Luận văn Quản lý nhà nước đối với đội ngũ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ

NưỚC ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRưỜNG TIỂU

HỌC. 9

1.1. Một số khái niệm cơ bản. 9

1.1.1. Trường tiểu học. 9

1.1.2. Đội ngũ giáo viên tiểu học . 10

1.1.3. Quản lý nhà nước đối với đội ngũ giáo viên tiểu học. 12

1.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với đội ngũ giáo viên tiểu học. 14

1.2.1. Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về

đội ngũ giáo viên tiểu học. 14

1.2.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch đối với đội

ngũ giáo viên tiểu học . 15

1.2.3. Tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên tiểu học. 18

1.2.4. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên tiểu học 21

1.2.5. Tạo điều kiện, môi trường và đảm bảo cơ chế, chính sách đối với

đội ngũ giáo viên tiểu học. 23

1.2.6. Thanh tra, kiểm tra, đánh giá hoạt động của đội ngũ giáo viên tiểu

học . 24

pdf129 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước đối với đội ngũ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
82 người được công nhận là chiến sĩ thi đua cơ sở, 20 trường đạt trường tiên tiến và 02 trường đạt tập thể lao động xuất sắc. Huyện Vĩnh Linh tiếp tục thực hiện đề án tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, điều chỉnh thời lượng các môn học theo hướng vừa sức, linh hoạt nhằm tăng cường thời lượng cho học sinh học tiếng Việt. Tổ chức các chuyên đề cấp tỉnh về tích hợp giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn, chuyên đề cấp huyện về ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực của học sinh, tham gia sinh hoạt chuyên môn trên “Trường học kết nối”, cấp tài khoản cho 18 trường với hơn 400 tài khoản giáo viên và 2035 học sinh, các tổ chuyên môn và giáo viên đã sinh hoạt và chia sẻ nhiều bài giảng có giá trị. Đối với môn Toán có 7214/7258 học sinh xếp loại hoàn thành và hoàn thành tốt chiếm tỉ lệ 99,4%; Đối với môn Tiếng Việt có 7197/7258 học sinh xếp loại hoàn thành và hoàn thành tốt chiếm 99,1%; Đối với mức độ hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất: 45 Năng lực có 7216/7258 học sinh xếp loại tốt và đạt về mức độ hình thành và phát triển năng lực, chiếm tỉ lệ 99,4 %. Cơ sở vật chất kỹ thuật nằm trong tình trạng chung của cả ngành giáo dục, đó là tình trạng nhiều phòng học cũ nát không đảm bảo quy cách, chật hẹp, thiếu ánh sáng; hầu hết chưa có phòng bộ môn. Một số ít trường vùng khó khăn và vùng đặc biệt khó khăn còn phải mượn nhà văn hóa thôn, bản làm phòng học. Thiết bị, đồ dùng dạy học đáp ứng yêu cầu tối thiểu nhưng phòng, kho để bảo quản, sử dụng thiếu nghiêm trọng. Các xã vùng đặc biệt khó khăn còn thiếu phòng công vụ cho giáo viên, giáo viên nội trú còn phải ở nhà tạm, điều kiện sinh hoạt vật chất, tinh thần còn thiếu thốn. Phẩm chất 7235/7258 học sinh được xếp loại tốt và đạt về mức độ hình thành và phát triển phẩm chất, chiếm tỉ lệ 99,7%. 2.2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện Vĩnh Linh 2.2.2.1. Sự phát triển về số lượng Xác định vai trò quan trọng của ĐNGV trong việc nâng cao chất lượng giáo dục; trong những năm qua huyện Vĩnh Linh đã chú trọng về việc bồi dưỡng chất lượng giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu sự nghiệp phát triển giáo dục của địa phương. Để phản ánh thực trạng ĐNGV tại các trường tiểu học huyện Vĩnh Linh, tác giả đã tổng hơp bảng sau: 46 Bảng 2.2: Thực trạng đội ngũ cán bố, giáo viên, nhân viên các trƣờng tiểu học trên địa bàn huyện Vĩnh Linh Nội dung Năm học 2014 - 2015 2015 - 2016 2016 - 2017 2017 - 2018 1. Các số lƣợng Tổng số CB, GV, NV 492 499 516 522 Tổng số cán bộ quản lý 49 51 53 53 Tổng số giáo viên 413 413 425 431 Tổng số nhân viên hành chính 30 35 38 38 2. Các tỷ lệ (%) Tỷ lệ CBQL đạt chuẩn và trên chuẩn 100% 100% 100% 100% Tỷ lệ GV đạt chuẩn và trên chuẩn 95% 100% 100% 100% Tỷ lệ CBQL được bồi dưỡng lý luận chính trị 5% 8% 11% 13% Tỷ lệ CBQL được bồi dưỡng quản lý giáo dục 10% 13% 55% 70% Tỷ lệ học sinh/lớp 15,9 15,6 15,4 14,06 Tỷ lệ học sinh/GV 8,69 13,6 12,8 11,1 Số CBQL/1 trường 1,9 2,05 2,03 2,03 Số NVHC/1 trường 1,06 2,1 2,83 2,97 (Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Linh) Số giáo viên được bổ sung tăng qua các năm, bằng nhiều hình thức như đào tạo, tuyển dụng, tỉ lệ đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo tăng dần. Đến năm học 2017 – 2018 số giáo viên chưa đạt chuẩn đào tạo không còn. Đối chiếu với Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 của Bộ GDĐT về hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập, nhận thấy tỷ lệ giáo viên 47 trên lớp cơ bản đáp ứng nhu cầu, một số môn còn thiếu do mất cân đối về cơ cấu ở các môn đặc thù. 2.2.2.2. Thực trạng về cơ cấu đội ngũ giáo viên tiểu học Về cơ cấu về trình độ đào tạo chuyên môn Số lượng giáo viên, cơ cấu bộ môn về cơ bản đáp ứng yêu cầu, còn thiếu ở một số môn đặc thù. Do chỉ mới đủ số lượng nên khi giáo viên được cử đi học, nghỉ chế độ ốm, thai sản, tập huấn chuyên môn,...việc bố trí dạy thay rất khó khăn. Đặc biệt là giáo viên dạy Ngoại ngữ khi giáo viên nghỉ mố, thai sản không thể bố trí dạy thay được vì đặc thù các trường Tiểu học chỉ có từ một đến hai giáo viên dạy Ngoại ngữ. Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên các trƣờng tiểu học tại huyện Vĩnh Linh (Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Linh, năm học 2017 -2018) Nhìn vào biểu đồ, nhận thấy trình độ đào tạo ở trình độ đại học còn ít, hầu hết là học tại chức do Sở GD&ĐT tổ chức liên kết với các trường đại học để đào tạo, giáo viên có trình độ trung cấp tập trung ở các môn Thể dục, Âm nhạc, Mĩ thuật. 48 Cơ cấu về độ tuổi Biểu đồ 2.2: Độ tuổi đội ngũ giáo viên tiểu học tại huyện Vĩnh Linh (Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Linh, năm học 2017 -2018) Trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo huyện Vĩnh Linh và việc thực hiện tốt công tác quy hoạch, bồi dưỡng cán bộ của phòng GD&ĐT, ĐNGV tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện đã có sự thay đổi cả về số lượng và chất lượng theo hướng trẻ hóa. Ở độ tuổi trên 50, số giáo viên chiếm tỷ lệ 6%. Đây là số giáo viên có thâm niên nghề nghiệp cao, có kinh nghiệm trong giảng dạy. Tuy nhiên số giáo viên này do tâm lý lứa tuổi nên việc tiếp cận công nghệ thông tin còn chậm, ngại thay đổi phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Bên cạnh đó, một bộ phận chưa chuẩn về trình độ đào tạo nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục chung. Số giáo viên có độ tuổi từ trên 30 đến dưới 50 chiếm tỷ lệ cao (trên 60%). Đây là lực lượng nòng cốt, phần lớn giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn. Ở độ tuổi này đã chín muồi về kỹ năng nghệ nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ đã được khẳng định. Đội ngũ này nếu được quản lý phát triển tốt sẽ có ảnh hưởng mạh mẽ đến chất lượng giảng dạy của cả ĐNGV. Tuy nhiên, hàng năm cần phân loại ĐNGV này theo các tiêu chí khác nhau như trình độ 49 chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng về ngoại ngữ, tin học...để có những hình thức đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày trong giai đoạn hiện nay. Số giáo viên dưới 30 tuổi trong những năm gần đây đã tăng đáng kể, chiếm tỷ lệ 31%. Số giáo viên ở độ tuổi này là lực lượng hết sức quan trọng trong đội ngũ chung của các nhà trường. Với sức trẻ, lòng nhiệt tình, khả năng thích ứng nhanh với tri thức và khoa học hiện đại, cơ bản có trình độ ngoại ngữ, tin học, đội ngũ giáo viên này sẽ là nguồn bổ sung thay thế, kế cận kịp thời đội ngũ giáo viên trên 50 tuổi. Tuy nhiên hạn chế lớn nhất của số giáo viên dưới 30 tuổi là thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy và tổ chức các hoạt động ngoại khóa. Đây là một trong những yêu cầu đối với các nhà quản lý để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đặc biệt là ĐNGV có nhiều kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn vững vàng kèm cặp, giúp đỡ để ĐNGV này được nâng cao tay nghề. Cơ cấu giới tính Cơ cấu đội ngũ phân chia theo giới tính trong một bộ máy tổ chức có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động mà bản thân mỗi cá nhân, tổ chức đó mang lại. Tuy nhiên cần phải xem xét, phân tích đặc thù của từng ngành nghề, từng công việc cụ thể để đánh giá mức độ tác động của yếu tố giới tính đến công việc của tổ chức, cá nhân đó như thế nào. 50 Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ giới tính của đội ngũ giáo viên tiểu học trên địa bàn huyện Vĩnh Linh (Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Linh, năm học 2017 -2018) Qua biểu đồ trên ta thấy tỷ lệ giáo viên nữ so với nam chênh lệch quá nhiều. Số giáo viên nam chỉ chiếm 9%, số giáo viên nữ chiếm 91%. Do đặc điểm về giới, phụ nữ thường chăm lo quán xuyến việc nhà nhiều hơn nam giới và phải giành nhiều thời gian cho việc chăm sóc, nuôi dạy con. Cho nên việc đầu tư công tác chuyên môn, học tập nâng cao trình độ và tham gia các hoạt động của nhà trường là một sự cố gắng lớn của phụ nữ. Bên cạnh đó, nữ giới ở trong độ tuổi xây dựng gia đình, nghỉ thai sản, ốm đau sẽ dẫn tới tình trạng thiếu giáo viên cục bộ. Vì vậy trong công tác quản lý ĐNGV của các nhà trường cần quan tâm chú ý đến những điều kiện, khả năng của giới để động viên khuyến khích giáo viên nữ khắc phục những khó khăn về giới, vươn lên đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục. Phẩm chất đạo đức, lối sống Nhìn chung, ĐNGV tiểu học trên địa bàn huyện có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng. Có ý thức kỷ luật tốt, luôn chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Điều lệ trường tiểu học. Đa số giáo viên yêu nghề, tâm huyết với 51 sự nghiệp giáo dục, có ý thức phấn đấu vươn lên, tích cực tự bồi dưỡng và học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; đoàn kết, giúp đỡ nhau và cùng chia sẻ; không có giáo viên bị xử lý kỷ luật về chuyên môn, nghiệp vụ hay vi phạm quy định về đạo đức nhà giáo, vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, còn một bộ phận nhỏ giáo viên nhiều tuổi ngại thay đổi, số ít giáo viên trẻ đôi lúc chưa thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của giáo viên, chưa thực sự nhiệt tình tham gia các hoạt động chung của nhà trường 2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với đội ngũ giáo viên tại các trƣờng tiểu học trên địa bàn huyện Vĩnh Linh 2.3.1. Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đội ngũ giáo viên tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Vĩnh Linh Ngành Giáo dục huyện Vĩnh Linh nói chung và ĐNGV tiểu học nói riêng luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Sở GD&ĐT, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện; sự phối hợp đồng bộ, có hiệu quả, sự đồng thuận cao của các ban ngành, đoàn thể và nhân dân trên địa bàn. Trong những năm qua, Phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Linh đã tham mưu với các cấp để thực hiện nhiệm vụ từng năm học của ngành và nhiệm vụ giáo dục đào tạo cũng như phát triển ĐNGV tại các trường tiểu học theo lộ trình đề ra tại Kế hoạch 229/KH-UBND ngày 17/3/2016 của UBND huyện về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-HĐND ngày 28/12/2016 của HĐND huyện khóa V kỳ họp thứ 3 về việc phát triển GD&ĐT giai đoạn 2015 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2025. Các chương trình quản lý, phát triển ĐNGV tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện đã được phòng GD&ĐT huyện tham mưu cho huyện ủy, HĐND, UBND huyện lồng ghép trong các kế hoạch, đề án như: Đề án quy hoạch và phát triển hệ thống trường dân tộc nội trú và bán trú trên địa bàn 52 huyện Vĩnh Linh; Đề án thi tuyển cán bộ quản lý và các kế hoạch về luân chuyển, bổ nhiệm, tuyển đội ngũ; Kế hoạch số 18/KH-UBND về thực hiện đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 – 2020 và định hướng đến 2025” theo Kế hoạch số 5171/KH-UBND ngày 05/12/2016 của UBND tỉnh Quảng Trị, Đề án xây dựng trường kiểu mẫu; Xây dựng “Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo” trên địa bàn với các cơ quan phối hợp như Huyện đoàn, Liên đoàn Lao động Phòng GD&ĐT đã phối hợp với các ngành hữu quan, ban hành các Kế hoạch liên ngành về thực hiện Chương trình công tác từng năm học; tổ chức quán triệt và đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh lồng ghép vào việc triển khai phong trào thi đua “ Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” do Bộ GD&ĐT phát động phù hợp với đặc thù của từng trường tiểu học trên địa bàn. Huyện đã tổ chức việc học tập chính trị đầu năm học nghiêm túc cho 100% cán bộ giảng viên, nhân viên nhằm nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức nhà giáo, đạo đức công vụ của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp. Xây dựng kế hoạch tổ chức tuần sinh hoạt tập thể đầu năm học cho cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh trong toàn ngành nói chung và các trường tiểu học trên địa bàn nói riêng. Chỉ đạo tất cả các trường tập trung xây dựng “Quy chế văn hóa trường học”, triển khai phổ biến, học tập nghiêm túc quy chế văn hóa học đường, văn hóa công sở trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và học sinh tại các trường tiểu học, tạo sự chuyển biến tích cực trong lễ tiết, tác phong và ứng xử, dân chủ hóa trường học, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, văn minh, lành mạnh. 53 Tóm lại, nhận thức được vai trò quyết định của ĐNGV tại các trường tiểu học trên địa bàn đối với chất lượng giáo dục, huyện Vĩnh Linh đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp trong hoạt động QLNN về đội ngũ này. Đẩy mạnh phong trào xã hội hóa giáo dục, khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập từ cơ sở, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh, tạo được sức mạnh tổng hợp, toàn dân quan tâm chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung và cấp bậc tiểu học nói riêng. 2.3.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch đối với đội ngũ giáo viên tiểu học Trong thời gian qua, công tác lập quy hoạch, kế hoạch đối với ĐNGV tiểu học ở huyện Vĩnh Linh đã có sự phối hợp khá chặt chẽ giữa phòng GD&ĐT và phòng Nội vụ. Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch đối với ĐNGV tiểu học trên cơ sở duyệt kế hoạch về quy mô trường lớp, kế hoạch biên chế đội ngũ cán bộ, giáo viên của các trường (vào tháng 3-4 hàng năm), từ đó có kế hoạch tuyển dụng ĐNGV. Trong đó việc lập quy hoạch, kế hoạch, phòng GD&ĐT, phòng Nội vụ đã bám sát vào kế hoạch của các trường, đã xác định được cơ cấu, định mức, nhu cầu bổ sung giáo viên ở các bộ môn, số giáo viên trong biên chế, hợp đồng, nghỉ hưu...trong toàn huyện, từ đó có kế hoạch tuyển dụng kịp thời. Công tác quy hoạch đối với ĐNGV tiểu học tại các trường trên địa bàn huyện Vĩnh Linh trong thời gian qua có kết quả như sau: 54 Bảng 2.3: Thực trạng quy hoạch đối với đội ngũ giáo viên tại các trƣờng tiểu học trên địa bàn huyện Vĩnh Linh TT Nội dung Kết quả thực hiện Yếu Kém Trung bình Khá Tốt 1 Xác định đúng mục tiêu phát triển ĐNGV đến năm 2020 3 18 87 30 12 2 Xây dựng kế hoạch, quy hoạch đối với ĐNGV ở các trường tiểu học có tính khả thi 15 27 45 48 15 3 Xây dựng được tiêu chuẩn giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp GVTH ở các trường tiểu học 3 12 15 90 30 4 Dự kiến các nguồn lực thực hiện quy hoạch, kế hoạch 9 18 48 54 21 5 Lựa chọn các giải pháp thực hiện quy hoạch, kế hoạch 21 30 48 36 15 6 Quy hoạch luôn được xem xét, bổ sung, điều chỉnh, đảm bảo tính khoa học và thực tiễn, thúc đẩy được sự phấn đấu vươn lên của cán bộ, giáo viên 9 30 45 39 27 (Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài) Trong những năm qua, huyện Vĩnh Linh đã thực hiện quy hoạch phát triển ĐNGV, bắt đầu bằng việc căn cứ vào yêu cầu chất lượng nguồn nhân lực, quy mô phát triển các nhà trường để xác định nhu cầu về số lượng, cơ cấu và chất lượng ĐNGV. Trên cơ sở phân tích thực trạng ĐNGV hiện có mà lập kế hoạch tuyển chọn, kế hoạch sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển ĐNGV. 55 Hàng năm huyện đều tổ chức tuyển dụng thêm giáo viên nhưng số lượng giáo viên vẫn còn thiếu so với định mức của Bộ. Tình trạng thiếu giáo viên ở một số trường kéo dài làm ảnh đến việc điều hành, sắp xếp chuyên môn, cử giáo viên đi học nâng cao... Mặt khác, việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch đối với ĐNGV các nhà trường chưa được thường xuyên tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn phát triển của các nhà trường. Tuy nhiên, nhìn vào bảng số liệu trên, tác giả nhận thấy công tác “lựa chọn giải pháp thực hiện quy hoạch, kế hoạch” và công tác “quy hoạch được xem xét bổ sung, điều chỉnh, đảm bảo tính khoa học và thực tiễn” chưa được đánh giá cao. Quy hoạch đối với ĐNGV tại các trường tiểu học chủ yếu dựa vào kế hoạch năm học chưa quan tâm nhiều đến kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường theo giai đoạn 5-10 năm và theo tiêu chí của trường đạt chuẩn quốc gia; chưa làm tốt công tác dự báo, khi quy hoạch phát triển ĐNGV chưa thực sự quan tâm đến cơ cấu và chất lượng ĐNGV, chưa có những tính toán cụ thể và khoa học. Bên cạnh đó, công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch, quy hoạch ĐNGV của các nhà trường chưa được thường xuyên tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm và điều chỉnh cho phù hợp với kế hoạch phát triển nhà trường hàng năm. 2.3.3. Tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giáo viên tiểu học trên địa bàn huyện Vĩnh Linh Triển khai thực hiện Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lí viên chức; Thông tư số 16/2012/TT-BNV ngày 28/12/2012 của Bộ Nội vụ ban hành Quy chế thi tuyển, xét tuyển viên chức; Thông tư số 14/2012/TT-BNV ngày 18/12/2012 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 41/2012/NĐ-CP 56 ngày 8/5/2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập. Hàng năm, phòng GD&ĐT phối hợp với phòng Nội vụ hướng dẫn các trường xây dựng kế hoạch biên chế, tổng hợp trình UBND huyện, Sở Nội vụ và Sở GD&ĐT phê duyệt, việc tuyển chọn được áp dụng theo hình thức xét tuyển. Trước khi xét tuyển chọn giáo viên có sự thông báo, công khai về hình thức tuyển chọn, điều kiện, tiêu chuẩn và thủ tục hồ sơ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Giáo viên được tuyển dụng cơ bản có phẩm chất đạo đức, trình độ nghiệp vụ sư phạm; tuyển dụng giáo viên do Hội đồng xét tuyển công chức, viên chức của tỉnh tổ chức. Việc tuyển dụng giáo viên được thực hiện đảm bảo công khai, chặt chẽ, đúng quy định. Đối với công tác phân công, sử dụng ĐNGV tiểu học ở huyện Vĩnh Linh, nhìn chung ĐNGV đảm bảo tỉ lệ bố trí giáo viên/lớp theo quy định Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV, ngày 23/8/2006 của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ, bố trí đảm bảo giáo viên trực tiếp giảng dạy. Việc sử dụng ĐNGV của các nhà trường trong những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định, trên quan điểm “đúng người, đúng việc”, “đúng chuyên môn, đúng khả năng”, không những đã phát huy được hết năng lực của ĐNGV mà còn làm cho môi trường làm việc thoải mái, giúp họ làm việc nhiệt tình hơn trong giảng dạy và hoàn thành tốt mục tiêu, nhiệm vụ của trường đề ra. ĐNGV dần trẻ hóa được đào tạo chính quy và thực hiện dạy các môn tự chọn ngoại ngữ (Tiếng Anh), tin học ở những nơi có điều kiện, ngoài việc đảm bảo đủ thời lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp. Nhiều hiệu trưởng phân công, bố trí giáo viên chưa đánh giá hết năng lực giáo viên nên không phát huy năng lực sở trường, phân công chồng chéo, chưa chú ý năng lực khác để phục vụ các hoạt động phong trào ngoại khóa. 57 Bảng 2.4: Thực trạng tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Vĩnh Linh TT Nội dung Kết quả thực hiện Yếu Kém Trung bình Khá Tốt 1 Xây dựng được tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực của ĐNGV ở các trường tiểu học 3 6 39 45 57 2 Thực hiện sắp xếp sử dụng ĐNGV ở các trường tiểu học theo đúng quy định 6 39 33 39 33 3 Thực hiện công tác luân chuyển giáo viên từ trường thừa sang trường thiếu theo đúng quy định phù hợp với từng trường 0 18 54 54 24 4 Việc luân chuyển thực sự động viên, khích lệ được ĐNGV ở các trường tiểu học để yên tâm công tác 9 18 63 33 27 5 Luân chuyển ĐNGV ở các trường tiểu học đúng nguyện vọng và hoàn cảnh của giáo viên 18 39 33 36 24 6 Bố trí giáo viên thành các tổ chuyên môn trong nhà trường 6 12 18 36 78 7 Các tổ trưởng, nhóm trưởng là các giáo viên có năng lực và uy tín 12 15 21 15 78 8 Phân công giảng dạy phù hợp với chuyên môn và sở trường của giáo viên 15 45 36 45 27 9 Phân công giáo viên căn cứ vào vị trí nhu cầu của từng nhà trường 9 18 42 63 18 10 Phát huy được tiềm năng giáo viên qua công việc 18 9 24 72 27 (Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài) 58 Theo khảo sát, điểm trung bình cộng đạt được là 3.56, hoạt động tuyển chọn và sử dụng ĐNGV tại huyện Vĩnh Linh được xếp hạng có mức độ thực hiện đạt trung bình khá. Trong đó, các nhà trường đã thực hiện tốt nhất nội dung Bố trí giáo viên thành các tổ chuyên môn trong nhà trường (4.1) và thực hiện kém nhất ở nội dung Luân chuyển đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học đúng nguyện vọng và hoàn cảnh của giáo viên. Điều này cũng cho thấy điểm mạnh và điểm yếu trong khâu tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giáo viên tiểu học tại địa phương. Biểu đồ 2.4: Đánh giá công tác luân chuyển ĐNGV các trƣờng tiểu học trên địa bàn huyện Vĩnh Linh (Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài) Nhìn vào biểu đồ trên, nhận thấy có tới 60% đánh giá công tác luân chuyển ĐNGV chưa thực sự tốt. Công tác đã được thực hiện song chưa triệt để, nhiều trường vẫn còn thiếu giáo viên trong khi đó có trường thừa giáo viên, có nhiều GVTH có nguyện vọng luân chuyển về những trường gần nhà nhưng không được luân chuyển. Tóm lại, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tuyển dụng và sử dụng ĐNGV tiểu học vẫn còn gặp phải nhiều vướng mắc, bất cập. Nghị định 59 số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với sự nghiệp công lập; nhưng thực tế, từ khi các văn bản đã ban hành đến nay, các cơ quan QLNN chưa giao quyền cho hiệu trưởng. Vì vậy, các trường tiểu học vẫn chịu sự chi phối quyền hạn về công tác tuyển chọn giáo viên hàng năm mà chỉ được giao quyền sử dụng lao động, dẫn đến tình trạng giáo viên được tuyển chọn chỉ đáp ứng nhu cầu về số lượng, chưa chú trọng về chất lượng ĐNGV. Việc tuyển dụng giáo viên còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: số giáo viên cần tuyển vào biên chế so với tổng số cán bộ, công chức của huyện do UBND tỉnh quy định và số lượng viên chức được tuyển vào biên chế do UBND tỉnh cho phép thực hiện hàng năm ở mỗi địa phương. Điều này ảnh hưởng đến việc chủ động trong tuyển chọn giáo viên đảm bảo về số lượng, chất lượng và cơ cấu giáo viên. Ngoài ra, trong công tác phân công, sử dụng còn hiện tượng “nể nang”, thiên về tình cảm, những người có năng lực có thể không được phân công đúng sở trường và chưa phát hiện, phát huy những nhân tố tích cực để bồi dưỡng lực lượng nòng cốt nhằm thúc đẩy phong trào dạy và học, góp phần phát triển ĐNGV, nâng cao chất lượng giáo dục. 2.3.4. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên tiểu học Công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV tiểu học là một biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ. Vì vậy, ngành GD&ĐT huyện Vĩnh Linh coi trọng việc đào tạo bồi dưỡng không những về chuyên môn, mà còn chú ý bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị và kiến thức quản lý giáo dục. Bản chất của công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV là nâng cao phẩm chất và năng lực cho ĐNGV để họ có đủ điều kiện mang tính tự thân trong việc hoàn thành nhiệm vụ, quyền lợi của họ. 60 Nhiều năm qua, ngành tập trung công tác bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng chu kì thường xuyên, nâng cao trình độ lý luận, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm thông qua việc khảo sát, lập quy hoạch tạo nguồn, cử giáo viên đi đào tạo, bồi dưỡng và tổ chức các chuyên đề về đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học và đưa vào tiêu chí thi đua khen thưởng cuối năm. Do vậy, mà trong số nội dung khảo sát, có 02 nội dung được cán bộ quản lý cũng như ĐNGV đánh giá cao: Biểu đồ 2.5: Đánh giá về công tác đào tạo, bồi dƣỡng ĐNGV tiểu học trên địa bàn huyện Vĩnh Linh (Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài) Sở dĩ nội dung Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng được xác định có tính khả thi đạt mức điểm đánh giá cao là do đều đặn hàng năm Phòng Nội vụ, Phòng Kế hoạch tài chính, Phòng GD&ĐT cùng nhau tham mưu, xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và GVTH. Hoạt động đào tạo bồi dưỡng đã được triển khai theo kế hoạch, quy hoạch của Phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Linh và đã đáp ứng kịp thời yêu cầu về cán bộ quản lý và ĐNGV, góp phần nâng cao trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn cho đội ngũ. 61 Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cụ thể như: - Tự bồi dưỡng: bồi dưỡng về quy chế chuyên môn; bồi dưỡng về nội dung, chương trình và sách giáo khoa mới; bồi dưỡng về đổi mới phương pháp giảng dạy; bồi dưỡng đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh; bồi dưỡng cách sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học, công nghệ thông tin; bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác chủ nhiệm; báo cáo chuyên đề, sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. - Hoạt động bồi dưỡng thường xuyên: + Học tập trung 2-3 ngày tại Sở GD&ĐT nghe hướng dẫn kết hợp thảo luận; + Tổ chức học tập bồi dưỡng tại các trường thông qua các tổ nhóm chuyên môn: Sinh hoạt chuyên đề theo tổ nhóm; hội giảng trên lớp, dự giờ rút kinh nghiệm; Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, viết sáng kiến kinh nghiệm; + Mời các giảng viên, báo cáo viên của Bộ GD&ĐT, của trung ương, tỉnh ngoài về tập huấn, bồi dưỡng cho ĐNGV; + Đưa cán bộ, giáo viên đi học tập kinh nghiệm ở huyện ngoài, tỉnh ngoài. Biểu đồ 2.6: Đánh giá về hoạt động bồi dƣỡng, đào tạo đối với ĐNGV tiểu học trên địa bàn huyện

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_doi_ngu_giao_vien_cac_truo.pdf
Tài liệu liên quan