Luận văn Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Eah’leo, tỉnh Đắk Lắk

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, PHỤ LỤC

MỞ ĐẦU. 1

1. Lý do chọn đề tài. 1

2. Tình hình nghiên cứu . 2

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn. 3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 4

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. 4

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn . 4

7. Kết cấu của luận văn. 5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC. 6

1.1. Lý luận về quản lý ngân sách nhà nước:. 6

1.1.1. Một số khái niệm ngân sách nhà nước. 6

1.1.2. Vai trò của quản lý ngân sách nhà nước. 7

1.1.3. Đặc điểm của quản lý ngân sách nhà nước. 9

1.2. Nguyên tắc, nội dung và những nhân tố ảnh hưởng đến QLNN nhà nước cấp huyện.10

1.2.1. Nguyên tắc của quản lý ngân sách nhà nước: .10

1.2.2 Nội dung của quản lý ngân sách nhà nước:.12

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách Nhà nước cấp huyện:.15

1.3. Kinh nghiệm quản lý ngân sách nhà nước tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh

ĐắkLăk. .17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

.20

pdf86 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 391 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Eah’leo, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế sử dụng đất nông nghiệp (%) Thuế nhà đất (%) Tiền sử dụng đất (%) Lệ phí trước bạ (%) Thuế thu nhập cá nhân (%) Thuế tài nguy ên (%) Tiền cho thuê mặt đất mặt nước (%) Thu khác NQ D (%) 1 Thị trấn EaĐrăng 20 0 50 100 100 50 100 50 20 100 0 0 2 Xã EaKhal 40 0 100 100 100 100 100 50 50 100 100 0 3 Xã EaWy 40 0 100 100 100 100 100 50 50 100 100 0 4 Xã CưMốt 50 0 100 100 100 100 100 50 50 100 100 0 5 Xã EaRal 20 0 100 100 100 100 100 50 50 100 100 0 6 Xã DlieYang 40 0 100 100 100 100 100 50 50 100 100 0 7 Xã EaSol 40 0 100 100 100 100 100 50 50 100 100 0 8 Xã EaHiao 40 0 100 100 100 100 100 50 50 100 100 0 9 Xã EaNam 40 0 100 100 100 100 100 50 50 100 100 0 10 Xã EaH'leo 40 0 100 100 100 100 100 50 50 100 0 0 11 Xã CưMung 50 0 100 100 100 100 100 100 50 100 100 0 12 Xã EaTir 50 0 100 100 100 100 100 100 50 100 100 0 Nguồn: số liệu phòng Tài chính - Kế hoạch huyện EaH’leo 35 Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan, tổ chức, đơn vị được Uỷ ban nhân dân giao dự toán ngân sách có thể đề nghị điều chỉnh dự toán ngân sách thuộc trong phạm vi tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực được giao, sau khi thống nhất với cơ quan tài chính cùng cấp. Mọi khoản thu, chi ngân sách điều thực hiện trong dự toán được giao, phân bổ và trực tiếp được kiểm soát qua Kho bạc Nhà nước huyện. UBND huyện chịu sự kiểm tra của UBND tỉnh và sự giám sát của HĐND huyện về điều hành, tổ chức thực hiện dự toán ngân sách và có trách nhiệm kiểm tra việc xây dựng và thực hiện dự toán ngân sách của UBND xã, thị trấn. Các cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm đề ra những biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ thu, chi ngân sách được giao, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham ô; chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật tài chính. Mọi tổ chức, cá nhân phải chấp hành nghĩa vụ nộp ngân sách theo đúng quy định của pháp luật; sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, có hiệu quả. + Đối với dự toán thu ngân sách: Cơ quan Tài chính, cơ quan Thuế, cơ quan Hải quan và cơ quan khác được Nhà nước giao nhiệm vụ thu ngân sách (gọi chung là cơ quan thu) được tổ chức thu ngân sách nhà nước và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: - Phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan tổ chức thu đúng pháp luật; chịu sự chỉ đạo, kiểm tra của Uỷ ban nhân dân và sự giám sát của Hội đồng nhân dân về công tác thu ngân sách tại địa phương; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp ngân sách theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật. - Tổ chức quản lý, thực hiện thu thuế và các khoản thu khác phải nộp ngân sách nhà nước do tổ chức, cá nhân nộp. - Kiểm tra, kiểm soát các nguồn thu của ngân sách nhà nước; kiểm tra việc chấp hành thu, nộp ngân sách nhà nước và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. 36 - Toàn bộ các khoản thu ngân sách phải được nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước. Trong trường hợp đặc biệt, cơ quan thu được phép tổ chức thu trực tiếp, nhưng phải nộp đầy đủ, đúng thời hạn vào Kho bạc Nhà nước theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Cơ quan thu các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp ngân sách phải nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản phải nộp vào ngân sách nhà nước. Trường hợp tổ chức, cá nhân vì nguyên nhân khách quan mà không thể nộp đúng hạn các khoản phải nộp vào ngân sách nhà nước thì phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền và chỉ được nộp chậm khi cơ quan có thẩm quyền cho phép. Nếu tổ chức, cá nhân nộp chậm mà không được phép, căn cứ vào yêu cầu của cơ quan thu, các ngân hàng và Kho bạc Nhà nước phải trích từ tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân nộp chậm để nộp ngân sách nhà nước hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho ngân sách. + Đối với dự toán chi ngân sách: căn cứ vào dự toán ngân sách nhà nước được giao và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách quyết định chi gửi Kho bạc Nhà nước. Kho bạc Nhà nước kiểm tra tính hợp pháp của các tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật và thực hiện chi ngân sách khi có đủ các điều kiện theo quy định. Các khoản chi thường xuyên theo định kỳ được bố trí kinh phí đều trong năm để chi, các khoản chi có tính chất thời vụ hoặc mua sắm lớn được bố trí trong dự toán chi quý để thực hiện. Chi đầu tư phát triển phải bảo đảm cấp đủ và đúng tiến độ thực hiện trong phạm vi dự toán được giao, đối với những dự án, nhiệm vụ chi cấp thiết được tạm ứng trước dự toán để thực hiện. Thủ trưởng các đơn vị sử dụng ngân sách chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản của nhà nước theo đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức và dự toán được giao, trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định. Người phụ trách công tác tài chính, kế toán tại các đơn vị sử dụng ngân sách có trách nhiệm thực hiện chế độ quản lý tài chính - ngân sách, chế độ kế toán nhà nước; thực hiện 37 kiểm tra thường xuyên, định kỳ nhằm phát hiện, ngăn ngừa và kiến nghị thủ trưởng đơn vị, cơ quan tài chính cùng cấp xử lý đối với những trường hợp vi phạm. Thủ trưởng cơ quan Kho bạc Nhà nước có quyền từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đủ các điều kiện quy định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Cơ quan tài chính có trách nhiệm bố trí nguồn để thực hiện kịp thời các khoản chi theo dự toán, kiểm tra việc thực hiện chi tiêu và có quyền tạm dừng các khoản chi vượt nguồn cho phép hoặc sai chính sách, chế độ, tiêu chuẩn; có quyền yêu cầu cơ quan giao dự toán điều chỉnh nhiệm vụ, dự toán chi của các đơn vị trực thuộc để bảo đảm thực hiện ngân sách theo đúng mục tiêu, tiến độ quy định. 2.3.2.3. Quyết toán ngân sách . Công tác quyết toán ngân sách thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN và các văn bản quy định của Bộ Tài chính. Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn công tác quyết toán khóa sổ thu chi ngân sách của cấp trên, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện tham mưu cho UBND huyện hướng dẫn các đơn vị dự toán khóa sổ kế toán và quyết toán thu chi ngân sách năm. Báo cáo quyết toán được thực hiện theo phương pháp tổng hợp từ dưới lên. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện tổng hợp quyết toán của các đơn vị dự toán, các xã, thị trấn vào quyết toán ngân sách huyện. Trong công tác thẩm tra nội dung quyết toán đối với ngân sách cấp xã, các đơn vị dự toán có ba cơ quan cùng tham gia và chịu trách nhiệm đối chiếu thống nhất số liệu gồm: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, Kho bạc Nhà nước huyện, Chi cục thuế huyện. Trong đó, Chi cục thuế tổng hợp quyết toán số thu thuế trên địa bàn; Kho bạc Nhà nước huyện cung cấp số liệu về thu - chi ngân sách để Chi cục thuế, Phòng Tài chính - Kế hoạch đối chiếu và xác nhận số liệu tổng hợp vào báo cáo quyết toán ngân sách. Trên cơ sở tổng hợp báo cáo quyết toán thu NSNN, chi NSĐP của phòng Tài chính - Kế hoạch, từ đó UBND huyện trình HĐND huyện ra nghị quyết phê chuẩn quyết toán thu NSNN, chi NSĐP, hai nội dung chính của nhiệm vụ quyết toán chi ngân sách là: - Quyết toán vốn đầu tư XDCB 38 Tất cả các dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN đều phải thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình ngay sau khi công trình hoàn thành bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng. Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã được thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng.Chi phí hợp pháp là chi phí thực hiện đúng với thiết kế, dự toán được duyệt, đảm bảo đúng định mức, đơn giá, chế độ tài chính kế toán, hợp đồng kinh tế kỹ thuật được ký kết và các quy định của nhà nước có liên quan. Báo cáo quyết toán vốn đầu tư phải xác định đầy đủ, chính xác tong chi phí đầu tư đã thực hiện; phân định rõ nguồn vốn đầu tư; chi phí đầu tư được phép không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư dự án; giá trị tài sản hình thành qua đầu tư dự án, đồng thời phải bảo đảm đúng nội dung,thời gian lập,thẩm tra và phê duyệt theo quy định - Quyết toán chi thường xuyên: Quyết toán chi thường xuyên được lập từ cơ sở và tổng hợp từ dưới lên theo hệ thống các cấp dự toán và các cấp ngân sách.Qua công tác quyết toán chi thường xuyên ngân sách sẽ giúp các cơ quan quản lý phân tích đánh giá quá trình chấp hành ngân sách, chấp hành các định mức nhà nước đã quy định của các đơn vị thụ hưởng ngân sách cũng như của các cấp ngân sách, nâng cao trách nhiệm của các đơn vị trong quá trình sử dụng ngân sách; làm cơ sở cho việc xây dựng cũng như điều chỉnh các định mức phân bổ ngân sách, xây dựng dự toán ngân sách cho năm sau, kết quả quyết toán thu, chi ngân sách huyện cụ thể như sau: Các tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước phải tổ chức hạch toán kế toán, báo cáo và quyết toán theo đúng chế độ kế toán của Nhà nước. Kho bạc Nhà nước tổ chức thực hiện hạch toán kế toán ngân sách nhà nước, định kỳ báo cáo việc thực hiện dự toán thu, chi ngân sách cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước hữu quan. Toàn bộ các khoản thu thuộc ngân sách các năm trước nộp trong năm sau phải hạch toán vào ngân sách năm sau. Các khoản chi ngân sách đến ngày 31 tháng 12 chưa thực hiện được hoặc chưa chi hết, nếu được cơ quan có thẩm quyền cho phép tiếp tục thực hiện trong năm sau thì được chi tiếp trong thời gian chỉnh lý quyết toán và hạch toán quyết toán vào chi ngân sách năm trước, nếu được chuyển nguồn để thực hiện thì hạch toán vào ngân sách năm sau. 39 Đối với nguồn kết dư ngân sách các cấp khác ở địa phương được chuyển vào thu ngân sách năm sau. Đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, khi kết thúc năm ngân sách, chủ đầu tư phải lập báo cáo quyết toán tình hình sử dụng vốn ngân sách trong năm; khi dự án hoàn thành, phải lập và báo cáo quyết toán công trình theo quy định của pháp luật. Số liệu quyết toán phải được đối chiếu và được Kho bạc nhà nước nơi giao dịch xác nhận và có trách nhiệm: + Kiểm tra và duyệt quyết toán thu, chi ngân sách của các đơn vị trực thuộc, chịu trách nhiệm về quyết toán đã duyệt. Lập quyết toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý gửi cơ quan tài chính cùng cấp. + Kiểm tra việc mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản của Nhà nước của các đơn vị trực thuộc. Cơ quan tài chính thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách của các cơ quan cùng cấp và quyết toán ngân sách cấp dưới, tổng hợp, lập quyết toán ngân sách địa phương trình Uỷ ban nhân dân để Uỷ ban nhân dân xem xét trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê chuẩn, báo cáo cơ quan hành chính nhà nước và sở tài chính. Trong quá trình thẩm định quyết toán, nếu phát hiện sai sót cơ quan tài chính có quyền yêu cầu cơ quan duyệt quyết toán điều chỉnh lại cho đúng, đồng thời xử lý hoặc đề nghị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Trường hợp quyết toán ngân sách địa phương có sai sót, sở tài chính có quyền yêu cầu Uỷ ban nhân dân huyện trình Hội đồng nhân dân điều chỉnh lại cho đúng, đồng thời xử lý hoặc đề nghị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Trong quá trình lập, phê duyệt, thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách phải bảo đảm các yêu cầu sau đây: - Những khoản thu không đúng quy định của pháp luật phải được hoàn trả tổ chức, cá nhân đã nộp; những khoản phải thu nhưng chưa thu phải được truy thu đầy đủ cho ngân sách nhà nước; 40 Bảng số:2.3.2.4 BẢNG QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH HUYỆN EA H’LEO TỪ NĂM 2013 – 2017 Đơn vị tính: triệu đồng STT Nội dung Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Dự toán Quyết toán So sánh (%) Dự toán Quyết toán So sánh (%) Dự toán Quyết toán So sánh (%) Dự toán Quyết toán So sánh (%) Dự toán Quyết toán So sánh (%) A QUYẾT TOÁN THU NGÂN SÁCH 402.2 424.29 106% 418.28 404.1 78% 407.642 427.576 105% 408.6 507.27 124% 461.9 565.4 124% 1 Thu NS được hưởng theo phân cấp 286.9 296 103% 295.4 153.6 52% 69.75 73.378 105% 69.75 96.687 139% 68.47 58.01 85% - Thu ngân sách huyện hưởng 100% 6.324 5.061 80% 6.324 3.968 63% 6.324 6.711 106% 6.324 9.185 145% 4.393 2.593 59% - Thu ngân sách huyện hưởng phân chia 280.54 290.941 104% 289.08 149.6 52% 63.426 66.667 105% 63.43 87.502 138% 64.077 55.41 86% 2 Thu bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh 115.3 128.29 111% 122.88 248 202% 337.892 351.76 104% 338.8 406.49 103% 389 430.8 111% - Thu bổ sung cân đối 82.643 82.643 100% 82.643 82.643 100% 281.183 281.183 100% 268.6 268.61 100% 361.46 361.5 100% - Thu bổ sung có mục tiêu 32.656 45.646 140% 40.234 165.32 411% 56.709 70.577 124% 70.2 137.87 196% 27.514 69.32 252% 3 Thu kết dư 1.576 0 20.15 4 Thu chuyển nguồn 4.486 56.42 5 Thu quản lý qua ngân sách nhà nước 2.823 2.590 2.438 2,52 QUYẾT TOÁN CHI NGÂN SÁCH 402.2 411.11 102% 418.28 404.1 97% 407.642 427.576 105% 408.6 507.27 124% 397.5 565.4 142% 1 Chi đầu tư phát triển 40.5 43.2 107% 39.3 25.139 64% 30 34.5 115% 36.16 47.509 131% 34.2 44.05 104% 2 Chi thường xuyên 339.67 361 106% 370 370.98 102% 369.642 377.642 102% 354.3 387.46 109% 356.72 412.7 129% 3 Dự phòng 7 5.981 8 7.483 6.597 4 Nguồn dùng để thực hiện ương 15 3 10.64 18.35 5 Chi chuyển nguồn ngân sách năm sau 6.914 8.981 15.434 70.724 90.23 6 Chi nộp ngân sách cấp trên 1.575 41 Qua bản số liệu trên đã cho chúng ta thấy rằng nguồn thu quan trọng và chủ yếu nhất của ngân sách huyện Ea H’leo là thuế. Thuế không chỉ chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số thu NSNN hàng năm mà còn là công cụ của nhà nước để quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc dân. Để phát huy tốt tác dụng điều tiết vĩ mô của các chính sách thuế, ở nước ta cũng như các nước khác trên thế giới, nội dung của chính sách thuế thường xuyên thay đổi cho phù hợp với diễn biến thực tế của đời sống KT-XH và phù hợp với yêu cầu của QLKT, tài chính. Các sắc thuế chủ yếu hiện đang được áp dụng ở nước ta hiện nay gồm có: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất nông nghiệp,thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế nhà,đất... Tại huyện EaH’leo thuế giá trị gia tăng đóng vai trò quan trọng nhất của nguồn thu ngân sách, cụ thể năm 2013 nguồn thu cân đối ngân sách huyện là : 286,867 Tỷ đồng, trong đó sắc thuế giá trị gia tăng chiếm 69% trên tổng nguồn thu cân đối, tuy nhiên sắc thuế này không ổn định điều đó được thể hiện qua số liệu năm 2014 khi nguồn thu cân đối ngân sách huyện giảm một cái rỏ rệt từ 296,867 tỷ đồng năm 2013 xuống còn 153,568 tỷ đồng năm 2014, trong đó đã cộng số tỉnh thu huyện hưởng là 30 tỷ đồng ( theo số liệu trên báo cáo quyết toán tài chính năm 2013, 2014 của UBND huyện Ea H’leo số thuế GTGT thu được năm 2013 là 204,255 tỷ đồng còn năm 2014 là 102,973 tỷ đồng.). Từ số liệu thu trên thì việc quản lý thu ngân sách cần phải đưa ra những nguyên tắc để quản lý tốt nguồn thu này như sau: Nguyên tắc tuân thủ pháp luật. Quy trình xây dựng các biện pháp quản lý thuế phải xuất phát từ các luật thuế, nằm trong khuôn khổ luật quy định.Nguyên tắc này cũng đòi hỏi các biện pháp quản lý thuế của Nhà nước cũng phải phù hợp với quy định chung về thuế của các tổ chức kinh tế quốc tế mà Việt Nam là thành viên, nhất là sau khi chúng ta gia nhập WTO. Nguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ, công bằng : Quy trình tổ chức và quản lý thuế được áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước cho các cơ quan thu và cho các đối tượng nộp thuế là các pháp nhân hay thể nhân. Không cho phép cơ quan thu được đặt ra bất cứ biệt lệ nào và cũng như có sự phân biệt đối xử giữa những người nộp thuế trong quá trình hành thu thuế, mọi công dân phải có nghĩa vụ vật chất với Nhà nước phù hợp với khả năng tài chính của mình. Khi xây dựng biện pháp quản lý thuế phải quán triệt nguyên tắc này nhằm động viên sức lực của toàn xã hội cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước; 42 + Nội dung quản lý thu phí, lệ phí gồm: - Phí thuộc NSNN là khoản tiền mà các tổ chức và cá nhân phải trả cho một cơ quan nhà nước khi nhận được dịch vụ do cơ quan này cung cấp. Trong hoạt động xã hội, nhiều tổ chức thuộc bộ máy công quyền cung cấp ra bên ngoài nhiều dịch vụ. Chúng cần thiết phải thu tiền của đối tượng thụ hưởng để bù đắp chi phí hoạt động. Phí chính là số tiền đó. - Lệ phí là khoản tiền mà các tổ chức và cá nhân phải nộp cho cơ quan nhà nước khi thụ hưởng dịch vụ liên quan đến quản lý hành chính do cơ quan này cung cấp. - Phí, lệ phí không phải là giá cả của dịch vụ công mà chỉ là động viên một phần thu nhập của người thụ hưởng nhằm thực hiện công bằng trong tiêu thụ dịch vụ công. - Mọi khoản phí, lệ phí đều phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Theo quy định hiện hành tại Pháp lệnh phí, lệ phí và Nghị định 57/2002/NĐ-CP của Chính phủ thì chính phủ quy định chi tiết danh mục phí, lệ phí đồng thời với việc quy định nguyên tắc xác định mức thu phí và lệ phí. Đối với một số khoản thu phí, lệ phí quan trọng, chính phủ trực tiếp quy định mức thu, chế độ thu,nộp và chế độ quản lý. Đối với những khoản còn lại, chính phủ giao hoặc phân quyền quy định mức thu, chế độ thu,nộp và chế độ quản lý cho cấp Bộ và tương đương. Căn cứ vào quy định chi tiết của Chính phủ, Bộ Tài chính quy định mức thu cụ thể đối với từng loại phí, lệ phí, hướng dẫn mức thu cho các cơ quan được phân cấp quy định mức thu. HĐND Tỉnh quyết định thu phí, lệ phí được phân cấp. Nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân tự đặt ra các loại phí, sửa đổi mức thu phí đã được cơ quan có thẩm quyền quy định, thu phí trái với quy định của pháp luật. - Đơn vị thu phí, lệ phí là cơ quan thuế và các cơ quan được pháp luật quy định. Các cơ quan này phải niêm yết công khai tại địa điểm thu về tên gọi, mức thu, phương thức thu và cơ quan quy định thu. Khi thu phải cấp chứng từ thu theo quy định của Bộ Tài chính. + Quản lý các khoản thu khác của ngân sách Nhà nước - Nhà nước tham gia trực tiếp vào các hoạt động kinh tế của Nhà nước như thu từ lợi tức góp vốn cổ phần của Nhà nước, thu hồi vốn của Nhà nước đầu tư vào các cơ sở kinh tế và tiền bán hoặc cho thuê tài nguyên công sản nhất định cho các chủ thể ở trong nước hoặc ngoài nước. Tiền bán hoặc cho thuê tài nguyên công sản quốc gia như tiền bán nhà thuộc sởhữu Nhà nước, tiền bán tài nguyên, là khoản thu của NSNN. - Ngoài các khoản thu trên, thu NSNN còn bao gồm các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước; các khoản viện trợ không hoàn 43 lại bằng tiền, hiện vật của chính phủ các nước, các tổchức và cá nhân ở nước ngoài; các khoản đóng góp tự nguyện khác theo quy định của pháp luật. Các khoản thu này phát sinh không thường xuyên và không lớn, nhưng có tính chất không hoàn trả, nên chúng có tác dụng quan trọng bổsung tăng cường thêm nguồn lực tài chính cho NSNN. - Các khoản thu khác của NSNN nói trên được thu nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước hoặc thu nộp qua cơ quan thu theo các quy định hiện hành đối với từng khoản thu. + Nội dungquản lý chi của ngân sách gồm: Theo quy định của Luật NSNN năm 2002 thì nhiệm vụ chi không được quy định cụ thể mà giao cho chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyền chủ động lớn hơn: HĐND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được phân cấp nhiệm vụ chi cho các huyện, thị xã và các xã, thị trấn trực thuộc, theo đó nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện gồm những nội dung sau: - Chi đầu tư phát triển. - Chi thường xuyên. - Chi bổ sung cho ngân sách xã. - Chi chuyển nguồn từ ngân sách huyện năm trước sang ngân sách huyện năm sau. Để quản lý được tốt các nội dung chi này thì cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau: - Cấp phát vốn đầu tư XDCB phải đảm bảo đúng mục đích và đúng kế hoạch. Đây là nguyên tắc quan trọng do nguồn vốn và phương hướng sử dụng vốn đầu tư đã được trong dự toán ngân sách hàng năm. Nguyên tắc này đòi hỏi việc cấp phát chỉ được tiến hành cho những công trình đã được ghi kế hoạch và phải có đầy đủ thủ tục XDCB theo quy định, vốn đầu tư XDCB phải được cấp phát trực tiếp cho từng công trình, từng chủ đầu tư.. - Chi thường xuyên phản ảnh quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN để thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên về quản lý KT – XH của Nhà nước. Chi thường xuyên của NSNN bao gồm các khoản chi cho các lĩnh vực: SNKT; SNGD,y tế,văn hóa, xã hội;chi bộ máy QLNN; chi ANQP, chi chuyển giao...Cùng với quá trình phát triển KT-XH các nhiệm vụ thường xuyên của nhà nước ngày càng tăng lên làm phong phú thêm nội dung chi thường xuyên của ngân sách. Chi thường xuyên có các đặc điểm cơ bản đó là: đây là những khoản chi có tính chất liên tục; là những khoản chi 44 mang tính chất tiêu dùng; phạm vi, mức độ chi thường xuyên phụ thuộc vào cơ cấu to chức của bộ máy nhà nước và quy mô cung ứng các hàng hóa công của Nhà nước. lập dự toán là khâu đầu tiên và cũng là khâu quan trọng nhất của toàn bộ chu trình ngân sách, nó quyết định chất lượng phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính. Nhiệm vụ chi ngân sách của huyện bao gồm hai nhóm chính: Chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên, điều này được thể hiện qua bảng số liệu quyết toán ngân sách huyện năm 2017. Qua bảng số liệu quyết toán thu, chi từ năm 2013 – 2017 đã cho ta thấy số chi trong các nội dung chi ngân sách ở huyện Ea H’leo chủ yếu chi cho các nội dung: Chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên mà trong đó số chi trong năm chủ yếu tập trung cho chi thường xuyên, chưa tập trung chi cho đầu tư phát triển, qua thống kê bảng quyết toán chi ngân sách huyện từ các năm 2013 -2017 số chi cho đầu tư phát triển chỉ chiếm tỷ lệ 11% trong tổng số chi, tuy nhiên trong tổng số chi 11% này thì hầu hết là từ nguồn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách tỉnh, cụ thể năm 2013 bổ sung có mục tiêu chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, chương trình xây dựng nông thôn mới là 9.5tỷ đồng, năm 2014: 7,6 tỷ đồng, năm 2015:4,2tỷ đồng, năm 2016: 6,2 tỷ đồng, năm 2017:3,4 tỷ đồng điều này cho thấy huyện Ea H’leo chưa khai thác hết nguồn thu từ thuế, phí và thu biện pháp tài chính từ nguồn thu tiền sử dụng đất để tạo nguồn chi cho phát triển kinh tế. Nội dung chi thường xuyên bao gồm: - Chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo: Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi thường xuyên. Khoản chi này gần như tăng dần qua các năm. Nhìn chung khoản chi cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo cơ bản đáp ứng được các nhiệm vụ phát sinh trong năm, có điều kiện tăng cường cơ sở vật chất cho học sinh, nâng cao đời sống cho cán bộ viên chức ngành giáo dục. - Chi sự nghiệp môi trường, chi sự nghiệp văn hóa - thông tin, chi sự nghiệp phát thanh - truyền hình, chi sự nghiệp văn hóa - thể thao và các khoản chi thường xuyên khác: Đây là các khoản chi quan trọng góp phần bảo vệ môi trường, xây dựng nếp sống văn hóa mới, nâng cao nhận thức của nhân dân, đem lại cho nhân dân những tiếp cận mới từ bên ngoài, đảm bảo thể lực trí lực, phát huy truyền thống, xây dựng bản sắc các dân tộc Tây Nguyên, bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể trên địa bàn huyện. Số chi cho các sự nghiệp này hầu như tăng dần qua các năm. 45 - Chi sự nghiệp kinh tế: Là khoản chi góp phần quan trọng trong việc phát triển sự nghiệp kinh tế của địa phương và xét trên một góc độ khác, nó còn có tác dụng nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu cho NSNN. Đó là các khoản chi cho sự nghiệp nông - lâm nghiệp, công nghiệp - thương mại - dịch vụ, địa chính, giao thông và kiến thiết thị chính, xây dựng công sở. Ngoài việc đảm bảo cho hoạt động của bộ máy của các sự nghiệp trên, khoản chi này phục vụ trực tiếp các chương trình mục tiêu nhằm phát triển kinh tế của địa phương như: chi cho công tác khuyến nông, khuyến lâm;chi phát triển hạ tầng giao thông, sửa chữa các tuyến đường giao thông của huyện, hỗ trợ đền bù giải phóng mặt bằng, hỗ trợ đảm bảo an toàn các công trình thủy lợi; chi lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, xây dựng mô hình kinh tế, chuyển đổi cây trồng vật nuôi, quy hoạch vùng chuyên canh nông sản (cà phê, cao su, hồ tiêu,), khoản chi này được thể hiện trên báo cáo quyết toán năm 2013 là 18,053 tỷ đồng và tăng dần theo mức chi thường xuyên hàng năm, năm 2017 là 37,4 tỷ đồng. - Chi bảo đảm xã hội: Khoản chi này trong các năm tăng giảm không đồng đều nhưng nhìn chung có thể đáp ứng các nhiệm vụ phát sinh như: hỗ trợ sửa chữa nhà ở cho các đối tượng người có công, kinh phí tổ chức kỷ niệm ngày thương binh liệt sỹ; Chi thực hiện chế độ quy định tại Nghị định số 67/2007/NĐ-CP và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP của Chính phủ Về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; Chi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_ngan_sach_nha_nuoc_tai_huyen_eahleo_tinh_da.pdf
Tài liệu liên quan