TRANG PHỤ BÌA Trang
LỜI CAM ĐOAN . 1
LỜI CÁM ƠN 2
MỤC LỤC . 3
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC CÁC BẢNG 5
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ . 6
MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ 9
1.1. Tổng quan về hộ kinh doanh cá thể 9
1.1.1. Hộ kinh doanh 9
1.1.2. Đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể . 10
1.1.3. Vai trò của hộ kinh doanh cá thể trong nền kinh tế . 12
1.1.4. Thương mại . 15
1.1.4.1 Khái niệm . 15
1.1.4.2 Đặc điểm của thương mại 17
1.1.5. Dịch vụ 18
1.1.5.1 Khái niệm . 18
1.1.5.2 Đặc điểm của dịch vụ . 20
1.1.6. Thương mại – dịch vụ . 22
1.1.6.1. Đặc điểm của thương mại – dịch vụ . 22
1.1.6.2. Vai trò của thương mại – dịch vụ trong nền kinh tế 24
115 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 451 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh cá thể tại quận Tân Phú - Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gây ô nhiễm môi trường di
dời hoặc chuyển đổi ngành nghề phù hợp với định hướng; hình thành và phát
triển các tuyến đường chuyên doanh; chú trọng phát triển các ngành sản xuất
có hàm lượng chất xám, các ngành thương mại - dịch vụ có giá trị gia tăng
cao Qua đó, kinh tế quận tiếp tục phát triển, cơ cấu ngành kinh tế từng
bước chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng thương mại - dịch vụ. Tính
43
đến tháng 6 năm 2017, quận Tân Phú có 17.391 doanh nghiệp và 13.475 hộ
kinh doanh đang hoạt động trên địa bàn quận. Trong đó:
- Doanh nghiệp: 594 doanh nghiệp tư nhân, 11.953 công ty trách nhiệm
hữu hạn, 1.504 công ty cổ phần, 3.020 chi nhánh, kho, phân xưởng (trong đó
có 37 hợp tác xã, chi nhánh hợp tác xã) và 320 văn phòng đại diện
- Hộ kinh doanh: Lĩnh vực kinh tế là 11.871 hộ, lĩnh vực văn hóa là
1.005 hộ, lĩnh vực y tế là 599 hộ
Bảng số liệu 2.1: So sánh số lượng doanh nghiệp và Hộ kinh doanh cá thể
(riêng năm 2012 số liệu được tính đến hết tháng 10/2012)
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
6th2017
DN 8839 10824 12308 13819 14830 16197 17391
Hộ KD 11756 12167 9926 10440 11162 12706 13475
(Nguồn: số liệu từ Phòng Kinh tế quận Tân Phú - TP. Hồ Chí Minh)
Hoạt động TM-DV của quận Tân Phú trong những năm gần đây phát
triển nhanh, mức tăng trưởng khá cao với 6 chợ truyền thống hoạt động ngày
càng ổn định và được đầu tư sửa chữa nâng cấp; các hệ thống siêu thị lớn đều
đặt chi nhánh tại quận với 13 siêu thị đang hoạt động, 3 trung tâm điện máy,
02 trung tâm thương mại quy mô lớn, 74 cửa hàng tiện ích; 07 tuyến đường
chuyên doanh: đường Phú Thọ Hòa chuyên doanh vải sợi (hiện đang được
quận đầu tư hình thành Trung tâm cung cấp vải sợi, nguyên phụ liệu may
mặc trên tuyến đường này), đường Nguyễn Nhữ Lãm chuyên doanh về lĩnh
vực ăn uống, tuyến đường Thoại Ngọc Hầu chuyên doanh xe đạp – xe đạp
điện, tuyến đường Tô Hiệu chuyên doanh xe máy, tuyến đường Trịnh Đình
Trọng chuyên doanh nguyên phục liệu giày dép, ...
Trong những năm qua, kinh tế quận phát triển khá toàn diện và luôn giữ
mức tốc độ tăng trưởng hàng năm, cơ cấu kinh tế quận đang chuyển dịch theo
44
hướng tăng dần tỷ trọng TM-DV trong cơ cấu kinh tế quận. Tính đến năm
2015 tỷ trọng TM-DV đạt 32,08% so với cơ cấu ngành kinh tế của quận. Qua
đó cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng TM-DV đã đi đúng
hướng và cần thiết để nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần cho
nhân dân, tạo ra nhiều việc làm và dịch vụ cung cấp cho nhân dân. Bên cạnh
đó, quận Tân Phú đã đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 tỷ trọng ngành
TM-DV chiếm 41% trong cơ cấu các ngành kinh tế của quận và tốc độ tăng
trưởng bình quân hàng năm ngành TM-DV đạt từ 25% đến 30%/năm.
Bảng số liệu 2.2: So sánh giá trị sản xuất của ngành CN-XD với TM-DV
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
1.Công nghiệp
- Xây dựng
25.739,730 28.741,103 32.883,034 37.857,156 43.103,952
2.Thương mại
- dịch vụ
9.071,237 11.585,336 13.636,255 17.016,445 20.359,709
(Nguồn: số liệu từ Phòng Kinh tế Q. Tân Phú – TP. Hồ Chí Minh; đơn vị tính: tỷ đồng)
Qua bảng số liệu 2.2 cho thấy, giá trị của ngành công nghiệp – xây
dựng và TM-DV đều tăng qua các năm, trong đó ngành TM-DV luôn tăng
cao hơn so với giá trị ngành công nghiệp – xây dựng.
Đến tháng 6/2017, trên địa bàn quận có 17.391 doanh nghiệp thực tế
hiện đang hoạt động với tổng số vốn đầu tư là 44.686,542 tỷ đồng, 13.475 hộ
kinh doanh với tổng vốn đăng ký là 883,146 tỷ đồng. Trong 13.475 hộ kinh
doanh, có 11.871 hộ đăng ký hoạt động về lĩnh vực kinh tế với số vốn đăng
ký là 812,703 tỷ đồng, về lĩnh vực văn hóa là 1.005 hộ với tổng số vốn 53,837
tỷ đồng, lĩnh vực y tế là 599 hộ với tổng số vốn 16,606 tỷ đồng.
Nhằm phát huy thế mạnh của các ngành chủ lực, quận Tân Phú đã quan
tâm, tạo điều kiện để phát huy tốc độ phát triển và cơ cấu của năm ngành
45
hàng chủ lực có giá trị lớn như: sản xuất sản phẩm từ cao su, plastic, sản xuất
chế biến thực phẩm, sản xuất sản phẩm từ kim loại, may mặc, dệt. Qua đó các
ngành hàng đã góp phần quan trọng vào tỷ trọng của kinh tế quận với giá trị
sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng trên 14%/năm, tổng số doanh thu bán ra
và doanh thu dịch vụ tăng trên 26%/năm (bảng số liệu 2.3). Bên cạnh đó, tỷ lệ
thu ngân sách nhà nước hàng năm cũng được tăng lên và dự kiến chỉ tiêu thu
ngân sách năm 2017 đạt 2.188 tỷ đồng (đến tháng 6/2017 đã thu 1.137,7 tỷ
đồng, đạt 52% kế hoạch năm). Từ năm 2011 đến nay tỷ lệ thu ngân sách nhà
nước của quận đều đạt trên 1.100 tỷ đồng và hiện nay là trên 2000 tỷ đồng.
Bảng số liệu 2.3: Tổng mức bán ra và doanh thu dịch vụ
Qua bảng số liệu và biểu đồ cho thấy, giá trị tổng mức bán ra và doanh
thu dịch vụ luôn đạt ở mức cao do có sự đầu tư của các doanh nghiệp lớn và
hộ kinh doanh ngày càng được thành lập nhiều. Đây là tín hiệu cho thấy sự
mời gọi, thu hút các nhà đầu tư vào ngành TM-DV của quận Tân Phú trong
thời gian qua đã đạt hiệu quả cao và thực hiện theo đúng định hướng là mức
tăng trưởng hàng năm đều tăng cao hơn năm trước của ngành TM-DV.
2.1.2.2. Hoạt động của hộ kinh doanh cá thể trên lĩnh vực TM-DV:
So với thời điểm khi mới thành lập quận Tân Phú, thì hộ KDCT hiện nay
đã tăng nhanh về số lượng và quy mô vốn đầu tư, đồng thời chiếm tỷ trọng
khá lớn trong cơ cấu kinh tế quận Tân Phú, góp phần đưa nền kinh tế của
quận ngày càng phát triển, đem lại nguồn thu ngân sách của quận tăng bình
quân 54%/năm. Hiện nay, số hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn quận là
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
6tháng
2017
Thương mại
- dịch vụ
9.071,2 11.585,3 13.636,2 17.016,4 20.359,7 109.371,4 66.762
(Nguồn: Số liệu từ Phòng Kinh tế quận Tân Phú – TP. Hồ Chí Minh)
46
13.475 hộ với tổng số vốn đăng ký 883,146 tỷ đồng, giá trị sản xuất TM-DV
cũng tăng nhanh (trên 26%/năm) và góp phần vào đẩy mạnh sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế của quận theo đúng định hướng. Đối với loại hình TM-DV chất
lượng cao đã và đang phát triển nhanh trên địa bàn quận. Số lượng hộ kinh
doanh trong cơ cấu ngành nghề kinh tế đã được chuyển dịch một cách cơ bản,
trước đây hầu hết các hộ sản xuất thì đến nay đã chuyển sang kinh doanh lĩnh
vực thương mại - dịch vụ.
Tình hình phát triển của hộ KDCT nói chung và số lượng hộ kinh doanh
về TM-DV nói riêng trên địa bàn quận được đăng ký thành lập mới ngày có xu
hướng tăng nhanh; thông qua bảng số liệu sau đã cho thấy được sự phát triển
năng động của hộ kinh doanh cá thể gắn liền với sự phát triển chung của kinh
tế quận trong thời gian qua, cụ thể như sau:
Bảng số liệu 2.4: Tình hình phát triển hộ kinh doanh TM-DV (từ 2011 đến 6/2017)
Năm
2011
Năm
2012(*)
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
6tháng
2017
Hộ KD 1682 1024 1484 1620 1305 2148 952
Hộ KD TMDV 1103 565 1165 1001 1171 1356 772
(Nguồn: Số liệu từ Phòng Kinh tế quận Tân Phú – TP. Hồ Chí Minh; (*) Tính đến tháng 10/2012)
Nếu xét theo giá trị sản
xuất của khu vực TM-DV thì
năm 2004 (khi mới thành lập
quận) giá trị sản xuất của khu
vực TM-DV chỉ chiếm có 16%.
Qua nhiều năm thực hiện
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tính
35.7%
64.3%
TM-DV
CN-XD
Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng đóng góp của TM-
DV vào cơ cấu kinh tế quận vào năm 2016
(Nguồn: Phòng Kinh tế quận Tân Phú
– TP. Hồ Chí Minh)
47
đến năm 2016 tỷ trọng TM-DV đạt 35,7% so với cơ cấu ngành kinh tế của
quận (Biểu đồ 2.1). Qua đó cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng TM-DV đã đi đúng hướng và cần thiết để nâng cao chất lượng đời
sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, tạo ra nhiều việc làm và dịch vụ cung
cấp cho nhân dân.
Nếu xét về lĩnh vực hoạt động của hộ kinh doanh: chủ yếu diễn ra ở 03
lĩnh vực: Lĩnh vực kinh tế là
11.871 hộ với tổng vốn đăng ký là
812,703 tỷ đồng, lĩnh vực văn hóa
là 1.005 hộ với tổng số vốn 53,837
tỷ đồng, lĩnh vực y tế là 599 hộ với
tổng số vốn 16,606 tỷ đồng (xem
biểu đồ 2.2). Thông qua biểu đồ
cho thấy, số lượng hộ kinh doanh
trên lĩnh vực kinh tế chiếm tỷ lệ rất
lớn cả về số lượng đăng ký hoạt động và số vốn đầu tư vào lĩnh vực này.
Phân tích theo loại hình hoạt động kinh doanh, thì hộ kinh doanh hoạt
động chủ yếu ở các lĩnh vực sau:
+ Về thương mại có 5811 hộ và dịch vụ có 2818 hộ.
+ Về lĩnh vực ăn uống có 1440 hộ và sản xuất công nghiệp có 3266.
+ Qua biểu đồ 2.3: cho thấy hộ kinh doanh hoạt động trên lĩnh vực
thương mại và dịch vụ
chiếm tỷ lệ khá lớn (trên
65%) đối với tổng số hộ
kinh doanh cá thể tại quận
Tân Phú.
Biểu đồ 2.2: Lĩnh vực hoạt
động của hộ kinh doanh
1005 599
11871
kinh tế
văn hóa
y tế
(Nguồn: Phòng Kinh tế quận Tân Phú
– TP. Hồ Chí Minh)
21.96%
11.22%
23.11%
43.72% TM
DV
AU
CN
(Nguồn: Phòng Kinh tế quận Tân Phú
– TP. Hồ Chí Minh)
Biểu đồ 2.3: Lĩnh vực hoạt động của hộ kinh doanh
cá thể
48
Bên cạnh những đóng góp tích cực của các hộ kinh doanh cá thể nói
chung và hộ kinh doanh hoạt động TM-DV nói riêng vào sự phát triển chung
của kinh tế quận Tân Phú như việc tạo ra việc làm, cải thiện thu nhập và nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Các hộ kinh doanh hoạt động
thương mại - dịch vụ phát triển khá mạnh về số lượng đăng ký nhưng quy mô
vốn đăng ký kinh doanh của mỗi hộ còn khá thấp, và chủ yếu tập trung vào
các dịch vụ như: ăn uống, buôn bán nhỏ lẻ, dịch vụ cá nhân trong hoạt
động sản xuất, kinh doanh, các hộ kinh doanh cũng còn nhiều hạn chế trong
việc thực hiện hoạt động kinh doanh như vi phạm không đúng ngành nghề
đăng ký, kinh doanh những mặt hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng giả,
hàng nhái, hàng kém chất lượng, không thực hiện đúng quy định về bảo vệ
môi trường, về thuế hoặc lao động không có hợp đồng, Một số hộ kinh
doanh đầu tư máy móc, thiết bị với công nghệ cũ, lạc hậu gây ô nhiễm môi
trường.
Mặt khác, do việc kinh doanh không thuận lợi với sự cạnh tranh ngày
càng lớn từ các hộ có cùng ngành hàng hoặc do chuyển đổi địa điểm kinh
doanh nên số hộ kinh doanh TM-DV ngưng hoạt động cũng ở mức cao (trung
bình 50%) so với số lượng hộ đăng ký mới (xem bảng số liệu 2.5)
Bảng số liệu 2.5: Số lượng hộ kinh doanh cá thể ngưng hoạt động kinh doanh
Năm
2011
Năm
2012(*)
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
6tháng
2017
Hộ KD 876 565 930 759 812 812 370
Hộ kinh doanh
TM-DV
408 218 573 464 489 506 182
(Nguồn: số liệu từ Phòng Kinh tế Q. Tân Phú – TP. Hồ Chí Minh)
(*) Tính đến hết tháng 10/2012
49
Thời gian qua công tác quản lý thu thuế nói chung và công tác quản lý
thu thuế đối với hộ KDCT nói riêng của quận đã đạt được những thành quả
đáng ghi nhận góp phần không nhỏ vào nguồn thu ngân sách Nhà nước cũng
như nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật về thuế của các hộ kinh doanh, hạn
chế thất thu, tăng thu cho ngân sách (xem bảng số liệu 2.6). Tuy nhiên, tiềm
năng ở các hộ KDCT vẫn còn và có thể khai thác thu để đạt ở mức cao hơn.
Tình trạng thất thu thuế trong thời gian qua tuy có giảm nhưng vẫn còn tình
trạng quản lý không hết hộ kinh doanh, doanh thu tính thuế không sát thực tế,
dây dưa nợ đọng thuế còn nhiều.
Bảng số liệu 2.6: Mức đóng góp thuế của hộ kinh doanh cá thể
Năm 2012 2013 2014 2015 2016 6/2017
Số thu
(tỷ đồng)
103,85 98,15 97,59 102,82 108,54 60,2
(Nguồn: Số liệu từ Chi Cục Thuế quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh)
2.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh thương
mại dịch vụ
2.2.1. Văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà nước đối với hộ kinh
doanh thương mại – dịch vụ
Hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luật trên lĩnh vực kinh tế nói
chung được Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành trung ương, UBND các cấp
ban hành rất nhiều nhằm định hướng nền kinh tế phát triển theo đúng định
hướng XHCN, điều tiết kinh tế vĩ mô và thực hiện trong công tác quản lý nhà
nước trên lĩnh vực kinh tế. Trên cơ sở đó, thành phần kinh tế tư nhân hiện nay
đang được khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi nhất để phát triển một cách
có hiệu quả, chất lượng và bền vững. Tuy nhiên, riêng lĩnh vực hộ kinh doanh
thì chưa có các văn bản quy phạm pháp luật quy định riêng để điều chỉnh về
50
hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo quy định hiện hành của nhà nước, các
văn bản có thể điều chỉnh đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ kinh
doanh thì được quy định chung với các loại hình kinh tế khác.
Ngoài những luật, nghị định được thể hiện tại danh mục tài liệu tham
khảo, còn có một số Luật, nghị định, thông tư có liên quan đến nội dung đăng
ký ngành nghề hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng có thể dùng cho hộ kinh
doanh trong một số trường hợp cụ thể, như:
- Nghị định số 96/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 04/7/2016 quy định
điều kiện về an ninh trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều
kiện.
- Luật an toàn thực phẩm (số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010).
- Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm.
- Thông tư số 58/2014/TTBCT ngày 22/12/2014 của Bộ Công thương về
quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sử đủ điều kiện an toàn thực phẩm
thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương.
- Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về một số giải
pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết
nợ xấu.
- Bộ Luật Lao động, số 10/2012/QH13 được Quốc hội thông qua ngày
18/6/2012.
2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh thương
mại dịch vụ
2.2.2.1. Khái quát về bộ máy quản lý nhà nước về thương mại – dịch vụ
Hiện nay, bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế ở nước ta được tổ chức
thống nhất từ trung ương đến địa phương, được phân chia cấp quản lý theo
51
cấp bậc nhằm tạo sự đồng bộ, thống nhất trong công tác quản lý nhà nước về
lĩnh vực kinh tế nói chung và đối với lĩnh vực thương mại - dịch vụ nói riêng.
- Ở Trung ương:
+ Chính phủ là cơ quan hành pháp cao nhất, có nhiệm vụ quản lý nhà
nước ở tất cả mọi mặt, trong đó có quản lý nhà nước về kinh tế. Vì vậy, Chính
phủ cũng thống nhất quản lý nhà nước về thương mại - dịch vụ .
+ Bộ Công thương (trước đây là Bộ Thương mại): là cơ quan thuộc
Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Chính phủ về thực hiện quản lý nhà nước
đối với thương mại - dịch vụ.
+ Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ trong phạm
vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về thương
mại đối với lĩnh vực dịch vụ được phân công phụ trách. Đồng thời Chính phủ
cũng quy định cụ thể trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ trong việc phối hợp với Bộ Công thương để thực hiện việc
quản lý nhà nước về thương mại dịch vụ
- Ở địa phương: gồm Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện việc quản lý
nhà nước về thương mại - dịch vụ trong phạm vi địa phương quản lý theo sự
phân cấp của Chính phủ.
+ Đối với cấp tỉnh: Sở Công thương là cơ quan tham mưu trực tiếp giúp
UBND cùng cấp thực hiện quản lý nhà nước về thương mại - dịch vụ.
+ Đối với cấp quận/huyện/thị trấn: được thành lập phòng, ban chuyên
môn, nhằm thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho UBND cùng cấp
thực hiện công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực kinh tế, trong đó có lĩnh
vực TM-DV theo đúng chức năng, quyền hạn được phân công theo quy định.
+ Đối với cấp xã/phường: Tuy không có thành lập bộ phận tham mưu
như cấp quận, tỉnh nhưng có phân công cán bộ, công chức thực hiện công tác
quản lý nhà nước về kinh tế tại địa bàn.
52
2.2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh thương
mại – dịch vụ tại quận Tân Phú
Trên lĩnh vực kinh tế, UBND quận Tân Phú đã thành lập các cơ quan
chuyên môn để phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về kinh tế, trong đó
có quản lý về hộ kinh doanh cá thể đang hoạt động tại quận. Tổ chức bộ máy
về quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh cá thể tại quận gồm những cơ
quan sau:
Phòng kinh tế:
- Phòng Kinh tế quận Tân Phú là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân quận; chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện về tổ chức, biên
chế và công tác của Ủy ban nhân dân quận; đồng thời chịu sự hướng dẫn,
kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Phòng Kinh tế quận có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân
quận thực hiện quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tiểu thủ công nghiệp; khoa
học và công nghệ; công nghiệp; thương mại; dịch vụ; quản lý năng lượng;
đăng ký kinh doanh; tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh
tế tập thể, kinh tế tư nhân; nông nghiệp.
- Riêng lĩnh vực TM-DV: Phòng Kinh tế tham mưu Ủy ban nhân dân
quận xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển chợ, siêu thị, trung
tâm thương mại, các cửa hàng thương mại trên địa bàn quận; Giúp Ủy ban
nhân dân quận thực hiện quản lý nhà nước đối với chợ, siêu thị, trung tâm
thương mại, các cửa hàng thương mại trên địa bàn quận; Bên cạnh đó, Phòng
Kinh tế cũng thành lập Tổ chuyên môn về thương mại, dịch vụ nhằm thực
hiện công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này.
- Một số công tác có liên quan đến hộ kinh doanh TM-DV:
53
+ Thực hiện công tác thẩm định, đăng ký, cấp và thu hồi giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
+ Phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra và đề xuất xử lý
vi phạm đối với hộ kinh doanh trong việc chấp hành pháp luật khi sản xuất,
kinh doanh, về ngành nghề khi đăng ký, về địa điểm đăng ký.
+ Thực hiện một số nhiệm vụ khác có liên quan đến hộ KDCT hoạt động
trên lĩnh vực TM-DV theo đúng quyền hạn và theo sự phân công của UBND
quận.
+ Cử cán bộ phụ trách theo từng địa bàn phường, phối hợp với cán bộ
kinh tế phường thực hiện công tác rà soát, kiểm tra số hộ kinh doanh đang
hoạt động nhưng không đăng ký kinh doanh theo quy định
Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận:
- Đây là bộ phận tiếp nhận ban đầu về hồ sơ đăng ký kinh doanh của hộ
kinh doanh cá thể; chuyển đến Phòng Kinh tế thực hiện việc cấp giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh theo quy định; đồng thời là bộ phận hoàn trả kết quả
giải quyết hồ sơ đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh (thực hiện theo cơ chế
“1 cửa”).
- Thực hiện công tác liên thông với Chi cục Thuế nhằm cấp mã số thuế
cho hộ kinh doanh đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Ủy ban nhân dân tại 11 phường:
- Trong lĩnh vực kinh tế, UBND phường có trách nhiệm quản lý các đơn
vị sản xuất kinh doanh đang hoạt động trên địa bàn phường. Đối với hoạt
động của hộ kinh doanh, dù hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh hoặc không
có đăng ký kinh doanh (như hàng tạp hóa nhỏ, hàng rong, hàng ăn, uống)
theo Nghị định 39/2007/NĐ-CP thì trách nhiệm của UBND phường phải thực
hiện công tác quản lý đối với những hộ kinh doanh này.
54
- UBND phường cử cán bộ phụ trách kinh tế thực hiện công tác kiểm tra,
giám sát nhằm quản lý chặt chẽ về số lượng hộ kinh doanh trên địa bàn quản
lý. Qua công tác kiểm tra phát hiện kịp thời các trường hợp kinh doanh vi
phạm pháp luật và báo cáo về UBND phường nhằm thực hiện công tác kiểm
tra xử lý hoặc đề nghị Phòng Kinh tế quận tiến hành kiểm tra (nếu không
thuộc thẩm quyền của phường) để xử lý theo quy định; hoặc phối hợp với các
cơ quan chuyên môn quận tiến hành kiểm tra, xử lý đối với những hộ kinh
doanh những ngành nghề bị cấm.
- Định kỳ, UBND phường tổ chức kiểm tra liên ngành để tiến hành kiểm
tra hoạt động của hộ kinh doanh nhằm nhắc nhở hoặc ra quyết định xử phạt vi
phạm hành chính đối với những hộ kinh doanh không thực hiện đúng pháp
luật về hoạt động kinh doanh, kinh doanh không đúng ngành nghề, kinh
doanh quá giờ quy định, kinh doanh không đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm, không đảm bảo về phòng cháy chữa cháy,
- Ngoài việc kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động của hộ
kinh doanh, UBND phường cũng là nơi thực hiện giải quyết ban đầu về khiếu
nại, tố cáo có liên quan đến hộ kinh doanh; báo cáo, kiến nghị đến UBND
quận hoặc các cơ quan chuyên môn của quận để giải quyết các đơn thư khiếu
nại, tố cáo nếu vượt quá thẩm quyền và trách nhiệm của UBND phường.
Ban Quản lý chợ:
Thực hiện việc quản lý, kiểm tra đối với các hộ kinh doanh, các quầy
hàng, sạp hoạt động tại chợ. Trong quá trình quản lý, kiểm tra, nếu phát hiện
hành vi vi phạm thì Ban Quản lý chợ lập biên bản vi phạm của hộ kinh doanh,
quầy hàng, sạp và đề xuất với cơ quan có thẩm quyền để ra quyết định xử
phạt. Như vậy, Ban Quản lý chợ không có quyền xử phạt vi phạm hành chính.
Các cơ quan chuyên môn khác thực hiện công tác chuyên ngành có liên
quan đến hoạt động của hộ kinh doanh như:
55
+ Đội Quản lý thị trường: thực hiện công tác kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ
hàng hóa, hàng gian, hàng giả nhằm tịch thu, tiêu hủy hoặc bán đấu giá theo
đúng quy định
+ Chi cục Thuế: Cung cấp mã số thuế cho hộ kinh doanh và định mức
thuế hộ kinh doanh phải thực hiện đóng thuế, nợ thuế của các hộ kinh doanh.
+ Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quận: kiểm tra, hướng dẫn thực
hiện về công tác phòng cháy và chữa cháy theo đúng quy định của ngành đối
với cơ sở sản xuất, kinh doanh của hộ kinh doanh theo địa bàn quản lý.
+ Chi Cục Thống kê: Thực hiện việc thống kê lại số lượng hộ kinh doanh
đang hoạt động tại quận theo định kỳ hàng tháng, quý, năm và các số liệu
khác có liên quan đến hộ kinh doanh.
+ Phòng Lao động – Thương binh – Xã hội, Phòng Văn hóa – Thông tin,
Phòng Y tế, Thanh tra: thực hiện công tác tham mưu cho UBND Quận trong
việc quản lý và xử lý các vi phạm trong quá trình phối hợp quản lý theo lĩnh
vực chuyên ngành của cơ quan. Thực hiện tốt những nhiệm vụ có liên quan
trực tiếp đến ngành mình phụ trách đối với hoạt động của hộ kinh doanh.
Như vậy, bộ máy quản lý nhà nước về hộ kinh doanh cá thể tại quận Tân
Phú được tổ chức một cách bài bản, thống nhất và theo đúng luật định. Tất cả
các cơ quan này có nhiệm vụ thực hiện theo từng nhiệm vụ riêng; nhưng phối
hợp cùng nhau thực hiện nhiệm vụ chung của UBND quận giao về quản lý
đối với hoạt động của hộ kinh doanh cá thể theo mối quan hệ phối hợp, bình
đẳng và có sự phân công rõ ràng theo quy chế.
2.2.3. Công tác quy hoạch đối với hộ kinh doanh thương mại – dịch vụ
2.2.3.1. Thực trạng công tác quy hoạch TM-DV trong thời gian qua
Sau khi quận được thành lập, với sự thống nhất về chủ trương phát triển
kinh tế, quận Tân Phú đã đề ra nhiều giải pháp thiết thực để thu hút sự đầu tư
của doanh nghiệp và khuyến khích hộ kinh doanh đầu tư vốn, máy móc thiết
56
bị vào sản xuất kinh doanh. Với những khó khăn và hạn chế về cơ sở hạ tầng
giao thông, quận Tân Phú cũng đã tiến hành chỉnh trang đô thị nhằm phát
triển kinh tế - xã hội theo hướng đô thị hóa. Từ khi thực hiện chuyển đổi cơ
cấu kinh tế quận theo hướng thương mại – dịch vụ, công nghiệp – xây dựng
đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của TM-DV, trong đó quận cũng
đặt ra mục tiêu phát triển nhanh các ngành TM-DV có chất lượng cao như tài
chính ngân hàng, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ y tế, dịch vụ thể thao,
dịch vụ giáo dục, đồng thời khuyến khích các cơ sở sản xuất nhỏ, gây ô
nhiễm môi trường sang phát triển các ngành sản xuất sạch, không gây ô
nhiễm, có hàm lượng chất xám cao và giá trị kinh tế cao hơn hoặc khuyến
khích di dời, chuyển đổi sang lĩnh vực TM-DV.
Công tác quy hoạch phát triển kinh tế đối với lĩnh vực TM-DV được
Đảng và Chính quyền quận Tân Phú rất quan tâm thực hiện nhằm làm tốt
công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng TM-DV. Vì vậy, công tác
quy hoạch định hướng phát triển TM-DV là một trong những trọng tâm trong
cơ cấu kinh tế của quận Tân Phú đến năm 2020. Đối với hộ kinh doanh đang
hoạt động trên lĩnh vực TM-DV cũng được quan tâm và định hướng công tác
quy hoạch nhằm tránh việc hộ kinh doanh TM-DV phát triển một cách tự
phát. Qua công tác thực hiện quy hoạch đối với hộ kinh doanh TM-DV nhằm
để thực hiện công tác quản lý nhà nước được tốt hơn, việc định hướng về phát
triển các lĩnh vực của TM-DV sẽ tập trung, tạo điều kiện để hộ kinh doanh và
người dân tham gia các hoạt động mua bán, giao dịch thuận tiện hơn. Kết quả
ban đầu cho thấy, các ngành kinh tế cơ bản đã đạt được mục đích, yêu cầu đề
ra là tăng dần tỷ trọng các ngành thương mại - dịch vụ trong cơ cấu các ngành
kinh tế của quận; một số ngành thương mại - dịch vụ chất lượng cao đã được
hình thành và có xu hướng phát triển mạnh; mạng lưới thương mại - dịch vụ
57
phát triển đều khắp trong quận, một số tuyến đường chuyên doanh đã được
hình thành và bước đầu phát huy được hiệu quả.
Với những nội dung được phân tích về hộ kinh doanh TM-DV đã nêu tại
phần 2.1.2 đã cho thấy sự phát triển của hộ kinh doanh về lĩnh vực TM-DV là
rất cần thiết cho sự phát triển của kinh tế quận, góp phần vào việc cung cấp
dịch vụ, sản phẩm và các nhu cầu thiết yếu của người d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_ho_kinh_doanh_ca_the_tai_q.pdf