MỤC LỤC
Lời cam đoan. i
Lời cảm ơn . ii
Danh mục chữ viết tắt .iii
Danh mục các bảng .viii
MỞ ĐẦU . 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ KIỂM TRA NỘI BỘ
TRưỜNG TIỂU HỌC, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. 6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề. 6
1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước . 6
1.1.2. Nghiên cứu trong nước. 8
1.2. Một số khái niệm cơ bản. 10
1.2.1. Quản lý . 10
1.2.2. Quản lý giáo dục . 11
1.2.3. Quản lý nhà trường . 13
1.3. Kiểm tra, thanh tra Giáo dục và Đào tạo . 15
1.3.1. Kiểm tra . 15
1.3.2. Kiểm tra, thanh tra giáo dục . 17
1.3.3. Kiểm tra nội bộ, kiểm tra nội bộ trường học. 19
1.4. Trường Tiểu học. 19
1.4.1. Trường Tiểu học: Vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn . 19
1.4.2. Hiệu trưởng trường Tiểu học (Điều 20 Điều lệ trường Tiểu học) . 20
1.5. Một số vấn đề cơ bản về quản lý hoạt động KTNB ở trường
Tiểu học. 22
1.5.1. Chức năng, nhiệm vụ KTNB trường học. 22
1.5.2. Nội dung KTNB trường học . 23
1.5.3. Nguyên tắc kiểm tra nội bộ trường học. 25
1.5.4. Quản lý hoạt động KTNB trường học . 25
1.6. Nội dung quản lý hoạt động KTNB trường Tiểu học. 28v
1.6.1. Xây dựng kế hoạch KTNB trường Tiểu học . 28
1.6.2. Tổ chức quản lý hoạt động KTNB ở các trường Tiểu học . 31
1.6.3. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện KTNB trường Tiểu học. 35
1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động KTNB ở
trường Tiểu học . 39
1.7.1. Yếu tố chủ quan . 39
1.7.2. Yếu tố khách quan . 40
1.8. Tầm quan trọng của quản lý hoạt động KTNB ở trường Tiểu học . 40
Tiểu kết chương 1. 41
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA
NỘI BỘ Ở CÁC TRưỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
LÂM BÌNH, TỈNH TUYÊN QUANG. 42
2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. 42
2.1.1. Vị trí địa lý, dân số . 42
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội. 42
2.1.3. Sơ lược về các trường Tiểu học huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang . 43
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng . 46
2.2.1. Mục đích khảo sát. 46
2.2.2. Nội dung khảo sát. 46
2.2.3. Đối tượng khảo sát . 47
2.2.4. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu. 47
2.3. Hoạt động KTNB ở các trường Tiểu học huyện Lâm Bình, tỉnh
Tuyên Quang . 47
2.3.1. Nhận thức về hoạt động KTNB ở các trường Tiểu học huyện
Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang . 47
2.3.2. Thực trạng hoạt động KTNB ở các trường Tiểu học huyện Lâm
Bình, tỉnh Tuyên Quang. 49
2.3.3. Nguyên nhân của thực trạng . 58
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động KTNB ở các trường Tiểu học
huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. 59
2.4.1. Thực trạng nhận thức tầm quan trọng về công tác quản lí hoạt
động KTNB ở các trường Tiểu học huyện Lâm Bình,tỉnh Tuyên Quang. 59vi
2.4.2. Thực trạng quản lí hoạt động KTNB ở các trường Tiểu học
huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. 60
2.4.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lí hoạt động KTNB ở các
trường Tiểu học huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. 64
Tiểu kết chương 2. 68
Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA
NỘI BỘ Ở CÁC TRưỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
LÂM BÌNH, TỈNH TUYÊN QUANG. 69
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp. 69
3.1.1. Đảm bảo tính hệ thống cấu trúc. 69
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn. 69
3.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả . 70
3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động KTNB ở các trường Tiểu
học huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. 70
3.2.1. Biện pháp thứ nhất: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của
việc làm tốt công tác KTNB trường Tiểu học cho Hiệu trưởng và cán
bộ tham gia hoạt động KTNB trường Tiểu học. 70
3.2.2. Biện pháp thứ hai: Chỉ đạo xây dựng kế hoạch công tác KTNB
trường học đảm bảo tính toàn diện, bám sát thực tế và yêu cầu phát
triển của ngành GD&ĐT huyện Lâm Bình. . 73
3.2.3. Biện pháp thứ ba: Tăng cường công tác tổ chức thực hiện kế
hoạch quản lý hoạt động KTNB trường Tiểu học. . 77
3.2.4. Biện pháp thứ tư: Đổi mới phương pháp quản lý hoạt động
KTNB trường Tiểu học . 79
3.2.5. Biện pháp thứ năm: Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
về hoạt động KTNB trường Tiểu học và về quản lý hoạt động KTNB
trường Tiểu học cho cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện nhiệm vụ
KTNB trường học. . 81
3.2.6. Biện pháp thứ sáu: Tăng cường điều kiện vật chất, thiết bị cho
công tác quản lý hoạt động KTNB trường Tiểu học . 83vii
3.2.7. Biện pháp thứ bảy: Tăng cường sự phối hợp quản lý hoạt động
KTNB giữa các cấp quản lý trong hệ thống giáo dục các trường Tiểu học. . 85
3.3. Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp . 88
Tiểu kết chương 3. 91
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 97
PHỤ LỤC. 99
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường tiểu học huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học, giáo dục
thế hệ, đưa giáo dục tiến đến mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất.
Từ những quan niệm trên, chúng ta có thể khái quát, QLGD là hoạt
động điều hành, phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm đẩy mạnh công tác
đào tạo, giáo dục thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội. Trong hệ thống
giáo dục, con người giữ vai trò trung tâm trong mọi hoạt động. Con người vừa
là chủ thể,vừa là khách thể quản lý. Mọi hoạt động giáo dục và QLGD đều
hướng vào việc đào tạo và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ. Bởi vậy con
người là nhân tố quan trọng nhất trong QLGD.
* Đặc điểm của QLGD bao giờ cũng có những đặc điểm chung và đặc
riêng của lĩnh vực QLGD.
- Đặc điểm chung của quản lý: Quản lý bao giờ chia thành chủ thể và
đối tượng của quản lý; quản lý bao giờ cũng liên quan đến trao đổi thông tin
và đều có mối liên hệ ngược; quản lý bao giờ cũng có khả năng thích nghi;
quản lý vừa là khoa học vừa là nghệ thuật; quản lý gắn liền với quyền lực, lợi
ích và danh tiếng;
- Đặc điểm riêng của lĩnh vực QLGD:
+ QLGD gắn liền với quá trình giáo dục và đào tạo con người, đặc biệt
là lao động sư phạm của các nhà giáo;
+ QLGD gắn liền với quyền lực của nhà nước trong việc điều hành, điều
chỉnh các hoạt động giáo dục, thông qua việc xây dựng, ban hành và chấp hành
các văn bản như luật, điều lệ, các quy trình, quy chế chuyên môn sư phạm;
+ Sản phẩm của giáo dục có tính chất đặc thù là hình thành và phát
triển nhân cách cho người học, nên QLGD phải chú ý phòng ngừa, ngăn chặn
13
những sai sót trong công việc tạo ra sản phẩm, cũng như không được tạo ra
những “phế phẩm” trong giáo dục.
1.2.3. Quản lý nhà trường
* Khái niệm nhà trường:
Nhà trường là một thiết chế riêng biệt của xã hội, thực hiện chức năng
kiến tạo những kinh nghiệm xã hội cần thiết cho mọi nhóm dân cư của xã hội
đó. Nhà trường được tổ chức sao cho việc kiến tạo nói trên đạt được mục đích
xã hội đó đặt ra cho các nhóm dân cư, được huy động vào sự kiến tạo này một
cách tối ưu theo quan niệm của xã hội đó.
Quá trình sư phạm là quá trình kiến tạo các điều kiện và cơ hội để các
cá nhân lĩnh hội, chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội, thực hiện xã hội hóa nhân
cách của mình. Nhà trường kiến tạo các kinh nghiệm xã hội thông qua quá
trình sư phạm, hay nói cách khác nhà trường là thiết chế chủ yếu để thực hiện
quá trình sư phạm.
Trong bối cảnh hiện đại, nhà trường được thừa nhận rộng rãi như một
thiết chế chuyên biệt của xã hội để giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ thành những
công dân có ích cho tương lai. Thiết chế đó có mục đích rõ ràng, có tổ chức
chặt chẽ, được cung ứng những nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện những
chức năng của mình mà không một thiết chế nào có thể thay thế được.
* Quản lý nhà trường:
Bản chất của việc quản lý nhà trường là quản lý hoạt động dạy - học,
tức là làm sao đưa được hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để
dần tiến tới mục tiêu giáo dục.
Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: Quản lý nhà trường là nhũng tập hợp
tối ưu (cộng tác, tham gia, hỗ trợ, phối hợp, huy động, can thiệp) của chủ
thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và các cán bộ khác. Nhằm tận dụng
các nguồn dự trữ do nhà nước đầu tư, xã hội đóng góp, do lao động xây dựng
và vốn lao động tự có hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà
trường, mà điểm hội tụ là quá trình đào tạo thế hệ trẻ. Thực hiện có chất
lượng mục tiêu và có kế hoạch đưa nhà trường tiến lên trạng thái mới.
14
Theo Phạm Viết Vượng: Quản lý nhà trường là hoạt động của các cơ
quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh
và các lực lượng giáo dục khác, huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để
nâng cao giáo dục và đào tạo trong nhà trường.
* Quản lý nhà trường bao gồm hai tác động sau:
- Tác động của những chủ thể quản lý bên trên và bên ngoài nhà
trường: Đó là tác động quản lý của cơ quan QLGD cấp trên nhằm hướng dẫn
và tạo điều kiện cho hoạt động giảng dạy, học tập, giáo dục của nhà trường,
hoặc những chỉ dẫn, những quyết định của các thực thế bên ngoài nhà trường,
nhưng có liên quan trực tiếp đến hoạt động của nhà trường, như cộng đồng
được đại diện dưới hình thức hội đồng giáo dục, nhằm định hướng cho sự
phát triển của nhà trường và hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc thực hiện phương
hướng phát triển đó;
- Tác động của những chủ thể quản lý bên trong nhà trường: Bao gồm
các hoạt động quản lý giáo viên, quản lý học sinh, quản lý quá trình dạy học -
giáo dục, quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, quản lý tài chính
trường học, quản lý mối quan hệ giữa trường học và cộng đồng.
Như vậy quản lý nhà trường chính là QLGD trong một phạm vi xác
định đó là nhà trường (đơn vị quản lý giáo dục). Quản lý nhà trường là một
hoạt động được thực hiện trên cơ sở những quy luật chung của quản lý, đồng
thời có những nét riêng mang tính đặc thù của giáo dục. Vì vậy quản lý nhà
trường cần vận dụng tất cả các nguyên lý chung của QLGD để đẩy mạnh mọi
hoạt động của nhà trường theo mục tiêu đào tạo.
Tóm lại, nhà trường là một thành tố cơ bản của hệ thống giáo dục,
nên quản lý nhà trường cũng được hiểu như là một bộ phận của QLGD.
Thực chất của quản lý nhà trường, suy cho cùng là tạo điều kiện cho các
hoạt động trong nhà trường vận hành theo đúng mục tiêu, tính chất của nhà
trường XHCN Việt Nam.
15
1.3. Kiểm tra, thanh tra Giáo dục và Đào tạo
1.3.1. Kiểm tra
* Khái niệm
Kiểm tra là một trong các chức năng của quy trình quản lý. Thông qua
chức năng kiểm tra mà chủ thể quản lý nắm bắt và điều chỉnh kịp thời các
hoạt động để thực hiện tốt các mục tiêu đã định.
Có nhiều quan niệm khác nhau về kiểm tra trong quản lý:
- Harold Koontz: Kiểm tra là đo lường, chấn chỉnh các hoạt động của
bộ phận cấp dưới, để tin chắc rằng các mục tiêu và các kế hoạch thực hiện
mục tiêu đó đang được hoàn thành;
- Robert J.Mockler: Kiểm tra là quản trị, là một nỗ lực có hệ thống,
nhằm thiết lập những hệ thống, những phản hồi thông tin, nhằm so sánh
những kết quả thực hiện với định mức đã đề ra, và để đảm bảo rằng các nguồn
lực đang được sử dụng có hiệu quả nhất, để đạt được mục tiêu của tổ chức;
- Kenneth A.Merchant: Kiểm tra bao gồm tất cả các hoạt động mà nhà
quản trị thực hiện để đảm bảo chắc chắn rằng các kết quả thực tế sẽ đúng như
kết quả dự kiến trong kế hoạch;
- Theo Nguyễn Hữu Luận (Khoa Nhà nước và Pháp luật - Học viện
Hành chính Quốc gia), kiểm tra là một khái niệm rộng, được thể hiện ở nhiều
góc độ như:
+ Kiểm tra là hoạt động thường xuyên của từng cơ quan, tổ chức nhằm
đảm bảo thực hiện nhiệm vụ của chính mình. Qua kiểm tra các cơ quan, tổ
chức đánh giá đúng mực việc làm của mình từ đó đề ra chủ trương, biện pháp,
phương hướng hoạt động tiếp theo một cách hợp lý hơn. Trong trường hợp
này, kiểm tra mang ý nghĩa xem xét, nhìn lại việc làm của chính mình để tự
điều chỉnh, hay tìm biện pháp thực hiện nhiệm vụ tốt hơn, hiệu quả hơn;
+ Kiểm tra là hoạt động của cơ quan, tổ chức, thủ trưởng cấp trên với
cấp dưới của mình nhằm đánh giá mọi mặt hoặc từng vấn đề do cấp dưới đã
thực hiện. Trong trường hợp này, kiểm tra thực hiện trong quan hệ trực thuộc,
vì thế cơ quan hoặc thủ trưởng cấp trên sau khi kiểm tra có quyền áp dụng các
16
biện pháp như biểu dương, khen thưởng khi cấp dưới làm tốt hoặc các biện
pháp cưỡng chế để xử lý đối với cấp dưới khi họ có khuyết điểm hoặc vi
phạm pháp luật;
+ Kiểm tra là hoạt động của các cơ quan Đảng, các tổ chức xã hội, các
tổ chức quần chúng tham gia hoạt động giám sát công việc hành chính nhà
nước. Trong trường hợp này, kiểm tra hầu như không mang tính quyền lực
nhà nước; không trực tiếp áp dụng các biện pháp cưỡng chế mà chỉ tác động
đến hoạt động quản lý nhà nước bằng những biện pháp mang tính xã hội.
Từ những quan niệm trên có thể thấy kiểm tra được hiểu là việc xác lập
các tiêu chuẩn, đo lường các kết quả để phát hiện ưu điểm, nhược điểm, từ đó
đề ra các giải pháp để phát huy ưu điểm, sửa chữa, điều chỉnh những lệch lạc,
sai lầm, nhằm đảm bảo tổ chức vận hành theo đúng mục tiêu.
* Đặc điểm của kiểm tra trong quản lý
- Kiểm tra là một quá trình;
- Kiểm tra là một chức năng của quy trình quản lý;
- Kiểm tra thể hiện quyền hạn và trách nhiệm của nhà quản lý đối với
hiệu lực và hiệu quả của tổ chức;
- Kiểm tra là một quy trình mang tính phản hồi.
* Vai trò của kiểm tra trong quản lý
Kiểm tra đóng vai trò quan trọng trong quản lý. Cụ thể:
- Thông qua kiểm tra mà nhà quản lý nắm được tiến độ, mức độ thực
hiện công việc của các thành viên trong một bộ phận của tổ chức và của các
bộ phận trong một tổng thể của cơ cấu tổ chức;
- Thông qua kiểm tra người quản lý nắm và kiểm soát được chất lượng
các công việc được hoàn thành, từ đó phát hiện những ưu điểm và hạn chế
trong toàn bộ hoạt động của tổ chức và quy trình quản lý, từ đó đưa ra các giải
pháp phù hợp hướng tới mục tiêu.
* Các loại hình kiểm tra: Gồm kiểm tra trước khi hoạt động xảy ra,
kiểm tra trong khi thực hiện và kiểm tra sau khi thực hiện.
- Kiểm tra lường trước: Kiểm tra từ trước khi hoạt động xảy ra, bằng
17
cách tiên liệu những vấn đề có thể xảy ra để ngăn chặn trước. Giúp cho tổ
chức thực hiện kế hoạch chính xác, dự liệu được những vấn đề có thể ảnh
hưởng từ thời điểm lên kế hoạch cho đến khi thực hiện. Kiểm tra lường trước
dựa vào dự báo, dự đoán về sự biến đổi của môi trường;
- Kiểm tra trong khi thực hiện: Bằng cách theo dõi trực tiếp diễn biến
trong quá trình thực hiện kế hoạch. Mục đích là nhằm kịp thời tháo gỡ những
vướng mắc, khó khăn trở ngại khi thực hiện để đảm bảo tiến độ dự kiến;
- Kiểm tra sau khi thực hiện: Bằng cách đối chiếu kết quả thực hiện với
kế hoạch và mục tiêu ban đầu. Mục đích nhằm đánh giá toàn bộ quá trình
thực hiện kế hoạch, rút kinh nghiệm. Nhược điểm của loại hình kiểm tra này
là độ trễ về thời gian.
1.3.2. Kiểm tra, thanh tra giáo dục
1.3.2.1. Thanh tra giáo dục
* Khái niệm: Là thanh tra chuyên ngành về giáo dục, thực hiện quyền
thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục nhằm bảo đảm việc thi
hành pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm, bảo
vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong
lĩnh vực giáo dục.
* Nhiệm vụ của thanh tra giáo dục
- Thanh tra việc thực hiện chính sách và pháp luật về giáo dục;
- Thanh tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung,
phương pháp giáo dục; qui chế chuyên môn, qui chế thi cử, cấp văn bằng,
chứng chỉ; việc thực hiện các qui định về điều kiện cần thiết bảo đảm chất
lượng giáo dục ở các cơ sở giáo dục;
- Thực hiện nhiệm vụ giải quyết các khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực
giáo dục theo qui định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
- Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục theo qui định của
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
- Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng
trong lĩnh vực giáo dục theo qui định của pháp luật về chống tham nhũng;
18
- Kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về giáo dục; đề
nghị sửa đổi, bổ sung các chính sách và qui định của Nhà nước về giáo dục;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo qui định của pháp luật.
* Vai trò, chức năng của Thanh tra Giáo dục: Thanh tra Giáo dục là
một bộ phận trong ba bộ phận hợp thành tổ chức quản lý nhà nước của Bộ
GD&ĐT (Điều 99 Luật giáo dục 2005). Thanh tra Giáo dục được tổ chức ở
Trung ương thuộc Bộ GD&ĐT và ở địa phương thuộc Sở GD&ĐT tạo tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương. Thanh tra Giáo dục thực hiện chức năng
thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà
nước về giáo dục và đào tạo theo quy định của pháp luật.
1.3.2.2. Mối quan hệ giữa kiểm tra và thanh tra giáo dục
Từ những luận điểm trên về kiểm tra và thanh tra giáo dục cho thấy:
* Kiểm tra và thanh tra giáo dục giống nhau về mục đích là tạo lập
kênh thông tin phản hồi trong quản lí; phát hiện, phân tích, đánh giá thực tiễn
một cách chính xác, khách quan, trung thực, làm rõ đúng sai, nguyên nhân
dẫn đến sai phạm nhằm phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lí vi phạm,
góp phần thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thiện cơ chế quản lí.
* Kiểm tra và thanh tra giáo dục có những điểm khác nhau:
Nội dung
so sánh
Kiểm tra Thanh tra
Tính chất Tổ chức quản lý trong nội bộ Là của cấp trên đối với cấp dưới
Tổ chức
Do thủ trưởng cơ quan trực tiếp
(Hiệu trưởng) quyết định thành lập
Là hệ thống tổ chức nhà nước do
pháp luật quy định
Hoạt động
Theo kế hoạch nội bộ;
Hoạt động trong hệ
Chỉ tuân theo pháp luật;
Hoạt động từ ngoài hệ
Đối tƣợng
Tập thể, cá nhân trong nội bộ với
các hoạt động diễn ra trong cơ
quan, đơn vị (trong trường) và
mối quan hệ giữa chúng
Cơ quan, tổ chức, cá nhân cấp
dưới với những công việc và hoạt
động của cấp Thanh tra
Xử lý
Xem xét, phát hiện, điểu chỉnh.
Khen thưởng, trách phạt
Có tính chất và hiệu lực pháp lí cao.
Đề nghị cấp trên khen thưởng
hoặc xử lí theo pháp luật.
Giúp đỡ, điều chỉnh
19
Qua so sánh trên có thể thấy, sự phân biệt giữa thanh tra và kiểm tra chỉ
là tương đối. Khi tiến hành thanh tra, thường thực hiện nhiều hoạt động kiểm
tra. Khi tiến hành kiểm tra, có thể chọn nội dung thanh tra. Chính từ quan hệ
qua lại giữa hai khái niệm này nên trong thực tế người ta hay sử dụng cả hai
từ thanh tra, kiểm tra.
1.3.3. Kiểm tra nội bộ, kiểm tra nội bộ trường học
* Kiểm tra nội bộ là một trong những chức năng cơ bản của quản lý.
Đó là hoạt động nghiệp vụ mà người quản lý ở bất kỳ cấp nào cũng phải thực
hiện để biết rõ những kế hoạch, mục tiêu đề ra trên thực tế đã đạt được đến
đâu và như thế nào. Từ đó đề ra những biện pháp động viên, giúp đỡ, uốn nắn
và điều chỉnh nhằm thúc đẩy các cá nhân và tổ chức phát triển.
* Kiểm tra nội bộ trường học là hoạt động xem xét và đánh giá các hoạt
động giáo dục, điều kiện dạy – học, giáo dục trong phạm vi nội bộ nhà trường
nhằm mục đích phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung, phát triển nhà
trường, phát triển người giáo viên và học sinh nói riêng.
* Kiểm tra nội bộ trường học, về thực chất gồm hai hoạt động:
- Hiệu trưởng tiến hành kiểm tra công việc, hoạt động, mối quan hệ của
các thành viên, bộ phận và những điều kiện, phương tiện phục vụ dạy học và
giáo dục trong nhà trường;
- Việc tự kiểm tra của các bộ phận, cá nhân trong trường và tự kiểm tra
công tác quản lý của hiệu trưởng.
1.4. Trƣờng Tiểu học
1.4.1. Trường Tiểu học: Vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn
Tiểu học là một bậc trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam, dưới bậc
Trung học cơ sở, kéo dài 5 năm từ lớp 1 đến lớp 5.
* Vị trí trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân: Trường Tiểu
học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách
pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.
20
(Điều 2. Điều lệ trường Tiểu học)
* Nhiệm vụ và quyền hạn của trường Tiểu học:
- Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo
mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ Trưởng Bộ
GD&ĐT ban hành;
- Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em khuyết tật, trẻ
em bỏ học đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong
cộng đồng. Nhận bảo trợ và giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lý các hoạt
động giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục
tiểu học theo sự phân công của cấp có thẩm quyền. Tổ chức kiểm tra và công
nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và trẻ
em trong địa bàn trường được phân công phụ trách;
- Xây dựng, phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ GD&ĐT
và nhiệm vụ giáo dục đào tạo của địa phương;
- Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục;
- Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh;
- Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính
theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia
các hoạt động xã hội trong cộng đồng;
- Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực
hiện hoạt động giáo dục;
- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
(Điều 3. Điều lệ trường Tiểu học).
1.4.2. Hiệu trưởng trường Tiểu học (Điều 20 Điều lệ trường Tiểu học)
* Hiệu trưởng trường Tiểu học là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản
lí các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường. Hiệu trưởng do
Trưởng Phòng GD&ĐT bổ nhiệm đối với trường Tiểu học công lập, công
21
nhận đối với trường Tiểu học tư thục theo quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận
Hiệu trưởng của các cấp có thẩm quyền;
* Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Hiệu trưởng trường Tiểu
học phải đạt chuẩn Hiệu trưởng trường Tiểu học;
* Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng:
- Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức
thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện
trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
- Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn
trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó;
- Phân công, quản lí, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng,
thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên theo
quy định;
- Quản lý hành chính; quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài
chính, tài sản của nhà trường;
- Quản lý học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường;
tiếp nhận, giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỉ luật,
phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp; tổ
chức kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh
trong nhà trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách;
- Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lí;
tham gia giảng dạy bình quân 2 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ
cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định;
- Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính
trị - xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục;
- Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực
lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà
trường đối với cộng đồng.
22
1.5. Một số vấn đề cơ bản về quản lý hoạt động KTNB ở trƣờng
Tiểu học
* Khái niệm: KTNB trường học là hoạt động nghiệp vụ quản lý của
người Hiệu trưởng nhằm điều tra theo dõi, xem xét, kiểm soát, phát hiện,
kiểm nghiệm sự diễn biến và kết quả các hoạt động giáo dục trong phạm vi
nội bộ nhà trường hay trong nội bộ cơ sở giáo dục và đánh giá kết quả các
hoạt động giáo dục đó có phù hợp với mục tiêu, kế hoạch, chuẩn mực, quy
chế đề ra không? Qua đó kịp thời động viên, khích lệ các mặt tốt, điều chỉnh,
uốn nắn những mặt chưa đạt chuẩn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả
Giáo dục - Đào tạo của nhà trường.
1.5.1. Chức năng, nhiệm vụ KTNB trường học
1.5.1.1. Chức năng KTNB trường học
- KTNB là chức năng quản lý cơ bản, là khâu đặc biệt quan trọng trong
chu trình quản lý đảm bảo tạo lập mối liên hệ ngược thường xuyên, kịp thời
giúp Hiệu trưởng hình thành cơ chế điều chỉnh hướng đích trong quá trình
quản lý nhà trường. KTNB trường học là một công cụ sắc bén góp phần tăng
cường hiệu lực quản lý trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục - đào
tạo trong nhà trường; đồng thời KTNB trường học còn giúp Hiệu trưởng có
thông tin chính xác về thực trạng của đơn vị mình, từ đó xác định được
nguyên nhân và biện pháp khắc phục những hạn chế cũng như phát huy
những điểm tích cực của đối tượng quản lý. Mặt khác kiểm tra cũng chính là
để nhà quản lý nhìn nhận được ưu điểm, hạn chế của công tác quản lý, chỉ
đạo, điều hành có khoa học hay khả thi không. Theo đó có biện pháp nhằm
nâng cao hiệu quả quản lý.
1.5.1.2. Nhiệm vụ của KTNB trường học
KTNB trường học thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:
* Kiểm tra: Xem xét việc thực hiện nhiệm vụ của đối tượng kiểm tra so
với các qui định trong các văn bản qui phạm pháp luật và các hướng dẫn của
các cấp quản lý. Yêu cầu của kiểm tra là phải tỉ mỉ, rõ ràng, chỉ rõ những điều
23
làm được, chưa làm được của đối tượng kiểm tra. Còn đối với người được
kiểm tra thì cảm thông, hợp tác, chấp nhận việc làm của ban kiểm tra.
* Đánh giá: Xác định mức độ đạt được trong việc thực hiện các nhiệm
vụ theo qui định, phù hợp với bối cảnh và đối tượng để xếp loại đối tượng
kiểm tra. Yêu cầu của đánh giá là khách quan, chính xác, công bằng đồng thời
định hướng, khuyến khích tạo cơ sở cho sự tiến bộ của đối tượng kiểm tra.
* Tư vấn: Nêu được những nhận xét, gợi ý giúp cho đối tượng kiểm tra
thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ của mình. Yêu cầu của tư vấn là các ý
kiến tư vấn phải sát thực, khả thi giúp cho đối tượng kiểm tra nâng cao chất
lượng công việc của mình.
* Thúc đẩy: Là hoạt động kích thích, phát hiện, phổ biến các kinh
nghiệm tốt, những định hướng mới và kiến nghị với các cấp quản lý nhằm
hoàn thiện dần hoạt động của đối tượng kiểm tra, góp phần phát triển hệ
thống giáo dục quốc dân. Yêu cầu của thúc đẩy là người kiểm tra phải phát
hiện, lựa chọn được kinh nghiệm (của đối tượng kiểm tra, của người khác, của
mình); phổ biến được kinh nghiệm tốt, những định hướng mới cho đối
tượng kiểm tra và có những kiến nghị xác đáng đối với các cấp quản lý nhằm
phát triển tổ chức, phát triển cá nhân trong đơn vị.
1.5.2. Nội dung KTNB trường học
* Nội dung KTNB trường học: Hoạt động dạy học và giáo dục trong
nhà trường rất phong phú, phức tạp và nhiều mặt. Hiệu trưởng có trách nhiệm
kiểm tra toàn bộ công việc, hoạt động, mối quan hệ, kết quả của toàn bộ quá
trình dạy học - giáo dục và những điều kiện phương tiện của nó, không loại
trừ mặt nào.
* Nội dung KTNB trường phổ thông được xác định cụ thể như sau:
- Về xây dựng đội ngũ, bao gồm: Số lượng và cơ cấu; chất lượng
(nguồn đào tạo, trình độ tay nghề, thâm niên); các hoạt động phối hợp của tập
thể sư phạm trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy của trường;
nền nếp hoạt động (tổ chức, trật tự kỷ cương, kế hoạch); công tác bồi dưỡng
và tự bồi dưỡng;
24
- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính:Việc xây dựng, sử dụng và
bảo quản cơ sở vật chất (đất đai, phòng ốc, thư viện, thiết bị dạy học, đồ dùng
dạy học, dụng cụ thể dục thể thao, sân chơi, bãi tập, khu vực vệ sinh, khu để
xe, khu bán trú (nếu có) ); việc xây dựng cảnh quan trường học, vệ sinh học
đường, môi trường sư phạm; công tác tài chính (chế độ kế toán, tài chính,
công khai các nguồn thu chi trong ngân sách và các nguồn huy động khác);
- Về kế hoạch phát triển giáo dục: Thực hiện chỉ tiêu số lượng học sinh
từng khối lớp và toàn trường; phổ cập giáo dục; qui chế tuyển sinh; duy trì sĩ
số, chống lưu ban bỏ học; hiệu quả đào tạo;
- Về hoạt động và chất lượng giáo dục, đào tạo: Hoạt động và chất
lượng giáo dục đạo đức học sinh; hoạt động và chất lượng giảng dạy, học tập
các bộ môn văn hóa và các mặt giáo dục khác;
- Tự kiểm tra công tác quản lý của hiệu trưởng: Xây dựng và tổ chức
thực hiện kế hoạch (kế hoạch năm học, học kỳ, kế hoạch tháng của nhà
trường và các bộ phận); việc phân công, sử dụng, quản lý đội ngũ; công tác
KTNB trường học; chỉ đạo công tác hành chính, tài chính, tài sản của nhà
trường; thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước đối cán bộ, giáo viên, học
sinh; việc thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; công tác
tham mưu, xã hội hóa giáo dục; quản lý và tổ chức giáo dục học sinh; quan hệ
phối hợp công tác giữa nhà trường và các đoàn thể; tổ chức khoa học lao động
quản lý nhà trường.
Ngoài ra, hiệu trưởng còn cần tự kiểm tra, đánh giá lề lối làm việc,
phong cách tổ chức và quản lý của chính mình, tự đánh giá khách quan phẩm
chất, năng lực và uy tín của mình để tự điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu,
chuẩn mực của người cán bộ quản lý trường học.
* Cũng có thể phân chia nội dung KTNB trường học bao gồm:
- Kiểm tra toàn diện nhà trường;
- Kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên;
25
- Kiểm tra hoạt động của tổ, khối chuyên môn;
- Kiểm tra hoạt động của bộ phận thư viện, thiết bị;
- Kiểm tra công tác bán trú (nếu có);
- Kiểm tra tài chính;
- Kiểm tra hoạt động của bộ phận văn thư hành chính;
- Kiểm tra hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh;
- Tự kiểm tra công tác quản lý của hiệu trưởng.
1.5.3. Nguyên tắc kiểm tra nội bộ trường học
KTNB trường học cần quán triệt các nguyên tắc cơ bản sau:
- Kiểm tra phải chính xác, khách quan. Đây là nguyên tắc hàng đầu của
kiểm tra;
- Kết quả kiểm tra phải phản ánh đúng thực trạng về đối tượng kiểm
tra. Tránh định kiến, suy diễn cũng như tránh làm hình thức, giả tạo;
- Kiểm tra phải có tác dụng đôn đốc thúc đẩy việc thực hiện được tốt
hơn. Kiểm tra phải giúp cho nhà quản lý nâng cao hiệu quả quản lý nhờ
những thông tin xác thực v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 05050002863_4542_2002738.pdf