Luận văn Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên tiểu học ở Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh theo Chuẩn nghề nghiệp

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .i

LỜI CẢM ƠN . ii

MỤC LỤC. iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.iv

DANH MỤC CÁC BẢNG .v

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ.vi

MỞ ĐẦU .1

1. Lý do chọn đề tài .1

2. Mục đích nghiên cứu .4

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.4

4. Giả thuyết khoa học.4

5. Nhiệm vụ nghiên cứu .5

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .5

7. Phương pháp nghiên cứu .6

8. Cấu trúc luận văn.6

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ

GIÁO VIÊN TIỂU HỌC THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP CỦA PHÒNG

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO.8

1.1. Tổng quan các nghiên cứu về đánh giá, xếp loại giáo viên .8

1.2. Một số khái niệm cơ bản .10

1.2.1. Quản lý, Quản lý giáo dục.10

1.2.2. Đánh giá giáo viên, đánh giá giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp .15

1.2.3. Quản lý đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.17

1.3. Một số vấn đề về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học.18

1.3.1. Chuẩn nghề nghiệp và chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học .18

1.3.2. Mục đích, nội dung của chuẩn nghề nghiệp của giáo viên tiểu học.19

1.3.3. Quy trình tổ chức đánh giá giáo viên tiểu học .20Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http iv ://www.lrc.tnu.edu.vn

1.4. Quản lý đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp của Phòng GD&ĐT .21

1.4.1. Phòng GD&ĐT và chức năng QL .21

1.4.2. Nội dung quản lý đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp

của Phòng GD&ĐT.23

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đánh giá giáo viên tiểu học theo

Chuẩn nghề nghiệp của Phòng GD&ĐT.25

1.5.1. Các yếu tố khách quan.25

1.5.2. Các yếu tố chủ quan.26

Kết luận chương 1.27

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ GIÁO

VIÊN TIỂU HỌC THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP CỦA PHÒNG GIÁO

DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH .28

2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng .28

2.1.1. Mục đích khảo sát.28

2.1.2. Đối tượng và địa bàn khảo sát .28

2.1.3. Nội dung khảo sát.28

2.1.4. Phương pháp khảo sát.28

pdf130 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 60 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên tiểu học ở Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh theo Chuẩn nghề nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các nhà trường, kết quả thu được như sau: Bảng 2.14: Thực trạng việc tổ chức thực hiện kế hoạch đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp TT Nội dung tổ chức thực hiện kế hoạch Mức độ (%) TX ĐK CBG SL % SL % SL % 1 Phân công cụ thể công việc cho từng tổ chuyên môn, cá nhân GV nhằm tạo điều kiện thuận lợi để GV đánh giá và tự đánh giá 133 66.5 67 33.5 0 0 2 Có cơ chế phối hợp cụ thể giữa BGH, TCM, GV và các lực lượng khác trong nhà trường 101 50.5 99 49.5 0 0 3 Chuẩn bị mọi nguồn lực để thực hiện kế hoạch 115 57.5 85 42.5 0 0 4 Thường xuyên giám sát, đôn đốc, nhắc nhở 121 60.5 79 39.5 0 0 5 Bồi dưỡng nâng cao ý thức tự giác đánh giá của giáo viên theo Chuẩn 49 24.5 151 75.5 0 0 6 Khen thưởng, xử lý kịp thời, công bằng, chính xác 91 45.5 109 54.5 0 0 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 53 Kết quả khả sát cho thấy: Tất cả các nội dung của kế hoạch được tiến hành thường xuyên ở mức độ trung bình, không cao. Tiến hành thường xuyên nhất là nội dung về phân công cụ thể công việc cho từng tổ chuyên môn, cá nhân GV nhằm tạo điều kiện thuận lợi để GV đánh giá và tự đánh giá (66.5%). Còn lại các nội dung khác đều làm chưa thường xuyên ở mức cao, cao nhất là nội dung bồi dưỡng nâng cao ý thức tự giác đánh giá của GV theo Chuẩn (75.5%), Khen thưởng, xử lý kịp thời, công bằng, chính xác với (54.5%), có cơ chế phối hợp cụ thể giữa BHG, TCM, GV và các lực lượng khác trong nhà trường (49.5%). Không có nội dung nào được cho là không làm. Như vậy, tất cả các nội dung công việc trong kế hoạch đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học của Phòng GD&ĐT đều được tổ chức thực hiện nhưng thực hiện chỉ ở mức trung bình, chưa thực hiện thường xuyên đặc biệt là công tác bồi dưỡng giáo viên về ý thức tự giác đánh giá của GV theo Chuẩn. Vì vậy trong thời gian tới CBQL Phòng GD&ĐT và hiệu trưởng các nhà trường cần có những biện pháp hữu hiệu, kế hoạch quản lý tổ chức thực hiện công tác đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp chi tiết cụ thể hơn nữa nhằm nâng cao chất lượng phẩm chất, trình độ, năng lực của CBGV nói chung và chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường nói riêng. 2.4.3. Thực trạng chỉ đạo hoạt động đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp Để tìm hiểu thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp của Phòng GD&ĐT đã triển khai, chúng tôi tiến hành khảo sát, trao đổi với CBQL, GV các nhà trường, kết quả thu được như sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 54 Bảng 2.15: Thực trạng chỉ đạo hoạt động đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp của Phòng GD &ĐT Móng Cái TT Nội dung Mức độ thực hiện TX ĐK CBG SL % SL % SL % 1 Chỉ đạo các nhà trường triển khai kế hoạch đánh giá GV theo Chuẩn đúng kế hoạch 184 92 16 8 0 0 2 Chỉ đạo các nhà trường động viên, góp ý cho cán bộ, giáo viên, tổ chuyên môn phấn đấu đạt Chuẩn nghề nghiệp 166 83 34 17 0 0 3 Chỉ đạo việc tổ chức bồi dưỡng năng lực đánh giá, xếp loại giáo viên theo các nguyên tắc, yêu cầu, các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp 168 84 32 16 0 0 4 Chỉ đạo, phối hợp các lực lượng đánh giá trong và đánh giá ngoài từ phía nhà trường và các tổ chức có liên quan như: Công đoàn, Đoàn thanh niên 92 46 108 54 0 0 Thông qua khảo sát cho thấy: Để hoạt động giáo dục nói chung, đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp nói riêng đạt hiệu quả cao việc tập huấn về Chuẩn nghề nghiệp cho GV để lập kế hoạch, chuẩn bị các nguồn lực, xây dựng chương trình, tổ chức thực hiện đánh giá và tự đánh giá là hết sức quan trọng, qua khảo sát cho thấy 100% CBGV các nhà trường cho rằng Phòng Giáo dục hàng năm đã tổ chức các lớp bồi dưỡng năng lực đánh giá, xếp loại giáo viên theo các nguyên tắc, yêu cầu, các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp. Qua trao đổi trực tiếp với CBQL, cùng với việc nghiên cứu hồ sồ sơ lưu trữ tại Phòng GD&ĐT Móng Cái cho thấy: Ở Phòng GD&ĐT Móng Cái, ngay từ đầu năm học khi triển khai nhiệm vụ năm học, trong đó nêu rõ nhiệm vụ trọng tâm của năm học sau đó yêu cầu CBQL các nhà trường thảo luận, lựa chọn, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 55 thống nhất quy trình, nguồn lực, thời gian đánh giá GV theo Chuẩn trong các nhà trường phù hợp với nhiệm vụ trọng tâm của bộ, sở, ngành, phù hợp với các tiêu chuẩn trong Chuẩn đề ra và phù hợp với năng lực thực tế của từng trường, sau đó Phòng GD&ĐT sẽ tổng hợp thông báo kế hoạch thực hiện tới từng trường và báo cáo các cấp quản lý để có kế hoạch tổ chức tham gia phối hợp đánh giá GV theo Chuẩn, đồng thời Phòng GD&ĐT đưa công tác thực hiện đánh giá GV theo Chuẩn làm tiêu chuẩn đánh giá thi đua cuối năm của các nhà trường. Phòng GD&ĐT chỉ đạo phối hợp các lực lượng đánh giá trong và đánh giá ngoài từ phía nhà trường và các tổ chức có liên quan để hiệu quả của công tác đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp đạt kết quả cao, qua khảo sát có 46% cố ý kiến được hỏi cho rằng Phòng giáo dục thường xuyên thực hiện và 54% cho rằng đôi khi thực hiện không có ý kiến nào cho rằng chưa thực hiện. Phòng GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường duyệt kế hoạch chi tiết để tổ chức đánh giá GV theo Chuẩn. Kế hoạch đó được thông qua trong buổi giao ban giáo dục giữa các nhà trường và Phòng giáo dục vào đầu các tháng để các nhà trường nắm được cũng như phối hợp hỗ trợ nhau quá trình thực hiện đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp. Phòng GD&ĐT chỉ đạo CBQL các nhà trường thường xuyên quan tâm đôn đốc, nhắc nhở, động viên khen thưởng để tạo động lực cho GV thực hiện kế hoạch đánh giá GV theo Chuẩn đạt mục tiêu đề ra, qua khảo sát có 83% ý kiến cho rằng Phòng giáo dục thược xuyên thực hiện và không có ý kiến nào cho rằng không thực hiện. Sau mỗi đợt kiểm tra công tác thực hiện kế hoạch đánh giá GV theo Chuẩn ở mỗi nhà trường, Phòng GD&ĐT tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm về hoạt động đánh giá đã tổ chức thực hiện, từ đó đưa ra những bài học kinh nghiệm từ thực tế đã triển khai để các trường khác học tập. Với việc chỉ đạo, điều hành như vậy CBGV các nhà trường ngày càng xác định rõ hơn tầm quan trọng, vai trò của Chuẩn nghề nghiệp trong đánh giá Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 56 GV và coi công tác đánh giá GV theo Chuẩn là hoạt động không thể thiếu trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục của mỗi nhà trường. 2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả của hoạt động đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp Thực hiện tốt chức năng kiểm tra, đánh giá giúp nhà quản lý đánh giá đúng chất lượng hoạt động, có tác dụng thúc đẩy và điều chỉnh hoạt động của đối tượng quản lý và điều chỉnh ngay cả tác động quản lý của chủ thể. Khi nói về tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra trong quản lý Lê nin cho rằng quản lý mà không có kiểm tra coi như không quản lý. Trong quản lý hoạt động đánh giá GV tiểu học theo Chuẩn nghề nghiệp cũng vậy, nếu nhà quản lý không tổ chức kiểm tra sẽ dẫn đến tình trạng làm ít báo cáo nhiều, hình thức đối phó trong khi thực hiện. Để tìm hiểu thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp của Phòng GD&ĐT đã triển khai, chúng tôi tiến hành khảo sát, trao đổi với CBQL, GV các nhà trường, kết quả thu được như sau: Bảng 2.16: Thực trạng kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp của Phòng GD&ĐT TT Nội dung Mức độ thực hiện TX ĐK CBG SL % SL % SL % 1 Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, uốn nắn GV, các bộ phận tham gia đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp 146 73 54 27 0 0 2 Kiểm tra chặt chẽ quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên từ khâu giáo viên tự đánh giá, xếp loại cho đến tổ chuyên môn và Hội đồng đánh giá nhà trường 88 44 112 56 0 0 3 Kiểm tra công tác thực hiện cơ chế chính sách cho CBGV các nhà trường trong việc thực hiện việc đánh giá và tự đánh giá 90 45 110 55 0 0 4 Rút kinh nghiệm việc đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp 82 41 118 59 0 0 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 57 Thông qua khảo sát chúng tôi nhận thấy: Về công tác kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp như sau: 100% CBGV khi được hỏi cho rằng Phòng Giáo dục đã thực hiện việc kiểm tra công tác đánh giá giáo viên theo Chuẩn trong các nhà trường cụ thể: có 73% ý kiến cho rằng Phòng Giáo dục đã thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, uốn nắn GV, các bộ phận tham gia đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp và không có ai cho rằng Phòng Giáo dục chưa thực hiện nội dung này. Việc kiểm tra quy trình đánh giá, kiểm tra công tác thực hiện cơ chế chính sách cho CBGV tham gia đánh giá, việc tổ chức rút kinh nghiệm công tác đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp được 41% đến 45% số ý kiến được hỏi cho rằng Phòng Giáo dục đã thường xuyên thực hiện và còn từ 55% đến 59% cho rằng Phòng giáo dục chưa thường xuyên thực hiện, không có ý kiến nào cho thấy phòng Giáo dục không thực hiện các nội dung này. Để làm rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi tiến hành trao đổi trực tiếp với CBGV các nhà trường thì nhận thấy: Việc đánh giá kết quả hoạt động đánh giá GV theo Chuẩn trong các nhà trường mặc dù đã có bộ công cụ đánh giá là các tiểu chuẩn, tiêu chí trong Chuẩn đánh giá GV tiểu học nhưng hoạt động đánh giá chưa được tiến hành một cách khoa học phần lớn mới chỉ tập trung đánh giá giáo viên thông qua kết quả dạy học (thông qua chất lượng thi cuối kỳ, cuối năm) và rèn luyện của học sinh, còn chưa đánh giá được nhận thức, thái độ, phẩm chất chính trị đạo đức của GV một cách chính xác, một số trường có thực hiện nhưng đánh giá về các tiêu chí này chỉ mang tính chất cảm tính và còn cả nể, e dè trong thực hiện đánh giá GV. Vì vậy kết quả kiểm tra đánh giá công tác này chưa mang lại hiệu ứng tích cực cho CBGV trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục nói chung và rèn luyện các phẩm chất về năng lực, đạo đức nói riêng. Do vậy, đây là vấn đề mà trong thời gian tới Phòng GD&ĐT Móng Cái cần làm tốt hơn nữa nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cũng như chất lượng giáo dục trong các nhà trường đáp ứng yêu cầu cầu của Chuẩn đề ra. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 58 2.4.5. Đánh giá ưu, nhược điểm công tác quản lý đánh giá GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp ở thành phố Móng Cái 2.4.5.1. Ưu điểm Hoạt động đánh giá GV theo Chuẩn hiện nay trong các nhà trường đã được triển khai đồng bộ, hợp lý khoa học. Vì vậy, đa số GV hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đã có sự quan tâm, động viên, tạo điều kiện để giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đã từng bước lựa chọn, bố trí giáo viên theo học các lớp đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp cho GV Hàng năm Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các nhà trường tích cực tổ chức kiểm tra, thanh tra nhằm phân loại trên cơ sở đó nắm rõ được cơ bản phẩm chất, năng lực, trình độ hoàn cảnh của từng giáo viên từ đó có những biện pháp thiết thực để giúp GV các nhà trường từng bước nâng cao năng lực, phẩm chất để đáp ứng các yêu cầu của Chuẩn đề ra. 2.4.5.2. Hạn chế Chuẩn nghề nghiệp giáo viên là một hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với giáo viên về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. Nếu mọi giáo viên và cán bộ quản lý nhận thức đầy đủ giá trị và tác dụng của Chuẩn trong xây dựng đội ngũ: từ đánh giá đúng năng lực của mỗi giáo viên để bồi dưỡng và tự bồi dưỡng theo từng tiêu chuẩn, tiêu chí thì sẽ có tác dụng rất tốt cho việc nâng cao năng lực của đội ngũ. Song qua khảo sát và thực tế diễn ra, một bộ phận CBQL, giáo viên chưa thấy rõ được tác dụng của Chuẩn nghề nghiệp. Vì thế kết quả đánh giá, xếp loại chỉ là một trong các minh chứng để đánh giá chung giáo viên mà chưa coi là minh chứng cơ bản cho việc sử dụng đội ngũ giáo viên. Vì vậy, bản thân mỗi giáo viên chưa có kế hoạch phấn đấu phát triển năng lực theo Chuẩn nghề nghiệp - đó là một trong các mục tiêu cơ bản của Chuẩn nghề nghiệp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 59 Công tác quản lý đánh giá giáo viên chưa thực sự có hệ thống, công cụ đánh giá, phương pháp đánh giá còn nhiều bất cập chưa phản ánh đầy đủ các năng lực cần có để giáo viên nhận thấy và có sự điều chỉnh kịp thời. Hơn nữa, một số CBGV, nhà trường chưa quán triệt đầy đủ nội dung, yêu cầu, mức độ, thái độ đánh giá, còn bộc lộ tư tưởng hữu khuynh, tỷ lệ xuất sắc, khá còn cao chưa sát thực chất. Việc sử dụng kết quả đánh giá chưa được áp dụng nhiều trong công tác xây dựng và phát triển đội ngũ. Công tác đào tạo bồi dưỡng mới chủ yếu quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng năng lực dạy học chưa quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng các năng lực nghề nghiệp cần có khác như năng lực quản lý, năng lực phát triển nghề nghiệp và các kiến thức bổ trợ như tin học, ngoại ngữ. Các hình thức này đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn của nền kinh tế tri thức, hội nhập quốc tế. Trong công tác quản lý còn thiếu các biện pháp kích thích hoạt động sư phạm và phát huy nội lực của đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao năng lực của giáo viên cũng như chất lượng giáo dục và đào tạo cho học sinh. Chưa có chính sách đủ mạnh để thu hút nhân tài về công tác tại nhà trường. Việc tuyên dương khen thưởng đối với đội ngũ đã được quan tâm nhưng chủ yếu vẫn thực hiện vào những đợt xét duyệt thi đua của các trường vào cuối năm học. Do đó, tính chất động viên, khích lệ chưa được kịp thời. 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đánh giá GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp của Phòng GD&ĐT thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh Để tiến hành đánh giá nhận thức của CBGV về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới quản lý đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, tác giả tiến hành khảo sát các khách thể (theo các mức độ Rất ảnh hưởng 3 điểm; Ít ảnh hưởng 2 điểm; Không ảnh hưởng 1 điểm). Chúng tôi thu được kết quả như sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 60 Bảng 2.17: Yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đánh giá GV tiểu học theo Chuẩn nghề nghiệp của Phòng GD&ĐT thành phố Móng Cái TT Các yếu tố ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng X TB 3 2 1 1 Nhận thức của CBQL Phòng GD&ĐT và CBGV các nhà trường tiểu học về việc đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp 150 45 5 2.72 3 2 Năng lực, kinh nghiệm quản lí đánh giá GV theo Chuẩn của CBQL Phòng GD&ĐT và các nhà trường 155 45 0 2.77 1 3 Tinh thần trách nhiệm, tính tích cực của CBQL Phòng GD&ĐT và các nhà trường trong đánh giá GV theo Chuẩn 152 48 0 2.76 2 4 Chế độ chính sách cho CBQL thực hiện quản lý đánh giá GV theo Chuẩn 147 45 8 2.69 5 5 Cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho công tác đánh giá GV theo Chuẩn 147 48 5 2.71 4 6 Sự lãnh đạo của các cấp quản lý giáo dục cấp trên 130 45 25 2.52 7 7 Sự phối hợp giữa các lực lượng trong đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp 145 38 17 2.64 6 Kết quả trên cho thấy cả bảy nội dung được các khách thể khẳng định có ảnh hưởng lớn đến việc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_hoat_dong_danh_gia_giao_vien_tieu_hoc_o_tha.pdf
Tài liệu liên quan