Luận văn Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk

LỜI CAM ĐOAN . 2

LỜI CẢM ƠN . 3

MỤC LỤC . 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT. 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU . 7

MỞ ĐẦU. 8

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU

TƯ . 15

1.1. Cơ sở lý luận về dự án đầu tư. 15

1.2. Quản lý nhà nước về các dự án đầu tư . 30

Tiểu kết Chương 1.52

Chương 2. THỰC TRẠNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI

DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK. 53

2.1. Điều kiện tự nhiên và những kết quả đạt được trong quản lý nhà nước đối với dự án

đầu tư trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk . 53

2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong

thời gian qua . 62

2.3. Đánh giá quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk . 76

Tiểu kết Chương 2.89

Chương 3. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN

LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK . 90

3.1. Quan điểm, định hướng về dự án đầu tư . 90

3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về dự án đầu tư trên địa bàn

tỉnh tỉnh Đắk Lắk. 95

pdf114 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 419 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
háp luật và đưa ra được các quyết định đúng đắn. Bên cạnh đó, công tác QLNN đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức không những có trình độ chuyên môn vững vàng mà còn phải có đạo đức nghề nghiệp. Nếu bộ máy QLNN hội tụ được những người có năng lực về chuyên môn, có trách nhiệm trong công việc sẽ đưa ra được nhiều quyết sách đúng đắn, đưa ra được nhiều biện pháp quản lý ngân sách hữu hiệu, giúp nâng cao được hiệu quả dự án đầu tư ở địa phương. Đạo đức và trình độ của người quản lý, cán bộ, công chức trong bộ 51 máy QLNN là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp và mang tính quyết định tới hiệu quả QLNN. Thứ hai, tổ chức bộ máy nhà nước về quản lý NSĐP, nếu bộ máy nhà nước quản lý ngân sách ở địa phương được tổ chức khoa học, có sự phân công, phân cấp cụ thể, rõ ràng thì sẽ làm giảm chi phí quản lý, nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc, tránh được việc thất thoát NSNN. Các cơ quan quản lý có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, không chồng chéo sẽ nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và gắn trách nhiệm giải trình đối với từng cơ quan, tránh được hiện tượng khi xảy ra hậu quả không có cơ quan nào chịu nhận trách nhiệm. Thứ ba, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và các đơn vị trong công tác quản lý, điều hành hoạt động DAĐT hết sức quan trọng. Nếu các cơ quan, đơn vị phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng và đoàn kết, không đùn đẩy trách nhiệm thì sẽ đẩy nhanh quá trình hoàn tất thủ tục đầu tư, tiết kiệm được thời gian, nâng cao chất lượng và uy tín về công tác quả QLNN, tránh được đơn từ khiếu nại, tố cáo của các doanh nghiệp, Thứ tư, làm công khai minh bạch và trách nhiệm giải trìnhmlà một trong những nhân tố ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của bộ máy QLNN. Công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình vừa là yêu cầu, vừa là điều kiện, động lực để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác QLNN. 1.2.4.2. Các nhân tố thuộc về đối tượng quản lý QLNN đối với dự án đầu tư diễn ra ở nhiều lĩnh vực, liên quan đến nhiều chủ thể và trong điều kiện môi trường luôn biến động, có nhiều chủ thể cùng tham gia vào hoạt động dự án đầu tư, do đó công tác QLNN thường gặp nhiều khó khăn. Các đối tượng quản lý có ý thức tuân thủ pháp luật sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác QLNN. Các chủ đầu tư, nhà thầu nhận thức 52 được trách nhiệm và quyền lợi trong thực hiện dự án, tuân thủ đúng quy định...sẽ tạo thuận lợi cho việc thực hiện dự án, giải ngân, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn. Các đơn vị dự toán chấp hành nghiêm kỷ luật tài khóa, đảm bảo chi tiêu tiết kiệm và hiệu quả sẽ góp phần nâng cao hiệu quả QLNN. Tiểu kết Chương 1 Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở khoa học về và quản lý nhà nước đối với DAĐT, đồng thời chỉ rõ đặc điểm, vai trò, nội dung, những nhân tố tác động đến quản lý nhà nước đối với DAĐT. Trong đó, để thực hiện tốt công tác QLNN đối với DAĐT cần chú trọng đến vai trò, trách nhiệm của Cơ quan QLNN đối với các DAĐT, vì đây là yếu tố quan trọng góp phần tạo môi trường đầu tư thuận lợi, góp phần phát triển KT – XH cho địa phương. 53 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Điều kiện tự nhiên và những kết quả đạt được trong quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk ảnh hưởng đến dự án đầu tư 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên Tỉnh Đắk Lắk có diện tích tự nhiên khoảng 13.085 km2, dân số gần 1,7 triệu người, với gần 49 dân tộc khác nhau cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 29,5% dân số toàn tỉnh. Tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 13 huyện. Trong đó có 184 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 152 xã, 20 phường và 12 thị trấn [48]. Địa hình của tỉnh rất đa dạng: nằm ở phía Tây và cuối dãy Trường Sơn, là một cao nguyên rộng lớn, địa hình dốc thoải, lượn sóng, khá bằng phẳng xen kẽ với các đồng bằng thấp ven theo các sông chính. Địa hình của tỉnh có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc.Khí hậu toàn tỉnh được chia thành hai tiểu vùng. Vùng phía Tây Bắc có khí hậu nắng nóng, khô hanh về mùa khô; vùng phía Đông và phía Nam có khí hậu mát mẻ, ôn hoà. Khí hậu sinh thái nông nghiệp của tỉnh được chia ra thành 6 tiểu vùng: một trong những tài nguyên lớn được thiên nhiên ưu đãi cho Đắk Lắk đó là tài nguyên đất. Toàn tỉnh có diện tích tự nhiên là 13.085 km2, trong đó chủ yếu là nhóm đất xám, đất đỏ bazan và một số nhóm khác như: đất phù sa, đất gley, đất đen. Với những đặc điểm về khí hậu - thủy văn và với 3 hệ thống sông ngòi phân bố tương đối đều trên lãnh thổ (hệ thống sông Srepốk; hệ thống sông 54 Ba,hệ thống sông Đồng Nai) cùng với hàng trăm hồ chứa và 833 con suối có độ dài trên 10 km, đã tạo cho Đắk Lắk một mạng lưới sông hồ khá dày đặc. Đắk Lắk không những được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên đất, rừng mà còn rất phong phú và đa dạng về các loại hình khoáng sản. Trên địa bàn tỉnh có nhiều mỏ khoáng sản với trữ lượng khác nhau, nhiều loại quý hiếm. Như sét cao lanh (ở M’Drắk, Buôn Ma Thuột - trên 60 triệu tấn), sét gạch ngói (Krông Ana, M’Drắk, Buôn Ma Thuột - trên 50 triệu tấn), vàng (Ea Kar), chì (Ea H’Leo), phốt pho (Buôn Đôn), Than Bùn (Cư M’Gar), đá quý (Opan, Jectit), đá ốp lát, đá xây dựng, cát xây dựng... phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh. Đây là một trong những điều kiện tự nhiên thiên mà Đắk Lắk được ưu đãi để thu hút các Nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư tại tỉnh. Hiện nay, Đắk Lắk là điểm đến của các nhà đầu tư quan tâm đến các dự án có liên quan về năng lượng tái tạo, du lịch, các dự án nhà ở hiện đại, khu đô thị 2.1.1.2. Điều kiện kinh tế Tỉnh Đắk Lắk nằm ở độ cao từ 400m- 600m so với mặt biển, có vùng đất bazan rộng lớn, tương đối bằng phẳng và rất màu mỡ, thích hợp với các loại cây công nghiệp, hiện có 210.000 ha cà phê với sản lượng 350.000 tấn nhân, nhiều nhất cả nước. Sản phẩm cà phê của tỉnh chiếm tỷ trọng 70% tổng giá trị kinh tế của ngành nông nghiệp. Diện tích cao su khoảng 25.000 nghìn ha với sản lượng mủ khai thác 17.000 tấn mủ khô/năm. Diện tích cây bông vải đạt trên12.000 ha, cao nhất cả nước. Ngành công nghiệp của tỉnh phát triển chủ yếu ở các lĩnh vực chế biến nông sản với quy mô vừa và nhỏ, trên địa bàn có Nhà máy Thuỷ điện Đray H'linh với công suất 12 MW. Hiện nay, Nhà nước đang đầu tư xây dựng công trình thuỷ điện Buôn Kuốp công suất 260 MW và công trình thuỷ điện Đray H'linh 2 với công suất 18 MW trên 55 dòng sông Sêrêpốc. Là một tỉnh có tiềm năng lớn về kinh tế, tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng, phong phú, đặc biệt có diện tích đất và rừng khá lớn, có lợi thế trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Từ năm 2010 đến nay, tình hình Đắk Lắk có những khó khăn, bất lợi, nhất là thiên tai, hạn hán và lũ lụt, giá một số mặt hàng nông sản chủ lực như cà phê, hồ tiêu giảm đã tác động xấu đến sản xuất và đời sống, song nhịp độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân giai đoạn 2010 - 2016 đạt 7,98% cao hơn bình quân chung của cả nước. Sản xuất nông nghiệp, công nghiệp có bước phát triển khá; các ngành dịch vụ có những chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng xã hội; thị trường nông thôn nhìn chung có sự phát triển đáng kể, cơ bản đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân. Kết cấu hạ tầng phát triển khá nhanh, đã tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Các vấn đề xã hội, y tế, giáo dục từng bước có những thay đổi lớn, tích cực. Có được những kết quả trên, trước hết là sự cố gắng của tất cả nhân dân trong tỉnh, các cơ quan chức năng đã phối hợp và tranh thủ sự giúp đỡ của các Bộ, ngành có liên quan. Năm 2010-2018, tỉnh chủ động mời 2 đoàn ngoại giao gồm, tổng lãnh sự của Việt Nam trước khi nhận nhiệm vụ tại các nước đến thăm và làm việc với lãnh đạo, các doanh nghiệp của tỉnh, giúp thực hiện nhiệm vụ quảng bá thông tin với bên ngoài về tiềm năng đất nước, con người; về nhu cầu phát triển kinh tế, văn hoá-xã hội của địa phương, cũng như các thông tin về năng lực, tư cách pháp nhân của các đối tác nước ngoài. Trên thực tế, tỉnh đã kêu gọi đầu tư từ thị trường các nước có truyền thống quan hệ với Việt Nam, như: Trung Quốc, Nga, Bulgarie và thị trường các nước châu Á, các nước trong khối ASEAN. Hàng năm, tỉnh đã cử các đoàn cán bộ đi nghiên cứu tìm hiểu thị 56 trường, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kết hợp thông tin giới thiệu với các đối tác tại các nước: Thái Lan, Singapore, Malaysia, Trung Quốc, Úc, Pháp, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... về chính sách mở cửa đầu tư của Việt Nam nói chung và các chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, du lịch của tỉnh nói riêng. Cùng với việc tranh thủ nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA), tỉnh đã có nhiều cố gắng trongviệc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trong điều kiện tình hình an ninh chính trị diễn biến khá phức tạp, do một số phần tử quá khích bị các thế lực thù địch bên ngoài lợi dụng. 2.1.1.3. Về điều kiện xã hội, dân cư Dân số tỉnh phân bố không đồng đều trên địa bàn các huyện, dân số toàn tỉnh tính đến năm 2012 đạt 1.796.666 người, mật độ dân số đạt hơn 137 người/km². Trong đó, dân số sống tại thành thị đạt 432.458 người, dân số sống tại nông thôn đạt 1.364.208 người. Cộng đồng dân cư Đắk Lắk gồm 47 dân tộc. Trong đó, người Kinh chiếm trên 70%; các dân tộc thiểu số như Ê Đê, M'nông, Thái, Tày, Nùng... chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh, [8] chủ yếu ở thành phố Buôn Ma Thuột, thị trấn, huyện lỵ, ven các trục Quốc lộ 14, 26, 27 chạy qua như Krông Búk, Krông Pắc, Ea Kar, Krông Ana. Các huyện có mật độ dân số thấp chủ yếu là các huyện đặc biệt khó khăn như Ea Súp, Buôn Đôn, Lắk, Krông Bông, M’Đrắk, Ea H’leo v.v Trên địa bàn tỉnh, ngoài các dân tộc thiểu số tại chỗ còn có số đông khác dân di cư từ các tỉnh phía Bắc và miền Trung đến Đắk Lắk sinh cơ lập nghiệp. Đắk Lắk là tỉnh có nhiều dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc có những nét đẹp văn hoá riêng. Trong những năm gần đây, dân số của Đắk Lắk có biến động do tăng cơ học, chủ yếu là di dân tự do, điều này đã gây nên sức ép lớn cho tỉnh về giải quyết đất ở, đất sản xuất và các vấn đề đời sống xã hội, an ninh trật tự và môi trường sinh thái, điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến 57 vấn đề bố trí quỹ đất cho các Nhà đầu tư đến tham gia đầu tư tại tỉnh. 2.1.2. Những kết quả đạt được về dự án đầu tư tại tỉnh Đắk Lắk Theo Sở Kế hoạch và Đâu tư tỉnh Đắk Lắk, từ năm 2015 đến năm 2019, UBND tỉnh đã quyết định lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức quyết định chủ trương đầu tư và hình thức đấu thầu là 271 dự án. Trong đó, năm 2015 là 18 dự án, tổng vốn đăng ký 1.092,4 tỷ đồng; năm 2016 là 62 dự án, tổng vốn đăng ký khoảng 1.530 tỷ đồng; năm 2017 là 77 dự án, tổng vốn đăng ký 2.993 tỷ đồng; năm 2018 là 60 dự án với tổng vốn đăng ký 9.263,6 tỷ đồng; đáng chú ý đến năm 2019 có 99 dự án đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký 12.180,83 tỷ đồng. Bảng 2.1. Số lượng dự án và tổng số vốn đầu tư dự án trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2015-2019 Năm Dự án Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng) 2015 18 1,092,4 2016 62 1.530,76 2017 77 2.993 2018 60 9.263,6 2019 54 12.180,83 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk Trong số 271 dự án được tỉnh Đắk Lắk lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức quyết định chủ trương đầu tư từ năm 2015 đến năm 2019 thì đến nay có 91 dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, 12 dự án chậm triển khai hoạt 58 động do vướng các khó khăn về mặt quy hoạch, các phương án đền bù giải phóng mặt bằng cho người dân Nhìn chung số lượng các DAĐT tăng dần qua từng năm, tuy nhiên trong năm 2019 số lượng dự án giảm xuống vì lý do một số cơ chế chính sách về đất đai còn chồng chéo dẫn đến việc cơ quan QLNN về DAĐT còn gặp khó khăn trong khâu xử lý hồ sơ dự án cho các doanh nghiệp. Đáng chú ý, trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, tỉnh Đắk Lắk đã đón nhận được nhiều dự án đầu tư. Về điện mặt trời, UBND tỉnh phê duyệt Quyết định chủ trương đầu tư 10 dự án, tổng vốn đầu tư 15.523 tỷ đồng. Trong đó, 5 dự án đã hoàn thành và đưa vào vận hành phát điện, tổng vốn đầu tư 4.938 tỷ đồng; 5 dự án đang triển khai thủ tục đầu tư, tổng vốn đầu tư 10.585 tỷ đồng. Các dự án được UBND tỉnh đồng ý chủ trương khảo sát, lập dự án đầu tư là 24 dự án, tổng vốn đầu tư 130.020 tỷ đồng. Về điện gió, hiện tỉnh Đắk Lắk có 29 dự án điện gió với tổng công suất 2.502MW đã được UBND tỉnh đồng ý chủ trương nghiên cứu, khảo sát đo gió để lập dự án; trong đó, có 01 dự án Trang trại Phong điện Tây Nguyên - giai đoạn 1, công suất 28,8MW đã hoàn thành đưa vào vận hành phát điện. Việc thu hút nguồn vốn đầu tư lớn đã thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk phát triển, mang lại nguồn thu cho địa phương. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có một số dự án với quy mô lớn đã hoàn thành xây dựng và đang hoạt động hiệu quả như: Nhà máy điện mặt trời Srêpốk 1 của Công ty CP đầu tư và phát triển điện Đại Hải, vốn đầu tư 1.200 tỷ đồng; Nhà máy điện mặt trời Quang Minh của Công ty CP Điện mặt trời Srêpốk, vốn đầu tư 1.082 tỷ đồng; Nhà máy điện mặt trời kết hợp với nông nghiệp Long Thành Đắk Lắk của Công ty TNHH Đầu tư Long Thành Đắk Lắk 1, vốn đầu tư 1.272,5 tỷ đồng; Trang trại điện mặt trời BMT của Công ty cổ phần năng lượng tái tạo BMT, vốn đầu tư 676 tỷ đồng; Tổ hợp Khách sạn 5 sao của Doanh nghiệp tư 59 nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên, vốn đầu tư 700 tỷ đồng; Khu đô thị Đông Nam tại thị xã Buôn Hồ của Công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại VN Đà Thành, vốn đầu tư 225 tỷ đồng; Trường TH, THCS và THPT Hoàng Việt, vốn đầu tư khoảng 300 tỷ đồng; Trung tâm tổ chức hội nghị, dạ tiệc và thương mại của HTX Thương mại và Dịch vụ Hoàng Lộc, vốn đầu tư 140 tỷ đồng,... 2.1.3. Đánh giá chung Trong những năm gần đây, mặc dù đã đạt được một số kết quả kể trên nhưng các dự án đầu tư còn bộc lộ những mặt hạn chế và gặp nhiều khó khăn, thách thức. Phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nên thường có quy mô hoạt động nhỏ, khả năng cạnh tranh thấp, trình độ quản lý, kiến thức quản trị doanh nghiệp còn hạn chế, chủ yếu hoạt động ở phạm vi thị trường trong tỉnh. Tỉnh Đắk Lắk là địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, kết cấu hạ tầng còn yếu kém, đây là những yếu tố không thuận lợi cho thu hút đầu tư, giữ chân và thu hút nguồn lao động có trình độ cao. Điều này, phần nào ảnh hưởng đến cảm nhận của doanh nghiệp về chất lượng điều hành của tỉnh qua PCI. - Thực hiện thủ tục hành chính (từ khi lập dự án đầu tư đến khi được bàn giao đất) thời gian còn kéo dài. Theo đánh giá của doanh nghiệp thì một số cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ liên quan đến bộ phận “một cửa” có năng lực, trình độ còn yếu, ý thức trách nhiệm chưa cao, đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong thực hiện các thủ tục hành chính. Doanh nghiệp còn tốn nhiều chi phí thời gian để hoàn thiện các thủ tục khi gia nhập thị trường, nhất là các lĩnh vực yêu cầu giấy phép. - Thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai còn nhiều khó khăn. Năng lực một số chủ đầu tư chưa cao, một số chủ đầu tư chưa quyết liệt triển khai thực 60 hiện các biện pháp đẩy nhanh tiến độ dự án đã làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và cơ hội thu hút vốn đầu tư chung của tỉnh, các chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư chưa cụ thể gây khó khăn cho doanh nghiệp khi áp dụng thực hiện. - Tính công khai, minh bạch của môi trường kinh doanh còn hạn chế, doanh nghiệp và nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn tiếp cận các thông tin phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh như: thông tin về TTHC, các tài liệu quy hoạch, tài chính ngân sách, thuế và một số tài liệu khác của tỉnh chưa được công khai, minh bạch, khó cho việc tiếp cận, tìm hiểu, khai thác sử dụng. - Việc thanh tra, kiểm tra nhiều lần và nhiều trường hợp đột xuất trong năm gần đây đã gây phản ứng trong cộng đồng doanh nghiệp và đã gây không ít khó khăn, làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quy trình xử lý thủ tục hành chính của một số cơ quan, đơn vị vẫn còn mất nhiều thời gian, đôi khi có sự hướng dẫn không nhiệt tình, chu đáo và chi tiết của các cán bộ trực tiếp giải quyết. Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại nhiều cơ quan, đơn vị vẫn chưa đảm bảo theo quy định, hướng dẫn. Sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong việc giải quyết các công việc có liên quan đến doanh nghiệp, nhà đầu tư từng lúc, từng nơi vẫn còn chậm, thiếu đồng bộ nhất là trong các lĩnh vực: chuyển quyền sử dụng đất, giao đất, công tác giải phóng mặt bằng, đền bù giải tỏa, chủ trương đầu tư, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện đầu tư và cơ hội sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhà đầu tư. - Thời gian qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản và thực hiện nhiều giải pháp phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cải cách thủ tục hành chính, nhưng thực tế vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, vẫn còn một bộ phận cán bộ, công chức nhũng nhiễu, 61 gây khó khăn cho doanh nghiệp và nhân dân. Kỷ cương hành chính đôi lúc chưa thực hiện nghiêm túc, công tác kiểm tra, giám sát còn hạn chế, làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành, gây tác động tiêu cực đến Chỉ số Chi phí không chính thức. - Việc thực thi các cơ chế, chính sách và các biện pháp cụ thể hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp của các cấp, các ngành còn chậm. Các doanh nghiệp cho rằng: Tỉnh còn ưu tiên khu vực FDI hơn khu vực tư nhân trong nước và ưu đãi với các công ty lớn (nhà nước và tư nhân) gây trở ngại cho hoạt động của doanh nghiệp. Cảm nhận tích cực của doanh nghiệp về thái độ của chính quyền tỉnh đối với khu vực tư nhân chưa cao, việc tổ chức thực thi chủ trương, chính sách, sáng kiến đúng, hay của lãnh đạo tỉnh ở cấp sở, ngành và cấp huyện chưa tốt. Vai trò cầu nối nắm bắt - phản ảnh khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp đến lãnh đạo tỉnh cũng như hiệu quả hoạt động xây dựng, phản biện chính sách, quy định của tỉnh của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Hội doanh nhân trẻ tỉnh và các Hội ngành nghề trên địa bàn tỉnh chưa tương xứng với vai trò của mình. - Các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp còn chậm phát triển. Nhìn chung, chất lượng dịch vụ của các nhà cung cấp còn thấp. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được cung cấp các dịch vụ cũng còn rất hạn chế cả số lượng và chất lượng. Doanh nghiệp ít tin tưởng vào chất lượng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ từ cơ quan QLNN, chẳng hạn như: dịch vụ đào tạo về quản trị kinh doanh, dịch vụ tìm kiếm thông tin thị trường, dịch vụ tư vấn pháp luật, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh. - Chất lượng đào tạo lao động và giới thiệu việc làm chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển và hội nhập kinh tế sâu rộng hiện nay nên phần lớn các 62 doanh nghiệp phải đào tạo lại lao động sau khi tuyển dụng, thiếu lao động có tay nghề cao. - Hệ thống toà án và cơ quan giải quyết khiếu nại hành chính của tỉnh giúp doanh nghiệp giải quyết tranh chấp hiệu quả chưa cao. 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua 2.2.1. Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với dự án đầu tư Ngày 26/11/2014, Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 quy định về hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam và hoạt động đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài. Sau đó hàng năm, Chính phủ đều ban hành Nghị quyết về triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia nhằm tăng cường thu hút dự án đầu tư, trong đó có Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 quy định về chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn việc áp dụng, kiểm soát, công bố điều kiện đầu tư kinh doanh, các biện pháp đầu tư, ưu đãi đầu tư, thủ tục đầu tư, cách thức triển khai hoạt động của dự án đầu tư và quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư. Năm 2016, Chính phủ đã nhấn mạnh nhiệm vụ coi việc hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp giúp triển khai các dự án đầu tư là một trong những nhiệm vụ trọng tâm thông qua việc ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; với mục tiêu xây dựng doanh nghiệp Việt Nam có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, cả nước có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động. 63 Triển khai chủ trương này, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Quyết định số 32/2016/QĐ-UBND quy định về trình tự và cơ chế phối hợp giải quyết thủ tục đầu tư dự án có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, trong đó mục tiêu của quyết định này nêu rõ mục tiêu là nâng cao trách nhiệm xử lý thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước, công khai, minh bạch, nhanh chóng và đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, phù hợp với chủ trương của Nhà nước về cải cách thủ tục hành chính; từng quá trình thực hiện dự án đầu tư để nhà đầu tư nắm bắt quy trình đầu tư Trong 02 năm 2014-2015, khi các luật mới như: Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu (2013), Luật Đất Đai (2013), Luật Xây dựng (2014) và các Nghị định, thông tư hướng dẫn có liên quan có hiệu lực, HĐND, UBND tỉnh Tỉnh Đắk Lắk đã kịp thời sửa đổi, bổ sung và ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về dự án đầu tư, như: - Các Nghị quyết của HĐND tỉnh: Nghị quyết số 170/2015/NQ- HĐND về quy định mức hỗ trợ từ NSNN để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Tỉnh Đắk Lắk; Nghị quyết số 158/2015/NQ- HĐND về việc điều chỉnh, bổ sung kết hoạch DAĐT 2015; Nghị quyết số 180/2015/NQ-HĐND về giao chỉ tiêu dự án đầu tư 2016; Nghị quyết số 36/2016/NQ- HĐND về giao chỉ tiêu kế hoạch dự án đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020. - Các Quyết định, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của UBND tỉnh, như: Quyết định số 59/2014/QĐ-UBND ngày 28/01/2014 quy định thẩm quyền thẩm định, quyết định đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Tỉnh Đắk Lăk; Quyết định số 2688/QĐ-UBND ngày 29/08/2014 quy định thẩm quyền thẩm định, phê duyệt hồ sơ đấu thầu các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Tỉnh Đắk Lắk; Hướng dẫn số 1756/HD-UBND ngày 12/03/2015 của UBND tỉnh 64 về trình tự thẩm định và phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Tỉnh Đắk Lắk; Văn bản số 7309/UBND-CNN ngày 10/09/2015 về triển khai thực hiện Nghị quyết số 168/2015/NQ-HĐND ngày 16/7/2015 của HĐND tỉnh quy định về tiêu chí dự án trọng điểm nhóm C. - Ngoài ra, UBND tỉnh cũng đã giao cho các Sở: KH&ĐT, Xây dựng, Tài chínhphải có những văn bản hướng dẫn theo chuyên ngành, nhằm bảo đảm tính chặt chẽ và cụ thể trong quản lý lĩnh vực dự án đầu tư. Đây là những công cụ pháp lý quan trọng, cụ thể hóa việc thực hiện các quy định pháp luật về dự án đầu tư ở Tỉnh Đắk Lăk, giúp chính quyền các cấp thuận lợi hơn trong QLNN về dự án đầu tư. Mặt khác, đây cũng là cơ sở để kiểm tra, giám sát và xử lý sai phạm, phòng ngừa lãng phí, thất thoát, tham nhũng. Trước tình hình khó khăn của doanh nghiệp trong giai đoạn vừa qua, tỉnh Đắk Lắk đã triển khai các giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp do Trung ương ban hành và chủ động ban hành một số chính sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, cụ thể như sau: - Ban hành Nghị quyết số 27/2011/NQ-HĐND ngày 22/12/2011 của HĐND tỉnh về chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2012-2015. Nghị quyết này quy định chính sách khuyến khích, hỗ trợ về đào tạo lao động, lãi vay tín dụng, xây dựng đường giao thông, đường điện hạ thế cho các DAĐT thuộc lĩnh vực ưu tiên kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 20/2012/QĐ-UBND ngày 26/6/2012 của UBND tỉnh hướng dẫn việc thực hiện các thủ tục để được hưởng chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư theo Nghị quyết số 27/2011/NQ-HĐND. Trong giai đoạn 2016 – 2020, để đảm bảo nguồn lực cho đầu tư phát triển và thực hiện các chính sách trọng tâm khác, HĐND tỉnh đã thống nhất không tiếp tục xây dựng 65 chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh cho giai đoạn này. - Ban hành Quy chế quản lý doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh (kèm theo Quyết định số 06/2012/QĐ-UBND ngày 15/3/2012 của UBND tỉnh), một trong những mục tiêu của Quy chế này nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_du_an_dau_tu_tai_dia_ban_t.pdf
Tài liệu liên quan