Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU.1
1. Tính cấp thiết của đề tài.1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn.2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn:.4
5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn.4
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu .5
7. Kết cấu của luận văn.5
Chương 1.CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP
HUYỆN.6
1.1. Lý luận ngân sách nhà nước cấp huyện.6
1.1.1. Ngân sách nhà nước .6
1.1.2. Ngân sách cấp huyện và đặc điểm của ngân sách cấp huyện.10
1.1.3. Vai trò của ngân sách cấp huyện.12
1.2. Quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện .14
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước cấp huyện .14
1.2.2. Phân cấp quản lý ngân sách cấp huyện .14
1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện.21
1.2.5. Nội dung quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện.22
1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách cấp huyện .32
124 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 373 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Quảng điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g do huyện, xã, thị trấn quản lý.
Chi sự nghiệp thị chính: bao gồm chi duy tu sửa chữa, cải tạo vỉa hè, đường
phố nội thị, điện chiếu sáng công viên tại các thị trấn của huyện.
Chi sự nghiệp kinh tế khác: bao gồm chi đo đạc, lập bản đồ và lưu trữ hồ sơ địa
chính do cấp huyện quản lý theo quy định của pháp luật và quyết định của UBND tỉnh.
- Chi sự nghiệp giáo dục của ngân sách cấp huyện, xã, thị trấn: chi hỗ trợ
hoạt động sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện, xã, thị trấn, hỗ trợ các trung tâm
giáo dục cộng đồng.
- Chi sự nghiệp đào tạo: chi hỗ trợ cán bộ, công chức huyện, xã, thị trấn,
người hoạt động không chuyên trách ở huyện, xã, thị trấn và ở thôn, xóm, tổ dân
phố đi học tập, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn theo quy định.
- Chi sự nghiệp môi trường: thu gom, vận chuyển, xử lý giảm thiểu, tái chế,
xử lý, chôn lấp chất thải; vệ sinh môi trường khu dân cư, nơi công cộng...
48
- Chi sự nghiệp y tế: chi hoạt động của y tế, dân số, gia đình, trẻ em ở huyện;
hỗ trợ cho các trạm y tế huyện, xã, thị trấn.
- Chi sự nghiệp văn hóa thông tin: kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo phong
trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và các hoạt động văn hóa thông
tin cấp huyện.
- Chi sự nghiệp phát thanh: chi phụ cấp cho cán bộ đài phát thanh xã theo
quy định của UBND tỉnh và chi công tác phát thanh, truyền thanh cấp huyện,.
- Chi sự nghiệp thể dục thể thao.
- Chi đảm bảo xã hội: bao gồm chi trợ cấp hàng tháng, mua BHYT và mai
táng phí cho cán bộ huyện nghỉ việc; chi thăm hỏi các gia đình chính sách; cứu tế xã
hội và công tác xã hội khác.
- Chi quản lý hành chính: chi hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan
ĐCSVN và các tổ chức chính trị - xã hội ở huyện, xã, thị trấn, đã bao gồm: kinh phí hoạt
động của các tổ chức cơ sở Đảng; kinh phí chi chế độ phụ cấp trách nhiệm cấp ủy;..
- Chi an ninh: đã bao gồm kinh phí chi phụ cấp, trang phục cho công an
thường trực ở huyện, bảo vệ tổ dân phố ở huyện và các hoạt động an ninh trật
tự an toàn xã hội.
- Chi quốc phòng: bao gồm các khoản chi thực hiện các nhiệm vụ về quốc
phòng, kinh phí thực hiện pháp lệnh dân quân tự vệ do ngân sách cấp huyện đảm
nhận, theo quy định của nhà nước và Quyết định của UBND tỉnh. Riêng kinh phí
trang phục cho dân quân tự vệ được để lại tỉnh và trong năm sẽ triển khai thực hiện
theo hướng dẫn thực hiện Luật dân quân tự vệ.
- Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.
2.2. Thực trạng quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Quảng Điền
2.2.1. Thực trạng lập dự toán ngân sách
a) Phương pháp lập dự toán ngân sách huyện
Việc lập dự toán ngân sách tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế hiện
nay vẫn áp dụng theo phương pháp lập dự toán truyền thống. Hàng năm, căn cứ
hướng dẫn của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Tài chính tỉnh Thừa Thiên Huế,
UBND huyện tiến hành lập dự toán ngân sách xã cho năm ngân sách tiếp theo.
49
Trên cơ sở Nghị Quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định về phân cấp
nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách huyện và tỷ lệ phân chia nguồn thu; chế độ, tiêu
chuẩn, định mức chi ngân sách do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính
và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định; tình hình thực hiện thu, chi của 6 tháng
đầu năm, ước thực hiện 6 tháng cuối năm; dự toán thu được xây dựng phù hợp với
tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương và yêu cầu nuôi dưỡng nguồn thu lâu dài;
dự toán chi bố trí đủ kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ chi theo phân cấp của Hội
đồng nhân dân tỉnh.
Dự toán thu ngân sách huyện giao theo từng chỉ tiêu cụ thể; dự toán chi ngân
sách huyện giao chỉ tiêu chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên. Trong chỉ tiêu
chi thường xuyên chỉ giao cụ thể đối với các sự nghiệp bắt buộc theo mức trung
ương giao và tỉnh giao bao gồm: chi sự nghiệp giáo dục; sự nghiệp đào tạo; sự
nghiệp môi trường và chi đảm bảo xã hội. Các chỉ tiêu chi khác do huyện Quảng
Điền quyết định phù hợp với tình hình thực tế địa phương.
b) Quy trình lập dự toán ngân sách
- Bước 1: Hướng dẫn lập dự toán (thực hiện xong trước ngày 30/6 năm
báo cáo):
+ Vào đầu tháng 5 của năm báo cáo, UBND huyện ban hành văn bản chỉ
đạo và hướng dẫn các ban, ngành, đoàn thể lập dự toán thu, chi của đơn vị tổ chức
mình (bao gồm: nguồn ngân sách cấp huyện và nguồn thu, chi các hoạt động tài
chính (nếu có);
+ Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện thu thập số liệu, phối hợp với Đội thuế tính
toán các khoản thu ngân sách nhà nước dự kiến phát sinh trên địa bàn huyện, thuộc
nhiệm vụ thu đã phân cấp cho huyện Quảng Điền. Chuẩn bị số liệu về thu ngân sách cấp
huyện và các nguồn tài chính trên địa bàn để phục vụ cho công tác xây dựng dự toán;
- Bước 2: Lập, tổng hợp dự toán, thông qua thường trực HĐND và thảo luận
với Phòng Tài chính - Kế hoạch (thực hiện xong trước ngày 15/7 năm báo cáo):
+ Các ban, ngành, đoàn thể lập dự toán của đơn vị mình và phối kết hợp với
Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện thảo luận dự toán xong trước ngày 03/7;
50
+ Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện lập và tổng hợp dự toán ngân sách,
nguồn lực tài chính của huyện báo cáo UBND huyện, trình thường trực HĐND xem
xét, hoàn chỉnh dự toán trước ngày 10/7;
+ Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện tổ chức thảo luận dự toán với các xã,
sau khi thống nhất chỉnh sửa, xong trước ngày 15/7 (Chỉ thực hiện bắt buộc đối với
năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách, các năm tiếp theo nếu xã có nhu cầu phải
đăng ký thảo luận với Phòng Tài chính – Kế hoạch);
- Bước 3: Quyết định và giao dự toán (thực hiện trước ngày 31/12 năm báo cáo):
+ UBND huyện quyết định dự toán ngân sách chính thức cho huyện trước
ngày 20/12.
+ UBND huyện hoàn chỉnh dự toán và phương án phân bổ ngân sách cấp
huyện gửi đại biểu HĐND huyện trước kỳ họp HĐND huyện ít nhất là 3 ngày,
HĐND huyện quyết định dự toán và phương án phân bổ dự toán trước ngày 30/12.
+ UBND huyện quyết định giao dự toán cho các ban, ngành, đoàn thể và
đồng gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch, Kho bạc Nhà nước huyện ngày 31/12;
- Bước 4: Điều chỉnh dự toán (nếu có):
+ Trường hợp có biến động lớn về nguồn thu và nhiệm vụ chi, UBND huyện tiến
hành lập dự toán điều chỉnh trình HĐND huyện quyết định và báo cáo UBND huyện.
- Bước 5: Công khai dự toán:
Bảng 2.1: Tình hình xây dựng dự toán thu NSNN huyện Quảng Điền giai đoạn
2012-2015
Đơn vị tính: triệu đồng
STT Chỉ tiêu
Tổng
cộng
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Tổng thu ngân sách
địa phương 975.023 188.438 230.674 264.919 290.992
1
Thu qua cân đối ngân
sách 133.832 27.235 32.082 34.388 40.127
- Thu thường xuyên cố định 111.674 22.584 27.149 29.088 32.853
51
- Thu điều tiết để chi
thường xuyên 22.158 4.651 4.933 5.300 7.274
2
Thu để lại qua quản lý
NSNN 14.352 2.187 3.984 4.371 3.810
3 Thu bổ sung 826.839 159.016 194.608 226.160 247.055
Bảng 2.2: Tình hình xây dựng dự toán chi NSNN huyện Quảng Điền giai đoạn
2012-2015
Đơn vị tính: triệu đồng
STT Chỉ tiêu
Tổng
cộng
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Tổng chi ngân sách
địa phương 893.775 164.548 213.399 245.837 269.991
1 Chi cân đối ngân sách 882.648 161.739 210.493 242.888 267.528
- Chi đầu tư phát triển
và XDCB 66.981 13.624 16.427 19.301 17.629
- Chi thường xuyên 815.667 148.115 194.066 223.587 249.899
2 Chi để lại qua NSNN 11.127 2.809 2.906 2.949 2.463
(Nguồn: Quyết định giao dự toán của UBND huyện Quảng Điền các năm)
52
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tình hình xây dựng thu chi NSNN huyện Quảng Điền
giai đoạn 2012-2015
Đơn vị tính: triệu đồng
2.2.2. Chấp hành dự toán ngân sách cấp huyện
a) Phân bổ dự toán
Sau khi có Quyết định giao dự toán, kế toán huyện phân bổ chi tiết dự toán
chi và lập dự toán chi ngân sách cấp huyện theo quý, năm trình Chủ tịch UBND
huyện phê duyệt gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để làm căn cứ thanh toán và
kiểm soát chi.
b) Chấp hành dự toán thu ngân sách cấp huyện
+ Phương thức tổ chức quản lý các khoản thu ngân sách huyện trên địa bàn
huyện Quảng Điền:
0
200000
400000
600000
800000
1000000
1200000
Tổng cộng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Tổng dự toán thu NSNN Tổng dự toán chi NSNN
53
Căn cứ vào dự toán thu theo tháng, quý đã báo cáo Chủ tịch UBND huyện,
trước khi đến thời điểm huy động phòng Tài chính - Kế hoạch huyện báo cáo lại
UBND huyện, đồng thời thông báo rộng rãi, công khai cho các tổ chức, cá nhân có
nghĩa vụ nộp chuẩn bị sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ nộp của mình.
UBND huyện căn cứ vào đặc điểm hình thành nguồn thu của mỗi khoản thu,
phòng Tài chính - Kế hoạch huyện lựa chọn thời điểm huy động cho phù hợp. Như
đối khoản thu hoa lợi công sản nên lựa chọn thời điểm thu theo mùa vụ thu hoạch
thì người nộp dễ thực hiện nghĩa vụ của họ.
Tùy theo phạm vi phát sinh của mỗi khoản thu mà tổ chức lực lượng thu và
địa điểm thu nộp cho phù hợp. Nếu phạm vi phát sinh của một khoản thu nào đó
rộng thì cần sử dụng thêm lực lượng ủy nhiệm thu. Cụ thể như đối với khoản thu
đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng của huyện được tính theo đầu người, theo độ
tuổi cần sử dụng ủy nhiệm thu tại các xóm hoặc các đội.
Về nguyên tắc các khoản thu do Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện tổ chức
thu cũng phải nộp kịp thời vào Kho bạc Nhà nước. Mọi khoản thu vào ngân sách
huyện đều phải thu bằng biên lai hoặc phiếu thu do Bộ Tài chính phát hành và ghi
đủ số liên theo quy định để giao cho người nộp 1 liên và làm cơ sở để hạch toán thu
ngân sách huyện. Hàng tháng, kế toán huyện phải lập bảng kê chi tiết để theo dõi
các khoản thu nộp của người dân.
Việc tổ chức quản lý số thu bổ sung từ ngân sách cấp trên: UBND huyện
Quảng ĐIền căn cứ vào số bổ sung mà ngân sách cấp trên đã thông báo chính thức
khi giao nhiệm vụ năm kế hoạch. Căn cứ vào dự toán số cấp bổ sung cho từng huyện
và khả năng cân đối của ngân sách huyện, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện thông
báo số bổ sung hàng tháng cho huyện chủ động điều hành ngân sách. Phòng Tài
chính - Kế hoạch huyện phải cấp ngay khi huyện yêu cầu và cấp đủ số đã thông báo
trong phạm vi tháng đó.
+ Tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách trên địa bàn huyện Quảng Điền
giai đoạn 2012-2015:
54
Bảng 2.3: Tình hình NSNN huyện Quảng Điền giai đoạn 2012-2015
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu
Tổng
cộng
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
1 Tổng thu NSNN 1.394.942 281.542 368.438 353.896 391.066
2
Tổng chi NSĐP
trong cân đối
1.314.004 265.309 305.779 356.343 386.573
Trong đó: Chi đầu tư
phát triển
298.805 52.380 59.400 92.480 94.545
Chi thường xuyên 1.005.635 211.897 243.579 261.231 288.928
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch)
Biểu đồ 2.2: Tình hình NSNN huyện Quảng Điền giai đoạn 2012-2015
Đơn vị tính: triệu đồng
0
200000
400000
600000
800000
1000000
1200000
1400000
1600000
Tổng cộng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Tổng thu NSNN Tổng chi NSĐP trong cân đối
55
Tổng thu ngân sách cấp huyện giai đoạn 2012-2015 của huyện Quảng Điền
là 1.394.942 triệu đồng đồng, bình quân 348.735,5 triệu đồng/năm. Chi tiết các năm
như sau:
- Năm 2012 tổng thu ngân sách huyện Quảng Điền là 281.542 triệu đồng,
tăng 9% so với năm 2011;
- Năm 2013 tổng thu ngân sách huyện Quảng Điền là 368.438 triệu đồng,
tăng 31% so với năm 2012.
- Năm 2014 tổng thu ngân sách huyện Quảng Điền là 353.896 triệu đồng,
giảm 3,9% so với năm 2013.
- Năm 2015 tổng thu ngân sách huyện Quảng Điền là 391.066 triệu đồng,
tăng 10,5% so với năm 2014.
Bảng 2.4: Thu ngân sách nhà nước huyện Quảng Điền giai đoạn 2012-2015
Đơn vị tính: triệu đồng
STT Chỉ tiêu
Tổng
cộng
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Tổng thu 1.394.942 281.542 368.438 353.896 391.066
1 Thu thường xuyên 154.049 33.542 38.823 38.554 43.130
- Thu thường xuyên cố
định 132.205 28.516 33.315 33.374 37.000
- Thu điều tiết để chi
thường xuyên 21.844 5.026 5.508 5.180 6.130
2 Thu không thường xuyên 11.389 1.032 3.615 3.342 3.400
3 Thu bổ sung 1.229.504 246.968 326.000 312.000 344.536
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch)
56
Biểu đồ 2.3: Thu ngân sách huyện Quảng Điền giai đoạn 2012-2015
Đơn vị tính: triệu đồng
Nhìn chung, trong những trong giai đoạn từ năm 2012-2015 tình hình thu
ngân sách ở huyện Quảng Điền đã có sự tăng lên, mà sự chuyển biến này được
bắt đầu từ những năm 1990 khi thực hiện đổi mới thực sự về quản lý kinh tế,
thực hiện chế độ phân cấp quản lý ngân sách cho địa phương theo Nghị quyết số
186/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Tinh thần cơ bản của
Nghị quyết 186 là xác định rõ trách nhiệm của từng cấp chính quyền về quản lý
tài chính và NSNN. Đặc biệt, sau khi Luật NSNN được ban hành, ngân sách cấp
huyện là một cấp ngân sách thuộc NSNN thì cùng với sự phân cấp khá rõ ràng về
nguồn thu, nhiệm vụ chi; yêu cầu vừa đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, vừa
tạo điều kiện cho các địa phương phát huy tính năng động sáng tạo trong quản lý
và điều hành ngân sách, vừa đảm bảo tính thống nhất của nền tài chính quốc gia.
Vì vậy, để thực hiện cơ chế mới, đòi hỏi huyện Quảng Điền phải chủ động khai
thác các nguồn thu tại địa phương, giảm sự trông chờ ỷ lại cấp trên như trước,
phát huy quyền làm chủ của mình; đổi mới cơ chế quản lý thu thích hợp với điều
kiện khách quan của cơ chế thị trường.
0
50000
100000
150000
200000
250000
300000
350000
400000
450000
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Tổng thu Thu thường xuyên Thu không thường xuyên Thu bổ sung
57
Qua phân tích, so sánh thu ngân sách giữa các năm ta thấy tốc độ tăng trưởng
thu ngân sách huyện Quảng Điền là không cao. Xét về cơ cấu thu ngân sách cấp
huyện chưa bền vững bởi còn phụ thuộc nhiều các khoản thu không thường xuyên
và thu bổ sung từ ngân sách cấp trên. Cơ cấu thu ngân sách cấp huyện Quảng Điền
giai đoạn 2012-2015: thu không thường xuyên chiếm 0,8% tổng thu ngân sách và
thu bổ sung (bao gồm thu bổ sung cân đối và thu bổ sung có mục tiêu) chiếm 88,1%
tổng thu ngân sách huyện Quảng Điền, trong khi đó các khoản thu thường xuyên
(bao gồm thu thường xuyên cố định và thu điều tiết để chi thường xuyên) chỉ chiếm
tỷ trọng 11,1% tổng thu ngân sách, điều này cho thấy những mặt còn hạn chế trong
khả năng khai thác các nguồn thu mang tính thường xuyên, ổn định tại huyện
Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu nguồn thu ngân sách nhà nước huyện Quảng Điền
Theo tính chất các khoản thu ngân sách nhà nước huyện Quảng Điền, có thể
phân nguồn thu ngân thành các loại nguồn thu sau: các khoản thu thường xuyên;
các khoản thu không thường xuyên và thu bổ sung từ ngân sách cấp trên.
Thu thường xuyên cố định Thu điều tiết để chi thường xuyên
Thu không thường xuyên Thu bổ sung
58
* Thu thường xuyên ngân sách cấp huyện
Thu thường xuyên ngân sách cấp xã huyện những khoản thu mang tính chất
ổn định cao, khoản thu này bao gồm các khoản như: thu từ khu vực ngoài Quốc
doanh (hộ cá thể, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân..), thu hoạt động sự nghiệp, thu
phí và lệ phí, thu khác ngân sách và các khoản thu điều tiết ngân sách cấp huyện
được hưởng theo quy định.
Các khoản thu này có vị trí quan trọng trong tổng thu ngân sách cấp huyện,
là nguồn thu chủ yếu để đáp ứng các nhiệm vụ chi thường xuyên của ngân sách cấp
huyện như: chi cho con người, chi hoạt động của cơ quan Đảng, chính quyền đoàn
thể, chi đảm bảo xã hội, chi an ninh quốc phòng.
Tổng thu thường xuyên ngân sách nhà nước huyện Quảng Điền (2012-2015)
của tỉnh Thừa Thiên Huế là 154.049 triệu đồng, bình quân ngân sách là 38.512,25
triệu đồng/năm/huyện. Tốc độ tăng thu giữa các năm không ổn định, bên cạnh đó có
năm thu thường xuyên tại huyện còn bị giảm, cụ thể:
Năm 2013 so với năm 2012 tăng 15,7%;
Năm 2014 so với năm 2013 giảm 0,7%;
Năm 2015 so với năm 2014 tăng 11,2%;
Sở dĩ tình hình thu thường xuyên tại huyện có biến động như vậy là do
nguyên nhân khách quan: những năm 2013, 2014 là những năm bị khủng hoảng
kinh tế của cả nước cũng như của toàn cầu tác động, các xã, thị trấn trong huyện
Quảng Điền đã xây dựng phương án bán đất để xây dựng hạ tầng nhưng thị trường
bất động sản năm 2014 bị đóng băng dẫn đến các khoản thu điều tiết như thuế thu
nhập cá nhân, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (thuế nhà đất); lệ phí trước bạ
không thực hiện được như dự toán đầu năm. Mặt khác, khủng hoảng kinh tế dẫn
đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh doanh trên địa bàn gặp
nhiều bất lợi dẫn đến thu thuế GTGT + thuế TNDN trên địa bàn bị suy giảm. Đến
năm 2015, khi nền kinh tế đã bước đầu có khởi sắc thì các khoản thu theo tỷ lệ điều
tiết trên địa bàn huyện đã dần đã dần được cải thiện.
59
Bảng 2.5: Thu thường xuyên ngân sách huyện Quảng Điền 4 năm 2012-2015
Đơn vị tính: triệu đồng
TT Chỉ tiêu
Tổng
cộng
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
I Thu thường xuyên cố định 132.205 28.516 33.315 33.374 37.000
1 Thu từ khu vực ngoài quốc doanh 50.879 8.700 11.400 13.779 17.000
2 Thu cấp quyền sử dụng đất 72.400 18.000 19.000 17.400 18.000
3 Thu từ hoạt động kinh tế và sự nghiệp 1.143 343 800
4 Thu khác ngân sách 4.112 816 1.345 965 986
5 Thu cố định tại xã 3.671 657 770 1.230 1.014
II Thu điều tiết để chi thường xuyên 21.844 5.026 5.508 5.180 6.130
6 Tiền thuê đất 404 68 115 171 50
7 Phí trước bạ 11.320 2.700 2.920 2.500 3.200
8 Phí và lệ phí 4.021 833 890 1.098 1.200
9 Thuế thu nhập cá nhân 5.530 1.300 1.420 1.260 1.550
10 Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 569 125 163 151 130
Tổng thu thường xuyên 154.049 33.542 38.823 38.554 43.130
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch)
Trong thu thường xuyên ngân sách huyện gồm: thu thường xuyên cố định tại
huyện và thu điều tiết:
- Thu thường xuyên cố định tại huyện: là các khoản thu phát sinh thường
xuyên hàng năm, do chính quyền huyện Quảng Điền tổ chức thu và ngân sách cấp
huyện hưởng 100%. Tổng thu cố định tại huyện 4 năm (2012-2015) là 132.205 triệu
đồng, chiếm 85,8% trong tổng thu thường xuyên, so với giai đoạn 2008-2011 đã
giảm 9%. Sở dĩ có tình trạng này là do trong giai đoạn hiện nay, huyện Quảng Điền
vẫn đang tiếp tục quy hoạch đầu tư theo hướng phát triển nông thôn đa ngành nghề,
các khu tiểu thủ công nghiệp, các loại hình dịch vụ, làng nghề truyền thống. Chính
vì thế, nguồn thu từ kinh tế không cao. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương vẫn
luôn chú trọng và nâng cao giáo dục, y tế và an sinh xã hội nên các khoản thu từ sự
nghiệp hầu như không có. Do đó, nguồn thu từ hoạt động kinh tế và sự nghiệp trong
2 năm vừa qua giảm.
60
Trong thu thường xuyên cố định tại huyện gồm: thu từ khu vực ngoài quốc
doanh thu cấp quyền sử dụng đất, thu từ hoạt động kinh tế và sự nghiệp, thu khác
ngân sách và thu cố định tại xã. Số thu cụ thể được thể hiện qua biểu sau:
Bảng 2.6: Tổng thu thường xuyên cố định tại huyện Quảng Điền trong 4 năm
và tỷ trọng các khoản thu
Đơn vị tính: triệu đồng
TT Chỉ tiêu
Tổng
cộng
Tỷ
trọng
Bình
quân/năm
Thu thường xuyên cố định 132.205 100% 33.051,25
1 Thu từ khu vực ngoài quốc doanh 50.879 38,5% 12.719,75
2 Thu cấp quyền sử dụng đất 72.400 54,8% 18.100
3 Thu từ hoạt động kinh tế và sự nghiệp 1.143 0,9% 285,75
4 Thu khác ngân sách 4.112 3,1% 1.028
5 Thu cố định tại xã 3.671 2,7% 917,75
Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng các khoản thu thường xuyên cố định
tại huyện Quảng Điền trong 4 năm
Thu từ khu vực ngoài quốc doanh Thu cấp quyền sử dụng đất
Thu từ hoạt động kinh tế và sự nghiệp Thu khác ngân sách
Thu cố định tại xã
61
Qua bảng số liệu và biểu đồ, ta thấy các khoản thu từ cấp quyền sử dụng đất;
thu từ khu vực ngoài quốc doanh số thu ổn định giữa các năm và chiếm tỷ trọng cao
trong cơ cấu thu thường xuyên cố định tại huyện Quảng Điền. Bên cạnh đó, khoản
thu từ hoạt động kinh tế và sự nghiệp có số thu rất thấp, không đáng kể.
Trong cơ cấu thu thu thường xuyên cố định tại huyện Quảng Điền, khoản thu
từ cấp quyền sử dụng đất có ý nghĩa quan trọng (chiếm 54,8%) và là nguồn thu chủ
yếu cho nhiệm vụ chi thường xuyên của ngân sách ở địa phương. Từ đó, chính
quyền huyện Quảng Điền cần phải quan tâm quản lý chặt chẽ khoản thu này. Nhược
điểm của khoản thu từ cấp quyền sử dụng đất là bị hạn chế về quy mô do quỹ đất có
hạn. Chính vì vậy, để đảm bảo hiệu quả trong việc khai thác khoản thu này, hàng
năm chính quyền cơ sở phải tổ chức kiểm kê, kiểm soát, xây dựng quy hoạch và kế
hoạch sử dụng đất công theo hướng sản xuất công nghiệp, nông nghiệp hàng hóa và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản; đồng thời phải có
kế hoạch tổ chức đấu thầu, khoán thầu quỹ đất công hợp lý, tuân theo đúng quy
định để tăng nguồn thu cho ngân sách huyện.
- Thu điều tiết ngân sách huyện để chi thường xuyên: là các khoản thu điều tiết
các cấp ngân sách trong đó có phần ngân sách cấp huyện được hưởng theo quy định
của Luật Ngân sách nhà nước và tỷ lệ phân chia các nguồn thu giữa các cấp ngân sách
theo Nghị quyết của Hội đồng nhân tỉnh trong năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách.
Bảng 2.7: Cơ cấu các khoản thu điều tiết giai đoạn 2012-2015
STT Chỉ tiêu
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Thu điều tiết để chi thường xuyên 100% 100% 100% 100%
1 Tiền thuê đất 1,4% 2,1% 3,3% 0,8%
2 Phí trước bạ 53,7% 53 % 48,3% 52,2%
3 Phí và lệ phí 16,6% 16,2% 21,2% 19,6%
4 Thuế thu nhập cá nhân 25,9% 25,8% 24,3% 25,3%
5 Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2,4% 2,9% 2,9% 2,1%
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoach)
62
Trong những năm qua, các khoản thu điều tiết được cấp ủy, chính quyền các
cấp quan tâm chỉ đạo sát sao. Trên cơ sở Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh,
Quyết định của UBND tỉnh về giao dự toán thu ngân sách hàng năm, UBND các
huyện, thành phố đã chỉ đạo các phòng ban chuyên môn lập và phân giao dự toán
thu ngân sách ở địa phương để đảm bảo dự toán tỉnh giao.
Hàng năm, cơ quan thuế phối kết hợp với hội đồng tư vấn thuế đã tiến hành
điều tra, kê khai và duyệt bộ thuế đối với các hộ sản xuất kinh doanh, dịch vụ ngoài
quốc doanh trên địa bàn huyện Quảng Điền. Các xã, thị trấn tại huyện Quảng Điền
cũng đã tích cực chủ động kết hợp với cơ quan thu và các ngành chức năng triển
khai đôn đốc thu nộp ngân sách. Cùng với sự quan tâm đó, quy mô các khoản thu
ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước.
Trong cơ cấu các khoản thu điều tiết cho huyện Quảng Điền, có một số khoản
thu tương đối ổn định và ngày càng có vai trò quan trọng là khoản thu từ thu phí trước
bạ và thuế thu nhập cá nhân. Lệ phí trước bạ là khoản thu/nộp theo từng lần phát sinh
nghĩa vụ thuế. Người nộp lệ phí trước bạ được Nhà nước bảo hộ về quyền tài sản đăng
ký, cho nên việc chậm khai, chậm nộp đồng nghĩa với việc chậm được thực hiện các
quyền về tài sản. Có thể thấy tổng số thu 4 năm từ thu phí trước bạ và thu nhập cá nhân
là 16.850 triệu đồng, chiếm 11% trong tổng thu thường xuyên.
Nhìn trong dài hạn, để đảm bảo cho sự tăng trưởng về thu ngân sách đối với
các khoản thu phí trước bạ và thu nhập cá nhân, ngoài việc phải chú trọng nuôi
dưỡng nguồn thu thì chính quyền các cấp phải có các biện pháp chống nợ đọng, thất
thu thuế. Việc áp dụng cơ chế ủy nhiệm thu cho UBND huyện Quảng Điền có thể là
một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm tăng tính chủ động cho chính quyền
huyện và tăng thu ngân sách.
* Thu không thường xuyên: bao gồm các khoản thu như thu đóng góp tự
nguyện của nhân dân, học phí trường công lập, quỹ an ninh quốc phòng; các khoản thu
này phần lớn dành cho chi đầu tư xây dựng cơ bản của huyện.
Tổng thu không thường xuyên ngân sách huyện Quảng Điền giai đoạn
(2012-2015) là 11.389 triệu đồng, chiếm 0,82% trong tổng thu ngân sách huyện
Quảng Điền, bình quân 2.847,25 triệu đồng/huyện/năm. So với giai đoạn 2008-2011
là 1.654 triệu đồng/huyện/năm, tăng 58,1%.
63
Bảng 2.8: Thu không thường xuyên giai đoạn 2012-2015
Đơn vị tính: triệu đồng
TT Chỉ tiêu
Tổng
cộng
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
1 Học phí trường công lập 8.342 510 2.800 2.632 2400
2 Quỹ an ninh - Quốc phòng 1.295 233 315 390 357
3 Thu huy động góp xây dựng CSHT 1.752 289 500 320 643
Tổng côṇg 11.389 1.032 3.615 3.342 3.400
(Nguồn: Phòng Tài chính –Kế hoạch)
Khoản thu huy động góp xây dựng cơ sở hạ tầng trong 4 năm là 1.752 triệu
đồng, chiếm tỷ trọng 15,4% trong tổng các khoản thu không thường xuyên và
không có xu hướng ổn định trong các năm. Khoản thu đóng góp tự nguyện của nhân
dân tại huyện Quảng Điền được theo cơ chế dân chủ ở cơ sở theo Pháp lệnh dân chủ
và thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 01/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về
việc chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của Pháp lệnh phí và lệ phí, chính sách
huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân. Theo đó: “Đối với các
khoản huy động đóng góp tự nguyện để xây dựng cơ sở hạ tầng, huy động đóng góp
mang tính chất xã hội, từ thiện, phải thực hiện theo đúng nguyên tắc tự nguyện.
HĐND, Ủy b
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_ngan_sach_nha_nuoc_tai_huyen_quang_dien_tin.pdf