DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.
DANH MỤC BẢNG BIỂU .
DANH MỤC HÌNH VẼ .
MỞ ĐẦU .1
CHưƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN.6
1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ DỰ ÁN VÀ QUẢN
LÝ DỰ ÁN .6
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ ÁN VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN
1.2.1. Dự án.
1.2.2. Quản lý dự án .
1.3. NỘI DUNG QUẢN LÝ DỰ ÁN .
1.3.1. Lập dự án đầu tư.
1.3.2. Thẩm định và ra quyết định đầu tư dự án
1.3.3. Giám sát và kiểm soát thực thi dự án
1.4. CÁC MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN
1.4.1. Mô hình Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án
1.4.2. Mô hình thuê tư vấn quản lý dự án
1.4.3. Mô hình quản lý dự án cụ thể trong doanh nghiệp .
24 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý dự án tại tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị bộ quốc phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áp EVM)Error! Bookmark
not defined.
1.5.3. Công cụ quản lý chất lƣợng dự án Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... Error! Bookmark not defined.
2.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ........................ Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Xác định vấn đề nghiên cứu .......... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Thu thập dữ liệu ............................ Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Phân tích và tổng hợp kết quả nghiên cứuError! Bookmark not
defined.
2.2. PHƢƠNG PHÁP TIẾP CẬN ........................ Error! Bookmark not defined.
2.3. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN DỮ LIỆUError! Bookmark not
defined.
2.3.1. Địa điểm nghiên cứu ..................... Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Nguồn dữ liệu ................................ Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI TỔNG
CÔNG TY ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ BỘ QUỐC PHÒNGError! Bookmark not defined.
3.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN NHÀ
VÀ ĐÔ THỊ BỘ QUỐC PHÒNG (MHDI) .......... Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Đầu tƣ Phát
triển Nhà và Đô thị Bộ Quốc phòng (MHDI)Error! Bookmark not
defined.
3.1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanhError! Bookmark
not defined.
3.1.3. Cơ cấu tổ chức ............................... Error! Bookmark not defined.
3.1.4. Cơ cấu lao động............................. Error! Bookmark not defined.
3.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA MHDI GIAI ĐOẠN 2010
- 2015 .................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Vị trí, vai trò của Tổng công ty đóng góp vào sự phát triển của
hoạt động sản xuất, xây dựng kinh tế trong quân độiError! Bookmark
not defined.
3.2.2. Chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ của MHDIError! Bookmark not
defined.
3.2.3. Thị trƣờng và thị phần của MHDI Error! Bookmark not defined.
3.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của MHDI giai đoạn 2010 - 2015
................................................................. Error! Bookmark not defined.
3.2.5. Thuận lợi, khó khăn và những nguyên nhânError! Bookmark not
defined.
3.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI MHDI GIAI ĐOẠN
2010 - 2015 ........................................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Các dự án do MHDI thực hiện giai đoạn 2010 - 2015........... Error!
Bookmark not defined.
3.3.2. Mô hình tổ chức quản lý dự án và quy trình triển khai một dự án
đầu tƣ tại MHDI ...................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.3. Công tác lập dự án đầu tƣ tại MHDIError! Bookmark not
defined.
3.3.4. Thực hiện thẩm định dự án và ra quyết định tại MHDI......... Error!
Bookmark not defined.
3.3.5. Công tác giám sát và kiểm soát thực hiện dự án (Quản lý thi công
xây dựng công trình) tại MHDI .............. Error! Bookmark not defined.
3.4. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI MHDI TRONG THỜI
GIAN QUA ........................................................... Error! Bookmark not defined.
3.4.1. Những kết quả đạt đƣợc ................ Error! Bookmark not defined.
3.4.2. Tồn tại, hạn chế ............................. Error! Bookmark not defined.
3.4.3. Nguyên nhân ................................. Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI
TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ BỘ QUỐC
PHÒNG ........................................................................ Error! Bookmark not defined.
4.1. MÔI TRƢỜNG PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠO ĐIỀU KIỆN CHO
MHDI HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN ............ Error! Bookmark not defined.
4.2. CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN CỦA MHDI .. Error! Bookmark not defined.
4.3. HỆ THỐNG QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN
CỦA MHDI .......................................................... Error! Bookmark not defined.
4.3.1. Công tác quản lý dự án phải tuân thủ những quy định của pháp
luật, đảm bảo tính hợp pháp .................... Error! Bookmark not defined.
4.3.2. Công tác quản lý dự án phải đảm bảo xem xét, đánh giá toàn diện
các nội dung trong từng giai đoạn của dự ánError! Bookmark not
defined.
4.3.3. Công tác quản lý dự án phải đƣợc hoàn thiện theo hƣớng chuyên
nghiệp hóa, hiện đại hóa.......................... Error! Bookmark not defined.
4.3.4. Công tác quản lý dự án phải giải quyết hài hòa các mối quan hệ
trong tổ chức thực hiện dự án.................. Error! Bookmark not defined.
4.3.5. Công tác quản lý dự án phải đảm bảo tính kịp thời, nắm bắt cơ hội
đầu tƣ có hiệu quả ................................... Error! Bookmark not defined.
4.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI MHDI ........................... Error! Bookmark not defined.
4.4.1. Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lƣợng trong công tác quản lý dự
án tại MHDI ............................................ Error! Bookmark not defined.
4.4.2. Nâng cao chất lƣợng nhân lực Quản lý dự án của MHDI ..... Error!
Bookmark not defined.
4.4.3. Nâng cao chất lƣợng công tác thẩm tra, thẩm định và phê duyệt
các dự án đầu tƣ ...................................... Error! Bookmark not defined.
4.4.4. Hoàn thiện công tác lựa chọn nhà thầuError! Bookmark not
defined.
4.4.5. Hoàn thiện công tác quản lý chất lƣợng thi công xây dựng .. Error!
Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................................. Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 11
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quản lý dự án là một quá trình phức tạp, không có sự lặp lại, khác hoàn
toàn so với việc quản lý công việc thƣờng ngày của một nhà hàng, một công
ty sản xuất hay một nhà máy - bởi tính lặp đi lặp lại, diễn ra theo các quy tắc
chặt chẽ và đƣợc xác định rõ của công việc. Trong khi đó, công việc của quản
lý dự án và những thay đổi của nó mang tính duy nhất, không lặp lại, không
xác định rõ ràng và không có dự án nào giống dự án nào. Mỗi dự án có địa
điểm khác nhau, không gian và thời gian khác nhau, thậm chí trong quá trình
thực hiện dự án còn có sự thay đổi mục tiêu, ý tƣởng từ chủ đầu tƣ. Cho nên,
việc điều hành quản lý dự án cũng luôn thay đổi linh hoạt, không có công
thức nhất định.
Trong khoảng một thập niên trở lại đây, cùng với xu hƣớng hội nhập
khu vực hóa, toàn cầu hóa trong mọi lĩnh vực kinh tế và cả lĩnh vực đầu tƣ
xây dựng, công tác quản lý đầu tƣ xây dựng ngày càng trở nên phức tạp đòi
hỏi phải có sự phối hợp của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều đối tác và nhiều bộ
môn liên quan. Do đó, công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng đòi hỏi phải có
sự phát triển sâu rộng, và mang tính chuyên nghiệp hơn mới có thể đáp ứng
nhu cầu xây dựng các công trình dân dụng ở nƣớc ta trong thời gian tới. Điều
này không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của Đảng và Nhà nƣớc, mà còn tùy thuộc vào
sự phấn đấu, không ngừng nâng cao chất lƣợng, chuyên môn của bản thân các
doanh nghiệp xây dựng, nhằm tạo ra hiệu quả cao nhất cho các dự án xây
dựng công trình, đem lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội cho đất nƣớc.
Tổng công ty Đầu tƣ Phát triển Nhà và Đô thị Bộ Quốc phòng - MHDI
là doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh thuộc Bộ Quốc phòng,
đƣợc Nhà nƣớc đầu tƣ 100% vốn, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công
ty con do Bộ Quốc phòng quyết định thành lập.
Tổng công ty Đầu tƣ Phát triển Nhà và Đô thị Bộ Quốc phòng đặt dƣới
sự quản lý, điều hành trực tiếp của Thủ trƣởng Bộ Quốc phòng nhằm thực
hiện các nhiệm vụ do Bộ Quốc phòng giao và các hoạt động sản xuất kinh
doanh khác gồm:
- Chuẩn bị đầu tƣ các dự án và tổ chức quản lý, thực hiện các dự án
đầu tƣ xây dựng các khu nhà ở, khu đô thị mới phục vụ chính sách nhà ở cho
cán bộ quân đội và kinh doanh theo cơ chế thị trƣờng; Thực hiện các dự án tái
định cƣ; Quản lý, vận hành khai thác dịch vụ nhà ở, khu đô thị mới sau đầu
tƣ; Tƣ vấn khảo sát thiết kế; Thi công xây lắp công trình; Sản xuất và kinh
doanh vật liệu xây dựng;
- Bán nhà thuộc sở hữu Nhà nƣớc theo Nghị định 34/CP ngày
15/09/2013 (Trước là Nghị định 61/CP ngày 05/07/1994) của Chính phủ và
triển khai thực hiện Quyết định 20/2000/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ
về chính sách nhà ở cho cán bộ trên địa bàn Thành phố Hà Nội; Bàn giao các
khu tập thể Quân đội do Tổng công ty đang quản lý ra Thành phố Hà Nội
quản lý
Là cán bộ trực tiếp làm việc tại Ban quản lý dự án của Tổng công ty
Đầu tƣ phát triển nhà và đô thị Bộ Quốc phòng, tôi rất quan tâm và muốn tìm
cách nâng cao hiệu quả quản lý dự án cho Tổng công ty. Do đó, tôi chọn
nghiên cứu đề tài: “Quản lý dự án tại Tổng công ty Đầu tư Phát triển Nhà
và Đô thị Bộ Quốc phòng” để viết luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản trị
công nghệ và Phát triển doanh nghiệp.
Chƣơng trình thạc sĩ Quản trị công nghệ và Phát triển doanh nghiệp là
chƣơng trình mới có tính liên ngành, đƣợc thiết kế và giảng dạy tại Việt Nam
do Đại học Quốc gia Hà Nội cấp bằng theo nguyên tắc đảm bảo chất lƣợng và
chuẩn đầu ra. Mục tiêu của chƣơng trình là đào tạo ra các nhà quản trị công
nghệ, giám đốc điều hành về công nghệ cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc và
doanh nghiệp. Chƣơng trình đã tích hợp đƣợc các tri thức liên ngành từ quản
lý kinh tế, quản trị kinh doanh tới quản trị công nghệ và phát triển doanh
nghiệp theo một trục tri thức thống nhất tập trung vào vấn đề phát triển công
nghệ và doanh nghiệp, nhằm tạo điều kiện cho ngƣời học có cơ hội đƣợc học
tập, khám phá tri thức mới, song cũng khuyến khích khả năng tự học và rèn
luyện các kỹ năng tổng hợp lý luận và vận dụng lý luận một cách sáng tạo vào
thực tiễn công tác đa dạng và luôn biến động.
Đề tài: “Quản lý dự án tại Tổng công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô
thị Bộ Quốc phòng” nhằm đánh giá công tác quản lý dự án hiện tại của Tổng
công ty và đề xuất các giải pháp hoàn thiện phƣơng thức quản lý dự án góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và phát triển Tổng công ty.
Nội dung đề tài nghiên cứu trả lời hai câu hỏi lớn:
Một là, Thực trạng công tác quản lý dự án hiện tại của MHDI đƣợc
thực hiện nhƣ thế nào?
Hai là, Có các giải pháp nào có thể đề xuất nhằm hoàn thiện công tác
quản lý dự án của MHDI?
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
a) Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu là thông qua việc xem xét, đánh giá thực trạng
công tác quản lý các dự án của Tổng công ty Đầu tƣ Phát triển Nhà và Đô thị
Bộ Quốc phòng để đề ra các giải pháp giúp hoàn thiện và nâng cao công tác
quản lý dự án tại Tổng công ty, đồng thời kiến nghị với Bộ Quốc phòng biện
pháp nhằm mở rộng, phát triển hoạt động quản lý dự án cho Tổng công ty
trong giai đoạn tới.
b) Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu và tổng hợp các vấn đề lý luận và thực tiễn về về dự án,
quản lý dự án;
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án của Tổng công ty Đầu
tƣ Phát triển Nhà và Đô thị Bộ Quốc phòng hiện nay, nêu ra những vấn đề bất
cập cần giải quyết trong thực hiện quản lý dự án;
- Đề xuất nhóm giải pháp phù hợp tình hình thực tiễn nhằm nâng cao
hiệu quả đầu tƣ, mang lại thành công cao cho hoạt động quản lý dự án tại
Tổng công ty Đầu tƣ Phát triển Nhà và Đô thị Bộ Quốc phòng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu:
Các hoạt động quản lý dự án mà Tổng công ty Đầu tƣ phát triển nhà và
đô thị Bộ Quốc phòng đang triển khai và tổ chức thực hiện.
b) Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung, luận văn tập trung nghiên cứu về quản lý dự án, đặc
biệt là quản lý dự án trong lĩnh vực xây dựng và các giải pháp hoàn thiện
công tác quản lý dự án.
- Về không gian, luận văn nghiên cứu hoạt động quản lý các dự án
do Tổng công ty Đầu tƣ Phát triển Nhà và Đô thị Bộ Quốc phòng thực hiện.
- Về thời gian, luận văn giới hạn nghiên cứu công tác quản lý dự án
trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2015 của Tổng công ty Đầu tƣ Phát
triển Nhà và Đô thị Bộ Quốc phòng.
4. Những đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về dự án và quản lý dự án;
- Khái quát đƣợc thực trạng công tác quản lý dự án của Tổng công ty
Đầu tƣ phát triển nhà và đô thị Bộ Quốc phòng (MHDI);
- Phân tích, đánh giá về các hoạt động quản lý dự án tại MHDI;
- Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện hoạt động quản lý dự án tại
MHDI.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung luận văn đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng:
Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về quản lý dự án
Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3. Thực trạng công tác quản lý dự án tại Tổng công ty Đầu tƣ Phát
triển Nhà và Đô thị Bộ Quốc phòng
Chƣơng 4. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án tại Tổng công ty Đầu
tƣ Phát triển Nhà và Đô thị Bộ Quốc phòng
CHƢƠNG 1.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN
1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ DỰ ÁN VÀ
QUẢN LÝ DỰ ÁN
Quản lý dự án hay còn đƣợc gọi là quản lý dự án đầu tƣ đã đƣợc nhiều
nhà khoa học nghiên cứu, tìm hiểu và đã có nhiều công trình nghiên cứu ở
nhiều góc độ và phân tích, đánh giá cả về lý luận cũng nhƣ các kỹ thuật phân
tích đƣợc sử dụng trong đánh giá tài chính dự án.
Quản lý dự án ra đời từ những năm 1950 của thế kỷ XX, khởi đầu từ
lĩnh vực quân sự Mỹ, ngày nay đã phát triển và đƣợc ứng dụng rộng rãi trong
tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội. Với tƣ cách là một ngành khoa
học, quản lý dự án phát triển từ những ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau
nhƣ xây dựng, kỹ thuật và quốc phòng. Ở Hoa Kỳ, hai ông tổ của quản lý dự
án là Henry Gantt, đƣợc gọi là cha đẻ của kỹ thuật lập kế hoạch và kiểm soát,
ngƣời đã cống hiến hiểu biết tuyệt vời của mình bằng việc sử dụng biểu đồ
Gantt nhƣ là một công cụ quản lý dự án, và Henri Fayol ngƣời tìm ra 5 chức
năng của quản lý, là cơ sở cho những kiến thức cốt lõi liên quan đến quản lý
dự án và quản lý chƣơng trình. Các dự án đã đƣợc quản lý trên một nền tảng
đặc biệt bằng cách sử dụng chủ yếu là biểu đồ Gantt (Gantt Charts), cùng các
kỹ thuật và các công cụ phi chính thức. Tại thời điểm đó, hai mô hình toán
học để lập tiến độ của dự án đã đƣợc phát triển. "Phƣơng pháp Đƣờng găng"
(tiếng Anh là Critical Path Method, viết tắt là CPM) phát triển ở liên doanh
giữa công ty Dupont và công ty Remington Rand để quản lý các dự án bảo vệ
thực vật và hóa dầu. Và "Kỹ thuật đánh giá và xem xét chƣơng trình (dự án)"
(tiếng Anh là Program Evaluation and Review Technique hay viết tắt là
PERT), đƣợc phát triển bởi hãng Booz-Allen & Hamilton thuộc thành phần
của Hải quân Hoa Kỳ (hợp tác cùng với công ty Lockheed) trong chƣơng
trình chế tạo tên lửa Polaris trang bị cho tàu ngầm. Năm 1969, Viện Quản lý
Dự án (PMI) đã đƣợc thành lập để phục vụ cho lợi ích của kỹ nghệ quản lý dự
án. Những tiền đề của Viện Quản lý dự án (PMI) là những công cụ và kỹ
thuật quản lý dự án đƣợc chia sẻ bằng nhau giữa các ứng dụng phổ biến trong
những dự án từ ngành công nghiệp phần mềm cho tới ngành công nghiệp xây
dựng. Trong năm 1981, Ban giám đốc Viện Quản lý dự án (PMI) đã cho phép
phát triển hệ lý thuyết, tạo thành cuốn sách Hƣớng dẫn về những kiến thức cốt
lõi trong Quản lý dự án (A Guile to the Project Management body of
knouwledge - PMBOK Guide). Cuốn sách này chứa các tiêu chuẩn và nguyên
tắc chỉ đạo về thực hành đƣợc sử dụng rộng rãi trong toàn bộ giới quản lý dự
án chuyên nghiệp.
Tác giả Chris Hendrickson, Khoa Xây dựng và Kỹ thuật Môi trƣờng,
Đại học Carnegie Mellon đã xuất bản cuốn sách Quản lý dự án cho ngành xây
dựng (Project Management for Construction) năm 1998. Cuốn sách đã đƣa ra
những khái niệm cơ bản về những ngƣời tham gia, các quy trình và các kỹ
thuật quản lý dự án xây dựng. Quan điểm là mong muốn hoàn thành dự án
đúng thời hạn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Cuốn sách ngoài việc tập trung
vào quản lý hiệu quả dự án thì một số phƣơng pháp tổ chức và kỹ thuật mới
cũng đƣợc quan tâm đề cập.
Một tác giả khác cũng đề cập tới lĩnh vực quản lý tổng dự án xây dựng
là George Ritz. Ông là một chuyên gia hàng đầu trong quản lý xây dựng và dự
án, với kinh nghiệm 40 năm trong thực hiện dự án ở Mỹ và ở nƣớc ngoài.
Ông đã thực hiện một loạt các dự án xây dựng, từ trƣờng học cho tới xây
dựng các nhà máy hóa dầu đẳng cấp thế giới. Ông là một kỹ sƣ chuyên nghiệp
và là một giảng viên về quản lý dự án. Ông là tác giả của cuốn sách Tổng
Quản lý tổng dự án xây dựng đƣợc xuất bản bởi McGraw-Hill năm 1994.
Cuốn sách đã kết hợp các sáng kiến quản lý mới nhất với kỹ thuật xây dựng
để đảm bảo cả hệ thống đƣợc điều khiển ở tất cả các giai đoạn của lĩnh vực
hoạt động. Cuốn sách cũng giúp bạn hiểu rõ cần có ý tƣởng và chuẩn bị gì để
có thể trúng thầu; làm thế thế nào để đàm phán thuận lợi; ƣớc tính chi phí dự
án; xác định ngân sách dự án; thiết lập lịch trình dự án
Để đáp ứng yêu cầu quản lý đầu tƣ trong nền kinh tế, Việt Nam đã có
nhiều tài liệu nghiên cứu về quản lý dự án ở nhiều khía cạnh khác nhau, song
chủ yếu tập trung vào: Phân tích hiệu quả kinh tế, tài chính dự án; các kỹ
thuật và công cụ quản lý dự án; và các công cụ lập kế hoạch, tổ chức, kiểm tra
dự án; các quy trình quản lý dự án; quản lý rủi ro của các dự án...
Quản lý dự án đã đƣợc đề cập trong nhiều sách, giáo trình mang tính lý
luận, là cơ sở cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý. Cụ thể nhƣ:
- Tác giả Nguyễn Văn Chọn (1998) trong sách “Phƣơng pháp lập
dự án đầu tƣ trong ngành xây dựng” đã nghiên cứu phƣơng pháp lập dự án để
dự án xây dựng công trình đạt hiệu quả cao nhất về thiết kế, kỹ thuật và kinh
tế. Một dự án đạt hiệu quả, đạt đƣợc mục đích đầu tƣ phải có phƣơng pháp lập
dự án đúng, tính toán các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật phù hợp với mục đích, yêu
cầu của dự án.
- Tác giả Nguyễn Xuân Hải (2003) trong sách “Quản lý dự án nhìn
từ góc độ Nhà nƣớc, nhà đầu tƣ, nhà tƣ vấn, nhà thầu” của Nhà xuất bản Xây
dựng đã nghiên cứu cụ thể quản lý dự án từ mọi góc nhìn của các bên có quyền
lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm có liên quan trực tiếp. Từ nghiên cứu của tác giả,
có thể áp dụng đƣa ra các kiến nghị, đề xuất phù hợp nhất, đảm bảo quyền và
lợi ích cho các bên trực tiếp liên quan đến dự án đầu tƣ xây dựng công trình,
đảm bảo hiệu quả dự án đầu tƣ, nâng cao chất lƣợng quản lý dự án đầu tƣ.
- Tiếp đến, Viện Nghiên cứu và Đào tạo về quản lý (2007) trong
sách “Tổ chức và điều hành dự án” cũng nghiên cứu khá kỹ về quy trình, cách
thức tổ chức, điều hành dự án để đạt đƣợc mục tiêu đầu tƣ dự án đảm bảo tiến
độ, chất lƣợng, chi phí hợp lý.
- Tài liệu đƣợc nhiều ngƣời tìm đọc và là cơ sở lý luận cho các
nghiên cứu về quản lý dự án là Giáo trình Quản lý dự án do Từ Quang
Phƣơng chủ biên đƣợc in tái bản lần thứ 6 năm 2014. Giáo trình Quản lý dự
án đƣợc sử dụng làm tài liệu giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành Kinh tế
đầu tƣ và các chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại Trƣờng Đại học Kinh tế
quốc dân, là tài liệu tham khảo cho giáo viên, nghiên cứu sinh, thực tập sinh
các chuyên ngành kinh tế và quản trị kinh doanh, cho cán bộ quản lý kinh tế
và quản trị doanh nghiệp ở các cơ quan quản lý và kinh doanh. Đầu tiên, giáo
trình giới thiệu với ngƣời học tổng quan về quản lý dự án đầu tƣ, từ đó biết
cách lập mô hình tổ chức và trở thành các nhà quản lý dự án. Đồng thời, tài
liệu hƣớng dẫn ngƣời học cách lập kế hoạch dự án, quản lý thời gian và tiến
độ dự án, biết cách phân phối các nguồn lực dự án, dự toán ngân sách và quản
lý chi phí dự án, quản lý chất lƣợng dự án. Sau khi nghiên cứu giáo trình, các
bạn sẽ có khả năng giám sát và đánh giá dự án, quản lý rủi ro đầu tƣ.
- Giáo trình thứ hai đƣợc nhiều ngƣời quan tâm tìm đọc là cuốn
Giáo trình Phân tích và quản lý dự án đầu tƣ của tác giả Thái Bá Cẩn xuất bản
năm 2008. Giáo trình đƣợc biên soạn theo hƣớng vừa trang bị những kiến
thức cơ bản về lý luận phân tích và quản lý dự án đầu tƣ phù hợp với xu
hƣớng hội nhập quốc tế, vừa sát với yêu cầu của thực tiễn ở Việt Nam. Sách
đƣợc dùng làm tài liệu dạy và học trong các trƣờng đại học, cao đẳng đào tạo
chuyên ngành về quản lý đầu tƣ và xây dựng, tài chính - ngân hàng với mục
tiêu giúp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể nhanh chóng tiếp cận với
thực tế để tham gia quản lý đầu tƣ và xây dựng nói chung, quản lý dự án đầu
tƣ nói riêng. Ngoài ra, giáo trình còn là tài liệu tham khảo, nghiên cứu cho các
cán bộ quản lý về đàu tƣ và xây dựng ở những vị trí công tác khác nhau, từ
quản lý vĩ mô đến vi mô nhƣ cán bộ quản lý đầu tƣ ở cấp chủ quản đầu tƣ,
chủ đầu tƣ, các ban quản lý dự án; các nhà thầu xây dựng, nhà thầu tƣ vấn về
kinh tế và tài chính; cán bộ tài chính, cán bộ ngân hàng, các tổ chức tài chính
có liên quan đến công tác quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản, quản lý dự án đầu
tƣ và cho vay đầu tƣ.
- Một tài liệu mang tính chuyên khảo tác giả Nguyễn Văn Dung
đƣợc Nhà xuất bản Tài chính phát hành năm 2010 với tựa đề “Quản trị dự án
hiện đại”. Nội dung sách đã đề cập thiết lập các mục tiêu và giới hạn của dự
án, các phƣơng pháp để kiểm soát và duy trì dự án theo quỹ đã cam kết.
- Để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc triển khai thực hiện các dự án
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, Cục Phát triển doanh nghiệp Bộ Kế
hoạch và Đầu tƣ năm 2012 đã xây dựng tài liệu dành cho đào tạo, bồi dƣỡng
nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tài liệu trang bị cho doanh
nghiệp kiến thức tổng quan về quản trị dự án, cách thức xác định và lựa chọn
dự án, cũng nhƣ phƣơng pháp quản lý tổng thể dự án, quản lý phạm vi và
quản lý tiến độ dự án.
Bên cạnh các tài liệu mang tính lý luận nêu trên, còn có nhiều nghiên cứu
thực tiễn về quản lý dự án đã đƣợc thực hiện trong thời gian qua. Cụ thể nhƣ:
- Tác giả Trƣơng Thị Thu Thanh (2005) trong Luận văn thạc sĩ
“Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của các dự án đầu tƣ xây dựng công
trình dân dụng và công nghiệp thuộc nguồn vốn nhà nƣớc” đã phân tích hiệu
quả của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc. Đối tƣợng mà tác giả tập
trung nghiên cứu là các dự án đầu tƣ xây dựng công trình dân dụng và công
nghiệp. Tác giả nghiên cứu hiệu quả các dự án, chƣa nghiên cứu về công tác
quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
(1) Phil Baguley, 2007. Quản trị dự án. Thanh Hóa: NXB Thanh Hóa.
(2) Matthew Batchelor, 2012. Quản lý dự án. Hà Nội: NXB Lao động Xã
hội.
(3) Bộ Xây dựng, 2013. Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của
Bộ Xây dựng Quy định chi tiết một số nooiij dung về quản lý chất lượng
công trình xây dựng.
(4) Bộ Xây dựng, 2014. Thông tư số 09/2014/TT-BXD ngày 10/7/2014 của
Bộ Xây dựng Sửa đổi, bổ sung một số điều tại các thông tư hướng dẫn
Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản
lý chất lượng công trình xây dựng.
(5) Bộ Xây dựng, 2016. Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30/06/2016 của
Bộ Xây dựng Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số
59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về hình thức tổ chức
quản lý dự án đầu tư xây dựng.
(6) Bộ Xây dựng, 2016. Thông tư số 24/2016/TT-BXD ngày 01/9/2016 của
Bộ Xây dựng Sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư liên quan
đến quản lý dự án đầu tư xây dựng.
(7) A. Bruce & K. Langdon, 2006. Cẩm nang quản lý hiệu quả - Quản lý dự
án. TP. Hồ Chí Minh: NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.
(8) Harvard Business, 2009. Quản lý dự án. TP. Hồ Chí Minh: NXB Trí
Đức.
(9) Thái Bá Cẩn, 2008. Giáo trình Phân tích và quản lý dự án đầu tư. Hà
Nội: NXB Giáo dục.
(10) Chính phủ, 2013. Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của
Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
(11) Chính phủ, 2013. Nghị định số 34/2013/NĐ-CP ngày 22/04/2013 của
Chính phủ về quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước.
(12) Chính phủ, 2015. Nghị định số 30/2015/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm
2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa
chọn nhà đầu tư.
(13) Chính phủ, 2015. Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 03 năm
2015 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
(14) Chính phủ, 2015. Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm
2015 quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.
(15) Chính phủ, 2015. Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm
2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng.
(16) Chính phủ, 2015. Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 05 năm
2015 về Quản lý chất lượng và bảo trì Công trình xây dựng.
(17) Chính phủ, 2015. Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm
2015 về Quản lý dự án đầu tư xây dựng
(18) Nguyễn Văn Chọn, 1998. Phương pháp lập dự án đầu tư trong ngành
xây dựng. Hà Nội: NXB Xây dựng.
(19) Đinh Khánh Công, 2008. Nghiên cứu các giải pháp để nâng cao chất
lượng thực hiện trình tự, thủ tục hoàn thành một dự án đầu tư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 00050007844_6971_2003170.pdf