Tóm tắt Luận án Nghiên cứu tác động của công nghệ thông tin đến các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp tại thành phố Cần Thơ

Tất cả các yếu tố thành phần đều tác động đến NLCT của DN, trong đó phải kể

đến yếu tố Quan hệ xã hội và Năng lực huy động nguồn lực tác động mạnh nhất đến

NLCT. Điều này được giải thích hiện nay, các DN trên địa bàn thành phố ứng dụng

CNTT chủ yếu là đầu tư vào hệ thống hạ tầng mạng, các phần mềm quản lý nguồn

lực, thiết kế các website bán hàng, các hình thức giao dịch với khách hàng, đối tác,

DN khác và tham gia các dịch vụ công với các cơ quan Nhà nước.

Có 02 yếu tố Định hướng thị trường và Năng lực tổ chức quản lý có quan hệ

nghịch chiều đến NLCT của DN. Do độ trễ của dữ liệu nghiên cứu (thu thập mang

tính thời điểm), ngoài ra DN tại Cần Thơ đa phần có qui mô nhỏ và vừa nên ưu tiên

chọn đầu tư những lĩnh vực hướng đến khác hàng là chính.

pdf21 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 21/02/2022 | Lượt xem: 345 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu tác động của công nghệ thông tin đến các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp tại thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trở nên quan trọng hơn bao giờ hết khi mà sự phát triển và cạnh tranh giữa các DN ngày càng lớn, DN nước ngoài xuất hiện ngày càng nhiều, nhiều thành tựu CNTT đã được ứng dụng vào hệ thống quản lý của cơ quan Nhà nước và hoạt động sản xuất kinh doanh của DN trên thị trườngNếu DN không đầu tư ứng dụng CNTT thì sẽ bị đào thải và không tiếp cận được những lợi ích mới mà CNTT đem đến. TPCT đã tăng cường đầu tư, ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nước và bước đầu đã hình thành được nền tảng cho chính quyền điện tử; các DN trên địa bàn thành phố đã đầu tư, ứng dụng CNTT vào hoạt động sản xuất, kinh doanh ngày càng tăng, tạo điều kiện nâng cao NLCT cho DN trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. 1.1.3 Tính mới của luận án Chưa có công trình nghiên cứu hay đề tài khoa học cấp quốc gia ở Việt Nam nghiên cứu sâu về tác động của nhân tố CNTT chung đến các yếu tố cấu thành NLCT của DN một cách có hệ thống. 2 Đề tài này được xem là nghiên cứu khám phá, mong muốn bổ sung và hoàn thiện cơ sở lý thuyết, triển khai mô hình thực nghiệm về nhân tố CNTT tác động đến các yếu tố cấu thành NLCT của các DN tại TPCT. Các nghiên cứu tiền nhiệm đều xem nhân tố CNTT như là một thành phần cấu thành NLCT (thuộc KHCN). Nghiên cứu này tách riêng nhân tố CNTT đánh giá tác động đến các yếu tố còn lại trong NLCT của các DN tại TPCT. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả đã chọn đề tài: “Nghiên cứu tác động của CNTT đến các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của các DN tại thành phố Cần Thơ” làm nội dung nghiên cứu của luận án. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu tác động của Công nghệ thông tin đến các yếu tố cấu thành Năng lực cạnh tranh của các DN trên địa bàn thành phố Cần Thơ, qua đó đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp tại thành phố Cần Thơ. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT của các DN tại TPCT, các yếu tố cấu thành NLCT của DN trên địa bàn TPCT. Phân tích, kiểm định tác động của CNTT đến các yếu tố cấu thành NLCT của các DN tại TPCT. Đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao tác động CNTT đến NLCT của các DN tại TPCT. 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Câu hỏi 1: Thực trạng ứng dụng CNTT và các yếu tố cấu thành NLCT của các DN trên địa bàn TPCT như thế nào? Câu hỏi 2: Tác động của CNTT đến các yếu tố cấu thành NLCT của các DN tại TPCT hiện nay? Câu hỏi 3: Để nâng cao NLCT của DN tại TPCT cần tác động của CNTT như thế nào? 1.4 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là là DN tại TPCT thông qua đánh giá tác động của CNTT đến các yếu tố cấu thành NLCT của các DN hiện nay. 3 Đối tượng khảo sát của luận án là các chuyên gia, Ban Giám đốc, Kế toán trưởng và các nhà quản lý (cấp phòng) DN trên địa bàn TPCT trong việc ứng dụng CNTT vào hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 1.4.2.1 Phạm vi không gian Nghiên cứu lấy đối tượng là các DN trên phạm vi địa bàn TPCT, tập trung vào 05 quận: Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn và Thốt Nốt, đây là nơi có số lượng DN tập trung đông nhất TPCT. 1.4.2.2 Phạm vi thời gian Thời gian nghiên cứu: số liệu thứ cấp sử dụng trong luận án được thu thập trong giai đoạn 2014 – 2017, và bổ sung trong năm 2018, 2019. Số liệu điều tra sơ cấp được thu thập chủ yếu trong năm 2017 và bổ sung trong năm 2018. 1.4.2.3 Phạm vi nội dung Luận án nghiên cứu được thực hiện đối với các DN thuộc các thành phần kinh tế đang hoạt động trong các lĩnh vực chủ yếu tại TPCT; đồng thời nghiên cứu sự tác động của CNTT đến các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài cấu thành NLCT của các DN này. 1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN 1.5.1 Ý nghĩa khoa học Luận án được thực hiện với những ý nghĩa khoa học như sau: - Luận án tiến hành lược khảo tài liệu, kế thừa có chọn lọc và hệ thống hóa các nghiên cứu tiền nhiệm liên quan Khung kiến trúc CNTT trong DN, vấn đề Cạnh tranh, LTCT và NLCT trong DN; qua đó đề xuất các mô hình, qui trình nghiên cứu, các giả thuyết, thang đo liên quan đến việc đánh giá tác động của CNTT đến các yếu tố cấu thành NLCT của DN tại TPCT. - Sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, trong đó luận án chủ yếu sử dụng phương pháp định lượng để xác định tác động của CNTT đến từng yếu tố cấu thành NLCT của các DN. - Kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra các phân tích, kiểm định các giả thuyết, kết luận thực nghiệm và đề xuất các hàm ý quản trị phù hợp với thực tiễn đầu tư, ứng dụng CNTT trong DN tại TPCT hiện nay; qua đó đề xuất các hàm ý chính sách để các cơ quan Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư, ứng dụng CNTT trong DN thời gian sắp tới. 4 1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu này xuất phát từ chủ trương chung của Đảng, Nhà nước và nhu cầu thực tiễn của cuộc sống là đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong DN; là nghiên cứu khám phá nhằm bổ sung thêm vào cơ sở lý thuyết và mô hình thực nghiệm về CNTT tác động đến các yếu tố cấu thành NLCT của DN tại TPCT. 1.6 KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần tóm lược và phần kết luận, luận án được chia thành 5 chương được trình bày với kết cấu như sau: - Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu - Chương 2: Tổng quan nghiên cứu - Chương 3: Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu; - Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận; - Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị. 5 CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ KHUNG KIẾN TRÚC CNTT Khung kiến trúc (hay mô hình) CNTT được xác định từ Khung EA của Zachman, được bổ sung thông qua các phiên bản mới và phát triển từ khung EA với các khung kiến trúc FEAF-II của Hoa Kỳ, khung TOGAF của tổ chức Open Group và VGAF, v 2.0 của Việt Nam. Từ lược khảo tài liệu, khung kiến trúc chuẩn xác định khung kiến trúc (hay mô hình) CNTT trong DN hiện đại được thể hiện bằng 06 nhân tố chính: (1) Hạ tầng kỹ thuật (phần cứng, phần mềm, mạng, cloude,...), (2) Cơ sở dữ liệu (Data), (3) Hệ thống thông tin (thông tin), (4) Các ứng dụng (Portal, website, mạng xã hội, blog), (5) Người sử dụng (người vận hành, khai thác), và (6) An toàn thông tin. Trong đó, hệ thống hạ tầng kỹ thuật được xem là Nhân tố nền tảng của Khung kiến trúc và An toàn thông tin được xem là nhân tố mới, quan trọng, có tác động bao trùm lên các nhân tố còn lại. 2.2 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NLCT Có rất nhiều công trình nghiên cứu (cả trong và ngoài nước) về NLCT và các yếu tố cấu thành NLCT của DN, mỗi công trình nghiên cứu xác định các yếu tố cấu thành NLCT của DN cũng khác nhau. Các yếu tố này được mô tả dưới dạng một “khung” hay “mô hình” NLCT cụ thể. NLCT có thể được coi là một biến phụ thuộc hoặc độc lập, tùy thuộc vào quan điểm mà từ đó một người tiếp cận vấn đề (A. Ambastha and K. Momaya, 2003). Các nghiên cứu ngoài nước tiêu biểu: Marc Vilanova và ctg (2009); Olga Nykolyuk (2014); Dragan oćkalo và ctg (2019). Các nghiên cứu trong nước tiêu biểu: Nguyễn Đình Thọ và ctg (2009); Ninh Đức Hùng và ctg (2011), Huỳnh Thanh Nhã và ctg (2013); Phạm Việt Hùng & ctg (2017). Các nghiên cứu đã xây dựng một nền tảng lý luận quan trọng và xác định các yếu tố cơ bản bên trong cấu thành NLCT của DN là: (1) Thị trường, (2) Huy động vốn (3) Marketing, (4) Quản trị, quản lý, (5) Công nghệ, (6) Tài nguyên (nguồn nhân lực), (7) Quan hệ công chúng, (8) Khác (danh tiếng, thương hiệu, chiến lược) . 6 2.3 CÁC NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CNTT ĐẾN YẾU TỐ CẤU THÀNH NLCT CỦA DN Xác định cơ bản các yếu tố thuộc về NLCT chịu tác động của CNTT trong DN như Sau: Bảng: Tổng hợp các yếu tố NLCT chịu tác động của CNTT TT YẾU TỐ TÁC GIẢ TIÊU BIỂU GHI CHÚ 1 Kết cấu hạ tầng kỹ thuật Moon- Koon Kim, 2007; Nguyễn Minh Ngọc, 2011; Tanja Mihalič & ctg (2013) 2 Nguồn nhân lực Moon – Koo Kim, 2007; Nguyễn Minh Ngọc, 2009; Ravarini, 2010; 3 Năng lực quản lý Nguyễn Minh Ngọc, 2011; Tanja Mihalič & ctg (2013) Phần lớn các NC 4 Mối quan hệ Ravarini, 2010; Tanja Mihalič & ctg (2013) Phần lớn NC 5 Nguồn lực tài chính Ravarini 2010; Tanja Mihalič & ctg (2013); Phần lớn NC 6 Thị trường KD Raykun R.Tan (1995), Moon- Moon- Koo Kim & ctg, 2007 7 Chiến lược kinh doanh Moon-Koo Kim & ctg 2007 Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2018 7 CHƢƠNG 3 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3.1.1 Cơ sở lý thuyết về khung kiến trúc CNTT trong DN - Khung kiến trúc EA Zachman (1992) - Khung kiến trúc FEAF-II (Hoa Kỳ, 2013) - Khung kiến trúc TOGAF (Open Group, 2016) - Khung kiến trúc VGAF v2.0 (Việt Nam, 2019) – Khung chuẩn áp dụng 3.1.2 Cơ sở lý thuyết về các yếu tố cấu thành NLCT của DN - Mô hình “5 áp lực cạnh tranh” của M. Porter - Mô hình phân tích PESTEL - Lý thuyết nguồn lực doanh nghiệp (RBV) – Lý thuyết nền của CC 3.1.3 Lý thuyết về CNTT tác động đến NLCT của DN - Lý thuyết năng lực động (Dynamic capabilities) (Teece & ctg 1997; Eisenhardt & Martin 2000). Từ lý thuyết nguồn lực và các nghiên cứu thực nghiệm nêu trên, ta có thể kết luận rằng CNTT là một trong những nguồn lực quan trọng tác động lên NLCT của DN, nguồn lực CNTT được phân loại theo thứ tự sau: (1) tài nguyên hữu hình bao gồm các thành phần cơ sở hạ tầng CNTT, hạ tầng vật lý, (2) tài nguyên CNTT của con người bao gồm kỹ năng CNTT quản lý và kỹ thuật, và (3) tài nguyên vô hình hỗ trợ CNTT như tài sản tri thức, định hướng khách hàng và sức mạnh tổng hợp (Konstantinos C. Kostopoulos & ctg, 2003). Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan trong chương 2 và cơ sở lý thuyết nêu trên, tác giả đề xuất phương pháp nghiên cứu sự tác động của CNTT đến các yếu tố cấu thành NLCT của DN như sau: 3.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1 Nghiên cứu định tính Sau khi Hội đồng thông qua Đề cương nghiên cứu, tác giả đã tiến hành lược khảo tài liệu, xác định cơ sở lý thuyết, thu thấp dữ liệu sơ cấp liên quan đến việc phân tích và đánh giá liên quan đến hoạt động DN tại TPCT, đánh giá tình hình phát triển một số lĩnh vực CNTT của Việt Nam và ứng dụng CNTT của DN tại TPCT. 8 Xác định đối tượng nghiên cứu (DN) dựa trên cơ cấu DN hoạt động trên địa bàn TPCT, các cá nhân am hiểu nội dung nghiên cứu (chuyên gia), lựa chọn các DN điều tra sơ bộ, các đầu mối hỗ trợ trong quá trình nghiên cứu. Việc nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua 03 phần: - Đánh giá về tình hình phát triển CNTT của Việt Nam thông qua các chỉ tiêu liên quan đến các lĩnh vực CNTT và các công bố xếp hạng có liên quan đến việc ứng dụng CNTT; - Việc đánh giá các DN tại TPCT: chủ yếu đánh giá tình hình chung, về việc ứng dụng CNTT của DN đang hoạt động tại TPCT; phân tích về vốn, lao động, doanh thu, lợi nhuận, thu nhập người lao động, - Đánh giá về NLCT của DN tại TPCT thông qua một số nghiên cứu, bài viết được công bố chính trong các Tạp chí khoa học, Báo chí chính thống, Khi tuyển chọn thành viên phỏng vấn chuyên gia, tác giả đã chọn số lượng và đối tượng như sau: - Số lượng: 24 chuyên gia - Thành phần: Giám đốc các Sở, Ngành, Trung tâm của thành phố Cần Thơ; Ban Giám hiệu, Trưởng Khoa các Trường có đào tạo về CNTT; Giám đốc DN, Kế toán trưởng, Trưởng phòng kinh doanh và một số chuyên gia độc lập khác. 3.2.2 Nghiên cứu định lƣợng - Giai đoạn 1: Nghiên cứu sơ bộ + Giai đoạn này gồm hai phần chính là (1) trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và lược khảo tài tiêu có liên quan tác giả sẽ tiến hành thiết lập Thang đo thử (nháp) để xin ý kiến các chuyên gia, thảo luận nhóm và (2) tiến hành điều chỉnh Thang đo phù hợp, tiến hành nghiên định lượng cứu sơ bộ (khoảng 72 đơn vị). Sau khi có số liệu thu thập qua nghiên cứu sơ bộ, tác giả tiến hành làm sạch dữ liệu (chọn lại 70 đơn vị), nhập số liệu vào phần mềm và tiến hành kiểm định Cronbach” Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. + Sau khi có kết quả kiểm định, tác giả tiến hành tham khảo ý kiến Thầy hướng dẫn, các chuyên gia phân phân tích và các lãnh đạo DN có ứng dụng mạnh CNTT (Danh sách chuyên gia) để xem xét loại bỏ các chỉ số bất thường trong kết quả phân tích. Tiến hành đánh giá và điều chỉnh bộ thang đo phù hợp nghiên cứu. - Giai đoạn 2: Nghiên cứu chính thức 9 + Sau khi điều chỉnh thang đo tác giả đã nhiều lần tham khảo ý kiến Thầy hướng dẫn và các chuyên gia có kinh nghiệm trong hai lĩnh vực có liên quan là CNTT và Quản trị kinh doanh để xây dựng thang đo NLCT của DN chính thức; hoàn thiện mô hình nghiên cứu. Sau khi thống nhất thang đo, tác giả xác định nội dung cần thu thập và tiến hành thiết lập bảng câu hỏi điều tra chính thức các DN theo đối tượng và phạm vi nghiên cứu. + Sau khi có số liệu điều tra, tác giả đã tiến hành làm sạch dữ liệu, kết quả có hơn 350 phiếu khảo sát DN đạt yêu cầu, nhưng tác giả quyết định chọn 350 phiếu hoàn chỉnh nhất để tiến hành phân tích chính thức bằng các công cụ phân tích định tính Cronbach’s Alpha, EFA, CFA và SEM theo quy trình nghiên cứu lựa chọn. Tác giả đã sử dụng phần mềm SPSS và AMOS phiên bản 20.0 để phân tích dữ liệu và kiểm định các giả thuyết. 10 Nguồn: Đề xuất của tác giả, 2017 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu đề xuất N g h iê n c ứ u s ơ b ộ N g h iê n c ứ u c h ín h t h ứ c Kiểm tra độ thích hợp mô hình, giá trị liên hệ lý thuyết và giả thiết, ước lượng mô hình Bộ thang đo Nghiên cứu chính thức(n=350) Kiểm tra trọng số EFA, nhân tố và phương sai trích Phân tích CFA Thang đo chính chức Kiểm tra độ thích hợp của mô hình, trọng số CFA, độ tin cậy tổng hợp đơn hướng, giá trị hội tụ và phân biệt Phân tích CFA Mô hình SEM Cơ sở lý thuyết Lược khảo tài liệu có liên quan Thang đo thử (nháp) Thảo luận nhóm - Tham khảo ý kiến chuyên gia Thang đo sơ bộ Nghiên cứu sơ bộ định lượng (n=70) Đánh giá sơ bộ thang đo Kiểm tra hệ số Cronbach’s alpha Phân tích nhân tố EFA 11 3.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT Trong nghiên cứu này tác giả đã lựa chọn giải pháp là đánh giá tác động của nhân tố CNTT chung thay vì đánh giá tác động từng nhân tố trong khung kiến trúc CNTT của DN lên các yếu tố cấu thành NLCT của DN. Mô hình nghiên cứu đề xuất: Nguồn: Đề xuất của tác giả, 2018 Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu chính thức Thang đo và các giả thiết nghiên cứu Giả thiết H1: Có sự tác động của CNTT đến các yếu tố Năng lực định hướng thị trường trong hoạt động DN Giả thiết H2: Có sự tác động của CNTT đến các yếu tố của khả năng huy động vốn trong hoạt động DN Giả thiết H3: Có sự tác động của CNTT đến các yếu tố của năng lực marketing trong hoạt động DN Giả thiết H4: Có sự tác động của CNTT đến các yếu tố của năng lực tổ chức quản lý trong hoạt động DN Giả thiết H5: Có sự tác động của CNTT đến các yếu tố của khả năng nguồn lực trong hoạt động DN Giả thiết H6: Có sự tác động của CNTT đến các yếu tố của quan hệ xã hội trong hoạt động DN Giả thiết H7: Có sự tác động của CNTT đến các yếu tố cấu thành NLCT của DN 12 CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ Kết quả khảo sát về các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ với giá trị trung bình của tổng thể mẫu (350 DN) được mô tả trong bảng sau: Qua các số liệu phân tích cho thấy tác động CNTT đến các yếu tố cấu thành NLCT của DN trên địa bàn thành phố Cần Thơ chỉ ở mức trung bình và còn khá thấp, điều này được thể hiện qua giá trị trung bình của thang đo (với giá trị Mean) dao động trong khoảng từ 3,19 đến 3,78. Thực tế cho thấy, hiệu quả kinh doanh của DN trên địa bàn TPCT do sự chênh lệch kết quả KD giữa phương pháp thủ công (không sử dụng CNTT) và khi có ứng dụng CNTT chưa là quá lớn, cho nên việc ứng dụng CNTT của các DN nhất là các DNNVV vào sản xuất kinh doanh còn chưa được thực sự quan tâm. Các khó khăn mà nhiều DN gặp phải khi ứng dụng CNTT là kinh phí, thiếu thông tin về sản phẩm/dịch vụ, trình độ tin học của nhân viên còn hạn chế. Những ứng dụng CNTT phổ biến hiện nay trong các DN chủ yếu là các phần mềm kế toán, phần mềm quản lý khách hàng, quản lý bán hàng,còn giản đơn và cục bộ; các DN ở Cần Thơ chưa quan tâm nhiều đến việc đầu tư, ứng dụng CNTT, các ứng dụng thiếu tính hệ thống và tích hợp cao nên làm cho DN hạn chế trong việc nâng cao hiệu quả quản lý và NLCT của mình. Yêu cầu về việc tăng cường ứng dụng CNTT, hợp tác và chia sẻ thông trong KN ngày càng tăng và việc tích hợp hơn các nguồn lực là những vấn đề sống còn của các DN. 4.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CNTT ĐẾN CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NLCT CỦA DN 4.2.1 Kiểm định thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha Kết quả phân tích độ tin cậy cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo đều có giá trị trên 0,60. Thấp nhất là thang đo Năng lực quản lý (α=0,770), cao nhất là thang đo Năng lực Ứng dụng công nghệ (α = 0,899). Xem xét hệ số tương quan biến tổng cho thấy các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng khá chặt chẽ giữa các biến quan sát (thấp nhất là biến quan sát MA05 có tương quan biến tổng là 0,486 và cao nhất là XH03 có tương quan biến tổng là 0,774). 13 4.2.2 Kiểm định mối quan hệ các biến số trong mô hình bằng phân tích nhân tố khám phá EFA - Phân tích EFA cho 7 nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT gồm có 30 biến quan sát. Kết quả phân tích nhân tố lần 1 cho thấy, các biến được trích thành 7 nhóm, với kết quả như sau: + Tổng phương sai trích là 53,41% > 50% cho thấy các biến trong mô hình có thể giải thích được 53,41%, thang đo được chấp nhận. + Hệ số KMO=0,928 nằm trong khoảng 0,5 ≤ KMO ≤ 1, đây là chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO lớn có ý nghĩa phân tích nhân tố là thích hợp. + Kiểm định Bartlett với Sig. = 0,000, có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0,05): Đây là một đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể. Hệ số nhân tố tải (Factor loading) của từng nhóm đều >0,5. Vì vậy, kết quả phân tích nhân tố này được chấp nhận. - Phân tích EFA cho biến NLCT gồm có 03 biến quan sát. Kết quả phân tích nhân tố lần 1 cho thấy các biến được trích thành 1 nhóm như sau: + Tổng phương sai trích là 65,62%>50%, thang đo được chấp nhận. + Hệ số KMO=0,719 nằm trong khoảng 0,5 ≤ KMO ≤ 1, phân tích nhân tố là thích hợp. + Kiểm định Bartlett với Sig. = 0,00, thể hiện mức ý nghĩa cao. + Tất cả các giá trị Factor loading của từng nhóm đều >0,5. Bảng 4.1: Kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc Ký hiệu Hệ số nhân tố tải 1 NLCT2 0,888 NLCT1 0,799 NLCT3 0,752 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu chính thức năm 2018 Vì vậy, kết quả phân tích nhân tố này được chấp nhận. 4.2.3 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định Với thang đo NLCT, phương pháp CFA được thực hiện với 33 biến quan sát được rút trích từ kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA. Kết quả phân tích như sau: 14 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu chính thức, năm 2018 Hình 4.1 Kết quả phân tích hệ số khẳng định CFA Để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình, nghiên cứu này sử dụng các chỉ tiêu: Chi bình phương (yêu cầu: P>5%); chi bình phương điều chỉnh theo bậc tự do (CMIN/DF 0,9; chỉ số TLI>0,9 và chỉ số RMSEA<0,05. 15 4.2.4 Kiểm định SEM về sự tác động của CNTT đến các yếu tố cấu thành NLCT của DN Kết quả kiểm định SEM như sau: Nguồn: Kết quả xử lý số liệu chính thức, 2018 Hình 4.2 Kết quả kiểm định SEM 16 Bảng 4.2: Kết quả phân tích giá trị phân biệt (SEM) liên quan nhân tố CNTT Mối quan hệ Estimate S.E. C.R. P NLCT <--- CN 0,380 0,099 3,845 *** NLCT <--- TT -0,161 0,077 -2,098 0,036 NLCT <--- QL -0,289 0,106 -2,718 0,007 NLCT <--- MA 0,252 0,111 2,282 0,022 NLCT <--- NL 0,050 0,071 0,710 0,478 NLCT <--- XH 0,169 0,074 2,281 0,023 NLCT <--- NV 0,086 0,039 2,208 0,027 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu chính thức, 2018 Sau khi xem xét mức độ phù hợp của mô hình: Chi-square/df = 1,773; IFI = 0,933; TLI = 0,924; CFI = 0,933; RMSEA = 0,047, nghiên cứu thu được mô hình ước lượng cuối cùng. Hệ số P = 0,000 của cả mô hình nhưng đối với từng nhân tố Năng lực huy động nguồn lực (NL) >0,05 <1 nên với kiểm định số quan sát tương đối lớn, điều này có thể chấp nhận được; có 02 nhân tố Năng lực thị trường (TT) và Năng tổ chức, quản lý (QL) đều mang giá trị âm (-), mang tính quan hệ đối nghịch với yếu tố NLCT; Năng lực công nghệ có tác động mạnh nhất đến NLCT của DN. 4.2.5 Kiểm định ƣớc lƣợng mô hình bằng Bootstrap Qua kết quả phân tích cho thấy độ chệch (Bias) và sai số lệch chuẩn của độ chệch (SE-Bias) với ước lượng tối ưu sử dụng trong nghiên cứu kiểm định có xuất hiện nhưng không quá lớn (đa phần trị tuyệt đối CR < 2), chứng tỏ kết quả ước lượng trong nghiên cứu là có thể tin cậy được. Hay nói cách khác, kết quả ước lượng 1.000 lần quan sát ban đầu được tính trung bình và giá trị này có xu hướng gần với ước lượng của tổng thể, kết quả độ chệch của ước lượng (bias) và sai lệch chuẩn của nó có giá trị nhỏ và ổn định. Do đó, ta có thể kết luận các ước lượng trong mô hình SEM tác động của CNTT đến các yếu tố cấu thành NLCT của DN là tin cậy được. 4.2.6 Kết luận về các giả thuyết nghiên cứu Qua phân tích ở trên, các giả thuyết đưa ra được chấp nhận như sau: - H1. Có mối quan hệ nghịch chiều giữa tác động của công nghệ thông tin đến yếu tố Năng lực định hướng thị trường cấu thành NLCT của doanh nghiệp. 17 H2. Có mối quan hệ cùng chiều giữa tác động của công nghệ thông tin đến yếu tố Năng lực huy động vốn cấu thành NLCT của doanh nghiệp. H3. Có mối quan hệ cùng chiều giữa tác động của công nghệ thông tin đến yếu tố Năng lực marketing cấu thành NLCT của doanh nghiệp. H4. Có mối quan hệ nghịch chiều giữa tác động của công nghệ thông tin đến yếu tố tổ chức quản lý cấu thành NLCT của doanh nghiệp. H5. Có mối quan hệ cùng chiều giữa tác động của công nghệ thông tin đến yếu tố Năng lực huy động nguồn lực cấu thành NLCT của doanh nghiệp. H6. Có mối quan hệ cùng chiều giữa tác động của CNTT đến yếu tố Quan hệ xã hội cấu thành NLCT của doanh nghiệp. Ngoài ra, có mối quan hệ cùng chiều giữa tác động của CNTT đến NLCT của doanh nghiệp. 18 CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ 5.1 KẾT LUẬN Tất cả các yếu tố thành phần đều tác động đến NLCT của DN, trong đó phải kể đến yếu tố Quan hệ xã hội và Năng lực huy động nguồn lực tác động mạnh nhất đến NLCT. Điều này được giải thích hiện nay, các DN trên địa bàn thành phố ứng dụng CNTT chủ yếu là đầu tư vào hệ thống hạ tầng mạng, các phần mềm quản lý nguồn lực, thiết kế các website bán hàng, các hình thức giao dịch với khách hàng, đối tác, DN khác và tham gia các dịch vụ công với các cơ quan Nhà nước. Có 02 yếu tố Định hướng thị trường và Năng lực tổ chức quản lý có quan hệ nghịch chiều đến NLCT của DN. Do độ trễ của dữ liệu nghiên cứu (thu thập mang tính thời điểm), ngoài ra DN tại Cần Thơ đa phần có qui mô nhỏ và vừa nên ưu tiên chọn đầu tư những lĩnh vực hướng đến khác hàng là chính. 5.2 HÀM Ý QUẢN TRỊ - Nâng cao năng lực định hƣớng thị trƣờng: Các DN cần khai thác việc ứng dụng Inetrnet để mang lại hiệu quả cao trong nghiên cứu thị trường thông qua xây dựng hệ thống dữ liệu khách hàng cập nhật và đầy đủ. Điều tra thị trường qua mạng tiết kiệm chi phí cho DN và thời gian cho khách hàng. - Nâng cao năng lực huy động vốn: Những hoạt động tài chính sử dụng các phương thức hiện đại cần được khuyến khích và tạo điều kiện (như mua bán, cung cấp dịch vụ và thanh toán qua mạng) giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, tiết kiệm thời gian và chi phí dựa trên cấp nền tảng nền hành chính số, tài chính số, là những hướng đi mới để nâng cao thị trường tài chính của các DN theo xu hướng hiện nay. Ngoài ra, DN có thể ứng dụng CNTT để quản lý chuỗi cung ứng, thanh toán an toàn cho các nhà cung cấp, tận dụng uy tín của người mua để tiếp cận nguồn vốn ngân hàng - Nâng cao năng lực marketing: Sử dụng Internet để thực hiện marketing số, hiêu ứng điện tử, truyền thông xã hội để quãng bá hình ảnh DN và sản phẩm. Internet tiết kiệm tối thiểu chi phí và đem lại hiệu quả lớn hơn nhiều so với phương pháp gửi quảng cáo bằng thư truyền thống: không tem, không bao bì, không tốn giấy và các chi phí khác. - Nâng cao năng lực tổ chức quản lý: Thực hiện các công cụ điều hành DN dựa trên nền tảng ứng dụng CNTT toàn diện và tích hợp; thực hiện tiêu chuẩn hóa, số hóa tài nguyên và chú trọng phát triển những kiến thức, kỹ năng nguồn nhân lực, 19 như: năng lực về ngoại ngữ; kiến thức cơ bản về văn hoá, xã hội, lịch sử trong kinh doanh quốc tế; giao tiếp quốc tế và xử lý sự khác biệt về văn hoá trong kinh doanh; thông lệ và luật pháp quốc tế trong lĩnh vực /ngành kinh doanh. - Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết bị hiện đại để DN triển khai thực hiện việc ứng dụng CNTT và tự động hóa; chú trọng đầu tư hạ tầng mạng và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_tac_dong_cua_cong_nghe_thong_tin.pdf
Tài liệu liên quan