PHẦN MỞ ĐẦU.1
CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI
THưỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NưỚC Ở ĐỊA PHưƠNG CẤP
HUYỆN .7
1.1. Chi thường xuyên nhân sách nhà nước ở địa phương cấp huyện.7
1.1.1. Khái niệm chi thường xuyên nhân sách nhà nước ở địa phương cấp huyện . 7
1.1.2. Vai trò của chi thường xuyên nhân sách nhà nước ở địa phương cấp huyện .8
1.1.3. Nội dung chi thường xuyên nhân sách nhà nước ở địa phương cấp huyện .9
1.1.4. Điều kiện cấp phát, thanh toán các khoản chi thường xuyên nhân sách nhà
nước ở địa phương cấp huyện .9
1.2. Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước ở địa phương cấp huyện.10
1.2.1. Khái niệm quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước ở địa phương cấp
huyện.10
1.2.2. Mục tiêu của quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước ở địa phương
cấp huyện.11
1.2.3. Nguyên tắc quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước ở địa phương cấp
huyện.12
1.2.4. Bộ máy quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước ở địa phương cấp
huyện.14
1.2.5. Nội dung quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước ở địa phương cấp
huyện .15
1.2.6. Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước ở địa
phương cấp huyện .23
1.3. Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước ở một số địa
phương và bài học rút ra cho huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.26
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của Thành phố
Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.26
102 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mưu UBND huyện phê duyệt về việc lập dự toán, chấp hành và
quyết toán thu, chi NSNN huyện theo quy định của Pháp luật.
Thực hiện chế độ thông tin báo cáo định kỳ và đột xuất về tài chính, ngân
sách, giá thị trường với UBND huyện và Sở Tài chính.
- KBNN huyện: Thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND huyện quản lý
nhà nước về quỹ NSNN và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý; quản lý
ngân quỹ.
Thực hiện việc thanh toán, chi trả và kiểm soát các khoản chi NSNN căn cứ
vào dự toán được giao, quyết định chi của Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách
nhằm đảm bảo chi đúng quy định.
Thủ trưởng các đơn vị sử dụng ngân sách: Quản lý, sử dụng tiền và tài sản nhà
nước theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức; đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu
quả. Trường hợp vi phạm, tuỳ theo tính chất và mức độ, sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt
hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
37
HĐND huyện, UBND huyện, Phòng TC-KH huyện, KBNN và các đơn vị sử
dụng ngân sách có mối quan hệ mật thiết trong việc điều hành, quản lý chi ngân
sách từ khâu lập, chấp hành và quyết toán chi NSNN, trong đó Phòng TC-KH đóng
vai trò chủ đạo trong việc quản lý chi NSNN của huyện Bố Trạch.
- Chính quyền xã, thị trấn và bộ máy quản lý tài chính tại đơn vị sử dụng
NSNN
+ Lập dự toán CTX ngân sách cấp xã/ của đơn vị theo hướng dẫn của Phòng
TC-KH huyện. Riêng đối với chính quyền cấp xã thì HĐND cấp xã sẽ phê duyệt dự
toán CTX NSNN cấp xã.
+ Tổ chức thực hiện chi và thực hiện việc kiểm soát CTX ngân sách cấp xã/
của đơn vị. Riêng đối với chính quyền cấp xã thì HĐND xã thực hiện giám sát việc
thực hiện CTX NSNN trên địa bàn.
+ Lập quyết toán CTX ngân sách xã/ của đơn vị. Riêng đối với chính quyền
cấp xã thì HĐND xã chịu trách nhiệm phê duyệt quyết toán CTX NSNN.
2.3. Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện Bố Trạch
2.3.1. Thực trạng lập dự toán chi thường xuyên
2.3.1.1. Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại
huyện Bố Trạch
Định mức CTX là một căn cứ rất quan trọng trong xây dựng dự toán và là
công cụ hữu hiệu để kiểm soát chi ngân sách. Hiện nay trong xây dựng dự toán,
tại tỉnh Quảng Bình đang áp dụng Nghị quyết số 43/2016/NQ-HĐND ngày
20/12/2016 của HĐND tỉnh về ban hành định mức phân bổ dự toán CTX ngân
sách tỉnh Quảng Bình năm 2017 và thời kỳ ổn định ngân sách 2017-2020 theo
quy định của Luật NSNN.
- Các khoản chi được xây dựng theo tiêu chí dân số và có phân theo vùng: Chi
sự nghiệp giáo dục; Chi sự nghiệp đào tạo và dạy nghề; Chi sự nghiệp y tế; Chi
quản lý hành chính; Chi sự nghiệp văn hóa-thông tin; Chi sự nghiệp phát thanh
truyền hình; Chi sự nghiệp thể dục thể thao; Chi sự nghiệp đảm bảo xã hội; Chi
quốc phòng; Chi an ninh; Chi trợ giá, trợ cước.
38
- Định mức phân bổ chi sự nghiệp khoa học công nghệ.
- Định mức phân bổ chi sự nghiệp kinh tế: Theo mức bằng 10% CTX các lĩnh
vực chi đã tính được theo định mức phân bổ dự toán chi ngân sách.
- Định mức phân bổ chi sự nghiệp hoạt động môi trường: Trên cơ sở tổng dự
toán chi sự nghiệp môi trường của ngân sách huyện (85%). Chi sự nghiệp môi
trường của ngân sách huyện được phân bổ theo các tiêu chí sau: Dành 48% phân bổ
theo số dân số đô thị và mật độ dân số; Dành 45% phân bổ cho yếu tố tác động môi
trường của sản xuất công nghiệp theo giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn từng
địa phương; Dành 2% phân bổ đảm bảo môi trường khu bảo tồn thiên nhiên.
- Mức phân bổ CTX khác của ngân sách huyện: Phân bổ theo tỷ trọng (bằng 0,5%)
tổng các khoản CTX đã tính được theo định mức phân bổ dự toán chi ngân sách.
- Dự phòng ngân sách: Căn cứ vào khả năng NSNN, huyện được phân bổ dự
phòng ngân sách địa phương theo 1 tỷ lệ thống nhất đảm bảo theo quy định của
Luật NSNN (từ 2-5% tổng chi ngân sách).
Định mức CTX hiện nay có những ưu điểm là:
- Định mức phân bổ thường xuyên được xem xét điều chỉnh một cách linh
hoạt khi có những thay đổi về các chế độ, chính sách. Định mức quy định cụ thể
mức phân bổ chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể; chi sự nghiệp giáo dục-đào
tạo, chi sự nghiệp y tế,... tạo nên sự thống nhất cao, dễ dàng quản lý.
- Định mức phân bổ được xây dựng với các tiêu chí phân bổ cụ thể, rõ ràng,
đơn giản và đảm bảo tính công bằng, hợp lý giữa các địa phương, đơn vị; có ưu tiên
vùng sâu, vùng xa, các đơn vị có biên chế ít, đảm bảo được tính công bằng, minh
bạch; khắc phục tình trạng “xin-cho” trong công tác quản lý.
Tuy nhiên, công tác xây dựng định mức cũng có những hạn chế như chưa có
cơ sở khoa học rõ ràng, chưa có định mức chi tiêu cụ thể, chưa định mức được hết
các nhiệm vụ chi đặc thù ở các cơ quan, đơn vị vẫn còn mang tính ước lượng bình
quân, chưa sát với thực tiễn gây nên sự khó khăn khi chấp hành dự toán.
2.3.1.2. Trình tự thực hiện lập dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước
tại huyện Bố Trạch
39
Hàng năm, căn cứ vào hướng dẫn của Bộ Tài chính về xây dựng dự toán chi
NSNN địa phương; Chỉ thị của UBND tỉnh Quảng Bình về xây dựng dự toán
NSNN, Phòng TC-KH huyện Bố Trạch tham mưu UBND huyện phương án tài
chính-ngân sách trình HĐND huyện giao cho các xã, thị trấn; phương án phân bổ
ngân sách theo từng lĩnh vực, chương trình KT-XH của huyện.
Phòng TC-KH có trách nhiệm hướng dẫn các xã, thị trấn, các đơn vị dự toán
và các đơn vị thụ hưởng NSNN lập dự toán chi NSNN hằng năm theo quy định của
Luật NSNN.
Phương thức quản lý chi ngân sách tại tỉnh Quảng Bình nói chung và huyện
Bố Trạch nói riêng chủ yếu là theo yếu tố vào, lập dự toán CTX được tiến hành
trong thời gian cố định mỗi năm một lần. Hiện nay, nhằm tăng tính tự chủ, tự chịu
trách nhiệm cho các địa phương, tỉnh Quảng Bình áp dụng phương pháp xây dựng
dự toán theo thời kỳ ổn định ngân sách.
Thời kỳ ổn định ngân sách địa phương là thời kỳ ổn định tỷ lệ phần trăm (%)
phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách và số bổ sung cân đối từ ngân
sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới trong thời gian 05 năm, trùng với kỳ kế hoạch
phát triển KT-XH 05 năm hoặc theo quyết định của Quốc hội.
Trình tự thực hiện lập dự toán NSNN vào năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách
tại huyện Bố Trạch được thể hiện ở hình sau đây:
40
Hình 2.2: Quy trình xây dựng dự toán CTX NSNN huyện Bố Trạch
SNguồn: Thông tin từ Phòng TC-KH huyện Bố Trạch
Trong giai đoạn này, Phòng TC-KH huyện dựa vào những căn cứ ở trên, dự
toán của các đơn vị cấp mình quản lý và tình hình thực tế của địa phương để lập dự
toán tham mưu UBND huyện trình HĐND phê duyệt vào kỳ họp cuối năm. Dự toán
chi ngân sách của huyện năm kế hoạch được gửi cho Sở Tài chính tổng hợp. Đơn vị
dự toán cấp huyện chủ động trong việc xây dựng dự toán của cấp mình, trong
trường hợp có sự thay đổi về chính sách trong thời kỳ ổn định ngân sách thì cấp
huyện trực tiếp làm việc và thống nhất với Sở Tài chính.
Phòng TC-KH huyện giao các xã, thị trấn, đơn vị sử dụng ngân sách số dự toán
CTX NSNN năm kế hoạch
Các xã, thị trấn, đơn vị sử dụng ngân sách lập dự toán CTX NSNN của mình và
gửi lên Phòng TC-KH huyện
Phòng TC-KH huyện tổng hợp, xây dựng dự toán chi NSNN toàn huyện, trình
thường trực UBND huyện xem xét phê duyệt; sau đó trình HĐND xem xét
HĐND huyện phê duyệt dự toán, trình cơ quan tài chính cấp trên phê duyệt
Cơ quan tài chính cấp trên xem xét, phê duyệt, gửi UBND huyện tổ chức thực
hiện dự toán
UBND huyện chỉ đạo Phòng TC-KH xây dựng phương án phân bổ CTX NSNN cho
các xã, thị trấn, đơn vị sử dụng ngân sách
Phòng TC-KH giao dự toán CTX cho các xã, thị trấn, đơn vị sử dụng ngân sách
thực hiện; Đồng thời, gửi dự toán tới KBNN huyện làm căn cứ thanh toán
41
Những năm giai đoạn 2016-2018, trên địa bàn huyện vẫn còn tồn tại một số
đơn vị lập dự toán chưa đạt yêu cầu, chưa tuân thủ kịp thời thời gian xây dựng dự
toán, thường muộn hơn thời gian quy định, gây ảnh hưởng đến quy trình lập dự toán
chung của toàn huyện.
Giai đoạn 2016-2018 là giai đoạn thực hiện thời kỳ ổn định NSNN, đồng thời
cũng là giai đoạn thực hiện các mục tiêu phát triển KH-XH của huyện Bố Trạch
theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII và kế hoạch 5 năm 2016-
2020. Vì vậy, dự toán CTX NSNN của huyện trong giai đoạn này được xây dựng
dựa trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện thu chi ngân sách của những năm trước
đó, mục tiêu phát triển KT-XH của huyện và những định hướng của Trung ương,
tỉnh trong lập dự toán ngân sách hàng năm.
Bảng 2.2: Dự toán CTX NSNN huyện Bố Trạch giai đoạn 2016-2018
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017
+/- % +/- %
Dự toán 499.686 684.220 678.802 184.534 36,93 -5.418 -0,8
(Nguồn: Dự toán CTX NSNN huyện Bố Trạch giai đoạn 2016-2018)
Bảng 2.2 cho thấy sự biến động theo chiều hướng tăng lên qua các năm đối
với dự toán tổng số CTX NSNN huyện Bố Trạch. Năm 2016, dự toán CTX ngân
sách huyện là 499.686 triệu đồng. Năm 2017 là 684.220 triệu đồng, tăng 36.93% so
với năm 2016. Năm 2018 con số này là 678.802 triệu đồng, giảm 0.8% so với dự
toán năm 2017.
Số liệu bảng 2.3 phía dưới cho thấy cơ cấu phân bổ dự toán CTX NSNN của
huyện là rất lớn trong cơ cấu tổng chi cân đối ngân sách.
Năm 2016, dự toán CTX đã tăng lên 499.686 triệu đồng, tỷ trọng tăng lên
83,55 so với tổng chi cân đối ngân sách được dự toán. Năm 2017, dự toán CTX tiếp
tục tăng lên 684.220 triệu đồng với tỷ trọng tiếp tục tăng lên 87,64%. Năm 2018, dự
toán CTX giảm nhẹ xuống còn 678.802 triệu đồng với tỷ trọng là 82,79% trong
tổng chi cân đối ngân sách.
42
Bảng 2.3. Cơ cấu phân bổ dự toán CTX NSNN tại huyện Bố Trạch giai đoạn 2016-2018
ĐVT: Triệu đồng
Stt Nội dung Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017
Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- %
Chi cân đối ngân sách 598.101 100 780.734 100 819.910 100 12.797 2,37 11.334 2,05
Chi thường xuyên
Trong đó:
499.686 83.55 684.220 87.64 678.802 82.79 184.534 36,93 -5.418 -0,79
1 Chi Quốc phòng, an ninh 7.003 1,17 10.845 1,39 13.654 1,67 3.842 54,86 2.809 25,9
3 Chi giáo dục, đào tạo và dạy nghề 275.962 246,14 358.035 45,86 376.492 45,92 82.073 29,74 18.457 5,16
5 Chi y tế, dân số và gia đình 17.974 3,01 66.532 8,52 55.437 6,76 48.558 2,7 -11.095 -16,68
6 Chi văn hóa, thông tin- TDTT 1.464 0,24 2.411 0,31 2.405 0,29 947 64,69 -6 -0,25
7 Chi sự nghiệp phát thanh, truyền
hình, thông tấn
916 0,15 1.248 0,16 1665 0,2 332 36,24 417 33,41
9 Chi bảo vệ môi trường 2.386 0,4 5.566 0,71 9.856 1,2 3.180 133,28 4.290 77,08
10 Chi các hoạt động kinh tế 30.213 5,05 39.952 5,12 35.921 4,38 9.739 32,23 -4.031 -10,09
11 Chi hoạt động của các cơ quan quản
lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể
121.060 20,24 159.487 20,43 138.294 16,87 38.427 31,74 -21.193 -13,29
12 Chi đảm bảo xã hội 37.931 6,34 34.836 4,46 38.813 4,73 -3.095 -8,16 3.977 11,42
13 Các khoản chi khác theo quy định
của pháp luật
4.777 0,8 5.308 0,68 6.265 0,76 531 11,12 957 18,03
(Nguồn: Dự toán chi NSNN huyện Bố Trạch giai đoạn 2016-2018)
43
Trong số các nhóm CTX NSNN tại huyện Bố Trạch thì dự toán chi lớn nhất
thuộc về 02 nhóm, bao gồm: Chi giáo dục, đào tạo và dạy nghề (chiếm trung bình
khoảng 54%); Chi hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể
(chiếm trung bình khoảng 23%). Trong khi đó, một số sự nghiệp quan trọng như: chi
sự nghiệp kinh tế, chi sự nghiệp y tế thì số dự toán hàng năm lại rất thấp. Qua đó có thể
thấy sự mất cân đối trong cơ cấu dự toán CTX của huyện trong những năm qua.
Nhận xét chung về công tác lập dự toán CTX NSNN huyện Bố Trạch có thể
thấy rằng, quá trình lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách theo định mức chi của
tỉnh, phù hợp với định hướng phát triển KT-XH của địa phương và đảm bảo trình tự
trong các khâu lập dự toán theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong quá trình
thực hiện vẫn còn tình trạng bổ sung ngoài dự toán cho các đơn vị làm cho ngân
sách có lúc bị động khó cân đối nguồn và điều này cho thấy khâu lập dự toán của
các đơn vị chưa chặt chẽ, chưa sát với nhiệm vụ và nhu cầu chi tiêu. Bên cạnh đó,
việc triển khai lập dự toán theo thời kỳ ngân sách tại địa phương còn mang tính hình
thức, năm sau tương tự năm trước, chưa dự đoán được những phát sinh và kế hoạch
phát triển chưa rõ ràng, hiệu quả. Điều này dẫn đến việc bổ sung ngân sách phát
sinh còn nhiều, chưa phát huy hết trách nhiệm cũng như hiệu quả tính tự chủ trong
hoạt động quản lý và sử dụng NSNN của các cơ quan, đơn vị.
2.3.2. Thực trạng chấp hành dự toán chi thường xuyên
Việc quản lý chi NSNN theo kế hoạch hàng năm cho phép tính toán các chi
tiêu tương ứng với năng lực thực tế. Cách làm đó có thuận lợi là dễ làm, ít phải điều
chỉnh dự toán và nếu có thì mức độ điều chỉnh không lớn so với khi xây dựng dự
toán. Song trong điều hành ngân sách khó khăn vì có nhiều công việc kéo dài trong
nhiều năm, nhưng kết thúc từng năm, phải quyết toán chi tiêu năm đó trong khi
công việc chưa kết thúc.
UBND huyện căn cứ vào Nghị quyết của HĐND huyện ban hành Quyết định
giao nhiệm vụ thu, chi NSNN năm kế hoạch. UBND huyện phân bổ chi tiết dự toán
CTX ngân sách huyện theo mục lục NSNN gửi KBNN huyện để làm căn cứ thanh
toán và kiểm soát chi.
44
Phòng TC-KH huyện thẩm tra nhu cầu sử dụng kinh phí của các tổ chức, đơn vị,
bố trí theo nguồn dự toán năm, quý để đáp ứng nhu cầu chi. Trong quá trình thực hiện,
đơn vị được điều chỉnh các nội dung chi, nhóm mục chi trong dự toán chi được cấp có
thẩm quyền giao cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị mình, đồng thời gửi cơ
quan quản lý cấp trên và KBNN nơi đơn vị mở tài khoản để theo dõi, quản lý, thanh và
quyết toán. Nguyên tắc chi phải đảm bảo các điều kiện: đã được ghi trong dự toán,
đúng chế độ, tiêu chuẩn và định mức quy định, được người có thẩm quyền quyết định
chi. Kết thúc năm ngân sách, kinh phí do ngân sách chi hoạt động thường xuyên chưa
sử dụng hết đơn vị được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng.
(1) (2)
(3) (5) (6) (7)
(4) (9)
(5)
(5) (3) (8) (6)
(2) (1)
Hình 2.3: Sơ đồ chấp hành CTX NSNN huyện Bố Trạch
Nguồn: Thông tin từ Phòng TC-KH huyện Bố Trạch
Tổ chức, cá
nhân cung
cấp hàng
hóa, dịch
vụ
KBNN
huyện
Phòng TC-
KH huyện
Kế toán
Huyện ủy,
kế toán
UBND và
các đơn vị
dự toán
Kế toán
UBND
huyện và
các đơn vị
dự toán
45
Trong đó:
(1) Tổ chức, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ trình hồ sơ, chứng từ đến kế
toán Huyện ủy, kế toán UBND huyện và các đơn vị dự toán.
(2) Kế toán Huyện ủy, kế toán UBND và các đơn vị dự toán xuất quỹ chi cho
các tổ chức, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ
(3) Kế toán Huyện ủy, kế toán UBND huyện và các đơn vị dự toán lập giấy rút
dự toán đến KBNN
(4), Các tổ chức, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ nộp hồ sơ cho KBNN
(5) KBNN chi chuyển khoản, xuất tiền mặt cho kế toán Huyện ủy, kế toán
UBND huyện, các đơn vị dự toán và các tổ chức, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch
vụ
(6) Kế toán Huyện ủy, kế toán UBND huyện và kế toán các đơn vị dự toán
định kỳ lập báo cáo chi ngân sách tới Phòng TC-KH huyện
(7) Phòng TC-KH huyện giám sát, hướng dẫn kế toán Huyện ủy thực hiện chi
ngân sách
(8) Phòng TC-KH huyện kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, chỉ đạo kế toán
UBND huyện và các đơn vị dự toán thực hiện chi ngân sách
(9) Phòng TC-KH huyện phối hợp trong thực hiện chi ngân sách
Nhìn chung việc tổ chức thực hiện dự toán NSNN của huyện trong lĩnh vực
CTX thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, bám sát dần dự toán và khả
năng cân đối của ngân sách, công tác tổ chức thực hiện nghiêm túc, công khai, phát
huy được tính chủ động, tinh thần trách nhiệm của các cấp quản lý trong đó có
Phòng TC-KH và KBNN huyện.
46
Bảng 2.4. Tình hình CTX NSNN huyện Bố Trạch giai đoạn 2016-2018
ĐVT: Triệu đồng
Stt Nội dung Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017
Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- %
1 Chi Quốc phòng - an ninh 10.178 1,62 14.489 1,752 19.354 2,39 4.311 43,36 4.865 33,58
- Chi Quốc phòng 7.726 1,23 12.146 1,45 15.749 1,95 4.420 57,21 3.603 29,66
- Chi an ninh 2.452 0,39 2.343 0,27 3.605 0,45 -109 -4,45 1.262 53,86
2 Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và
dạy nghề
313.634 49,9 330.839 39,43 361.852 44,75 12.205 5,49 31.013 9,37
3 Chi sự nghiệp y tế, dân số và kế
hoạch hóa gia đình
21.401 3,40 7.517 0,89 6.340 0,78 -13.884 -64,88 -1.177 -15,66
6 Chi sự nghiệp văn hóa, thông tin,
TDTT
1.667 0,26 2.452 2,5 3.162 0,39 785 47,09 710 28,96
7 Chi sự nghiệp phát thanh, truyền
hình, thông tấn
1.529 0,24 1.440 0,17 1.695 0,21 -89 -5,82 255 17,71
9 Chi sự nghiệp môi trường 601 0,1 2.208 0,26 6.418 0,79 -1.607 -267,39 4.210 190,67
10 Chi các hoạt động kinh tế 33.037 5,26 224.264 26,7 152.219 18,82 191.227 578,83 -72.045 -32,13
11 Chi quản lý hành chính, Đảng,
Đoàn thể
134.770 2,14 163.685 19,50 161.625 19,99 149.915 111,24 -2.060 -1,26
11 Chi trợ giá mặt hàng chính sách 1.578 0,25 1.226 0,15 -352 -22,30
12 Chi sự nghiệp đảm bảo xã hội 108.657 17,29 89.968 10,72 93.280 11,54 -18.689 -17,20 3.812 3,68
13 Các khoản chi khác theo quy định
của pháp luật
1.510 0,24 1.070 0,13 2.710 0,34 -440 -29,14 1.640 153,27
Tổng chi thƣờng xuyên 628.562 100,0 839.159 100 808.655 100,0
(Nguồn: Quyết toán chi NSNN huyện Bố Trạch giai đoạn 2016-2018)
47
a) Về số tổng CTX NSNN huyện
CTX giai đoạn 2016-2018 có xu hướng tăng dần qua các năm và đều vượt dự
toán được giao đầu năm, được cân đối và bảo đảm mức chi tương đối hợp lý. Cụ
thể, năm 2016 thực hiện: 628.562 triệu đồng, bằng 125,8% dự toán; trong đó chi sự
nghiệp kinh tế 33.038 triệu đồng, tăng 9,3% so với dự toán; chi sự nghiệp giáo dục
đào tạo 313.634 triệu đồng, vượt 13,7% so với dự toán; chi quản lý hành chính đạt
134.770 triệu đồng, vượt 11,3% so với dự toán. Năm 2017 thực hiện: 839.159 triệu
đồng, bằng 461,3% dự toán; trong đó chi sự nghiệp kinh tế 224.261 triệu đồng,
giảm 7,6% so với dự toán; chi sự nghiệp giáo dục đào tạo 305.897 triệu đồng, vượt
8% so với dự toán; chi quản lý hành chính đạt 135.598 triệu đồng, vượt 15,27% so
với dự toán. Năm 2018 thực hiện: 808.655 triệu đồng, bằng 119,13% dự toán, trong
đó chi cho sự nghiệp kinh tế 152.219 triệu đồng, vượt 323,8% so với dự toán; chi sự
nghiệp giáo dục đào tạo 361.852 triệu đồng, giảm 3,89% so với dự toán; quản lý
hành chính đạt 161.625 triệu đồng, vượt 16,9% sơ với dự toán.
Theo bảng 2.4, chi cho sự nghiệp giáo dục năm 2018 là 361.852 triệu đồng
tăng lên 0,15 lần so với năm 2016. Tổng chi sự nghiệp Giáo dục-Đào tạo và dạy
nghề giai đoạn 20162018là 1.006.325 triệu đồng, tỷ trọng khoản chi này tương đối
cao, đạt 44,49% trong tổng CTX và đạt 26,97% trong tổng chi ngân sách của huyện,
tốc độ tăng bình quân năm là 5%. Sự nghiệp giáo dục, số chi tăng các cấp ngân sách
do bổ sung nguồn cải cách tiền lương, thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi cho các cơ
sở giáo dục thuộc địa bàn khó khăn, tăng biên chế, hỗ trợ học bổng cho học sinh
dân tộc nội trú, học bổng con hộ nghèo, hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ từ 3-5 tuổi, hõ trợ
miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP và
Nghị định 74/2013/NĐ-CP, tăng chế độ cho giáo viên mầm non ngoài biên chế,
thực hiện chuyển đổi các trường bán công sang công lập, bổ sung nguồn đào tạo cán
bộ cơ sở, cán bộ Hợp tác xã, đào tạo cử tuyển, kinh phí thu hút nhân tài của UBND
tỉnh, kinh phí thực hiện đề án thí điểm tuyển chọn tri thức trẻ tình nguyện về các xã
tham gia phát triển nông thôn miền núi giai đoạn 2015-2020...
48
b) Về cơ cấu CTX NSNN huyện
Hình 2.4: Cơ cấu CTX NSNN huyện Bố Trạch giai đoạn 2016-2018
(Nguồn: Quyết toán chi NSNN huyện Bố Trạch giai đoạn 2016-2018)
So sánh số thực chi và số dự toán chi có thể thấy sự khác biệt tương đối lớn
trong một số khoản chi, ví dụ chênh lệch của chi các hoạt động kinh tế hay chi sự
nghiệp đảm bảo xã hội. Điều này cho thấy chất lượng dự toán CTX NSNN của
huyện những năm qua là chưa cao.
c) Về chi sự nghiệp kinh tế
Hình 2.5: Chi sự nghiệp kinh tế huyện Bố Trạch giai đoạn 2016-2018
(Nguồn: Quyết toán chi NSNN huyện Bố Trạch giai đoạn 2016-2018)
Chi các hoạt
động kinh tế,
Năm 2016,
33,037
Chi các hoạt
động kinh tế,
Năm 2017,
224,264 Chi các hoạt
động kinh tế,
Năm 2018,
152,219
tr
iệ
u
đ
ồ
n
g
49
Chi sự nghiệp kinh tế của huyện Bố Trạch hiện nay tập trung chủ yếu cho lĩnh
vực nông nghiệp, nông thôn: (1) Chi cho thủy lợi phí (thực hiện Nghị định
115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thuỷ lợi; (2) Chi cho sử dụng đất
trồng lúa theo Nghị định 35/2015/NĐ-CP ngày 13/04/2015 của Chính phủ về quản
lý, sử dụng đất trồng lúa; (3) Chi sự nghiệp giao thông, sự nghiệp kiến thiết thị
chính, sự nghiệp môi trường cũng là những khoản chi có tỷ trọng lớn trong tổng chi
sự nghiệp kinh tế hàng năm trên địa bàn huyện.
Có thể thấy rằng, số tăng chi mạnh nhất là chi sự nghiệp kinh tế, năm 2016, số
thực hiện chi là 33.038 triệu đồng (đạt 111,3% dự toán) vào năm 2017 là 224.264
triệu đồng (đạt 561,6% dự toán) tăng đến 578,81% so với năm 2016, đến năm 2018
là 152.219 triệu đồng (đạt 423,76% dự toán) giảm 32,12% so với năm 2017.
Nguyên nhân tăng chủ yếu là do ngân sách cấp trên bổ sung kinh phí cho sự nghiệp
thủy sản (Kinh phí hỗ trợ tàu cá tham gia khai thác hải sản trên các vùng biển xa
theo Quyết định 48/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ).
d) Về chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề
Hình 2.6: Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề giai đoạn 2016-2018
(Nguồn: Quyết toán chi NSNN huyện Bố Trạch giai đoạn 2016-2018)
Series1, Năm
2016, 313,634
Series1, Năm
2017, 330,839
Series1, Năm
2018, 361,852
tr
iệ
u
đ
ồ
n
g
50
Thực tế ngân sách của huyện Bố Trạch đã tập trung cố gắng bố trí các khoản
chi ngoài lương cho công tác giáo dục, nhưng về cơ bản mức chi ngoài lương cho
công tác giáo dục không bảo đảm được mức tối thiểu. Mặt khác, một số khoản chi
được ghi vào CTX ngoài lương đối với giáo dục lại liên quan trực tiếp đến con
người như: chi cho công tác tổ chức các kỳ thi tốt nghiệp, công tác tuyển sinh...
Bên cạnh đó, Chính sách của Nhà nước quan tâm đầu tư tăng mức lương cơ
bản đối với người hưởng lương nói chung và đối với ngành giáo dục nói riêng để
đáp ứng với nhu cầu hiện nay trên cơ sở mặt bằng giá cả thị trường và nhu cầu thực
tế của con người.
Các định mức, tiêu chuẩn, chế độ chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục được
huyện Bố Trạch thực hiện tương đối tốt bảo đảm đúng chế độ, đúng mục đích.
- Công tác quản lý chi cho hoạt động chuyên môn: Nhằm phục vụ trực tiếp
cho hoạt động giảng dạy và học tập, các hoạt động khác của ngành giáo dục - đào
tạo nó có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động giảng dạy của giáo viên và học sinh.
- Chi cho quản lý hành chính ngành giáo dục - đào tạo: Khoản chi này nhằm
duy trì các hoạt động bình thường của bộ máy quản lý ngành giáo dục của huyện Bố
Trạch, các khoản chi này bao gồm: Chi tiền chè, nước tại cơ quan; chi trả tiền điện,
nước phục vụ sinh hoạt tại văn phòng làm việc; chi trả các dịch vụ về thông tin liên
lạc, chi phí giao dịch, tiếp khách; chi hội nghị sơ kết, tổng kết, khánh tiết hội
trường, hội nghị...
- Chi mua sắm, sửa chữa, xây dựng của ngành giáo dục - đào tạo: Hàng năm
do nhu cầu hoạt động, tuổi thọ của các loại công trình, tài sản dùng cho hoạt động
hành chính, giảng dạy, học tập tại các nhà trường, các cơ quan hành chính ngành
giáo dục đều xuống cấp. Do đó thường phát sinh nhu cầu về chi kinh phí để khắc
phục, sửa chữa hoặc đầu tư xây dựng để phục hồi giá trị tài sản đã xuống cấp đáp
ứng nhu cầu sử dụng. Kinh phí sử dụng cho mua sắm, sửa chữa, xây dựng được xác
định trên cơ sở tỷ lệ phần trăm trên nguyên giá của tài sản cố định hiện tại của
ngành giáo dục.
51
e) Về chi sự nghiệp y tế, dân số và kế hoạch hóa gia đình
Hình 2.7: Chi sự nghiệp y tế, dân số và kế hoạch hóa gia đình 2016-2018
(Nguồn: Quyết toán chi NSNN huyện Bố Trạch giai đoạn 2016-2018)
Những năm qua, công tác y tế luôn được Chính phủ quan tâm, đặc biệt là đối
tượng người nghèo không có việc làm ổn định, các đối tượng đang sinh sống ở những
vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa ít có điều kiện tiếp xúc với các dịch vụ y tế công
cộng. Huyện Bố Trạch là một huyện nằm ở trung tâm của tỉnh Quảng Bình, có vai trò
quan trọng trong phát triển KT-XH tỉnh, tuy nhiên, chi ngân sách đầu tư cho sự nghiệp
y tế, dân số và kế hoạch hóa gia đình những năm qua rất thấp và có xu hướng giảm.
Điều này khiến cho hệ thống cơ sở y tế trên địa bàn huyện hiện nay phần lớn là yếu
kém, không đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân. Đồng thời, xuất
hiện những vấn đề yếu kém về dân số, lao động, chất lượng nguồn nhân lực.
f) Chi quản lý hành chính, Đảng, Đoàn thể
Những năm qua, huyện đã nỗ lực
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_chi_thuong_xuyen_ngan_sach_nha_nuoc_tai_huy.pdf