Trang bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục viết tắt
MỞ ĐẦU. 1
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT
ĐỘNG TÔN GIÁO, HỘI ĐOÀN TÔN GIÁO. 7
1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài . 7
1.1.1. Tôn giáo . 7
1.1.2. Hoạt động tôn giáo, hội đoàn tôn giáo . 9
1.1.3. Quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo, hội đoàn tôn giáo. 15
1.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với tôn giáo, hội đoàn tôn giáo tại thành
phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế . 17
1.2.1. Xây dựng thể chế, chính sách và tuyên truyền chủ trương, chính sách
liên quan đến tôn giáo . 17
1.2.2. Tổ chức bộ máy, bồi dưỡng cán bộ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt
động tôn giáo, hội đoàn tôn giáo. 19
1.2.3. Quản lý hoạt động của tổ chức tôn giáo, hội đoàn tôn giáo. 21
1.2.4. Quản lý hoạt động từ thiện, xã hội, nội dung sinh hoạt của các hội đoàn
tôn giáo . 22
1.2.5. Thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý nhà nước về tôn giáo và đấu
tranh chống lợi dụng tôn giáo, hội đoàn tôn giáo. 24
1.3. Sự cần thiết quản lý nhà nước về các hoạt động của tôn giáo và các hội,
đoàn tôn giáo. 25
1.3.1. Thực hiện chức năng của nhà nước. 25
1.3.2. Đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo hợp pháp của người dân . 26
115 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 533 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước đối với hoạt động của các hội đoàn tôn giáo trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng, ảnh hưởng
sâu sắc đến đời sống tâm linh cư dân Huế. Nhiều lễ hội tiêu biểu như: lễ hội
cung đình Huế (lễ tế Đàn Nam Giao, lễ tế Đàn Xã Tắc, lễ hội thao diễn thủy
binh thời chúa Nguyễn, lễ Truyền Lô..), các lễ hội văn hóa tín ngưỡng tôn
giáo (lễ hội Điện Huệ Nam, lễ hội Quán Thế Âm, lễ Phật Đản...), lễ hội tưởng
nhớ các vị khai canh, thành hoàng, lễ tưởng niệm các vị tổ sư làng nghề
Đặc biệt, Festival Huế đã trở thành một sinh hoạt văn hóa, lễ hội ấn tượng,
đặc sắc, tạo nên nét độc đáo cho vùng đất.
Chính sự đa dạng về văn hóa, tín ngường vùng đất Cố đô trong quá
trình phát triển, đã tạo cho đời sống tinh thần của cư dân Huế mang nặng yếu
tố tâm linh và môi trường thuận lợi cho sự du nhập và phát triển của các tôn
giáo, trong đó có Phật giáo, Công giáo, các hội đoàn tôn giáo
43
Bốn là, cùng với nhiều tỉnh miền Trung, Huế là một địa phương nằm
trong trung tâm kinh tế trọng điểm miền Trung. Với nhiều khởi sắc mới trong
thu hút đầu tư, phát triển mạnh du lịch Cùng với sự mở cửa về kinh tế, hội
nhập quốc tế thì sự du nhập văn hóa, lối sống trong đó có tôn giáo, hội
đoàn tôn giáo cũng trở thành yếu tố phức tạp trong QLNN về các hoạt động
tôn giáo, hội đoàn tôn giáo.
2.2. Tình hình tôn giáo và hội đoàn tôn giáo tại thành phố Huế, tỉnh Thừa
Thiên Huế
2.2.1 Tình hình tôn giáo
Tp. Huế, tỉnh TT Huế là một trong những địa bàn được xem là trung
tâm tôn giáo của cả nước. So với cả nước, các tôn giáo ở Tp. Huế, tỉnh TT
Huế chiếm tỷ lệ lớn về số lượng quy mô tín đồ, chức sắc. Song từ phương
diện vai trò, địa tôn giáo thì Huế đã được thừa nhận là cái nôi, trung tâm Phật
giáo của Việt Nam. Ở đây, có các tôn giáo lớn như Phật giáo, Công giáo, Tin
lành và Cao đài. Tính riêng Phật giáo, theo số liệu thống kê, tín đồ theo đạo
Phật lớn nhất trong dân cư, chiếm 60% dân số có tín ngưỡng Phật giáo. Trong
số 4 tôn giáo thì Phật giáo và Thiên chúa giáo là 2 tôn giáo lớn, có 683 cơ sở
thờ tự, có đông tín đồ nhất, qui tụ chủ yếu tại thành phố Huế, chi phối, ảnh
hưởng đến nhiều mặt đời sống xã hội, tín ngưỡng của nhân dân Tp. Huế, tỉnh
TT Huế.
Hoạt động của các tôn giáo ở Tp. Huế, tỉnh TT Huế trong những năm
qua cơ bản là ổn định, sinh hoạt tôn giáo và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của
tín đồ, chức sắc diễn ra bình thường. Đại bộ phận chức sắc, nhà tu hành và tín
đồ các tôn giáo trong tỉnh an tâm và tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới do
Đảng lãnh đạo và phấn khởi trước những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương và của đất nước. Tín đồ, chức sắc tích cực tham gia phát triển
kinh tế - xã hội làm giàu cho gia đình, quê hương, đồng thời tham gia thường
44
xuyên các hoạt động từ thiện, nhân đạo, xây dựng gia đình văn hoá ở khu dân
cư, “sống tốt đời, đẹp đạo” và thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của
địa phương.
Tuy nhiên, tình hình tôn giáo, tín ngưỡng ở Tp. Huế, tỉnh TT Huế thời
gian qua cũng nổi lên một số vấn đề cần quan tâm từ phương diện QLNN. Đó
là: hoạt động mê tín, dị đoan ở một số lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo còn xảy ra;
một số hoạt động tại cơ sở thờ tự của tôn giáo chưa tuân thủ các quy định của
Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, của Luật di sản, Luật tín ngưỡng tôn giáo và
các quy định khác của trung ương và địa phương. Trong xây dựng, sửa chữa
cơ sở thờ tự, một số chức sắc tự ý huy động giáo dân triển khai khi hồ sơ xin
phép còn thiếu, hoặc chưa được sự đồng ý của các cấp có thẩm quyền.
+ Phật giáo: Ở Tp. Huế, tỉnh TT Huế là một bộ phận của Phật giáo
Việt Nam. Phật giáo hiện diện trên vùng đất Phú Xuân – Thuận Hóa từ xưa
đến nay gần được 700 năm; Phật giáo Huế vừa mang những đặc tính của dân
tộc, vừa có những nét riêng của vùng đất, con người Cố đô. Trải qua thời
gian, cùng với sự tác động của nhiều yếu tố lịch sử, văn hóa, địa lý, nhân
văn Phật giáo Huế được khẳng định là một trong ba trung tâm Phật giáo
quan trọng của cả nước, là “cái nôi” của Phật giáo Việt Nam. Phật giáo Huế
đã có những đóng góp tích cực, quan trọng trong công cuộc xây dựng và giữ
nước, gìn giữ bảo vệ bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc Việt nam.
Theo số liệu thống kê, tín đồ theo đạo Phật lớn nhất trong dân cư,
chiếm 60% dân số toàn tỉnh (quy y và không quy y); 1.035 tu sĩ (546 tăng,
489 ni); 563 tự viện, tịnh xá, tịnh thất, Niệm Phật đường... Tại tỉnh TT Huế có
618 cơ sở thờ tự (Chùa, Tự viện, Tịnh xá, Tịnh thất, Niệm phật đường) nhưng
chủ yếu tập trung tại thành phố Huế; trong đó có 305 Tự viện có tăng – ni
thường trú, 03 ngôi Quốc tự, 180 chùa Tăng, 125 chùa Ni và 313 đơn vị Niệm
45
Phật đường; có 06 chùa được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia: Thiên
Mụ, Thánh Duyên, Hiền Lương, Hà Trung, Thanh Quang, An Khánh.
Về chức sắc và các vị tu hành: có hơn 1700 người, trong đó:
- Chư tăng: 668 vị, gồm có 22 Hòa thượng, 38 Thượng tọa, 581 Đại
đức, 285 Si di và hơn 250 Chúng điệu.
- Chư ni: 545 vị, gồm có 25 Ni trưởng, 88 Ni sư, 421 Ni cô, 117 Thức
xoa, 150 Sa di ni và trên 210 Chúng điệu.
Trong công tác đào tạo Tăng tài: có thể khẳng định phần lớn các vị cao
tăng của Phật giáo trên khắp cả nước từ trước cho đến nay đa phần đều được
đào tạo hay tu học Phật pháp tại các Học viện Phật giáo tại Huế. Trong số đó,
những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đã có nhiều tăng – ni “cởi áo
nhà tu, khoát chiến bào” như Tu sĩ Trí Thuyên, Trí Đăng, Mật Thể, Trí
DiệmCơ sở Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế (toàn quốc chỉ có 04 Học
viện Phật giáo Việt Nam) đến nay đã đào tạo được 689 Cử nhân Phật học và
hiện vẫn đang tiếp tục giảng dạy, đào tạo tăng tài gần 400 Tăng – Ni tại tỉnh
và một số tỉnh thành ở miền Trung – Tây Nguyên đăng ký thi vào Học viện.
Nhiều năm qua số Tăng – Ni tốt nghiệp từ Học viện Phật giáo Huế là rất
nhiều, một số đã đăng ký học tiếp Thạc sĩ và Tiến sĩ tại một số nước như Thái
Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Srilanka, Mỹ.Đến nay tại Huế đã có 41 Tiến sĩ
Tăng – Ni Phật giáo và 23 Thạc sĩ Phật giáo và gần 30 Tăng – Ni đang trong
giai đoạn nghiên cứu sinh về Phật học ở cấp Tiến sĩ và Thạc sĩ ở các nước, có
3 trường Trung cấp và Cao đẳng Phật học
Lãnh đạo, điều hành GHPG Tp. Huế, tỉnh TT Huế hiện nay do Ban trị
sự Phật giáo tỉnh gồm 61 Tăng – Ni và cư sĩ Phật tử. Ban chứng minh của
Giáo hội gồm 22 vị Hòa thượng, 12 Ban chuyên ngành của Giáo hội: Tặng sư,
Giáo dục, Tăng Ni, Hướng dẫn phật tử, Hoằng Pháp, Nghi lễ, Văn hóa, Kinh
46
tế tài chính, Từ thiện xã hội, Phật giáo quốc tế, Kiểm soát, Pháp chế và Thông
tin truyền thông.
Ngoài ra, Giáo hội đã ban hành quyết định thành lập Ban quản trị, điều
hành Trung tâm văn hóa Phật giáo Liễu Quán, Trung tâm du lịch Tâm linh
Phật giáo Quán Thế Âm tại Thủy Bằng, Hương Thủy; Phân ban Ni giới; Phân
ban Cư sĩ Phật tử; Phân ban gia đình Phật tử; Trung tâm nghiên cứu và Hổ trợ
cộng đồng Hải Đức.
Về công tác xã hội: có 04 cô nhi viện đang nuôi dưỡng gần 400 cháu từ
sơ sinh trở lên; hơn 10 trường dạy trẻ - mẫu giáo với gần 1600 cháu theo học
mỗi năm; 03 cơ sở nuôi dạy trẻ khuyết tật và mồ côi.
Công tác y tế: hệ thống cơ sở Tuệ tĩnh đường có 08 cơ sở khám - chữa
bệnh, cấp thuốc cho bà con nghèo trên khắp địa bàn tỉnh.
+ Thiên chúa giáo: Giáo hội Công giáo có mặt tại Việt Nam từ thế kỷ
thứ 16, đây là thời kỳ khủng hoảng về tôn giáo, sự suy thoái của tôn giáo gắn
liền với sự thay thế của các triều vua nhà Nguyễn, khi các Thừa sai, các nhà
truyền giáo Châu Âu đến giảng đạo, khuyến dụ đạo. Thiên chúa giáo có lịch
sử du nhập và phát triển ở Đàng trong khá sớm. Thiên chúa giáo là một tôn
giáo lớn, có số lượng tín đồ khá đông, đứng thứ hai sau Phật giáo.
Thiên chúa giáo truyền đến Tp. Huế, tỉnh TT Huế cách đây khoảng 300
năm lẻ, trên địa bàn tỉnh hiện có trên 60.000 người theo đạo (giáo dân). Tổng
tòa Giám mục Huế là Trung tâm công giáo của các tỉnh miền Trung và Tây
Nguyên, kế đến là 5 Giáo hạt, 63 Giáo xứ hành giáo. Về chức sắc, tu sĩ: có 1
Tổng giám mục và 152 Linh mục (120 Linh mục Triều, 213 Linh mục dòng
và 9 Linh mục hội Xuân Bích). Hiện tại ở Huế có 9 dòng tu (4 dòng tu nam
và 5 dòng tu nữ). Trên toàn tỉnh có 119 nhà thờ, nhà nguyện, một Đại chủng
Viện là nơi đào tạo các Linh mục và Phó tế để cung ứng cho các nhà thờ, xứ
đạo tại các tỉnh miền Trung và Tây nguyên. 55 nhà trẻ, mẫu giáo, 4 phòng
47
khám từ thiện, 4 cơ sở nuôi dạy trẻ khuyết tật, 3 nhà dưỡng lão, 5 cô nhi viện
và 1 cơ sở chăm sóc- tư vấn cho người nhiễm HIV/AIDS.
Trên địa bàn Tp. Huế, ngôi giáo đường xuất hiện sớm nhất là nhà thờ
Phường Đúc (Thế kỷ 18) hiện nay Linh mục Nguyễn Văn Quý đang phụ
trách. Ngoài ra, còn có hai nhà thờ khác : Nhà thờ Phú Cam (còn gọi là nhà
thờ Chánh tòa) ở phường Phước Vĩnh và nhà thờ Đức Mẹ hằng cứu giúp ở
phường Vĩnh Lợi nay là phường Phú Nhuận.
Hoạt động của giáo hội Thiên Chúa giáo trên địa bàn Tp. Huế, tỉnh TT
Huế thời gian qua tương đối ổn định, chấp hành pháp luật, tham gia nhiều
hoạt động do Đảng và Nhà nước khởi xướng. Chức sắc, tín đồ công giáo trên
địa bàn Tp. Huế với phương châm và đường hướng hành đạo, gắn bó với dân
tộc; giáo hội và đồng bào Công giáo luôn kề vai sát cánh cùng toàn dân tham
gia các phong trào thi đua yêu nước, vừa hoàn thành trách nhiệm công dân
đối với đất nước, vừa làm bổn phận của một tín đồ. Đông đảo tín đồ Công
giáo Tp. Huế tham gia các phong trào ích nước, lợi dân, từ thiện, nhân đạo,..
với phương châm “Tốt đời, đẹp Đạo”, “Sống Phúc âm trong lòng dân tộc”
nhằm góp phần cùng Tp. Huế, tỉnh TT Huế thực hiện thành công các tiêu chí
phát triển xã hội của địa phương. Tuy nhiên, cũng như Phật giáo, trong Giáo
hội Công giáo tại Huế có một vài linh mục cực đoan, lợi dụng chính sách tự
do tín ngưỡng tôn giáo, chủ trương mở cửa và mở rộng quan hệ ngoại giao
với các nước trong khu vực và thế giới của Đảng và Nhà nước ta, liên tục sử
dụng một số hội đoàn Thiên chúa giáo lôi kéo kích động, gây rối, tuyên
truyền, xuyên tạc chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về tín
ngưỡng, tôn giáo. Do đó làm cho tình hình hoạt động tôn giáo có nguy cơ mất
ổn định, ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.
Trong những năm gần đây, theo chỉ đạo xuyên suốt của Vatican là đoàn
ngũ hóa giáo dân làm sứ mệnh tông đồ, giữ đạo và phát triển đạo. Tòa tổng
48
giám mục Huế chỉ đạo cho các giáo hạt, xứ đạo luôn quan tâm duy trì, đặc
biệt đầu tư cho các hoạt động của hội đoàn kể cả trong tình hình khó khăn, tập
trung củng cố, kiện toàn, xây dựng lại một số hội đoàn bị mai một hoặc thiếu
nhân sự nòng cốt. Tòa tổng giám mục chú trọng đầu tư, bổ nhiệm, thuyên
chuyển linh mục, nhất là các linh mục trẻ về hành đạo tại các vùng khó khăn,
vùng sâu, vùng xa, các thành viên phụ trách các hội đoàn trước đây khá lớn
tuổi thì nay có xu hướng được trẻ hóa.
Tin Lành: tôn giáo tách ra từ đạo Công giáo ở thế kỷ XVI cùng với sự
xuất hiện của giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản. Nội dung cải cách chịu ảnh
hưởng sâu sắc tư tưởng dân chủ tư sản, ý chí tự do cá nhân. Trong sinh hoạt
tôn giáo, đạo Tin lành đề cao vai trò cá nhân. Trong sinh hoạt về tổ chức, đạo
Tin lành đề cao tinh thần dân chủ. Các luật lệ, lễ nghi, cách thức hành đạo, cơ
cấu tổ chức của đạo Tin lành đơn giản, nhẹ nhàng không rườm rà, gò bó như
đạo Công giáo.
Đạo Tin lành còn là một tôn giáo có đường hướng và phương thức hoạt
động rất năng động, luôn đổi mới từ nội dung đến hình thức để thích nghi với
hoàn cảnh xã hội. Đặc biệt, đạo Tin lành tham gia tích cực vào các hoạt động
xã hội, nhất là lĩnh vực từ thiện nhân đạo, lấy đó làm phương tiện mở rộng
ảnh hưởng. Điều này tạo ra uy tín và khả năng tiếp cận, chung sống với nhiều
chế độ chính trị khác nhau.
Tình hình hoạt động của đạo Tin lành trên địa bàn Tp. Huế khá đơn
giản, chỉ khoảng 200 tín đồ, sinh hoạt tại một nhà nguyên duy nhất, khá thuần
nhất và không có các tổ chức hội đoàn. Tầm ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến
cư dân Tp. Huế không nhiều.
Cao Đài: một tôn giáo được thành lập ở Việt Nam vào đầu thế kỷ XX,
năm 1926. Tên gọi Cao Đài theo nghĩa đen chỉ "một nơi cao", nghĩa bóng là
nơi cao nhất ở đó Thượng đế ngự trị; cũng là danh xưng rút gọn của Thượng
49
đế trong tôn giáo Cao Đài, vốn có danh xưng đầy đủ là Cao Đài Tiên Ông Đại
Bồ Tát Ma Ha Tát. Để tỏ lòng tôn kính, một số các tín đồ Cao Đài thường gọi
tôn giáo của mình là Đạo Trời. Tín đồ Cao Đài dùng từ Đức Chí Tôn để nói
đến Thượng đế, tương tự như Đức Chúa Trời trong Công giáo. Tín đồ Cao
Đài tin rằng Thượng đế là Đấng sáng lập ra các tôn giáo và cả vũ trụ này. Tất
cả giáo lý, hệ thống biểu tượng và tổ chức đều được "Đức Cao Đài" trực tiếp
chỉ định. Và đạo Cao Đài chính là được Thượng đế trực tiếp khai sáng thông
qua Cơ bút cho các tín đồ với nhiệm vụ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, có nghĩa là
Nền đạo lớn phổ độ lần thứ Ba
Mô hình tổ chức của đạo Cao đài theo 3 đài: Bát Quát đài là đài vô vi
thờ Đức Chí Tôn (Thiên nhãn) và Phật, Tiên, Thánh, Thần; Hiệp Thiên đài là
cơ quan bảo pháp có hai chức năng thông công giữa Bát Quát đài và Cửu
Trùng đài và bảo vệ pháp luật Đạo, đồng thời giám sát các hoạt động của cơ
quan Cửu Trùng đài, đứng đầu Hiệp Thiên đài là phẩm Hộ pháp; Cửu Trùng
đài là cơ quan hành pháp, tổ chức hữu hình của đạo Cao đài, gồm 09 Viện và
9 phẩm, đứng đầu Cửu Trùng đài là phẩm Giáo tông.
Đạo Cao đài tại Tp. Huế, tỉnh TT Huế đã không ngừng phát triển về
nhiều mặt, xây dựng được sự đoàn kết nhất trí trong nội bộ đạo; chức sắc, tín
đồ phấn khởi trước chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước, vận động nhau
vừa làm tròn nghĩa vụ công dân, vừa làm tròn bổn phận người đạo hữu, tổ
chức sinh hoạt tôn giáo thuần túy, tuân thủ quy định của pháp luật, tích cực
tham gia các phong trào ở địa phương đã góp phần quan trọng cùng chính
quyền sở tại thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh. Số lượng
tín đồ và chức sắc chỉ trên dưới 100, không có hội đoàn sinh hoạt.
50
2.2.2 Một số Hội đoàn tôn giáo đặc trưng ở thành phố Huế, tỉnh Thừa
Thiên Huế:
Tại Tp. Huế một số hội đoàn tôn giáo đặc trưng sau:
+ Gia đình Phật tử của Phật giáo: Đối với Phật giáo, bên cạnh những
đạo tràng, đoàn chúng Phật tửthì GĐPT là một tổ chức đặc thù của Phật
giáo Việt Nam. Tiền thân GĐPT là Đoàn Thanh niên Phật học Đức Dục và
Gia đình Phật hoá phổ do Hội An Nam Phật học và cư sĩ Tâm Minh Lê Đình
Thám sáng lập tại Huế từ năm 1940 và có danh xưng chính thức Gia đình
Phật tử từ năm 1951; là tổ chức nhằm đào luyện thanh, thiếu, đồng niên từ 6
tuổi đến trên 19 tuổi thành Phật tử chân chính để góp phần xây dựng xã hội
theo tinh thần Phật giáo. Do vậy, GĐPT luôn được các cấp GHPG miền Nam
trước 1975 chú trọng xây dựng, tổ chức hoạt động. Sau năm 1975, GĐPT các
tỉnh miền Nam ngừng hoạt động. Từ những năm 1986-1987, GĐPT hoạt động
trở lại, ban đầu ở TT Huế, Quảng Trị, Quảng Nam - Đà Nẵng, sau phát triển
ra các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên, Đồng Nai, Tp. Hồ Chí Minh và một số
tỉnh Tây Nam Bộ. Tuy nhiên, GĐPT chưa được công nhận về mặt tổ chức nên
không được đề cập trong Hiến chương của GHPG Việt Nam, nên các GĐPT
hoạt động ngoài GHPG Việt Nam. Đến năm 1991 Nhà nước mới chấp thuận
đề nghị của GHPG Việt Nam cho phép GĐPT được tổ chức dưới hình thức tu
học dành cho nam nữ cư sĩ trẻ, sinh hoạt trong phạm vi GHPG Việt Nam.
Theo số liệu của Ban Tôn giáo Chính phủ, năm 2011, có 23/64 tỉnh,
thành trong cả nước có sinh hoạt GĐPT (từ Quảng Trị trở vào); có 894 đơn vị
GĐPT đăng ký sinh hoạt với GHPG Việt Nam tại 18 tỉnh, thành phố; 7.452
huynh trưởng đăng ký sinh hoạt với GHPG Việt Nam; 66.061 đoàn sinh thuộc
các ngành thanh, thiếu, đồng niên; có khoảng 400 đơn vị GĐPT đang sinh
hoạt ngoài GHPG Việt Nam (không đăng ký, nhưng vẫn hoạt động) .
51
Theo Báo cáo năm 2018 của Ban Tôn giáo 7 tỉnh từ TT Huế đến Khánh
Hoà có 605 GĐPT,3.917 huynh trưởng và 37.224 đoàn sinh, trong đó tập
tring chủ yếu ở Tp Huế. Trong đó tỉnh có số lượng GĐPT, đoàn sinh và
huynh trưởng nhiều nhất là TT Huế (214/17.733/1.992). So với số liệu năm
2011, có 528 GĐPT, 5.099 huynh trưởng và 41.137 đoàn sinh thì số GĐPT
tăng nhưng huynh trưởng và đoàn sinh các tỉnh có chiều hướng giảm. Tuy
vậy, số GĐPT trước đây sinh hoạt ngoài Giáo hội hoặc theo tổ chức mạo
xưng GHPG Việt Nam Thống nhất có chiều hướng giảm nhiều: TT Huế giảm
từ 57 GĐPT xuống còn 43,
Tại TT Huế, tổ chức GĐPT được thành lập theo quyết định số
166B/QĐ/BTS ngày 29/11/2012 của Ban trị sự GHPG Việt Nam tỉnh TT Huế
gồm có: 41 thành viên (gọi chung là Ban hướng dẫn GĐPT tỉnh TT Huế). Có
hội đồng quản trị huynh trưởng gồm 09 thành viên. Ban điều hành GĐPT tại
8 huyện, thị có 96 huynh trưởng.
- Huyện Phong Điền có : 36 GĐPT
- Huyện Quảng điền có : 49 GĐPT
- Huyện Hương Trà có : 28 GĐPT
- Thành phố Huế có : 26 GĐPT
- Huyện Phú Vang có : 42 GĐPT
- Huyện Phú Lộc có : 20 GĐPT
- Huyện Nam Đông có : 07 GĐPT
- Huyện A Lưới có: 02 GĐPT
Tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có 226 đơn vị GĐPT, trong đó có
1.933 huynh trưởng, 18.093 đoàn sinh tham gia sinh hoạt.
- Huynh trưởng cấp Dũng : 01 người
- Huynh trưởng cấp Tấn : 91 người
- Huynh trưởng cấp Tín : 317 người
52
- Huynh trưởng cấp Tập : 531 người
- Huynh trưởng tập sự: 993 người.
Ngoài ra tổ chức GĐPT sinh hoạt theo nhóm “Tăng đoàn” thuộc GHPG
Việt Nam Thống nhất có 39 tổ chức GĐPT đang tiếp tục sinh hoạt tại một số
chùa trong tỉnh
Số lượng huynh trưởng có: 1.933 người (Nam, Nữ)
Trong đó:
- Huynh trưởng cấp Dũng : 01 người
- Huynh trưởng cấp Tấn : 91 người
- Huynh trưởng cấp Tín : 317 người
- Huynh trưởng cấp Tập : 531 người
- Huynh trưởng tập sự: 993 người.
Số lượng đoàn sinh hiện đang sinh hoạt: 18.093 người.
Riêng Tp. Huế có 26 GĐPT, được đánh giá là trung tâm GĐPT của cả
nước. Mục đích của GĐPT: Đào tạo thanh, thiếu, đồng niên trở thành những
Phật tử chân chánh, hữu ích cho xã hội. Việc giáo dục đạo đức, lối sống cho
các em ngành đồng, ngành thiếu là nhiệm vụ trọng tâm để không ngừng nâng
cao kiến thức về luật pháp, kỷ năng, chuyên môn. Quan hệ gia đình, học
đường, xã hội theo đúng tinh thần “chân, thiện, mỹ”. Với tinh thần đó việc
học tập, rèn luyện, đổi mới phương thức sinh hoạt, đáp ứng nhu cầu năng
động, sáng tạo của tuổi trẻ GĐPT, tạo động lực, cơ hội để các em phát triển tư
duy, nâng cao kỷ năng chuyên môn, kỷ năng sống. Hằng năm GĐPT tổ chức
nhiều sinh hoạt rất sinh động và hấp dẫn trên khắp các địa bàn trong tỉnh vào
các tháng hè, dịp đại lễ của Phật giáo: như tổ chức khóa tu học mùa hè, một
ngày an lạc, tổ chức hội thi “đường lên đỉnh Hy mã Lạp Sơn” cho TT Huế tại
thành phố Huế, tổ chức các trại bóng đá giao hữu, tổ chức trại Hạnh hàng năm
cho ngành thiếu nữ, tổ chức thi cắm hoa, hội thi ẩm thực chay Nét nổi bậc
53
nhất của tổ chức Gia đình Phật tử, ngoài những sinh hoạt lành mạnh, bổ ích
hàng năm hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy Ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Hội Chữ
thập đỏ tỉnh. Sự khích lệ của Ban trị sự GHPG Việt Nam tỉnh TT Huế có hơn
150 huynh trưởng và đoàn sinh hiến máu nhân đạo, cứu người và nghĩa cử
thấm đậm tình người này đã duy trì hơn 15 năm qua. Trong các ngày lễ trọng
đại của Phật giáo, GĐPT là lực lượng nòng cốt của Giáo hội.
Với tinh thần: “đạo với đời là một, phật pháp bất lý thế gian pháp”,
dưới sự hướng dẫn chỉ dạy của GHPG Việt nam, GĐPT TT Huế cũng như các
đạo, tràng, đoàn chúng Phật tử tại Tp. Huế, tỉnh TT Huế luôn xác định có vị
trí, trách nhiệm của tổ chức trong việc góp phần xây dựng Đạo pháp, dân tộc,
đem lại nhiều lợi lạc, niềm vui cho mọi người. Những gì tốt đẹp, hiệu quả có
được nên giữ gìn trân trọng, phát huy cao hơn nữa, những gì sai lầm, khiếm
khuyết xảy ra hãy cùng nhau xem như là một bài học để sách tấn, rèn luyện
trên tinh thần Cầu thị để tiến bộ, đúng với phương châm: “Bi, Trí, Dũng” của
đạo Phật.
Tại Tp. Huế, GĐPT, dưới sự hướng dẫn của các Phân ban Hướng dẫn
GĐPT trực thuộc Ban trị sự Phật giáo các cấp đã thực hiện theo đúng Nội quy
Phân ban GĐPT Việt Nam (theo Quyết định số 257/2013/QĐ.HĐTS, ngày
17/7/2013 của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPG Việt Nam). Bên cạnh
việc tổ chức các hoạt động tu học cho các ngành thanh, thiếu niên, oanh vũ;
Gia đình Phật tử các cấp còn tổ chức các trại huấn luyện A Dục, Huyền
Trang, để tập hợp, rèn luyện huynh trưởng, đoàn sinh các cấp; tổ chức các trại
họp ban có quy mô toàn quốc như Trại Lục Hoà ngành Thiếu tại Đà Nẵng,
trại kỷ niệm 60 năm thành lập GĐPT Việt Nam tại Huế. GĐPT tai Tp. Huế
còn là lực lượng chủ yếu trong việc tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ
từ thiện xã hội, cứu trợ, hiến máu nhân đạo, “cơm chay từ thiện”, “nồi cháo
cho bệnh nhân nghèo”, học bổng cho đoàn sinh nghèo, hiếu học Hoạt động
54
của GĐPT thực sự góp phần đào tạo thanh thiếu niên ích đạo, lợi đời, trở
thành người Phật tử chân chính, phụng sự đạo pháp, phụng sự dân tộc và xã
hội.
+ Hội đoàn Công giáo: Tp. Huế, tỉnh TT Huế là một trong những trọng
điểm tôn giáo, các thế lực thù địch luôn lợi dụng chiêu bài tự do tín ngưỡng,
tôn giáo, dân chủ, nhân quyền để gây rối. Một số hội, đoàn của Thiên Chúa
Giáo tại TT Huế hoạt động khá tốt nhằm tập hợp thanh thiếu niên, các giới để
hoạt động giáo lý, tu dưỡng, tham gia các hoạt động xã hội,
Theo cộng đồng của cả nước về An ninh tôn giáo Vatican II, trong “sắc
lệnh tông đồ giáo dân”, các phương thức hoạt động tông đồ “giáo dân có thể
thực hiện tông đồ từng người hoặc liên kết thành công đoàn hay gọi là hội,
đoàn”. “Có nhiều hội, đoàn tông đồ khác nhau, có những hội đoàn nhằm mục
đích tông đồ phổ quát của giáo hội, có những hội đoàn tông đồ loan báo phúc
âm và thánh hóa bằng phương thức chuyên biệt, có những hội, đoàn Kitô hóa
trật tự trần thế, có những hội đoàn nhằm làm chứng cho Chúa Kitô đặc biệt
bằng việc từ thiện, bác ái Các hội, đoàn chỉ có giá trị tông đồ nhờ ở chổ
phù hợp với mục tiêu của giáo hội công giáo, ở từng hội viên hay cả hội, đoàn
có tinh thần phúc âm và làm chứng cho Chúa Kitô”.
Để thích nghi với tình hình, từ đầu những năm 1980, một số hội đoàn ở
các tỉnh miền Nam, trong đó có Tp. Huế tỉnh TT Huế được đổi tên gọi mới là
sinh hoạt “giới” như giới các ông, giới các bà, giới gia trưởng, giới thanh
niên, giới thiếu nhi, giới gia đình trẻ để tránh sự ngăn cản của chính quyền.
Tháng 12 năm 1986 Đại hội VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới toàn
diện. Từ đó một số hội, đoàn công giáo trước đây hoạt động lén lút, sau đó đã
trở lại hoạt động công khai tổ chức nhiều hình thức hoạt động khá phức tạp.
Năm 2004, Hội đồng giám mục Việt nam có đề cập đến 17 hội, đoàn công
55
giáo và thông qua đó họ muốn Nhà nước chính thức công nhận 17 hội đoàn
như sau :
1. Thiếu Nhi thánh thể
2. Hùng Tâm dũng khí
3. Thanh Sinh công
4. Hướng đạo Công giáo
5. Giới trẻ con Đức mẹ
6. Hiệp hội thánh mẫu
7. Legio Marie
8. Các bà mẹ công giáo
9. Liên minh Thánh tâm
10. Huynh đoàn đa minh
11. Phan Sinh tại thế
12. Dòng ba Cát Minh
13. Hiệp hội giáo dân bác ái
14. Caritas Việt nam
15. Khôi bình Việt nam
16. Gia đình cùng theo Chúa
17. Gia đình Chúa
Theo sơ bộ, qua công tác nắm tình hình các ngành liên quan trên địa
bàn, Tp. Huế, tỉnh TT Huế hiện có hơn 30 hội đoàn công giáo với hàng chục
ngàn tín đồ tham gia dưới sự điều hành, chỉ đạo trực tiếp của tòa Tổng giám
mục Huế, thông qua các linh mục quản xứ. Phần lớn các hội, đoàn công giáo
tự thành lập, tái lập trước năm 2000, đến nay hoạt động trong phạm vi nhà
thờ, nơi thờ tự, nhà nước và các đoàn thể chính trị ít quan tâm quản lý. Một số
hội đoàn Công giáo tiêu biểu hiện hoạt động khá mạnh như:
56
+ Thiếu nhi Thánh thể: Phong trào TNTT của Công giáo Việt Nam
dựa trên phong trào TNTT của thế giới được thành lập từ năm 1929 do 2 linh
mục Xuân Bích là Leson Palliard và Paul Urueau trên cơ sở phong trào Nghĩa
Bình ngay trong chủng viện và đoàn đầu tiên được thành lập tại trường Sư
huynh “Ecole Paginier” ở Hà Nội mang tên “Nghĩa Bình Thánh thể”. Sau đó,
phong trào nhanh chóng phát triển trên toàn quốc đặc biệt là những trung tâm
Công giáo mạnh như Huế (1931), Sài Gòn (1931), Thanh Hóa (1932), Vĩnh
Long (1935), Qui Nhơn (1937)... Bản chất TNTT là một đoàn thể Công giáo
tiến hành giúp thăng tiến và thực hành đời sống đạo cho các em thiếu nhi
(tuổi từ 7 đến 19 tuổi) với tiêu chí “Người trẻ phải trở nên những Tông đồ đầu
tiên của giới trẻ”. Phong trào TNTT lấy Phúc âm và giáo lý Công giáo làm
nền tảng chất liệu cho việc giáo dục, thánh hóa và hướng dẫn người trẻ tu tập.
Tôn chỉ của TNTT là “Sống lời Chúa và kết hợp với Chúa Giêsu Thánh
thể trong sự hy sinh, rước lễ, cầu nguyện, làm việc tông đồ”. Mục đích của
phong trào TNTT:
- “Đoàn ngũ hóa và hướng dẫn các em thiếu nhi sống Tin mừng và góp
phần xây dựng xã hội.
- Đào luyện thanh thiếu nhi về hai phương diện: “tự nhiên và siêu nhiên
để trở thành người hữu ích và những Kitô hữu trưởng thành, dấn thân để
mang Chúa đến với môi trường sống của mình”
TNTT tổ chức theo liên đoàn, mỗi liên đoàn có đòan Ấu nhi (từ 7 - 9
tuổi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_hoat_dong_cua_cac_hoi_doan.pdf