Luận văn Quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Mê Linh

Danh mục các từ viết tắt .i

Danh mục bảng .iii

Danh mục hình .iv

MỞ ĐẦU.1

1. Tính cấp thiết của đề tài.1

2. Mục đích nghiên cứu.3

3. Nhiệm vụ nghiên cứu.4

4. Đối tượng nghiên cứu.4

5. Phạm vi nghiên cứu.4

6. Kết cấu của luận văn.4

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và kinh nghiệm về quản

lý hoạt động tín dụng tại NHTM .5

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.5

1.1.1. Các nghiên cứu về hoạt động tín dụng của NHTM.5

1.1.2. Các nghiên cứu về hoạt động tín dụng tại Agribank.6

1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu.8

1.2. Cơ sở lý luận của hoạt động tín dụng.8

1.2.1. Khái niệm tín dụng.8

1.2.2. Đặc điểm tín dụng.8

1.2.3. Vai trò tín dụng.9

1.2.4. Phân loại tín dụng.10

1.2.5. Các hình thức cấp tín dụng.13

1.3. Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động tín dụng.13

1.3.1. Khái niệm quản lý hoạt động tín dụng.13

1.3.2. Mục tiêu quản lý hoạt động tín dụng .14

1.3.3. Những nội dung cơ bản của quản lý hoạt động tín dụng .16

1.4. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý hoạt động tín dụng .25

pdf24 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 832 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Mê Linh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng pháp nghiên cứu................................................................................43 2.3.1. Phương pháp phân tích.....................................................................43 2.3.2. Phương pháp tổng hợp......................................................................43 2.3.3. Phương pháp phân loại.................................................................... .44 2.3.4. Phương pháp hệ thống hoá...............................................................44 2.3.5. Phương pháp so sánh ..................................................................... ..44 Kết luận chương 2.................................................................................................4 5 Chương 3: Thực trạng quản lý hoạt động tín dụng tại Agribank Chi nhánh Mê Linh..46 3.1. Tổng quan về Agribank Chi nhánh Mê Linh...46 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Agribank..46 3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Agribank Chi nhánh Mê Linh..47 3.1.3. Cơ cấu tổ chức của Agribank Chi nhánh Mê Linh49 3.1.4. Những hoạt động kinh doanh chủ yếu của Agribank Chi nhánh Mê Linh..52 3.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Mê Linh62 3.2. Thực trạng quản lý hoạt động tín dụng tại Agribank Chi nhánh Mê Linh.63 3.2.1. Mô hình tổ chức quản lý tín dụng tại Agribank Chi nhánh Mê Linh..63 3.2.2. Thực thi chính sách tín dụng và thực hiện quy trình tín dụng...68 3.2.3. Quản lý danh mục cho vay...................................................................75 3.2.4. Xếp hạng tín dụng nội bộ và phân loại nợ.80 3.2.5. Kiểm tra, giám sát tín dụng..87 3.2.6. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Agribank Chi nhánh Mê Linh.......89 3.3. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động tín dụng tại Agribank Chi nhánh Mê Linh..97 3.3.1. Khái quát về kết quả của hoạt động tín dụng.97 3.3.2. Đánh giá về thực trạng quản lý hoạt động tín dụng...98 Kết luận chương 3..101 Chương 4: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hoạt động tín dụng tại Agribank Chi nhánh Mê Linh102 4.1. Định hướng và mục tiêu của Agribank Chi nhánh Mê Linh giai đoạn 2016- 2020102 4.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Mê Linh102 4.1.2. Mục tiêu hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Mê Linh103 4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động tín dụng tại Agribank Chi nhánh Mê Linh....105 4.2.1. Vận dụng mô hình quản lý rủi ro tín dụng phù hợp với thực tế.105 4.2.2. Thực hiện nghiêm túc chính sách, quy trình tín dụng.106 4.2.3. Xây dựng được danh mục cho vay phù hợp, hiệu quả107 4.2.4. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng, chất lượng thẩm định.108 4.2.5. Thực hiện chấm điểm, xếp hạng khách hàng, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ, chính xác.110 4.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tín dụng....113 4.2.7. Một số giải pháp khác113 Kết luận chương 4..115 KẾT LUẬN.116 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................117 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong các hoạt động nghiệp vụ chính của NHTM như: huy động vốn, cấp tín dụng, thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ... thì có thể nói hoạt động tín dụng đóng vai trò quan trọng nhất, có vai trò gần như quyết định đến thành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanh của một ngân hàng, đặc biệt trong hoạt động kinh doanh của một NHTM tại Việt Nam. Thật vậy, nếu xét trên cả hai mặt là thu nhập đem lại từ hoạt động tín dụng chiếm trong tổng thu nhập, cũng như những rủi ro phát sinh từ hoạt động tín dụng, nhìn chung, đều chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nhất là tại Việt Nam. Do, hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động sinh lời chủ yếu, dư nợ cho vay vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản Có sinh lời và rủi ro từ hoạt động tín dụng vẫn là rủi ro chủ yếu của một NHTM tại Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được thành lập ngày 26/3/1988, là NHTM lớn nhất Việt Nam xét trên qui mô tài sản và màng lưới giao dịch, là ngân hàng được Đảng và Nhà nước giao cho nhiệm vụ chính trị quan trọng là ngân hàng chủ lực trong việc đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ mục tiêu phát triển “tam nông” - nông nghiệp, nông thôn và nông dân tại Việt Nam, là khu vực mà dân số chiếm tỷ lệ lớn nhất cả nước. Kết thúc năm 2015, tổng tài sản của Agribank là 875 nghìn tỷ đồng (BIDV là 850 nghìn tỷ đồng, Vietinbank là 779 nghìn tỷ đồng, và Vietcombank là 674 nghìn tỷ đồng); mạng lưới hoạt động của Agribank gồm 152 chi nhánh loại 1 và loại 2, 788 chi nhánh loại 3, 1.303 phòng giao dịch trải rộng trên địa bàn 63 tỉnh/thành phố trong cả nước, với 2.245 điểm giao dịch trong toàn hệ thống. Tuy nhiên, mấy năm gần đây, hoạt động kinh doanh của Agribank gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân về quản lý hoạt động tín dụng yếu kém tại nhiều chi nhánh của Agribank, đặc biệt là các chi nhánh trên địa bàn hai thành phố lớn là TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tăng cao, làm tăng chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn, dẫn đến hiệu quả kinh doanh giảm sút. 2 Agribank Chi nhánh Mê Linh được nâng cấp lên chi nhánh cấp 1, trực thuộc trực tiếp Agribank kể từ ngày 01/4/2009 trên cơ sở nâng cấp từ chi nhánh ngân hàng loại 3 phụ thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc, với xuất phát điểm rất thấp tại thời điểm nâng cấp - tổng nguồn vốn đạt 192 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt 248 tỷ đồng. Sau khi nâng cấp, địa bàn cho vay được mở rộng, chi nhánh được phép cho vay khách hàng trên địa bàn toàn thành phố Hà Nội (so với trước đây là chỉ được cho vay khách hàng trên địa bàn huyện Mê Linh), đồng thời mức phán quyết cho vay đối với một khách hàng, một dự án đầu tư cũng được điều chỉnh tăng lên. Điều này mở ra cho chi nhánh cơ hội rất lớn trong kinh doanh, khi được thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh trên một địa bàn rộng lớn và phát triển, trong đó có nghiệp vụ kinh doanh tín dụng. Mặt khác, để đáp ứng qui mô của một chi nhánh cấp 1, Agribank Chi nhánh Mê Linh đứng trước yêu cầu phải tăng nhanh qui mô hoạt động, cả về nguồn vốn huy động, dư nợ cho vay và phát triển các dịch vụ ngân hàng khác. Tính đến hết năm 2015, tổng nguồn vốn của chi nhánh đạt 3.726 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt 1.517 tỷ đồng, nợ xấu chiếm tỷ lệ 1,12% trên tổng dư nợ. Tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân giai đoạn 2009- 2015 (tính từ thời điểm nâng cấp, với dư nợ 248 tỷ đồng) là 35%, đây là tốc độ tăng trưởng tín dụng rất cao nếu so sánh với tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng trong giai đoạn này (giai đoạn từ 2009-2015 là khoảng 17%), đồng thời nợ xấu của chi nhánh có những thời điểm có tỷ lệ rất cao, như cuối năm 2014 với tỷ lệ 5,77%/tổng dư nợ. Từ những số liệu trên cho thấy, hoạt động tín dụng tại Agribank Chi nhánh Mê Linh có sự phát triển nóng và có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với hoạt động này. Đặc biệt, đây là giai đoạn mà nền kinh tế trong nước đối diện nhiều khó khăn, như: hoạt động sản xuất kinh doanh đình trệ, sức mua của nền kinh tế giảm sút, hàng tồn kho tăng cao, thị trường bất động sản trầm lắng, hàng loạt doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phải ngừng sản xuất, thậm chí phá sản. Những khó khăn của nền kinh tế, đã có tác động trực tiếp đến hoạt động của hệ thống ngân hàng, dẫn đến tình trạng ngân hàng không thu được gốc, lãi tiền vay, nợ xấu tăng cao, ngân hàng không thể tăng trưởng đầu tư tín dụng... Đối với Agribank Chi 3 nhánh Mê Linh, là đơn vị mới được nâng cấp lên chi nhánh cấp 1, đứng trước yêu cầu phải đẩy mạnh qui mô phát triển, với việc mở rộng địa bàn hoạt động kinh doanh, nâng quyền phán quyết cho vay, những thay đổi về mô hình tổ chức, quản trị điều hành khi được nâng cấp... đều có ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh của đơn vị, trong đó có hoạt động tín dụng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu quản lý hoạt động tín dụng tại Agribank Chi nhánh Mê Linh là điều cần thiết, để từ đó khắc phục kịp thời những tồn tại, yếu kém trong hoạt động tín dụng, góp phần phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh của đơn vị. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả đã chọn đề tài: “Quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Mê Linh” làm đề tài luận văn. Nghiên cứu đề tài nhằm trả lời các câu hỏi sau: 1. Thực trạng hoạt động tín dụng và công tác quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Mê Linh hiện nay như thế nào? 2. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Mê Linh? 3. Làm thế nào để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Mê Linh? 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Mê Linh. Trên cơ sở hoàn thiện công tác quản lý hoạt động tín dụng sẽ giúp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, góp phần mở rộng tín dụng trên cơ sở an toàn vốn cho vay, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Agribank Chi nhánh Mê Linh. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng, quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại. 4 Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động tín dụng tại Agribank Chi nhánh Mê Linh. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động tín dụng tại Agribank Chi nhánh Mê Linh. 4. Đối tƣợng nghiên cứu Quản lý hoạt động tín dụng tại Agribank Chi nhánh Mê Linh. 5. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại. - Thời gian: Số liệu phân tích chủ yếu lấy ở giai đoạn từ năm 2013 - 2015. Một số số liệu lấy rộng hơn từ một số năm trước đó để so sánh, nghiên cứu làm rõ xu hướng và diễn biến thực trạng quản lý hoạt động tín dụng tại Agribank Chi nhánh Mê Linh. - Không gian: Agribank Chi nhánh Mê Linh. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các bảng biểu số liệu, sơ đồ, hình vẽ, luận văn có kết cấu bao gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và kinh nghiệm về quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng quản lý hoạt động tín dụng tại Agribank Chi nhánh Mê Linh. Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hoạt động tín dụng tại Agribank Chi nhánh Mê Linh. 5 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại là đề tài được nhiều công trình nghiên cứu khoa học đề cập đến, trong đó có nhiều luận án tiến sỹ và luận văn thạc sỹ nghiên cứu về đề tài này. 1.1.1. Các nghiên cứu về hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại - Luận án Tiến sỹ, đề tài: “Quản trị danh mục cho vay tại các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam” của Nghiên cứu sinh Bùi Diệu Anh, bảo vệ năm 2012 tại Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh [1]. Luận án đưa ra đề xuất xây dựng mô hình đo lường rủi ro danh mục cho vay tại các NHTMCP, thông qua mô hình giúp các ngân hàng định lượng chính xác rủi ro trên danh mục cho vay, trên cơ sở đó tính toán tổn thất để trích lập dự phòng rủi ro, cũng như duy trì vốn tự có sát đúng với mức độ rủi ro riêng biệt của từng ngân hàng; đề xuất áp dụng chứng khoán hoá và công cụ phái sinh tín dụng với ý nghĩa hai công cụ này được sử dụng để điều chỉnh ngoại bảng đối với danh mục cho vay của ngân hàng, qua đó rủi ro danh mục cho vay của ngân hàng sẽ được giảm thiểu. Tuy đối tượng nghiên cứu của đề tài là các NHTMCP ngoài nhà nước, song những nội dung mà đề tài đề cập có khả năng vận dụng đối với các NHTM khác, ngoài đối tượng ngân hàng mà tác giả nghiên cứu. - Luận án Tiến sỹ, đề tài: “Quản trị rủi trong kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Việt Nam theo Hiệp ước Basel” của Nghiên cứu sinh Nguyễn Anh Tuấn, bảo vệ năm 2012 tại Trường Đại học Ngoại thương [34]. Đây là luận án nghiên cứu chuyên sâu về quản trị rủi ro trong kinh doanh của NHTM Việt Nam theo Hiệp ước Basel, một nội dung mà hiện nay các NHTM tại Việt Nam mới từng bước tiếp cận và áp dụng trong quản trị hoạt động kinh doanh của mình. Luận án đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường chất lượng công 6 tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam dựa trên các chỉ dẫn và các chuẩn mực theo Hiệp ước Basel. - Luận án Tiến sỹ, đề tài: “Quản trị tín dụng của các Ngân hàng Thương mại cổ phần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” của Nghiên cứu sinh Trần Trung Tường, bảo vệ năm 2011 tại Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh 35]. Luận án đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách quản lý tín dụng phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế; xây dựng và quản lý một số chính sách tín dụng đặc thù đối với khu vực thành phố Hồ Chí Minh; thiết lập chính sách phát triển hệ thống bán buôn trong hoạt động tín dụng; đổi mới chính sách quản lý và điều hành tín dụng. - Luận văn Thạc sỹ, đề tài: “Quản lý hoạt động tín dụng tại BIDV Bắc Ninh: Thực trạng và giải pháp” của Học viên Nguyễn Thị Thưởng, bảo vệ năm 2014 tại Trường Đại học Thái Nguyên - Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh [28]. Nội dung luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động tín dụng, qua đó nâng cao chất lượng tín dụng tại BIDV Bắc Ninh. 1.1.2. Các nghiên cứu về hoạt động tín dụng tại Agribank - Luận án Tiến sỹ, đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” của Nghiên cứu sinh Nguyễn Tuấn Anh, bảo vệ năm 2012 tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội [2]. Đây là công trình nghiên cứu khá toàn diện và bao quát về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, tác giả đã có những nghiên cứu tổng kết thực tiễn và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế, một số đề xuất vẫn có tính thời sự và phù hợp cho giai đoạn hiện nay. - Luận án Tiến sỹ, đề tài: “Giải pháp hoàn thiện hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam phục vụ Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá nông nghiệp, 7 nông thôn” của Nghiên cứu sinh Đoàn Văn Thắng, bảo vệ năm 2003 tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân [25]. Nội dung của luận án đề cập đến nhiều mảng hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, đưa ra đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với các nghiệp vụ này, đồng thời mở rộng và đa dạng hoá các dịch vụ phi tín dụng. Tác giả không đi sâu nghiên cứu về quản lý rủi ro tín dụng đối với hoạt động của ngân hàng, đồng thời kết quả nghiên cứu về quản lý rủi ro tín dụng cũng không có tính cập nhật đối với giai đoạn hiện nay. - Luận án Tiến sỹ, đề tài: “Vận dụng công nghệ quản lý ngân hàng hiện đại vào hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” của Nghiên cứu sinh Âu Văn Trường, bảo vệ năm 1999 tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân [32]. Luận án nghiên cứu việc vận dụng công nghệ tin học trong quản lý hoạt động ngân hàng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Tuy nhiên, tại thời điểm nghiên cứu của luận án, công nghệ tin học trong ngân hàng tại Việt Nam còn lạc hậu, chưa phát triển, do đó đến giai đoạn hiện nay nhiều nội dung của đề tài không còn phù hợp; luận án cũng chưa đề cập đến việc vận dụng công nghệ tin học trong quản lý rủi ro hoạt động ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế. - Luận văn Thạc sỹ, đề tài: “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trên địa bàn Hà Nội” của Học viên Nguyễn Văn Chinh, bảo vệ năm 2009 tại Học viện Ngân hàng [5]. Luận văn nghiên cứu về quản lý rủi ro tín dụng của các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội, số liệu lấy đến năm 2008. Đây là các chi nhánh hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội, chưa bao gồm tỉnh Hà Tây (do chưa sáp nhập) nên hoạt động tín dụng chủ yếu là cho vay khách hàng và địa bàn đô thị, chưa đề cập nhiều đến quản lý rủi ro tín dụng đối với lĩnh vực cho vay hộ sản xuất, cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; nhiều nội dung nghiên cứu đã cũ, không có tính cập nhật cho giai đoạn hiện nay. 8 1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu Cho đến nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại nói chung, cũng như về hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nói riêng, trong đó có các đề tài nghiên cứu khoa học, các luận án tiến sỹ, các luận văn thạc sỹ. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của tác giả thì đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào về quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Mê Linh. Từ thực tế đó, tác giả chọn đề tài “Quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Mê Linh” để thực hiện nghiên cứu. 1.2. Cơ sở lý luận của hoạt động tín dụng 1.2.1. Khái niệm tín dụng [31, tr.19] Quan hệ tín dụng ra đời và tồn tại xuất phát từ đòi hỏi khách quan của quá trình tuần hoàn vốn để giải quyết hiện tượng dư thừa, thiếu hụt vốn diễn ra thường xuyên giữa các chủ thể trong nền kinh tế. Một cách khái quát, tín dụng (credit) là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (tài sản) từ người sở hữu sang người sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định; khi đến hạn, người sử dụng phải hoàn trả một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Như vậy, phạm trù tín dụng có ba nội dung chính là: tính tạm thời (tính thời hạn), tính hoàn trả với giá trị lớn hơn giá trị ban đầu và tính chất tin tưởng người sử dụng tài sản có khả năng hoàn trả đúng hạn. 1.2.2. Đặc điểm tín dụng [31, tr.22] Thứ nhất, tín dụng ngân hàng dựa trên cơ sở lòng tin. Ngân hàng chỉ cấp tín dụng khi có lòng tin vào việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả và có khả năng hoàn trả nợ vay (gốc, lãi) đúng hạn; còn người đi vay thì tin tưởng vào khả năng kiếm được tiền trong tương lai để trả nợ gốc và lãi vay. Thứ hai, tín dụng là sự chuyển nhượng một tài sản có thời hạn hay có tính hoàn trả. Ngân hàng là trung gian tài chính “đi vay để cho vay”, nên mọi khoản tín 9 dụng của ngân hàng đều phải có thời hạn, bảo đảm cho ngân hàng hoàn trả vốn huy động. Thứ ba, tín dụng phải trên nguyên tắc không chỉ hoàn trả gốc mà phải cả lãi. Giá trị hoàn trả phải lớn hơn giá trị lúc cho vay (giá trị gốc), nghĩa là ngoài việc hoàn trả giá trị gốc, khách hàng phải trả ngân hàng một khoản lãi, đây chính là giá của của quyền sử dụng vốn vay. Thứ tư, tín dụng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao cho ngân hàng. Việc đánh giá độ an toàn của hồ sơ vay vốn là rất khó. Vì luôn tồn tại thông tin bất cân xứng dẫn đến lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Ngoài ra việc thu hồi tín dụng phụ thuộc không những vào bản thân khách hàng, mà còn phụ thuộc vào môi trường hoạt động, ngoài tầm kiểm soát của khách hàng như sự biến động về giá cả, lãi suất, tỷ giá, lạm phát, thiên tai... Thứ năm, tín dụng phải trên cam kết hoàn trả vô điều kiện. Quá trình xin vay và cho vay diễn ra trên cơ sở những căn cứ pháp lý chặt chẽ như: Hợp đồng tín dụng, khế ước vay tiền, hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh..., trong đó bên đi vay (và bên bảo lãnh nếu có) phải cam kết hoàn trả vô điều kiện khoản vay cho ngân hàng khi đến hạn. 1.2.3. Vai trò tín dụng [31, tr.24] * Vai trò đối với nền kinh tế Thứ nhất, tín dụng ngân hàng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và việc làm. Bởi vì nó góp phần tăng lượng vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư. Điều này xuất phát từ chức năng kinh tế cơ bản của thị trường tài chính nói chung và thị trường tín dụng ngân hàng nói riêng là luân chuyển vốn từ những người (cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, Chính phủ) có nguồn vốn thặng dư tạm thời (do chi tiêu ít hơn thu nhập) đến những người thiếu hụt (do nhu cầu chi tiêu vượt quá thu nhập). Chính vì vậy kênh luân chuyển vốn qua ngân hàng có ý nghĩa rất lớn trong việc thúc đẩy tăng lượng vốn đầu tư cho nền kinh tế. Thứ hai, là công cụ điều tiết kinh tế xã hội của Nhà nước. Thông qua việc đầu tư vốn tín dụng vào những ngành nghề, khu vực kinh tế trọng điểm sẽ thúc đẩy 10 sự phát triển của các ngành nghề, khu vực kinh tế đó, hình thành nên cơ cấu kinh tế hiệu quả. * Vai trò đối với khách hàng Thứ nhất, tín dụng ngân hàng đáp ứng kịp thời nhu cầu về số lượng và chất lượng vốn cho khách hàng. So với tín dụng thương mại và tín dụng cá nhân nặng lãi thì tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng đối với khách hàng. Với các ưu điểm như không hạn chế về thời gian vay, về mục đích sử dụng đa dạng, nhanh chóng, dễ tiếp cận và có khả năng đáp ứng được nhu cầu vốn lớn nên tín dụng ngân hàng thoả mãn được nhu cầu đa dạng của khách hàng. Thứ hai, tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp. So với việc sử dụng vốn chủ sở hữu thì tín dụng ngân hàng ràng buộc trách nhiệm khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi trong thời hạn nhất định như thoả thuận. Do đó, buộc khách hàng phải nỗ lực, tận dụng hết khả năng của mình để sử dụng vốn vay hiệu quả nhằm đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng. Thứ ba, khi được ngân hàng cho vay vốn hàm ý khách hàng đã được chọn lọc và có chất lượng tốt. Điều này làm cho thương hiệu của khách hàng trên thương trường được tăng cường, tăng được uy tín và giúp khách hàng mở rộng được kinh doanh. * Vai trò đối với ngân hàng Thứ nhất, đem lại lợi nhuận quan trọng nhất cho ngân hàng. Tín dụng là hoạt động truyền thống, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng Tài sản Có và mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng (từ 70 – 90%). Thứ hai, thông qua hoạt động tín dụng, ngân hàng mở rộng được các loại hình dịch vụ khác như thanh toán, thu hút tiền gửi, kinh doanh ngoại tệ, tư vấn... Từ đó đa dạng hoá hoạt động kinh doanh, tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro khi ngân hàng trung ương thắt chặt tiền tệ hoặc khi gặp rủi ro tín dụng. 1.2.4. Phân loại tín dụng [31, tr.26] Kinh tế thị trường càng phát triển, xã hội càng hiện đại, thì nhu cầu của con người càng trở nên phong phú và đa dạng, khiến cho các dịch vụ phục vụ con người 11 cũng trở nên phong phú và đa dạng theo. Để đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của khách hàng, ngân hàng luôn phải nghiên cứu đưa ra các sản phẩm phù hợp, điều này khiến cho tín dụng ngân hàng trở nên phong phú và đa dạng như ngày nay. Để có cái nhìn tổng quan về các loại hình tín dụng, căn cứ vào các tiêu chí khác nhau, tín dụng được phân loại gồm: * Căn cứ vào mục đích vay vốn - Tín dụng bất động sản: là các khoản tín dụng đầu tư vào BĐS. - Tín dụng công thương nghiệp: là các khoản tín dụng cấp cho các doanh nghiệp để trang trải các chi phí như mua hàng hoá, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, trả thuế, và chi trả lương. - Tín dụng nông nghiệp: là các khoản tín dụng cấp cho các hoạt động nông nghiệp, nhằm trợ giúp các hoạt động trồng trọt, thu hoạch mùa màng và chăn nuôi. - Tín dụng tiêu dùng: là các khoản tín dụng cấp cho cá nhân, hộ gia đình để mua sắm hàng hoá tiêu dùng đắt tiền như xe cộ, trang thiết bị trong nhà, cho vay du học... * Căn cứ vào thời hạn tín dụng - Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn đến 1 năm. - Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm. - Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm. * Căn cứ vào bảo đảm tín dụng - Tín dụng có bảo đảm: Là tín dụng có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc có bảo lãnh của người thứ ba. - Tín dụng không có bảo đảm: Là tín dụng không có tài sản cầm cố, thế chấp hay không có bảo lãnh của người thứ ba. * Căn cứ vào chủ thể vay vốn - Tín dụng doanh nghiệp (tín dụng bán buôn): Gọi là bán buôn vì những doanh nghiệp thường vay với những khoản vay có giá trị lớn. - Tín dụng cá nhân, hộ gia đình (tín dụng bán lẻ): Gọi là bán lẻ vì những cá nhân thường vay với những khoản vay có giá trị nhỏ nhằm vào mục đích tiêu dùng 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Bùi Diệu Anh, 2012. Quản trị danh mục cho vay tại các Ngân hàng Thương mại Cổ phẩn Việt Nam. Luận án Tiến sĩ. Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Nguyễn Tuấn Anh, 2012. Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050007838_411_2003164.pdf
Tài liệu liên quan