Luận văn Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài tại địa bàn tỉnh Bắc Giang

MỞ ĐẦU . 1

1. Lý do chọn đề tài. 1

2. Tình hình nghiên cứu. 2

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn. 4

3.1. Mục đích. 4

3.2. Nhiệm vụ. 5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn . 5

4.1. Đối tượng nghiên cứu. 5

4.2. Phạm vi nghiên cứu. 5

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn . 6

7. Kết cấu của luận văn. 6

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI

VỚI DOANH NGHIỆP ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI CẤP

TỈNH. 7

1.1. Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài. 7

1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài. 7

1.1.2. Các đặc điểm và hình thức đầu tư của doanh nghiệp đầu tư trực tiếp

nước ngoài. 10

1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nước

nhận đầu tư . 13

1.2. Lý luận về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước

ngoài. 17

pdf122 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài tại địa bàn tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nghiệp đảm bảo an ninh trật tự. Chính những điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý nhà nước của tỉnh Bắc Ninh đối với các doanh nghiệp FDI đầu tư trong địa bàn tỉnh. 1.5.4. Bài học cho quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Bắc Giang Từ những kinh nghiệm trên có thể rút ra các bài học kinh nghiệm sau đây vận dụng vào thực tiễn QLNN đối với doanh nghiệp FDIở Bắc Giang: Một là, xây dựng bộ máy quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI theo hương tập trung, gọn nhẹ để tiến hành quản lý đồng bộ các vấn đề có liên quan tới doanh nghiệp FDI từ khâu thành lập, cấp phép đầu tư cho đến giai đoạn quản lý sau cấp phép. Nếu bộ máy quản lý bị phân tán không được thống nhất sẽ dẫn tới chồng chéo, kéo dài thời gian gây trở ngại đến hoạt động của doanh nghiệp FDI. Hai là, vận dụng linh hoạt các chính sách của Trung ương vào địa bàn tỉnh Bắc Giang. Chuẩn bị cơ sở hạ tầng để mời gọi các nhà đầu tư tập trung nguồn lực và xã hội hóa đầu tư, lấy phát triển cơ sở hạ tầng làm khâu đột phá trong việc cải thiện môi trường đầu tư. Ba là, sớm xây dựng được quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh tạo cơ sở quan trọng trọng việc định hướng và thu hút đầu tư. Đồng thời, nhanh chóng phân loại các ngành, nghề ưu tiên khuyến khích đầu tư để các doanh nghiệp FDI dễ dàng tham chiếu đầu tư. 44 Bốn là, tăng cường cơ chế phối hợp giữa các sở, ban ngành với UBND cấp huyện, thành phố trong công tác quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp FDI. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác tư vấn và xúc tiến đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp FDI. Cần tập trung các ngành có công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Năm là, chú trọng công tác đào tạo nghề, hướng nghiệp cho người lao động. Truyền đạt những quy định của Bộ luật lao động cho người lao động và giúp các doanh nghiệp FDI tuyển dụng lao động. Không thể phủ nhận vai trò của các doanh nghiệp FDI đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời gian gần đây, nhưng nếu những mặt tiêu cực trên được khắc phục và Việt Nam có một chính sách quản lý và định hướng tốt, thì hiệu quả của khối doanh nghiệp FDI mang lại cho nền kinh tế sẽ rất lớn. 45 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 Chương 1 tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài và QLNN đối với doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài; nêu khái niệm FDI, doanh nghiệp FDI, từ đó làm rõ các đặc điểm, vai trò của doanh nghiệp FDI và QLNN đối với doanh nghiệp FDI ở cấp tỉnh. Phần đầu đã nêu tính tất yếu khách quan của việc QLNN đối với doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài, việc QLNN đối với doanh nghiệp FDI là phù hợp với quy luật phát triển, đảm bảo các điều kiện cho doanh nghiệp FDI hoạt động và phát triển góp nhần vào sự phát triển KT-XH của nơi tiếp nhận đầu tư. Từ khái niệm FDI, doanh nghiệp FDI và QLNN, tác giả đã trình bày bản chất, tính tất yếu khách quan và tác động của doanh nghiệp FDI đối với nơi tiếp nhận đầu tư, sự tác động qua lại giữa QLNN và doanh nghiệp FDI Các nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng tới quá trình QLNNđối với doanh nghiệp FDI, sưu tầm một số kinh nghiệm QLNN ở một số tỉnh để rút ra bài học, vận dụng vào điều kiện cụ thể của quá trình QLNN đối với doanh nghiệp FDI thuộc tỉnh Bắc Giang. Từ các nội dung của chương 1 sẽ làm cơ sở cho nghiên cứu đi sâu phân tích thực trạng QLNN đối với doanh nghiệp FDI thuộc tỉnh Bắc Giang ở Chương 2. 46 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Về quy hoạch kinh tế trước đây Bắc Giang nằm trong vùng trung du và miền núi phía Bắc, từ năm 2012 là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội. Bắc Giang là tỉnh miền núi, nằm cách Thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) 110 km về phía Nam, cách cảng Hải Phòng hơn 100 km về phía Đông. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây và Tây Bắc giáp thành phố Hà Nội, Thái Nguyên, phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh. Bắc Giang hiện có 09 huyện và 01 thành phố, trong đó có 06 huyện miền núi và 01 huyện vùng cao (Sơn Động); 230 xã, phường, thị trấn (204 xã, 10 phường và 16 thị trấn). Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Giang 47 - Đặc điểm địa hình: Địa hình Bắc Giang gồm 2 tiểu vùng: Miền núi và trung du có đồng bằng xen kẽ. Vùng trung du bao gồm các huyện: Hiệp Hòa, Việt Yên và thành phố Bắc Giang. Vùng miền núi bao gồm 7 huyện: Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng, Lạng Giang. Trong đó một phần các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế và Sơn Động là vùng núi cao. Đặc điểm chủ yếu về địa hình miền núi (chiếm 72% diện tích toàn tỉnh) là chia cắt mạnh, phức tạp, chênh lệch về độ cao lớn. Nhiều vùng đất đai tốt, nhất là ở các khu vực còn rừng tự nhiên. * Đặc điểm thuỷ văn - Sông Cầu: Sông Cầu có chiều dài 290 km, đoạn chảy qua địa phận Bắc Giang có chiều dài 101 km. Sông Cầu có hai chi lưu lớn nằm ở hữu ngạn là sông Công và sông Cà Lồ. - Sông Lục Nam: Sông Lục Nam có chiều dài khoảng 175 km, đoạn chảy qua địa phận tỉnh Bắc Giang có chiều dài khoảng 150 km, bao gồm các chi lưu chính là sông Cẩm Đàn, sông Thanh Luận, sông Rán, sông Bò. Lưu lượng nước hàng năm khoảng 1,86 tỷ m3. - Sông Thương: Sông Thương có chiều dài 87 km, có chi lưu chính là sông Hóa, sông Sỏi và sông Trung. Lưu lượng nước hàng năm khoảng 1,46 tỷ m3. - Các hồ lớn: Bắc Giang có khoảng 70 hồ chứa lớn với tổng diện tích gần 5.000 ha, một số hồ có diện tích và trữ lượng nước khá lớn như: Hồ Cấm Sơn, hồ Suối Nứa, hồ Hố Cao, hồ Cây Đavà hồ Suối Mỡ. - Nguồn nước ngầm: Lượng nước ngầm ở Bắc Giang ước tính khoảng 0,13 tỷ m3/năm, nước dưới đất chủ yếu được chứa trong tầng chứa nước khe nứt trong hệ tầng Mẫu Sơn, chất lượng nước ngầm khá tốt, dùng được trong sinh hoạt; tuy nhiên lượng nước ngầm phân bố không đồng đều, chủ yếu tập 48 trung ở một số huyện trung du như: Lạng Giang, Tân Yên, Hiệp Hòa, Việt Yên, Yên Dũng. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) năm 2017 cao nhất từ trước đến nay, ước đạt 13,3%, vượt 2,8% kế hoạch; tăng trưởng ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ đạt cao hơn năm 2016. Trong đó, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 25,6%; dịch vụ tăng 8,2%. Quy mô GRDP của tỉnh (theo giá thực tế) ước đạt 69.060 tỷ đồng; GRDP bình quân/người ước đạt 1.850 USD. Sản xuất công nghiệp đạt mức tăng trưởng cao, đặc biệt trong 6 tháng cuối năm, chỉ số sản xuất công nghiệp hàng tháng đều có mức tăng xấp xỉ 30% so với cùng kỳ. Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2017 ước bằng 130% so với năm 2016; giá trị sản xuất công nghiệp (giá thực tế) ước đạt 114,375 tỷ đồng, đạt 123% kế hoạch, tăng 32,8% so với năm 2016. Hoạt động thương mại - dịch vụtiếp tục phát triển, giá trị sản xuất ước đạt 34.445 tỷ đồng, đạt 90,3% kế hoạch, tăng 14,4% so với năm 2016. Giá cả hàng hóa cơ bản ổn định, chỉ số giá tiêu dùng năm 2017 ước tăng 1,9% so với năm 2016.Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ ước đạt 22.190 tỷ đồng, vượt 0,9% kế hoạch, tăng 13,5%; kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng cao, giá trị xuất khẩu ước đạt 6,2 tỷ USD, vượt 30,4% kế hoạch, tăng 70,8%; giá trị nhập khẩu ước đạt 6 tỷ USD, vượt 17,6% kế hoạch, tăng 58,1% so vơi năm 2016. Mạng lưới hoạt động của các ngân hàng thương mại tiếp tục được mở rộng, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Tổng vốn huy động ước đạt 38.970 tỷ đồng, tăng 21,2%; dư nợ tín dụng đạt 37.510 tỷ đồng, tăng 20%; nợ xấu là 276 tỷ đồng, chiếm 0,7% tổng dư nợ, giảm 0,17% so với năm 2016. Môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh tiếp tục được cải thiện. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2016 của tỉnh tăng 7 bậc so với năm 2015, 49 đứng thứ 33/63 tỉnh, thành phố. Thu hút đầu tư đạt kết quả ấn tượng, từ đầu năm đến hết tháng 11/2017 đã thu hút được tổng số vốn đăng ký mới và bổ sung quy đổi đạt 2,23 tỷ USD, bằng 89,4% mục tiêu (thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỉnh đứng thứ 8/63 về so dự án và thứ 11/63 tỉnh thành về vốn đăng ký).Số doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh, từ đầu năm đến ngày 30/11/2017 có 1.208 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 59,3%, vượt 14% kế hoạch. Công tác đào tạo nghề được quan tâm đầu tư từng bước gắn kết giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm. Mỗi năm, các cơ sở trên địa bàn đào tạo nghề cho gần 3 vạn lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt 50,5%. Trên 90% sinh viên tốt nghiệp cao đẳng nghề, trên 80% học sinh tốt nghiệp trung cấp nghề, trên 70% học sinh tốt nghiệp sơ cấp nghề có việc làm sau đào tạo. Tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 15,3% năm 2010 lên 23,3% năm 2015, tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực dịch vụ tăng từ 12,6% năm 2010 lên 20,5% năm 2015, tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 72,1% năm 2010 xuống còn 56% năm 2015. Cải cách hành chính được đẩy mạnh, cơ chế một cửa, một cửa liên thông được thực hiện tại 10/10 huyện, thành phố, 230/230 xã, phường, thị trấn và 18/19 cơ quan chuyên môn cấp tỉnh. Toàn tỉnh có 139 đơn vị cấp xã thực hiện mô hình một cửa điện tử liên thông hiện đại, trong đó một số địa phương (Thành phố Bắc Giang, Lạng Giang, Việt Yên, Hiệp Hòa) đã triển khai tới 100% đơn vị xã, phường, thị trấn 1 2.2. Thực trạng về thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và doanh nghiệp đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 1 Tình hình kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng năm 2017- Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Giang 50 2.2.1. Kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Kết quả thu hút đầu tư FDI của tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn 2011 – 2017 đã tăng nhanh so với giai đoạn 2006 - 2010. Tính đến hết năm 2017 tổng vốn thực hiện của các dự án đạt trên 2500 triệuUSD, bằng 120,4% mục tiêu. Bảng2.1: Tình hình thu hút FDI qua các năm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang Đơn vị: Triệu USD Năm Số dự án Vốn đầu tƣ Tỷ lệ % 2011 12 127,5 5,68 2012 16 132,02 5,88 2013 23 155,7 6,94 2014 32 175,06 7,80 2015 38 273,35 12,18 2016 39 618,09 27,55 2017 63 761 33,97 Tổng số 223 2242,72 100 (Nguồn: Báo Bắc Giang) Tính từ đầu năm 2013 đếngiữa tháng 12/2017, Bắc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký là hơn 2242,72 triệu USD.Riêng năm 2017 số vốn đầu tư FDI cao gấp 5,96 lần so với năm 2013, đưa Bắc Giang vào top 5 tỉnh thành về thu hút FDI cao nhất trong cả nước. Năm 2017 khép lại, thu hút FDI của tỉnh rất ấn tượng. Bắc Giang xếp thứ 9 cả nước về số dự án cấp mới, đứng thứ 8 về lượng vốn đăng ký mới và bổ sung. Quy mô trung bình 15,85 triệu USD/dự án, gấp gần 3 lần năm trước. Đáng quan tâm là có nhiều dự án lớn như: Sản xuất tấm pin năng 51 lượng mặt trời của Công ty TNHH JA SOLAR VIỆT NAM tại KCN Quang Châu; Nhà máy Trina Solar (Việt Nam) Science and Technology Bắc Giang của Công ty Trina Solar (Singapore) tại KCN Vân Trung... Kể từ khi tái lập tỉnh, Bắc Giang đạt nhiều thành tựu trong thu hút FDI. Trước đây, tỉnh mới có một dự án theo hình thức liên doanh. Từ năm 1999 đến nay, hằng năm, tỉnh đều tiếp nhận dự án FDI, đây được coi là giai đoạn mở đầu trong tiến trình thu hút đầu tư nước ngoài. Đối tác chủ yếu đến từ Trung Quốc, Đài Loan, Newzealand, Hàn Quốc. Những năm sau đó, nhờ cải thiện môi trường sản xuất, kinh doanh, có giải pháp thu hút nguồn lực này cho phát triển và chính sách cởi mở hơn, dự án FDI vào tỉnh tiếp tục tăng mạnh. Các đối tác, lĩnh vực đầu tư cũng đa dạng hơn, quy mô trung bình hơn 10 triệu USD/dự án. Qua số liệu cho thấy, số lượng dự án được cấp phép đầu tư trên địa bàn tỉnh tăng đều qua các năm, đặc biệt là trong những năm thời kỳ khủng hoảng tài chính khu vực thì tốc độ thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh vẫn giữ được ở mức độ cao. Riêng trong những năm gần đây, tình hình đầu tư nước ngoài có dấu hiệu sút giảm đáng kể trên một số tỉnh, thì Bắc Giang vẫn đạt được những kết quả rất đáng khuyến khích. Hai năm gần đây, cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, đặc biệt là kết nối giao thông giữa tỉnh với các vùng lân cận thuận tiện, Bắc Giang có bước tiến vượt bậc trong thu hút FDI, tạo tiền đề để Bắc Giang phát triển mạnh trong các năm tới. 52 2.2.2. Cơ cấu ngành nghề thu hút FDI Hình 2.2: Cơ cấu ngành nghề thu hút vốn FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Giang Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 10 trên tổng số 21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó vốn đầu tư tập trung nhiều vào các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng chiếm 62,24%, lĩnh vực dịch vụ chiếm 32,65%, lĩnh vực nông nghiệp chiếm 4,08%.1 Tuy số dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và kinh doanh phát triển chiếm tỷ trọng khá nhỏ, nhưng nhìn chung cơ cấu ngành nghề đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của tỉnh. Việc thu hút nhiều dự án đầu tư vào ngành công nghiệp đã tác động rất lớn đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh, từng bước góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 2.2.3. Cơ cấu đầu tư theo mức vốn Nếu phân theo mức vốn đầu tư thì ta thấy, phần lớn các dự án FDI có quy mô thuộc loại vừa và nhỏ. Dự án có quy mô vốn dưới 1 triệu USD là 130 dự án (chiếm 58,2% tổng số dự án); dự án có quy mô vốn từ 1 triệu USD đến 1 Nguồn: Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVIII 53 dưới 5 triệu USD là 53 dự án (chiếm 23,7% tổng số dự án); dự án từ 50 đến 100 triệu USD chỉ có 32 dự án (chiếm 14,3% tổng số dự án) và trên 100 triệu USD chỉ có 8 dự án đầu tư(chiếm 3,8% tổng số dự án)1. Bảng 2.2: Cơ cấu đầu tƣ theo mức vốn Mức vốn đầu tƣ Số dự án Tỷ lệ % Dưới 1 triệu USD 130 58,2 Từ 1-5 triệu USD 53 23,7 Từ 50-100 triệu USD 32 14,3 Trên 100 triệu USD 8 3,8 Tổng số 223 100 Nhìn chung, số dự án có vốn FDI trên địa bàn tỉnh đa số là các dự án có quy mô vừa và nhỏ, từ các nước khu vực châu Á, chưa thu hút được nhiều các dự án có quy mô đầu tư lớn của các tập đoàn, các công ty lớn hay các nhà đàu tư nước ngoài có tiềm năng lớn về tài chính và công nghệ từ các nước công nghiệp phát triển. 2.2.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài Cho đến hiện nay, có thể nói Bắc Giang là một trong những địa phương có tỷ trọng công nghiệp chiếm khá cao trong cơ cấu GDP của tỉnh (trên 60%), điều này có sự đóng góp rất lớn của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 39,39% hàng năm, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng bình quân 29,37% và khu vực kinh tế có vốn FDI tăng 49,04% bình quân mỗi năm. 1 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và đầu tư 54 Năm 2011, tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn là 5.297 tỷ đồng thì đến năm 2015 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 43.074 tỷ đồng, tăng hơn gấp 8,13 lần so với năm 2011. Nếu chỉ tính riêng khu vực kinh tế có vốn FDI thì tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2011 của khu vực này là 1.841 tỷ đồng (chiếm 43,91% tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn), thì năm 2015 đã là 30.260 tỷ đồng (cao hơn gấp 16,4 lần so với năm 2011 và chiếm đến hơn 70,25% tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2015). Như phần trên đã trình bày, hầu hết các dự án đầu tư nước ngoài đều tập trung vào lĩnh vực công nghiệp nhờ đó quy mô của ngành công nghiệp tăng lên rất nhanh và đóng góp rất lớn đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh.Các ngành công nghiệp điện tử, chế biến nông sản thực phẩm, cơ khí, dệt may, da giày, công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu phát triển nhanh, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nội bộ ngành công nghiệp. Nhìn chung, ngành công nghiệp đã có những chuyển biến rất tích cực, duy trì và nâng cao được nhịp độ phát triển, chuyển dần từ sản xuất phân tán sang sản xuất tập trung, hình thành các khu, cụm công nghiệp; thu hút mạnh vốn đầu tư, mở ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới; hình thành các doanh nghiệp có quy mô lớn, nhất là ở khu vực đầu tư nước ngoài tạo điều kiện thu hút nhiều lao động, đẩy mạnh xuất khẩu, đóng góp rất lớn cho ngân sách của tỉnhvà công nghiệp ngày càng khẳng định được vị trí là ngành kinh tế trọng yếu, động lực của tỉnh. 2.2.5. Thực trạng về sử dụng lao động trong doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài Dưới đây là số liệu về tình hình thu hút lao động của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Có thể thấy rằng, tỷ trọng lao động của khu vực FDI trong tổng số lao động tăng qua mỗi năm. Tính đến năm 2017, khu vực FDI đã tạo việc làm cho hơn 180 nghìn lao động, chiếm 45,38 % tổng số lao 55 động công nghiệp toàn tỉnh. Bảng 2.3: Số lƣợng lao động trong khu vực FDI Đơn vị: nghìn lao động Năm Tổng số lao động Lao động khối FDI Tỷ lệ phần trăm 2011 94,930 15,348 16,16 2012 115,840 27,932 24,1 2013 128,325 37,836 29,4 2014 145,750 45,915 31,5 2015 156,998 57,423 36,5 2016 166,736 67,621 40,5 2017 175,612 85,320 48,5 (Nguồn: Thống kê KT-XH - Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Giang) Số lao động công nghiệp trên địa bàn năm 2011 là 94,930 người thì khu vực đầu tư nước ngoài là 15,348 người (chiếm 16,1% số lao động công nghiệp trên địa bàn) đến năm 2017 số lao động công nghiệp là 175,612 người thì khu vực đầu tư nước ngoài là 85,320 người (cao hơn gấp 5,5 lần so với năm 2011 và chiếm 48,5% tổng số lao động công nghiệp). Việc sử dụng lao động trong khu vực FDI còn có những hiện tượng chưa tuân thủ theo pháp luật đầu tư như vấn đề về trả lương, thời gian lao động, về sử dụng lao động không ký hợp đồng lao động. Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý sử dụng lao động trong khu vực FDI tuy được áp dụng đầy đủ nhưng những quy định này được thể hiện ở những văn bản khác nhau khiến việc tìm hiểu và vận dụng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt với người nước ngoài và người lao động trong tỉnh với trình độ kiên thức chuyên môn còn thấp, mức độ am hiểu luật pháp cũng hạn chế. 56 Thu nhập của người lao động trên địa bàn tỉnh tính tới hết năm 2017 đạt khoảng 5,7 triệu đồng/tháng. Trong đó, người lao động có mức lương cao nhất là 46,6 triệu đồng/tháng thuộc khối doanh nghiệp FDI, người lao động có mức lương thấp nhất là 2,2 triệu đồng/tháng thuộc khối doanh nghiệp nhà nước. Có thể nhận thấy, mức lương có sự chênh lệch rõ ràng giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước. Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, năng lực, năng suất của người lao động, hàm lượng khoa học kỹ thuật, giá trị sản phẩm mà doanh nghiệp đó đang đầu tư. Do đó, để nâng cao thu nhập cho người lao động, nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc là điều tất yếu. 2.2.6. Tình hình về công nghệ của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp FDI đầu tư ở Bắc Giang tập trung chủ yếu các lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử, phụ kiện, máy móc. Tuy nhiên, hàm lượng công nghệ được chuyển sang vẫn còn rất hạn chế, chỉ tập trung ở một số trang thiết bị đơn giản, còn lại vẫn phụ thuộc rất nhiều vào sức lao động của con người. Thực tế trong thời gian qua, hoạt động chuyển giao công nghệ trong các KCN Bắc Giang chỉ diễn ra giữa các doanh nghiệp và đơn vị cung cấp máy móc, thiết bị và giữa các doanh nghiệp FDI với nhau.Hoạt động chuyển giao công nghệ thường gắn liền với hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị.Tuy nhiên, chi phí cho hoạt động chuyển giao công nghệ chỉ chiếm khoảng 10% chi phí máy móc, thiết bị. Chi phí này rất khó xác định do đa phần các doanh nghiệp đều được chuyển giao công nghệ sản xuất từ Công ty mẹ và các Công ty thuê gia công sản xuất. Hoạt động chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước chưa phát triển, chủ yếu cho các đơn vị gia công.Số lượng 57 các doanh nghiệp trong nước hoạt động gia công cho các doanh nghiệp FDI trong các KCN Bắc Giang chưa nhiều.Đây là điểm hạn chế trong việc hình thành mối liên kết kinh tế tại các KCN Bắc Giang. Nguyên nhân là do doanh nghiệp trong nước chưa đủ tiềm lực và chưa chú tâm đến việc gia nhập chuỗi sản xuất với các doanh nghiệp FDI, nhiều doanh nghiệp đã được tỉnh hỗ trợ nhưng chỉ dừng lại ở việc cho doanh nghiệp FDI thuê nhà xưởng sản xuất. 2.2.7. Đóng góp của doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài 2.2.7.1. Đối với tăng trưởng kinh tế của tỉnh Năm 2017, vượt qua mọi khó khăn, thách thức tỉnh Bắc Giang đã đạt được nhiều thành tựu khởi sắc; 13/17 chỉ tiêu chủ yếu đã hoàn thành và vượt kế hoạch đề ra. Điểm sáng nổi bật trong bức tranh đó là tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm của tỉnh (GRDP) đạt 13,2%, tăng cao nhất từ trước đến nay (gần gấp đôi bình quân cả nước). Quy mô GRDP của tỉnh ước đạt trên 67,2 nghìn tỷ đồng (tương đương gần 3 tỷ USD); GRDP bình quân/người ước đạt 1.800 USD, tăng 124 USD so với năm 2016. GDP của tỉnh tăng lên đều đặn qua các năm, nếu như GDP bình quân của tỉnh năm 2011 đạt 9%, thì đến năm năm 2015 đạt 9,5%, 2015 con số này đã là 25.557 tỷ đồng, tức cao hơn gấp 2 lần so với năm 2011. Trong đó, GDP khu vực công nghiệp năm 2011 là 1.974 tỷ đồng thì đến năm 2015 đã tăng hơn gấp 3 lần, đạt 4.899 tỷ đồng, về cơ cấu, ta thấy công nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong GDP của tỉnh, cụ thể năm 2011 chiếm 50,4% GDP thì năm 2015 là 62,24%. Nếu phân theo thành phần kinh tế thì năm 2011 GDP khu vực kinh tế trong nước là 3.119 tỷ đồng (chiếm 79,6% GDP toàn tỉnh), năm 2015 là 5.027 tỷ đồng (chiếm 62,18%), mức tăng bình quân trong giai đoạn 2011-2015 là 10,01%. Nhìn chung, khu vực kinh tế có vốn FDI chiếm tỷ 58 trọng khá lớn trong GDP và có đóng góp khá lớn trong tăng trưởng GDP của tỉnh trong thời gian qua Động lực chính tạo nên sự bứt tốc ngoạn mục trong tăng trưởng kinh tế là sự tăng trưởng cao, ổn định của sản xuất công nghiệp, đặc biệt trong 6 tháng cuối năm; chỉ số sản xuất công nghiệp hàng tháng đều có mức tăng khoảng 30% so với cùng kỳ. Các thành phần kinh tế đều sản xuất ổn định và có mức tăng cao. Trong đó, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng trưởng cao nhất, đóng vai trò chủ đạo vào tăng trưởng công nghiệp của tỉnh. 2.2.7.2. Đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tuy tăng khá nhưng lại giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp (do công nghiệp tăng rất nhanh).Đến năm 2015, cơ cấu kinh tế của tỉnh là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp với tỷ trọng tương ứng là 62,24% - 32,65% - 4,08%. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm lao động trong lĩnh vực trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản.FDI cũng góp phần nhất định vào việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị hàng hóa nông sản xuất khẩu và tiếp thu một số công nghệ tiên tiến, giống cây, con có năng suất chất lượng cao. Các doanh nghiệp FDI đã tập trung đầu tư vào một số ngành quan trọng trong nông nghiệp và nông thôn, như: chế biến nông sản sau thu hoạch, chế biến thức ăn gia súc, tạo ra nhiều loại sản phẩm mới và tăng khả năng cạnh tranh của nông sản.Trong lĩnh vực dịch vụ, FDI làm xuất hiện nhiều dịch vụ mới có chất lượng cao, như: ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, vận tải biển, logistic, khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê... Một số ngành đạt tiêu chuẩn quốc tế, từng bước tạo điều kiện cho thị trường dịch vụ phát triển và tăng khả năng hội nhập kinh tế 59 quốc tế. Có thể thấy, ngoài các doanh nghiệp trong nước đã đầu tư tại tỉnh Bắc Giang thì các doanh nghiệp FDI cũng góp phần rất lớn cho sự chuyển đổi này. Không chỉ chuyển dịch về cơ cấu ngành nghề các doanh nghiệp FDI còn chuyển dịch cả phương thức điều hành kinh tế, phương thức đào tạo lao động của tỉnh. 2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Giang Trong thời gian qua, công tác QLNN về hoạt động FDI của tỉnh Bắc Giang được đặt trọng tâm vào việc xây dựng hành lang pháp lý liên quan đến hoạt động này, tạo môi trường thuận lợi để không ngừng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời tăng cường hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với các dự án sau khi được cấp phép, triển khai các dự án thuận lợi, nhanh chóng đưa các dự án vào hoạt động, giám sát quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp theo những nội dung đã đăng ký và cam kết, giải quyết những vấn đề phát sinh. 2.3.1. Thực trạng xây dựng quy hoạch, kế hoạch về quản lý doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_doanh_nghiep_dau_tu_truc_t.pdf
Tài liệu liên quan