối lượng thực hiện đã được nghiệm thu và đủ điều kiện thanh toán. Các thủ t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000273266_6615_1951376.pdf
Tài liệu liên quan