Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Bố trạch tỉnh quảng bình

Chương trình ĐTN theo hướng "cầm tay, chỉ việc” nhằm giúp

người học dễ hiểu, dễ nhớ.

Năm là: Nâng cao hiệu quả công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát

Các cơ quan chức năng xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn và

hằng năm về đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; dự báo ngành

nghề, cơ cấu và lộ trình đào tạo, từ đó chủ động cân đối nhân lực cho

phát triển.

Tăng cường công tác kiểm tra từ cấp huyện đến cấp xã và các CSDN

với nhiều hình thức kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra các lớp

dạy nghề, kiểm tra công tác tổ chức triển khai, quản lý, sử dụng kinh phí,

sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề, quy trình tổ chức đào tạo.

Đặc biệt, cần đẩy mạnh sự giám sát của các tổ chức đoàn thể xã hội

như: UBMTTQVN, Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội phụ nữ và nhất là

sự giám sát trực tiếp của nhân dân.

Sáu là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông tin về đào tạo nghề

cho lao động nông thôn

Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội, đồng

thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền về GDĐT và pháp luật về đào tạo

nghề cho người lao động ở nông thôn.

Nâng cao nhận thức của doanh nhân về lợi ích của ĐTN cho

LĐNT đối với sự phát triển của DN, từ đó chủ động tham gia, đóng góp

chính vào hoạt động ĐTN dưới các hình thức như tổ chức các hội thảo,

hội nghị, đối thoại với doanh nhân, tổ chức triển lãm, ngày hội việc làm.

- Các cơ quan phát thanh, truyền hình, các phương tiện báo chí ở

địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính

sách, pháp luật của Nhà nước về ĐTN cho LĐNT; tăng cường công tác

tư vấn hướng nghiệp rộng rãi trong cộng đồng.

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/03/2022 | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Bố trạch tỉnh quảng bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của lĩnh vực giáo dục đào tạo. Ta có thể hiểu quản lý nhà nước về ĐTN cho LĐNT là hoạt động quản lý theo ngành do các cơ quan chức năng thực hiện, sử dụng quyền lực công để điều hành, điều chỉnh toàn bộ các hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra. Đặc điểm của quản lý nhà nước về ĐTN cho LĐNT - Chủ thể quản lý: là các cơ quan trong bộ máy nhà nước từ Trung ương tới địa phương được giao nhiệm vụ QLNN về ĐTN cho LĐNT theo quy định của pháp luật. - Đối tượng quản lý: là mọi hoạt động về ĐTN cho LĐNT ở tất cả các cơ sở đào tạo nghề. - Mục tiêu quản lý: là đào tạo kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp cho LĐNT. 1.2. Nội dung QLNN về ĐTN cho lao động ở nông thôn 1.2.1. Bộ máy QLNN về đào tạo nghề cho lao động nông thôn Luật Giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13 và Nghị định 48/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giáo dục nghề nghiệp đã quy định rõ về tổ chức bộ máy QLNN về ĐTN, theo đó Chính phủ thống nhất thực hiện công tác QLNN về ĐTN trên cả nước. 1.2.2. Thẩm quyền của các cơ quan QLNN về ĐTN cho LĐNT Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” và Quyết định 971/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2015 sửa đổi, bổ sung Đề án “Đào tạo nghề lao động nông thôn” đã nêu rõ về thẩm quyền của các cơ quan QLNN về ĐTN cho LĐNT. 1.2.3.Chính sách, pháp luật về ĐTN cho lao động nông thôn Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” đã quy định cụ thể các chính sách cho người học, cho người dạy và cho cơ sở đào tạo tham gia dạy nghề cho LĐNT a. Chính sách đối với người học b. Chính sách đối với đội ngũ dạy nghề 7 c. Chính sách đối với cơ sở dạy nghề 1.2.4. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đào tạo nghề cho LĐNT Bộ LĐTB&XH đã ra Quyết định số 57/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 26/5/2008 về việc sử dụng, bồi dưỡng giáo viên đào tạo nghề nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ; Ban hành Thông tư số 30/2010/TT- BLĐTBXH ngày 29/9/2010 quy định chuẩn giáo viên, giáo viên đào tạo nghề. 1.2.5. Điều kiện cơ sở vật chất các cơ sở đào tạo nghề cho LĐNT Nhà nước đã quan tâm cấp nguồn tài chính, đầu tư phát triển và nâng cấp các cơ sở ĐTN cho LĐNT. Cùng với cung cấp nguồn tài chính, nhà nước còn đầu tư hợp lý về cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật cho các cơ sở ĐTN cho LĐNT. Ngành LĐ-TB&XH thực hiện cơ chế phân cấp quản lý ngân sách, các nguồn đầu tư khác đảm bảo tính thống nhất từ cao xuống thấp. 1.2.6. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế về ĐTN cho LĐNT Tăng cường hợp tác quốc tế về ĐTN, lựa chọn các đối tác chiến lược trong lĩnh vực ĐTN. Đồng thời, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư, các DN nước ngoài phát triển cơ sở ĐTN chất lượng cao, hợp tác ĐTN. 1.3. Vai trò của quản lý nhà nước về ĐTN cho LĐNT Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” ngày 27 tháng 11 năm 2009 đã nêu rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Theo đó, QLNN trong lĩnh vực ĐTN cho LĐNT là sự cần thiết khách quan vì những lý do chủ yếu sau: Thứ nhất, ĐTN cho LĐNT phải gắn với giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động; gắn với xóa đói, giảm nghèo và góp phần bảo đảm an sinh xã hội ở nông thôn; gắn với xây dựng nông thôn mới. Thứ hai, trong kinh tế thị trường, đào tạo nghề nếu không có sự quản lý của nhà nước sẽ dễ dẫn đến các hiện tượng tiêu cực. Thứ ba, đào tạo nghề cho LĐNT là hoạt động giáo dục đặc thù. Đầu tư phát triển ĐTN là đầu tư cho phát triển, đầu tư cho con người, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người học, không chỉ tác động đến lợi ích hoặc gây ra hậu quả trước mắt cho người học, cho xã hội mà còn đem lại lợi ích hoặc gây ra hậu quả lâu dài. 1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về ĐTN cho LĐNT của một số địa phương 1.4.1. Tỉnh Quảng Trị 1.4.2. Tỉnh Nghệ An 8 1.4.3. Bài học kinh nghiệm QLNN về ĐTN cho LĐNT tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình Thứ nhất: Sự phát triển cũng như thành công của công tác ĐTN cho LĐNT không thể tách rời vai trò to lớn của QLNN. Các cơ quan QLNN đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng, tư vấn về nghề nghiệp, hỗ trợ và tổ chức ĐTN, nâng cao năng lực làm việc đồng thời giúp đỡ người LĐNT tìm và tạo việc làm sau khi ra trường. Thứ hai: Kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo lý thuyết và thực hành tại cơ sở đào tạo với thực hành tại nơi sử dụng lao động. Phương châm ĐTN là lấy thực hành là chính. Chú trọng ĐTN cho LĐNT ngay tại làng, xã, thôn, bản...hoặc tại các cơ sở có mô hình sản xuất tiến bộ, năng suất và hiệu quả cao như trang trại, hợp tác xã.... Thứ ba: Tập trung đào tạo những ngành nghề phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, gắn ĐTN với giải quyết việc làm. Ưu tiên dạy các ngành nghề thiết thực theo quy hoạch của từng địa phương, lựa chọn đúng đối tượng học nghề, đủ điều kiện áp dụng kiến thức nghề sau khi học, đảm bảo chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo. Các cơ quan QLNN cần khảo sát thị trường lao động, nắm bắt kịp thời thông tin lao động theo từng nghề để có cơ sở tư vấn, định hướng cho người lao động xác định chọn đúng nghề để học nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng người lao động sau khi kết thúc khóa học không tìm được việc làm hoặc không tự tạo được việc làm phù hợp. Tiểu kết chương 1 Thứ nhất, tác giả đã hệ thống những vấn đề lý luận về ĐTN cho LĐNT, trong đó đăc biệt đã làm rõ các vấn đề: ĐTN cho LĐNT; Đối tượng tham gia học nghề; Phương thức đào tạo; giáo viên tham gia dạy nghềTừ đó đưa ra cơ sở lý luận QLNN về ĐTN cho LĐNT. Trong cơ sở lý luận của QLNN về ĐTN cho LĐNT đã làm rõ khái niệm về QLNN; chủ thể quản lý; đối tượng quản lý và mục tiêu quản lý ĐTN cho LĐNT . Thứ hai, dựa vào Đề án “Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020” của Thủ tướng Chính phủ theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009, đã nêu rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước về ĐTN cho LĐNT, đồng thời cũng quy định về thẩm quyền của các cơ quan QLNN về ĐTN cho LĐNT; quy định cụ thể các chính sách cho người học, cho người dạy và cho CSĐT tham gia dạy nghề cho LĐNT Từ đó 9 đưa ra nội dung và sự cần thiết của QLNN đối với công tác QLNN về ĐTN cho LĐNT, đó là cơ sở thực tiễn trong lĩnh vực này. Thứ 3, trên cơ sở đó tác giả xác định mô hình về ĐTN cho LĐNT ở các địa phương trong nước để có thể nghiên cứu áp dụng thực hiện ĐTN cho LĐNT tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2011-2016 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đào tạo nghề tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình 2.1.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý Huyện Bố Trạch nằm ở cửa ngõ phía Bắc thành phố Đồng Hới, phía Bắc giáp huyện Quảng Trạch, huyện Tuyên Hóa và huyện Minh Hóa; phía Nam giáp thành phố Đồng Hới và huyện Quảng Ninh, phía Đông giáp biển đông; phía Tây giáp nước Lào. b. Địa hình c. Thời tiết khí hậu d. Tài nguyên 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội a. Tình hình dân số và lao động Bố Trạch có dân số 183.960 người, trong đó hơn 91% dân số sống ở khu vực nông thôn và gần 9% sống ở khu vực thành thị. Bảng 2.1. Tình hình dân số huyện Bố Trạch giai đoạn 2011-2016 Đơn vị tính: người Năm Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Khu vực thành thị 16.920 17.206 17.344 17.438 17.533 17.641 Khu vực nông thôn 161.540 163.149 164.275 165.070 165.648 166.319 Tổng dân số 178.460 180.355 181.618 182.508 183.181 183.960 b. Nguồn lao động nông thôn huyện Bố Trạch Năm 2011, huyện Bố Trạch chỉ có 104.344 người trong độ tuổi lao động, đến hết năm 2016 có đến 112.703 người (tăng 8.359 người). Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế trong năm 2016 là: 95.896 10 người, chiếm 85,1% (lao động làm việc trong ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 69,6%; CN - XD chiếm 11,1%; dịch vụ chiếm 19,3%). Bảng 2.2. Tình hình lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân huyện Bố Trạch giai đoạn 2011-2016 Đơn vị tính: người Năm Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Nông, lâm nghiệp, thủy sản: 67.036 65.349 66.567 67.105 67.427 66.712 Công nghiệp – XD 10.114 11.175 10.477 10.187 10.038 10.651 Dịch vụ: 16.125 17.460 17.531 18.559 18.416 18.533 Tổng số 93.275 93.984 94.575 95.851 95.881 95.896 c. Tình hình kinh tế Cuối năm 2016 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 11,95%/năm (Cơ cấu kinh tế: nông, lâm, nghiệp, thủy sản: 29,6%; Công nghiệp – xây dựng: 23,5%; Dịch vụ: 46,9%). Bảng 2.3. Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Bố Trạch giai đoạn 2011-2016 Đơn vị tính: % Năm Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Nông, lâm nghiệp, thủy sản: 33,3 31,8 33,3 32 30,6 29,6 Công nghiệp – XD dựng: 27,3 27,6 22,9 23,5 23,4 23,5 Dịch vụ: 39,4 40,6 43,8 44,5 46 46,9 d. Cơ sở hạ tầng Đến nay 100% xã, thị trấn có điện (Trong đó 28/30 xã, thị trấn có điện lưới Quốc gia, 02 xã dùng điện năng lượng mặt trời); 100% xã, thị trấn có đường ô tô về tận trung tâm xã. e. Tình hình văn hóa - xã hội Tỷ lệ người lao động qua đào tạo đạt 47%/KH 47%, trong đó tỷ lệ qua đào tạo nghề đạt 41,1%/KH 41%. Bảng 2.4. Tình hình lao động qua đào tạo huyện Bố Trạch giai đoạn 2011-2016 11 Đơn vị tính: % Năm Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tỉ lệ LĐ qua đào tạo: 27 30 32 37 46 47 Tỉ lệ lao động qua ĐTN: 18,6 20,4 22,3 28,7 32 41,1 Tỷ lệ hộ nghèo năm 2016 là 9.85%, giảm 11,89% so với năm 2011. Bảng 2.5. Tỷ lệ hộ nghèo huyện Bố Trạch giai đoạn 2011-2016 Đơn vị tính: % Năm Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số hộ nghèo: 9.241 8.080 7.355 6.311 4.015 5.932 Tỉ lệ hộ nghèo: 21,74 18,53 16,59 13,99 8,81 12,74 2.2. Tình hình tổ chức thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Bố Trạch 2.2.1. Mạng lưới tổ chức dạy nghề Năm 2010 huyện đã thành lập TTDN theo Quyết định số 2156/QĐ- UBND ngày 15 tháng 7 năm 2010. Trong giai đoạn 2011-2016 đã có 37 CSDN trên toàn tỉnh đã tham gia ĐTN cho LĐNT tại huyện Bố Trạch. Bảng 2.6. Số lượng cơ sở dạy nghề tham gia dạy nghề tại huyện Bố Trạch giai đoạn 2011-2016 Đơn vị tính: Cơ sở Năm Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Trường CĐN: 0 0 0 0 0 1 Trường TCN: 3 2 2 2 2 1 CSDN khác: 3 6 3 5 4 5 Tổng số 6 8 5 5 6 7 2.2.2. Về đội ngũ giáo viên Đội ngũ cán bộ, giáo viên và cán bộ quản lý đào tạo nghề của các CSDN khác đã tổ chức dạy nghề tại huyện Bố Trạch là 136 người. Trong đó giáo viên ĐTN: 88 người (số giáo viên có trình độ đại học, cao đẳng: 56 người, trình độ khác 32 người. 12 2.2.3. Về chương trình, giáo trình 2.2.4. Nguồn lực đào tạo nghề cho lao động nông thôn Cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với các cơ sở dạy nghề: Tổng kinh phí đầu tư cho công tác ĐTN cho LĐNT giai đoạn 2011- 2016: 13.500 triệu đồng (Nguồn Trung ương: 14.250 triệu đồng; nguồn địa phương: 250 triệu đồng) * Dự kiến giai đoạn 2017 - 2020: 9.380 triệu đồng (Nguồn Trung ương là 8.970 triệu đồng, kinh phí địa phương là 410 triệu đồng). Chương trình, giáo trình, học liệu và danh mục thiết bị cho ĐTN: Đội ngũ cán bộ quản lý ĐTN: Ở huyện đã bố trí 01 biên chế phụ trách ĐTN cho LĐNT (thuộc phòng LĐ-TB&XH), bên cạnh đó toàn huyện có 68 cán bộ quản lý. Bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã: Toàn huyện Bố Trạch hiện có 597 công chức cấp xã, trong đó có có 543 người đạt chuẩn (từ trung cấp trở lên), chiếm tỷ lệ: 91%, cụ thể: thạc sỹ có 2 người, chiếm 0,34%; đại học 287 người, chiếm 48,1%; cao đẳng 18 người, chiếm 3,02%; trung cấp 236 người, chiếm 39,5%... Trình độ lý luận chính trị cao cấp có 2 người, chiếm 0,34%; trung cấp 329 người, chiếm 55,11%; sơ cấp 95 người, chiếm 15,91%... 2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Bố Trạch 2.3.1. Về ban hành văn bản Trên cơ sở quy định của Trung ương và tỉnh Quảng Bình, huyện Bố trạch ban hành các văn bản quản lý để tổ chức thực hiện đào tạo nghề cho LĐNT như Quyết định, kế hoạch, Đề án 2.3.2. Về tổ chức bộ máy quản lý UBND huyện phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch đến năm 2020” theo Quyết định số 4626a/QĐ- UBND ngày 20/9/2011. Quyết định cũng nêu rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan QLNN trong công tác ĐTN cho LĐNT như sau: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phòng Nội vụ Phòng Tài chính – Kế hoạch Phòng Giáo dục và Đào tạo Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Phòng Văn hóa Thông tin Thể thao, Đài truyền thanh huyện Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn Ủy ban Mặt trận và các hội đoàn thể từ huyện đến cơ sở 13 2.3.3. Giám sát, đánh giá tình hình thực hiện ĐTN cho LĐNT Trong giai đoạn 2011-2016, Số đoàn của Ban chỉ đạo, các sở, ngành cấp tỉnh: 31 đoàn, số đoàn của Hội đồng nhân dân, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh: 14 đoàn, số đoàn của Ban chỉ đạo, Hội đồng nhân dân cấp huyện, các phòng, ban cấp huyện: 342 đoàn, số đoàn của Ban chỉ đạo cấp xã: 244 đoàn. 2.3.4. Điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu ĐTN Huyện Bố Trạch đã tiến hành rà soát nhu cầu ĐTN cho LĐNT từ năm 2011 – 2016 như sau: - Kỹ thuật lâm sinh, trồng trọt: 1440 người - Kỹ thuật chăn nuôi thú y: 1996 người - Điện dân dung, công nghiệp: 1218 người - Đan lát, cắt may, dệt thổ cẩm: 570 người - Cơ khí: 868 người - Sửa chữa, vận hàng cơ nổ: 450 người - Xây dựng dân dụng: 1375 người - Mộc, chế biến gỗ: 296 người - Tin học văn phòng + ngoại ngữ: 556 người - Nghiệp vụ du lịch: 586 người - Bồi dưỡng tập huấn: 3250 lượt người - Liên kết đào tạo: 1050 người Chỉ tiêu ĐTN cho giai đoạn 2017-2020 là 12.000 cho LĐNT, trong đó CĐN: 1.500 người, TCN: 2.800 người, sơ cấp nghề và ĐTN dưới 03 tháng: 5.700 người góp phần nâng tỷ lệ lao động qua ĐTN toàn huyện lên 43%. 2.3.5. Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm cho LĐNT 2.3.6. Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Bố Trạch giai đoạn 2011-2016 Giai đoạn năm 2011-2016, Tổng số LĐNT được học nghề: 7.186 người, trong đó theo Đề án 1956: 4.214 người chiếm 58,6%; các chương trình khác (Khuyến công, Đề án 295, chương trình 135): 2.972 người. Số lao động được học các nghề phi nông nghiệp theo Đề án 1956 là: 1.782 người chiếm 42,3%; Số lao động được học các nghề nông nghiệp theo Đề án 1956 là 2.404 người chiếm 57%; Đào tạo nghề cho người khuyết tật theo Đề án 1956 là 28 người chiếm 0,7%. Bảng 2.7. Số LĐNT được đào tạo nghề giai đoạn 2011-2016 Đơn vị tính: người 14 Năm Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng cộng Nông nghiệp: 480 438 380 415 367 324 2.404 Phi nông nghiệp: 304 270 295 310 303 300 1.782 Người khuyết tật: 0 14 14 28 Tổng cộng 784 708 675 725 684 638 4.214 Gần 75 % LĐNT sau khi học nghề đã tìm được việc làm mới hoặc có thêm việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo cho LĐNT; nhiều làng nghề đã được khôi phục và phát triển, nhiều ngành nghề mới được hình thành; nhiều lao động đã chuyển đổi từ nghề nông nghiệp sang nghề phi nông nghiệp; Đào tạo nghề cho LĐNT đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và xây dựng nông thôn mới. 2.4. Đánh giá công tác quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Bố Trạch 2.4.1. Những kết quả đạt được Hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp ủy Đảng, chính quyền, ngành chức năng của tỉnh, huyện được ban hành tương đối đầy đủ và kịp thời làm cơ sở cho việc triển khai các hoạt động của Đề án ĐTN choLĐNT. Mạng lưới các cơ sở ĐTN đã được củng cố, về cơ bản đã trang bị hoàn tất thiết bị phục vụ công tác ĐTN cho LĐNT rên địa bàn huyện. Quy mô ĐTN cho LĐNT ngày càng được cải thiện về số lượng và chất lượng, hình thức và phương pháp đào tạo ngày càng đa dạng theo hướng gắn với nhu cầu người học, nhu cầu sử dụng của DN. Đào tạo nghề đã bước đầu gắn kết với nhu cầu, địa chỉ sử dụng của doanh nghiệp như nghề may CN, kỹ thuật xây dựng Tỷ lệ lao động nông thôn được tạo việc làm sau khi học nghề giai đoạn 2011-2016 đạt gần 75%. 2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân a. Hạn chế Quản lý nhà nước về ĐTN còn chồng chéo: các nghề phi nông nghiệp thì do Phòng LĐ-TB&XH, Sở LĐ-TB&XH quản lý. Các nghề Nông nghiệp thì do phòng NN&PTNT, Sở NN&PTNT quản lý nên việc chỉ đạo chung còn chưa thống nhất. Huyện chưa có cơ chế chính sách, quy định cụ thể đối với các DN. Kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ cho ĐTN hàng năm thấp 15 trong khi ngân sách tỉnh, huyện còn nhiều khó khăn. Trung tâm GD – DN huyện thiếu giáo viên cơ hữu. Sự phối hợp giữa cơ sở ĐTN với địa phương, ngành và ở một số cấp, ngành còn chưa chặt chẽ. Chỉ tiêu ĐTN cho LĐNT chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu đào tạo của huyện. Nhận thức của các cấp, các ngành, các địa phương về ĐTN cho LĐNT chưa đầy đủ, nhất là về xã hội hoá ĐTN. b. Nguyên nhân của những hạn chế Về chính sách: chưa có chính sách mạnh để phát triển ĐTN thay đổi cơ cấu nguồn nhân lực của huyện. Chủ trương phân luồng và định hướng ĐTN chưa được thực hiện một cách triệt để. Đầu tư cho công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên còn hạn chế. Về tổ chức bộ máy: bộ máy quản lý nhà nước trong lĩnh vực ĐTN thiếu ổn định. Các cơ sở ĐTN công lập chưa phát huy hết tính năng động và tự chủ của đơn vị, còn chồng chéo. Quá trình tổ chức thực hiện: triển khai thực hiện các quy hoạch, kế hoạch ĐTN chưa nghiêm túc. Doanh nghiệp chưa tham gia nhiều vào công tác ĐTN, đây là yêu tố cần thiết sát thực trong ĐTN gắn với DN. Thanh tra kiểm tra giám sát: công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực ĐTN cho LĐNT chưa thường xuyên, chưa đáp ứng được nhu cầu. Nhu cầu ĐTN cho LĐNT: nhìn chung người LĐNT chưa thấy rõ hết vai trò ĐNT vì đào tạo xong sẽ làm gì ở đâu, do vậy người dân vẫn còn nhận thức xa rời thực tiễn. Tiểu kết chương 2 Qua nghiên cứu thực tế, tác giả đã đánh giá thực trạng QLNN về ĐTN cho LĐNT của huyện Bố Trạch giai đoạn 2011 – 2016, qua đó phản ánh và phân tích nội dung QLNN về ĐTN cho LĐNT, Báo cáo kết quả ĐTN cho LĐNT của huyện Bố Trạch. Từ những phân tích trên, tác giả đã đánh giá những thành tựu đã đạt được trong công tác QLNN về ĐTN cho LĐNT tại huyện Bố Trạch, đồng thời chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế nhằm đưa ra nhưng giải pháp, phương hướng góp phần nâng cao hiệu quả hiệu lực QLNN về ĐTN cho LĐNT huyện Bố Trạch tại chương 3. 16 Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2020 3.1. Phương hướng mục tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 3.1.1. Dự báo nhu cầu phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành CN - DV. Đến năm 2020 tỷ trọng nông nghiệp chiếm 21,3%, CN – XD chiếm 30,4% và dịch vụ chiếm 48,3%. Tổng số lao động trong các ngành kinh tế quốc dân năm 2020 dự kiến là 135.000 lao động; Xuất khẩu lao động giai đoạn 2017 - 2020 khoảng 4.800 người. Giải quyết việc làm cho khoảng 3000 - 3600 lao động; phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 54%, trong đó đào tạo nghề đạt 45%. Thu nhập bình quân đầu đạt 71 triệu đồng. Giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm 2 – 3%. 3.1.2. Phương hướng mục tiêu a. Phát triển kinh tế - xã hội Quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH của huyện đến năm 2020 phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Khai thác và phát huy có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương, gắn chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội; xây dựng chiến lược vì con người, cho con người, góp phần giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng tăng tỷ trọng CN, dịch vụ. Sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực tại chỗ, khai thác các nguồn lực bên ngoài vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh và có tính bền vững, đưa huyện Bố Trạch ngày càng phát triển. b. Định hướng phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn Chú trọng công tác ĐTN theo địa chỉ, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập của LĐNT; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn và mục tiêu phát triển KT - XH của huyện đến năm 2020. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực để thực hiện tốt mục tiêu ĐTN cho LĐNT đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH; chú trọng đào tạo 17 nghề, đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật cho các khu công nghiệp, khu kinh tế, phát triển ngành nghề nông thôn. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia ĐTN và phát triển dịch vụ giới thiệu việc làm. Gắn mục tiêu ĐTN cho LĐNT với giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, với xóa đói, giảm nghèo và góp phần đảm bảo an sinh xã hội ở nông thôn. Thực hiện đào tạo có địa chỉ gắn với doanh nghiệp, cơ sở SXKD, các khu CN, làng nghề. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo như: tập trung tại CSDN, lưu động, tham gia thực hành nơi sản xuất, nhà máy, xí nghiệp, các công trình xây dựng, làng nghề... và đổi mới phương thức tổ chức đào tạo theo hướng ứng dụng, thực hành bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trường lao động trong và ngoài huyện. c. Mục tiêu ĐTN cho lao động nông thôn từ năm 2017 - 2020 Mục tiêu chung Nâng cao quy mô ĐTN cho LĐNT của huyện, chỉ tiêu ĐTN cho giai đoạn 2017-2020 là 12.000 cho LĐNT, trong đó CĐN: 1.500 người, TCN: 2.800 người, sơ cấp nghề và ĐTN dưới 03 tháng: 5.700 người góp phần nâng tỷ lệ lao động qua ĐTN toàn huyện lên 43%. Tỷ lệ LĐNT được hỗ trợ học nghề có việc làm hoặc tự tạo việc làm tối thiểu đạt 75%. Xây dựng mô hình liên kết đào tạo, đặt hàng ĐTN đối với các DN để sau khi đào tạo nghề sẽ nhận lao động vào làm việc tại các DN trong tỉnh hoặc đưa lao động đi làm việc tại các tỉnh, thành phố khác hoặc xuất khẩu lao động. Trong lĩnh vực nông nghiệp, tập trung đào tạo các ngành nghề truyền thống và ngành nghề có thế mạnh của từng địa phương. Nâng cao chất lượng, hiệu quả ĐTN, gắn tạo việc làm nhằm nâng cao thu nhập của LĐNT, chuyển dịch cơ cấu lao động phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. Kết hợp chặc chẽ với các đề án khác của huyện như Đề án "Phát triển du lịch, dịch vụ đến năm 2020"; Phương thức đào tạo nghề Kết hợp đào tạo chính quy, tập trung tại các cơ sở ĐTN với đào tạo lưu động tại các xã, thôn, bản. Các hoạt động nhằm đạt mục tiêu ĐTN cho lao động nông thôn Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với LĐNT. Tiếp tục điều tra khảo sát, thống kê rà soát và dự báo nhu cầu đào tạo nghề cho LĐNT. Thí điểm các mô hình đào tạo nghề cho LĐNT. 18 Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu và xây dựng danh mục thiết bị ĐTN. Phát triển giáo viên, cán bộ quản lý đào tạo nghề. Giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án. 3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Một là: Xây dựng, ban hành chính sách đào tạo nghề cho LĐNT * Tăng quyền tự chủ cho các cấp quản lý ĐTN Các cơ sở ĐTN được tự chủ trong xây dựng kế hoạch, tổ chức bộ máy, chi thường xuyên và chi đầu tư, được giao quyền quyết định số lượng người làm việc, được vay vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước hoặc được hỗ trợ lãi suất cho các dự án đầu tư sử dụng vốn vay của các tổ chức tín dụng theo quy định, được tự quyết định mức trích quỹ bổ sung thu nhập. Các CSDN không phân biệt hình thức sở hữu là công lập hay tư nhân cần được đối xử bình đẳng về các chủ trương, chính sách ưu đãi của nhà nước, các quy định pháp luật về DN. * Thực hiện chủ trương xã hội hóa đào tạo nghề cho LĐNT Nhà nước tạo cơ hội bình đẳng để mọi thành phần kinh tế và mọi người dân tham gia ĐTN. Nâng cấp, nâng cao năng lực các CSDN hiện có, thành lập thêm các trung tâm đào tạo nghề ở huyện phù hợp với quy hoạch của huyện. Mở rộng quy mô đào tạo theo hướng xã hội hoá nhằm huy động các nguồn lực cho công tác ĐTN trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Tạo mối quan hệ giữa DN với cơ sở ĐTN và hướng tới đào tạo theo nhu cầu của đơn vị sử dụng lao động, DN trực tiếp hợp đồng đào tạo với cơ sở ĐTN. Chuyển ĐTN từ đào tạo theo năng lực sẵn có của các cơ sở ĐTN sang đào tạo theo nhu cầu của thị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_dao_tao_nghe_cho_lao_do.pdf
Tài liệu liên quan