CHƯƠNG I.10
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP XÃ 10
1.1. Ngân sách nhà nước cấp xã.10
1.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nước cấp xã.10
1.1.2. Đặc điểm của ngân sách nhà nước cấp xã.12
1.1.3. Vai trò của ngân sách nhà nước cấp xã đối với sự phát triển kinh tế -
xã hội địa phương .13
1.2. Quản lý ngân sách nhà nước cấp xã .19
1.2.1. Khái niệm quản lý ngân sách nhà nước cấp xã .19
1.2.2. Mục tiêu của quản lý ngân sách nhà nước cấp xã.20
1.2.3. Nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước cấp xã.21
1.2.4. Bộ máy quản lý ngân sách nhà nước cấp xã.22
1.2.5. Nội dung quản lý ngân sách nhà nước cấp xã.24
CHƯƠNG II .37
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CÁC PHƯỜNG
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ .37
2.1. Giới thiệu về quận Tây Hồ.37
2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng.37
2.1.2. Tổ chức hành chính, đặc điểm dân cư.38
2.1.3. Điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội.38
2.1.4. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội.39
2.2. Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn quận Tây Hồ giai đoạn
2015 - 2020 .40
2.2.1. Nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách các phường trên địa bàn
quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.53
113 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 436 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý ngân sách nhà nước ở các phường trên địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trực thuộc; quyết định giao nhiệm vụ
chi cho ngân sách các phường; quy định nguyên tắc bố trí và chỉ đạo thực
hiện dự toán ngân sách thành phố đối với một số lĩnh vực chi được HĐND
quyết định.
Bảng 2.6: Cân đối thu, chi ngân sách các phường trên địa bàn
quận Tây Hồ giai đoạn 2016-2018
Năm
Tổng thu
(tỷ đồng)
Tổng chi
(tỷ đồng)
Chênh lệch thu - chi
(tỷ đồng)
Tỷ lệ thu/chi
(%)
2016 485,2 350,3 134,9 138,5
2017 734 701,2 32,8 104,7
2018 984,5 675,6 308,9 145,7
Nguồn: Báo cáo Quyết toán NS của Phòng TC-KH Quận
Công tác cân đối thu, chi ngân sách các phường trên địa bàn quận Tây
Hồ giai đoạn 2016 - 2018 được thực hiện khá tốt. Thu luôn lớn hơn chi. Năm
2017 là năm có chi ngân sách vượt kế hoạch lớn nhất nhưng vẫn không bị
vượt quá thu. Đây cũng là một trong những thành công của những người quản
lý ngân sách các phường ở Tây Hồ.
2.2.3. Bộ máy quản lý ngân sách nhà nước phường trên địa bàn quận Tây
Hồ, thành phố Hà Nội
Cơ cấu bộ máy quản lý ngân sách nhà nước các phường
Hiện nay trên toàn quận Tây Hồ có 13 phòng chuyên môn quản lý nhà
nước thuộc Ủy ban nhân dân quận, 64 đơn vị sự nghiệp (9 đơn vị phòng, ban;
51
55 trường học), 8 phường thuộc Quận quản lý và thụ hưởng từ ngân sách
Quận; trong đó: có 180 cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý ngân sách, chia ra:
quận 28 người; phường 42 người (08 Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, công
chức tài chính kế toán 34); Trường học 110 (Hiệu trưởng 55, kế toán 55).
Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ngân sách
các phường quận Tây Hồ
Nguồn: Tổng hợp thông tin từ UBND các phường thuộc quận Tây Hồ
Việc quản lý ngân sách các phường được thực hiện một cách thống
nhất từ trên xuống. 100% các phường đã có Ban Tài chính để thực hiện chức
năng quản lý tài chính và ngân sách trên địa bàn. Ban Tài chính phường gồm
3 - 5 người (01 trưởng ban thường là chủ tịch Ủy ban nhân dân, 01 - 02 kế
toán, 01 thủ quỹ). Ban Tài chính phường có nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân
phường xây dựng và thực hiện dự toán thu, chi ngân sách phường hàng năm,
lập báo cáo ngân sách hàng tháng, hàng quý, quyết toán ngân sách hàng năm,
tổ chức quản lý tài chính trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Trưởng
Ban Tài chính là Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường đồng thời là chủ tài khoản
ngân sách phường.
Hội đồng nhân dân
UBND, Ban Tài chính
Chủ tài khoản
(Chủ tịch UBND)
Kế toán Thủ quỹ
52
Trình độ của cán bộ quản lý ngân sách các phường
Theo thống kê của Phòng Tài chính - Kế hoạch quận Tây Hồ tính đến
thời điểm hiện nay, nhiều cán bộ làm công tác quản lý ngân sách tại các
phòng, ban, ngành, đơn vị, phường có trình độ Đại học. Cụ thể: 77% Đại học,
còn lại 23% Trung cấp.
Đội ngũ cán bộ làm công tác Quản lý ngân sách các phường cơ bản
nhận thức được đầy đủ về trách nhiệm và quyền hạn của mình trong việc quản
lý, điều hành ngân sách theo luật Ngân sách nhà nước. Số cán bộ Quản lý
ngân sách các phường có trình độ trung cấp, có thời gian công tác trong ngành
phần lớn dưới 5 năm nên còn thiếu kinh nghiệm, chưa chủ động trong công
tác tham mưu cho chính quyền địa phương nuôi dưỡng, phát triển và khai thác
nguồn thu cũng như huy động đóng góp của nhân dân.
Kết quả đánh giá chất lượng cán bộ quản lý ngân sách các phường trên
địa bàn quận năm 2018 như sau:
Bảng 2.7: Đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách quận Tây Hồ năm 2018
Đơn vị tính: người
T
T
Đơn vị
Tổng
số
Trình độ CM Năm công tác
Đại
học
Trung
cấp
Dưới
3
năm
Từ 3
- 5
năm
Trên
5
năm
1 Phòng TC - KH 15 13 02 02 03 10
2 Đơn vị dự toán ngân sách 13 12 01 3 2 8
3 8 phường 42 33 9 12 14 16
4 Trường học 110 55 55 30 65 15
Tổng số 180 113 67 47 84 49
Nguồn:Báo cáo đánh giá chất lượng công chức năm 2018 Phòng Nội vụ quận
Hiện nay trên toàn quận có 180 cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý ngân
sách, 113 người có trình độ Đại học/Cao đẳng, 67 người có trình độ Trung
cấp. Đội ngũ cán bộ làm công tác QLNS nhận thức được đầy đủ về trách
nhiệm và quyền hạn của mình trong việc QLNS. Số cán bộ làm công tác quản
53
lý ngân sách có trình độ Đại học và có thời gian công tác từ 5 năm trở lên đã
phát huy tốt kinh nghiệm trong công tác, luôn thực hiện tốt nhiệm vụ được
giao, đã chủ động tham mưu, điều hành quản lý ngân sách theo dự toán, đúng
luật. Số cán bộ QLNS có trình độ Trung cấp và có thời gian công tác dưới 5
năm còn thiếu kinh nghiệm, còn chưa chủ động trong công tác tham mưu cho
chính quyền địa phương nuôi dưỡng, phát triển và khai thác nguồn thu cũng
như huy động đóng góp của nhân dân.
2.2.4. Thực trạng quản lý ngân sách nhà nước các phường trên địa bàn
quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
Nhìn chung, ngân sách các phường trên địa bàn quận Tây Hồ trong
những năm gần đây đã có những chuyển biến hết sức tích cực cả về thu, chi,
cân đối lẫn quản lý ngân sách. Để tìm hiểu rõ hơn điều này, luận văn sẽ đi sâu
vào phân tích các nội dung của công tác quản lý NSNN tại các phường trên
địa bàn quận:
2.2.4.1. Thực trạng lập dự toán ngân sách nhà nước các phường
Hiện nay, các phường trên địa bàn quận Tây Hồ cũng như các
xã/phường khác trên địa bàn cả nước đều căn cứ thực hiện công tác quản lý
ngân sách dựa trên các yếu tố:
a) Các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an
ninh và trật tự an toàn xã hội của phường;
b) Chính sách, chế độ thu ngân sách nhà nước, cơ chế phân cấp nguồn
thu, nhiệm vụ chi ngân sách phường và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn
thu do Hội đồng nhân dân do Thành phố quy định;
c) Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cấp có thẩm quyền
ban hành;
d) Số kiểm tra về dự toán ngân sách phường do Ủy ban nhân dân quận
thông báo;
54
đ) Tình hình thực hiện dự toán ngân sách phường năm hiện hành và
năm trước;
e) Báo cáo dự toán ngân sách của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân
sách phường.
Từ những căn cứ trên, các phường trên địa bàn quận lập dự toán ngân sách
theo trình tự sau:
Hình 2.4: Lưu đồ lập dự toán NSNN phường trên địa bàn quận Tây Hồ
Nguồn: UBND quận Tây Hồ
Bước Trách nhiệm Trình tự công việc
1
- Bộ phận tài
chính, kế toán
- Cơ quan thuế
hoặc đội thu thuế
2
Các đơn vị, tổ chức
thuộc Ủy ban nhân
dân phường
3
Bộ phận tài chính,
kế toán phường
4 UBND phường
5
Thường trực Hội
đồng nhân dân xã
6
UBND quận và
Phòng Tài chính -
Kế hoạch quận
7 UBND phường
8 HĐND phường
9
- UBND quận,
Phòng Tài chính -
Kế hoạch quận và
KBNN
lập dự toán chi của đơn vị,
tổ chức mình
Tính toán các khoản
thu NSNN trên địa bàn
lập dự toán thu, chi và cân đối ngân sách
Phê duyệt ra QĐ
dự toán thu, chi và cân đối ngân sách
dự toán thu, chi và cân đối ngân sách
Hoàn chỉnh DT thu NSNN trên địa bàn quản lý;
DT thu, chi NS và phương án phân bổ NS
Tổ chức thực hiện
DT thu NSNN trên địa bàn quản lý;
DT thu, chi NS và phương án phân bổ NS
Quyết định
55
Cụ thể:
(1) Bộ phận tài chính, kế toán xã phối hợp với cơ quan thuế hoặc đội
thu thuế phường tính toán các khoản thu ngân sách nhà nước trên địa bàn
(trong phạm vi phân cấp cho xã quản lý);
(2) Các đơn vị, tổ chức thuộc Ủy ban nhân dân phường căn cứ vào
chức năng nhiệm vụ được giao và chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi lập dự
toán chi của đơn vị, tổ chức mình;
(3) Bộ phận tài chính, kế toán xã lập dự toán thu, chi và cân đối ngân
sách phường trình Ủy ban nhân dân phường báo cáo Thường trực Hội đồng
nhân dân phường xem xét, cho ý kiến trước khi gửi Ủy ban nhân dân quận và
Phòng Tài chính - Kế hoạch quận tổng hợp. Thời gian báo cáo dự toán ngân
sách phường do Ủy ban nhân dân thành phố quy định;
(4) Đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, Phòng Tài chính - Kế
hoạch quận làm việc với Ủy ban nhân dân phường về cân đối thu, chi ngân
sách phường thời kỳ ổn định mới theo khả năng bố trí cân đối chung của ngân
sách địa phương. Đối với các năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định ngân sách,
Phòng Tài chính - Kế hoạch quận chỉ tổ chức làm việc với Ủy ban nhân dân
phường về dự toán ngân sách khi có đề nghị của Ủy ban nhân dân phường;
(5) Quyết định dự toán ngân sách phường: Sau khi nhận được quyết
định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách của Ủy ban nhân dân quận, Ủy ban
nhân dân phường hoàn chỉnh dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn
được giao quản lý; dự toán thu, chi ngân sách phường và phương án phân bổ
ngân sách phường báo cáo Ban Kinh tế - Xã hội xã thẩm tra, Thường trực Hội
đồng nhân dân phường xem xét, cho ý kiến, trình Hội đồng nhân dân phường
quyết định theo thời hạn do Ủy ban nhân dân thành phố quy định. Sau khi dự
toán ngân sách phường được Hội đồng nhân dân phường quyết định, Ủy ban
56
nhân dân phường báo cáo Ủy ban nhân dân quận, Phòng Tài chính - Kế hoạch
quận và cơ quan Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để tổ chức thực hiện;
(6) Phòng Tài chính - Kế hoạch quận có trách nhiệm thẩm định dự
toán ngân sách phường, trường hợp có sai sót phải báo cáo Ủy ban nhân dân
quận yêu cầu Hội đồng nhân dân phường điều chỉnh dự toán theo đúng quy
định, đồng thời gửi Kho bạc Nhà nước cùng cấp làm căn cứ để thực hiện dự
toán theo quy định.
Ngân sách phường được bố trí mức dự phòng ngân sách hàng năm
tương ứng từ 2% đến 4% tổng dự toán chi để đảm bảo các nhiệm vụ phòng,
chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu đói; nhiệm vụ
quan trọng về trật tự an toàn xã hội và nhiệm vụ cần thiết khác thuộc nhiệm
vụ chi của ngân sách phường mà chưa được dự toán, Ủy ban nhân dân
phường quyết định sử dụng dự phòng ngân sách phường, kết thúc mỗi quý
báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân phường và báo cáo Hội đồng nhân
dân phường tại kỳ họp gần nhất.
Điều chỉnh dự toán ngân sách phường trong các trường hợp có yêu
cầu của Ủy ban nhân dân cấp trên để đảm bảo phù hợp với định hướng chung
hoặc có biến động lớn về nguồn thu và nhiệm vụ chi.
Ủy ban nhân dân phường tiến hành lập dự toán điều chỉnh báo cáo
Ban Kinh tế- Xã hội phường, Thường trực Hội đồng nhân dân phường xem
xét, cho ý kiến trước khi trình Hội đồng nhân dân phường quyết định và báo
cáo Ủy ban nhân dân quận.
Phương pháp lập dự toán ngân sách phường trên địa bàn quận Tây Hồ
giống như các địa phương khác trong cả nước đó là phương pháp lập dự toán
ngân sách theo đầu ra.
- Phương pháp lập dự toán thu: Lập dự toán thu là căn cứ quan trọng để
phòng Tài chính quận cấp bổ sung cân đối ngân sách cho các phường. Hiện
57
nay, các phường trên địa bàn quận đang áp dụng “Phương pháp tỷ lệ tiến độ
thu” để lập dự toán thu: căn cứ vào số đã thu được trong thời kỳ trước để lập
ra tỷ lệ cho tiến độ thu trong thời kỳ tới; căn cứ vào chỉ tiêu, kế hoạch của cấp
trên giao để có được số thu hợp lý nhất; căn cứ vào phân tích, đánh giá của
công chức tài chính - kế toán làm công tác lập dự toán, có sự thu thập thông
tin từ bên trong và bên ngoài để có cái nhìn toàn diện về số thu của phường.
- Phương pháp lập dự toán chi: Dựa trên cơ sở các ưu tiên của quận, các
phường xác định nhiệm vụ, mục tiêu đầu ra, hoạt động và đầu vào của ngân
sách phường sao cho đảm bảo rằng nguồn lực mà đơn vị được thụ hưởng sẽ
được sử dụng để phục vụ cho các hoạt động của phường. Ngân sách các
phường được lập dựa trên kế hoạch thực hiện các hoạt động trong 5 năm.
Cuối cùng là sự thống nhất về trách nhiệm thực hiện các hoạt động trong đơn
vị thụ hưởng ngân sách phường.
Theo báo cáo của quận Tây Hồ chỉ có 60% cán bộ kế toán các phường
là rất hiểu biết về công tác lập dự toán ngân sách phường, 22% là biết, còn lại
là biết một chút; chỉ có khoảng 78% số cán bộ kế toán là hiểu biết đầy đủ và
chính sách thế nào là NSNN cấp phường và vai trò của nó. Đa số các cán bộ
tài chính, kế toán ở các phường trên địa bàn quận đều đồng ý lập dự toán ngân
sách phường là quan trọng nhưng lại chưa đưa ra được giải thích vì sao.
Những hiểu biết về căn cứ lập dự toán nói chung, lập dự toán thu - chi của các
cán bộ tài chính cũng chưa được đầy đủ. Có khoảng 30% cho rằng căn cứ lập
dự toán là dựa vào số được giao của cấp trên, họ ít quan tâm tới tình hình thực
tế của đơn vị mình. Hơn 50% cho rằng lập dự toán thu càng ít càng tốt, lập dự
toán chi càng nhiều càng tốt. Chính những điều này dẫn tới việc ngân sách
các phường thời gian qua chưa đáp ứng đúng nhu cầu thực tế và mang tính
chủ quan của người làm công tác quản lý ngân sách phường.
58
Bảng 2.8: Tổng dự toán thu ngân sách các phường trên địa bàn
quận Tây Hồ giai đoạn 2016 - 2018
Đơn vị: tỷ đồng
T
T
Nội dung
Dự toán
thu năm
2016
Dự toán
thu năm
2017
Dự toán
thu năm
2018
* Tổng số thu ngân sách 96,233 225,326 219,195
A Thu ngân sách phường đã qua KBNN 58,375 72,076 106,827
I Các khoản thu 100% 49,452 51,500 52,000
1 Lệ phí 9.400 9,800 9,900
2 Thu từ quỹ đất công ích và đất công 19,000 19,800 19,800
3 Thu từ hoạt động kinh tế và sự nghiệp 5,000 5,500 5,500
4 Đóng góp của nhân dân theo quy định 0 0 0
5
Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước
0 0 0
6 Thu kết dư ngân sách năm trước 0 0 0
7 Thu đền bù đất nông nghiệp 0 0 0
8 Thu khác 16,052 16,400 16,800
II Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % 8,905 20,571 54,827
Các khoản thu phân chia 8,905 9,850 41,200
1 Thuế thu nhập cá nhân 2,500 3,000 3,200
2 Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 4,600 4,750 4,800
3
Thuế môn bài, giá trị gia tăng, thu nhập
doanh nghiệp, Tiêu thụ đặc biệt thu từ cá
nhân, hộ kinh doanh
500 550 600
4 Thuế sử dụng đất NN thu từ hộ gia đình 0 0 0
5 Lệ phí trước bạ nhà, đất 1,305 1,550 1,600
6 Thu tiền sử dụng đất 31,000
Các khoản thu phân chia khác do thành
phố quy định
10,721 13,627
III Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 37,876 153,25 112,368
1
Thu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp
trên
37,876 37,876 37,876
2 Thu bổ sung có mục tiêu từ NS cấp trên 0 115,374 74,492
3 Thu bổ sung khác 0 0 0
IV
Viện trợ không hoàn lại trực tiếp cho
phường
0 0 0
B
Thu ngân sách phường chưa qua
KBNN
0 0 0
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch quận Tây Hồ
59
Theo bảng số liệu trên, tổng dự toán thu ngân sách các phường tăng
nhanh hàng năm từ hơn 96 tỷ năm 2016 lên hơn 219 tỷ năm 2018 tăng 228%.
Số thu từ nguồn bổ sung từ ngân sách cấp trên vẫn là chủ yếu. Nhìn chung,
các phường trên địa bàn quận Tây Hồ xây dựng được một quy trình lập dự
toán khá toàn diện, thể hiện ở: văn bản căn cứ thực hiện đầy đủ, phương pháp
lập dự toán khoa học, mục tiêu lập dự toán xác định rõ ràng, quy trình lập dự
toán cơ bản được đảm bảo, số liệu cụ thể, rõ ràng và đầy đủ.
Công tác lập dự toán chi NSNN cấp phường trên địa bàn quận được thể
hiện qua bảng sau đây:
Bảng 2.9: Tổng dự toán chi ngân sách các phường trên địa bàn
quận Tây Hồ giai đoạn 2016-2018
Đơn vị: tỷ đồng
T
T
Nội dung
Dự toán chi
năm 2016
Dự toán chi
năm 2017
Dự toán chi
năm 2018
Tổng chi ngân sách phường 59,856 163,584 119,673
A Chi NS phường đã qua KBNN 53,318 123,265 119,673
I Chi đầu tư phát triển 19,605 68,341 46,912
1 Chi đầu tư xây dựng cơ bản 19,605 68,341 46,912
2 Chi đầu tư phát triển khác
II Chi thường xuyên 33,713 54,924 72,761
1
Chi công tác dân quân tự vệ, an
ninh trật tự
9,200 11,000 15,800
2 Chi sự nghiệp giáo dục 500 800 850
3 Chi sự nghiệp y tế 20 25 30
4 Sự nghiệp văn hóa thông tin 1,900 2,600 2,600
5 Sự nghiệp thể dục thể thao 1,500 1,600 2,150
6 Sự nghiệp kinh tế 8,193 11,549 17,766
7 Sự nghiệp xã hội 4,100 7,800 10,550
8 Chi quản lý NN, Đảng, đoàn thể 8,300 19,550 23,015
III Dự phòng 40 55 72
B Chi NS phường chưa qua KBNN 6,538 40,319 0
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch quận Tây Hồ
Dự toán chi của các phường lập khá hợp lý, năm 2016 đang trong thời
60
gian khùng hoảng kinh tế, các phường xây dựng dự toán chi thấp hơn năm
2017, các mục chi cho đầu tư phát triển và chi thường xuyên chỉ đáp ứng đủ
nhu cầu tối thiểu với thực tế lúc bấy giờ nên tổng dự toán chi năm 2016 là
59,856 tỷ đồng chỉ bằng 36.6% so với năm 2017 là 163.584 tỷ đồng và bằng
50.01% năm 2018 là 119.673 tỷ đồng.
Qua theo dõi về công tác lập dự toán cho thấy các phường trên địa bàn
quận Tây Hồ đã thực hiện theo đúng quy trình lập dự toán. Tuy nhiên, vẫn
còn một số khoản trong dự toán thu và dự toán chi vẫn chưa hợp lý, chưa kế
hoạch hóa được tình hình thu, chi tại địa bàn nên trong quá trình điều hành
ngân sách các phường thường phải điều chỉnh, chưa kiểm soát hết được
nguồn thu. Chính điều này đã dẫn tới tình trạng: dự toán thu thường thấp và
dự toán chi thường quá cao, trong khi khả năng cân đối ngân sách của cấp
trên còn khá hạn chế. Các định mức phân bổ dự toán còn thiếu linh hoạt, do
đó, quá trình thảo luận kế hoạch ngân sách rất khó đi đến thống nhất, thường
dẫn đến sự áp đặt số liệu của cơ quan quản lý ngân sách cấp trên, không phát
huy hiệu quả sử dụng nguồn ngân sách phường, cụ thể:
- Một số phường chưa kiểm soát được hết số nguồn thu nên gây thất
thoát nguồn thu ngân sách phường.
- Đối với dự toán chi, có những khoản chưa thực hiện đúng định mức
phân bổ mà quận quy định, điều này dẫn tới bố trí nguồn lực không phù hợp
với nhiệm vụ phải thực hiện.
- Khi xây dựng dự toán vẫn còn tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự bao cấp
của ngân sách quận, chưa phát huy hết tiềm năng thu của phường.
2.2.4.2. Thực trạng chấp hành dự toán ngân sách nhà nước các phường
Sau khi dự toán ngân sách các phường được quận phê duyệt, việc thực
hiện ngân sách được triển khai. Đây là một khâu quan trọng trong quản lý
ngân sách phường, đòi hỏi phải sử dụng tổng hợp các biện pháp và được tiến
61
hành ở mọi cấp, mọi ngành, mọi lĩnh vực để huy động và sử dụng ngân sách
mang lại hiệu quả cao nhất. Việc chấp hành ngân sách phải bám sát vào dự
toán được phân bổ, phải tích cực khai thác mọi nguồn thu, xử lý nghiêm minh
các trường hợp nợ đọng thuế, giải quyết tốt mối quan hệ giữa khả năng huy
động nguồn thu và nhu cầu chi tiêu.
Căn cứ dự toán ngân sách phường và phương án phân bổ ngân sách
phường cả năm đã được Hội đồng nhân dân phường quyết định, Ủy ban nhân
dân phường quyết định phân bổ chi tiết dự toán chi ngân sách phường theo
từng bộ phận gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để nhập dự toán và làm căn
cứ kiểm soát, thanh toán các khoản chi; đồng thời gửi Phòng Tài chính - Kế
hoạch quận để báo cáo.
Chủ tịch UBND phường là chủ tài khoản thu, chi ngân sách phường.
Phường có quỹ tiền mặt tại phường để thanh toán các khoản chi có giá trị nhỏ.
Thực trạng công tác chấp hành thu ngân sách nhà nước các phường
Chủ tịch UBND phường chỉ đạo bộ phận tài chính, kế toán phường có
nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thuế đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời
theo quy định của pháp luật;
Tổ chức, đơn vị, cá nhân có nghĩa vụ nộp ngân sách, căn cứ vào thông
báo thu của UBND phường, thực hiện nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước
hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước (bằng tiền mặt hoặc chuyển
khoản) tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu hoặc
phối hợp thu. Đối với các khoản thu ngân sách do Ủy ban nhân dân phường
trực tiếp thu, thì định kỳ phải nộp vào Kho bạc Nhà nước theo quy định hoặc
làm thủ tục nộp ngân sách theo quy định. Việc kê khai, nộp thuế và các khoản
thu khác của ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý
thuế;
62
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền quyết định phải hoàn trả khoản thu
ngân sách phường, thì thủ tục và quyết định hoàn trả thực hiện theo quy định
pháp luật hiện hành;
Đối với số thu bổ sung từ ngân sách quận cho ngân sách phường:
UBND phường chủ động rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước nơi giao
dịch để đảm bảo cân đối ngân sách cấp mình; mức rút tối đa hàng tháng về
nguyên tắc không vượt quá 1/12 tổng mức bổ sung cân đối ngân sách cả năm;
riêng các tháng trong quý I, căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ chi của ngân sách
phường, mức rút dự toán có thể cao hơn, nhưng mức rút 01 tháng không vượt
quá 12% dự toán năm và đảm bảo tổng mức rút quý I không vượt quá 30% dự
toán năm. Trường hợp đặc biệt cần tăng thêm tiến độ rút dự toán, Ủy ban
nhân dân phường có văn bản đề nghị Phòng Tài chính - Kế hoạch quận xem
xét, giải quyết.
Riêng vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách quận cho ngân sách
phường (bao gồm cả bổ sung có mục tiêu ngoài dự toán giao đầu năm), căn
cứ khả năng nguồn thu và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chi, UBND quận quy
định việc rút dự toán của ngân sách phường cho phù hợp thực tế.
Công tác chấp hành thu NSNN các phường trên địa bàn quận Tây Hồ
được thực hiện theo quy trình sau:
Hình 2.6: Quy trình chấp hành thu NSNN cấp phường ở quận Tây Hồ
bộ phận
tài chính,
kế toán
phường
cơ quan
thuế
Chủ tịch
UBND
phường
Kho Bạc
Nhà nước
quận Tây
Hồ
Tập thể,
cá nhân
phải nộp
Phòng tài
chính – kế
hoạch quận
63
Trong đó:
(1) Chủ tịch UBND phường chỉ đạo bộ phận tài chính, kế toán phường
có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thuế lập thông báo thu
(2) Thông báo thu đến tập thể, cá nhân phải nộp tiền
(3) Tập thể, cá nhân phải nộp vào KBNN (trực tiếp hoặc gián tiếp)
(4) Phòng Tài chính - Kế hoạch và KBNN phối hợp trong tổ chức quản
lý thu ngân sách.
Kết quả chấp hành dự toán thu NSNN cấp phường trên địa bàn quận
Tây Hồ trong giai đoạn 2016 - 2018 được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.10: Kết quả thu ngân sách các phường trên địa bàn quận Tây Hồ
Đơn vị: tỷ đồng
T
T
Nội dung
Tổng thu
năm 2016
Tổng thu
năm 2017
Tổng thu
năm 2018
Tổng số thu ngân sách 96,591 226,892 220,335
A Thu ngân sách phường đã qua KBNN 58,715 72,832 145,241
I Các khoản thu 100% 49,915 51,500 51,600
1 Lệ phí 9,760 10,000 10,050
2 Thu từ quỹ đất công ích và đất công 19,540 19,500 19,800
3 Thu từ hoạt động kinh tế và sự nghiệp 0 0 0
4 Thu khác 20,615 22,000 21,750
II Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % 8,800 61,711 93,641
Các khoản thu phân chia 8,800 26,600 57,141
1 Thuế thu nhập cá nhân 2,550 3,550 3,900
2 Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 4,780 4,980 5,150
3 Thuế môn bài, GTGT, thu nhập DN,... 500 650 650
4 Thuế sử dụng đất NN thu từ hộ gia đình 0 0 0
5 Lệ phí trước bạ nhà, đất 970 1,870 3,520
6 Thu tiền sử dụng đất 0 15,550 43,921
Khoản thu phân chia khác do TP qđịnh 0 35,111 36,500
III Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 37,876 154,060 75,049
1 Thu bổ sung cân đối từ NS cấp trên 37,876 37,876 37,876
2 Thu bổ sung có mục tiêu từ NS cấp trên 0 116,184 37,218
3 Thu bổ sung khác 0 0 0
IV
Viện trợ không hoàn lại trực tiếp cho
phường
0 0 0
B Thu NS phường chưa qua KBNN 0 0 0
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch quận Tây Hồ
64
Theo số liệu ở trên cho thấy thu ngân sách các phường trên địa bàn
quận Tây Hồ có sự chênh lệch lớn qua các năm, năm 2016, tổng thu ngân
sách các phường là 96,591 tỷ đồng; Năm 2017, tổng thu ngân sách các
phường là 226,892 tỷ đồng, tăng 172,17% so với năm 2016; Năm 2018, tổng
thu ngân sách các phường trên địa bàn quận là 220,335 tỷ đồng, giảm 2,89%
so với năm 2017, tuy nhiên, mức thu này cũng là rất lớn so với năm 2016.
Nguyên nhân của sự gia tăng tổng thu NSNN cấp phường trên địa bàn quận
trong 02 năm 2017-2018 là do sự tăng trưởng đột biến của các khoản thu phân
chia theo tỷ lệ % và khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên mà đặc biệt là sự
gia tăng của khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên. Cụ thể, năm 2017,
khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên tăng 319,39% so với năm 2016; năm
2018, khoản thu này tại các phường cũng tăng trưởng 214,07% so với năm
2016.
Phân tích chi tiết hơn các khoản thu NSNN phường:
- Các khoản thu từ đất: Đây là khoản thu chiếm tỷ trọng khá cao so với
tổng thu ngân sách phường (trung bình 57%); gồm: thu tiền thuế sử dụng đất
nông nghiệp; thu tiền sử dụng đất; thuế nhà đất; thu tiền thuê mặt đất, mặt
nước.
+ Thu tiền sử dụng đất: Là nguồn thu từ hoạt động sử dụng đất cho dân
làm nhà ở. Đây là nguồn thu chủ yếu của quận phục vụ cho nhiệm vụ đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng địa phương, trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm
2018, số thu năm 2016 là 63,1 triệu đồng; số thu năm 2018 đạt 86,9 triệu
đồng. Như vậy, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự gia
tăng chung của thu ngân sách cấp phường trên địa bàn quận Tây Hồ trong giai
đoạn này, nguyên nhân là do đây là giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế, nền
kinh tế có sự tăng trưởng tốt trở lại, nhu cầu làm nhà ở trong dân cư tăng lên,
giá đất trên địa bàn dần ổn định và hợp lý hơn. Tính bình quân khoản thu từ
65
tiền sử dụng đất qua các năm tăng 74,7%.
- Thu bổ sung từ cấp trên: Là các khoản thu từ cấp trên bổ sung nhằm
bù đắp cân đối ngân sách phường, các khoản thu từ cấp trên bao gồm các
khoản thu cân đối ngân sách phường và các khoản thu chương trình mục tiêu
như: Xây dựng nông thôn mới, chương trình mục tiêu về giáo dục; cấp tiền
tăng lương theo lộ trình cải cách tiền lương của Chính phủ Với sự tăng
trưởng đột biến của khoản thu này như đã được phân tích ở trên đã cho t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_ngan_sach_nha_nuoc_o_cac_phuong_tren_dia_ba.pdf