LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN. ii
MỤC LỤC .iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU . vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .viii
MỞ ĐẦU. 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NưỚC
VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP . 8
1.1. Tổng quan về bảo hiểm thất nghiệp.8
1.1.1. Khái niệm bảo hiểm thất nghiệp.8
1.1.2. Lịch sử hình thành bảo hiểm thất nghiệp .9
1.1.3. Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp.10
1.1.4. Nguyên tắc bảo hiểm thất nghiệp .11
1.2. Tổng quan về quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp .12
1.2.1. Quản lý nhà nước.12
1.2.2. Quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp.14
1.2.3. Mục tiêu của quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp.16
1.2.4. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp .16
1.2.5. Nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp.18
1.2.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp .26
1.3. Kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố trong quản lý nhà nước về bảo hiểm
thất nghiệp và bài học rút ra cho tỉnh Quảng Trị.29
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước của một số địa phương trên cả nước.29
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Trị .33
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ BẢO HIỂM THẤT
NGHIỆP Ở TỈNH QUẢNG TRỊ. 35
101 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 430 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng rộng, người không đông nhưng do nằm ở vị
trí chiến lược quan trọng nên Quảng Trị đã và đang giữ vai trò trọng yếu trong
việc bảo vệ và khai thác biển Đông, giao lưu giữa hai miền Bắc - Nam của đất
nước cũng như lưu thông thuận lợi với các nướctrong khu vực.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
Kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị năm 2018 diễn ra trong bối cảnh bên
cạnh những thời cơ và thuận lợi mới. Mặc dù vẫn gặp nhiều khó khăn, thách
thức nhưng tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được những kết quả tích
cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 7,12% so với năm 2017, lạm phát được
kiểm soát, môi trường đầu tư và kinh doanh được cải thiện. Các ngành thủy
sản, công nghiệp chế biến chế tạo tăng trưởng khá. Giải quyết việc làm được
đẩy mạnh, an sinh xã hội được đảm bảo và đặc biệt được tăng cường trong
các dịp lễ tết; các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa thể thao được nâng
lên đáng kể; trật tự an toàn xã hội được tăng cường
Bên cạnh đó vẫn còn một số khó khăn tồn tại: Chất lượng tăng trưởng,
sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, các cân đối kinh tế vĩ mô chưa vững
chắc. Thiên tai, dịch bệnh diễn biến khó lường. Nhu cầu đầu tư cho phát triển
các ngành, lĩnh vực và các địa phương rất lớn nhưng nguồn lực còn hạn hẹp.
Tái cơ cấu các ngành kinh tế cần nhiều thời gian để tổ chức thực hiện. Trong
năm 2018, giá một số nông sản chủ lực của tỉnh như: cà phê, hồ tiêuxuống
thấp, làm cho một bộ phận nông dân gặp khó khăn; ngành công nghiệp chế
biến chế tạo tốc độ tăng trưởng chậm lại; thu ngân sách trên địa bàn và thu hút
đầu tư còn nhiều khó khăn; môi trường kinh doanh tuy có cải thiện, nhưng số
doanh nghiệp thành lập mới chưa nhiều điều đó. Một khi thu hút được đầu tư,
môi trường kinh doanh thuận lợi thì số doanh nghiệp thành lập mới sẽ có xu
hướng tăng lên, điều đó tác động trực tiếp đến người được tham gia BHTN,
tăng số thu quỹ BHTN trong công tác QLNN về BHTN.
37
Tình hình đó đang đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, hành động
quyết liệt, năng động sáng tạo, tranh thủ thời cơ thuận lợi, vượt qua khó khăn,
huy động và sử dụng tốt nhất mọi nguồn lực để hoàn thành các mục tiêu,
nhiệm vụ đề ra trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những
năm tới. Nhà nước cũng cần phải có những chính sách để tăng việc làm cho
người dân, hỗ trợ NLĐ bị thất nghiệp, trong đó BHTN là một trong những
chính sách quan trọng nhất
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2018 cây lâu năm, chăn
nuôi và thủy sản gặp một số khó khăn nên sản lượng tăng chậm; ngành lâm
nghiệp sản lượng gỗ khai thác tăng đã làm cho khu vực này tăng khá cao.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo gặp khó khăn. Ngành xây dựng tăng
nguyên nhân chủ yếu là do vốn đầu tư thực hiện tăng khá. Tình hình đầu tư
trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn do tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa
chặt chẽ của Chính phủ; nguồn vốn ngân sách tỉnh hạn hẹp, năng lực của
doanh nghiệp và hộ dân cư còn hạn chếnhưng các cấp, các ngành đã có
nhiều nổ lực trong thu hút vốn đầu tư, khai thác có hiệu quả các nguồn vốn,
xã hội hóa trong đầu tư Khu vực dịch vụ trong năm 2018 kinh tế phát triển
khá, sức mua của người dân tăng lên. Tuy nhiên, các ngành dịch vụ không
kinh doanh như: QLNN, giáo dục đào tạo chỉ tăng ít do biên chế ổn định, tiết
kiệm chi thường xuyên...
Về cơ cấu kinh tế 2018:
+ Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 20,68%;
+ Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 24,15%;
+ Khu vực dịch vụ chiếm 51,25%;
+ Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 3,92%
(Cơ cấu tương ứng của năm 2017 là: 20,77%; 24,11%; 51,23%; 3,89%).
38
2.1.3. Đặc điểm dân cư
Quảng Trị tuy dân số không đông nhưng có cơ cấu dân số thuộc loại trẻ,
lao động dồi dào. Trong quá trình hình thành và phát triển, Quảng Trị là một
tỉnh có tốc độ phát triển dân số khá ổn định qua các thời kỳ. Theo niên giám
thống kê năm 2018 của Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị có dân
số trung bình là 630.545 người. Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị gồm 3 dân tộc
chính là dân tộc Kinh (chiếm 87,13%), Vân Kiều (chiếm 10,47%), Pa Cô
(chiếm 2,14%), các dân tộc còn lại chiếm 0,26%. Đồng bào dân tộc thiểu số
tập trung chủ yếu ở hai huyện Đakrông, Hướng Hoá và một số xã thuộc các
huyện Gio Linh, huyện Vĩnh Linh, huyện Cam Lộ.
Bảng 2.1. Dân số và cơ cấu dân số tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015 - 2018
ĐVT: người, %
Chỉ tiêu
2015 2016 2017 2018
Người % Người % Người % Người %
Dân số 619.948 100 623.528 100 627.276 100 630.545 100
-Thành thị 181.772 29,32 184.864 29,65 187.984 29,97 192.929 30.6
- Nông thôn 438.176 70,68 438.664 70,35 439.292 70,03 437.616 69.4
- Nam 305.645 49,3 306.041 49,08 308.234 49,14 308.152 48.87
- Nữ 314.303 50,7 317.487 50,92 319.042 50,86 322.393 51.13
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2018 của Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị)
Hình 2.3. Tình hình biến động dân số tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015-
2018
Từ Bảng 2.1 ta thấy dân số thành thị năm 2018 là 192.929 người và dân
số nông thôn là 437.616 người, chiếm tỉ lệ lần lượt là 30,6% và 69,4%. Dân
số nam chiếm 48,87%, dân số nữ chiếm 51,13% trong tổng dân số. Trung
bình mỗi năm dân số tăng khoảng 3.494 người.
39
Dân số của tỉnh Quảng Trị dồi dào nhưng chủ yếu là dân số ở khu vực
nông thôn, chiếm hơn 2/3 tổng dân số toàn tỉnh. Dân số thành thị chiếm
30,6% và có xu hướng tăng nhẹ qua các năm. Dân số nông thôn chiếm tỉ lệ
69,4% và có xu hướng giảm nhẹ. Điều này cho thấy tốc độ đô thị hóa của tỉnh
Quảng Trị còn thấp. Số lao động ở khu vực nông thôn lớn, ít được tuyên
truyền và ít có điều kiện tham gia, thụ hưởng chế độ BHTN trong trường hợp
không may bị mất việc làm.
Tỉnh Quảng Trị có cơ cấu dân số nữ cao hơn dân số nam chiếm hơn
50%, dù vậy tỉ lệ chênh lệch giới tính chỉ chiếm 1 tỉ lệ rất nhỏ. Nhìn chung
dân số tỉnh Quảng Trị khá cân bằng về giới tính. Đây là tín hiệu tốt, sự cân
bằng giới tính có tác động tích cực đến sự ổn định của xã hội.
Bảng 2.2. Tỷ lệ tăng dân số tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015-2018
(Năm trước = 100%)
Năm
Chỉ tiêu
2015 2016 2017 2018
Tỷ lệ tăng dân số (%) 100,55 100,58 100,60 100,52
- Thành thị
101,23 101,70 101,69 102,63
- Nông thôn
100,27 100,11 100,14 99,62
- Nam
100,60 100,13 100,72 99,97
- Nữ
100,50 101,01 100,49 101,10
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2018 của Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị)
40
Từ Bảng 2.2 ta thấy: Tốc độ tăng dân số khá ổn định, năm 2015 là
0,55%, tăng nhẹ đều đến năm 2017 là 0,6% và đến năm 2018 tốc độ tăng dân
số có xu hướng giảm xuống còn 0,52%. Mặt khác, tốc độ tăng dân số ở khu
vực thành thị có xu hướng ngày càng tăng cao trong khi tốc độ tăng dân số ở
khu vực nông thôn ngày có xu hướng ngày càng giảm.
2.1.4. Tình hình lao động, việc làm và thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Bảng 2.3. Lực lượng lao động tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015-2018 (Người)
Năm
Chỉ tiêu
2015 2016 2017 2018
Lực lượng lao động từ
15 tuổi trở lên
349.715 348.854 349.721 348.750
- Thành thị 97.936 96.977 97.594 97.415
- Nông thôn 251.779 251.877 252.127 251.335
- Nam 174.571 175.279 177.790 177.180
- Nữ 175.144 173.575 171.931 171.570
Lao động từ 15 tuổi trở
lên đang làm việc
341.202 338.508 339.672 338.880
- Thành thị 93.854 92.665 93.835 93.265
- Nông thôn 247.348 245.843 245.837 245.615
- Nam 170.042 170.063 172.014 172.906
- Nữ 171.160 168.445 167.658 165.974
Lao động thất nghiệp 8.513 10.346 10.049 9.870
- Thành thị 4.082 4.312 3.759 4.150
- Nông thôn 4.431 6.034 6.290 5.720
- Nam 4.529 5.216 5.776 4.274
- Nữ 3.984 5.130 4.273 5.596
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2018 của Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị)
41
Qua Bảng 2.3 có thể thấy, hàng năm, có đến hàng nghìn lao động thất
nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Nhìn chung, có 2 nguyên nhân dẫn đến
thất nghiệp ở tỉnh như sau:
Thứ nhất, có ít chỗ làm việc được đưa ra cung ứng hơn là nhu cầu của
người tìm kiếm công ăn việc làm. Kinh tế chậm phát triển, khả năng mở mang
các ngành nghề thu hút nhiều lao động thấp, tức là cầu về lao động thấp so
với cung lao động, số thất nghiệp lớn. Các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ bị giải
thể, phá sản làm cho NLĐ bị đẩy ra khỏi quan hệ lao động, thất nghiệp xảy ra.
Ngoài ra, quá trình cơ khí hóa và tự động hóa sản xuất dẫn đến dư thừa lao
động. Máy móc hiện đại thay thế con người, làm tăng năng suất lao động
nhưng lại làm cho nguời công nhân mất việc làm.
Thứ hai, một bộ phận người tìm kiếm công ăn việc làm không đủ trình
độ làm hoặc không muốn làm công việc nhất định. Do áp dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật nên nhu cầu về lao động sống giảm, máy móc thiết bị tiên
tiến, hiện đại vừa cần ít nhân công lại vừa đòi hỏi trình độ nhân công cao. Sự
tụt hậu về kiến thức của lực lượng lao động, thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật
cho cầu về lao động kỹ thuật cao cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn
đến tăng tỉ lệ thất nghiệp. Bên cạnh đó, còn phải kể đến nguyên nhân chủ
quan từ phía NLĐ trong trường hợp họ tự ý bỏ việc đi tìm việc làm khác mà
vẫn chưa tìm được công việc phù hợp.
42
Bảng 2.4. Số lao động có việc làm trong tuổi lao động tỉnh Quảng Trị
giai đoạn 2015-2018
Chỉ tiêu
2015 2016 2017 2018
Tổng số 341.202 338.508 339.672 338.880
- Nông, lâm và thủy sản 164.268 164.243 163.521 149.362
- Công nghiệp và XD 57.410 56.121 57.264 62.250
- Thương mại - dịch vụ 119.524 118.144 118.887 127.268
(Nguồn: Sở Lao động - Thương binh & Xã hội tỉnh Quảng Trị)
Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 338.880 người, chiếm
97,17% lực lượng lao động của tỉnh; trong đó: đang làm việc trong khu vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản 149.362 người, chiếm 44,08%, giảm 8,66%;
khu vực công nghiệp và xây dựng 62.250 người, chiếm 18,37%, tăng 8,70%;
khu vực dịch vụ 127.268 người, chiếm 37,55%, tăng 7,05%. Như vậy, cơ cấu
lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đã chuyển dịch sang khu vực
công nghiệp, xây dựng và dịch vụ do thu nhập khu vực nông, lâm nghiệp và
thủy sản thấp và không ổn định. Các cơ quan chức năng nên tính đến các yếu
tố này để phù hợp với cơ cấu lao động hiện tại.
43
Bảng 2.5. Tỉ lệ lao động có việc làm trong độ tuổi lao động
Năm
Chỉ tiêu
2015 2016 2017 2018
Cơ cấu lao động (%) 100 100 100 100
Lao động đang làm việc 97,57 97,03 97,13 97,17
Lao động thất nghiệp 2,43 2,97 2,87 2,83
Tỷ lệ thất nghiệp chung năm 2018 ước tính 2,83% (Năm 2017 tỷ lệ này là
2,87%). Nhìn chung năm 2018, tỷ lệ thất nghiệp tuy còn cao nhưng có giảm so
với năm 2017; nguyên nhân chủ yếu là do các ngành kinh tế phát triển khá
(GRDP tăng 7,12%), công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm được quan tâm.
Trong lĩnh vực giáo dục, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị
đóng một vai trò quan trọng đối với công tác định hướng nghề nghiệp. Đặc
biệt đối với bậc giáo dục trung học, ngoài việc thực hiện nghiêm túc các chỉ
đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì ngành cũng đang đẩy mạnh công tác phân
luồng, hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh nhằm định hướng tốt đối với học
sinh trước khi chọn ngành nghề phù hợp.
Trong lĩnh vực y tế, trong bối cảnh còn nhiều hạn chế do thiếu nhân lực
và đội ngũ cán bộ chưa đồng đều ở các tuyến, cơ sở vật chất và trang thiết bị
y tế ở tuyến cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, vệ sinh môi trường và vệ
sinh an toàn thực phẩm chưa được kiểm soát chặt chẽ, các bệnh truyền nhiễm
gây dịch có khả năng bùng phát, chất lượng các dịch vụ y tế chưa đáp ứng
nhu cầu ngày càng đa dạng của nhân dân. Do đó, nhiều người dân nói chung,
NLĐ và người thân của họ nói riêng chưa kịp thời đc chăm sóc sức khỏe để
NLĐ yên tâm công tác, vì đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến
thất nghiệp trên địa bàn tỉnh. Ngành y tế đã, đang và sẽ cần chú trọng hơn
trong việc triển khai các nhiệm vụ dự phòng và điều trị có ý nghĩa quan trọng
trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
44
2.2. Thực trạng triển khai các nội dung quản nhà nƣớc về bảo hiểm thất
nghiệp ở tỉnh Quảng Trị
2.2.1. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm thất
nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Từ ngày 01/01/2015 BHTN thực hiện theo quy định tại Luật Việc làm số
38/2013/QH13 ngày 16/11/2013. Chính phủ đã ban hành Nghị định số
28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Việc làm về BHTN. Quyết định số 77/2014/QĐ-TTg ngày 24/12/2014
của Thủ tướng Chính phủ quy định mức hỗ trợ học nghề đối với NLĐ tham
gia BHTN. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số
28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015 hướng dẫn thực hiện Điều 52 của
Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013 và một số điều của Nghị
định 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015.
Ngoài ra, Chính phủ đã ban hành Nghị định 196/2013/NĐ-CP ngày
21/11/2013 quy định thành lập và hoạt động của trung tâm DVVL;
Các văn bản hướng dẫn việc nghiệp vụ thu - chi BHTN: Quyết định số
1035/QĐ-BHXH ngày 01/10/2015 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quy
định về mẫu Sổ BHXH; Quyết định số 828/QĐ-BHXH ngày 27/5/2016 của
Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về quy trình quản lý chi trả các chế độ
BHXH, BHTN; Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Tổng
Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN,
BHTNLĐ, BNN, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT.
Tại tỉnh Quảng Trị, để kịp thời thực hiện hệ thống pháp luật mà Trung
ương ban hành, ngày 27/10/2014, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số
2291/QĐ-UBND về việc ban hành quy chế phối hợp công tác thực hiện pháp
luật về BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì, tham mưu giúp UBND tỉnh thực
45
hiện chức năng QLNN về BHTN theo quy định của pháp luật. BHXH tỉnh là
cơ quan chủ trì, tham mưu và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về tổ chức
thực hiện các chế độ, chính sách BHTN cho các đối tượng quản lý trên địa
bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và của BHXH Việt Nam; Chương trình
hành động số 138-CTHĐ/TU ngày 12/11/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ
tỉnh Quảng Trị khóa XVI thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW của Bộ Chính
trị về cải cách chính sách BHXH; Kế hoạch số 606/KH-UBND ngày
18/02/2019 của UBND tỉnh Quảng Trị triển khai thực hiện chỉ tiêu phát triển
đối tượng tham gia BHXH, BHTN theo Chương trình hành động số 138-
CTHĐ/TU, ngày 12/11/2018 của Tỉnh ủy Quảng Trị, giai đoạn 2019-2020.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cùng với cơ quan BHXH tỉnh ban
hành: Chương trình số 790/CTr-BHXH-SLĐTBXH ngày 05/08/2016 về việc
phối hợp thực hiện chi trả chế độ BHTN theo Quyết định số 828/QĐ-BHXH
của BHXH Việt Nam; Quy chế phối hợp giữa ngành Lao động - Thương binh
và Xã hội và BHXH tỉnh Quảng Trị về thực hiện chính sách, pháp luật về
BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN.
Liên ngành BHXH tỉnh - Bưu điện tỉnh Quảng Trị ban hành văn bản số
1204/LN-BHXH-BĐQT ngày 10/11/2016 hướng dẫn về quản lý chi trả các
chế độ BHXH, BHTN theo QĐ 828/QĐ-BHXH.
BHXH tỉnh Quảng Trị là cơ quan sự nghiệp ngành dọc cấp tỉnh, chịu sự
quản lý trực tiếp của BHXH Việt Nam. Thời gian qua cơ quan BHXH tỉnh
đều thực hiện nghiêm theo chỉ đạo của BHXH Việt Nam cũng như các văn
bản hướng dẫn của BHXH Việt Nam, các văn bản pháp quy về thực hiện
chính sách BHTN theo đúng phân cấp quản lý và chức năng, nhiệm vụ được
giao nhằm thực hiện hiệu quả công tác BHTN trên địa bàn.
Nhìn chung, những văn bản quản lý, điều hành của UBND tỉnh Quảng
Trị, Sở Lao động - Thương binh và xã hội, BHXH tỉnh trong việc thực hiện
46
BHTN trên địa bàn phù hợp với luật, đúng chức năng, nhiệm vụ của ngành và
khá kịp thời trong công tác triển khai chính sách đến với NLĐ, NSDLĐ. Bên
cạnh đó, những văn bản về tuyên truyền cũng khá cụ thể, phù hợp với đặc thù
địa phương.
2.2.2. Tổ chức bộ máy và đào tạo nguồn nhân lực quản lý và hoạt động bảo
hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Công tác QLNN về BHTN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị được thực hiện
đồng bộ, kịp thời và có sự chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Trị và sự phối hợp
tốt giữa các ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội trong
việc tuyên truyền, tập huấn, đào tạo nhân sự, hướng dẫn thực hiện, chia sẻ
thông tin, giải quyết các vướng mắc trong thực tế phát sinh,... Các cơ quan đã
xác định rõ trách nhiệm của mình trong việc phối hợp thực hiện QLNN về
BHTN, cụ thể:
- UBND tỉnh Quảng Trị thực hiện chức năng QLNN về BHTN.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định giải quyết hưởng
BHTN, theo dõi kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về BHTN,
chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thanh tra, kiểm tra việc thực
hiện chế độ, chính sách về BHTN.
- Cơ quan BHXH tỉnh chịu trách nhiệm chính trong việc thực thi chính
sách và chế độ BHTN (thu, chi, quản lý quỹ BHTN, hướng dẫn, chỉ đạo
nghiệp vụ đối với BHXH huyện, thị xã, thành phố, trực tiếp thu BHTN đối
với các đối tượng, đơn vị tham gia BHTN phân cấp đối với BHXH cấp tỉnh,
kiểm tra việc đóng BHTN, cấp thẻ BHYT cho đối tượng hưởng TCTN theo
quy định). Để thực hiện nhiệm vụ thu, chi các chế độ BHXH (trong đó có
BHTN), hiện nay, tổng số nhân sự tại BHXH tỉnh Quảng Trị là 85 người,
tổng số nhân sự tại BHXH cấp huyện là 165 người. Hàng năm, đội ngũ viên
chức và lao động hợp đồng được tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức về
47
QLNN, tập huấn nghiệp vụ về BHTN tại các cơ sở tập trung do BHXH Việt
Nam tổ chức. Bên cạnh đó, để thực hiện nhiệm vụ, BHXH tỉnh Quảng Trị
phối hợp với Bưu điện tỉnh Quảng Trị trong việc chi trả trợ cấp BHTN cho
NLĐ đang hưởng chế độ BHTN.
- Trung tâm DVVL thành lập Phòng BHTN có nhiệm vụ: Tổ chức tiếp
nhận hồ sơ hưởng TCTN, xem xét và thực hiện thủ tục giải quyết chế độ
BHTN theo quy định của pháp luật; Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền
chính sách, pháp luật về BHTN; Tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm, tổ chức
dạy nghề phù hợp cho người đang hưởng BHTN; Thực hiện chế độ báo cáo
định kỳ về tình hình thực hiện chính sách BHTN, tư vấn giới thiệu việc làm và
học nghề cho người thất nghiệp trên địa bàn theo quy định của Sở Lao động-
Thương binh và Xã hội và Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. Về tổ chức
bộ máy Trung tâm DVVL, cơ cấu tổ chức gồm có Ban Giám đốc và 5 phòng
chuyên môn. Hoạt động của Trung tâm DVVL được xây dựng theo mô hình tổ
chức thống nhất, chuẩn hóa của Cục Việc làm. Đây là mô hình lồng ghép giữa
việc giải quyết chế độ BHTN với công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ
học nghề. Hiện nay, Trung tâm DVVL tỉnh Quảng Trị có 01 trụ sở chính và 02
văn phòng đại diện: Văn phòng đại diện tại Thị xã Quảng Trị và và văn phòng
đại diện tại huyện Hướng Hóa. Nhân sự thực hiện nhiệm vụ BHTN tại trung
tâm DVVL hiện nay là 25 người, bao gồm công chức (Giám đốc), 20 viên chức
(những người nằm trong chỉ tiêu biên chế được UBND tỉnh giao) và 04 lao
động hợp đồng (trong định suất Sở Nội vụ giao). Nhân sự được tập huấn
nghiệp vụ khi có những thay đổi về chính sách, quy trình thực hiện BHTN.
48
Hình 2.1. Sơ đồ biểu diễn mối quan hệ của các cơ quan QLNN về BHTN với
người lao động bị thất nghiệp và mối quan hệ giữa các cơ quan
Hiện nay, chưa có cơ chế phối hợp về chia sẻ, kết nối thông tin, dữ liệu
giữa các cơ quan QLNN về BHTN trong quản lý đối tượng tham gia BHTN,
cơ sở dữ liệu để quản lý lao động làm cơ sở cho việc xác định và nắm bắt
được các thông tin về việc làm của NLĐ , tình hình biến động lao động tại các
đơn vị trên địa bàn để có các dự báo chính xác và biện pháp để ứng phó trong
điều kiện biến động lao động bất thường xảy ra tại các đơn vị, việc xác định
người hưởng BHTN có thực sự là đang thất nghiệp hay không dẫn tới khó
khăn trong việc khai thác đối tượng tham gia BHTN, các thông tin phục vụ
cho công tác quản lý để hạn chế trục lợi quỹ BHTN.
Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và ngành BHXH đang tiến
hành các bước về chia sẻ cơ sở dữ liệu về BHTN, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa
có quy chế phối hợp giữa hai bên về việc chia sẻ dữ liệu về thu, chi và giải
quyết các chế độ BHTN. Bộ máy thực hiện BHTN chưa được tổ chức thống
nhất dẫn đến dễ khó khăn cho việc triển khai thực hiện chính sách BHTN.
Công tác phối hợp giữa Trung tâm DVVL với cơ quan BHXH chưa nhịp
BHXH
tỉnh
UBND tỉnh
NLĐ bị thất nghiệp
Trung tâm DVVL
Sở Lao động – Thương
binh và Xã hội
49
nhàng, vẫn để xảy ra tình trạng ách tắc hồ sơ và nhiều vấn đề phát sinh như:
việc chi trả TCTN theo tháng, hồ sơ qua nhiều cơ quan giải quyết nên NLĐ
thường nhận được TCTN chậm hơn so với thời gian nhận được Quyết định
hưởng TCTN, điều này không đảm bảo tính kịp thời hỗ trợ NLĐ để ổn định
cuộc sống trong thời gian tìm việc làm mới.
2.2.3. Tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp
2.2.3.1. Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm thất
nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Bảng 2.6. Tình hình tiếp nhận và giải quyết chế độ BHTN giai đoạn 2015- 2018
STT Chỉ tiêu Đơn vị
Năm
2015 2016 2017 2018
1 Số người nộp hồ sơ hưởng TCTN Người 2.215 2.094 2.264 2.832
2 Số người có QĐ hưởng TCTN Người 2.102 2.069 2.199 2.818
3 Số người TN được tư vấn giới thiệu Người 2.094 2.130 3.893 4.598
Trong đó: Số người được GTVL Người 11 94 98 196
4 Số người được hỗ trợ học nghề Người 61 99 73 123
5 Kinh phí hỗ trợ học nghề
Triệu
đồng
217,0 275,1 193,1 309,0
(Nguồn: Trung tâm DVVL tỉnh Quảng Trị)
Từ bảng 2.6 có thể thấy: Số người nộp hồ sơ hưởng TCTN và số người
có quyết định hưởng TCTN tăng dần đều qua các năm. Công tác tư vấn, giới
thiệu việc làm ngày càng được Trung tâm DVVL chú trọng và cải tiến quy
trình thực hiện nên số người được tư vấn, giới thiệu việc làm có xu hướng
tăng theo từng năm và chiếm tỉ lệ khá cao so với số người có quyết định
hưởng TCTN. Bên cạnh đó, số người được giới thiệu việc làm cũng còn rất
hạn chế trong tổng số những người nộp hồ sơ hưởng TCTN, so với số lượt
người thất nghiệp được tư vấn giới thiệu việc làm cho thấy người thất nghiệp
không quan tâm nhiều đến chính sách hỗ trợ học nghề, tư vấn giới thiệu việc
làm mà chủ yếu nộp hồ sơ để được hưởng TCTN.
50
Hỗ trợ học nghề là một phần trong chính sách BHTN nhằm giúp NLĐ
chuyển đổi nghề nghiệp để sớm quay trở lại thị trường lao động. Tuy nhiên,
mức hỗ trợ học nghề thấp và thời gian ngắn khiến nhiều NLĐ chưa thực sự
mặn mà tham gia. Điều đó thể hiện qua chỉ tiêu số người được hỗ trợ học
nghề qua các năm. Trung bình mỗi tháng chỉ có từ 5-10 người đăng ký và
được hỗ trợ học nghề dẫn đến việc chi phí hỗ trợ đào tạo nghề hàng năm vẫn
ở mức thấp. Hầu hết NLĐ đến trung tâm nộp hồ sơ hưởng TCTN đều được tư
vấn, giới thiệu việc làm và đào tạo nghề miễn phí. Tuy nhiên, thực tế là số lao
động đăng ký chuyển đổi nghề nghiệp chưa được nhiều so với kỳ vọng.
Riêng đối với công tác hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng
nghề để duy trì việc làm cho NLĐ, tại tỉnh Quảng Trị, không có NSDLĐ hưởng
chế độ này do một số nguyên nhân như: Hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp không gặp khó khăn do suy giảm kinh tế hoặc vì lí do bất khả
kháng khác theo quy định để được hưởng chế độ. Mặt khác, đây là một chế độ
mới, quy định về điều kiện hưởng chế độ này khá chặt chẽ và hiếm khi xảy ra
cũng là lí do NSDLĐ khó tiếp cận và đáp ứng đủ điều kiện hưởng chế độ này.
Trong thời gian qua, với sự hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương, sự
quan tâm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị, các hoạt
động của Trung tâm DVVL tỉnh Quảng Trị đã được thúc đẩy mạnh hơn nhằm
thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
Một là, để tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ, bắt đầu từ năm 2018, Trung
tâm đã mở rộng tư vấn mạng lưới nghề, ngoài những nghề chuyên đào tạo thì
trung tâm còn liên kết mở rộng với các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh Quảng
Trị, các tỉnh khác để tạo nhiều cơ hội học nghề cho NLĐ có thể lựa chọn theo
sở thích, đam mê và thuận tiện trong đi lại.
Hai là, cơ cấu tổ chức bộ máy QLNN về BHTN tại tỉnh Quảng Trị từ cấp tỉnh
đến cấp huyện là khá thống nhất, có sự phân chia chức năng, nhiệm vụ rõ ràng.
51
Dù số người tham gia BHTN ngày càng tăng, nhưng thực tế là chính
sách BHTN hiện nay mới chỉ tập trung vào việc hỗ trợ sau khi thất nghiệp chứ
chưa có nhiều biện pháp chủ động để giúp NLĐ duy trì việc làm và tránh thất
nghiệp. Việc hàng tháng NLĐ phải trực tiếp thông báo với nơi đang hưởng
TCTN về việc tìm kiếm việc làm nếu không sẽ bị cắt TCTN cũng gây khó
khăn cho NLĐ. Thời gian hưởng TCTN, mức hỗ trợ học nghề hoặc các chính
sách để phòng ngừa thất nghiệp, bảo vệ vị trí việc làm cho NLĐ chưa thực sự
đồng bộ, thẻ BHYT đến tay NLĐ chậm trễ...
Trong vòng 3 tháng kể từ
ngày chấm dứt HĐLĐ
Sau 15 ngày
NLĐ chưa tìm
được việc làm
Hình 2.2. Quy trình hưởng trợ cấp BHTN
NLĐ bị mất
việc làm
Đến Trung
tâm GVVL
nộp hồ sơ
hưởng TCTN
Phòng BHTN
thuộc
TTGVVL xử
lý hồ sơ
Phòng LĐ-VL
Sở
LĐTB&XH
kiểm tra, tham
mưu Giám đốc
sở ra QĐ
Giám đốc Sở
LĐTB&XH
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_bao_hiem_that_nghiep_o_tinh_qua.pdf