MỞ ĐẦU. 1
CHưƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NưỚC ĐỐI VỚI KHU
KINH TẾ CỬA KHẨU. 7
1.1. Nội dung cơ bản về khu kinh tế cửa khẩu.7
1.1.1. Khái niệm.7
1.1.2. Đặc điểm giống và khác nhau giữa khu kinh tế cửa khẩu với các khu kinh tế
khác.9
1.1.3.Các loại hình kinh tế cửa khẩu.11
1.1.4. Vai trò và vị trí của các khu kinh tế cửa khẩu.14
1.2. Quản lý nhà nước đối với khu kinh tế cửa khẩu.18
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của quản lý nhà nước.18
1.2.2. Sự cần thiết quản lý nhà nước đối với khu kinh tế cửa khẩu.21
1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với khu kinh tế cửa khẩu .23
1.2. 4. Nội dung quản lý nhà nước đối với khu kinh tế cửa khẩu.25
1.2.5. Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước đối với Khu kinh tế cửa khẩu.32
1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với khu kinh tế cửa khẩu trên thế giới và
ở Việt Nam.34
1.3.1. Kinh nghiệm.34
1.3.2. Bài học đối với tỉnh Cao Bằng.41
TÓM TĂT CHưƠNG 1. 42
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NưỚC ĐỐI VỚI KHU KINH
TẾ CỬA KHẨU CAO BẰNG. 43
2.1. Khái quát chung về điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng và tình hình
hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng .43
2.1.1. Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng.43
143 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước đối với khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hải quan tỉnh; Các sở, ban ngành cấp tỉnh; Cục thuế tỉnh; Bộ đội biên
phòng, UBND các huyện biên giới và một số cơ quan liên quan. Ban quản lý
khu kinh tế tỉnh chủ trì thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc đối với KKTCK
của tỉnh.
Quá trình triển khai xây dựng và thực chính sách, pháp luật quản lý nhà
nƣớc đối với KKTCK tỉnh trong thời gian qua thấy rằng, các cơ chế chính
sách phát triển KKTCK đƣợc Chính phủ và cấp có thẩm quyền quan tâm, ban
hành kịp thời từ đó đã tạo đƣợc không gian, môi trƣờng để định hƣớng về
quản lý và thúc đẩy sự phát triển của các KKTCK. Điều đó đã thúc đẩy
KKTCK của tỉnh Cao Bằng ngày càng phát triển, góp phần thiết thực trong
việc nâng cao đời sống của nhân dân biên giới, tăng thu nhập, xây dựng biên
giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển.
54
2.2.2. Về xây dựng và thực thi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quản lý nhà
nước đối với khu kinh tế cửa khẩu
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ XVII,
nhiệm kỳ 2011-2015; Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII nhiệm
kỳ 2016-2020, Tỉnh ủy Cao Bằng đã ban hành Chƣơng trình số 10-CTr/TU
ngày 29/04/2011 về phát triển kinh tế cửa khẩu giai đoạn 2011-2015, Chƣơng
trình số 11-CTr/TU về phát triển kinh tế đối ngoại giai đoạn 2016-2020; Ủy
Ban Nhân Dân tỉnh Cao Bằng đã xây dựng kế hoạch Xây dựng kế hoạch,
chuẩn bị các nguồn lực và phân công tổ chức thực hiện thúc đẩy phát triển
KKTCK tỉnh; tiến hành các nội dung phổ biến tuyên truyền quảng bá chính
sách ƣu đãi phát triển KKTCK, mời gọi thu hút đầu tƣ vào KKTCK tỉnh;
Thực hiện viên phân công phối hợp của các cơ quan chức năng trong thực
hiện chính sách phát triển KKTCK, dự kiến về số lƣợng và yêu cầu chất
lƣợng nhân sự tham gia tổ chức thực thi; nêu rõ trách nhiệm của các ngành,
cán bộ quản lý và công chức thực thi; cơ chế tác động giữa các cấp trong việc
phối hợp thực hiện công tác QLNN tại các cửa khẩu trong KKTCK.
Đối với công tác quy hoạch: Đã tiến hành lập quy hoạch chung, quy
hoạch chi tiết các cửa khẩu nhƣ Tà Lùng, Trà Lĩnh, Sóc Giang, Lý Vạn, Pò
Peo, Hạ Lang..., tổ chức chỉ đạo thực hiện quản lý, đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ
tầng cửa khẩu đảm bảo đúng theo quy hoạch đƣợc duyệt. Để công tác quy
hoạch ngày càng hoàn thiện, làm cơ sở và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu
tƣ thúc đẩy phát triển kinh tế cửa khẩu của tỉnh, trong năm 2017, Thủ tƣớng
Chính phủ đã cho phép lập quy hoạch chung xây dựng KKTCK tỉnh Cao
Bằng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 tại Công văn số 6420/VPCP-CN
ngày 20/6/2017 của Văn phòng Chính phủ. Hiện nay tỉnh đang chỉ đạo Ban
Quản lý Khu kinh tế phối hợp cùng các Sở, ngành, các đơn vị liên quan triển
khai các thủ tục trình các cấp có thẩm quyền đảm bảo sớm thực hiện đầu tƣ
xây dựng KKTCK tỉnh Cao Bằng. Đối với các cửa khẩu chính nằm trong
55
KKTCK trƣớc đây đã có quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết đƣợc duyệt và
hiện nay tỉnh đang tiếp tục điều chỉnh quy hoạch để phù hợp với quá trình
phát triển của giai đoạn tới và tiếp tục triển khai đầu tƣ các dự án cơ sở hạ
tầng cửa khẩu theo quy hoạch đã đƣợc duyệt, cụ thể:
- Cửa khẩu Tà Lùng (trƣớc đây là KKTCK Tà Lùng): tỉnh đã ban hành
Quyết định số 430/QĐ-XDUB, ngày 06/3/2003 về việc phê duyệt Quy hoạch
điều chỉnh thị trấn cửa khẩu Tà Lùng, năm 2013 UBND tỉnh đã điều chỉnh
quy hoạch chung xây dựng thị trấn Tà Lùng, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng
giai đoạn 2012-2030 tại Quyết định 388/QĐ-UBND, ngày 08/4/2013 với tổng
diện tích là 642 ha.
- Cửa khẩu Trà Lĩnh (trƣớc đây là KKTCK Trà Lĩnh): Diện tích quy
hoạch là 800 ha, UBND tỉnh đã phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số
2632/QĐ-UBND, ngày 31/12/2010 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch
chung xây dựng thị trấn Hùng Quốc và khu vực cửa khẩu Trà Lĩnh, huyện Trà
Lĩnh, tỉnh Cao Bằng (giai đoạn 2009 -2025) tỷ lệ 1/2000. Sau khi Đề án xây
dựng các khu hợp tác kinh tế qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc
đƣợc phê duyệt (hiện nay Bộ Công Thƣơng đang hoàn chỉnh để trình Chính
phủ), thì cửa khẩu Trà Lĩnh sẽ đƣợc quy hoạch để xây dựng khu hợp tác kinh
tế biên giới Trà Lĩnh (Việt Nam) – Long Bang (Trung Quốc) vì vậy rất có
tiềm năng để phát triển.
- Cửa khẩu Sóc Giang: UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 43/QĐ-
UBND, ngày 13/01/2010 về việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết KKTCK Sóc
Giang – huyện Hà Quảng (lần 2) với tổng diện tích quy hoạch là 90 ha, mục
tiêu xây dựng và phát triển KKTCK Sóc Giang thành đô thị hiện đại, văn
minh, trên cơ sở phát huy tiềm năng lợi thế sẵn có về phát triển kinh tế cửa
khẩu, gắn với việc giữ gìn an ninh biên giới và bảo vệ môi trƣờng.
- Các cửa khẩu, lối mở: Pò Peo, Lý Vạn, Bí Hà, Nà Lạn đã đƣợc lập
quy hoạch xây dựng, để làm cơ sở cho công tác quản lý và đầu tƣ cơ sở hạ
56
tầng phục vụ phát triển kinh tế cửa khẩu. Ngoài ra, các quy hoạch ngành đƣợc
duyệt trên địa bàn tỉnh nhƣ: Quy hoạch hệ thống giao thông, cấp điện, nƣớc...
đều xác định các hạng mục cần đầu tƣ, cải tạo, nâng cấp, nhất là hệ thống các
tuyến đƣờng kết nối từ trung tâm đến các cửa khẩu và kết nối cửa khẩu trong
KKTCK.
Đối với kế hoạch: Việc phát triển kinh tế cửa khẩu luôn đƣợc xác định
là một trong những chƣơng trình trọng tâm thúc đẩy phát triển KT-XH của
tỉnh Cao Bằng trong những năm vừa qua. Tỉnh Cao Bằng đã đƣa ra các
chƣơng trình, kế hoạch phát triển kinh tế cửa khẩu rất cụ thể với mục tiêu xây
dựng các KKTCK thành vùng kinh tế trọng điểm; tập trung khai thác có hiện
quả các hoạt động thƣơng mại, du lịch, dịch vụ, thu hút các nhà đầu tƣ trong
và ngoài nƣớc; tăng cƣờng hợp tác quốc tế, đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ
vững chủ quyền biên giới quốc gia. Giai đoạn 2016-2020 tỉnh Ban hành
Chƣơng trình số 11-CTr/TU ngày 29/4/2016 của Tỉnh ủy Cao Bằng về phát
triển kinh tế đối ngoại giai đoạn 2016-2020, trong đó lấy kinh tế cửa khẩu làm
trọng tâm của chƣơng trình. Thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh do đồng chí Bí
thƣ Tỉnh ủy làm Trƣởng ban để chỉ đạo, các cơ quan liên quan xây dựng kế
hoạch thực hiện cho cả giai đoạn và từng năm với từng nhiệm vụ cụ thể.
2.2.3. Về xây dựng, kiện toàn bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ, công chức
quản lý nhà nước đối với khu kinh tế cửa khẩu
Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Cao Bằng đƣợc thành lập theo Quyết định
số 1753/QĐ-TTg ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Thủ tƣớng Chính phủ trên cơ
sở hợp nhất các Ban quản lý (BQL) KKTCK Tà Lùng, Trà Lĩnh, Sóc Gian.
BQL khu kinh tế tỉnh có trách nhiệm tham mƣu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh
thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc đối với khu công nghiệp, khu kinh tế
cửa khẩu, các cửa khẩu, lối mở trên địa bàn tỉnh; quản lý và tổ chức thực hiện
chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên
quan đến hoạt động đầu tƣ và sản xuất, kinh doanh cho nhà đầu tƣ trong các
57
khu công nghiệp, khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh theo quy
định của pháp luật;
-Cơ cấu tổ chức và biên chế và Ban Quản lý gồm: Ban Quản lý có
Trƣởng ban và không quá 03 Phó Trƣởng ban. Trƣởng ban do Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Cao Bằng bổ nhiệm, miễn nhiệm; Phó Trƣởng ban do Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của
Trƣởng ban Ban Quản lý.
Có 6 phòng thuộc và 6 đơn vị trực thuộc (trong đó có 02 đơn vị sự
nghiệp công lập). Với 37 biên chế công chức, 12 biên chế viên chức và trên
65 hợp đồng lao động. Đảng bộ Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh có 7 chi bộ, 43
đảng viên, thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng cho đội ngũ cán
bộ, đảng viên, triển khai kịp thời các nghị quyết, chỉ thị, văn bản chỉ đạo của
cấp trên
Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý khu kinh tế
đƣợc thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14
tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu Công nghiệp, khu chế xuất,
khu kinh tế; Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của
Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 29/2008/NĐ-CP
ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu Công nghiệp, khu
chế xuất, khu kinh tế; Thông tƣ liên tịch số 06/2015/TTLB-BKHĐT-BNV
ngày 03 tháng 9 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và Bộ Nội vụ hƣớng
dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của khu công nghiệp,
khu chế xuất, khu kinh tế; Quyết định số 20/2014/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3
năm 2014 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc thành lập Khu kinh tế cửa khẩu
tỉnh Cao Bằng và Quyết định số 04/2016/QĐ-UBND ngày 29 tháng 01 năm
2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý khu kinh tế tỉnh.
58
Trên cơ sở Đề án chức năng, nhiệm vụ đã đƣợc ban hành, Ban quản lý
Khu kinh tế đã xây dựng Đề án vị trí việc làm và đã đƣợc phê duyệt. Thƣờng
xuyên kiện toàn tổ chức bộ máy để đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý
nhà nƣớc đối với KKTCK. Việc sử dụng biên chế đƣợc thực hiện theo đúng
quy định. Chất lƣợng đội ngũ công chức, viên chức ngày càng đƣợc nâng cao.
Ban thƣờng xuyên cử cán bộ, công chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dƣỡng
để hoàn thiện các chứng chỉ theo tiêu chuẩn chức danh và nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ. Các cơ quan chuyên ngành tại các cửa khẩu làm
nhiệm vụ phối hợp quản lý nhà nƣớc nhƣ Hải Quan, Biên phòng, Kiểm
dịch cũng thƣờng xuyên kiện toàn công tác tổ chức bộ máy, luân chuyển
cán bộ, bồi dƣỡng, đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn để đáp ứng yêu
cầu phối hợp QLNN đối với KKTCK tỉnh Cao Bằng.
2.2.4. Các quyết định, đề án, dự án và mô hình quản lý khu kinh tế tỉnh
Cao Bằng.
Về mô hình quản lý KKTCK, ngoài các quy định về quản lý KKTCK
theo Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ
quy định về khu Công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế; Nghị định
số 164/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm
2008 của Chính phủ quy định về khu Công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế
nói chung (từ ngày 10/7/2018 sẽ thực hiện theo Nghị định số 82/2018/NĐ-CP
ngày 22/5/2018). Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 45/2013/QĐ-
TTg ngày 25/7/2013 Về việc ban hành Quy chế điều hành hoạt động tại các
cửa khẩu biên giới đất liền, trong quyết định có ghi rõ mô hình quản lý cửa
khẩu gồm:
-Thành lập Ban Quản lý cửa khẩu tại mỗi cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu
chính nơi chƣa có KKTCK.
59
- Đối với các cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu chính nằm trong KKTCK,
Ban Quản lý Khu kinh tế thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của
Ban quản lý cửa khẩu theo quy định tại Quy chế ban hành theo Quyết định số
45/2013/QĐ-TTg.
Trƣớc đây tại các cửa khẩu Tà Lùng, Trà Lĩnh, Sóc Giang đã thành lập
các Ban quản lý KKTCK trực thuộc UBND tỉnh, từ năm 2010 các Ban Quản
lý này sát nhập trực thuộc Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Cao Bằng để trực
tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc trên địa bàn đƣợc giao quản lý. Đến
năm 2014, sau khi Thủ tƣớng Chính phủ có Quyết định số 20/2014/QĐ-TTg
thành lập KKTCK tỉnh Cao Bằng, để đáp ứng nhu cầu quản lý, UBND tỉnh
Cao Bằng đã thành lập thêm Ban Quản lý cửa khẩu Lý Vạn trực thuộc Ban
Quản lý Khu kinh tế tỉnh Cao Bằng để thực hiện công tác quản lý cửa khẩu tại
huyện Hạ Lang. Đối với các cửa khẩu phụ, lối mở chƣa nâng cấp thành cửa
khẩu chính, thì cử cán bộ ở các phòng chuyên môn trực tiếp làm việc tại cửa
khẩu để phối hợp quản lý các hoạt động tại chỗ (gồm cửa khẩu Pò Peo, lối mở
Nà Lạn).
Nhƣ vậy, hiện nay mô hình quản lý nhà nƣớc đối với KKTCK tỉnh Cao
Bằng gồm, ở cấp tỉnh do Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh thực hiện, đối với các
cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trong KKTCK do Ban quản lý cửa khẩu
trực tiếp thực hiện tại địa bàn đƣợc giao quản lý (ở các huyện Phục Hòa, Trà
Lĩnh, Hà Quảng, Hạ Lang) trên cơ sở Quy chế phối hợp, Nội quy cửa khẩu do
UBND tỉnh ban hành).
Thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế cửa khẩu giai đoạn 2011-2015 và
nhất là giai đoạn 2016-2020, hiện nay tỉnh Cao Bằng đang tập chung chỉ đạo
xây dựng các chƣơng trình, dự án, đề án thúc đẩy phát triển kinh tế cửa khẩu
của tỉnh để làm động lực, tạo sức lan tỏa cho phát triển KT-XH của tỉnh, cụ
thể gồm:
60
- Đề án lập Quy hoạch chung khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng đến
năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 trình Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt.
- Đề án đầu tƣ xây dựng Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Trà Lĩnh
(Việt Nam) – Long Bang (Trung Quốc). Việc xây dựng các khu hợp tác kinh
tế qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc đã đƣợc Bộ Công Thƣơng
nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Thƣơng mại nƣớc Cộng hòa
nhân dân Trung Hoa ký biên bản ghi nhớ ngày 13/10/2013 tại Hà Nội, Việt
Nam. Cửa khẩu Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng) là 01 trong 4 cửa khẩu phía bắc
(gồm Hữu nghị - Lang Sơn; Móng Cái – Quảng Ninh và Lào Cai) đƣợc chọn
để xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới. Hiện nay tỉnh Cao Bằng đang
chỉ đạo xây dựng Đề án trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt để sau khi
Đề án tổng thể chung về xây dựng Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt
Nam – Trung Quốc đƣợc Chính phủ hai nƣớc phê duyệt sẽ tổ chức triển khai
thực hiện.
- Đề án xây dựng hàng lang vận tải quốc tế đƣờng bộ từ các tỉnh tây
nam Trung Quốc qua cửa khẩu Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng đi ASEAN và quốc
tế qua cảng Hải Phòng (tuyến Tứ Xuyên – Trùng Khánh – Quý Châu – Bách
Sắc, Quảng Tây, Trung Quốc qua cửa khẩu Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng – Lạng
Sơn – Hà Nội – Hải Phòng. Việc nghiên cứu xây dựng tuyến hành lang vận
tải đƣờng kết này đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ cho phép nghiên cứu tại
-
Ngoài các đề án trọng điểm, quan trọng nêu trên, trong giai đoạn 2016-
2020, KKTCK tỉnh Cao Bằng còn triển khai các quyết định, dự án đầu tƣ cơ
sở hạ tầng quan trọng, liên quan đến việc thúc đẩy phát triển kinh tế cửa khẩu
của tỉnh nhƣ: Đầu tƣ xây dựng Trạm kiểm soát liên hợp và hạ tầng thiết yếu
cửa khẩu Trà Lĩnh; Nhà kiểm soát liên hợp và hạ tầng kho, bến, bãi cửa khẩu
61
Sóc Giang; Xây dựng các tuyền đƣờng kết nối ra các cửa khẩu nhƣ Lý Vạn,
Hạ Lang. Tiếp tục triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách liên quan đến
thí điểm xuất nhập khẩu qua lối mở Nà Lạn, chính sách biên mậu, thƣơng mại
dịch vụ...
2.2.5. Về việc phối hợp thực hiện quản lý nhà nước đối với khu kinh tế cửa
khẩu tỉnh Cao Bằng
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ đƣợc giao cũng nhƣ phân định rõ các
công việc liên quan đến công tác quản lý nhà nƣớc đối với KKTCK giữa Ban
Quản lý Khu kinh tế tỉnh Cao Bằng là cơ quan đƣợc giao tực tiếp quản lý nhà
nƣớc đối với KKTCK và các Sở, Ban, Ngành của tỉnh cũng nhƣ UBND các
huyện thành phố có KKTCK, sau khi thành lập Ban quản lý khu kinh tế tỉnh
đã tham mƣu cho UBND tỉnh ban hành các quy định về phối hợp quản lý nhà
nƣớc đối với KKTCK tại các Quyết định số 330/QĐ-UBND ngày 16/3/2012
của UBND tỉnh; Quyết định số 953/QĐ-UBND ngày 07/7/2014 của UBND
tỉnh Cao Bằng V/v sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế phối hợp quản
lý nhà nƣớc trong KKTCK và khu công nghiệp ban hành kèm theo Quyết
định số 330/QĐ-UBND ngày 16/3/2012 của UBND tỉnh; Quyết định số
28/2014/QĐ-UBND ngày 4/9/2014 V/v Ban hành Quy chế quản lý cửa khẩu,
cửa khẩu phụ, lối mở trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; Quyết định số
09/2018/QĐ-UBND ngày 20/3/2018 của UBND tỉnh Cao Bằng V/v Ban hành
Quy chế quản lý cửa khẩu, lối mở biên giới trên địa bàn tỉnh Cao Bằng;
Từ khi các Quy chế đƣợc ban hành công tác phối hợp quản lý nhà nƣớc
đối với KKTCK đã từng bƣớc đƣợc nâng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
phân định rõ nhiệm vụ của từng ngành trong việc quản lý nhà nƣớc nhƣ:
Quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu, an ninh trật tự, quản lý quy hoạch, GPMB,
quản lý và sử dụng đất đai... Tình hình phối hợp thực một số nhiệm trọng tâm
trên địa bàn khu kinh tế cửa khẩu nhƣ sau:
- Việc phối hợp trong giải phóng mặt bằng: Trong thời gian vừa qua
62
công tác phối hợp thực hiện GPMB các dự án đầu tƣ trong các KKTCK đƣợc
thực hiện theo Quy chế phối hợp đã ban hành, UBND các huyện thành lập
Hội đồng GPMB, các BQL cửa khẩu cử lãnh đạo tham gia Hội đồng ( Phó
chủ tịch hội đồng GPMB), sau đó thành lập các Tổ kiểm đếm, áp giá đền bù
(có sự tham gia của cán bộ BQL). Quá trình tổ chức thực hiện các thành viên
trong Hội đồng giải phóng mặt bằng ( Tổ kiểm đếm, áp giá đền bù) đã phối
hợp thực hiện tƣơng đối tốt nhiệm vụ đƣợc giao.
-Công tác quản lý quy hoạch: Theo quy định hiện nay, BQL khu kinh tế
có trách nhiệm quản lý quy hoạch trong KKTCK. Thực hiện nhiệm vụ đƣợc
giao, Ban đã chỉ đạo các BQL cửa khẩu, các Tổ công tác phối hợp với chính
quyền địa phƣơng thƣờng xuyên tiến hành kiểm tra, xử lý lập biên bản các hộ
xây dựng trái phép, lấn chiếm, vi phạm quy hoạch.
- Công tác quản lý lao động trong KKTCK: Đối với công tác lao động
của các nhà đầu tƣ trong KKTCK đƣợc thực hiện tƣơng đối tốt trong thời gian
vừa qua theo sự ủy quyền của Sở Lao động, Thƣơng binh và Xã hội tỉnh (
thực hiện theo sự chỉ đạo của Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội). Lao
động tại các đơn vị, nhà máy, các dự án đều đƣợc cấp phép lao động ( đối với
ngƣời nƣớc ngoài), lập sổ theo dõi, thực hiện đầy đủ các chế độ đãi ngộ đối
với ngƣời lao động.
- Công tác quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu, thu ngân sách: Công tác
quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu đã đƣợc các lực lƣợng chức năng phối hợp
thực hiện tốt, tăng cƣờng cải cách thủ tục hành chính, tạo mọi điều kiện thuận
lợi, thông thoáng cho khách hàng nên đã góp phần thúc đẩy kim ngạch XNK
trong thời gian qua tăng cao so với các năm trƣớc. Việc thu ngân sách qua cửa
khẩu đƣợc các lực lƣợng chức năng thực hiện theo đúng quy định, đảm bảo
thu đúng, thu đủ. Công tác phối hợp thu phí sử dụng kết cấu hạ tầng cửa khẩu
luôn đƣợc thực hiện theo đúng Quy chế phối hợp đƣợc ban hành.
- Quản lý đầu tƣ, đất đai, vệ sinh môi trƣờng: BQL khu kinh tế phối hợp
63
với các sở, ngành liên quan và chính quyền địa phƣơng tổ chức quản lý các
khu đất đã đƣợc giao để cho thuê lại theo quy định, đảm bảo quản lý sử dụng
đất đúng mục đích, tránh việc sử dụng đất lãng phí, không hiệu quả. Tham
mƣu kịp thời cho UBND tỉnh thu hồi các dự án đầu tƣ, sử dụng đất không
hiệu quả, phối hợp với các ngành xử lý tài sản trên đất đối với các dự án đầu
tƣ bị thu hồi đất. Triển khai thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trƣờng tại các
cửa khẩu đƣợc giao quản lý.
- Công tác quản lý an ninh trật tự, an toàn xã hội trong KKTCK: Trong thời
gian vừa qua lực lƣợng biên phòng tại các KKTCK, các cửa khẩu, lối mở đã
phối hợp tốt với các cơ quan liên quan thực hiện tốt nhiệm quan lý an ninh trật
tƣ, an toàn xã hội tại cửa khẩu, góp phần tích cực trong việc thúc đẩy phát triển
KT-XH các địa phƣơng biên giới có cửa khẩu, không để xảy ra tình trạng mất an
ninh trật tự, an toàn xã hội.
2.2.6. Về hợp tác quốc tế trong quản nhà nước đối với khu kinh tế cửa
khẩu tỉnh Cao Bằng
Nhƣ đã nêu ở trên, hoạt động tại cửa khẩu là hoạt động liên quan đến
hai nƣớc, vì vậy việc phối hợp, hợp tác trong quản lý nhà nƣớc đối với các
hoạt động của cửa khẩu nói riêng và KKTCK nói chung là không thể thiếu
đƣợc trong quá trình thực hiện quản lý của các nƣớc có cửa khẩu. Các lĩnh
vực phối hợp, hợp tác chủ yếu gồm: Quản lý xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh,
dịch vụ, du lịch; Quy hoạch, đầu tƣ, đấu nối giao thông; Quản lý đƣờng biên,
mốc giới; Hợp tác chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại
Trong những năm vừa qua trên cơ sở các quy định của Đảng và Nhà
nƣớc về hoạt động đối ngoại, nhất là đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế, tỉnh
Cao Bằng đã triển khai nhiều hoạt động kinh tế đối ngoại với tỉnh Quảng Tây,
Trung Quốc trên cơ sở thông qua các cơ chế nhƣ: Hội nghị Ủy ban công tác
liên hợp giữa 4 tỉnh Việt Nam gồm: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà
Giang và Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc; Ủy ban Hợp
64
tác cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc; Hai bên tổ chức triển khai thực hiện tốt
các Hiệp định về quản lý cửa khẩu, quản lý biên giới...
Giữa tỉnh Cao Bằng và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung
Quốc đã ký thỏa thuận khung về tăng cƣờng hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh
vực. Trong thời gian qua, giữa 2 Tỉnh - Khu luôn giữ mối quan hệ láng giềng
hữu nghị, ổn định, hợp tác giao lƣu trên nhiều lĩnh vực nhƣ: mở, xây dựng và
nâng cấp các cặp cửa khẩu, cặp chợ biên giới; hợp tác trong lĩnh vực kinh tế,
thƣơng mại, đầu tƣ, nông lâm nghiệp, văn hóa, giáo dục, du lịch, tăng cƣờng
xây dựng cơ sở hạ tầng và kết nối giao thông, phòng chống buôn lậu, gian lận
thƣơng mại, tội phạm qua biên giới...Trong đó đã ký kết và triển khai thực
hiện tốt các thảo thuận ký kết hợp tác giữa hai bên, một số các thỏa thuận
nhƣ:
- Bản Ghi nhớ Hội nghị lần thứ: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7,8 và 9 Ủy ban Công tác
liên hợp giữa các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang (Việt
Nam) và khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc); Biên bản hội
đàm giữa Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Việt
Nam và Khu Ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc, ký ngày
22/02/2016 tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc.
- Thỏa thuận khung về tăng cƣờng thực hiện hợp tác toàn diện giữa tỉnh
Cao Bằng (Việt Nam) và thành phố Bách Sắc (Quảng Tây – Trung Quốc), ký
ngày 14/5/2015 tại Bách Sắc, Quảng Tây, Trung Quốc; Thỏa thuận thúc đẩy
xây dựng Khu hợp tác kinh tế Trà Lĩnh (Việt Nam) – Long Bang (Trung
Quốc) giữa tỉnh Cao Bằng (Việt Nam) và thành phố Bách Sắc (Quảng Tây -
Trung Quốc), ký ngày 25/4/2016 tại Cao Bằng...
Ngoài ra các sở, ngành, chính quyền địa phƣơng các huyện biên giới
cũng có các thỏa thuận hợp tác thúc đẩy phát triển kinh tế nói chúng và kinh
tế cửa khẩu nói riêng với các địa phƣơng tiếp giáp với Trung Quốc. Đồng thời
hàng năm đều xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện tốt các chỉ đạo của tỉnh,
65
của Trung ƣơng về công tác đối ngoại, các nội dung hợp tác đã ký kết giữa
hai bên.
2.2.7. Việc giám sát, kiểm tra, thanh tra của Nhà nước đối với khu kinh tế
cửa khẩu tỉnh Cao Bằng
Công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các vấn đề phát sinh trong hoạt
động của KKTCK tỉnh Cao Bằng chủ yếu do Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh
phối hợp, chỉ đạo các Ban quản lý cửa khẩu và các lực lƣợng chức năng trong
KKTCK thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao, một số nội dung
kiểm tra, giám sát thực hiện theo cơ chế phối hợp. Ngoài ra, UBND tỉnh Cao
Bằng có trách nhiệm chỉ đạo các sở, ngành liên quan phối hợp với Ban Quản
lý Khu kinh tế trong công tác kiểm tra đối với một số lĩnh vực hoạt động tại
KKTCK nhƣ quản lý quy hoạch, xây dựng, giám sát việc quản lý, sử dụng đất
đai theo thẩm quyền. Hàng năm, Ban Quản lý Khu kinh tế xây dựng kế hoạch
thực hiện công tác kiểm tra, giám sát đánh giá các dự án đầu tƣ vào địa bàn;
kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch, xây dựng cơ bản và
các chính sách pháp luật liên quan đến hoạt động của KKTCK. Thành lập các
đoàn kiểm tra và tổ chức thực hiện một số hoạt động thanh tra các cơ sở sản
xuất, kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn trong việc chấp hành các
quy định về điều kiện kinh doanh; tham gia các đoàn kiểm tra, đấu tranh
chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại, hàng giả. Kiểm tra, giải quyết theo thẩm
quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết các kiến nghị, khó khăn,
vƣớng mắc của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh trong
KKTCK, nhất là các vƣớng mắc về chính sách của KKTCK. Phối hợp với các
lực lƣợng chức năng trong việc kiểm tra, giám sát các hoạt động quản lý
XNK, XNC qua biên giới. Ngoài ra, Ban Quản lý Khu kinh tế và chính quyền
địa phƣơng cũng thƣờng xuyên trao đổi thông tin về tình hình đầu tƣ và phát
triển Khu kinh tế cửa khẩu; phối hợp kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm
pháp luật và các vấn đề phát sinh trong KKTCK. Ngoài ra, Ban quản lý còn
66
thực hiện kiểm tra, giám sát một số nội dung mang tính thƣờng xuyên nhƣ
quản lý hoạt động xây dựng cơ bản do BQL Khu kinh tế làm chủ đầu tƣ; báo
cáo tỉnh và trung ƣơng 16 lƣợt giám sát, đánh giá các dự án đầu tƣ từ ngân
sách nhà nƣớc,...
2.3. Đánh giá chung về quản lý nhà nƣớc đối với khu kinh tế cửa khẩu
tỉnh Cao Bằng
2.3.1. Những kết quả đạt được
Thứ nhất, quy hoạch và kế hoạch phát triển KKTCK Cao Bằng đƣợc
xây dựng đồng bộ.
Trƣớc khi Thủ tƣớng Chính phủ có Quyết định thành lập KKTCK tỉnh
Cao Bằng (Quyết định số 20/2014/QĐ-TTg ngày 11/03/2014), căn cứ theo
quyết định số: 83/2002/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2002 của Thủ tƣớng
Chính phủ về quy định phạm vi áp dụng chính sách đối với các KKTCK biên
giới tỉnh Cao Bằng. UBND tỉnh đã tiến hành lập và phê duyệt quy hoạch
chung và quy hoạch chi tiết đối với các KKTCK trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Các đồ án quy hoạch xây dựng trong KKTCK đã xác định đƣợc danh mục và
thứ tự ƣu tiên đầu tƣ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng quan trọng của
KKTCK Cao Bằng nhờ đó đã xây dựng đƣợc kế hoạch huy động các nguồn
lực, nhất là ngân sách Trung ƣơng để xây dựng cơ sở hạ tầng thiế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_khu_kinh_te_cua_khau_tinh.pdf