Luận văn Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường cao đẳng sư phạm trung ương thành phố Hồ Chí Minh

LỜI CAM ĐOAN . 1

MỤC LỤC . 2

CÁC CHỮ VIẾT TẮT . 5

MỞ ĐẦU. 6

1. Lý do chọn đề tài.6

2. Mục đích nghiên cứu .7

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .7

4. Nhiệm vụ nghiên cứu.7

5. Giả thuyết khoa học.7

6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.8

7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu .9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU

KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG – ĐẠI HỌC. 11

1.1. Lịch sử nghiên cứu về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của Giảng viên

trường Cao đẳng – Đại học .11

1.1.1. Trên thế giới .11

1.1.2. Trong nước .14

1.2. Các khái niệm cơ bản về nghiên cứu khoa học của của Giảng viên trường Cao

đẳng – Đại học .16

1.2.1. Các khái niệm.16

1.2.2. Hoạt động NCKH của GV trường CĐ – ĐH .17

1.3. Vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học và sự cần thiết phải tăng cường quá

trình quản lý và nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của Giảng viên trường

Cao đẳng – Đại học .21

1.3.1. Vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học.21

1.3.2. Sự cần thiết phải tăng cường quá trình quản lý và nâng cao chất lượng nghiên cứu

khoa học của Giảng viên trường Cao đẳng – Đại học .23

1.4. Một số lý luận về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học cuả Giảng viên trường

Cao đẳng – Đại học .24

1.4.1. Chủ thể quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học cuả Giảng viên trường Cao đẳng

– Đại học .24

1.4.2. Mục tiêu quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học cuả Giảng viên trường Cao

đẳng – Đại học.28

1.4.3. Nội dung quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học cuả Giảng viên trường Cao

đẳng – Đại học.29

pdf142 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 701 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường cao đẳng sư phạm trung ương thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
việc tổ chức Tập san thông tin khoa học, 2.4. Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của Giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TPHCM 2.4.1. Một số kết quả trong quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của Giảng viên 2.4.1.1. Theo Chức năng quản lý Bảng 2.9. Chức năng quản lý quản lý hoạt động NCKH của GV Chức năng quản lý ĐTB CBQL GV Lập kế hoạch 3,96 4,13 Tổ chức thực hiện 3,92 4,00 Chỉ đạo, theo dõi thực hiện kế hoạch 3,80 3,98 Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch 3,96 4,13 Chúng tôi tiến hành khảo sát 4 chức năng quản lý đối với CBQL và GV trong trường. Các công việc cụ thể trong 4 chức năng như: Lập kế hoạch: Kế hoạch hoạt động NCKH của GV được xây dựng hàng năm. Kế hoạch phân bổ kinh phí cho hoạt động NCKH của GV. Tổ chức thực hiện: Phân công cụ thể trách nhiệm chức năng nhiệm vụ của những cá nhân mỗi cấp liên quan đến hoạt động NCKH của GV. Qui định rõ nhiệm vụ và quyền lợi của các đơn vị phối hợp. Chỉ đạo, theo dõi việc thực hiện kế hoạch: Hoàn thiện các qui định về tổ chức và quản lý hoạt động NCKH theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả các đề tài NCKH. Phổ biến và cập nhật các văn bản qui định có liên quan đến hoạt động NCKH của GV Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch: Kiểm tra định kỳ tiến độ thực hiện kế hoạch NCKH của GV. Tổ chức đánh giá chất lượng đề tài NCKH của GV. Theo bảng thống kê số liệu khảo sát cho ta thấy các chức năng quản lý hoạt động NCKH của GV tại trường tại nhóm CBQL ta thấy ĐTB từ 3,80 – 3,96. Đây là số điểm đạt loại Khá trong bảng qui định xếp loại của đề tài. Chức năng “Lập kế hoạch” và “Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch” có ĐTB = 3,96 cao nhất trong bảng. Qua số liệu CBQL cho rằng ở khâu đầu tiên của hoạt động NCKH và khâu cuối cùng thì công tác quản lý hoạt 61 động NCKH của GV trong trường đã có nhiều thành công. Kế tiếp là chức năng “Tổ chức thực hiện” đạt ĐTB = 3,92, cuối cùng là khâu “Chỉ đạo, theo dõi thực hiện kế hoạch” có ĐTB = 3,80. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tiến hành khảo sát việc thực hiện 4 chức năng quản lý trong công tác hoạt động NCKH đối với GV thì ĐTB từ 3,98 – 4,13. GV trong trường đánh giá việc thực hiện 4 chức năng này trong hoạt động NCKH của nhà trường đạt loại khá. Chức năng “Lập kế hoạch” và “Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch” đạt số ĐTB cao bằng nhau = 4.13, vị trí kế tiếp là chức năng “Tổ chức thực hiện” đạt số ĐTB = 4,00, đứng cuối cùng là chức năng “Chỉ đạo, theo dõi thực hiện kế hoạch” đạt ĐTB = 3,98. Tóm lại, bảng số liệu cho thấy rằng 4 chức năng quản lý trong hoạt động NCKH của GV trường CĐSPTW TPHCM bao gồm cả GV và CBQL đều có ĐTB đánh giá ở khung loại khá. Nhìn chung, công tác quản lý hoạt động NCKH đã đạt được một số thành công nhất định nhưng cần phải quan tâm nhiều hơn ở chức năng chỉ đạo, theo dõi thực hiện kế hoạch. Kết quả đánh giá 4 chức năng quản lý của hoạt động NCKH của GV được thể hiện qua biểu đồ sau: Biểu đồ 2.7. Chức năng quản lý quản lý hoạt động NCKH của GV 2.4.1.2. Thực trạng đánh giá mức độ thực hiện các hoạt động cụ thể sau, trong công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của Ban Giám hiệu , Ban Chủ nhiệm khoa, Tổ Bộ môn, Phòng Quản lý khoa học & Hợp tác quốc tế 3,6 3,7 3,8 3,9 4 4,1 4,2 Lập kế hoạch Tổ chức thực hiện Chỉ đạo, theo dõi thực hiện kế hoạch Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch CBQL GV 62 Bảng 2.10. Đánh giá mức độ thực hiện các hoạt động cụ thể sau, trong công tác quản lý hoạt động NCKH của Ban Giám hiệu , Ban Chủ nhiệm khoa, Tổ Bộ môn, Phòng QLKH&HTQT stt Nội dung ĐTB CBQL GV 1 Phổ biến kế hoạch cho việc quản lý 3,95 3,93 2 Phân công nhiệm vụ rõ ràng trong việc quản lý 3,79 3,96 3 Hướng dẫn giảng viên thực hiện kế hoạch quản lý 3,75 3,78 4 Theo dõi và đôn đốc giảng viên thực hiện kế hoạch 3,88 3,93 5 Ra những quyết định điều chỉnh công tác quản lý 3,88 3,82 6 Động viên và khuyến khích giảng viên thực hiện nhiệm vụ NCKH 3,91 3,91 7 Tổ chức và hỗ trợ về tình hình thực hiện tiến độ NCKH 3,70 3,76 8 Chế độ khen thưởng và xử phạt hợp lý trong công tác NCKH 3,40 3,73 Kết quả của bảng số liệu cho ta thấy, mức độ thực hiện các hoạt động cụ thể trong công tác quản lý hoạt động NCKH của Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiện Khoa, Tổ Bộ môn, Phòng QLKH&HTQT thì CBQL đánh giá nội dung về Chế độ khen thưởng và xử phát hợp lý trong công tác NCKH có ĐTB thấp nhất = 3,40. Chứng tỏ rằng, các biện pháp để kích thích GV tham gia NCKH cũng như chế tài trong trường chưa đạt hiệu quả cao cho đến hiện nay Phòng QLKH&HTQT đã tiến hành Dự thảo Qui chế khen thưởng trong hoạt động NCKH của GV. Còn lại các nội dung khác CBQL đánh giá mức độ thực hiện các hoạt động trong mức khá ĐTB dao động từ 3,70 đến 3,95, trong đó ĐTB cao nhất = 3,95 cho nội dung Phổ biến kế hoạch cho việc quản lý. Chúng tôi, cũng tiến hành khảo sát nội dung này đối với GV thì kết quả hoàn toàn phù hợp với CBQL đánh giá nội dung về Chế độ khen thưởng và xử phạt trong công tác quản lý hoạt động NCKH của GV còn gặp một số khó khăn ĐTB = 3,73. Nội dung có ĐTB cao nhất do GV đánh giá là Phân công nhiệm vụ rõ ràng trong việc quản lý đạt 3,96. Số liệu được minh họa qua biểu đồ sau: 63 Biểu đồ 2.8. Đánh giá mức độ thực hiện các hoạt động cụ thể sau, trong công tác quản lý hoạt động NCKH của Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa, Tổ Bộ môn, P.Q LKH&HTQT 2.4.2. Theo Quá trình quản lý 2.4.2.1. Những mặt mạnh trong quản lý hoạt động NCKH của GV - Đối với Ban Giám hiệu: Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành những quy định, thông tư hướng dẫn cụ thể về hoạt động NCKH của GV trong các trường CĐ – ĐH, dành quyền chủ động và mềm dẻo, linh hoạt trong quá trình quản lý chính vì vậy, công tác chỉ đạo của Ban Giám hiệu đối với các hoạt động này cũng gặp được những thuận lợi nhất định. - Đối với Phòng Quản lý khoa học: Bộ phận này được Ban Giám hiệu ủy quyền triển khai các hoạt động NCKH của GV căn cứ vào các tiêu chí của chiến lược phát triển của nhà trường và kế hoạch năm học chung. Các bước trong quá trình quản lý hoạt động này thường được phòng cụ thể hóa bằng qui trình hoạt động công tác NCKH của GV các cấp, dựa trên hướng dẫn cụ thể của Bộ GD&ĐT. Điều này có thuận lợi cho Phòng trong việc tổ chức, triển khai hoạt động NCKH mà vẫn đảm bảo được mục tiêu của trường. Bên cạnh đó, Phòng cũng kiểm soát được tiến độ cũng như chất lượng của từng đề tài của GV trong trường, nhằm giúp tư vấn cho Ban Giám hiệu trong những trường hợp có khó khăn phát sinh trong quá trình quản lý. - Đối với các Khoa/Bộ môn: Chủ thể quản lý ở cấp này thường là trưởng khoa hoặc 3 3.2 3.4 3.6 3.8 4 Phổ biến kế hoạch cho việc quản lý Phân công nhiệm vụ rõ ràng trong việc quản lý Hướng dẫn giảng viên thực hiện kế hoạch quản lý Theo dõi và đôn đốc giảng viên thực hiện kế hoạch Ra những quyết định điều chỉnh công tác quản lý Động viên và khuyến khích giảng viên thực hiện nhiệm vụ NCKH Tổ chức và hỗ trợ về tình hình thực hiện tiến độ NCKH Chế độ khen thưởng và xử phạt hợp lý trong công tác NCKH CBQL GV 64 trưởng bộ môn, trong quá trình quản lý hoạt động NCKH của GV ở cấp này gặp rất nhiều thuận lợi vì các kế hoạch để được mô phỏng cụ thể với từng tiêu chí rõ ràng, công tác chỉ đạo, kiểm tra của các cấp quản lý cao hơn được thường xuyên, nhanh chóng. Tạo rất nhiều thuận lợi cho GV trong quá trình quản lý hoạt động NCKH của bản thân. 2.4.2.2. Hiệu quả của công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của Giảng viên 2.4.2.2.1. Nhóm khách thể Cán bộ quản lý đánh giá hiệu quả của công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của Giảng viên Hoạt động NCKH trong trường CĐSPTW TPHCM là một trong 02 nhiệm vụ trọng tâm mà Ban Giám hiệu nhà trường đặc biệt quan tâm. Vì vậy để hỗ trợ cho hoạt động này được phát triển rộng rãi trong nhà trường thì cần đến đội ngũ quản lý có khả năng quản lý cao, xử lý các công việc liên quan đến NCKH đúng qui định và phù hợp với đặc thù chung của từng khoa nói riêng và của nhà trường nói chung. Qua khảo sát, chúng tôi thu thập được những số liệu sau: Bảng 2.11. Nhóm khách thể CBQL đánh giá hiệu quả của công tác quản lý hoạt động NCKH của GV Mức độ Tỷ lệ % CBQL GV Tốt 32,0 27,7 Khá 28,0 42,6 Trung bình 36,0 27,7 Yếu 4,0 2,1 Kém 0 0 Công tác quản lý hoạt động NCKH của GV trong trường đã đạt được một số thành tựu đáng kể nhưng qua bảng số liệu cho thấy CBQL chưa thực sự hài lòng với thành tích đã đạt được mà còn kỳ vọng vào một kết quả cao hơn. Mức độ trung bình đạt 36,0%, có 32% đánh giá hiệu quả của công tác này ở loại tốt và có một số ít (4%) trong CBQL cho rằng hiệu quả chỉ ở loại Yếu. Số liệu này đã khách quan chưa, chúng tôi đánh giá qua đội ngũ GV thì kết quả khả quan hơn. Có 42,6% GV cho rằng hiệu quả của công tác quản lý hoạt động NCKH của GV hiện nay đạt loại khá. Có 27,7% GV đánh giá hoạt động này ở mức Tốt và Trung bình, có 2,1% là số GV rất ít cho rằng hiệu quả chỉ dừng lại mức Yếu. Tóm lại, công tác quản lý hoạt động NCKH của GV trong trường CĐSPTW TPHCM 65 với số liệu như trên chỉ làm cho chúng ta yên tâm về một hoạt động trong nhà trường nhưng nếu muốn phát huy mạnh vào công tác đào tạo nói chung thì cần phải nỗ lực hơn nữa trong cả CBQL và GV toàn trường. Số liệu được minh họa qua biểu đồ sau: Biểu đồ 2.9. Nhóm khách thể CBQL đánh giá hiệu quả của công tác quản lý hoạt động NCKH của GV 2.4.2.2.2. Nhóm khách thể Giảng viên đánh giá hiệu quả của công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của Giảng viên Bên cạnh đó, chúng tôi cũng khảo sát qua đội ngũ GV trong trường về hiệu quả quản lý về công tác xây dựng kế hoạch NCKH của GV với các đối tượng phụ trách như Phó Hiệu trưởng, Phòng QLKH&HTQT, Ban Chủ nhiệm Khoa ở trường CĐSPTW TPHCM. Qua bảng số liệu cho ta thấy, GV đánh giá hiệu quả của công tác xây dựng kế hoạch NCKH của GV của các đối tượng phụ trách như Phó Hiệu trưởng, Phòng QLKH&HTQT, Ban Chủ nhiệm Khoa trong chức năng quản lý cho rằng nội dung Xác định rõ thời gian thực hiện đạt ĐTB cao nhất = 4,18 điều đó chứng tỏ trong kế hoạch các cấp quản lý đã xác định rõ được lộ trình và giai đoạn phải hoàn thành trong công tác NCKH của GV từ đó GV sẽ xây dựng được kế hoạch của cá nhân đảm bảo tiến độ NCKH của mình và của cả toàn trường. Đó cũng là nội dung quan trọng trong công tác quản lý hoạt động NCKH. Trên thực tế, ở hầu hết các trường CĐ trong cả nước thì việc huy động toàn bộ GV trong trường đều tham gia hoạt động NCKH là rất khó khăn nhiều lý do khách quan khác nhau, chính vì vậy việc Huy động sự đồng thuận của GV tham gia NCKH trong nhà trường hiện nay cũng chưa được thuận lợi. Vì vậy, ĐTB = 3,89 là số điểm thấp nhất trong bảng, nhưng số điểm này ứng trong bảng xếp loại đạt loại Khá. Chính vì thế mà các đối tượng phụ trách như Phó Hiệu trưởng, Phòng QLKH&HTQT, Ban Chủ nhiệm Khoa cần phải nỗ lực 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Tốt Khá Trung bình Yếu Kém CBQL GV 66 hơn nữa trong công tác quản lý hoạt động NCKH của GV được phát triển mạnh về cả số lượng và chất lượng. Qua cuộc phỏng vấn cô T.T.T.H là GV của trường để làm rõ hiệu quả này có khách quan hay không, cô cho rằng “không có các hiện tượng tiêu cực” trong kết quả thu được của công tác quản lý hoạt động NCKH của GV. - Công tác xây dựng kế hoạch NCKH của GV Đánh giá hiệu quả quản lý về công tác xây dựng kế hoạch NCKH của GV của các đối tượng phụ trách như Phó Hiệu trưởng, Phòng QLKH&HTQT, Ban Chủ nhiệm Khoa ở trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP.HCM. Số liệu thu được qua khảo sát thông qua bảng sau: Bảng 2.12. Công tác xây dựng kế hoạch NCKH của GV stt Nội dung ĐTB 1 Xác định rõ mục tiêu và yêu cầu 4,11 2 Xác định rõ nội dung 4,04 3 Xác định rõ thời gian thực hiện 4,18 4 Xác định nguồn lực cho hoạt động 4,02 5 Huy động sự phối hợp đồng bộ của giảng viên trong việc xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học như lấy ý kiến, thu thập thông tin 4,02 6 Huy động sự đồng thuận của GV tham gia NKCH 3.89 Qua khảo sát thì nội dung “xác định rõ thời gian thực hiện” trong công tác lập kế hoạch của việc quản lý hoạt động NCKH của GV được nhóm khách thể là GV đánh giá rất cao, có ĐTB = 4,18. Rõ ràng mục đích của việc lập kế hoạch là để không bị chậm tiến độ và công tác xác định được thời gian mà GV đánh giá thành công như vậy chứng tỏ việc xây dựng kế hoạch đầu năm của hoạt động NCKH của GV đã đạt được nhiều thành công. Thứ hai là nội dung “xác định rõ mục tiêu và yêu cầu” đứng thứ 2 trong bảng đạt ĐTB = 4,11, số điểm này gần bằng số điểm cao nhất trong bảng. Công tác xác định rõ được mục tiêu và yêu cầu giúp cho GV định hướng được trong công tác NCKH của bản thân, các đề tài nghiên cứu xoay quanh các chủ đề trọng tâm do nhà trường phát động. Đứng cuối cùng là nội dung “huy động sự đồng thuận của giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học”có số ĐTB = 3,89, đây là số điểm thấp nhất nhưng đã phản ánh được đúng thực trạng như đề tài nghiên cứu. Sự đồng thuận của GV trong công tác NCKH đang gặp một số bất cập. Công tác NCKH của GV chưa bao phủ được toàn thể đội ngũ GV trong nhà 67 trường mà chỉ có tập trung ở một số GV, trong đề tài này cũng tôi gọi là “hình chóp”. Một số GV chỉ hoàn tất công tác giảng dạy mà chưa nhiệt tình với hoạt động NCKH. Đây cũng chính là một bài toán thách thức đội ngũ CBQL trong nhà trường cần phải có những biện pháp hữu hiệu hơn nữa tác động vào nhận thức về tầm quan trọng của công tác NCKH trong môi trường giáo dục. Số liệu được minh họa qua biểu đồ sau: Biểu đồ 2.10. Công tác xây dựng kế hoạch NCKH của GV - Công tác tổ chức thực hiện Đánh giá hiệu quả quản lý về công tác tổ chức thực hiện việc NCKH của GV của các đối tượng phụ trách như Phó Hiệu trưởng, Phòng QLKH&HTQT, Ban Chủ nhiệm Khoa ở trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TPHCM. Bảng 2.13. Công tác tổ chức thực hiện stt Nội dung ĐTB 1 Ký kết hợp đồng nghiên cứu khoa học 4,09 2 Thanh lý đề tài nghiên cứu khoa học 4,00 3 Hỗ trợ các thủ tục thực hiện đề tài 4,02 4 Hỗ trợ các thủ tục nghiệm thu đề tài 4,00 Căn cứ vào bảng thống kê số liệu cho thấy, GV đánh giá hiệu quả quản lý về công tác tổ chức thực hiện việc NCKH của các đối tượng phụ trách như Phó Hiệu trưởng, Phòng QLKH&HTQT, Ban Chủ nhiệm Khoa trong trường ĐTB từ 4,00 – 4,09 thuộc loại khá. Trong đó ĐTB cao nhất thuộc về nội dung Ký kết hợp đồng NCKH, rõ ràng ở đây các cấp quản lý trong nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để GV có thể tiếp cận được với hoạt động 3,7 3,75 3,8 3,85 3,9 3,95 4 4,05 4,1 4,15 4,2 ĐTB 68 NCKH một cách dễ dàng nhất. Nhưng bên cạnh đó thì số ĐTB = 4,00 ở hai nội dung Thanh lý đề tài nghiên cứu khoa học và Hỗ trợ các thủ tục nghiệm thu theo GV đề tài còn gặp khó khăn. Số liệu được thể hiện qua biểu đồ sau: Biểu đồ 2.11. Công tác tổ chức thực hiện - Công tác chỉ đạo, theo dõi Đánh giá hiệu quả quản lý về công tác chỉ đạo, theo dõi việc công tác NCKH của GV của các đối tượng phụ trách như Phó Hiệu trưởng, Phòng QLKH&HTQT, Ban Chủ nhiệm Khoa Bảng 2.14. Công tác chỉ đạo, theo dõi stt Nội dung ĐTB 1 Ban hành các văn bản liên quan 4,21 2 Kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài 4,13 3 Định hướng, tư vấn các vấn đề liên quan đến NCKH 3,96 4 Hỗ trợ thủ tục nghiệm thu đề tài 4,15 Qua bảng thống kê số liệu thì GV đánh giá hiệu quả quản lý về công tác chỉ đạo, theo dõi việc nghiên cứu khoa học của các đối tượng phụ trách như Phó Hiệu trưởng, Phòng QLKH&HTQT, Ban Chủ nhiệm Khoa ở nội dung Ban hành các văn bản liên quan ĐTB = 4,21. Trong đó, nội dung Định hướng, tư vấn các vấn đề liên quan đến NCKH thì công tác chỉ đạo, theo dõi việc nghiên cứu khoa học đạt ĐTB = 3,96 thuộc loại Khá trong bảng xấp hạng. Đây là số ĐTB thấp nhất trong bảng số liệu này. Số liệu minh họa qua biểu đồ sau: 3,94 3,96 3,98 4 4,02 4,04 4,06 4,08 4,1 Ký kết hợp đồng nghiên cứu khoa học Thanh lý đề tài nghiên cứu khoa học Hỗ trợ các thủ tục thực hiện đề tài Hỗ trợ các thủ tục nghiệm thu đề tài ĐTB 69 Biểu đồ 2.12. Công tác chỉ đạo, theo dõi - Công tác kiểm tra, đánh giá Đánh giá hiệu quả quản lý về công tác kiểm tra, đánh giá việc NCKH của GV của các đối tượng phụ trách như Phó Hiệu trưởng, Phòng QLKH&HTQT, Ban Chủ nhiệm Khoa Bảng 2.15. Công tác kiểm tra, đánh giá stt Nội dung ĐTB 1 Tham dự các buổi nghiệm thu đề tài 4,28 2 Hỗ trợ cách thức đánh giá kết quả 4,20 3 Xây dựng, cải tiến các tiêu chỉ kiểm tra đánh giá đề tài 4,08 4 Lưu trữ kết quả nghiên cứu khoa học 4,32 Qua bảng số liệu, thấy rằng đội ngũ GV đánh giá hiệu quả quản lý về công tác kiểm tra, đánh giá việc NCKH của GV của các đối tượng phụ trách như Phó Hiệu trưởng, Phòng QLKH&HTQT, Ban Chủ nhiệm Khoa ở nội dung “lưu trữ kết quả NCKH” của GV đạt ĐTB = 4,32, đây là số ĐTB cao nhất trong bảng nhằm đạt mục đích có thể cho GV và GV tiếp cận với các kết quả NCKH, tạo tiền đề cho hoạt động NCKH của GV trong trường phát triển. Đứng thứ 2 là nội dung “tham dự các buổi nghiệm thu đề tài” có ĐTB = 4,28, đội ngũ GV đánh giá hiệu quả của công tác kiểm tra đánh giá nội dung này đã thu hút động được đội ngũ GV trong trường tham gia vào các buổi nghiệm thu đề tài, qua đó để trao đổi kiến thức chuyên môn của bản thân, đóng góp cho sự thành công của NCKH. Số liệu được minh họa qua biểu đồ sau đây: 3,8 3,85 3,9 3,95 4 4,05 4,1 4,15 4,2 4,25 Ban hành các văn bản liên quan Kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài Định hướng, tư vấn các vấn đề liên quan đến NCKH Hỗ trợ thủ tục nghiệm thu đề tài ĐTB 70 Biểu đồ 2.13. Công tác kiểm tra, đánh giá 2.4.1.3. Những hạn chế trong quản lý hoạt động NCKH của GV Bảng 2.16. Những hạn chế trong công tác quản lý hoạt động NCKH của GV stt Nội dung ĐTB CBQL GV 1 Thủ tục quản lý còn rườm rà và phức tạp 3,04 3,61 2 Cách thức đánh giá đề tài chưa thật khách quan và chính xác 2,63 3,31 3 Cách thức chuyển giao kết quả đề tài nghiên cứu chưa được thực thi 3,38 3,49 4 Việc tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ trong công tác NCKH còn chưa rành mạch 3,04 3,28 5 Quản lý còn nặng về hình thức 2,83 3,53 Trong đề tài này, chúng tôi đã khảo sát đội ngũ GV và CBQL những mặt hạn chế đối với GV là công tác “thủ tục quản lý còn rườm rà và phức tạp” có ĐTB = 3,61 là số ĐTB cao nhất trong bảng. Như vậy, đối với GV các thủ tục hành chánh là những bước khó khăn nhất trong quá trình NCKH, đứng kế tiếp là nội dung “quản lý còn nặng về hình thức” có ĐTB = 3,53. Vấn đề Cách thức chuyển giao kết quả đề tài nghiên cứu chưa được thực thi đối với CBQL cho rằng còn hạn chế nhiều trong việc quản lý hoạt động NCKH của GV trong trường, có ĐTB = 3,38. Ứng dụng kết quả NCKH vào thực tiễn đó là kỳ vọng của các cấp quản lý, vì vậy công tác này cần phải có sự thay đổi mạnh nhằm thúc đẩy quá trình đưa kết quả NCKH vào công tác giảng dạy hay nói cách khác NCKH của GV bắt buộc gắn với công tác giảng dạy và phục vụ cho công tác giảng dạy trong nhà trường. Số liệu được minh họa 3,95 4 4,05 4,1 4,15 4,2 4,25 4,3 4,35 Tham dự các buổi nghiệm thu đề tài Hỗ trợ cách thức đánh giá kết quả Xây dựng, cải tiến các tiêu chỉ kiểm tra đánh giá đề tài Lưu trữ kết quả nghiên cứu khoa học ĐTB 71 qua biểu đồ sau: Biểu đồ 2.14. Những hạn chế trong công tác quản lý hoạt động NCKH của GV Phỏng vấn Thầy N.M.A cho rằng trong công tác quản lý hoạt động NCKH của GV trường CĐSPTW TPHCM gặp những hạn chế sau: “Hạn chế về số lượng người nghiên cứu. Hạn chế về kinh phí. Chế độ hỗ trợ từ Bộ GD&ĐT chưa phù hợp. Chế độ hỗ trợ từ trường chưa hấp dẫn. Tính chuyên nghiêp về nghiên cứu của cả nước. Cho nên công tác NCKH chỉ mới dừng kết quả tích cực ở một số cá nhân”. 2.5. Nguyên nhân của những hạn chế Với 37 năm trường CĐSPTW TPHCM, cán bộ và GV toàn trường không ngừng cố gắng vươn lên để đáp ứng đòi hỏi càng cao đối với sản phẩm của nhà trường. Đội ngũ GV của trường hôm nay đã vững mạnh với tổng số hơn 200 GV và cán bộ trong đó chiếm đa số là trình độ Thạc sĩ, một trong những trọng tâm phát triển của nhà trường là NCKH và ứng dụng NCKH vào quá trình đào tạo. Trường đã đạt được những thành công nhất định về NCKH của GV song vẫn còn một số hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau ở cả hai mặt chủ quan và khách quan. Trong đề tài này, chúng tôi tạm phân ra hai loại nguyên nhân sau: Nguyên nhân chủ quan - Tiến độ thực hiện các đề tài thường chậm, kéo theo việc giải ngân các đề tài luôn trong tình trạng “xin chuyển tiếp”. - Chưa có đề tài, dự án nghiên cứu cấp Nhà nước hoặc hợp tác với nước ngoài. - Còn lúng túng giữa việc đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các chủ nhiệm đề tài theo TT 93, với việc quản lí chất lượng đề tài. - Chất lượng hoạt động của một số Hội đồng khoa học chưa cao (cả xét duyệt đề 0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 CBQL GV 72 cương, tư vấn và đánh giá nghiệm thu kết quả). - Hoạt động chuyển giao chủ yếu trong giới hạn ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn giảng dạy và công tác quản lí của trường, chưa có những hợp đồng chuyển giao với cơ sở giáo dục bên ngoài. - Tính đến năm 2012, chưa có công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên tham gia các giải thưởng do Đoàn TNCS HCM và Bộ GD&ĐT tổ chức. Nguyên nhân khách quan - Số lượng công bố nước ngoài của trường còn hạn chế. - Hoạt động sở hữu trí tuệ mới ở mức bổ sung các cam kết đối với sản phẩm khoa học công bố. - Dự án “Tăng cường năng lực nghiên cứu tâm lí - giáo dục trẻ mầm non” chưa phát huy hiệu quả trong thực tế. - Chưa có biện pháp đủ mạnh để khuyến khích và tạo điều kiện để giảng viên chủ động tham gia các hoạt động KH&CN, HTQT. Hơn nữa, do đời sống khó khăn và ảnh hưởng của kinh tế thị trường, nên nhiều cán bộ giảng viên chưa nhiệt tâm với hoạt động NCKH và học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. - Đội ngũ cán bộ, giảng viên đa phần là nữ, phần lớn lại trong độ tuổi có con nhỏ. Điều này làm cản trở việc học tập nâng cao trình độ, nhất là đào tạo sau đại học ở các cơ sở giáo dục ngoài khu vực TPHCM và nước ngoài. Những khó khăn trong công tác quản lý hoạt động NCKH của GV - Nguồn kinh phí chi cho hoạt động khoa học – công nghệ bị hạn chế, điển hình năm 2013 kinh phí cho cho hoạt động khoa học – công nghệ nói chung của nhà trường đã bị cắt giảm 50%. Đây cũng là những khó khăn chung của các trường CĐ – ĐH và trường CĐSPTW TPHCM cũng không nằm ngoài những khó khăn này. Kinh phí giảm thì các đề tài NCKH của GV đương nhiên bị giảm, một số GV cho rằng đi dạy thì thu nhập còn cao hơn gây ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý hoạt động NCKH của GV trong nhà trường. - Vấn đề nhận thức trong mỗi GV đó cũng là thách thức trong công tác quản lý hoạt động NCKH của GV. Hiện nay, các đề tài NCKH của GV tuy có tăng về số lượng cũng như chất lượng nhưng nghiên cứu chưa đồng đều, chưa bao phủ được toàn thể đội ngũ GV trong trường mà vẫn còn tập trung ở một số các bộ khoa học có tâm huyết, yêu công tác nghiên cứu mà chúng tôi tạm gọi đó là mô hình “hình chóp”. - Cơ sở vật chất thì chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác NCKH của GV hoặc có mà chưa khai thác triệt để, nguồn dữ liệu hay các sản phẩm của các đề tài đều được lưu trữ 73 bằng giấy mà chưa tin học hóa nghĩa là bằng file mềm để các GV và sinh viên có thể thuận tiện trong việc thu thập thông tin. - Công tác phối hợp với các đơn vị ngoài trường để tìm đầu ra cho kết quả NCKH được ứng dụng vào thực tiễn vẫn là một bài toán khó đối với công tác quản lý hoạt động NCKH nói chung, các đề tài vẫn chưa có tính đột phá cao hoặc xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn. - Công tác sỡ hữu trí tuệ trong NCKH tuy để có trong kế hoạch khoa học – công nghệ nhưng cho đến nay trường vẫn còn lúng túng trong vấn đề này. Tiểu kết Chương 2 Công tác quản lý hoạt động NCKH của GV tại trường CĐSPTW TPHCM, qua nghiên cứu ở chương 2 phần thực trạng cho ta thấy mức độ quan tâm của công tác này trong đội ngũ quản lý các cấp ở mức quan trọng đạt 48,0%, điều quan trọng ở mức rất quan trọng cũng có số % bằng như vậy. Và vẫn còn một số ít cán bộ quản lý coi hoạt động này chỉ ở mức bình thường trong các hoạt động của nhà trường. Vì vậy, công tác quản lý hoạt động NCKH cần phải nỗ lực hơn nữa, để tác động một cách có hiệu quả tốt nhất trong cơ chế quản lý nhằm nâng cao mức độ quan tâm NCKH của toàn thể cán bộ trong nhà trường. Bức tranh của hoạt động NCKH của GV thì hoàn toàn khả quan hơn, khi đội ngũ GV trong nhà trường hơn 50% GV đều coi hoạt động NCKH là rất quan trọng trong quá trình đào tạo cho sinh viên. Không có GV coi đó là hoạt động bình thường. Qua khảo sát cho kết quả rất khả quan ở chức năng quản lý hoạt động NCKH của GV trong trường, ở chức năng đầu là Lập kế hoạch ở hai đội ngũ CBQL và GV đều đồng quan điểm đánh giá ở mức cao nhấ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_05_28_6366779969_0508_1871474.pdf
Tài liệu liên quan