MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ MUA SẮM TÀI SẢN
CÔNG TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NưỚC VÀ
ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 6
1.1. Tổng quan về tài sản công trong các cơ quan nhà nước và đơn vị
sự nghiệp công lập 6
1.1.1. Tổng quan về tài sản công 6
1.1.2. Cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập 8
1.1.3. Tài sản công trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự
nghiệp công lập 12
1.2. Quản lý mua sắm tài sản công trong các cơ quan nhà nước và đơn
vị sự nghiệp công lập 16
1.2.1. Các nguyên tắc mua sắm tài sản công 16
1.2.2. Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công trong cơ
quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập 18
1.2.3. Các phương thức mua sắm tài sản công 20
1.2.4. Nội dung quản lý mua sắm tài sản công 23
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý mua sắm tài sản công 27
1.3. Kinh nghiệm quản lý mua sắm tài sản công của một số bộ, ngành 30
1.3.1. Kinh nghiệm tại một số bộ, ngành 30
1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Bộ Tư pháp 35
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MUA SẮM TÀI SẢN NHÀ NưỚC
TẠI BỘ Tư PHÁP 37
2.1. Giới thiệu chung về Bộ Tư pháp 37
2.1.1. Vị trí, chức năng 37
2.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn 37
2.1.3. Cơ cấu tổ chức 40
110 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý mua sắm tài sản nhà nước tại bộ tư pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oi là đơn vị dự
toán cấp II thuộc Tổng cục THADS. Các đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng ngân
sách (có thể coi là dự toán cấp III thuộc Tổng cục) gồm: Văn phòng Tổng cục,
Văn phòng Cục THADS cấp tỉnh, Chi cục THADS cấp huyện.
Tổng số đơn vị dự toán thuộc Bộ Tư pháp quản lý là 808 đơn vị.
Theo Quyết định 2232/QĐ-BTP ngày 19 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng
Bộ Tư pháp quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Vụ Kế hoạch -
Tài chính, thì “Vụ Kế hoạch - Tài chính là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, có chức
năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý về công tác kế hoạch, thống
kê; tài chính, kế toán; quản lý, sử dụng TSNN và đầu tư phát triển của Bộ Tư
pháp theo quy định của pháp luật.” Vụ được giao 19 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn
liên quan đến 05 lĩnh vực công tác là: kế hoạch; thống kê; tài chính, kế toán;
quản lý, sử dụng TSNN và đầu tư phát triển. Vụ được tổ chức thành 05 phòng là:
Tổng hợp - Hành chính; Kế hoạch; Thống kê; Quản lý ngân sách - tài sản; Quản
lý đầu tư xây dựng cơ bản. Biên chế của Vụ được giao là 33 người, số có mặt
43
đến thời điểm 31/12/2016 là 32 người, trong đó, có 15 người có trình độ chuyên
môn về tài chính, kế toán.
Quyết định 2232/QĐ-BTP cũng quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của Vụ
liên quan đến công tác quản lý tài sản như sau:
“a) Tổng hợp, đề xuất cấp có thẩm quyền quyết định việc mua sắm, bảo
trì, sửa chữa, thuê, thu hồi, bán, điều chuyển, thanh lý, sắp xếp lại, xác lập
quyền sở hữu TSNN của các đơn vị dự toán và các nội dung có liên quan đến
việc sử dụng TSNN tại các đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính theo quy định của
pháp luật và phân cấp của Bộ;
b) Thẩm định, trình Bộ trưởng phê duyệt các dự án mua sắm tài sản, đề
cương và dự toán chi tiết các hoạt động ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn
NSNN không yêu cầu phải lập dự án; thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành các
dự án mua sắm tài sản;
c) Tổng hợp, đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý tài sản các chương trình, dự
án đã kết thúc hoạt động hoặc chưa kết thúc nhưng có phát sinh tài sản cần xử lý;
d) Tổng hợp, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị dự toán thuộc Bộ thực hiện
chế độ báo cáo kê khai đăng ký TSNN; xác nhận thông tin, cập nhật, rà soát,
chuẩn hóa, quản lý dữ liệu về TSNN của các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp quản lý
trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về TSNN.”
Ngoài ra, Vụ cũng được giao các nhiệm vụ khác liên quan đến công tác
quản lý tài sản như: trình cấp có thẩm quyền các văn bản về phân cấp trong quản
lý tài sản; tiêu chuẩn, định mức trang bị tài sản của các cơ quan, đơn vị thuộc
Bộ; hướng dẫn thực hiện các văn bản về quản lý, sử dụng tài sản; bồi dưỡng
nghiệp vụ quản lý và sử dụng tài sản; các nhiệm vụ liên quan đến đấu thầu mua
sắm tài sản; công tác kiểm tra quản lý, sử dụng tài sản.
Thực hiện Nghị định số 96/2017/NĐ-CP, Vụ Kế hoạch - Tài chính đã
chuyển đổi mô hình tổ chức thành Cục Kế hoạch - Tài chính, hiện nay, Bộ Tư
pháp đang hoàn thiện dự thảo quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ
cấu tổ chức của Cục.
44
2.1.4.2. Đội ngũ công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản
nhà nước
Do đặc thù của Bộ Tư pháp, phần lớn các đơn vị dự toán việc tổ chức mua
sắm tài sản được thực hiện theo hình thức kiêm nhiệm, chưa có bộ phận chuyên môn
làm công tác mua sắm tài sản chuyên nghiệp. Hiện nay, chỉ có một số đơn vị có công
chức có trình độ chuyên môn về lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật được bố trí tại Phòng
Quản trị của đơn vị như: Văn phòng Bộ, các đơn vị sự nghiệp giáo dục - đào tạo, còn
lại hầu hết CCVC chỉ có trình độ chuyên môn về pháp luật được bố trí tại bộ phận
văn phòng tổ chức thực hiện mua sắm theo từng vụ việc được phân công. Đối với
lĩnh vực CNTT, hầu hết các đơn vị dự toán không có công chức chuyên trách về
CNTT nên việc tổ chức mua sắm tài sản là thiết bị CNTT hết sức lung túng. Đối với
thủ trưởng các đơn vị, cũng do đặc thù của Bộ nên hầu như không có công chức nào
có chuyên môn về kinh tế - kỹ thuật mà chủ yếu có chuyên môn về pháp luật nên
phần nào cũng hạn chế trong công tác tổ chức mua sắm tài sản.
Đối với đội ngũ CCVC làm công tác kế toán, tài chính tại các đơn vị dự
toán, những người trực tiếp tham mưu, giúp thủ trưởng đơn vị thực hiện nhiệm
vụ lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí mua sắm tài sản cũng
còn nhiều hạn chế cả về số lượng và chất lượng.
Bảng 2.1. Tổng hợp số lƣợng ngƣời làm công tác kế toán tại các đơn vị
dự toán thuộc Bộ Tƣ pháp
Đơn vị tính: người
TT Nhóm đơn vị
Số lƣợng
đơn vị
Số ngƣời
làm kế
toán
Số ngƣời
làm kế
toán/đơn vị
Trình độ
đại học
trở lên
Trình độ
trung cấp,
cao đăng
1
Các đơn vị quản lý
hành chính thuộc Bộ
14 31 2,2 31
2 Các đơn vị sự nghiệp 21 42 2 39 3
3 Cục THADS cấp tỉnh 63 170 3 165 5
4
Chi cục THADS cấp
huyện
710 909 1,28 298 611
Tổng số 808 1.152 1,42 533 619
(Nguồn: Báo cáo khảo sát thực trạng đội ngũ kế toán các đơn vị thuộc Bộ năm 2016)
45
Từ bảng số liệu trên cho thấy tỷ
lệ công chức làm công tác kế toán tại
các đơn vị dự toán có trình độ không
đồng đều. Đội ngũ kế toán Chi cục
THADS cấp huyện có trình độ chuyên
môn thấp, trong khi phải thực hiện 02 hệ
thống sổ sách kế toán khác nhau là kế
toán nghiệp vụ thi hành án dân sự và kế
toán đơn vị hành chính sự nghiệp. Do
vâỵ, đội ngũ kế toán đơn vị này thường không có đủ thời gian nghiên cứu để cập
nhật các chế độ chính sách mới ban hành, dẫn đến tình trạng thực hiện không
đúng quy định, sai sót về thủ tục.
2.1.5. Tình hình mua sắm tài sản tại Bộ Tư pháp
Với 808 đơn vị dự toán thuộc và trực thuộc bao gồm: các đơn vị dự toán thuộc
Bộ và hệ thống THADS được tổ chức theo ngành dọc từ trung ương đến cấp huyện,
với tổng biên chế quản lý hành chính là: 10.318 người; số lượng người làm việc trong
các đơn vị sự nghiệp công lập là: 1.074 người. Do đó, cần một khối lượng TSC để
đảm bảo hoạt động cho các cơ quan, đơn vị là rất lớn. Theo báo cáo của Bộ Tư pháp,
đến ngày 31/12/2016, tổng giá trị tài sản là nhà, đất, xe ô tô, tài sản có giá trị từ 500
triệu đồng/ đơn vị tài sản trở lên có nguyên giá là: 7.327.489 triệu đồng.
Bảng 2.2. Tổng hợp một số loại tài sản có giá trị lớn do Bộ Tƣ pháp quản lý
Đơn vị: triệu đồng
TT Loại tài sản
Ngày 31/12/2014 Ngày 31/12/2015 Ngày 31/12/2016
Số
lƣợng
Nguyên
giá
Số
lƣợng
Nguyên
giá
Số
lƣợng
Nguyên
giá
1 Đất 751 4.061.885 752 4.166.206 750 4.167.468
2 Nhà 879 2.256.264 892 2.430.723 907 2.726.923
3 Xe ô tô 370 236.034 368 235.103 505 343.077
4
Tài sản khác
có nguyên
giá trên 500
triệu đồng
35 35.778 49 68.293 62 86.522
Tổng cộng 6.589.961 6.900.325 7.327.489
(Nguồn: cơ sở dữ liệu về TSNN của Cục quản lý công sản, Bộ Tài chính)
Đồ thị 2.1. So sánh trình độ công chức
làm công tác kế toán tại các đơn vị dự
toán thuộc Bộ
46
Tài sản do các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tư pháp đang quản lý, ngoài các
tài sản được đảm bảo như các cơ quan hành chính, đơn vị sư nghiệp thông
thường như: trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp; xe ô tô cho các chức danh, xe ô
tô dùng chung; máy photocopy, máy vi tính, máy in và các trang thiết bị khác
được quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chuẩn, định mức
trang thiết bị phục vụ hoạt động của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp.
Bộ Tư pháp còn được trang cấp một số loại tài sản phục vụ hoạt động đặc thù
trong một số lĩnh vực như: xe ô tô chuyên dùng trong hệ thống THADS, xe ô tô
chuyên dùng tại các cơ sở đào tạo, xe ô tô chuyên dùng của cơ quan báo chí, xe
gắn máy, xuồng máy phục vụ hoạt động THADS.
Trong những năm gần đây, thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ
Chính trị về cải cách tư pháp đến năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt
một số Đề án mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc cho các cơ quan, đơn
vị thuộc Bộ Tư pháp như:
- Đề án đầu tư trang thiết bị, phương tiện làm việc giai đoạn 2006-2010
với tổng kinh phí là: 113.420 triệu đồng để trang bị mới, trang bị thay thế 06 loại
tài sản là: xe máy, máy photocopy, máy vi tính, loa pin cầm tay, thiết bị nghiệp
vụ thi hành án, giá hồ sơ tài liệu;
- Đề án đầu tư trang thiết bị, phương tiện làm việc cho các cơ quan
THADS giai đoạn 2011-2015 theo Quyết định số 1984/QĐ-TTg ngày
29/10/2010 với tổng kinh phí là 376.355 triệu đồng để trang bị mới, trang bị thay
thế 10 loại tài sản gồm: xe ô tô, xe máy, máy vi tính, máy in, máy photocopy,
0%
20%
40%
60%
80%
100%
2014 2015 2016
Tài sản khác
Xe ô tô
Nhà
Đất
Đồ thị 2.2. Cơ cấu một số loại tài sản
tính theo giá trị tại Bộ Tƣ pháp
0%
20%
40%
60%
80%
100%
2014 2015 2016
Tài sản khác
Xe ô tô
Nhà
Đất
Đồ thị 2.3. Cơ cấu một số loại tài sản
tính theo số lƣợng tại Bộ Tƣ pháp
47
máy quét, máy phát điện, máy fax, kệ giá để hồ sơ tài liệu và trang thiết bị
nghiệp vụ thi hành án;
Bảng 2.3. Kế hoạch mua sắm tài sản theo Đề án của
Tổng cục Thi hành án dân sự giai đoạn 2016-2020
Đơn vị: triệu đồng
TT Loại tài sản
Kế hoạch trang cấp giai
đoạn 2016-2020
Đã thực hiện
năm 2016
Còn thực hiện
giai đoạn
2017-2020
Số
lƣợng
Đơn
giá
Thành
tiền
Số lƣợng
Thành
tiền
Số
lƣợng
Thành
tiền
1 Xe ô tô 16 chỗ 35 1.144 40.040 7 8.008 28 32.032
2 Xe bán tải 375 742 278.100 150 111.240 225 166.860
4 Máy vi tính 3.981 15 59.715 - 3.981 59.715
5 Máy in thường 2.421 7 16.947 - 2.421 16.947
6 Máy in A3 64 20 1.280 - 64 1.280
7 Máy photo thường 871 50 43.550 52 2.600 819 40.950
8 Máy photo siêu tốc 73 100 7.300 73 7.300 0 0
10 Máy phát điện 189 50 9.450 - 189 9.450
12 Loa pin 334 10 3.340 - 334 3.340
13 Máy ghi âm 384 5 1.920 - 384 1.920
14 Máy ảnh 384 7 2.688 - 384 2.688
15 Gậy điện 126 7 882 - 126 882
16 Xuồng máy 26 70 1.820 - 26 1.820
18
Camera,Tivi, đầu
DVD 311 30 9.330 - 311 9.330
19
Tủ sắt bảo quản hồ
sơ, tang vật 1.130 4 4.520 409 1.636 721 2.884
20 Máy tính xách tay 1.917 15 28.755 360 5.400 1.557 23.355
Tổng 509.637 136.184 373.453
(Nguồn: Quyết định số 77/QĐ-TTg và Kế hoạch mua sắm tài sản năm
2016 của Tổng cục Thi hành án dân sự)
48
- Đề án đầu tư trang thiết bị, phương tiện làm việc cho cơ quan THADS
giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 77/QĐ-TTg với tổng kinh phí 509.637
triệu đồng để trang bị 09 loại tài sản gồm: xe ô tô, xuồng máy, máy photocopy,
máy vi tính, máy in, tủ bảo quản hồ sơ tang vật, máy phát điện, camera-tivi-đầu
video, công cụ hỗ trợ thi hành án.
Bảng 2.4. Tổng hợp kinh phí mua sắm tài sản từ ngân sách nhà nƣớc
tại Bộ Tƣ pháp
Đơn vị: triệu đồng
TT Nội dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
1 Tổng dự toán chi NSNN 1.668.400 1.712.670 1.752.030 1.918.290
1.1
Chi cho con người và chi
thường xuyên theo định mức
1.294.346 1.344.298 1.368.975 1.532.406
1.2
Chi nghiệp vụ đặc thù ngoài
định mức và mua sắm tài sản
(không tự chủ tài chính)
374.054 368.372 383.055 385.884
2 Kinh phí mua sắm tài sản 106.463 77.429 185.045 159.091
3
Tỷ trọng kinh phí mua sắm tài
sản/kinh phí không tự chủ tài
chính
28,46% 21,02% 48,31% 41,36%
(Nguồn: Quyết định giao dự toán NSNN năm 2014,2015,2016,2017 của
Bộ Tư pháp).
Đồ thị 2.4. So sánh kinh phí mua sắm tài sản trong tổng kinh phí chi đặc thù
ngoài định mức trong dự toán chi ngân sách nhà nƣớc
49
Như vậy, ngoài nguồn kinh phí được bố trí trong dự toán chi thường xuyên
để mua sắm tài sản như các cơ quan, đơn vị khác, Bộ Tư pháp còn được bố trí một
nguồn lực đáng kể để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc.
Hàng năm, tổng dự toán chi mua sắm tài sản của Bộ Tư pháp khoảng 7,5% dự
toán chi thường xuyên NSNN và 35% tổng số chi đặc thù ngoài định mức.
Các đơn vị sự
nghiệp cũng sử dụng
một khoản kinh phí
đáng kể từ nguồn
quỹ phát triển hoạt
động sự nghiệp để
đầu tư mua sắm
trang thiết bị,
phương tiện làm
việc. Theo báo cáo
của các đơn vị sư nghiệp, kinh phí mua sắm tài sản từ nguồn quỹ phát triển hoạt động
sự nghiệp của các đơn vị trong giai đoạn 2014-2016 lần lượt là: 1.665 triệu đồng;
1.961 triệu đồng; 13.067 triệu đồng và ước thực hiện năm 2017 là 3.836 triệu đồng.
Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ cũng sử dụng một phần số phí thu
được để lại và nguồn hỗ trợ, tài trợ khác để đầu tư mua sắm trang thiết bị.
Từ đồ thị 2.5. cho thấy, cơ cấu nguồn kinh phí mua sắm tài sản chủ yếu là
NSNN. Tỷ trọng kinh phí mua sắm tài sản từ nguồn quỹ phát triển hoạt động sự
nghiệp đã tăng lên theo lộ trình tăng cường tính tự chủ của đơn vị sự nghiệp
công lập.
2.2. Thực trạng quản lý mua sắm tài sản nhà nƣớc tại Bộ Tƣ pháp
2.2.1. Hệ thống tiêu chuẩn định mức làm cơ sở quyết định mua sắm tài sản
Hệ thống tiêu chuẩn, định mức làm cơ sở quyết định mua sắm tài sản tại
Bộ Tư pháp giai đoạn 2014-2016 bao gồm gồm các quy định về tiêu chuẩn định
mức do Thủ tướng Chính phủ ban hành như:
86%
88%
90%
92%
94%
96%
98%
100%
2014 2015 2016 2017
Phí, lệ phí được để lại;
viện trợ, hỗ trợ khác
Quỹ PTHĐSN
NSNN
Đồ thị 2.5. Cơ cấu các nguồn kinh phí mua sắm tài sản
giai đoạn 2014 - 2017 tại Bộ Tƣ pháp
50
- Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2007 ban hành
Quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại
trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty nhà nước; Quyết
định số 61/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2010 về việc sửa đổi, bổ sung
một số điều của Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2007 của
Thủ tướng Chính phủ (có hiệu lực thi hành đến trước ngày 21/9/2015);
- Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 04/8/2015 quy định tiêu chuẩn,
định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự
nghiệp công lập, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước nắm
giữ 100% vốn điều lệ (có hiệu lực thi hành từ ngày 21/9/2015).
- Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg ngày 18/7/2006 về việc ban hành Quy
định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và
CBCC, VC nhà nước (có hiệu lực thi hành đến ngày 31/12/2015);
- Quyết định số 58/2015/QĐ-TTg ngày 17/11/2015 quy định tiêu chuẩn,
định mức, chế độ quản lý, sử dụng máy móc, thiết bị của cơ quan nhà nước, tổ
chức, đơn vị sự nghiệp công lập (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016);
Ngoài ra, xuất phát từ đặc thù hoạt động của Bộ Tư pháp, một số tài sản,
trang thiết bị, phương tiện đi lại cũng được xác định tiêu chuẩn, định mức riêng,
cụ thể:
- Theo quy định tại Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg, Quyết định số
32/2015/QĐ-TTg, sau khi thống nhất với Bộ Tài chính tại các văn bản: số
12407/BTC-QLCS ngày 16/9/2010, số 17234/BTC-QLCS ngày 12/12/2012,
9698/BTC-QLCS ngày 16/7/2015, số 4578/BTC-QLCS ngày 06/4/2016, số
5038/BTC-QLCS ngày 13/4/2016 và số 13192/BTC-QLCS ngày 20/9/2016, Bộ
Tư pháp đã ban hành Quyết định số 2501/QĐ-BTP ngày 29/11/2016 ban hành
quy định tiêu chuẩn, định mức xe ô tô chuyên dùng tại các cơ quan hành chính,
đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp.
- Đối với một số tài sản đặc thù khác, để phù hợp với điều kiện của Bộ Tư
pháp, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Bộ Tài chính thống nhất, trình Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt định mức trang bị cụ thể trong các đề án mua sắm trang thiết bị,
51
phương tiện làm việc của cơ quan THADS như: xe máy cho Chi cục THADS cấp
huyện; kệ giá tài liệu lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ THADS; đơn giá đặc thù cho máy vi
tính, máy photocopy cho cơ quan THADS. Tuy nhiên, các định mức này chưa được
cụ thể hóa bằng văn bản của Bộ Tư pháp mà áp dụng trực tiếp quy định trong Đề án.
Bảng 2.5. Tổng hợp định mức trang bị tài sản chuyên dùng tại các đơn vị
thuộc Bộ Tƣ pháp
TT Đơn vị
Chủng loại
tài sản
Số lƣợng Ghi chú
A Phƣơng tiện vận tải chuyên dùng
I Xe ô tô chuyên dùng
Khối đơn vị sự nghiệp
1
Báo Pháp luật Việt
Nam
Xe ô tô dưới 12 chỗ ngồi 2
2 Đại học Luật Hà Nội
Xe ô tô từ 16 chỗ ngồi trở
lên
3
3 Học viện Tư pháp
Xe ô tô 29 chỗ ngồi 2
Xe ô tô 16 chỗ ngồi 1
4
Các Trường Trung
cấp Luật
Xe ô tô 16 chỗ ngồi 5 05 Trường trung cấp luật tại các
khu vực Xe ô tô 35-40 chỗ 5
Khối THADS
5 Tổng cục THADS
Xe ô tô 7 chỗ ngồi 4
Xe ô tô 16 chỗ ngồi 1
6 Cục THADS tỉnh
Xe ô tô 5 đến 9 chỗ ngồi 76 Từ 1 đến 3 xe/đơn vị
Xe ô tô 16 chỗ ngồi 35 35 đơn vị có số lượng án lớn
Xe ô tô bán tải chuyên
dùng
63 01 xe /đơn vị
7
Chi cục THADS cấp
huyện
Xe ô tô bán tải chuyên
dùng
484
Các TP, thị xã thủ phủ, huyện miền
núi, huyện có án lớn: 01 xe/đơn vị
II Phƣơng tiện vận tải chuyên dùng khác
1
Chi cục THADS cấp
huyện
Xe máy 1.069
(huyện miền núi: 2 chiếc/đơn vị;
huyện còn lại: 01 chiếc/đơn vị)
2
Chi cục THADS cấp
huyện
Xuồng máy 26
Một số huyện khu vực đồng bằng
sông cửu long
B Tài sản chuyên dùng khác
1 Cơ quan THADS Loa pin cầm tay 773
2 Cơ quan THADS Máy ghi âm 773
3 Cơ quan THADS Máy ảnh 773
4 Cơ quan THADS Gậy điện 999
5
Cơ quan THADS
Máy quay camera, tivi,
đầu video
480
Cục THADS tỉnh, một số chi cục
THADS có án lớn
6 Cơ quan THADS Máy phát điện 252
Cục THADS tỉnh và một số chi cục
THADS khu vực khó khăn hay mất
điện
(Nguồn: Quyết định số 2501/QĐ-BTP và Quyết định số 77/QĐ-TTg)
52
2.2.2. Phân cấp quyết định mua sắm tài sản tại Bộ Tư pháp
Việc phân cấp mua sắm tài sản tại Bộ Tư pháp được thực hiện theo quy
định tại Thông tư số 03/2011/TT-BTP và Thông tư số 16/2011/TT-BTP, theo đó:
- Bộ trưởng quyết định mua sắm: tài sản là trụ sở làm việc, tài sản khác
gắn liền với đất, xe ô tô; tài sản có giá trị từ trên 500 triệu đồng/đơn vị tài sản;
Phê duyệt kế hoạch mua sắm tập trung, mua sắm tài sản theo Đề án được Chính
phủ phê duyệt, các dự án chiến lược mang tính tổng thể toàn ngành, có liên quan
đến hoạt động của nhiều đơn vị trong ngành.
- Bộ trưởng ủy quyền:
+ Thứ trưởng phụ trách các lĩnh vực quyết định mua sắm đối với các tài
sản (trừ trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất, xe ô tô) có giá trị từ hai
trăm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng/đơn vị tài sản; Thứ trưởng phụ trách
lĩnh vực THADS quyết định mua sắm đối với các tài sản (trừ trụ sở làm việc và
tài sản khác gắn liền với đất, xe ô tô) có giá trị từ ba trăm triệu đồng đến năm
trăm triệu đồng/đơn vị tài sản;
+ Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính quyết định mua sắm đối với tài sản
(trừ trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất, xe ô tô) có giá trị từ một
trăm triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng/đơn vị tài sản.
- Bộ trưởng phân cấp
+ Tổng cục trưởng Tổng cục THADS quyết định mua sắm tài sản có giá
trị từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng/đơn vị tài sản từ nguồn kinh phí
hoạt động thường xuyên và các nguồn kinh phí khác theo đúng tiêu chuẩn, định
mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
+ Thủ trưởng đơn vị dự toán cấp II, cấp III thuộc Bộ quyết định mua sắm
đối với tài sản (trừ trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất, xe ô tô) có giá
trị dưới một trăm triệu đồng/đơn vị tài sản của đơn vị mình và các đơn vị dự toán
trực thuộc theo dự toán ngân sách được giao.
+ Chánh văn phòng Tổng cục THADS, Cục trưởng Cục THADS, Chi cục
trưởng Chi cục THADS quyết định mua sắm tài sản có giá trị dưới một trăm
53
triệu đồng/đơn vị tài sản từ nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên và các
nguồn kinh phí khác.
+ Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động
được quyết định mua sắm tài sản (trừ trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với
đất, xe ô tô) từ nguồn Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp phù hợp với tiêu
chuẩn, định mức, chế độ theo quy định của pháp luật. Thủ trưởng đơn vị sự
nghiệp công lập tự đảm bảo chi phí hoạt động được quyết định mua sắm tài sản
(trừ trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất) từ nguồn Quỹ phát triển hoạt
động sự nghiệp và nguồn vốn huy động phù hợp với tiêu chuẩn, định mức, chế
độ theo quy định của pháp luật.
2.2.3. Các phương thức mua sắm tài sản tại Bộ Tư pháp
2.2.3.1. Mua sắm tài sản theo phương thức phân tán
Mua sắm phân tán là hình thức mua sắm được thực hiện phổ biến tại Bộ
Tư pháp hiện nay, với 808 đơn vị dự toán thì cả 808 đơn vị đều được tổ chức
mua sắm tài sản trang cấp cho đơn vị mình. Trong 02 năm 2014, 2015 việc mua
sắm tài sản tại Bộ Tư pháp đều được thực hiện theo phương thức phân tán.
Mua sắm theo hình thức phân tán có nhiều điểm phù hợp với đặc thù của
Bộ Tư pháp như:
- Phần lớn tài sản được tổ chức mua sắm có giá trị nhỏ (dưới 90 triệu
đồng/đơn vị tài sản), số lượng tài sản mua sắm của mỗi đơn vị hàng năm ít (một
Chi cục THADS cấp huyện mỗi năm trung bình chỉ tổ chức mua sắm 2 đến 3 bộ
máy vi tính, 01 máy in) nên việc mua sắm phân tán sẽ thuận lợi cho đơn vị (có
thể mua theo hình thức chỉ định thầu hoặc chào hàng cạnh tranh, ít phải tổ chức
đấu thầu rộng rãi).
- Việc bàn giao tài sản, bảo hành, bảo trì do nhà cung cấp có mặt tại địa
phương thực hiện nên cũng thuận lợi cho đơn vị.
- Đơn vị dự toán chủ động trong việc mua săm tài sản trong phạm vi dự toán
được giao, nguồn thu phí được để lại theo chế độ hoặc nguồn quỹ phát triển hoạt
động sự nghiệp. Khi phát sinh nhu cầu mua sắm đặc biệt là tài sản trang cấp cho công
chức, viên chức đơn vị có thể thực hiện được ngay để đáp ứng yêu cầu công việc.
54
Bảng 2.6. Tổng hợp kết quả lựa chọn nhà thầu theo hình thức phân tán
TT Nội dung Đơn vị tính
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
1
Số gói thầu mua sắm
hàng hóa, tài sản
Gói 1.343 619 518
2 Tổng giá gói thầu Triệu đồng 119.180 102.963 102.651
3 Tổng giá trúng thầu Triệu đồng 118.465 102.556 101.618
4 Chênh lệch Triệu đồng 715 407 1.033
5 Tỷ lệ tiết kiệm % 0.60% 0.40% 1.01%
(Nguồn: báo cáo đấu thầu năm 2014, 2015, 2016 của Bộ Tư pháp)
Tuy nhiên, việc mua sắm phân tán cũng có nhiều nhược điểm như: có quá
nhiều gói thầu: Năm 2014, có 1.343 gói thầu mua sắm tài sản với tổng giá gói
thầu 119.180 triệu đồng, năm 2015 có 619 gói thầu với tổng giá gói thầu:
102.963 triệu đồng; năm 2016 có 518 gói thầu với tổng giá gói thầu: 102.651
triệu đồng nên chi phí tổ chức đấu thầu rất lớn, trong khi hiệu quả mang lại
không đáng kể (năm 2014 chỉ tiết kiệm 0,6%, năm 2015 chỉ tiết kiệm 0,4%; năm
2016 tiết kiệm được 1,01%).
Do giá gói thầu thấp, nên không thu hút được nhà thầu có năng lực, kinh
nghiệm. Chất lượng tài sản không đồng đều, nhiều tài sản chất lượng thấp làm tăng
chi phí sửa chữa, trong quá trình sử dụng. Nhiều tài sản bị hư hỏng phải thanh lý
trước thời hạn theo quy định. Trong điều kiện ứng dụng CNTT đòi hỏi phải đầu tư
0
20000
40000
60000
80000
100000
120000
2014 2015 2016
715 407 1033
Giá gói thầu
Giá trúng thầu
Tiền tiết kiệm
Đồ thị 2.6. Biểu so sánh tỷ lệ tiết kiệm qua đấu thầu theo hình thức phân tán
55
trang thiết bị đồng bộ mới có thể cài đặt để sử dụng các phân mềm nghiệp vụ thống
nhất trong toàn ngành thì việc mua sắm phân tán khó đáp ứng được yêu cầu này.
2.2.3.2. Mua sắm tài sản theo phương thức tập trung
Từ năm 2008, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
179/2007/QĐ-TTg ngày 26/11/2007 về Quy chế tổ chức mua sắm tài sản, hàng hóa
từ NSNN theo phương thức tập trung, Bộ Tư pháp là một trong 06 Bộ, cơ quan
trung ương và 07 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thí điểm tổ chức mua sắm
tập trung. Trong giai đoạn thí điểm, việc mua sắm tập trung chủ yếu thực hiện đối
với một số tài sản trang bị đồng bộ hoặc trang bị lần đầu cho các cơ quan THADS
địa phương theo định mức đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại các Đề án
đầu tư trang thiết bị, phương tiện làm việc theo từng giai đoạn. Việc mua sắm tập
trung được Bộ giao cho Cục Thi hành án dân sự (nay là Tổng cục THADS) thực
hiện và bàn giao tài sản cho đơn vị sử dụng. Đối với các đơn vị dự toán khác thuộc
Bộ, việc trang bị tài sản hàng năm chủ yếu là tài sản thay thế, bổ sung cho biên chế
mới, lãnh đạo mới được bổ nhiệm, số lượng không nhiều, tiêu chuẩn định mức thực
hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ nên Bộ chưa tổ chức mua sắm tập
trung mà giao cho đơn vị tự thực hiện mua sắm.
Về danh mục tài sản mua sắm theo phương thức tập trung. Trong thời gian
đầu thực hiện thí điểm, việc mua sắm tập trung thực hiện đối với các loại tài sản
như: xe máy, máy photocopy, máy vi tính, máy in (năm 2008), nhưng khi tổ
chức đấu thầu đối với 02 gói thầu mua sắm máy vi tính và máy in thì không có
nhà thầu nào đáp ứng được yêu cầu nên phải hủy thầu và giao kinh phí lại cho
các đơn vị tự thực hiện mua sắm.
Từ năm 2009, Bộ Tư pháp chỉ thực hiện việc mua sắm tập trung đối với các
tài sản có tính đặc thù, cần trang bị để đảm bảo tính đồng bộ như: xe ô tô chuyên
dùng, công cụ, phương tiện hỗ trợ THADS như loa pin cầm tay, gậy điện. Đối với
một số tài sản, hàng hóa phổ biến trên thị trường có nhiều nhà cung cấp trên địa bàn
như máy vi tính, máy in, máy photocopy, Bộ giao cho các đơn vị tự thực hiện nhằm
tạo thuận lợi trong việc giao nhận hàng hóa, bảo hành, bảo trì sản phẩm.
Kết quả, trong giai đoạn thí điểm, Bộ Tư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_mua_sam_tai_san_nha_nuoc_tai_bo_tu_phap.pdf