MỞ ĐẦU. 1
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ QUẢN
LÝ NHÀ NưỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ. 10
1.1. Cơ sở khoa học về công nghiệp hỗ trợ. 10
1.1.1. Khái niệm về công nghiệp hỗ trợ. 10
1.1.2. Đặc điểm của phát triển công nghiệp hỗ trợ . 14
1.1.3. Vai trò của phát triển công nghiệp hỗ trợ . 15
1.2. Quản lý nhà nước về phát triển công nghiệp hỗ trợ. 18
1.2.1. Khái niệm về quản lý nhà nước về phát triển công nghiệp hỗ trợ. 18
1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp hỗ trợ. 19
1.2.3. Trách nhiệm quản lý nhà nước về phát triển công nghiệp hỗ trợ. 24
1.3. Những yếu tố tác động đến phát triển công nghiệp hỗ trợ. 28
1.4. Kinh nghiệm và bài học rút ra đối với phát triển công nghiệp hỗ trợ. 32
1.4.1. Kinh nghiệm tại một số quốc gia trên thế giới. 32
1.4.2. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp hỗ trợ tại một số địa phương. 39
1.4.3. Một số bài học rút ra cho thành phố Hà Nội. 48
Tiểu kết chương 1. 50
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NưỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI . 51
2.1. Khái quát về phát triển công nghiệp hỗ trợ trong tăng trưởng kinh tế tại
thành phố Hà Nội . 51
2.1.1. Thực trạng phát triển các ngành công nghiệp Hà Nội giai đoạn 2015-
2019. 51
2.1.2. Thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ tại thành phố Hà Nội. 59
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với công nghiệp hỗ trợ. 64
2.2.1. Hệ thống văn bản quản lý nhà nước về công nghiệp hỗ trợ . 64
135 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 444 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp hỗ trợ ở thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cục Thống kê Hà Nội, năm 2019
54
Bảng 3: GTSXCN một số ngành nghề tiêu biểu
Đơn vị: tỷ đồng, giá so sánh 2015
Ngành 2015 2016 2017 2018 2019
TTBQ
2015-
2019
Tỷ
trọng
2019
Tổng số 267.659 350.918 374.110 405.495 434.730 8,4% 100%
Sản xuất sản phẩm
điện tử, máy vi tính và
sản phẩm quang học
26.335 29.663 31.202 31.306 32.655 3,7% 9,8%
Sản xuất phƣơng tiện
vận tải khác
41.743 49.951 51.911 60.384 63.322 7,2% 15,6%
Sản xuất sản phẩm từ
kim loại
28.426 43.744 45.826 49.822 54.048 11,3% 10,6%
Sản xuất thiết bị điện 22.149 26.678 27.788 29.435 32.428 6,6% 8,3%
Sản xuất sản phẩm từ
khoáng phi kim loại
14.824 20.383 21.247 22.936 25.372 9,4% 5,5%
Sản xuất xe có động
cơ, rơ moóc
12.352 18.425 23.059 26.996 30.271 16,1% 4,6%
Sản xuất sản phẩm từ
cao su, plastic
12.404 15.939 16.005 16.353 17.250 5,7% 4,6%
Sản xuất, chế biến
thực phẩm
13.899 17.084 16.916 17.060 17.709 4,1% 5,2%
Sản xuất trang phục 7.564 12.965 15.912 18.210 20.150 17,7% 2,8%
Các lĩnh vực khác 87.963 116.086 124.244 132.993 141.525 8,2% 32,9%
Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội, năm 2019
Sản phẩm chủ yếu của công nghiệp Hà Nội khá đa dạng, các sản phẩm
có sản lƣợng lớn thuộc ngành cơ khí chế tạo, ngành điện, dệt may - da giày.
Trong giai đoạn từ 2015 đến nay, sản lƣợng sản phẩm ngành cơ khí chế tạo (ô
tô, xe máy, xe đạp, động cơ điện.-..) ít có sự thay đổi, trong khi sản phẩm
ngành dệt may - da giày (quần áo, vải) có xu hƣớng giảm xuống.
55
Bảng 4: Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Hà Nội
Sản phẩm
Đon vị
tính
2015 2016 2017 2018 2019
TTBQ
2015 -
2019
Quần áo dệt kim triệu cái 28 13 15 17 18 -7,1%
Vải khổ rộng 1000 m 32.381 20.300 21.036 21.042 20.349 -7,5%
Giầy, dép da 1000 đôi 725 902 938 941 940 4,4%
Động cơ điện cái 56.340 43.297 45.208 46.102 47.509 -2,8%
Quạt các loại 1000 cái 1.623 1.915 2.036 2.211 2.279 5,8%
Động cơ diezen Cái 19.688 18.350 17.308 16.850 17.400 -2,0%
Lắp ráp ô tô Cái 22.398 9.023 12.081 22.431 22.231 -0,1%
Lắp ráp xe máy 1000 cái 897 1.230 1.003 902 940 0,8%
Xe đạp 1000 cái 38 39 39 37 30 -3,9%
Nguồn: Cục thống kê Hà Nội, năm 2019
Năm 2019, lao động trong lĩnh vực công nghiệp Hà Nội đạt trên 757
nghìn lao động, tốc độ tăng trƣởng bình quân 2015 - 2019 đạt 2,1%/năm.
Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút đƣợc gần 720 nghìn lao động,
chiếm 95% tổng số lao động toàn ngành công nghiệp. Các lĩnh vực công
nghiệp chế biến, chế tạo thu hút nhiều lao động của Hà Nội là: sản xuất trang
phục; chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ kim loại; sản xuất
sản phẩm điện tử, máy tính. Một số lĩnh vực sử dụng lao động thủ công nhƣ
dệt; chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ có số lao động giảm trong khi các lĩnh
vực: sản xuất sản phẩm từ kim loại; sản xuất sản phấm điện tử có xu hƣớng
tăng trong cùng kỳ. Nhƣ vậy xu hƣớng chuyển dịch lao động từ các lĩnh vực
sử dụng nhiều lao động giản đơn sang các lĩnh vực đòi hỏi lao động có kỹ
năng tại Hà Nội là có nhƣng chƣa thực sự rõ ràng.
56
Bảng 5: Lao động trong một số ngành công nghiệp của Hà Nội qua các năm
Đơn vị: lao động
Ngành/lĩnh vực 2015 2016 2017 2018 2019
TTBQ
2015-
2019
Toàn ngành công nghiệp 669.936 686.566 699.804 723.801 757.199 2,1%
Công nghiệp chế biến,
chế tạo
638.955 650.538 661.267 684.316 719.516 2,0%
Sản xuất, chế biến thực
phẩm
47.096 45.327 43.743 47.491 48.721 0,6%
Dệt 38.454 26.026 32.732 26.718 26.878 -5,8%
Sản xuất trang phục 74.528 81.477 87.804 95.652 98.286 4,7%
Chế biến gỗ và sản xuất
sản phẩm từ gỗ
85.452 72.530 68.731 71.514 73.225 -2,5%
Sản xuất sản phẩm từ cao
su, plastic
27.700 30.629 31.435 33.984 37.741 5,3%
Sản xuất sản phẩm từ
khoáng phi kim loại
45.049 43.858 44.782 41.245 44.238 -0,3%
Sản xuất sản phẩm kim
loại
56.854 67.957 69.920 74.081 78.228 5,5%
Sản xuất sản phẩm điện
tử, máy tính và sản phẩm
36.033 46.190 46.408 48.725 49.916 5,6%
Sản xuất thiết bị điện 33.460 28.989 29.129 29.815 34.089 0,3%
Sản xuất phƣơng tiện vận
tải khác
30.059 32.003 31.792 29.747 30.584 0,3%
Sản xuất giƣờng, tủ, bàn
ghế
39.075 43.221 42.465 47.310 48.071 3,5%
Nguồn: Cục thống kê Hà Nội, năm 2019
Đầu tƣ vào công nghiệp chế biến, chế tạo năm 2019 đạt mức 27,6 nghìn
tỷ đồng (giá so sánh 2015), chiếm dƣới 12% tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội của
Hà Nội, tăng trƣởng khá ổn định qua các năm với mức tăng trƣởng bình quân
5,7%/năm.
57
Bảng 6: Đầu tƣ vào công nghiệp chế biến, chế tạo giai đoạn 2015-2019
Đon vị: tỷ đồng, giá so sánh 2015
Năm 2015 2016 2017 2018 2019 TTBQ
%/năm
Tổng vốn đầu tƣ 148.112 176.246 192.674 208.917 233.281 7,9%
Đầu tƣ vào công nghiệp 38.348 50.567 50.360 57.366 65.139 9,2%
Đầu tƣ vào chế biến,
chế tạo
19.802 19.865 20.362 23.416 27.639 5,7%
Tỷ lệ đầu tƣ vào công
nghiệp chế biến, chế
tạo/công nghiêp
51,6% 39,3% 40,4% 40,8% 42,4% -
Tỷ lệ đầu tƣ vào công
nghiệp chế biển, chế
tạo/tổng đầu tƣ
13,4% 11,3% 10,6% 11,2% 11,8% -
Nguồn: Cục thống kê Hà Nội, năm 2019
Tình hình phát triến các Khu, Cụm công nghiệp tại Hà Nội
Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm
nhìn đến năm 2050 đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
1259/QĐ- TTg ngày 26/7/2011, quy hoạch tổng quỹ đất phát triển các KCN, khu
công nghệ cao trên địa bàn thành phố Hà Nội định hƣớng đến năm 2020 là 03
khu công nghệ cao, 16 KCN với tổng diện tích 5.568ha; trong đó 03 khu công
nghệ cao tổng diện tích là 1.841 ha; 16 KCN với tổng diện tích là 3.727 ha.
Đến nay, trên địa bàn Hà Nội đã và đang triển khai đầu tƣ, xây dựng:
- 02 Khu công nghệ cao đang triển khai xây dựng; trong đó khu công
nghệ cao Hòa Lạc đã hoàn thành giai đoạn 1 dự án đi vào hoạt động và thu
hút đầu tƣ với diện tích 800 ha;
- 09 KCN đã đi vào hoạt động ổn định, diện tích 1.119ha;
- 01 KCN (Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội) đang triển khai xây
dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, diện tích 72ha.
Còn lại 07 KCN chƣa đầu tƣ xây dựng hạ tầng với tổng diện tích đất là
58
2.536ha, các KCN đã thu hút đƣợc 628 dự án đầu tƣ, trong đó có 330 dự án
FDI vốn đăng ký 5,34 tỷ USD, 298 dự án trong nƣớc vốn đăng ký 12.911 tỷ
đồng. Hiện đã có gần 600 dự án đi vào hoạt động, doanh thu bình quân đạt 6
tỷ USD/năm, góp phần quan trọng vào phát triển công nghiệp Thủ đô.
Các ngành nghề, các lĩnh vực thu hút đƣợc lƣợng vốn đầu tƣ lớn là lĩnh
vực điện - điện tử (52,35%) và cơ khí (16,98%); đây là các lĩnh vực quan
trọng đóng vai trò động lực cho phát triển công nghiệp Hà Nội và cũng sẽ là
các lĩnh vực mục tiêu đế thúc đấy CNHT phát trien trên địa bàn, các lĩnh vực
khác chỉ chiếm dƣới 10% tổng vốn đầu tƣ của các doanh nghiệp trong KCN.
Xu hƣớng đầu tƣ sản xuất linh kiện, phụ tùng (đặc biệt là linh kiện điện, điện
tử) của các nhà đầu tƣ Hàn Quốc vào các KCN của Hà Nội, nhằm cung cấp
cho Samsung Việt Nam (tại Bắc Ninh, Thái Nguyên) và sự đầu tƣ, dịch
chuyển sản xuất từ các nhà đầu tƣ Nhật Bản, Châu Âu, ASEAN vào các lĩnh
vực công nghiệp chế tạo, CNHT cần đƣợc chú trọng, nếu đẩy mạnh đƣợc thu
hút đầu tƣ FDI vào công nghiệp sẽ là động lực quan trọng trong trung và dài
hạn để phát triển CNHT Thủ đô.
Bảng 7: Tỷ trọng vốn đầu tƣ trong các KCN Hà Nội theo ngành nghề SXKD
Ngành nghề
sản xuất kinh
doanh
Điện -
điện tử
Cơ khí
Dệt
may
Vât liêu
Xây dựng
Ngành
in
Chế biến
thực
phẩm
Ngành
nghề
khác
Tỷ trọng vốn
đầu tƣ
52,35% 16,98% 2,59% 3,28% 0,62% 1,76% 22,42%
Nguồn: Cục thống kê Hà Nội, năm 2019
Các KCN đã hoàn thiện hạ tầng và đi vào hoạt động của Hà Nội có tỷ
lệ lấp đầy khá cao, quỹ đất còn lại để phát triển công nghiệp nói chung và
CNHT nói riêng tại các khu này là khá hạn chế. Diện tích đất có thể đƣợc huy
động phục vụ phát triển công nghiệp Hà Nội giai đoạn tới tập trung vào các
KCN mới đang đƣợc xây dựng, hoàn thiện hạ tầng. Tuy nhiên, chi phí thuê
59
đất, giá thuê tại các KCN Hà Nội đắt hơn so với các tỉnh lân cận là một khó
khăn của Hà Nội trong thu hút đầu tƣ nói chung và thu hút đầu tƣ vào CNHT
nói riêng; đòi hỏi phải có giải pháp thiết thực thu hút đầu tƣ có trọng điếm
vào các lĩnh vực công nghệ cao, sử dụng ít mặt bằng, có giá trị gia tăng cao,
sử dụng nhiều các tiện ích sẵn có cũng nhƣ cung cấp hiệu quả cho các doanh
nghiệp lắp ráp trong và ngoài Thành phố.
Về phát triển cụm công nghiệp, đến nay trên địa bàn Hà Nội đã và
đang triển khai xây dựng 89 cụm công nghiệp, trong đó: 43 cụm công nghiệp
đã đƣợc lấpđầy và đi vào hoạt động ổn định; 46 cụm công nghiệp đang xây
dựng hạ tầng và thu hút đầu tƣ.
Tổng diện tích đất đã xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đủ điều kiện thu hút
các dự án đầu tƣ thứ phát 1.092,4 ha. Các cụm công nghiệp đƣợc quy hoạch
phát triển phân bố đều khắp trên địa bàn 23 quận, huyện, thị xã, tập trung chủ
yếu ở các huyện: Thạch Thất, Quốc Oai, Chƣơng Mỹ, Thƣờng Tín, Phúc Thọ,
Đan Phƣợng, Hoài Đức... Nhìn chung các cụm công nghiệp với quy mô nhỏ,
giao thông thuận lợi, gần các doanh nghiệp sản xuất lớn, dễ thu hút lao động
địa phƣơng là địa điểm thích hợp cho các doanh nghiệp CNHT quy mô vừa
và nhỏ đặt nhà máy sản xuất.
2.1.2. Thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ tại thành phố Hà Nội
Theo Nghị định số 111/2015/NĐ-CP về phát triển CNHT, công nghiệp
hỗ trợ là các ngành công nghiệp sản xuất nguyên liệu, vật liệu, linh kiện và
phụ tùng đế cung cấp cho sản xuất sản phấm hoàn chỉnh; 6 nhóm ngành đƣợc
ƣu tiên phát triển gồm: Dệt may; Da giày; Điện tử; Sản xuất lắp ráp ô tô; Cơ
khí chế tạo và các sản phẩm CNHT cho cho công nghiệp công nghệ cao.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển CNHT Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn đến 2030, Việt Nam sẽ tập trung phát triển 3 lĩnh vực chủ yếu: (1)
Lĩnh vực linh kiện phụ tùng: linh kiện kim loại, linh kiện nhựa - cao su, linh
kiện điện - điện tử, (2) Lĩnh vực CNHT ngành dệt may - da giày; (3) Lĩnh vực
60
CNHT cho công nghiệp công nghệ cao (CNCNC). Cách phân chia lĩnh vực
CNHT theo đặc điểm sản phẩm cung ứng nhƣ Quy hoạch là phù họp với
thông lệ quốc tế, hiệu quả trong đánh giá tình hình phát triển và đƣa ra các hỗ
trợ phù họp với từng nhóm lĩnh vực. Các lĩnh vực CNHT này có thể phục vụ
cho hầu hết các ngành chế biến, chế tạo nói chung, đặc biệt là 6 ngành đƣợc
ƣu đãi theo Nghị định số 111/2015/NĐ-CP. Trong đó lĩnh vực linh kiện, phụ
tùng phục vụ các ngành cơ khí chế tạo, sản xuất, lắp ráp ô tô, điện tử,
CNCNC (cũng là các ngành chế tạo nói chung); CNHT ngành dệt may - da
giày phục vụ nội vi ngành dệt may - da giày; CNHT cho CNCNC phục vụ các
ngành CNCNC.
Việc đánh giá, phân tích CNHT Hà Nội tập trung vào 3 lĩnh vực sản
xuất: (1) CNHT sản xuất linh kiện, phụ tùng (bao gồm linh kiện cơ khí; linh
kiện điện-điện tử và linh kiện nhựa- cao su). Đây là nhóm doanh nghiệp chủ
chốt, cung cấp sản phấm CNHT cho hầu hết các ngành công nghiệp chế tạo
chủ lực nhƣ sản xuất ô tô, xe máy, cơ khí chế tạo, điện tử;(2) CNHT phục vụ
ngành dệt may, da giày; (3) CNHT cho CNCNC tập trung vào các lĩnh vực
công nghiệp chế tạo sử dụng các loại linh kiện trên. Đây là các sản phẩm
CNHT phù họp với hiện trạng và định hƣớng phát triển công nghiệp Hà Nội,
cũng nhƣ phù họp với chính sách, định hƣớng phát triển CNHT của cả nƣớc.
Năm 2019, ƣớc tính Hà Nội có 658 doanh nghiệp CNHT, trong đó có
520 doanh nghiệp CNHT chế tạo với 03 nhóm khu vực cung ứng, 135 doanh
nghiệp CNHT ngành dệt may và 03 doanh nghiệp CNHT ngành da giày. Tuy
số doanh nghiệp CNHT trên địa bàn còn ít, giai đoạn 2015-2019, số lƣợng
doanh nghiệp CNHT tăng trƣởng khá tốt với tốc độ bĩnh quân đạt 8,3%/năm;
giá trị sản xuất khu vực CNHT ƣớc đạt trên 43 nghìn tỷ đồng (giá hiện hành)
với tăng trƣởng bình quân 8,2%/năm (tƣơng đƣơng mức tăng trƣởng bình
quân ngành công nghiệp). Mặc dù chỉ đóng góp khoảng 11% tổng GTSXCN,
khu vực CNHT đóng vai trò nền tảng, động lực trong phát triển sản xuất và
61
thu hút đầu tƣ vào công nghiệp Thủ đô; giải quyết việc làm cho trên 55 nghìn
lao động (chiếm 7% tổng số lao động công nghiệp Hà Nội). Tình hình phát
triển trên các lĩnh vực cụ thể nhƣ sau:
Lĩnh vực linh kiện, phụ tùng
Sản xuất linh kiện phụ tùng là lĩnh vực phát triển nhất trong các lĩnh
vực CNHT tại Hà Nội. Năm 2019, tính lĩnh vực này thu hút khoảng 520
doanh nghiệp tham gia sản xuất, giá trị sản xuất ƣớc đạt khoảng 42,9 nghìn tỷ
đồng (giá so sánh 2015), chiếm khoảng 28% số lƣợng doanh nghiệp và 12%
tổng GTSXCN lĩnh vực sản xuất linh kiện, phụ tùng của cả nƣớc (Nguồn:
SIDEC, 2019).
Với số doanh nghiệp tham gia và giá trị sản xuất khá lớn, lĩnh vực này
đóng vai trò chính trong phát triển CNHT Hà Nội. Các sản phẩm linh kiện,
phụ tùng cơ khí, điện - điện tử, nhựa - cao su đã cung ứng đƣợc rộng rãi cho
các lĩnh vực công nghiệp ô tô, xe máy, điện tử, công nghiệp chế tạo trong
Thành phố và các tỉnh lân cận, đồng thời xuất khấu góp phần nâng cao giá trị
và hàm lƣợng chế biến, chế tạo trong cơ cấu sản xuất và xuất khẩu Thủ đô.
Trong lĩnh vực linh kiện phụ tùng, sản xuất linh kiện phụ tùng cơ khí là lĩnh
vực phát triển nhất với khoảng 280 doanh nghiệp, GTSXCN đạt 19,5 nghìn tỷ
đồng. Sản phẩm chính của lĩnh vực này là các loại linh kiện, phụ tùng xe máy,
khuôn mẫu, đồ gá, linh kiện gia công cơ khí (hàn, tiện, phay, bào), linh kiện
cơ khí chính xác cho chế tạo máy... Các doanh nghiệp sản xuất linh kiện phụ
tùng cơ khí Hà Nội đã từng bƣớc phát triển, có lợi thế về công nghệ và kinh
nghiệm sản xuất, đã cung ứng khá tốt cho các doanh nghiệp FDI sản xuất xe
máy, đáp ứng yêu cầu khắt khe và tham gia vào chuỗi sản xuất của các tập
đoàn đa quốc gia (TĐĐQG). Lĩnh vực sản xuất linh kiện điện - điện tử cũng
khá phát triến với 150 doanh nghiệp, GTSXCN đạt trên 18,5 nghìn tỷ đồng.
Sản xuất sản phẩm và linh kiện điện tử tập trung tại KCN Bắc Thăng Long
với sự đầu tƣ lớn từ các nhà đầu tƣ Nhật Bản. Trong giai đoạn gần đây, việc
62
các tập đoàn công nghiệp điện tử Hàn Quốc nhƣ Samsung, LG đầu tƣ sản
xuất tại các tỉnh lân cận Hà Nội cũng mở ra cơ hội phát triển cho lĩnh vực này
tại Hà Nội, với lợi thế về nhân lực chất lƣợng cao, tập trung các Viện, trƣờng
đại học, giao thông thuận tiện, các loại hình dịch vụ hỗ trợ khá phong phú.
Lĩnh vực linh kiện nhựa - cao su chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thể CNHT Hà
Nội với GTSXCN ƣớc đạt trên 4,9 nghìn tỷ đồng; tuy nhiên đã đáp ứng khá
tốt nhu cầu của các nhà lắp ráp.
Về công nghệ, các doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng chủ yếu
sử dụng công nghệ, máy móc của Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan và một số
máy móc chế tạo hoặc đƣợc nâng cấp trong nƣớc.
Sản phẩm và thị trƣờng chính của lĩnh vực sản xuất linh kiện, phụ tùng
là các loại linh kiện, phụ tùng phục vụ các ngành công nghiệp hạ nguồn trong
nƣớc nhƣ xe máy, ô tô, máy nông nghiệp, máy động lực, công nghiệp điện tử...
Tuy nhiên ngoại trừ ngành sản xuất xe máy, tỷ lệ cung ứng cho các ngành công
nghiệp quan trọng khác nhƣ ô tô; điện tử; CNCNC còn khá hạn chế.
Hiện nay, một số lĩnh vực sản xuất linh kiện, phụ tùng đã phát triển khá
mạnh tại Hà Nội, đặc biệt là tại doanh nghiệp nội địa sản xuất khuôn mẫu;
linh kiện, phụ tùng xe đạp, xe máy; linh kiện cơ khí tiêu chuẩn; dây cáp điện,
săm lốp các loại... Sản phẩm có chất luợng tốt, đạt yêu cầu của các công ty
FDI và đã đáp ứng tốt nhu cầu trong nuớc, đồng thời xuất khẩu sang các nuớc
Đông Á, ASEAN, EU.
Trong lĩnh vực linh kiện, phụ tùng, các doanh nghiệp CNHT là các
doanh nghiệp sản xuất chế tạo, có quy trình sản xuất với nhiều công đoạn có
khả năng gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng, nhƣng do đặc điểm sản xuất đòi hỏi
công nghệ khá cao, trình độ sản xuất tiên tiến, có khả năng giải quyết tốt các
vấn đề môi trƣờng nên tác động không quá lớn; mặt khác, các doanh nghiệp
cũng phải đáp ứng các yêu cầu cao về bảo vệ môi trƣờng, phát triển bền vững
theo tiêu chuẩn quốc tế đế đƣợc tham gia vào chuỗi giá trị của các TĐĐQG.
63
CNHT dệt may - da giày
Nhìn chung lĩnh vực CNHT dệt may - da giày Hà Nội kém phát triển.
Năm 2015, Hà Nội có 128 doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm CNHT cho
ngành dệt may, chiếm 9,7% số doanh nghiệp cả nƣớc; giá trị sản xuất đạt trên
6 nghìn tỷ đồng, chiếm 3% tổng GTSXCN lĩnh vực CNHT cả nƣớc. Năm
2019, ƣớc tính có khoảng 135 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này; tập
trung trong 2 nhóm ngành sợi và vải. Lĩnh vực hoàn thiện sản phẩm dệt và
sản xuất vải dệt kim, sản xuất phụ liệu dệt may kém phát triến, các doanh
nghiệp phải xuất vải mộc chƣa qua nhuộm và hoàn tất, sau đó lại nhập khẩu
vải đã qua xử lý về để sử dụng. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng
phần lớn sản phẩm dệt trong nƣớc đều phải xuất khấu mà không đƣợc tiêu thụ
tại thị trƣờng Việt Nam.
Năm 2019, CNHT ngành da giày tại Hà Nội nhìn chung ít phát triển với
số lƣợng DN rất ít (3 doanh nghiệp), quy mô và giá trị sản xuất nhỏ (49 tỷ
đồng và 35 lao động). CNHT cho ngành dệt may - da giày còn kém, cả về
chất lƣợng và chủng loại sản phẩm. Công nghệ, máy móc lĩnh vực dệt -
nhuộm - hoàn tất thiếu đồng bộ, lạc hậu nên năng lực sản xuất và chất lƣợng
sản phẩm chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu cho sản phấm may xuất khẩu. Chất
lƣợng da sống trong nƣớc không đạt yêu cầu, đầu tƣ vào lĩnh vực thuộc da
còn hạn chế. Các sản phẩm da tổng hợp, da nhân tạo chƣa đáp ứng đƣợc nhu
cầu trong nƣớc, chất lƣợng thấp.
Hiện nay CNHT cho ngành dệt may - da giày đang thu hút đƣợc sự đầu
tƣ lớn từ phía doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc nhằm tận dụng các lợi thế từ
các Hiệp định thƣơng mại mà việt Nam đã và đang đàm phán, ký kết. Tuy
nhiên, do đây là các lĩnh vực có khả năng gây ô nhiễm lớn, từ các quá trình xử
lý dệt - nhuộm, thuộc da; đồng thời cũng là lĩnh vực sử dụng nhiều lao động,
giá trị gia tăng tƣơng đối thấp. Vì vậy, Hà Nội định hƣớng giảm dần lĩnh vực
này trên địa bàn, thay vào đó sẽ phát triển các lĩnh vực áp dụng công nghệ cao
64
(sản xuất các loại vải, sợi trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc, phục vụ xuất khấu),
các dịch vụ nghiên cứu, thiết kế, tạo mẫu thời trang...nhằm nâng cao giá trị
gia tăng và sử dụng hiệu quả nguồn lao động đã khá hạn chế trên địa bàn.
CNHT cho các ngành công nghiệp công nghệ cao
Một số lĩnh vực CNHT cho các ngành CNCNC đang hình thành và phát
triển tại Hà Nội bao gồm:
Linh kiện phụ tùng: Hà Nội đã phát triển sản xuất một số linh kiện, chi
tiết có độ chính xác và chất lƣợng cao phục vụ các ngành điện tử, thông tin, tự
động hóa; khuôn gá có độ chính xác cao;
Lĩnh vực thiết bị hỗ trợ, phần mềm, dịch vụ công nghiệp phục vụ cho
công nghiệp công nghệ thông tin và sản xuất thiết bị tự động hóa, chủ yếu là
một số linh kiện chính xác trên'dây chuyền tự động hóa, phần mềm và dịch vụ
hỗ trợ;
Nhìn chung, các ngành CNCNC ở Hà Nội mới bắt đầu phát triển, chƣa
đủ sức hấp dẫn nhà đầu tƣ; năng lực của CNHT cho các ngành CNCNC ở Hà
Nội mới ở dạng tiềm năng, hầu nhƣ chƣa có doanh nghiệp chuyên sản xuất
sản phẩm CNHT cho CNCNC.
2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với công nghiệp hỗ trợ
2.2.1. Hệ thống văn bản quản lý nhà nước về công nghiệp hỗ trợ
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc phát triển CNHT, thời gian qua,
Việt Nam đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ và ƣu tiên phát triển ngành này
nhƣ: Luật Đầu tƣ năm 2014 và Nghị định số 118/2015/NĐ-CP hƣớng dẫn Luật
Đầu tƣ đã quy định, CNHT là lĩnh vực đƣợc đặc biệt ƣu đãi đầu tƣ tại Việt Nam.
Các ƣu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với dự án đầu tƣ sản xuất
sản phẩm CNHT ƣu tiên phát triển cũng đã đƣợc quy định tại Luật số
71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế
Đặc biệt, để CNHT Việt Nam tận dụng đƣợc các cơ hội trong bối cảnh
mới, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 111/2015/ NĐ-CP về phát triển
65
CNHT với 06 ngành nghề đƣợc hỗ trợ, ƣu đãi sau: Dệt – may, da – giày, điện
tử, sản xuất lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo, các sản phẩm CNHT cho công nghệ
cao. Nghị định số 111/2015/ NĐ-CP đã quy định cụ thể về các ƣu đãi về thuế
TNDN, thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và tín dụng. Trong đó,
doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) sản xuất sản phẩm CNHT thuộc Danh
mục sản phẩm CNHT ƣu tiên phát triển còn đƣợc hƣởng đãi về tín dụng đầu
tƣ và tiền thuê đất
Chủ trƣơng hỗ trợ CNHT phát triển của Chính phủ Việt Nam tiếp tục
đƣợc cụ thể hóa tại Chƣơng trình phát triển CNHT giai đoạn 2016-2025
(Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 18/1/2017); Quy chế quản lý và thực hiện
Chƣơng trình phát triển CNHT (Quyết định số 10/2017/QĐ-TTg ngày
3/4/2017); Hƣớng dẫn lập, quản lý và sử dụng kinh phí Chƣơng trình phát
triển CNHT (Thông tƣ số 29/2018/TT-BTC ngày 28/3/2018) Thông qua
―Chƣơng trình phát triển CNHT, các DN sẽ đƣợc hỗ trợ nâng cao năng lực
sản xuất, kinh doanh và có cơ hội tham gia sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu.
Với sự quan tâm và đẩy mạnh hỗ trợ về cơ chế, chính sách, ngành
CNHT Việt Nam đã có những tiến bộ nhất định. Thống kê của Bộ Công
Thƣơng năm 2018 cho thấy, số DN đang hoạt động trong CNHT chiếm gần
4,5% tổng số DN của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; tạo việc làm cho
hơn 600.000 lao động, tƣơng đƣơng 8% lao động toàn ngành chế biến, chế tạo
với doanh thu thuần sản xuất, kinh doanh trong năm 2018 ƣớc đạt hơn
900.000 tỷ đồng, đóng góp khoảng 11% tổng doanh thu toàn ngành chế biến,
chế tạo... Một số DN sản xuất linh kiện Việt Nam có năng lực khá tốt tại một
số lĩnh vực nhƣ sản xuất khuôn mẫu các loại; linh kiện xe đạp, xe máy; linh
kiện cơ khí tiêu chuẩn; dây cáp điện; linh kiện nhựa – cao su kỹ thuật; săm
lốp các loại. Các sản phẩm này đã đáp ứng đƣợc nhu cầu trong nƣớc và đƣợc
xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới.
- Nghị quyết số 05-NQ/TW ngàỵ 01/11/2016 tại Hội nghị lần thứ tƣ
66
Ban Chấp hành trung ƣơng Đảng khóa XII về ―Một số chủ trƣơng chính sách
lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trƣởng, nâng cao chất lƣợng tăng
trƣởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế
- Quyết định số 1556/QĐ-TTg ngày 17/10/2012 của Thủ tƣớng Chính
phủ vê việc phê duyệt đê án Trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV)
trong CNHT;
- Quyết định số 9028/QĐ-BCT ngày 08/10/2014 của Bộ Công Thƣơng
về việc Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển CNHT đến năm
2020, tâm nhìn đên năm 2030;
- Thông tƣ số 55/2015/TT-BCT ngày 30/12/2015 của Bộ Công Thƣơng
về ―Quy định trình tự, thủ tục xác nhận ƣu đãi đối với dự án sản xuất sản
phẩm CNHT thuộc danh mục sản phẩm CNHT ƣu tiên phát triển‖;
- Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 18/01/2017 của Thu tƣớng Chính phủ
về việc phê duyệt Chƣơng trình phát triển CNHT từ năm 2016 đến năm 2025;
- Quyết định số 10/2017/QĐ-TTg ngày 03/4/2017 của Thủ tƣớng
Chính phủ quy định việc quản lý và thực hiện Chƣơng trình phát triển công
nghiệp hỗ trợ;
2015, Nghị quyết số 05/NQ-HĐND ngày 03/8/2016 của Hội đồng nhân
dân thành phố Hà Nội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 -
2020 của thành phố Hà Nội;Quyết định số 4936/QĐ-UBND ngày 24/9/2014
của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp
thành phố Hà Nội năm 2014- 2015 hƣớng tới năm 2020;
- Kế hoạch số 171/KH-UBND ngày 20/9/2016 của UBND Thành phố
về việc thực hiện Chƣơng trình 03-CTr/TU của Thành ủy về "Đẩy mạnh tái
cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, tích cực hội nhập kinh tế quốc
tế, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh, bền vững giai đoạn 2016-2020".
Công nghiệp hỗ trợ luôn đƣợc coi là bộ phận công nghiệp quan trọng,
đóng vai trò to lớn trong thay đổi cơ cấu ngành Công nghiệp. Những năm
67
qua, Hà Nội đã có nhiều nỗ lực để thúc đẩy lĩnh vực này. Cụ thể, ngày 27-9-
2017, thành phố đã ban hành Quyết định số 6743/QĐ-UBND phê duyệt "Đề
án phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố giai đoạn 2017-2020,
định hƣớng đến năm 2025".
Để thúc đẩy phát triển ngành Công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn, ngày 9-
4-2019, UBND thành phố đã ban hành Kế hoạch số 91/KH-UBND về thực
hiện chƣơng trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn giai đoạn 2019-
2020. Theo đó, đến hết năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp của công
nghiệp hỗ trợ chiếm khoảng 18% giá trị sản xuất công nghiệp ngành Công
nghiệp chế biến, chế tạo Hà Nội; chỉ số phát triển công nghiệp của lĩnh vực
công nghiệp hỗ trợ hằng năm tăng hơn 12%, góp phần thúc đẩy tốc độ tăng
trƣởng giá trị tăng thêm bình quân ngành Công nghiệp 2 năm (2019-2020) đạt
9,78-10,79%/năm để đạt mục tiêu cả giai đoạn 2016-2020 tăng 8,6-9%.
Theo kế hoạch này, thành phố sẽ điều tra, khảo sát khoảng 1.000 doanh
nghiệp trong các ngành công nghiệp trọng điểm nhƣ chế biến - chế tạo, điện -
điện tử, công nghiệp vật liệu, dệt may, bao bì. Thu thập thông tin phục vụ xây
dựng cơ sở dữ liệu về công nghiệp hỗ trợ; xây dựng trang thông tin về công
nghiệp hỗ trợ của Hà Nội
Sở Công Thƣơng Hà Nội sẽ tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp nhƣ kết
nối doanh nghiệp trên địa bàn với các doanh nghiệp nƣớc ngoài, qua đó hỗ trợ
doanh nghiệp Hà Nội trong việc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_phat_trien_cong_nghiep_ho.pdf