MỞ ĐẦU . 1
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NưỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO TIN LÀNH. 11
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài Luận văn . 11
1.1.1. Tôn giáo và hoạt động tôn giáo.11
1.1.2. Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo nói chung và đạo Tin
lành nói riêng .13
1.1.3. Đạo Tin lành .14
1.1.4. Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Tin lành ở Việt Nam .16
1.2. Một số vấn đề lý luận về QLNN đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo
nói chung và đạo Tin lành nói riêng . 17
1.2.1. Sự cần thiết QLNN đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo .17
1.2.2. Mục tiêu, nguyên tắc của quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn
giáo nói chung và đạo Tin lành nói riêng .18
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Tin lành.21
1.2.4. Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước đối với hoạt động của
đạo Tin lành.24
1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Tin lành ở
một số địa phương. 29
1.3.1. Tỉnh Lào Cai .29
1.3.2. Tỉnh Điện Biên .32
1.3.3. Bài học cho tỉnh Lai Châu.35
Tiểu kết chương 1. 38
Chương 2. THỰC TRẠNG ĐẠO TIN LÀNH VÀ QUẢN LÝ NHÀ
NưỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO TIN LÀNH TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH LAI CHÂU. 40
2.1. Khái quát chung về tỉnh Lai Châu . 40
2.1.1. Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên; kinh tế, xã hội.40
2.1.2. Về hoạt động tôn giáo, trên địa bàn tỉnh Lai Châu.41
2.2. Khái quát chung về đạo Tin lành . 43
2.2.1. Đạo Tin lành ở Việt Nam.43
2.2.2. Đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Lai Châu.46
2.2.3. Thực trạng hoạt động của đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Lai
Châu .49
138 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo tin lành tại địa bàn tỉnh Lai Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đột giữa người theo đạo và không theo đạo trong cùng
một gia đ nh, d ng họ, trong cùng một bản, làng đến mức không thể chung
sống. Trong cùng một gia đ nh, giữa người theo đạo và không theo đạo tẩy
chay lẫn nhau, cơm không chung một mâm, nhà không chung một nóc, không
đi cùng một con đường. Người trong cùng một dân tộc, cùng họ hàng sống
trong một bản làng, nhưng giữa những người theo đạo và không theo đạo luôn
tẩy chay và t m mọi cách cô lập lẫn nhau như cưới hỏi không đến chia vui, ma
chay không đến thăm viếng, thậm chí không đến đưa tiễn người thân đến nơi
an nghỉ cuối cùng. Đây là sự phân hóa gay gắt nhất, chưa từng thấy trong
người dân tộc thiểu số (nhất là người Mông), hệ quả chính là do sự thâm nhập
và phát triển của đạo Tin lành.
Về vấn đề kinh kế, chính trị - xã hội đặc biệt ở thời kỳ đầu đã dẫn đến
một số hậu quả xấu về kinh tế - xã hội đối với người dân, sản xuất ở nhiều nơi
bị đ nh trệ do quần chúng bán, giết mổ gia súc, gia cầm, c ng như bán các đồ
đạc để tụ tập chờ “vua” đón lên trời, những tác động tiêu cực dễ thấy như đạo
Tin lành nghỉ làm việc ngày chủ nhật, ngày lễ trọng để thờ phượng, sinh
hoạt, quy định dâng hiến 1/10 thu nhập lợi tức của tín đồ cho hội thánh. Trong
điều kiện kinh tế hạn chế, ít nhiều ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của người
theo đạo, từ đó làm cho đời sống kinh tế của đồng bào vốn đã khó khăn càng
54
khó khăn hơn. Tuy nhiên, bù đắp vào việc ngày nghỉ chủ nhật, là việc hướng
dẫn kỹ thuật canh tác, chăn nuôi, làm kinh tế đưa lại năng suất cao hơn, việc
nghỉ ngày chủ nhật c ng là để giúp tái sản xuất sức lao động cho tuần làm
việc mới. Mặt khác, đạo Tin lành giúp tạo ra phong cách làm việc công
nghiệp, chính xác, khoa học, hiệu quả, đồng thời tạo ra thói quen minh bạch,
công khai trong kinh tế. Người Tin lành chịu khó học hỏi, nâng cao tr nh độ
để đáp ứng yêu cầu xã hội, phát triển kinh tế. Đây là những yếu tố có ý nghĩa
thúc đẩy phát triển kinh tế, phù hợp với xu hướng thời đại.
2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động của đạo Tin
lành trên địa bàn tỉnh Lai Châu
2.3.1. Xây dựng, tổ chức thực hiện các văn bản chính sách, pháp luật
của Nhà nước đối với đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Lai Châu
2.3.1.1. Một số văn bản của Nhà nước về công tác quản lý nhà nước đối
với hoạt động của đạo Tin lành
Đạo Tin lành là một tôn giáo có nhiều văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà
nước về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Tin lành. Điều
đó cho thấy tầm ảnh hưởng, tính phức tạp và những vấn đề đặt ra của đạo Tin
lành là không nhỏ đối với xã hội, gồm những văn bản tiêu biểu sau:
- Thông báo số 184-TB/TW năm 1998 của Thường vụ Bộ Chính trị về
công tác đối với đạo Tin lành
- Thông báo số 255-TB/TW năm 1999 của Bộ Chính trị về công tác đối
với đạo Tin lành
- Quyết định số 11/2000/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về công tác
đối với đạo Tin lành
- Thông báo số 160-TB/TW năm 2004 của Ban Bí thư về chủ trương
công tác đối với đạo Tin lành
- Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg, ngày 04/02/2005 của Thủ tướng Chính
phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành
55
- Thông báo số 58-TB/TW năm 2009 của Ban Bí thư về công tác đối với
đạo Tin lành
- Thông báo số 127/TB-VPCP năm 2012 của Văn ph ng Chính phủ về
tiếp tục kế hoạch công tác đối với đạo Tin lành
- Kế hoạch số 15/KH-TGCP năm 2012 của Ban Tôn giáo Chính phủ về
công tác đối với đạo Tin lành ở khu vực Tây Bắc
- Thông báo số 91/TB-VPCP năm 2004 của Văn ph ng Chính phủ về
việc giao Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với các địa phương thúc đẩy đăng
ký Điểm nhóm Tin lành, đặc biệt là khu vực Tây Bắc
- Kết luận số 101-KL/TW, ngày 03/9/2014 của Ban Bí thư về chủ trương
công tác đối với đạo Tin lành trong tình hình mới
- Thông báo số 382/TB-VPCP, ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính
phủ về kết luận Hội nghị Tổng kết 10 năm Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg, ngày
04/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành
- Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016;
- Kế hoạch số 54/KH-BNV năm 2016 của Bộ Nội vụ về kế hoạch công
tác đối với đạo Tin lành giai đoạn 2016-2020
- Nghị định số 162/2017/NĐ-CP, ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo
Bên cạnh những văn bản của Đảng, Nhà nước về công tác đối với đạo
Tin lành nêu trên còn có nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác có các quy
định liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo cụ thể như: Bộ luật dân sự,
Luật đất đai, Luật báo chí, Bộ luật hình sự, Luật hôn nhân và gia đ nh, Luật di
sản văn hóa, Luật cư trú, Luật giáo dục, Luật xuất bản, Luật xây dựng..
2.3.1.2. Ban hành văn bản tri n khai thực hiện và công tác phối h p giữa
các c p, các ngành liên quan
Triển khai Luật tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP
của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín
56
ngưỡng, tôn giáo. Chủ động đề xuất tham mưu với cấp có thẩm quyền ban
hành các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác tôn giáo và báo cáo về công
tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh, cụ thể: Kế hoạch số 98/KH-SNV ngày
23/01/2019 về tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo trên
địa bàn tỉnh Lai Châu; Văn bản số 78/BTG-CG&TL ngày 02/02/2019 hướng
dẫn đăng ký sinh hoạt đao Tin lành theo điểm nhóm; Kế hoạch số 09/UBND-
NC ngày 24/01/2019 về thăm hỏi, tặng quà chức sắc, chức việc tôn giáo nhân
dịp các lễ trọng trong tôn giáo; Báo cáo số 07/BC-UBND ngày 09/01/2019
báo cáo công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Lai Châu;
Báo cáo số 54/BC-UBND ngày 18/4/2019 báo cáo 01 năm thực hiện Chỉ thị
số 18-CT/TW của Bộ Chính trị; Báo cáo số 93/BC-UBND ngày 27/5/2019
thống kê, đánh giá hiệu quả QLNN đối với sinh hoạt tôn giáo của người nước
ngoài; Công văn số 35/UBND-NC ngày 22/3/2019 hướng dẫn quản lý hoạt
động tôn giáo dịp lễ phục sinh; Công văn số 49/UBND-NC ngày 10/4/2019
về việc triển khai một số nhiệm vụ công tác đối với đạo Tin lành và ngăn chặn
các nhóm Tin lành cực đoan; Công văn số 387/SNV-TG ngày 05/4/2019
hướng dẫn các huyện, thành phố thực hiện chế độ báo cáo công tác QLNN về
tôn giáo và rà soát tình h nh treo bảng hiệu của các điểm nhóm tôn giáo; Công
văn số 623/SNV-TG ngày 21/5/2019 về việc xin ý kiến đối với việc chia tách
điểm nhóm đối với đạo Tin lành.
Công tác phối hợp đấu tranh chống hoạt động lợi dụng tôn giáo gây
phức tạp về an ninh trật tự. Trước t nh h nh hoạt động của tà đạo, đạo lạ, tín
ngưỡng, tôn giáo mới phát sinh như hiện tượng truyền đạo qua mạng Internet
“Bà Cô Dợ”, “Hội thánh Giê sùa” và một số hoạt động tôn giáo chưa tuân thủ
quy định của pháp luật, Sở Nội vụ đã phối hợp với các sở, ban, ngành chức
năng và UBND các huyện, thành phố liên quan tiếp tục chỉ đạo các cấp, các
ngành tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đồng bào quay trở lại với
niềm tin tôn giáo thuần túy hoặc quay trở lại với tín ngưỡng, truyền thống của
57
dân tộc và giải thích cho đồng bào hiểu về tà đạo, đạo lạ, tín ngưỡng, tôn giáo
mới chưa từng có ở Việt Nam và không thuộc tổ chức tôn giáo đã được nhà
nước công nhận, chưa được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo.
Đồng thời chủ động nắm bắt t nh h nh, phối hợp với các ngành chức
năng và UBND các huyện, thành phố tăng cường triển khai các biện pháp đấu
tranh, ngăn chặn không để xảy ra t nh huống bị động, bất ngờ, chỉ đạo chính
quyền cơ sở tiếp xúc nhắc nhở, vận động, yêu cầu các chức sắc tôn giáo, ban
đại diện các điểm nhóm, trao đổi công việc với đại diện đoàn chức sắc của
Hội thánh Tin lành Việt Nam miền Bắc trong không khí thân thiện, cởi mở,
tạo mối quan hệ gần g i giữa chính quyền với các tổ chức tôn giáo.
2.3.1.3. Thực hiện tuyên truyền, ph biến pháp lu t
Công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng và chính sách,
pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cho cán bộ làm công tác tôn
giáo, chức sắc, chức việc và các tín đồ. Sở Nội vụ thường xuyên phối hợp với
các ngành chức năng và UBND các huyện, thành phố tổ chức lồng ghép tuyên
truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước.
Về tôn giáo được quan tâm tại các buổi gặp mặt, đối thoại, các lớp bồi dưỡng,
tập huấn phối hợp với Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Tỉnh Lai Châu đã
tuyên truyền tại buổi gặp mặt, đối thoại giữa các Trưởng ban Thanh niên các
điểm nhóm tôn giáo trên địa bàn tỉnh với khoảng gần 100 người tham dự. Bên
cạnh đó c n phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy tuyên truyền, ph ng, chống
âm mưu lợi dụng tôn giáo chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, kích động di cư
tự do tại 04 điểm nhóm với khoảng 500 người tham dự. Qua đó nắm bắt t nh
h nh và thăm hỏi động viên trong các dịp lễ trọng, lễ buộc, lễ thường niên của
các tổ chức tôn giáo.
Thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tôn giáo tại 09 điểm nhóm
Tin lành trên địa bàn tỉnh Lai Châu với khoảng 1.953 lượt người tham dự.
58
Tỉnh Lai Châu đã phối hợp với Vụ Tin lành Ban Tôn giáo Chính phủ tổ chức
02 Hội nghị hướng dẫn sinh hoạt đạo Tin lành theo quy định của Luật tín
ngưỡng, tôn giáo tải tỉnh Lai Châu cho khoảng 300 tín đồ tham dự thuộc Hội
thánh Tin lành Việt Nam miền Bắc và Hội thánh Liên hữu Cơ đốc.
2.3.2. Công tác kiện toàn, củng cố tổ chức bộ máy và đào tạo bồi
dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác
quản lý nhà nước về tôn giáo
2.3.2.1. T ch c bộ máy làm công tác QLNN về tôn giáo
Tổ chức làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo luôn được quan tâm,
củng cố, kiện toàn cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong t nh h nh mới cụ
thể là trên toàn tỉnh Lai Châu có 187 người.
Cấp tỉnh: có 09 người gồm UBND tỉnh có 02 người: 01 Phó Chủ tịch
UBND tỉnh phụ trách công tác tôn giáo, 01 chuyên viên Văn ph ng UBND
tỉnh tham mưu về công tác tôn giáo; Sở Nội vụ có 07 người: 01 Phó Giám đốc
Sở phụ trách công tác tôn giáo, 06 công chức Ph ng Tôn giáo chuyên trách
làm công tác QLNN về tôn giáo
Cấp huyện: có 01 Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách khối văn-xã, 01
lãnh đạo Ph ng Nội vụ và 01 chuyên viên Ph ng Nội vụ, hiện nay cán bộ làm
công tác tôn giáo cấp huyện có 24 người
Cấp xã: Cán bộ làm công tác tôn giáo ở cấp xã là những cán bộ kiêm nhiệm
chưa có cán bộ chuyên trách.
2.3.2.2. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng
Công tác đào tạo bồi dưỡng cho đội ng làm công tác QLNN về tôn giáo
được quan tâm thực hiện thường xuyên. Sở Nội vụ tham mưu cho UBND tỉnh
tổ chức mở 01 lớp phổ biến Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và các văn bản hướng
dẫn thi hành Luật cho 127 người là cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo
và cán bộ, công chức làm công tác QLNN về tôn giáo thuộc các cơ quan, ban,
59
ngành, đoàn thể tỉnh, huyện; cán bộ kiêm phụ trách công tác tôn giáo cấp cơ
sở; UBND các huyện và Ban chỉ đạo công tác tôn giáo thành phố Lai Châu
mở 02 lớp bồi dưỡng kiến thức cho 124 người là cán bộ, công chức, người
hoạt động không chuyên làm công tác tôn giáo và làm công tác QLNN về tôn
giáo thuộc các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể.
Bên cạnh đó cấp ủy, chính quyền luôn quan tâm cử người tham gia các
khóa bồi dưỡng do các cơ sở đào tạo bồi dưỡng mở như: cử 05 công chức
tham gia khóa bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác tôn giáo tại Học
viện Hành chính Quốc gia tổ chức tại Hà Nội.
Nh n chung đội ng cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác QLNN về
tôn giáo đã chủ động nghiên cứu, cập nhật kịp thời chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tôn giáo từ đó có nhận thức
chính trị vững vàng hơn, hiệu quả công tác được nâng lên, chuyển biến về
năng lực, chất lượng tham mưu, phương pháp công tác công tác ngày càng
được cải thiện rõ rệt, cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình
mới tại địa phương.
Bà Vương Thị Chi, Chuyên viên ph ng Tôn giáo – Sở Nội vụ tỉnh Lai
Châu về công tác QLNN về tôn giáo trên địa bàn tỉnh hiện nay, cho biết:
Công chức làm chuyên trách công tác tôn giáo nói chung và Tin
lành nói riêng hiện nay thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, số
lượng cán bộ cấp huyện, cấp xã chưa am hiểu sâu về công tác tôn
giáo, đặc biệt là đạo Tin lành. Việc cập nhật nắm bắt chủ trương,
đường lối của Đảng và các văn bản pháp luật của nhà nước liên
quan đến tôn giáo nói chung và đạo Tin lành nói riêng chưa sâu
nên dẫn đến việc ngại tiếp xúc với các chức sắc tôn giáo.
(Tác giả thực hiện tháng 12/2019)
60
Đồng chí Nguyễn Văn Thuế, cán bộ lãnh đạo tỉnh Lai Châu cho biết:
Các nhóm Tin lành trước khi có Chỉ thị 01 sinh hoạt có nhóm
công khai, có nhóm tản mạn, có nhóm tập trung, có nhóm chỉ
khuôn hẹp trong một số hộ gia đ nh chủ yếu là anh em họ hàng
với nhau, đặc biệt với người Mông. Các nhóm này phân bố rải
rác ở các vùng sâu vùng xa gọi là nhóm nhưng có chỗ chỉ có
dăm ba hộ gia đ nh là anh em, họ hàng tụm lại với nhau. Chúng
tôi là lực lượng mỏng, mặc dù đã phối hợp với công an, bộ đội
biên phòng c ng không biết làm cách nào để quản lý nổi hết các
đối tượng này.
(Tác giả thực hiện tháng 12/2019)
2.3.3. Công tác quản lý sinh hoạt của đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh
Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg ngày 04/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ
về một số công tác đối với đạo Tin lành (gọi tắt là Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg
ngày 04/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ) tiếp tục thể hiện quá tr nh đổi
mới quan điểm, chính sách về tôn giáo nói chung và đạo Tin lành nói của
Đảng và Nhà nước ta, qua thời gian thực hiện đã cho thấy hiệu quả rõ ràng
trong thực tiễn. Đối với t nh h nh đạo Tin lành ở tỉnh Lai Châu đồng bào đã
có thời gian theo đạo Tin lành và có nhu cầu tín ngưỡng thực sự, trước mắt
hướng dẫn cho đồng bào sinh hoạt tôn giáo tại gia đ nh hoặc nơi nào có nhu
cầu th hướng dẫn cho đồng bào đăng ký sinh hoạt đạo ở địa điểm thích hợp
tại bản, làng. Khi hội đủ các điều kiện th tạo thuận lợi cho đồng bào sinh hoạt
tôn giáo b nh thường theo quy định của pháp luật. Việc thực hiện Chỉ thị số
01/2005/CT-TTg ngày 04/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ trong thời gian
qua đã mang lại kết quả rất quan trọng, đó là từng bước ổn định t nh đạo Tin
lành, đáp ứng nhu cầu tôn giáo của đồng bào theo đạo, từ đó có đóng góp cho
sự phát triển của tỉnh. Tuy nhiên quá tr nh thực hiện Chỉ thị số 01/205/CT-
61
TTg ngày 04/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ ở đây c ng gặp không ít khó
khăn, chậm hơn nhiều so với các tỉnh trên cả nước.
Bảng 2.2: Số người theo đạo Tin lành ở tỉnh Lai Châu 2005 – 2019
Năm Số lượng Tăng
2005 11.967
2006 13.076 1.109
2007 13.457 381
2008 17.813 4.356
2009 18.372 559
2010 19.875 1.503
2011 23.092 3.217
2012 25.897 2.805
2013 29.213 3.316
2014 32.489 3.276
2015 38.690 6.201
2016 40.072 1.382
2017 44.312 4.240
2018 46.017 1.705
2019 47.398 1.381
Nguồn: Phòng Tôn giáo tỉnh Lai Châu
Từ năm 2005, đạo Tin lành tiếp tục phát triển và diễn biến phức tạp
trong vùng dân tộc Mông. Những người đứng đầu truyền đạo tăng cường hoạt
động ở các huyện, có liên hệ với các tổ chức, cá nhân đạo Tin lành. Tín đồ tập
trung cầu nguyện tại “nhà nguyện” và nhà riêng của các hộ gia đ nh, nhiều
nhà nguyện đã được xây dựng.
62
Bảng 2.3: Tổng hợp người Mông theo đạo Tin lành ở tỉnh Lai Châu
Huyện Xã Bản Số hộ Số người
Tam Đường 10 42 1.513 8.023
Phong Thổ 12 49 1.318 7.191
S n Hồ 18 102 2.132 11.776
Mường Tè 4 15 638 4.124
Tân Uyên 5 18 1.054 6.138
Than Uyên 3 9 189 1.109
Nậm Nhùn 8 17 1.182 7.035
Tổng số 60 252 8.026 45.396
Nguồn: Phòng Tôn giáo tỉnh Lai Châu
Sinh hoạt tôn giáo: Từ khi thực hiện Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg ngày
04/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành
đến nay, nh n chung sinh hoạt tôn giáo của tín đồ Tin lành ổn định hơn. Đối với
những điểm nhóm đã được cấp đăng ký, đồng bào sinh hoạt tập trung thường
vào tối thứ năm và sáng chủ nhật hàng tuần. C n đối với những điểm nhóm
chưa được cấp đăng ký, đồng bào được hướng dẫn sinh hoạt tại gia đ nh. Nội
dung của một buổi sinh hoạt tôn giáo gồm: Đầu tiên là hát Thánh ca, tiếp đến là
cầu nguyện chung, tiếp nữa là nghe giảng Kinh thánh, dưới sự hướng dẫn của
trưởng điểm nhóm, phó điểm nhóm, ca đoàn, sau đó là giao tiếp tr chuyện.
Những nội dung này các điểm nhóm đều đăng ký với chính quyền xã. Thực tế
cho thấy, sau mỗi buổi sinh hoạt đạo các tín đồ Tin lành c ng tham gia sinh
hoạt theo giới, theo lứa tuổi, như Ban Phụ nữ, Thiếu nhi Kinh sách, tài liệu
học đạo hiện nay chủ yếu bằng tiếng Mông Latinh và tiếng Việt.
Địa điểm sinh hoạt tôn giáo hiện nay đồng bào sinh hoạt tôn giáo chủ
yếu ngay tại nhà của Trưởng nhóm hoặc nhà mượn của dân hay các nhà
nguyện mới được xây dựng gần đây chưa được sự cho phép của chính quyền.
63
T nh trạng này, trước mắt đáp ứng được nhu cầu về nơi sinh hoạt tôn giáo tập
trung, nhưng về lâu dài có thể gây khó khăn cho việc sinh hoạt tôn giáo đặc
biệt ở những nơi có đông tín đồ theo đạo Tin lành.
Người đứng đầu điểm nhóm: Mỗi điểm nhóm Tin lành bầu ra trưởng điểm
nhóm, là những người ưu trội hơn trong cộng đồng tín đồ về tr nh độ học vấn,
hiểu biết về đạo và có khả năng tổ chức, quản lý Đối với các điểm nhóm Tin
lành đã được chính quyền địa phương cấp đăng ký sinh hoạt, nh n chung các
trưởng điểm nhóm có nhân thân tốt và có quan hệ tốt với chính quyền. Trong
khi đó đối với các điểm nhóm khác, vẫn c n có những người đứng đầu điểm
nhóm thiếu tôn trọng sự lãnh đạo, quản lý của chính quyền cơ sở.
Những trưởng điểm nhóm, hay những người đứng đầu truyền đạo
thường là những người có khả năng ăn nói, một phần do được hệ phái Tin
lành lựa chọn, bồi dưỡng, đào tạo. Nhưng về học vấn, những người này không
cao hơn nhiều mặt bằng tr nh độ học vấn của người Mông nói chung. Tr nh
độ của họ chủ yếu là cấp tiểu học, từ trung học trở lên chiếm t lệ thấp. Điều
này chắc chắn sẽ gây khó khăn cho họ trong việc đào tạo c ng như quan hệ
với chính quyền cơ sở. Đây c ng là điều mà chúng ta thấy quan ngại, bởi v
họ dễ bị các lực lượng xấu lợi dụng.
Hầu hết các điểm nhóm Tin lành đã h nh thành những bộ phận chuyên
trách theo cách tổ chức của đạo Tin lành, như Hội Phụ nữ, Ban Thanh niên,
Ban Thiếu niên...
Tỉnh Lai Châu luôn tạo điều kiện cho chức sắc, tín đồ tôn giáo được sinh
hoạt tôn giáo theo đúng quy định pháp luật. Ban Tôn giáo tỉnh Lai Châu đã
hướng dẫn các địa phương và các tổ chức tôn giáo thực hiện về hoạt động tôn
giáo và quản lý hoạt động tôn giáo. Các ngành chức năng và các địa phương
tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo tại các cơ sở tôn
giáo, hoạt động tôn giáo của các chức sắc, tín đồ trên địa bàn tỉnh; giám sát
64
chặt chẽ việc thực hiện các nội dung đăng ký hoạt động tôn giáo, đồng thời tạo
điều kiện thuận lợi cho chức sắc tôn giáo thực hiện chương tr nh đã đăng ký.
Bảng 2.4: Các điểm nhóm đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký sinh hoạt
tính đến năm 2019
Huyện Xã Bản Hệ phái Hộ theo đạo Tổng Nam Nữ
Tam Đường 02 15 02 924 5.049 2.536 2.513
Phong Thổ 04 09 02 546 2.880 1.445 1.435
S n Hồ 10 28 02 1.348 7.600 3.732 3.868
Mường Tè 01 02 01 157 1.192 579 613
Tân Uyên 06 14 02 797 4.509 2.234 2.275
Nậm Nhùn 06 16 02 786 4.877 2.452 2.425
Tổng 29 84 02 4.558 26.107 12.978 13.129
Nguồn: Phòng Tôn giáo tỉnh Lai Châu
Tính đến nay trên địa bàn tỉnh tín đồ theo đạo các hệ phái Tin lành đó là
Hệ phái Tin lành Việt Nam miền Bắc; Hệ phái Hội thánh Liên hữu Cơ đốc;
Hệ phái Truyền giảng Phúc âm; Hệ phái Liên đoàn Truyền giáo Phúc âm;
Giáo hội Cơ đốc Phục lâm; Hệ phái Tin lành Trưởng lão. Nhưng chỉ có hai hệ
phái sinh hoạt đạo Tin lành chủ yếu đó là Hệ phái Tin lành Việt Nam miền
Bắc và Hệ phái Liên hữu Cơ đốc được cấp giấy chứng nhận sinh hoạt với 86
điểm nhóm, c n lại những hệ phái đang sinh hoạt chưa được cấp giấy chứng
nhận sinh hoạt điểm nhóm đó là:
+ Hệ phái Liên đoàn Truyền giáo Phúc âm: Hiện nay có phạm vi hoạt
động rộng khắp toàn quốc, trên địa bàn tỉnh hệ phái này hoạt động tập trung
chủ yếu tại huyện Nậm Nhùn, với 79 hộ tin theo (Nam 203 người, Nữ 197
người), từ 13 tuổi trở lên (Nam 113 người, Nữ 105 người). Để phát triển Hội
thánh lâu dài, dù chưa được nhà nước công nhận, Hệ phái Liên đoàn Truyền
giáo Phúc âm trong những năm qua đã mở lớp đào tạo “chui” và tấn phong
mục sư nhiệm chức với 5 điểm nhóm.
65
+ Hệ phái Truyền giảng Phúc âm: Hiện nay, hệ phái này sinh hoạt tập
trung tại huyện Mường Tè và huyện Nậm Nhùn, với tổng số 266 hộ tin theo
(Nam 1584 người, Nữ 905 người), từ 13 tuổi trở lên (Nam 465, Nữ 440). Dù
chưa được nhà nước công nhận với 10 điểm nhóm nhưng hệ phái này hoạt
động từ rất lâu, hoạt động từ thiện xã hội như giúp đỡ đào giếng, xây nhà,
tặng xe đạp hay học bổng cho các học sinh nghèo, giúp đỡ các nạn nhân bị
bão l , hạn hántạo sự uy tín với tín đồ và chính quyền.
+ Hệ phái Tin lành Trưởng lão: T nh hoạt hoạt động của hệ phái này
ở tại huyện Tam Đường, huyện S n Hồ và huyện Tân Uyên, với tổng số
122 hộ tin theo (Nam 300 người, Nữ 286 người), từ 13 tuổi trở lên (Nam
200 người, Nữ 196 người), tại 6 điểm nhóm nhưng chưa được nhà nước
công nhận.
+ Giáo hội Cơ đốc Phục lâm: Sinh hoạt tại 3 nhóm ở huyện S n Hồ với
37 hộ tin theo (Nam 78 người. Nữ 88 người), từ 13 tuổi trở lên (Nam 39
người, Nữ 50 người), hiện tại chưa được nhà nước công nhận điểm nhóm trên
địa bàn tỉnh.
Chức sắc, chức sắc tự phong và trưởng điểm nhóm th toàn tỉnh hiện nay
có 01 chức sắc Tin lành hợp pháp đang cư trú tại Tổng hội Hội thánh Tin
lành Việt Nam miền Bắc ở số 02 ngõ Trạm, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội và
101 chức sắc Tin lành tự phong là: Liên hữu Cơ đốc có 29 mục sư và 9 mục
sư nhiệm chức; Tin lành Việt Nam miền Bắc có 03 mục sư, 14 mục sư nhiệm
chức và 46 truyền đạo. Hiện nay có 234 trưởng điểm nhóm cụ thể là: Tin lành
Việt Nam miền Bắc có 175 trưởng điểm nhóm; Liên hữu Cơ đốc có 38 trưởng
điểm nhóm; Hội thánh Truyền giảng Phúc âm có 10 trưởng điểm nhóm; Tin
lành Trưởng lão có 06 trưởng điểm nhóm; Liên đoàn Truyền giáo Phúc âm có
05 trưởng điểm nhóm.
66
2.3.4. Quan hệ giữa người dân và chính quyền địa phương sau Chỉ thị
số 01/2005/CT-TTg
Ở tỉnh Lai Châu, có địa hình phức tạp nhiều dân tộc sinh sống, người dân
theo đạo Tin lành tương đối đông chủ yếu là dân tộc Mông ở vùng sâu vùng
xa, tr nh độ dân trí thấp, đời sống giao thông đi lại khó khăn, địa bàn quản lý
rộng phức tạp, còn nhiều yếu tố tiềm ẩn tác động ảnh hưởng đến an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội. Bên cạnh đó các phần tử xấu trong và ngoài
nước lợi dụng vấn đề dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo thành lập “Vương quốc
Mông”. Những hoạt động tuyên truyền, lôi kéo quần chúng nhân dân theo
đạo, dựng nhà nguyện, tụ tập cầu nguyện tập trung theo các hệ phái Tin lành
ngày càng công khai. Trong quá trình quản lý việc sinh hoạt của tín đồ vẫn có
điểm nhóm chưa có văn bản xin phép chính quyền, vẫn còn hiện tượng xây
dựng nhà nguyện trái phép, trá h nh
Trong khi chính quyền tăng cường các biện pháp tuyên truyền, quản lý
hành chính hoạt động của đạo Tin lành sau khi có Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg
ngày 04/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo
Tin lành, để củng cố điểm nhóm, nâng cao chất lượng của các tín đồ thông
qua tăng cường đào tạo chính quy chức sắc, tín đồ. Nhưng do nhiều nguyên
nhân cho tới nay trên đia bàn tỉnh có 86 điểm nhóm được cấp giấy chứng
nhận đăng ký sinh hoạt trên tổng số 234 điểm nhóm.
Đối với những người Mông, người Dao theo đạo Tin lành, phần lớn họ
chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước. Tuy nhiên, trên thực tế dường như họ vẫn có cuộc sống riêng biệt, chưa
thực sự hết lòng hợp tác với chính quyền địa phương. Cụ thể những vấn đề
liên quan đến Tin lành người dân, tín đồ không bao giờ thông báo hay nói cho
chính quyền biết. Trong các thôn bản người dân, tín đồ theo đạo Tin lành sinh
hoạt đạo theo điểm nhóm tại nhà riêng của một người nào đó trong thôn bản
của mình hoặc nhà cầu nguyện xây dựng trái phép riêng biệt.
67
Các tín đồ Tin lành nhất là những người có chức sắc, trưởng nhóm đạo ít
cởi mở với chính quyền địa phương. Tín đồ theo đạo Tin lành thường là nghe
và tin những lời trưởng nhóm hơn các cán bộ chính quyền; luôn đưa ra yêu
sách mỗi khi có chương tr nh, dự án của Nhà nước triển khai. Khi có những
vấn đề liên quan đến quyền lợi họ thường có những phản ứng theo số đông
của dân tộc làng bản dưới sự dẫn dắt của các trưởng bản, trưởng nhóm đạo
với tuổi đời còn rất trẻ nhiều người trên 30 tuổi. Bên cạnh đó tr nh độ văn
hóa, sự hiểu biết của đại đa số người dân tín đồ còn thấp, những hành động
phản ứng thường mang tính mạnh mẽ, trái chiều đôi khi c n thái quá. Vì thế
đ i hỏi cán bộ chính quyền địa phương phải rất khéo léo và mềm mỏng giải
thích đề người dân tín đồ hiểu rõ.
Ở một số thôn bản có nhiều tín đồ sinh hoạt đạo Tin lành chưa tích cực
để giữ vững an ninh chính trị nội bộ, chính quyền c ng đã giới thiệu những
công an viên, trưởng, phó bản là tín
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_hoat_dong_cua_dao_tin_lanh.pdf