MỞ ĐẦU . 1
1. Lý do chọn đề tài luận văn. 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn. 3
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn. 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn. 5
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn . 6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn . 7
7. Kết cấu của luận văn. 7
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NưỚC ĐỐI VỚI
XÚC TIẾN ĐẦU Tư. 9
1.1. Một số vấn đề chung về xúc tiến đầu tư . 9
1.1.1. Khái niệm về Xúc tiến đầu tư. 9
1.1.2. Vai trò hoạt động xúc tiến đầu tư. 10
1.1.3. Nội dung công tác xúc tiến đầu tư. . 11
1.2. Quản lý nhà nước đối với xúc tiến đầu tư . 14
1.2.1. Khái niệm Quản lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư . 14
1.2.2. Vai trò của quản lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư. 15
1.2.3. Nội dung Quản lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư. 16
1.3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động
xúc tiến đầu tư . 21
1.3.1. Thể chế . 21
1.3.2. Các yếu tố kinh tế. 22
1.3.3. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, nguồn tài nguyên . 23
1.3.4. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội. 23
1.3.5. Nguồn nhân lực . 24
113 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước đối với xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Phước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2.2.1.2. Chính sách khuyến khích và ƣu đãi đầu tƣ bổ sung cho khu
công nghiệp, khu kinh tế, cụm công nghiệp.
a. Xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế, cụm
công nghiệp.
- Tỉnh Bình Phước có trách nhiệm đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu như:
Hệ thống điện, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cấp, thoát nước, đường
giao thông đến bên ngoài hàng rào khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu
công nghệ cao, các khu chức năng thuộc khu kinh tế. Hỗ trợ một phần vốn
đầu tư phát triển từ ngân sách và vốn tín dụng ưu đãi để phát triển đồng bộ hệ
thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào khu
công nghiệp tại địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn. Hỗ
46
trợ một phần vốn đầu tư phát triển từ ngân sách, vốn tín dụng ưu đãi và áp
dụng các phương thức huy động vốn khác để xây dựng hệ thống kết cấu hạ
tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong khu kinh tế.
- Tỉnh Bình Phước khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công
nghiệp theo hình thức đối tác công tư (PPP).
- Căn cứ quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân tỉnh lập quy hoạch và bố
trí quỹ đất để phát triển nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho
người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, khu kinh tế.
- Hàng năm Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn ngân sách địa phương
để duy tu, sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình hạ tầng thiết yếu
ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu kinh tế, cụm công nghiệp.
b. Ƣu đãi cho khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
- Đối với những dự án đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công
nghiệp, cụm công nghiệp:
+ Căn cứ vào quy hoạch chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt,
Ủy ban nhân dân tỉnh không tính tiền thuê đất đối với diện tích đất dùng cho
các công trình công cộng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp (đường
giao thông, đường điện, cây xanh, dự án sử dụng đất xây dựng nhà chung cư
cho công nhân,...);
+ Ưu đãi tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp: Dự án đầu tư xây
dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp là dự án thuộc ngành nghề
đặc biệt ưu đãi đầu tư; đối với cụm công nghiệp là dự án thuộc ngành nghề ưu
đãi đầu tư. Tùy theo địa bàn ưu đãi đầu tư sẽ được miễn, giảm tiền thuê đất;
miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, hưởng mức thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp theo quy định của tỉnh.
47
- Đối với nhà đầu tư thứ cấp trong khu công nghiệp:
Các khu công nghiệp là địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn.
Dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, tùy theo ngành nghề đầu tư được miễn
giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp theo quy định của Nghị quyết 14/2018/NQ-HĐND ngày 14/12/2018
của HDND tỉnh Bình Phước.
2.2.2. Thực trạng triển khai các chính sách về hoạt động xúc tiến
đầu tƣ tại tỉnh Bình Phƣớc.
Hoạt động xúc tiến đầu tư tại Bình Phước trong những năm qua đã có
nhiều hiệu quả. Từ việc các chính sách quảng bá hình ảnh, quảng bá các chính
sách, tổ chức bộ máy cũng như cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, sự quan
tâm của lãnh đạo tỉnh. Sau đây là một số hoạt động xúc tiến đầu tư chủ yếu
được sử dụng từ năm 2015-2018 của tỉnh Bình Phước:
2.2.2.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu
tƣ
Các công cụ cơ sở dữ liệu phục vụ xúc tiến đầu tư rất đa dạng và phong
phú, tỉnh Bình Phước đã thực hiện XTĐT qua các công cụ thông tin chủ yếu
như sau:
- UBND tỉnh các Sở, ban, ngành của tỉnh thường xuyên rà soát, cập
nhật thông tin, hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động XTĐT theo
hướng đồng bộ, khoa học, dễ tiếp cận, dễ tra cứu đối với nhà đầu tư trong
nước và nước ngoài; Công khai minh bạch và thường xuyên cập nhật thông
tin đối với nội dung: Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư, quy định pháp luật
về đầu tư, doanh nghiệp, quy trình thủ tục đầu tư, cơ chế chính sách, ưu đãi
đầu tư, các quy hoạch, dữ liệu thông tin về các khu, cụm công nghiệp, các khu
đất có mặt bằng sạch thu hút đầu tư, chi phí đầu tư liên quan (giá thuê đất,
48
giao đất, phí thuê hạ tầng, điện, nước, thông tin liên lạc, lao động, tiền lương,
đào tạo nghề)...;
- Xây dựng Website: Tỉnh xây dựng Website để giới thiệu những thông
tin cơ bản về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội, cập nhật tin tức,
chính sách, môi trường đầu tư, các thủ tục hành chính và các thông tin về chi
phí dịch vụ:
Website của UBND tỉnh: https://binhphuoc.gov.vn/
Website của Sở KH&ĐT:
Website của Trung tâm HCC:
Website của BQLKKT: https://www.eza-binhphuoc.gov.vn/
Website của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch
tỉnh Bình Phước:
- Cập nhật cơ sở dữ liệu bản đồ các dự án kêu gọi đầu tư trên toàn
tỉnh giúp cho các nhà đầu tư tiếp cận, cập nhật thông tin và địa điểm của các
dự án kêu gọi đầu tư một cách thuận tiện và dễ dàng
2.2.2.2. Xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tƣ
- UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành quyết định số 1794/QĐ-UBND
ngày 25/7/2017 về việc ban hành danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trong và
ngoài nước trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2017–2020. Các dự án này
được các sở, ngành xây dựng trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh
Bình Phước nhiệm kỳ 2015-2020 và tình hình phát triển KT-XH của địa
phương.
- Thực hiện công khai rộng rãi danh mục dự án trên các phương tiện
thông tin, truyền thông để các nhà đầu tư biết, nghiên cứu và tìm kiếm cơ hội
đầu tư tại tỉnh Bình Phước.
49
- Thường xuyên rà soát, kiểm tra tiến độ các dự án đã cấp phép, kịp
thời thu hồi các dự án không triển khai, xúc tiến kêu gọi các nhà đầu tư có đủ
năng lực để triển khai dự án đúng tiến độ, hiệu quả.
2.2.2.3. Xây dựng các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động xúc
tiến đầu tƣ
- Rà soát, biên soạn tài liệu hướng dẫn đầu tư nhằm tổng hợp đầy đủ
các thông tin liên quan đến môi trường đầu tư, cơ chế, chính sách thu hút đầu
tư, danh mục các dự án đầu tư, trình tự thủ tục đầu tư,... phục vụ cho cán bộ
lãnh đạo, cán bộ làm công tác XTĐT cũng như các nhà đầu tư, doanh nghiệp.
Tài liệu giới thiệu tiềm năng của tỉnh Bình Phước tới các nhà đầu tư: giới
thiệu vị trí địa lý - khí hậu; nguồn lao động; cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng
khu công nghiệp, khu kinh tế. các chi phí thuê đất đối với từng khu, giá
điện, chi phí lao động và KCN đã có cơ sở hạ tầng, các KCN đã được tỉnh
quy hoạch, kêu gọi đầu tư phát triển hạ tầng và các KCN chuẩn bị thành lập,
các lĩnh vực khuyến khích đầu tư, trình tự đầu tư, địa chỉ của các đầu mối tiếp
nhận đầu tư.được sử dụng thường xuyên cho các đoàn khách tới thăm và
khảo sát tại tỉnh, các đoàn vận động đầu tư của tỉnh, các hội thảo trong và
ngoài nước.
- Cẩm nang XTĐT tỉnh Bình Phước được in thường niên và có nhiều
ngôn ngữ phù hợp cho các nhà đầu tư đến từ các quốc gia khác nhau khác
nhau các phiên bản song ngữ hiện có như: Việt Nam – Nhật Bản, Việt Nam –
Anh, Việt Nam – Hàn Quốc, Việt Nam – Đài Loan.
- Biên soạn phiên bản tóm tắt chính sách ưu đãi đầu tư và danh mục dự
án kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm 2020 bản song ngữ
Việt Nam – Anh, nội dung là tóm tắt Nghị quyết 31/2017/NQ-HĐND và
Quyết định số 1794/QĐ-UBND ngày 25/7/2017 của UBND tỉnh Bình Phước,
cũng như các địa chỉ liên hệ của các cơ quan QLNN liên quan đến ngành, lĩnh
50
vực phụ trách.
- Xây dựng đĩa CD, VCD giới thiệu tổng quan về thế mạnh, dự án đầu
tư, các dự án tiêu biểu, các nhà đầu tư lớn cũng như phát biểu cam kết, kêu
gọi đầu tư của lãnh đạo tỉnh.
2.2.2.4. Các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu.
Tổ chức, tham gia các hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tƣ.
Hoạt động này được tỉnh Bình Phước chú trọng, tổ chức thường niên và
hiệu quả đem lại ở mức khá. Tại các cuộc hội thảo này tỉnh Bình Phước đã
giới thiệu các lĩnh vực khuyến khích đầu tư và các danh mục các dự án kêu
gọi đầu tư tới các nhà đầu tư tham dự hội thảo, đồng thời giải quyết các câu
hỏi đặt ra trực tiếp tại hội thảo. Thông qua hội nghị cũng giúp quảng bá hình
ảnh địa phương, cam kết của chính quyền tỉnh đối với các chính sách mà tỉnh
đưa ra tới các doanh nghiệp trong và ngoài nước
- Ngày ngày 20/8/2018, Hội nghị XTĐT tỉnh Bình Phước năm 2018
được UBND tỉnh Bình Phước tổ chức. Với sự tham dự của Thủ tướng Chính
phủ Nguyễn Xuân Phúc, lãnh đạo các Bộ, ngành, Tổng lãnh sự, tham tán
thương mại các nước đã hoặc dự kiến đầu tư tại tỉnh, lãnh đạo các tỉnh trong
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, các doanh nghiệp và các nhà đầu tư trong
và ngoài nước. Hội nghị nhằm giới thiệu về thế mạnh, các chủ trương, cơ chế,
chính sách, pháp luật của tỉnh đối với doanh nghiệp; về môi trường đầu tư tại
tỉnh Bình Phước thể hiện qua các nỗ lực của tỉnh để hỗ trợ các doanh nghiệp,
nhà đầu tư nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư các dự án phát triển hạ tầng khu,
cụm công nghiệp. Tại hội nghị đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho
10 dự án đầu tư nước ngoài với tồng vốn đầu tư hơn 315 triệu USD và 14 dự
án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư 818 triệu USD.
- Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBNĐ, một số Sở, ngành tham gia cùng với đoàn
của Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương tham gia XTĐT tại Ấn độ, Hà Lan,
51
Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong những năm qua thông qua hoạt động này các nhà
đầu tư tại các nước biết và đến với Bình Phước có xu hướng ngày càng tăng.
Bảng 2.4: Thống kê doanh nghiêp và Vốn sản xuất kinh doanh của
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Bình Phước năm 2018.
2014 2015 2016 2017
Sơ bộ
Prel. 2018
Doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài 55 75 108 107 123
Vốn sản xuất kinh
doanh
7,092.3
11,864.8
19,024.4
21,395.5 27,798.2
(Nguồn Cục Thống kê)
- Tổ chức hội nghị XTĐT tại các nước như Singapore, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Đài Loan. Đoàn tham gia hội nghị gồm Lãnh đạo tỉnh, đại diện các sở,
ngành như Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý Khu kinh tế, Công Thương,
Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịchđây là là những cơ quan
liên quan trực tiếp tới thực thi các nhiệm vụ QLNN về đầu tư, XTĐT của tỉnh
Bình Phước.
- Tổ chức và tham gia các hội nghị XTĐT của các tỉnh, thành trong khu
vực Đông Nam Bộ, khu vực Tây Nguyênthông qua các hội nghị tỉnh Bình
Phước đã giới thiệu các chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư của tỉnh, cung
cấp tận tay doanh nghiệp cẩm nang xúc tiến đầu tư và danh mục các dự án
kêu gọi đầu tư.
Tham gia các cuộc hội thảo, hội trợ triển lãm:
- Lồng ghép hoạt động XTĐT thông qua hoạt động xúc tiến thương mại
giúp tăng về số lượng, lớn về quy mô, mở rộng về phạm vi và nâng cao về
chất lượng. Một số hội chợ triển lãm như: Hội chợ triển lãm chuyên ngành Cà
phê - Festival cà phê tại thành phố Buôn Ma Thuột, Hội chợ Nông nghiệp
52
công nghệ cao, Festival Huế, Festival hoa Đà Lạt.. Thêm vào đó, hoạt động
xúc tiến thương mại còn được mở rộng ra phạm vi khu vực và quốc tế như
Hội nghị hợp tác phát triển thương mại biên giới Việt Nam - Campuchia, Hội
chợ thương mại Việt - Lào tại Thủ đô Viêng Chăn, (Lào) Những hội chợ -
triển lãm này là công cụ vô cùng hiệu quả, không chỉ là phương tiện để Bình
Phước giới thiệu hình ảnh của địa phương mà còn là cơ hội để các doanh
nghiệp của tỉnh tìm được đối tác tin cậy, là cơ hội để tỉnh tiếp xúc với những
nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài đầy tiềm năng.
- Tổ chức kết nối giao thương giữa tỉnh Bình Phước với các tỉnh, thành
phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đồng Nai, Tây Ninh, Bạc Liêu, Vĩnh
Long, Cần Thơ.Đây là cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc, giới thiệu về sản phẩm tỉnh
đến các đơn vị phân phối, từ đó cải thiện quá trình sản xuất và xúc tiến hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Các hoạt động truyền thông:
- Báo Bình Phước, đài phát thanh và truyền hình Bình Phước là những
kênh thông tin truyền thông chính thức, thường xuyên đưa tin về tình hình
kinh tế xã hội, môi trường đầu tư, tiềm năng và cơ hội đầu tư, một số sự kiện
đầu tư của tỉnh... Ngoài ra còn thông qua VTV, VOV, báo Nhân Dân, Tạp chí
kinh tế dự báo để quảng bá hình ảnh của tỉnh.
- Trong thời gian qua, tỉnh Bình Phước đã tổ chức nhiều hoạt động
XTĐT như: Tổ chức tiếp xúc, gặp gỡ các nhà đầu tư hạ tầng, các nhà đầu tư
trong và ngoài tỉnh tại tỉnh cũng như tại các thành phố lớn như: Thành phố Hồ
Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng, Bình DươngTăng cường đẩy mạnh
công tác xúc tiến đầu tư; kết nối đối tác, phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin,
danh mục dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh đến nhà đầu tư trong và ngoài nước.
- Liên kết website của Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và du
lịch với website của Cục Đầu tư nước ngoài, các Trung tâm Xúc tiến đầu tư
53
thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư và một số website của các cơ quan xúc tiến đầu
tư trong và ngoài nước như: Trung tâm Xúc tiến Đầu tư -Thương mại và Hội
chợ Triển lãm Cần Thơ; Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành
phố Hồ Chí Minh; nhằm kết nối các nhà đầu tư từ các tỉnh, thành có nhu
cầu tìm hiểu, đầu tư, cũng như để quảng bá hình ảnh của Bình Phước.
2.2.2.5. Hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tƣ
- Hỗ trợ và cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu của nhà đầu tư,
doanh nghiệp về tình hình kinh tế - xã hội, môi trường đầu tư và các cơ chế,
chính sách, danh mục các dự án ưu tiên thu hút đầu tư;
- Thực hiện tốt các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhằm cải thiện môi
trường đầu tư, tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ thông qua
việc thường xuyên gặp gỡ, đối thoại với nhà đầu tư để tháo gỡ kịp thời những
khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho các dự án đã được chấp thuận đầu tư
hoạt động có hiệu quả. Đồng thời, rà soát, kiên quyết thu hồi các dự án không
triển khai, các dự án chậm tiến độ hoặc chưa tuân thủ các cam kết và xử lý
nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về đầu tư - đất đai - xây dựng nhằm
tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư tại Bình Phước;
- Tỉnh Bình Phước đã lập đường dây nóng của Bí thư tỉnh ủy nhằm tiếp
nhận các thông tin của các tổ chức cá nhân trong tỉnh theo số điện thoại
0888.893.893. Thông qua kênh thông tin tất cả những vướng mắc, khó khăn
của doanh nghiệp, nhà đầu tư được chuyển tới các cơ quan quản lý nhà nước
trong tỉnh để giải quyết triệt để
- Tập trung cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc
để tạo lập môi trường đầu tư công khai, minh bạch, thông thoáng, thực hiện
cải cách thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực như: đăng ký doanh
nghiệp, đăng ký đầu tư, thủ tục về môi trường, đất đai, xây dựng, thủ tục về
thuế, về xuất nhập khẩu. Hướng dẫn thủ tục về đầu tư, các quy định chính
54
sách, pháp luật. Thường xuyên hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội đầu tư.
Cam kết rút ngắn thời gian, giải quyết thủ tục hành chính và áp dụng cơ chế
một cửa liên thông, một đầu mối tiếp nhận và giải quyết hồ sơ, thủ tục tại
Trung tâm Hành chính công. Điểm nổi bật nhất là thời gian giải quyết thủ tục
hành chính về đầu tư trong và ngoài khu công nghiệp được rút ngắn, tối đa chỉ
bằng 1/3 thời gian quy định của Trung ương...
- Hàng tháng, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND, lãnh đạo các sở ngành luôn
dành một buổi tiếp xúc với doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Trung tâm Hành
chính công của tỉnh nhằm lắng nghe và giải quyết khó khăn, vướng mắc của
doanh nghiệp.
2.2.2.6. Thực hiện các hoạt động hợp tác trong nƣớc và quốc tế về
xúc tiến đầu tƣ
- Tăng cường trao đổi thông tin với Tham tán Đại sứ quán của Việt
Nam phụ trách xúc tiến đầu tư tại các quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc,
Singapore,... để làm cầu nối tuyên truyền, quảng bá thu hút sự quan tâm của
nhà đầu tư tại quốc gia mục tiêu;
- Phối hợp với JETRO, JICA (Nhật Bản), KOTRA, KOCHAM (Hàn
Quốc), AMCHAM (Hoa Kỳ), EUROCHAM (Cộng đồng châu Âu) và các
Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài khác tại Việt Nam... nghiên cứu, tổ chức
đoàn XTĐT của Bình Phước tại các thị trường mục tiêu như: Hoa Kỳ, Nhật
Bản, Châu Âu để mời doanh nghiệp từ các nước này về tỉnh Bình Phước khảo
sát tìm hiểu cơ hội đầu tư. Tập trung xúc tiến, kêu gọi các nhà đầu tư hạ tầng
khu công nghiệp có tiềm lực, các dự án sản xuất công nghiệp có quy mô lớn,
để thu hút các ngành công nghiệp hỗ trợ; các dự án chế biến sâu từ nguyên
liệu cát, gỗ, nông sản, sản xuất sợi, cơ khí và các dự án công nghệ cao, sản
xuất nguyên phụ liệu ngành công nghiệp dệt may.
Tổ chức đoàn vận động xúc tiến đầu tƣ
55
- Một trong những công cụ xúc tiến đầu tư được sử dụng hiệu quả là tổ
chức đoàn vận động xúc tiến đầu tư để nắm bắt rõ hơn nhu cầu của nhà đầu
tư. Tỉnh Bình Phước đã có cơ hội tham gia vào các đoàn vận động xúc tiến
đầu tư của các cơ quan, Bộ kế hoạch & đầu tư tại Hàn Quốc, Hồng Kông,
Nhật Bản, Malaysia
- Bên cạnh những hoạt động tổ chức đoàn vận động đầu tư ở nước
ngoài, tỉnh còn tổ chức tiếp đón, làm việc và hướng dẫn cho rất nhiều đoàn
khách vào tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh như: Tiếp Đoàn cao cấp của Cộng
hòa Bờ Biển Ngà và Ngân hàng thế giới đến tìm hiểu đầu tư tại tỉnh, tiếp
Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản, tiếp Tổng Lãnh sự quán Indonesia, tiếp Tổng
Lãnh sự quán Hàn Quốc.
2.2.3. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về về hoạt động
xúc tiến đầu tƣ tại tỉnh Bình Phƣớc
Tương tự như các tỉnh khác, tại tỉnh Bình Phước đầu mối giúp Ủy ban
nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về xúc tiến đầu tư là Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Đối với các chương trình XTĐT vào các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa
khẩu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ ngành và UBND tỉnh tổ chức thì do
Ban quản lý Khu kinh tế Bình Phước thực hiện.
Ngoài ra, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2589/QĐ-UBND
ngày 09 tháng 11 năm 2010 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc thành lập Trung
tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Bình Phước là đơn vị sự
nghiệp trực thuộc UBND tỉnh có chức năng tham mưu, đề xuất UBND tỉnh
các chính sách thu hút về đầu tư, thương mại và du lịch;
2.2.3.1. Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Bình Phƣớc
a. Vị trí và chức năng
Vị trí
56
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Phước là cơ quan chuyên môn thuộc
UBND tỉnh. Sở chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của
UBND tỉnh; đồng thời, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về
chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Chức năng
Sở thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước
về quy hoạch, kế hoạch và đầu tư, gồm: Tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức thực hiện và đề xuất về cơ chế, chính sách
quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; đầu tư trong nước, đầu tư nước
ngoài ở địa phương; quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn
vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài;
đăng ký doanh nghiệp trong phạm vi địa phương; tổng hợp và thống nhất
quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tư
nhân; tổ chức cung ứng các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của
Sở theo quy định của pháp luật.
b. Nhiệm vụ và quyền hạn
Sở KHĐT thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật
về lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch và đầu tư và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể
sau:
- Trình UBND tỉnh:
+ Dự thảo quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, quy hoạch phát triển
ngành, sản phẩm chủ yếu của tỉnh; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài
hạn, 05 năm và hàng năm của tỉnh, bố trí kế hoạch vốn đầu tư công thuộc
ngân sách địa phương; kế hoạch xúc tiến đầu tư, danh mục dự án kêu gọi đầu
tư của tỉnh; các cân đối chủ yếu về kinh tế - xã hội của tỉnh;
+ Dự thảo chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới phát triển doanh
nghiệp nhà nước do địa phương quản lý; Cơ chế quản lý và chính sách hỗ trợ
57
đối với việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước; Chương trình, kế hoạch
trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa hàng năm và 05 năm trên địa bàn
tỉnh;
+ Dự thảo các văn bản về danh mục các dự án đầu tư trong nước và đầu
tư nước ngoài cho từng kỳ kế hoạch phù hợp với quy hoạch đã được phê
duyệt và điều chỉnh trong trường hợp cần thiết.
- Giúp Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thông tin,
tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư; Tổ
chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, quy hoạch,
kế hoạch, chương trình, dự án, đề án, thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở
sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.
- Về đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài:
+ Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ban, ngành có liên quan
thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển
của các chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh; giám sát đầu tư của cộng
đồng theo quy định của pháp luật;
+ Làm đầu mối tiếp nhận, kiểm tra, thanh tra, giám sát, thẩm định, thẩm
tra các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh;
+ Quản lý hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; tổ chức hoạt động xúc tiến đầu
tư theo kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt; hướng dẫn thủ tục đầu tư
theo thẩm quyền.
- Về quản lý vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và các
nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài:
+ Vận động, thu hút, điều phối quản lý nguồn vốn ODA, nguồn vốn
vay ưu đãi của các nhà tài trợ và các nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài
của tỉnh; tổng hợp danh mục các chương trình dự án sử dụng nguồn vốn
58
ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và các nguồn viện trợ phi
Chính phủ nước ngoài trình UBND tỉnh phê duyệt và báo cáo Bộ Kế hoạch và
Đầu tư;
+ Giám sát, đánh giá thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn
ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và các nguồn viện trợ phi
Chính phủ nước ngoài; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Chủ tịch UBND
tỉnh xử lý những vấn đề vướng mắc trong việc bố trí vốn đối ứng, giải ngân
thực hiện các dự án ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và các
nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài có liên quan đến nhiều sở, ban,
ngành, cấp huyện và cấp xã; định kỳ tổng hợp báo cáo về tình hình và hiệu
quả thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài
trợ và các nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.
- Về doanh nghiệp, đăng ký doanh nghiệp:
+ Thẩm định và chịu trách nhiệm về các đề án thành lập, sắp xếp, tổ
chức lại doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý; tổng hợp tình hình
sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước và tình hình phát triển các
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác; đầu mối theo dõi, tổng hợp
tình hình thực hiện và triển khai chính sách, chương trình, kế hoạch công tác
hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
+ Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về thủ tục đăng ký doanh
nghiệp; đăng ký tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp; cấp mới, bổ sung, thay
đổi, cấp lại và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng
nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trên địa bàn tỉnh thuộc
thẩm quyền của Sở; phối hợp với các ngành kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình
hình và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm sau đăng ký thành lập của các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; thu thập, lưu trữ và quản lý thông tin về đăng
ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, quản lý, vận hành hệ thống
59
thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia ở cấp địa phương; đầu mối theo dõi,
tổng hợp tình hình doanh nghiệp sau đăng ký thành lập.
- Về kinh tế tập thể, hợp tác xã và kinh tế tư nhân:
+ Đầu mối tổng hợp, đề xuất các mô hình và cơ chế, chính sách, kế
hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tư nhân; hướng dẫn, theo
dõi, tổng hợp và đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, kế hoạch, cơ
chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tư nhân và hoạt
động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã và kinh tế tư nhân trên địa
bàn tỉnh;
+ Đầu mối phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế
nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm, xây dựng các chương trình, dự án trợ giúp,
thu hút vốn và các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã,
kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh;
- Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình
thực hiện nhiệm vụ trong các lĩnh vực công tác được giao với UBND tỉnh và
Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2.2.3.2. Ban quản lý Khu kinh tế Bình Phƣớc
a. Vị trí, chức năng
- Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Phước là cơ quan trực thuộc
UBND tỉnh. Ban Quản lý chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế,
công chức, viên chức, chương trình kế hoạch công tác và kinh phí hoạt động
của UBND tỉnh; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn
nghiệp vụ của các Bộ, ngành quản lý về ngành, lĩnh vực trong công tác quản
lý các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu; có trách nhiệm phối hợp chặt
chẽ với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_xuc_tien_dau_tu_tren_dia_b.pdf