Luận văn Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo định hướng xây dựng nhà trường thân thiện ở trường trung học phổ thông vùng dân tộc thiểu số

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

NGOÀI GIỜ LÊN LỚP THEO ĐỊNH HưỚNG XÂY DỰNG

NHÀ TRưỜNG THÂN THIỆN Ở TRưỜNG THPT . 8

1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu . 8

1.2. Một số khái niệm cơ bản . 9

1.2.1. Khái niệm quản lý . 9

1.2.2. Khái niệm quản lý giáo dục . 11

1.2.3. Khái niệm quản lý nhà trường . 13

1.2.4. Khái niệm hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp . 13

1.2.5. Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp . 13

1.2.6. Khái ni ệm quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên l ớp ở trường THPT . 14

1.2.7. Khái niệ m biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên

lớp ở trường THPT . 14

1.2.8. Khái niệm nhà trường thân thiện . 14

1.3. Nh ững vấn đề cơ bản của quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên l ớp . 17

1.3.1. Vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp . 17

1.3.2. Mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp . 18

1.3.3. Quản lý nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục

ngoài giờ lên lớp theo định hướng xây dựng nhà trường thân thiện. 20

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

NGOÀI GIỜ LÊN LỚP THEO ĐỊNH HưỚNG XÂY DỰNG

TRưỜNG HỌC THÂN THIỆN Ở TRưỜNG THPT VÙNG

THIỂU SỐ . 33

2.1. Vài nét chung về tình hình giáo dục giáo dục tỉnh Bắc Kạn . 33

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng . 34

2.1.1. Mục đích khảo sát . 34

2.1.2. Địa bàn và quy mô khảo sát . 34

2.2.3. Nội dung khảo sát gồm những vấn đề sau . 35

2.2.4. Phương pháp khảo sát . 35

2.2.5. Phương pháp đánh giá . 35

2.3. Kết quả khảo sát . 36

2.3.1. Đặc điểm tình hình giáo dục 3 trường THPT vùng dân tộc thiểu số . 36

2.3.2.Thực trạng quản lý HĐGDNGLL theo định hướng xây dựng

trường học thân thiện ở trường THPT vùng dân tộc thiểu số . 39

Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HĐGDNGLL THEO ĐỊNH

HưỚNG XÂY DỰNG NHÀ TRưỜNG THÂN THIỆN Ở

TRưỜNG THPT VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ KHẢO NGHIỆM . 59

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp . 59

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục THPT . 59

3.1.2. Nguyên tắc n ội dung th ực hi ện ph ải đ ảm bảo tính m ục tiêu toàn di ện . 59

3.1.3. Nguyên tắc tổ ch ức hoạt đ ộng giáo dụ c ngoài gi ờ đảm bảo các yêu cầu . 60

3.1.4. Nguyên tắc tiếp cận hệ thống trong việc xây dựng trường học

thân thiện, học sinh tích cực . 61

3.2. Đề xuất các biệp pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

theo định hướng xây dựng nhà trường thân thiện . 62

3.1.1. Biện pháp 1: Cải thiện hệ thống quản lý của nhà trường . 62

3.2.2. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về hoạt động giáo dục ngoài

giờ lên lớp theo định hướng xây dựng nhà trường thân thiện cho cán

bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh . 67

3.2.3. Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện nội dung hoạt động giáo

dục ngoài giờ lên lớp . 69

3.2.4. Biện pháp 4: Chuẩn bị t ốt các điề u kiệ n và phương tiện phục

vụ HĐGDNGLL theo định hướng xây dựng nhà trường thân thiệ n . 74

3.2.5. Biện pháp 5: Phối hợp và huy động các lực lượng tham gia vào

quá trình tổ chức các hoạt động . 76

3.2.6. Bi ện pháp 6: Đa d ạng hóa môi trư ờng và các hình th ứ c t ổ ch ứ c ho ạ t đ ộng

giáo dụ c ngoài gi ờ lên l ớ p theo đị nh hư ớng xây dựng nhà trư ờng thân hi ện . 79

3.2.7. Biện pháp 7: Tăng cường kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệ m

việc tổ chức thực hiện các hoạt động . 84

3.2.8. Biện pháp 8: Cải tiến công tác thi đua khen thưởng thích hợp . 87

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp . 88

3.4. Tổ chức khảo nghiệm các biện pháp . 89

3.4.1. Các hoạt động khảo nghiệm . 89

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm . 91

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ . 93

1. Kết luận . 93

2. Khuyến nghị . 94

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 96

PHỤ LỤC . 99

pdf128 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3323 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo định hướng xây dựng nhà trường thân thiện ở trường trung học phổ thông vùng dân tộc thiểu số, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GLL T T Nội dung và hình thức tổ chức RT BT KT SL % SL % SL % 1 Tổ chức mít tinh kỷ niệm các ngày lễ lớn. 30 75 10 25 0 0 2 Nghe trao đổi và nêu ý kiến về các vấn đề mà thanh niên quan tâm. 32 80 12 20 0 0 3 Kết nghĩa, giao lƣu với các trƣờng, đơn vị bạn. 30 75 10 25 0 0 4 Tham gia hoạt động nhân đạo, từ thiện, 30 75 10 25 0 0 5 Tổ chức thăm viếng, chăm sóc đài tƣởng niệm, di tích lịch sử, văn hóa ở địa phƣơng. 32 80 8 20 0 0 6 Tổ chức thi trang phục dân tộc, thi múa hát làn điệu các dân tộc. 32 80 8 20 0 0 7 Tổ chức cắm trại, tham gia lễ hội tryền thống ở địa phƣơng. 40 100 0 0 0 0 8 Tham quan khu di tích lịch sử, văn hoá, bảo tàng. Tổ chức giã ngoại theo môn học. 40 100 0 0 0 0 9 Thi sáng tác bài thơ, bài văn hay, bài toán có nhiều cách giải. 30 75 10 25 0 0 10 Tổ chức thi các trò chơi dân gian. 40 100 0 0 0 0 11 Tổ chức các cuộc thi tạo sân chơi trí tuệ, em yêu bộ môn khoa học, rung chuông vàng. 40 100 0 0 0 0 12 Tổ chức hƣớng dẫn khai thác phần mềm và truy cập Intenet... 40 100 0 0 0 0 Ghi chú: Rất thích (RT); Bình thường (BT); Không thich (KT) 53 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Với các nội dung trên nguyện vọng của các em nhƣ sau: - 100% các em rất thích: tổ chức cắm trại, tham gia các lễ hội truyền thống của địa phƣơng; tổ chức giã ngoại theo môn học, tổ chức thăm quan bảo tàng, di tích văn hóa lịch sử; tổ chức thi các trò chơi dân gian, tổ chức thi rung chuông vàng, sân chơi trí tuệ khác. - 75% đến 80% là thích các hoạt động: Nghe trao đổi và nêu ý kiến về các vấn đề mà thanh niên quan tâm. Kết nghĩa, giao lƣu với các trƣờng, các đơn vị bộ đội...Tham gia hoạt động từ thiện, tấm áo tặng bạn. Tổ chức thăm viếng, chăm sóc đài tƣởng niệm, di tích lịch sử, văn hóa ở địa phƣơng. Thi sáng tác bài thơ, bài văn hay, bài toán có nhiều cách giải. Qua phỏng vấn 10 em, trong đó có 6 em ở trƣờng THPT Bộc Bố về các HĐGDNGLL ý kiến cho thấy: - Có 6/10 em đƣợc hỏi cho rằng HĐGDNGLL là con đƣờng học đi đôi với hành giúp các em hiểu biết thêm nhiều điều mới mẻ trong kho tàng kiến thức và đƣợc hòa nhập trong cộng đồng, bổ ích đối với các em khi đƣợc tham gia các hoạt động.. - Có 4/10 em số (học sinh của trƣờng THPT Bộc Bố) cho biết nhà trƣờng mới chỉ tổ chức tổ chức thi đấu thể thao, hội khỏe phù đổng, buổi sinh hoạt ngoại khóa tìm hiểu về an toàn giao thông, phòng chống các tệ nạn xã hội, những cuộc thi viết, vẽ về bảo vệ môi trƣờng đƣợc tổ chức theo kế hoạch của Sở giáo dục- Đào tạo; hội diễn văn nghệ chào mừng các ngày lễ kỷ niệm trong năm nhƣng hình thức đơn điệu, lặp đi lặp lại. Chƣa đƣợc tham gia các cuộc thi “ rung chuông vàng, đƣờng lên đỉnh olympia, nội dung em yêu bộ môn khoa học, đi thăm quan du lịch. Mong muốn của các em đƣợc nhà trƣờng và các tổ chức đoàn thể tạo điều kiện để các em tham gia các hoạt động: sân chơi trí tuệ, thăm quan du lịch học tập kinh nghiệm, tham gia các lễ hội, trò chơi dân gian, khai thác 54 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên phần mềm, văn nghệ, hoạt thể thao... Không mấy em thích tham gia tiết sinh hoạt và tiết chào cờ vì chỉ ngồi nghe thầy cô giáo nhận xét tuần, phê bình, khiển trách học sinh vi phạm nội quy, không khí căng thẳng làm cho các em thiếu tự tin. Trên thực tế sau một tuần học, các em muốn có một giờ sinh hoạt thật sôi nổi và vui vẻ, muốn đƣợc nghe những điều mới mẻ từ phía thầy cô giáo và các bạn để hƣớng tới một niềm vui mới. 2.3.2.4. thực trạng việc kiểm tra, đánh giá của Hiệu trƣởng và Ban chỉ đạo về HĐGDNGLL theo định hƣớng xây dựng trƣờng học thân thiện Bảng 2.14. Câu hỏi 4. Mẫu phiếu số 2. Phụ lục Thực hiện kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng và ban HĐGDNGLL T T Nội dung Mức độ thực hiện TX TT CBG SL % SL % SL % 1 Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch, giáo án sinh hoạt, giáo án của GVCN. 5 12 15 38 20 50 2 Dự các tiết sinh hoạt và hoạt động theo chủ điểm hàng tháng lớp có báo trƣớc hoặc đột xuất, 0 0 10 25 30 75 3 Kiểm tra kết quả hoạt động thông qua kết quả hai mặt giáo dục của học sinh từng học kỳ và cả năm. 20 50 20 50 0 0 4 Kiểm tra việc phối hợp với các lực lƣợng giáo dục khác. 0 0 14 35 26 65 5 kiểm tra việc sử dụng các trang thiết bị, kinh phí phục vụ cho hoạt động. 0 0 16 40 24 60 Ghi chú: Thường xuyên (TX); thỉnh thoảng (TT); Chưa bao giờ (CBG) - Thông qua kết quả thu đƣợc từ phiếu hỏi: Về hoạt động kiểm tra, đánh giá, cho thấy, tỉ lệ đánh giá ở mức tốt của giáo viên còn thấp, việc kiểm tra của ban giám hiệu về các nội dung của HĐGDNGLL chủ yếu ở mức “chƣa bao giờ”. 55 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - Thông qua trao đổi trực tiếp với giáo viên, các ý kiến cho rằng: Việc kiểm tra chỉ đƣợc tiến hành ở phƣơng diện tổng quan, kiểm tra xếp loại thi đua của các tập thể, cá nhân thông qua thi đua của đoàn, đội, thông qua kết quả hai mặt giáo dục, chƣa đi vào kiểm tra chi tiết hoạt động. Cụ thể việc kiểm tra hồ sơ, sổ sách hàng tháng cũng mới chỉ dừng lại ở việc soạn có đủ số tiết không, có đúng theo phân phối chƣơng trình không mà chƣa chú ý đến các nội dung cụ thể, ít thăm lớp để kiểm tra xem các giờ sinh hoạt lớp xem giáo viên chủ nhiệm và học sinh thể hiện vai trò nhƣ thế nào, tiến hành những hoạt động , nội dung gì ? hình thức ra sao? ý thức của học sinh tham gia nhƣ thế nào? - Một số giáo viên bộ môn khác mạnh dạn có ý kiến: Công tác kiểm tra của hiệu trƣởng còn lỏng lẻo, chƣa sát sao, chƣa có những quy định, tiêu chí cụ thể, chặt chẽ đối với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, nhà trƣờng chƣa có kế hoạch thống nhất cho các hoạt động trong cả năm học, tiết sinh hoạt trong từng tháng cho các khối lớp. Chính vì vậy mà giáo viên chủ nhiệm còn lơ là trong công tác đánh giá học sinh, trong việc xây dựng nội dung, tổ chức các hoạt động còn lặp đi, lặp lại, hình thức đơn điệu, học sinh nhàm chán, không hứng thú và nhƣ vậy trong tiềm thức của các em HĐGDNGLL rất bình thƣờng, các em sẽ không hào hứng và mong đợi hoạt động này, vì vậy các em không có ý thức tự giác và động lực trong việc tham gia và tổ chức hoạt động. Nếu hiệu trƣởng kiểm tra sát sao hơn, rút kinh nghiệm thƣờng xuyên thì sẽ có kế hoạch điều chỉnh kịp thời và sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với giáo viên và thu hút các em tham gia đông đảo, HĐGDNGLL thực sự đóng góp trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Để xem xét các điều kiện tác động tới hiệu quả củaHĐGDNGLL, chúng tôi đƣa ra câu hỏi 7 mẫu phiếu số 1 kết quả đƣợc phản ảnh trên bảng 2.11. 56 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 2.15. Các điều kiện để tổ chức thực hiện HĐGDNGLL đạt hiệu quả STT Các điều kiện Mức độ đánh giá RCT CT KCT SL % SL % SL % 1 Sự nhận thức đúng của cán bộ, giáo viên và học sinh về HĐGDNGLL. 4 50 4 50 0 0 2 Bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL cho giáo viên 4 50 4 50 0 0 3 Xây dựng kế hoạch lựa chọn nội dung hoạt động cụ thể. 4 50 4 50 0 0 4 Cơ sở vật chất đảm bảo, an toàn. 4 50 4 50 0 0 5 Đa dạng hóa, đổi mới nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức HĐGDNGLL. 4 50 4 50 0 0 6 Tăng cƣờng hoạt động kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động. 6 75 2 25 0 0 7 Phối hợp, huy động các lực lƣợng trong và ngoài trƣờng tham gia vào tổ chức HĐGDNGLL. 6 75 2 25 0 0 8 Xây dựng quỹ, kinh phí để tổ chức hoạt động. 6 75 2 25 0 0 9 Các điều kiện khác. 0 0 8 100 0 0 Ghi chú: Rất cần thiết (RCT); Cần thiết ( CT); Không cần thiết (KCT) - Thông qua phiếu hỏi cán bộ quản lý về hiệu quả HĐGDNGLL phụ thuộc vào các điều kiện nào ? Cán bộ, giáo viên và học sinh cho rằng cần xây dựng kế hoạch có lựa chọn nội dung hoạt động cụ thể; bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động; đa dạng hóa, đổi mới nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức; tăng cƣờng hoạt động kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động; phối hợp, huy động các lực lƣợng trong và ngoài trƣờng tham gia vào 57 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tổ chức các hoạt động. Tuy nhiên có hơn 50% số cán bộ quản lý đánh giá ở mức rất cần thiết. Bảng 2.16. Câu hỏi 7 - mẫu phiếu số 2: Những khó khăn của cán bộ, giáo viên khi tổ chức thực hiện HĐGDNGLL theo định hướng xây dựng trường học thân thiện STT Các yếu tố Số lƣợng Tỷ lệ % 1 Lãnh đạo nhà trƣờng ít quan tâm. 35/40 88 2 3 Cán bộ quản lý và ban chỉ đạo hoạt động không có kế hoạch với nội dung cụ thể. 35/40 88 3 Thiếu cơ sở vật chất (sân chơi, bãi tập, nhà đa năng, thiết bị...) 32/40 80 4 Bản thân hạn chế về kỹ năng tổ chức, không định hƣớng đƣợc nội dung. 32/40 80 5 Không có kinh phí hoạt động 35/40 88 6 Chƣa phối hợp chặt chẽ và huy động các lực lƣợng góp sức tham gia HĐ. 35/40 80 7 Các rào cản khác. 10/40 25 Kết quả thu đƣợc qua phiếu hỏi, những rào cản trong quá trình tổ chức thực hiện HĐGDNGLL mà cán bộ, GV viên thƣờng gặp phải từ nội dung 1 đến 6 chiếm tỷ lệ hơn 80%; còn ở nội dung 7 (những rào cản khác) là 25%. Cán bộ Đoàn, Đội (trƣờng THPT Bộc Bố) cho biết: bản thân vừa mới ra trƣờng nên chƣa có kinh nghiệm trong tổ chức cũng nhƣ việc phối hợp với các giáo viên khác còn hạn chế, chƣa huy động đƣợc lực lƣợng chi đoàn giáo viên và các lực lƣợng tổ chức ngoài trƣờng cùng hợp tác, Hiệu trƣởng và ban chỉ đạo chƣa có nội dung hoạt động cụ thể trong kế hoạch chung cho toàn trƣờng nên việc xây dựng kế hoạch luôn gặp khó khăn. 58 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Quá trình tìm hiểu thực trạng cho thấy HĐGDNGLL đã đƣợc các nhà trƣờng quan tâm, có sự chỉ đạo tổ chức hoạt động của cán bộ quản lý, đối với các hoạt động không bắt buộc 3 trƣờng đã thực hiện theo mục tiêu giáo dục, theo kế hoạch riêng phù hợp với đặc điểm của từng trƣờng. Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn nhiều bất cập, cụ thể: - Đối với cán bộ quản lý: Chƣa có kế hoạch rõ ràng, chƣa quan tâm thỏa đáng. Nội dung hoạt động chƣa nằm trong kế hoạch năm học của nhà trƣờng, của các tổ chuyên môn, tổ chủ nhiệm. Vì vậy các chủ đề hàng tháng giáo viên thực hiện nhiều khi còn mang tính hình thức, đối phó, hoạt động tập thể tổ chức không sinh động. Quá trình tổ chức chƣa đổi mới về nội dung, hình thức, chƣa khích lệ thu hút đƣợc học sinh tham gia, chƣa phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo. - Đối với giáo viên: Thiếu kiến thức, kỹ năng cần thiết về công tác tổ chức HĐGDNGLL, chƣa xác định đƣợc mục tiêu dẫn đến việc thiết kế chƣơng trình, lúng túng trong việc tổ chức. Cán bộ Đoàn, tổng phụ trách Đội, Giáo viên, những ngƣời trực tiếp triển khai thƣờng thực hiện theo kinh nghiệm, theo khả năng, các hoạt động chủ yếu mang tính bề nổi chƣa đảm bảo chiều sâu và hiệu quả giáo dục. Vậy, mặc dù kế hoạch hành động quốc gia về phong trào “Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực” đã nhấn mạnh tới HĐGDNGLL, song việc đƣa nội dung trò chơi dân gian, các hoạt động ngoại khóa, giáo dục truyền thống, lịch sử, chƣơng trình giã ngoại theo môn học, thăm quan du lịch, hƣớng về nguồn... vào hệ thống giáo dục quốc dân để gắn việc học đi đôi với hành, gắn lý thuyết với thực tiễn, Thông qua các hoạt động đó tạo thêm sự thân thiện giữa thầy trò, trò với trò mỗi quan hệ thân thiện nhà trƣờng với các tổ chức ngoài xã hội, song việc triển khai nội dung còn hạn chế. 59 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Chƣơng 3 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HĐGDNGLL THEO ĐỊNH HƢỚNG XÂY DỰNG NHÀ TRƢỜNG THÂN THIỆN Ở TRƢỜNG THPT VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ KHẢO NGHIỆM 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục THPT Trong nhà trƣờng có nhiều hoạt động, mỗi hoạt động có những mục tiêu riêng nhƣng chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau và cùng hƣớng tới một mục tiêu chung là phát triển toàn diện học sinh. Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực bồi dƣỡng nhân tài. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trƣờng THPT nhằm. - Củng cố và khắc sâu kiến thức của các môn học, bổ khuyết và nâng cao hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực đời sống xã hội, làm phong phú thêm vốn kiến thức, kinh nghiệm hoạt động tập thể. - Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cơ bản nhƣ kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hoá; kỹ năng tổ chức quản lí và tham gia các hoạt động tập thể với tƣ cách là chủ thể của hoạt động; kỹ năng tự kiểm tra kết quả học tập, rèn luyện; củng cố phát triển các hành vi, thói quen tốt trong học tập, lao động và công tác xã hội - Bồi dƣỡng thái độ tích cực, tƣ giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt đọng xã hội, hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê hƣơng đất nƣớc; có thái độ đúng đắn với các hiện tƣợng xã hội tự nhiên. 3.1.2. Nguyên tắc nội dung thực hiện phải đảm bảo tính mục tiêu toàn diện Mục tiêu trí dục: Nhằm mở rộng khắc sâu kiến thức cơ bản cho học sinh. 60 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Mục tiêu đức dục: Giáo dục tƣ tƣởng đạo đức, tác phong tình cảm, ý chí, nghị lực cho học sinh. Mục tiêu sức khỏe: Rèn luyện sức khỏe, an toàn. Mục tiêu thẩm mỹ: Bồi dƣỡng khả năng tri giác thẩm mỹ (thị hiếu thẩm mỹ), nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ và sang tạo ra cái đẹp, đƣa cái đẹp vào cuộc sống. Mục tiêu lao động: Rèn luyện thói quen lao động, ý thức lao động, tình yêu lao động. 3.1.3. Nguyên tắc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ đảm bảo các yêu cầu - Đảm bảo tính tự nguyện, tự giác: Nếu hoạt động lên lớp là bắt buộc thì HĐGDNGLL là tự nguyện, tự giác, do đó khi tổ chức các hoạt động cần có nội dung, hình thức phong phú, phù hợp với nhu cầu và hứng thú với ngƣời học, phát huy năng khiếu, độc lập, sáng tạo của trẻ để thu hút các em tích cực tham gia hoạt động. Nguyên tắc đƣa hoạt động GDNGLL đạt hiệu quả là quá trình tổ chức giáo viên giữ vai trò cố vấn tạo điều kiện cho học sinh có khả năng tự quản toàn bộ quá trình hoạt động. - Đảm bảo tính tập thể: Hoạt động phải mang tính tập thể theo mục tiêu chỉ đạo chung, trong nhà trƣờng có nhiều hoạt động nhƣ Văn nghệ, thể thao, hoạt động lao động, các trò chơi dân gian, các cuộc thi… đều hƣớng vào mục tiêu chung ví dụ: Trong tháng 11 có ngày kỷ niệm 20/11, ngày nhà giáo Việt Nam thì mọi hoạt động đều hƣớng về ngày nhà giáo Việt nam … - Đảm bảo tính phong phú: Trong cuộc sống , xã hội hoạt động rất đa dạng, vì vậy một mặt nhà trƣờng phải tìm tòi những hoạt động hấp dẫn để các em phát huy năng lực bản thân, nhƣng mặt khác cũng đảm bảo để học sinh tự hoạt động theo sang kiến phù hợp với tâm lý của các em, ngƣời cán bộ quản lý phải biết phát huy khả năng của học sinh để đem lại hiệu quả giáo dục. 61 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - Đảm bảo tính hiệu quả: Để HĐHGDNGLL có hiệu quả thì phải đảm bảo tính kế hoạch mục tiêu, nội dung, tính tổ chức; tính tự nguyện, tự giác của học sinh, tính tập thể cao. Kế hoạch phải đảm bảo tính mục đích luôn gắn với nhiệm vụ giáo dục của nhà trƣờng, xã hội trong từng thời điểm lịch sử cụ thể, có kế hoạch cả năm học, từng kỳ, từng tháng, tuần. 3.1.4. Nguyên tắc tiếp cận hệ thống trong việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực Một hệ thống là một tổng thể phức hợp gồm nhiều yếu tố liên quan với nhau, mỗi một biến động của một yếu tố nào đó đều tác động lên những yếu tố khác và đồng thời cũng tác động lên toàn bộ hệ thống. “Trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực”, Đây là hai vế của một vấn đề: Có trƣờng học thân thiện mới có HS tích cực và học sinh tích cực sẽ góp phần xây dựng trƣờng học thân thiện. Các yếu tố tạo nên một nhà trƣờng thân thiện đó là: Cơ sở vật chất thân thiện; con ngƣời thân thiện; hoạt động giáo dục thân thiện. Cả 3 yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau, trong đó: * Cơ sở vật chất: Để có môi trƣờng thân thiện thì nhà trƣờng phải có khuôn viên riêng, có các hạng mục công trình, có trang thiết bị phục vụ hoạt động. CSVC thân thiện sẽ tạo điều kiện, tạo môi trƣờng thuận lợi cho con ngƣời hoạt động. Trƣớc mắt, CSVC phải an toàn, xanh Sạch đẹp, chính là CSVC thân thiện để hƣớng tới CSVC đầy đủ, hiện đại. * Con người: Gồm cán bộ giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, các đoàn thể, cộng đồng. Con ngƣời tiến hành các hoạt động thân thiện tạo ra môi trƣờng (CSVC) thân thiện. Cán bộ quản lý hài hoà, thân thiện khuyến khích sáng kiến, sáng tạo của giáo viên, học sinh. Giáo viên thân thiện khuyến khích 62 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên học sinh tích cực, sáng tạo và học sinh thân thiện là động cơ giúp cán bộ quản lý, giáo viên tích cực, thân thiện. * Hoạt động: Bao gồm Hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng, ngoài nhà trƣờng. Trong đó HĐGDNGLL phải phong phú, hấp dẫn, phù hợp, mang tính giáo dục cao để học sinh tích cực tham gia hoạt động với ý thức cao nhất. (Tự tin, tự giác, chủ động, sáng tạo) từ đó hoạt động mang lại hiệu quả giáo dục và hoạt động thân thiện. Nếu hoạt động mà nghèo nàn, hoạt động hình thức, hoạt động gây áp lực, tạo quá tải là đi ngƣợc lại với hoạt động thân thiện. Tóm lại: Nếu có con ngƣời thân thiện, có hoạt động thân thiện, có cơ sở vật chất thân thiện là điều kiện xây dựng nên một nhà trƣờng thân thiện. 3.2. Đề xuất các biệp pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo định hƣớng xây dựng nhà trƣờng thân thiện Từ những kết quả nghiên cứu lí luận ở chƣơng 1, trên cơ sở điều tra thực trạng ở chƣơng 2 chúng tôi đề xuất một số biện pháp quản lí cơ bản sau: 3.1.1. Biện pháp 1: Cải thiện hệ thống quản lý của nhà trường Mục đích của biện pháp: Nhằm gắn kết và phát huy sức mạnh trí tuệ của nhiều chủ thể giáo dục, có các hình thức hoạt động khác nhau và có một môi trƣờng hoạt động vừa cởi mở vừa thân thiện. Nội dung, cách thức thực hiện: * Quản lý các mối quan hệ: Đầu tiên cần phải thân thiện đó là quan hệ thầy trò. Nhƣng hiện nay nhiều thầy cô vẫn duy trì quan niệm rằng: thầy là “người trên” và học trò là “người dưới”. Quan niệm này đã dẫn đến sự xa cách trong quan hệ thầy trò. Học trò rất ít khi dám tranh luận với thầy cô vì sợ thầy cô phật ý. Các thầy thƣờng ít khi dám thừa nhận mình sai hay nhầm lẫn vì sợ học sinh đánh giá. Do đó, họ thƣờng có thái độ áp đặt và chủ quan với học trò. Các thầy cô khó có thể trở thành ngƣời bạn tin cậy để học sinh có thể 63 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên chia sẻ mọi vấn đề vì giữa thầy và trò luôn có khoảng cách về tuổi tác và tri thức nhƣ vậy. Vì vậy mối quan hệ giữa thầy với trò: các thầy cô nhận thức đúng “xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực”, “Lấy ngƣời học làm trung tâm”. Trong HĐGDNGLL, việc học nhóm phải tạo ra một bầu không khí chan hòa, tạo tâm lý thoải mái cho học sinh sẵn sàng chia sẻ kiến thức trong nhóm khi thảo luận trên lớp và các hoạt động theo nhóm ngoài lớp học. Từ đó mối quan hệ giữa học trò sẽ thân thiện hơn, gắn bó hơn, các em tham gia các hoạt động không chỉ vui chơi giải trí mà còn học tập, trao đổi chia sẻ công việc và tri thức với nhau. Ngoài hai mối quan hệ chính còn các mối quan hệ giữa học trò với các nhân viên phục vụ trong trƣờng cũng cần phải thân thiện. Họ cần phải biết cách tôn trọng học trò và phục vụ thông qua giao tiếp, tinh thần phục vụ các HĐGDNGLLcủa học sinh. Để có một “Ngôi trƣờng thân thiện” thực sự nếu nhƣ chỉ chú trọng vào việc dạy học trên lớp mà không quan tâm, chú ý đến việc đƣa các hoạt động vui chơi, các trò chơi dân gian, tìm hiểu và chăm sóc di tích lịch sử hay các hoạt động ngoại khoá, tổ chức sân chơi trí tuệ, thăm quan, hƣớng về nguồn... thì không đủ. Vì nó cũng là những hoạt động bổ trợ cho nhiệm vụ học tập của các em. Điều các em cần là môi trƣờng học tập, hoạt động thân thiện, phƣơng pháp học tập và phƣơng pháp giảng dạy thân thiện, các mối quan hệ thân thiện và những sự phục vụ thân thiện của nhà trƣờng. Có nhƣ vậy các em mới thấy thật sự thoải mái và yêu mến trƣờng nhƣ nhà của mình. Mỗi khi xa trƣờng một ngày là các em thấy nhớ, nghỉ học lâu thì các em thấy buồn, chỉ mong chóng trở lại ngôi trƣờng. Học sinh sẽ gắn bó với trƣờng học và mỗi ngày đến trƣờng mới thực sự là một ngày vui của các em. * Tổ chức HĐGDNGLL theo định hướng xây dựng trường học thân thiện: cần có một cơ chế thống nhất chỉ đạo phối hợp lực lƣợng giáo dục dựa vào các hƣớng sau: 64 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên HĐGDNGLL phải có sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo, dƣới sự chỉ đạo của Ban thì giáo viên chủ nhiệm là ngƣời thiết kế, tổ chức thực hiện các HĐGDNGLL theo chủ đề hàng tháng ở lớp mình phụ trách, các giáo viên bộ môn, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài trƣờng phối hợp thực hiện. Giáo viên chủ nhiệm tổ chức các hoạt động theo chủ đề giáo dục hàng tháng của Bộ Giáo dục quy định và các chủ đề giáo dục mang tính thân thiện do nhà trƣờng, đoàn trƣờng chọn theo quy định của Đoàn cấp trên; kết quả HĐGDNGLL đƣợc đánh giá vào hạnh kiểm của học sinh theo học kỳ và theo năm học. - Thành phần ban chỉ đạo bao gồm: Hiệu trƣởng (phó hiệu trƣởng), TPTĐ, Bí Thƣ Đoàn trƣờng, tổ trƣởng tổ chủ nhiệm, đại diện ban chấp hành công đoàn, hội cha mẹ học sinh, một số giáo viên có năng lực trong các hoạt động đoàn thể. Trong đó Ban chỉ đạo do Hiệu trƣởng (phó Hiệu trƣởng) là trƣởng ban; bí thƣ Đoàn trƣờng làm phó ban; các ủy viên là Tổ trƣởng chuyên môn, tổ trƣởng tổ chủ nhiệm và Hội trƣởng hội phụ huynh. Để hoạt động có chuyên sâu hơn có thể phân nhỏ thành các tiểu ban, bao gồm: Tiểu ban văn hoá văn nghệ, TDTT; Tiểu ban hoạt động chính trị xã hội, tiểu ban tổ chức giao lƣu, tham quan du lịch, tiểu ban lao động công ích, tiểu ban hoạt động từ thiện,…Tuỳ vào tháng, tuần, học kỳ và nội dung hoạt động mà giao trách nhiệm cho các tiểu ban sao cho phù hợp. Việc xây dựng số lƣợng thành viên trong các tiểu ban tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng trƣờng. Nhiệm vụ chung của ban chỉ đạo là chỉ đạo, quản lý, giám sát và đánh giá kết quả hoạt động hàng tháng, từng học kỳ và cả năm học. Ban chỉ đạo quy định thống nhất vai trò, trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và các đoàn thể nhà trƣờng. Ban chỉ đạo có trách nhiệm liên hệ phối hợp với các lực lƣợng giáo dục ngoài nhà trƣờng để tổ chức tốt các HĐGDNGLL. 65 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - Cơ chế chỉ đạo phối hợp:Thống nhất yêu cầu và kế hoạch hoạt động, Ban chỉ đạo căn cứ vào sự chỉ đạo của Sở Giáo dục & Đào tạo, kế hoạch hoạt động của Đoàn, xây dựng kế hoạch hoạt động của năm học thông qua và thống nhất kế hoạch trƣớc toàn thể hội đồng giáo dục nhà trƣờng vào dịp triển khai nhiệm vụ năm học. Ban chỉ đạo thống nhất các quan điểm, nhận thức trong cán bộ, giáo viên về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của HĐGDNGLL, kế hoạch tổ chức hoạt động này. Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo, vai trò, trách nhiệm của các ủy viên, vai trò trách nhiệm của các giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và các lực lƣợng giáo dục khác, đặc biệt quán triệt về về cơ chế chỉ đạo phối hợp để tất cả cán bộ, giáo viên, trong nhà trƣờng hiểu rõ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Đầu năm học tổ chức bồi dƣỡng cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, cán bộ đoàn về phƣơng pháp, kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL, hoặc bồi dƣỡng qua xây dựng các tiết hoạt động mẫu để giáo viên chủ nhiệm các khối đến dự trao đổi kinh nghiệm, hàng năm tổ chức hội nghị để giáo viên báo cáo kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả của HĐGDNGLL, cùng nhau học tập và nhân điển hình tiên tiến. Ban chỉ đạo họp mỗi tháng một lần để đánh giá kết quả hoạt động đã thực hiện và cụ thể hóa kế hoạch hoạt động trong các tháng tiếp theo. Động viên kịp thời phát huy mặt tích cực, rút kinh nghiệm mặt chƣa tốt, củng cố sƣ phối hợp chỉ đạo và thực hiện, xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể và chỉ đạo giáo viên, cán bộ đoàn các khối thực hiện chủ đề hoạt động hàng tháng. Các tổ trƣởng triển khai theo tổ, đôn đốc giáo viên trong tổ thực hiện. Các khối lớp hàng tuần báo cáo với trƣởng ban, hàng tháng Ban chỉ đạo kiểm tra, đánh giá giáo viên chủ nhiệm các lớp về quá trình chuẩn bị, triển khai hoạt động và kết quả hoạt động lớp mình phụ trách. - Phân công nhiệm vụ * Trƣởng Ban chỉ đạo là Hiệu trƣởng (phó Hiệu trƣởng) có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL, giám sát quá trình HĐGDNGLL hàng 66 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tháng, liên hệ phối hợp với các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng, đánh giá kết quả hoạt động của các giáo viên chủ nhiệm. * Phó trƣởng ban chỉ đạo là bí thƣ Đoàn trƣờng có nhiệm vụ đôn đốc, nhắc nhở giáo viên chủ nhiệm thực hiện HĐGDNGLL ở các lớp theo kế hoạch và theo sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo hàng tháng, hàng tuần, liên hệ đôn đốc giáo viên bộ môn giúp giáo viên chủ nhiệm thực hiện tốt các chủ đề

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf17LV09_SP_QLGDCaThiHoan.pdf
Tài liệu liên quan