Trang bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục hình
MỞ ĐẦU. 1
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG ĐẠO CÔNG GIÁO . 12
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài . 12
1.1.1. Khái quát về Công giáo . 12
1.1.2. Hoạt động đạo công giáo . 14
1.1.3. Quản lý nhà nước về hoạt động đạo công giáo . 15
1.2. Sự cần thiết, đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối
với hoạt động đạo công giáo . 18
1.2.1. Sự cần thiết quản lý nhà nước đối với hoạt động đạo công giáo . 18
1.2.2.Đặc điểm của quản lý nhà nước đối với hoạt động đạo công giáo . 20
1.2.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động đạo công giáo . 25
1.3. Chủ thể, nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động đạo công giáo . 28
1.3.1. Chủ thể quản lý nhà nước đối với hoạt động đạo công giáo . 28
1.3.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động đạo công giáo. 29
1.4. Kinh nghiệm của một số địa phương và bài học cho huyện Phú Vang . 33
1.4.1. Tỉnh Ninh Bình . 33
1.4.2. Tỉnh Nghệ An . 34
1.4.3. Tỉnh Quảng Bình . 36
1.4.4. Tỉnh Kon Tum . 37
1.4.5. Bài học rút ra cho huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế . 39
122 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 431 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước đối với hoạt động đạo công giáo trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ục phụ trách, 31 Ban hành giáo, 150 chức việc chiếm 14% dân số toàn
huyện, hoạt động tín ngưỡng tại 18 giáo họ, 13 giáo xứ, 27 nhà Thờ, 01 nhà
Nguyện, 3 đền thờ Đức Mẹ ở 13/20 xã, thị trấn trong huyện.
Bảng 2.1: Tổng hợp các giáo xứ trên địa bàn huyện Phú Vang
STT Giáo sở, Giáo xứ Địa chỉ
Số
Giáo
dân
Linh mục phụ trách
1 An Truyền Phú An, Phú Vang 900 Antôn Nguyễn Văn Thăng
2 Cự Lại Phú Hải, Phú Vang 1294 Gioakim Nguyễn Chí Hữu Micae Nguyễn Văn Hưng
3 Diêm Tụ Vinh Thái, Phú Vang 403 Augustinô Nguyễn Đại Vũ
4 Dưỡng Mong Vinh Thái, Phú Vang 268 Giuse Nguyễn Văn Tiến
5 Hòa Đa Phú Đa, Phú Vang 240 Phaolô Ngô Thanh Sơn
6 Lại Ân Phú Mậu, Phú Vang 450 Anrê Lê Minh Phú
7 Quy Lai Phú Thanh, Phú Vang 400 Giuse Phạm Xuân Cường
8 Tân Mỹ Thuận An, Phú Vang 1042 Phaolô Nguyễn Trọng
9 Tiên Nộn Phú Mậu, Phú Vang 265 Gioakim Nguyễn Văn Hùng
10 An Bằng Vinh An, Phú Vang 548 Phaolô Phạm Tá
11 Hà Thanh Vinh Thanh, Phú Vang 1134 Antôn Lê Anh Quốc
12 Hà Úc Vinh An, Phú Vang 3117 Đaminh Phan Văn Anh Đaminh Trần Bá Kha
13 Xuân Thiên Vinh Xuân, Phú Vang 290 Giuse Cái Hồng Phượng
(Nguồn: Tổng hợp số liệu của tác giả)
49
Hàng năm, 2 giáo hạt trên đều tổ chức hội nghị tổng kết mục vụ giáo
hạt và đề ra phương hướng hoạt động cho năm sau. Trong thời gian từ năm
2014 – 2018, giáo hạt đã đạt được một số kết quả như sau: các giáo xứ trên
địa bàn huyện Phú Vang đã gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp trong công tác
mục vụ. Đây là những thành quả do sự hướng dẫn, chăm sóc, vun trồng đầy
trách nhiệm của các cha xứ, sự nỗ lực cộng tác của quí Thầy, quí Dì và sự
nhiệt thành tông đồ của người giáo dân. Nhiều gia đình đã duy trì đọc Lời
Chúa trong các giờ kinh tối sáng. Các giáo xứ thi đua trong việc tổ chức
những lớp giáo lý hệ thống và giáo lý Tin Mừng vào các dịp hè và ngày Chúa
nhật. Ngoài ra, nhiều giáo xứ đã thành lập được nhiều hội đoàn khác nhau, tạo
được sự phong phú trong việc làm tông đồ, xây dựng giáo xứ ngày một
trưởng thành như Giáo hội mong ước. Trong tinh thần sống đức tin, các cá
nhân và tập thể ý thức rõ rệt về việc sống và làm việc bác ái, đi hành hương
Năm Thánh để lãnh nhận ơn Toàn xá. Bên cạnh đó, tỉ lệ người giáo dân có ý
thức việc nghỉ việc xác ngày Chúa Nhật để lo việc phụng thờ Thiên Chúa gia
tăng hơn.
Hình 2.1: Hội nghị tổng kết công tác mục vụ năm 2018
của Giáo hạt Hải Vân tại nhà thờ Hà Úc
(Nguồn: tác giả sưu tầm)
50
Tuy nhiên, công tác mục vụ vẫn còn một số điểm yếu kém như: tỉ lệ
nam giới (lứa tuổi từ 20 đến 50 tuổi) đi lễ Chúa nhật vẫn còn thấp và số người
xưng tội - rước lễ thường xuyên còn khiêm tốn. Việc dạy Giáo lý, kinh
nguyện được tiến hành thường xuyên, nhưng số người ở các lứa tuổi tham dự
chưa cao. Cơ sở vật chất còn thiếu thốn nhiều. Tiền ủng hộ quỹ bác ái vẫn còn
nhiều người hờ hững và chậm chạp. Song song với những vấn đề đó, tình
trạng hôn nhân gia đình nơi một số giáo xứ có chiều hướng xấu đi: vấn đề ly
thân và ly hôn gia tăng. Ngoài ra, một số thành viên Ban hành giáo và Hội
đồng giáo xứ chưa nhận thức được trách nhiệm của mình nên sự cộng tác với
các cha xứ còn chưa chặt chẽ, dẫn tới công việc mục vụ trong các giáo xứ còn
trì trệ.
Tuy nhiên, trong những năm qua, với quyết tâm cùng nhân dân trên địa
bàn huyện hiện thực hóa mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh”, trên tinh thần thấm nhuần đường hướng Mục vụ của Hội đồng
Giám mục Việt Nam: “Là Hội Thánh trong lòng dân tộc Việt Nam, chúng ta
quyết tâm gắn bó với vận mạng quê hương, noi theo truyền thống dân tộc hòa
mình vào cuộc sống hiện tại của đất nước. Công đồng dạy rằng “Hội Thánh
phải đồng tiến với toàn thể nhân loại và cùng chia sẻ một số phận trần gian
với thế giới”. Vì vậy, đồng bào công giáo trên địa bàn huyện ngày càng tích
cực hưởng ứng và thực hiện phong trào thi đua yêu nước “Toàn dân đoàn kết
xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư, sống tốt đời, đẹp đạo”; sau đó là
phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh,
sống tốt đời, đẹp đạo”, do Ủy ban Đoàn kết Công giáo huyện Phú Vang phát
động, với những nội dung của “Bảy tốt đời, ba đẹp đạo”, được cụ thể hóa trên
các lĩnh vực như sau:
Phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
51
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới,
đồng bào công giáo đã đóng góp hàng nghìn tỷ đồng và hàng vạn ngày công
lao động. Nhiều gia đình đồng bào công giáo sẵn sàng tháo dỡ hàng rào, thu
hoạch cây lấy gỗ, cây ăn quả sớm để hiến đất mở rộng đường nông thôn; đóng
góp công sức xây dựng kênh mương, nhà văn hóa thôn và các kết cấu hạ tầng
khác theo tiêu chuẩn nông thôn mới. Nhiều địa phương có đông đồng bào
Công giáo được chọn làm thí điểm xây dựng xã nông thôn mới đã về đích,
như thị trấn Phú Đa, xã Phú An.
Chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế cùng với các hoạt động
“đền ơn đáp nghĩa”, từ thiện, bác ái.
Đồng bào công giáo trên địa bàn huyện tích cực hưởng ứng chủ trương
xã hội hóa giáo dục của nhà nước. Ở hầu hết các khu dân cư có đông đồng
bào công giáo, đồng bào tích cực vận động con em đi học và chăm lo tốt việc
học tập của con em mình. Số con em đồng bào công giáo thi đỗ vào các
trường cao đẳng, đại học hằng năm ngày càng tăng. Nhiều dòng nữ tu tại các
địa phương trên địa bàn huyện mở trường mầm non tư thục, với đội ngũ giáo
viên là các sơ được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, đầy ắp tinh
thần yêu nghề, yêu trẻ, nên đã thực hiện tốt việc nuôi dạy trẻ, được các bậc
phụ huynh tin tưởng, yêu mến. Nhiều cơ sở nuôi dưỡng và bảo trợ trẻ em
khuyết tật do các linh mục, nữ tu đã được thành lập trên địa bàn huyện.
Tại một số xã như: Phú Diên, Phú Dương, Phú Hải, đồng bào công giáo
tích cực tham gia các hoạt động khám, chữa bệnh cho người nghèo và chăm
sóc sức khỏe cộng đồng, bằng cách tổ chức các đợt khám, chữa bệnh lưu động
và tại các phòng khám, chữa bệnh từ thiện, do nhiều linh mục, nữ tu và bà con
giáo dân thực hiện. Thông qua ủy ban Mặt trận Tổ quốc và hội chữ thập đỏ ở
địa phương, nhiều linh mục đã nhiều lần mời được các đoàn bác sĩ ở các bệnh
viện thuộc tuyến tỉnh cũng như của trung ương (tại Hà Nội và Thành phố Hồ
52
Chí Minh) về khám bệnh và cấp, phát thuốc miễn phí cho bệnh nhân nghèo tại
các giáo xứ, không phân biệt người theo tôn giáo hay không theo tôn giáo.
Nhiều linh mục còn tạo điều kiện giúp đỡ các bệnh nhân nan y, phải điều trị
dài ngày; thăm hỏi, giúp đỡ những bệnh nhân có hoàn cảnh neo đơn; đồng
thời hướng dẫn bà con ở cộng đồng dân cư giữ gìn vệ sinh môi trường, sử
dụng thực phẩm vệ sinh, an toàn, không sử dụng các loại thực phẩm không rõ
nguồn gốc gây hại cho sức khỏe.
Từ thiện, bác ái là phẩm chất vốn có của người công giáo, lại được
thấm nhuần truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc. Trong 5 năm qua,
đồng bào công giáo trên địa bàn huyện tích cực hưởng ứng và chủ động thực
hiện các hoạt động từ thiện, bác ái bằng việc tham gia các cuộc vận động xây
dựng Quỹ Vì người nghèo, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, Quỹ Bảo trợ trẻ em, Quỹ
Vì biển, đảo quê hương - Vì tuyến đầu Tổ quốc, ủng hộ đồng bào bị thiên tai,
lũ lụt,... do Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và ủy ban đoàn kết Công giáo các
cấp phát động, với số tiền nhiều tỷ đồng. Các linh mục và nữ tu cũng đóng
góp nhiều công sức vào công tác từ thiện, bác ái thông qua hoạt động tại các
phòng khám bệnh từ thiện, trực tiếp phục vụ tại các bệnh viện, các trung tâm
chăm sóc người bị nhiễm HIV/AIDS, trong đó điển hình là các hình thức hoạt
động từ thiện “Nồi cháo tình thương cho bệnh nhân nghèo”, “Bếp ăn tình
thương”, “Tủ thuốc miễn phí”...
Tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng
cộng đồng dân cư sáng, xanh, sạch, đẹp, văn minh.
Các linh mục, ban hành giáo và đồng bào công giáo ở các giáo xứ, giáo
họ cùng với cộng đồng dân cư thường xuyên tổ chức dọn dẹp vệ sinh, bảo vệ
môi trường tại các hộ gia đình và địa bàn công cộng; huy động nhân dân nói
chung và đồng bào có đạo nói riêng làm tổng vệ sinh khu phố, ấp; giữ gìn
53
cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, xây dựng nếp sống văn minh, gia
đình văn hóa.
Tại các xã trên địa bàn, các linh mục luôn nhắc nhở bà con giáo dân
thực hiện bảo vệ môi trường bằng những hành động thiết thực, ngay trong gia
đình và cộng đồng dân cư, như tiết kiệm nước, sử dụng bóng đèn và các thiết
bị điện ít tiêu hao năng lượng, tắt điện khi không sử dụng, không xả rác,
không sử dụng chất thải bừa bãi, không sử dụng hóa chất độc hại trong canh
tác và sản xuất... Ở nhiều giáo xứ, các linh mục tuyên truyền, vận động nhân
dân nói chung và đồng bào công giáo nói riêng tổ chức các hoạt động bảo
đảm vệ sinh định kỳ và đột xuất, đổ rác tập trung, thực hiện ăn chín, uống sôi,
sử dụng nước sạch trong sinh hoạt, xây dựng nhà vệ sinh, nhà tắm hợp vệ
sinh
Đoàn kết thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, bảo đảm trật tự,
an toàn xã hội, tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh.
Đồng bào công giáo tại các địa bàn dân cư huyện Phú Vang luôn lấy
việc thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã
hội là một trong những chuẩn mực đạo đức trong đời sống đạo của người
công giáo. Ủy ban đoàn kết Công giáo huyện đã phối hợp với ủy ban Mặt trận
Tổ quốc cùng cấp hướng dẫn xây dựng mô hình “Thanh niên xung kích giữ
gìn an toàn, trật tự xã hội”; phối hợp với các vị linh mục quản xứ và ban hành
giáo xây dựng mô hình “Gia đình không có người thân vi phạm pháp luật”, tổ
chức các cuộc hòa giải mâu thuẫn ngay tại cộng đồng dân cư. Đặc biệt, trong
những dịp lễ trọng của người công giáo có đông các tầng lớp nhân dân tham
gia, dưới sự hướng dẫn của các vị linh mục quản xứ, ban hành giáo và thực
hiện kế hoạch của ủy ban đoàn kết công giáo các cấp, đồng bào công giáo
thực hiện tốt việc hành lễ, vừa bảo đảm chương trình mục vụ của Giáo hội,
54
vừa bảo đảm an toàn, trật tự xã hội, góp phần làm phong phú đời sống văn
hóa cũng như đời sống tinh thần tại địa phương.
Đồng bào công giáo tích cực tham gia phong trào “Toàn dân bảo vệ an
ninh Tổ quốc”, coi việc phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội là nhiệm
vụ quan trọng để bảo đảm cuộc sống bình yên của chính mình và mọi người.
Cộng đoàn giáo dân cùng nhau chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước, trong đó có Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật
Tín ngưỡng, tôn giáo...; xây dựng và thực hiện tốt các nội quy, quy ước,
hương ước nhằm thực hiện tốt Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, làm trọn
bổn phận của cộng đoàn giáo dân với Giáo hội. Trong 5 năm qua, rất nhiều
khu dân cư công giáo bảo đảm an toàn, trật tự công cộng, ít có tệ nạn xã hội,...
Đồng bào công giáo trên địa bàn huyện luôn nêu cao ý thức, tinh thần cảnh
giác trước các âm mưu lợi dụng những vấn đề về dân tộc, tôn giáo nhằm phá
hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Các mô hình “vùng giáo 3 không” (không có tội phạm, không có người
nghiện ma túy tại cộng đồng dân cư, không có người vi phạm pháp luật) của
Giáo xứ Dưỡng Mong, “Xóm đạo bình yên” của Giáo họ Tùng Sơn và khu
dân cư Công giáo An Ngãi Tây, “Nói không với rác và thực phẩm bẩn” của
Giáo xứ Phú Đa và Giáo họ Hòa Minh... đã góp phần tích cực vào việc bảo
đảm an ninh, trật tự tại địa phương.
Có thể nói, thời gian qua, các hoạt động trong đồng bào công giáo tại
huyện Phú Vang tiếp tục được duy trì và phát triển cả về bề rộng và chiều sâu,
qua đó xuất hiện ngày càng nhiều mô hình hay, cách làm tốt và nhiều tấm
gương điển hình tiên tiến, xuất sắc trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế,
giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, đẩy mạnh các hoạt động từ thiện, nhân đạo,
chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Điều
55
này, một mặt,góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh của đất nước, xây
dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; mặt khác, chính là thực hiện tốt chương
trình mục vụ hằng năm của Giáo hội Công giáo Việt Nam nói chung và giáo
phận Huế nói riêng.
2.2.2. Đặc điểm của tín đồ đạo công giáo trên địa bàn huyện Phú Vang
Tìm hiểu, nghiên cứu hoạt động đạo Công giáo trên địa bàn huyện Phú
Vang cho thấy tín đồ, chức sắc đạo Công giáo có những đặc điểm sau:
Về thành phần: Giáo dân theo đạo Công giáo của huyện Phú Vang bao
gồm nhiều thành phần trong xã hội. Song phần đông là nhân dân lao động, họ
không chỉ là lực lượng quan trọng trong công cuộc khai hoang, lấn biển tạo
ấp, lập làng, mà còn góp phần cùng toàn dân giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc.
Hiện nay, đạo công giáo ở huyện Phú Vang có sự phát triển nhanh và tương
đối toàn diện về mọi mặt, sự chuyển biến đó trước hết là do những nguyên
nhân kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ đổi mới, do chính sách tôn
giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam ngày càng cởi mở thông thoáng hơn.
Mặt khác, do đạo công giáo dựa vào những điều kiện mới với nhiều hình thức
hoạt động đa dạng nhằm thu hút tín đồ trong cũng như ngoài huyện.
Về niềm tin tôn giáo: Số khá đông người Công giáo trên địa bàn huyện
theo đạo một cách thụ động vì gia nhập đạo nhưng chưa hề biết gì về đạo
Công giáo bởi họ chỉ là những đứa trẻ mới sinh. Theo giáo luật, cha mẹ là
người Công giáo phải lo liệu cho con được Rửa tội ngay những tuần đầu sau
khi sinh (khoản 867). Số lượng trẻ em được Rửa tội bao giờ cũng chiếm đa số
lượng người được chịu Bí tích này ở bất kỳ giáo xứ, giáo phận ở bất kể thời
kỳ nào, như vậy, có thể thấy tín đồ đạo Công giáo phải tuân thủ giáo lý, giáo
luật và các lễ nghi đạo Công giáo; sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của tín đồ
đạo Công giáo đã thành nếp, đó là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống
56
hàng ngày của họ như: đọc kinh cầu nguyện sớm, tối ngày thường, đi lễ các
ngày thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ trọng
Về hoạt động tôn giáo: Đa phần hoạt động đạo công giáo trên địa bàn
huyện Phú Vang có quan hệ gần gũi với chính quyền, tích cực tham gia vào
các phong trào thi đua yêu nước, chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước. Tình hình an ninh tôn giáo cơ bản ổn định, các
sinh hoạt tôn giáo ngày càng đi vào nề nếp, tuân thủ pháp luật. Quan hệ giữa
các giáo xứ, giáo hạt với chính quyền các cấp ngày càng có xu hướng xích lại
gần nhau, thông cảm, chia sẻ và hợp tác chặt chẽ. Phần lớn tín đồ phấn khởi
trước những thành tựu của đất nước và tin tưởng vào đường lối đổi mới do
Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, tích cực xây dựng cuộc
sống hài hòa “tốt đời - đẹp đạo”, tích cực xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân
tộc, tham gia phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương.
2.3. Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đạo công giáo
trên địa bàn huyện Phú Vang
2.3.1. Ban hành, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và triển khai các văn
bản quy phạm pháp luật và hành chính về hoạt động đạo công giáo trên địa
bàn huyện Phú Vang
Từ khi Luật tín ngưỡng, tôn giáo; Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và các
Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 8/11/2012 của Chính phủ quy định chi tiết
và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định số
162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành luật tín ngưỡng, tôn giáo được ban hành, các cấp
ủy Đảng, chính quyền địa phương đã tổ chức triển khai và thực hiện tốt các
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về tín
ngưỡng, tôn giáo nói chung và đạo công giáo nói riêng.
57
Tính từ năm 2014 đến nay, để hiện thực hóa những chỉ đạo của cấp tỉnh
liên quan đến vấn đề tín ngưỡng tôn giáo, huyện ủy, UBND huyện Phú Vang
đã kịp thời xây dựng và thể chế hóa bằng hệ thống các văn bản sau để thực
hiện các nhiệm vụ quản lý tôn giáo. UBND huyện Phú Vang đã ban hành 12
báo cáo và 15 văn bản hướng dẫn việc áp dụng pháp luật về tín ngưỡng, tôn
giáo nói chung và đạo công giáo nói riêng. Các văn bản được ban hành luôn
đảm bảo tính kịp thời, đầy đủ nhằm đưa văn bản áp dụng vào công tác QLNN
về hoạt động đạo công giáo ở cơ sở mang lại hiệu quả cao. Cụ thể như: Công
văn 134/CV-UBND ngày 30/1/2018 về việc triển khai thực hiện Luật tín
ngưỡng, tôn giáo; Công văn số 57/UBND-NV ngày 11/4/2018 về việc hướng
dẫn, quản lý hoạt động tôn giáo trong dịp lễ phục sinh năm 2018; Kế hoạch số
398/KH-UBND ngày 12/4/2018 của UBND huyện về thực hiện công tác quản
lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện năm 2018; Công văn 650/UBND-
NV ngày 11/5/2018 của UBND huyện Phú Vang về hướng dẫn thực hiện
công tác đối với đạo công giáo giai đoạn 2018 – 2020; Công văn 768/CV-
UBND ngày 05/6/2018 của UBND huyện về việc hướng dẫn triển khai đăng
ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho điểm nhóm đạo công giáo.
Có thể nhận thấy, trong những năm qua công tác hướng dẫn và thể chế
hóa các văn bản pháp luật của nhà nước có liên quan đến tôn giáo nói chung
và đạo công giáo nói riêng luôn được huyện ủy, UBND huyện và các phòng
chuyên môn tham mưu, giúp việc cho UBND huyện về tôn giáo luôn quan
tâm với những văn bản hướng dẫn và thể chế hóa kịp thời nhằm đưa các chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước đi vào thực tiễn đời
sống tôn giáo cũng như đạo công giáo. Các văn bản đã ban hành căn cứ trên
các quy định của các văn bản cấp trên nhằm phục vụ cho công tác QLNN về
tôn giáo nói chung và hoạt động đạo công giáo nói riêng, có tính khả thi cao
và thể hiện rõ tính thống nhất đồng bộ trong văn bản, thực hiện đúng quy định
58
của pháp luật. Đây là những tiền đề quan trọng trong việc thực hiện tốt QLNN
về tôn giáo nói chung và đạo công giáo nói riêng trên địa bàn huyện Phú
Vang.
Ngoài ra, chính quyền huyện Phú Vang đã đẩy mạnh cải cách hành
chính, đổi mới lề lối, phương pháp công tác, nâng cao hiệu lực, hiệu quả
QLNN, xây dựng tác phong công tác dân vận cho đội ngũ cán bộ, công chức.
Trên 80% xã, thị trấn bố trí phòng một cửa gắn với phòng tiếp dân; tiếp tục rà
soát lại các thủ tục hành chính trên các lĩnh vực, công khai hoá các thủ tục
hành chính như: thủ tục xác nhận chữ ký của người quản lý cơ sở tôn giáo bảo
lãnh cho chức sắc, nhà tu hành đăng ký thường trú; thủ tục chấp thuận việc
giảng đạo, truyền đạo của chức sắc, nhà tu hành ngoài cơ sở tôn giáo; thủ tục
đăng ký thuyên chuyển nơi hoạt đông tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành; thủ
tục chấp thuận hội nghị, đại hội của tổ chức tôn giáo cơ sở; thủ tục đăng ký
dòng tu, tu viện và các tổ chức tu hành tập thể khác hoạt động trong phạm vi
huyện quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho tôn giáo hoạt động theo quy
định của pháp luật, từ các hoạt động thường niên cho đến các ngày lễ trọng
được tổ chức trang trọng, vui vẻ, an toàn tiết kiệm, theo đúng qui định của
pháp luật
2.3.2. Phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về đạo công giáo
Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về tín ngưỡng
tôn giáo đã được huyện ủy, HĐND, UBND huyện Phú Vang quan tâm lãnh
đạo, chỉ đạo; các cấp, các ngành trên toàn huyện đã tập trung tuyên truyền
phổ biến chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo đến đội ngũ cán bộ chủ
chốt trong hệ thống chính trị ở cấp địa phương, đến chức sắc, chức việc, tu sĩ,
tín đồ các tôn giáo nói chung và đạo công giáo nói riêng. Từ năm 2014 đến
nay, toàn huyện đã tổ chức được trên 10 hội nghị, lớp bồi dưỡng kiến thức về
đạo công giáo cho hơn 1.000 lượt người, cấp phát hàng ngàn tài liệu Nghị
59
quyết, pháp lệnh, Nghị định và tài liệu hỏi đáp về các vấn đề liên quan đến
tôn giáo nói chung và đạo công giáo nói riêng. Cụ thể như sau:
Để nâng cao nhận thức về quan điểm, chính sách của Đảng và pháp luật
của nhà nước về tôn giáo cũng như đạo công giáo, UBND huyện đã phối hợp
với Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế mở 03 lớp trong đó 01
lớp cho cán bộ chủ chốt; 01 lớp cho cán bộ các cơ quan, đơn vị huyện và 01
lớp cho cán bộ, công chức cấp xã.
Huyện Phú Vang đã chỉ đạo Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật
huyện triển khai, quán triệt, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Nghị quyết Trung
ương 7 ( khóa IX) về công tác tôn giáo, triển khai quán triệt, tuyên truyền về
Luật tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định 162/NĐ-CP tới toàn thể cán bộ, công
chức, quần chúng nhân dân đặc biệt là đồng bào dân tộc có đạo công giáo kịp
thời, đầy đủ và đúng thời gian quy định.
Lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, chuyên môn thuộc huyện và UBND các
xã xây dựng kế hoạch triển khai trực tiếp hoặc lồng ghép vào các cuộc hội
nghị, họp của xã về nội dung Luật tín ngưỡng, tôn giáo nói chung và đạo công
giáo nói riêng cũng như Nghị định 162 đến quần chúng nhân dân nắm và thực
hiện theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, huyện Phú Vang còn chỉ đạo Phòng Văn hóa và thông tin,
Đài truyền thanh huyện tăng cường tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính
sách của Đảng và nhà nước về tôn giáo nói chung và đạo công giáo nói riêng
bằng các hình thức phù hợp thực tế ở địa phương.
Đối với các tín đồ đạo công giáo nói riêng, UBND huyện Phú Vang đã
xác định công tác vận động và thuyết phục tín đồ là biện pháp chủ yếu trong
QLNN đối với hoạt động của đạo công giáo trên địa bàn huyện, những năm
qua, chính quyền huyện đã chỉ đạo phòng Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ
quan, đơn vị chức năng trong hệ thống chính trị của huyện Phú Vang thực
60
hiện nhiều cuộc vận động, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho các tín
đồ, chức sắc đạo Công giáo với những việc làm cụ thể sau:
Huyện tổ chức tuyên truyền lồng ghép pháp luật tín ngưỡng, tôn giáo
vào các lớp bồi dưỡng giáo lý “Bồi linh của Công giáo”.
Hình 2.2: Hội nghị tuyên truyền pháp luật tín ngưỡng, tôn giáo cho tín đồ
theo đạo công giáo trên địa bàn huyện Phú Vang
(Nguồn: Tác giả sưu tầm)
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các chức sắc, chức việc, cán
bộ là người công giáo, giáo dân, nhà tu hành gương mẫu thực hiện tốt chủ
trương, chính sách, pháp luật.
Chính quyền các xã trên địa bàn huyện thường xuyên phối hợp với Mặt
trận, đoàn thể tích cực tuyên truyền lồng ghép pháp luật thông qua các cuộc
họp chi, tổ hội; phối hợp với linh mục nhà thờ giảng pháp luật trong đồng
bào. Đặc biệt, nhà thờ Đức Bà còn thành lập Ban “Công lý hòa bình” góp
phần cùng với địa phương tuyên truyền những chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước, cũng như giải quyết các mâu thuẫn, Các cấp hội phụ nữ
trên địa bàn huyện tích cực vận động phụ nữ công giáo tham gia sinh hoạt hội
thông qua các mô hình phù hợp, thiết thực ở từng địa phương, như: CLB gia
đình hạnh phúc, CLB phụ nữ không sinh con thứ ba, CLB Đoàn kết, CLB
61
trang trại, tổ phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình có địa chỉ, tổ phụ nữ từ
thiện, nhân đạo trong nữ tu, tổ hội mẹ công giáo đã góp phần thu hút phụ
nữ vào sinh hoạt hội. Thông qua sinh hoạt, đã lồng ghép giữa nhiệm vụ của
từng tổ chức với việc tuyên truyền chính sách của đảng, pháp luật của nhà
nước, góp phần nâng cao trình độ mọi mặt cho hội viên
Các địa phương phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm của những người
có uy tín trong vùng có đạo nhằm nâng cao hiệu quả cao trong công tác tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong đồng bào giáo dân trên địa bàn
huyện
Nhìn chung, công tác vận động, giáo dục, tuyên truyền pháp luật tín
ngưỡng, tôn giáo đã góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ công chức, viên
chức về công tác tôn giáo nói chung, về QLNN đối với các hoạt động đạo
công giáo trên địa bàn huyện Phú Vang nói riêng; về quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo và vấn đề lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo phục vụ cho mục đích ngoài
tín ngưỡng, tôn giáo. Do vậy, tình hình hoạt động đạo công giáo trên địa bàn
huyện luôn được duy trì ổn định, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
của công dân trên cơ sở phù hợp với chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng
và Nhà nước. Vì vậy, mặc dù hoạt động đạo công giáo tại huyện Phú Vang
ngày một phong phú và qui mô hơn, những xu hướng tuân thủ luật pháp trong
các hoạt động ngày càng trở thành xu thế chủ đạo. Cũng qua đó, các tổ chức
và cá nhân theo đạo công giáo thực hiện đường hướng hành đạo gắn bó, đồng
hành cùng dân tộc, tích cực tham gia vào các hoạt động từ thiện xã hội, góp
phần bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội và phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, thực hiện cũng còn gặp một
số khó khăn, bất cập, như:
Thứ nhất, nội dung tuyên truyền, phổ biến tuy có đầy đủ về số lượng
các văn bản của tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như của huyện Phú Vang liên
62
quan đến lĩnh vực cần tuyên truyền, phổ biến, nhưng khi những báo cáo viên,
người dạy truyền đạt có lúc, có nơi chưa sâu sắc, chưa thực sự phù hợp với
từng loại đối tượng tham dự. Do đó, hiệu quả tuyên truyền, phổ biến chưa
cao, một số cán bộ, công chức mặc dù đã được tham dự các hội nghị, lớp tập
huấn, nghe phổ biến, giải thích nhưng vẫn không
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_hoat_dong_dao_cong_giao_tr.pdf