MỞ ĐẦU . 1
1.Tính cấp thiết của đề tài . 1
2.Tình hình nghiên cứu . 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 7
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu . 8
5. Phương pháp nghiên cứu. 8
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. 9
7. Kết cấu của luận văn . 9
CHưƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NưỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG THưƠNG MẠI. 10
1.1. Cơ sở lý luận về hoạt động thương mại . 10
1.1.1. Khái niệm thương mại và hoạt động thương mại . 10
1.1.2. Chức năng của hoạt động thương mại. 12
1.1.3. Tác động và vai trò của hoạt động thương mại đối với phát triển kinh tế
- xã hội trên địa bàn tỉnh. 13
1.2. Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại . 15
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại . 15
1.2.2. Sự cần thiết quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa
bàn tỉnh. 17
1.2.3. Chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại . 19
1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại. 20
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động
thương mại . 23
1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động thượng mại và bài
học rút ra cho tỉnh Ắt Tạ Pư. 25
1.3.1. Kinh nghiệm đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại
của thủ đô Hà Nội, Việt Nam . 25
1.3.2. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng, Việt Nam. 27
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Ắt Tạ Pư . 29
104 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Ất Tạ Pư, nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
việc làm cho nông dân-những ngƣời chuyển từ nghề nông
sang làm việc ở những dự án FDI và sự hình thành các loại hình dịch vụ khác
nhau xung quanh các khu triển khai dự án nƣớc ngoài. Nhƣ vậy, công tác xoá
đói giảm nghèo đã thực hiện tốt, đúng theo chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng
và Nhà nƣớc.
2.2. Khái quát thực trạng hoạt động thƣơng mại tỉnh Ắt Tạ Pƣ giai
đoạn 2012-2017
2.2.1. Đóng góp của thương mại
Trong giai đoạn 2013 – 2017, cơ cấu GDP trên địa bàn Tỉnh đã có sự
chuyển biến khá tích cực. Thể hiện, tỷ trọng của ngành công nghiệp đã tăng
lên đáng kể: từ 36,06 % năm 2013 lên 41,2% năm 2017; trong khi đó, tỷ trọng
của ngành nông nghiệp lại giảm từ 26,54% năm 2013 xuống còn 18,24% năm
2017; ngành thƣơng mại - dịch vụ tăng từ37,4% năm 2013 lên 40,56% năm
2017. Cơ cấu của ngành công nghiệp và nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh có sự
chuyển biến tích cực. Tỷ trọng của ngành thƣơng mại – dịch vụ cũng cho thấy
đây là một sự chuyển biến hợp lý.
37
Bảng 2.1: Cơ cấu tổng sản phẩm nội địa (GDP) tỉnh Ắt Tạ Pƣ
Ngành
Cơ cấu (%)
2013 2014 2015 2016 2017
Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
I – Công nghiệp 36,06 37,92 38,48 39,04 41,2
Công nghiệp khai thác 0,61 0,57 0,58 0,61 0,4
Công nghiệp chế biến 21,68 23,54 24,65 24,79 26,2
Sản xuất phân phối điện, khí đốt và
nƣớc
3,68 3,85 3,5 3,4 3,1
Xây dựng 10,09 9,96 9,75 10,24 11,5
II – Nông nghiệp 26,54 23,12 23,44 21,67 18,24
Nông lâm nghiệp 23,36 19,5 20,5 19,8 16,2
Thủy sản 3,18 3,62 2,94 1,87 2,04
III – Thƣơng mại, dịch vụ 37,4 38,96 38,05 39,29 40,56
Thƣơng nghiệp, sửa chữa xe có động cơ 4,14 4,99 3,72 3,8 3,9
Khách sạn, nhà hàng 7,55 7,71 9,93 9,4 9,67
Vận tại, kho bãi và thông tin liên lạc 5,19 5,17 6,38 7,6 7,71
Tài chính, tín dụng 3,54 3,67 4,46 4,54 4,68
Các ngành khác 16,98 17,42 13,56 13,95 14,6
(Báo cáo thống kê tỉnh Ắt Tạ Pư giai đoạn 2013-2017, Sở Công nghiệp
và Thương mại Ắt Tạ Pư, 2017)
Giá trị tăng thêm của ngành thƣơng mại tỉnh Ắt Tạ Pƣ năm 2017 đạt
2.390,88 (tỷ kíp), tăng 43,5 % so với mức 1.665 tỷ kíp của năm 2013. Nếu tính
theo giá so sánh, ngành thƣơng mại chiếm tỷ trọng 35 % trong GDP toàn Tỉnh
năm 20167. Xét về tốc độ tăng hàng năm, giá trị tăng thêm của ngành thƣơng
mại Attapƣ đạt mức tăng bình quân 9,5%/năm trong giai đoạn 2013-2017.
Nhƣ vậy, những đóng góp của thƣơng mại Ắt Tạ Pƣ vào tăng trƣởng
GDP hàng năm của Tỉnh đã thể hiện rõ vai trò quan trọng của hoạt động
thƣơng mại đối với phát triển kinh tế Ắt Tạ Pƣ, góp phần nâng cao chất lƣợng
38
cuộc sống ngƣời dân trong Tỉnh và góp phần làm cho quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế của Tỉnh theo đúng hƣớng.
Biểu đồ 2.1. Chuyển dịch cơ cấu GDP trên địa bàn tỉnh Ắt Tạ Pƣ
giai đoạn 2013-2017
2.2.2. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ
Trong giai đoạn 2013 – 2017, tốc độ tăng bình quân hàng năm của tổng
mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh Ắt Tạ Pƣ đạt
17,52%/năm, cao hơn so với mức tăng bình quân 16,86%/năm của cả nƣớc
Lào. Giá trị tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng từ 2.896 tỷ
kíp năm 2013 lên 4.389 tỷ kíp năm 2016 và năm 2017 đạt 5.499 tỷ kíp,
tăng25,31% so với năm 2016.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ bình quân đầu ngƣời
tăng từ 0,99 triệu kíp/ngƣời/năm năm 2013 lên 1,71 triệu kíp/ngƣời/năm vào
năm 2017.
2013 2014 2015 2016 2017
36.06 37.92 38.48 39.04 41.2
26.54 23.12 23.44 21.67 18.24
37.4 38.96 38.05 39.29 40.56
Công nghiệp Nông nghiệp TM-DV
39
Bảng 2.2: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội Ắt
Tạ Pƣ giai đoạn 2013-2017
Đơn vị 2013 2014 2015 2016 2017
Tổng mức bán lẻ
hàng hóa và dịch vụ
tiêu dùng xã hội
Tỷ kíp 2.896 3.404 3.778 4.389 5.499
Tốc độ tăng (%) 17,57 11,00 16,19 25,31
Tổng mức bán lẻ
hàng hóa và dịch vụ
tiêu dùng xã hội bình
quân đầu ngƣời
Triệu
kíp/ngƣời
0,99 1,14 1,24 1,41 1,71
Tốc độ tăng (%) 15,1 8,78 13,71 21,27
(Nguồn: Báo cáo thống kê tỉnh Ắt Tạ Pư giai đoạn 2013-2017, Sở Công
nghiệp và Thương mại Ắt Tạ Pư, 2017)
Khu vực kinh tế ngoài nhà nƣớc chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 71-78%
tổng mức lƣu chuyển bán lẻ. Sự chuyển dịch về cơ cấu thành phần trong tổng
mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dụng xã hội đang diễn ra theo hƣớng
tăng tỷ trọng khu vực kinh tế ngoài nhà nƣớc và khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài, giảm tƣơng ứng khu vực kinh tế nhà nƣớc. Trên thực tế, việc chuyển
dịch cơ cấu các thành phần kinh tế đã diện ra với tốc độ nhanh hơn. Năm
2016, kinh tế nhà nƣớc và tập thể là 13,5%, kinh tế tƣ nhân là 76,8% và kinh
tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI) là 9,67%. Năm 2016, kinh tế ngoài nhà
nƣớc chiếm 77,7% trong tổng mức bán lẻ, kinh tế FDI vẫn chiếm tỷ trọng
khoảng 9,6% trong khi tỷ trọng của kinh tế nhà nƣớc giảm còn 12,7%.
Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội phân theo
ngành kinh doanh: ngành thƣơng nghiệp chiếm tỷ trọng lớn và ổn định (65-
75%), các ngành du lịch, khách sạn, nhà hàng chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ
trọng, giảm tỷ trọng các doanh nghiệp trực tiếp bán sản phẩm. Tuy nhiên, xu
40
hƣớng này cũng chƣa biểu hiện rõ ràng thời gian 2013-2017. Cụ thể, năm
2013, cơ cấu tổng mức bán lẻ chia theo ngành hoạt động nhƣ sau: thƣơng
nghiệp: 65,24%; khách sạn nhà hàng: 19,86%; dịch vụ: 8,60%; doanh nghiệp
sản xuất trực tiếp bán sản phẩm: 6,30%. Đến năm 2017, tỷ lệ cơ cấu của các
hoạt động trên nhƣ sau:75,3% - 11,6%-7,40%-5,70%.
Bảng 2.3: Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã
hội Ắt Tạ Pƣ giai đoạn 2013-2017
(Đơn vị: %)
2013 2014 2015 2016 2017
Phân theo thành phần kinh tế 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
- Khu vực kinh tế trong nước 88,73 90,31 90,73 90,33 90,41
+ Kinh tế Nhà nƣớc 16,11 17,96 12,86 13,01 12,7
+ Kinh tế tập thể 0,61 0,65 0,46 0,48 77,7
+ Kinh tế tƣ nhân 72,01 71,7 77,41 76,84
- Khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài
11,27 9,69 9,27 9,67 9,6
Phân theo ngành kinh
doanh
100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
- Thƣơng nghiệp 65,24 65,49 75,01 75,3 75,6
- Khách sạn, nhà hàng 19,86 19,81 10,34 11,6 13,0
- Dịch vụ 8,60 8,57 7,73 7,40 9,10
- Doanh nghiệp trực tiếp
bán sản phẩm
6,30 6,13 6,92 5,70 2,30
(Nguồn: Báo cáo thống kê tỉnh Ắt Tạ Pư giai đoạn 2013-2017, Sở Công
nghiệp và Thương mại Ắt Tạ Pư, 2017)
41
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội
Ắt Tạ Pƣ phân theo ngành kinh doanh năm 2017
2.2.3. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán buôn
Tổng mức lƣu chuyển hàng hóa bán buôn tăng với nhịp độ trung bình
31,37%/năm trong giai đoạn 2013-2017, đạt 8.390 tỷ kíp năm 2017, cao hơn tổng
mức lƣu chuyển hàng hóa bán lẻ cả về giá trị và nhịp độ tăng bình quân hàng năm.
76%
13%
9%
2%
Thương nghiệp Khách sạn, nhà hàng Dịch vụ DN trực tiếp bán SP
42
Bảng 2.4: Tổng mức và cơ cấu lƣu chuyển hàng hóa bán buôn tỉnh
Ắt Tạ Pƣ giai đoạn 2013-2017
2013 2014 2015 2016 2017
Tổng mức (tỷ kíp) 4.404 4.902 5.760 6.991 8.390
Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100
Kinh tế Nhà nƣớc 62,2 57,6 57,3 57,1 52,0
Kinh tế ngoài Nhà nƣớc 36,7 42,5 41,6 41,4 46,5
Khu vực có vốn đầu tƣ
nƣớc ngoài
1,1 0,9 1,1 1,5 1,5
(Nguồn: Báo cáo thống kê tỉnh Ắt Tạ Pư giai đoạn 2013-2017,
Sở Công nghiệp và Thương mại Ắt Tạ Pư, 2017)
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu lƣu chuyển hàng hóa bán buôn tỉnh Ắt Tạ Pƣ giai
đoạn 2013-2017
Không giống nhƣ trong lĩnh vực bán lẻ, khu vực kinh tế nhà nƣớc
chiếm tỷ trọng lớn trong bán buôn, khoảng 62-57% qua các năm. Thành phần
kinh tế ngoài nhà nƣớc đang ngày càng khẳng định đƣợc vị trí trong lĩnh vực
bán buôn. Tỷ trọng của thành phần kinh tế này tăng từ 36,7% năm 2013 lên
46,5 năm 2017. Các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc đã phát triển kinh doanh
62.2
57.6 57.3 57.1
52
36.7
42.5 41.6 41.4
46.5
1.1 0.9 1.1 1.5 1.5
0
10
20
30
40
50
60
70
2013 2014 2015 2016 2017
KT Nhà nước KT ngoài Nhà nước KV FDI
43
buôn bán tới những mặt hàng trƣớc đây là thế mạnh của các doanh nghiệp nhà
nƣớc nhƣ điện, điện tử, xe máy, vật liệu xây dựng, hàng may mặc Tuy có
mức tăng trƣởng bình quân hàng năm vẫn rất cao (49,18%) nhƣng khu vực
kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vẫn chiếm tỷ trọng không đáng kể trong
tổng mức lƣu chuyển hàng hóa bán buôn của tỉnh Ắt Tạ Pƣ.
2.2.4. Hoạt động xuất khẩu hàng hóa
Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Ắt Tạ Pƣ giai đoạn 2013-2017
đạt 6.250 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu tăng với nhịp độ bình quân trên
20%/năm trong giai đoạn 2013-2017, cao hơn so với mức trung bình của cả nƣớc.
Bảng 2.5: Kim ngạch và cơ cấu xuất khẩu giai đoạn 2013-2017
Đơn vị: %
2013 2014 2015 2016 2017
1.Kim ngạch (triệu USD) 688,14 751,84 833,25 1.011 1.250
Xuất khẩu địa phƣơng (%) 30,08 32,0 36,27 44,7 49,41
2.Cơ cấu (%)
Phân theo thành phần kinh tế
+ Kinh tế nhà nƣớc 80,19 76,60 71,72 62,2 57,70
+ Kinh tế tƣ nhân 7,48 10,34 9,61 11,0 10,39
+ KV có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 12,33 13,06 18,67 26,8 31,91
Phân theo nhóm hàng
+ Khoáng sản 31,84 30,98 23,85 23,1 21,21
+ Công nghiệp – Thủ công 28,51 25,63 29,25 26,9 24,17
+ Năng lƣợng điện 6,51 3,75 6,05 7,8 7,75
+ Nông sản 15,34 26,31 29,76 30,5 33,8
+ Gỗ và sản phẩm gỗ 6,42 3,91 4,16 3,9 3,52
+ Hàng khác 11,38 9,42 6,93 7,8 9,55
(Nguồn: Sở Công nghiệp và Thƣơng mại tỉnh Ắt Tạ Pƣ, 2017)
44
Khu vực kinh tế nhà nƣớc đã giảm tỷ trọng từ 80,2% tổng kim ngạch
xuất khẩu năm 2013 xuống còn 57,7% trong năm 2017. Trong khi đó, xuất
khẩu từ khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tăng với nhịp độ cao nên chiếm tỷ
trọng ngày càng lớn trong cơ cấu xuất khẩu, từ 12,3% năm 2013 lên 32%
năm 2017. Xuất khẩu của khu vực kinh tế tƣ nhân tăng với nhịp độ 24%/năm
cùng với sự gia tăng nhanh về số lƣợng các doanh nghiệp tham gia hoạt động
xuất khẩu. Tuy nhiên, quy mô của các doanh nghiệp này chủ yếu là nhỏ và
vừa nên khối lƣợng sản phẩm và giá trị xuất khẩu của từng doanh nghiệp còn
thấp. Do vậy, tuy xuất khẩu của khu vực kinh tế tƣ nhân có đạt đƣợc sự cải
thiện về tỷ trọng (từ 7,4% năm 2013 lên 10,39% năm 2017), nhƣng sự tăng
trƣởng thiếu tính ổn định, liên tục và còn nhỏ bé so với các khu vực khác.
Biểu đồ 2.4. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo thành phần kinh tế trên
địa bàn tỉnh Ắt Tạ Pƣ giai đoạn 2013-2017
2.2.5. Hoạt động nhập khẩu hàng hóa
Trong giai đoạn 2013-2017, kim ngạch nhập khẩu tăng với nhịp độ
bình quân 23%/năm, cao hơn tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu và cao hơn so
với nhịp độ tăng kim ngạch nhập khẩu bình quân chung của cả nƣớc
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
2013 2014 2015 2016 2017
80.19 76.6 71.72
62.2 57.7
7.48 10.34
9.61
11
10.39
12.33 13.06 18.67
26.8 31.91
KT nhà nước KT tư nhân KV có vốn đầu tư nước ngoài
45
(19%/năm) trong cùng thời kỳ. Tuy nhiên, tốc độ tăng nhập khẩu hàng hóa đã
chậm lại trong giai đoạn 2016-2017.Có thể nói hoạt động nhập khẩu của tỉnh
Ắt Tạ Pƣ là nhập siêu về giá trị hàng hóa nhập khẩu.
Bảng 2.6. Kim ngạch và cơ cấu nhập khẩu giai đoạn 2013-2017
Đơn vị: %
2013 2014 2015 2016 2017
1.Kim ngạch (triệu USD) 681 767 869 1183 1233
Nhập khẩu địa phƣơng (%) 21,50 28,79 33,10 34,84 34,17
2.Cơ cấu (%)
Phân theo thành phần kinh tế
+ Kinh tế nhà nƣớc 84,40 77,51 70,3 68,65 69,6
+ Kinh tế tƣ nhân 8,53 13,34 17,2 16,66 15,5
+ KV có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 7,07 9,15 12,5 14,50 14,8
Phân theo nhóm hàng
+ Máy móc, thiết bị 20,57 23,87 35,2 32,5 30,02
+ Vật tƣ, nguyên liệu 30,57 32,53 25,7 24,8 24,41
+ Xăng dầu 32,27 27,51 22,6 27,0 28,83
+ Hàng tiêu dùng 16,59 16,09 16,5 15,7 16,74
(Nguồn: Sở Công nghiệp và Thƣơng mại tỉnh Ắt Tạ Pƣ, 2017)
Nhập khẩu của thành phần kinh tế tƣ nhân và khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài tăng nhanh, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng mức nhập khẩu trên
địa bàn. Đồng thời tỷ trọng nhập khẩu của khu vực kinh tế nhà nƣớc giảm tƣơng
ứng. Tuy nhiên, khu vực kinh tế nhà nƣớc vẫn chiếm tỷ trọng lớn, 69,6% trong
năm 2017.
46
Biểu đồ 2.5. Chuyển dịch cơ cấu nhập khẩu theo thành phần kinh
tế tỉnh Ắt Tạ Pƣ giai đoạn 2013-2017
Xu hƣớng chuyển dịch cơ cấu hàng nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Ắt Tạ
Pƣ giai đoạn 2013-2017 khá tích cực và ổn định. Ắt Tạ Pƣ vẫn chủ yếu nhập
khẩu máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu, sản phẩm trung gian cho quá
84.4
77.51
70.3 68.65 69.6
8.53
13.34
17.2 16.66 15.5
7.07 9.15
12.5 14.5
14.8
2013 2014 2015 2016 2017
KT nhà nước KT tư nhân KV có vốn đầu tư NN
84.4
77.51
70.3 68.65 69.6
8.53
13.34
17.2 16.66 15.5
7.07 9.15
12.5 14.5
14.8
2013 2014 2015 2016 2017
KT nhà nước KT tư nhân KV có vốn đầu tư NN
47
trình sản xuất, chế biến, xuất khẩu, trong khi nhập khẩu hàng tiêu dùng chiếm
tỷ trọng khoảng 15-17% trong cơ cấu nhập khẩu những năm qua.
2.2.6. Đánh giá chung về hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Attapư
2.2.6.1. Những thành tựu
Nhìn chung, thƣơng mại Ắt Tạ Pƣ thời gian qua đã phát triển khá mạnh
mẽ, đƣa Attapƣ trở thành trung tâm thƣơng mại lớn của cả nƣớc. Thƣơng mại
nội địa góp phần đáp ứng nhu cầu phong phú, đa dạng của ngƣời tiêu dùng.
Sản xuất trong nƣớc ngày càng tốt hơn, văn minh hơn với quyền lựa chọn đa
dạng cả về chủng loại, nhà cung cấp và phƣơng thức cung cấp hàng hóa. Các
chủ thể tham gia thƣơng mại nội địa thuộc mọi thành phần kinh tế, gồm
doanh nghiệp trong nƣớc, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, hộ cá thể,
góp phần hình thành nên một thị trƣờng cạnh tranh, sôi động. Trên thị trƣờng
đã hình thành và phát triển một số nhà phân phối lớn, có tính chuyên nghiệp
cao với mạng lƣới phân phối trải rộng. Kết cấu hạ tầng thƣơng mại, gồm các
loại chợ, siêu thị, trung tâm thƣơng mại đƣợc củng cố và không ngừng mở
rộng. Các hình thức kinh doanh văn minh, hiện đại nhƣ trung tâm thƣơng mại,
siêu thị, chợ đầu mối, đại lý phát triển mạnh, đang dần tạo từng bƣớc văn
minh thƣơng mại của Attapƣ.
Hệ thống thƣơng nghiệp của các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tƣ
nhân đã có bƣớc phát triển đáng kể về phạm vi, không gian, quy mô cũng nhƣ sự
phong phú, đa dạng về loại hình tổ chức hoạt động. Sự tham gia nhanh chóng
của thành phần kinh tế tƣ nhân vào các hoạt động thƣơng mại trên địa bàn là sự
bổ sung, thay thế kịp thời do yêu cầu đổi mới tổ chức quản lý của thành phần
thƣơng mại nhà nƣớc hiện nay. Các doanh nghiệp thƣơng mại thuộc các thành
phần kinh tế vẫn đang trong quá trình vận động để đi đến sự phân công theo các
lĩnh vực, công đoạn hoạt động một cách hợp lý hơn, có hiệu quả hơn đối với quá
trình phát triển kinh tế. Có sự phân biệt rõ nét về chức năng kinh doanh trong các
doanh nghiệp và các hộ cá thể trên địa bàn Ắt Tạ Pƣ. Các doanh nghiệp phát
48
triển theo hƣớng tăng cƣờng các hoạt động bán buôn và đại lý, các hộ cá thể phát
triển các hoạt động bán lẻ và dịch vụ sửa chữa.
Những đóng góp của hoạt động thƣơng mại Ắt Tạ Pƣ vào tăng trƣởng
GDP hàng năm của Tỉnh đã thể hiện rõ vai trò quan trọng của thƣơng mại đối
với phát triển kinh tế tỉnh Ắt Tạ Pƣ, góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống
ngƣời dân trong Tỉnh và góp phần làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế của Tỉnh theo đúng hƣớng. Mức tăng trƣởng liên tục và khá cao về lƣu
chuyển hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn Tỉnh những năm qua cho thấy các
hoạt động thƣơng mại đã có bƣớc phát triển tốt, đảm bảo lƣu thông hàng hóa
kịp thời cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, hƣớng dẫn sản xuất và tiêu dùng,
cải thiện môi trƣờng thƣơng mại theo hƣớng văn minh, hiện đại.
2.2.6.2. Những hạn chế
Thứ nhất, hoạt động thƣơng mại trên địa bàn Tỉnh chƣa tƣơng xứng với
tiềm năng và lợi thế của địa phƣơng.
Thứ hai, hoạt động thƣơng mại trên địa bàn vẫn chủ yếu là thƣơng mại
truyền thống qua hệ thống chợ, các cửa hiệu độc lập, tiệm tạp hóa của các hộ
buôn bán nhỏ, hệ thống thƣơng mại hiện đại nhƣ trung tâm thƣơng mại, siêu
thị, trung tâm phân phối, trung tâm logistics chƣa nhiều và việc phát triển còn
mang tính tự phát và chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thƣơng mại trong Tỉnh.
Thứ ba, kết cấu hạ tầng thƣơng mại còn nhiều yếu kém: số lƣợng trung
tâm thƣơng mại, siêu thị có quy mô lớn về diện tích, trang thiết bị hiện đại
không nhiều, phần lớn có diện tích nhỏ, chỗ để xe cho khách chật hẹp. Thậm
chí có siêu thị không có chỗ để xe và nhà vệ sinh cho khách. Hệ thống phân
phối còn manh mún, hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và dịch vụ còn kém
hiệu quả và ngƣời tiêu dùng thực tế chƣa có nhiều cơ hội để tiếp cận sử dụng
những loại hình cửa hàng hiện đại trong việc lựa chọn và mua sắm hàng hóa.
Thứ tư, thƣơng mại phát triển không đồng đều với nhiều yếu tố tự phát,
nhất là thƣơng mại tƣ nhân. Hoạt động thƣơng mại chủ yếu tập trung ở nội
thành, chƣa chú ý thị trƣờng ngoại thành và thị trƣờng lân cận.
49
Thứ năm, đội ngũ thƣơng nhân còn nhiều yếu kém và bất cập, năng lực
cạnh tranh thấp. Các doanh nghiệp ngành thƣơng mại trong Tỉnh vẫn chủ yếu
là quy mô nhỏ, vốn ít, cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, năng lực quản lý và
chuyên môn yếu kém đang trong tình trạng chậm ứng dụng công nghệ thông
tin và truyền thông phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhận thức
của các doanh nghiệp trong ngành cũng nhƣ những công chức nhà nƣớc về
thƣơng mại điện tử còn rất hạn chế.
Thứ sáu, tình trạng vi phạm pháp luật về thƣơng mại trên địa bàn nhƣ
buôn lậu, trốn thuế, gian lận thƣơng mại, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất
lƣợng, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều.
Trong số nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế của hoạt
động thƣơng mại tỉnh Ắt Tạ Pƣ trên đây, có nguyên nhân quan trọng từ sự yếu
kém và bất cập của quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động thƣơng mại trên địa bàn.
2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại ở tỉnh Ắt Tạ Pƣ
giai đoạn 2013 – 2017
2.3.1. Cơ sở pháp lý đối với hoạt động thương mại
2.3.1.1. Ban hành pháp luật về thương mại
Trong những năm qua, Nhà nƣớc Lào đã tập trung xây dựng, hoàn
thiện pháp luật về kinh tế nói chung, pháp luật về hoạt động thƣơng mại nói
riêng, góp phần tạo ra những chuyển biến quan trọng trong quản lý và phát
triển kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ thành lập doanh
nghiệp, phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy hoạt động thƣơng mại.
Triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lần thứ
IV và lần thứ V, Nhà nƣớc Lào tập trung vào công tác xây dựng pháp luật,
trong đó chủ yếu là xây dựng về pháp về kinh tế. Nhằm đáp ứng yêu cầu quản
lý doanh nghiệp trong tình hình mới, ngày 18-7-1994, Quốc hội Lào đã thông
qua hai đạo luật là Luật kinh doanh và Luật Phá sản của doanh nghiệp. Đây là
các đạo luật đầu tiên tại Lào qui định vấn đề thành lập và đăng ký kinh doanh
50
của doanh nghiệp. So với các qui định trƣớc, chế định về đăng ký kinh doanh
trong các luật trên có sự tiến bộ và hoàn thiện hơn. Luật kinh doanh năm 1994
qui định rõ ràng, đầy đủ về vấn đề tổ chức quản lý của cơ quan đăng ký kinh
doanh, thành lập doanh nghiệp, về điều kiện và thủ tục đăng ký kinh doanh
cho doanh nghiệp.
Sau năm 2000, Nhà nƣớc Lào đã ban hành nhiều nghị định, qui định
nhằm tổ chức lại công tác quản lý thị trƣờng, chống đầu cơ buôn lậu, chống
gian lận thƣơng mại. Pháp luật Nhà nƣớc Lào đã thể hiện chính sách tự do lƣu
thông của các thành phần kinh tế. Lào đã ban hành và thực thi các chính sách
quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động thƣơng mại nhƣ sau:
+ Nghị định số 205/TT ngày 10-10-2001 của Thủ tƣớng Chính phủ về
“Quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động xuất nhập khẩu”.
+ Nghị định số 206/TT ngày 11-10-2001 của Thủ tƣớng Chính phủ về
“Kinh doanh thƣơng mại trong nƣớc”.
+ Qui định số 0834/BTM ngày 13-7-2001 của Bộ trƣởng Bộ Thƣơng
mại về “Hiệp hội kinh doanh thƣơng mại”.
Đối với thị trƣờng nội địa, Chính phủ Lào thực hiện chính sách thƣơng
mại nhất quán: một thị trƣờng thống nhất và ổn định trong cả nƣớc, các chủ
thể kinh doanh chủ động và tự do kinh doanh lƣu thông trên thị trƣờng. Nhà
nƣớc xóa bỏ chế độ quản lý thị trƣờng theo đơn vị hành chính, chấm dứt tình
trạng “ngăn sông, cấm chợ” làm cho hàng hóa thông suốt và thuận lợi.
Những thiếu sót và hạn chế trong Luật Kinh doanh, chủ yếu là những
hạn chế trong chế định thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh đã làm
giảm tính linh hoạt của các nhà đầu tƣ trong việc lựa chọn hình thức và cơ hội
đầu tƣ phù hợp, đồng thời làm giảm hiệu lực quản lý nhà nƣớc đối với doanh
nghiệp. Để khắc phục những vấn đề trên, ngày 9-11-2005 Quốc hội nƣớc
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã thông qua Luật Doanh nghiệp nhằm thay
thế cho Luật Kinh doanh năm 1994.
51
So với trƣớc đó, vấn đề đăng ký kinh doanh trong Luật Doanh nghiệp
đã có sự thay đổi cơ bản trong nội dung, thể hiện sự đổi mới mới trong tƣ duy
và phƣơng pháp quản lý của Nhà nƣớc, trong đó ghi nhận việc đăng ký kinh
doanh, thành lập doanh nghiệp hoàn toàn là quyền của nhà đầu tƣ. Thủ tục và
hồ sơ đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp đƣợc đơn giản hóa tối đa,
các hình thức tổ chức kinh doanh đƣợc mở rộng, có nhiều loại hình doanh
nghiệp đẻ các nhà đầu tƣ lựa chọn. Phƣơng pháp quản lý chuyển từ “tiền
kiểm” sang “hậu kiểm” giúp Nhà nƣớc giám sát, quản lý đƣợc hoạt động của
doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh.
Đối với tỉnh Ắt Tạ Pƣ, nhằm đẩy nhanh việc phát triển các ngành dịch
vụ trên địa bàn, từ năm 2012 đến nay, Sở Công nghiệp và Thƣơng mại đã
soạn thảo trình Ủy ban nhân dân Tỉnh ban hành một số quy định nhƣ sau:
Về quản lý chợ: Quyết định 152/2014 ngày 09/9/2014 về “Quy định về
quy hoạch phát triển, đầu tƣ xây dựng và quản lý chợ trên địa bàn Tỉnh”; Quyết
định số 94/2015 về phê duyệt phân loại các chợ trên địa bàn Ắt Tạ Pƣ; Quy chế
về “Cơ chế đầu tƣ và quản lý sau đầu tƣ xây dựng, cải tạo, nâng cấp chợ”.
Về trung tâm thƣơng mại, siêu thị, cửa hàng ăn uống: Quyết định
162/2012 ngày 21/10/2012, “Quy chế về quản lý siêu thị, trung tâm thƣơng
mại trên địa bàn tỉnh Ắt Tạ Pƣ”; Quyết định 134/2012 ngày 21/10/2012 về
“Quy chế hoạt động ăn uống bình dân trên địa bàn tỉnh Ắt Tạ Pƣ”.
Trong năm 2016, Sở Công nghiệp và Thƣơng mại đã tham mƣu cho
chính quyền Tỉnh ký ban hành: Chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại trọng điểm
của tỉnh Ắt Tạ Pƣ đến năm 2025; Điều chỉnh chiến lƣợc xuất khẩu của Tỉnh
giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030; Cơ chế khuyến khích đầu tƣ
phát triển siêu thị và trung tâm thƣơng mại; Quy chế khuyến khích đầu tƣ địa
điểm, cửa hàng kinh doanh rau an toàn, thực phẩm sạch; Cơ chế hỗ trợ phát
triển xuất khẩu dịch vụ có lợi thế cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Ắt Tạ Pƣ.
52
2.3.1.2. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt
động thương mại
Trong những năm qua, chính quyền tỉnh Ắt Tạ Pƣ đã tích cực cụ thể
hóa và triển khai thực hiện hệ thống pháp luật, chính sách của nhà nƣớc Cộng
hòa dân chủ nhân dân Lào về phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đối với
thƣơng mại nói riêng thông qua nhiều hoạt động cụ thể. Việc phổ biến và
hƣớng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về thƣơng mại luôn đƣợc tỉnh Ắt
Tạ Pƣ quan tâm nhất và thực hiện thƣờng xuyên liên tục nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho các đối tƣợng tiếp cận và thực thi một cách có hiệu quả.
Ủy ban nhân dân tỉnh Ắt Tạ Pƣ giao các sở rà soát quy định pháp luật
mới ban hành, cập nhật văn bản chỉ đạo của Chính phủ và các bộ, ngành, đề
xuất trình Ủy ban nhân dân Tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn thực
hiện. Cho đến nay, tỉnh Ắt Tạ Pƣ đã tăng cƣờng công tác tuyên truyền phổ
biến pháp luật, nhất là các luật, quy định liên quan đến hoạt động thƣơng mại
nhƣ Luật doanh nghiệp, Luật đầu tƣ, Luật Kinh doanh, Luật đấu thầu, Luật
thuế, Luật đất đai. Các chƣơng trình về Kế hoạch phát triển hoạt động thƣơng
mại của Nhà nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào nhƣ: Chƣơng trình
khuyến khích thƣơng nghiệp, Chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại, Chƣơng
trình hỗ trợ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, các loại Quỹ chuyển giao công
nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin.
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách đƣợc thực hiện
thƣờng xuyên thông qua hệ thống thông tin đại chúng của Tỉnh và các huyện.
Chính quyền tỉnh Ắt Tạ Pƣ đã triển khai tuyên truyền, phổ biến kinh nghiệm
kinh doanh và làm giàu hợp pháp, phát triển văn hóa doanh nghiệp cho mọi
đối tƣợng, thông qua đó tạo ra sự ủng hộ trong toàn xã hội đối với hoạt động
thƣơng mại.
Bên cạnh đó, sở Công nghiệp và Thƣơng mại của Tỉnh đã tổ chức các
hội nghị phổ biến Nghị định, Thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện Luật đầu tƣ, Luật
53
Doanh nghiệp về hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại cho các doanh nghiệp
và các phòng kinh tế các huyện. Tổ chức lấy ý kiến, kiến nghị của doanh
nghiệp, gửi các cơ quan để phối hợp giải quyết vƣớng mắt trong hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.3.2. Các chính sách đối với hoạt động thương mại
2.3.2.1. Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại
Sở Công nghiệp và Thƣơng mại đƣợc Ủy ban nhân dân Tỉnh ủy nhiệm
quản lý các hoạt động xúc tiến thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Ắt Tạ Pƣ:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_hoat_dong_thuong_mai_tren.pdf