MỞ ĐẦU . 1
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ BẢO
HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC . 6
1.1. Tổng quan về bảo hiểm xã hội bắt buộc . 6
1.1.1. Khái niệm Bảo hiểm xã hội . 6
1.1.2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc. 11
1.1.3. Khái niệm Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội bắt buộc. 12
1.2. Nội dung quản lý nhà nước vềBảo hiểm xã hội bắt buộc. 13
1.2.1. Quy định về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các đối tượng tham gia
bảo hiểm xã hội bắt buộc . 13
1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý bảo hiểm xã hội bắt buộc cấp tỉnh . 14
1.2.3. Nguồn nhân lực trong cơ quan quản lý bảo hiểm xã hội bắt buộc cấp
tỉnh. 15
1.2.4. Công tác tuyên truyền . 16
1.2.5. Tổ chức quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc của tỉnh . 16
1.2.6. Công tác giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc của tỉnh . 18
1.2.7. Công tác ứng dụng công nghệ thông tin và cải cách thủ tục hành
chính. 19
1.2.8. Công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội
bắt buộc cấp tỉnh . 19
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt
buộc . 20
1.3.1. Hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt
buộc. 20
1.3.2. Sự phát triển của kinh tế-xã hội . 20
1.3.3. Ý thức chấp hành pháp luật của người sử dụng lao động và người lao
động về bảo hiểm xã hội bắt buộc . 20
1.3.4. Cơ quan quản lý Nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc. 21
95 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 511 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc ở tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vực công
nghiệp và xây dựng 62.250 người, chiếm 18,37%, tăng 8,70%; khu vực dịch vụ
127.268 người, chiếm 37,55%, tăng 7,05%. Như vậy, cơ cấu lao động khu vực nông,
lâm nghiệp và thủy sản đã chuyển dịch sang khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch
vụ do thu nhập khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản thấp và không ổn định.
31
Tỷ lệ thất nghiệp chung năm 2018 ước tính 2,83%; tỷ lệ thất nghiệp trong độ
tuổi lao động 3,17% (Năm 2017 tỷ lệ này là 2,87% và 3,20%). Nhìn chung năm
2018, tỷ lệ thất nghiệp tuy còn cao nhưng có giảm so với năm 2017; nguyên nhân
chủ yếu là do các ngành kinh tế phát triển khá (GRDP tăng 7,12%), công tác đào tạo
nghề và giới thiệu việc làm được quan tâm.
Năm 2018, toàn tỉnh đã tuyển sinh đào tạo nghề được 12.188 người (Cao đẳng
601 người, Trung cấp 819 người, sơ cấp và đào tạo thường xuyên 10.766 người).
Ước đến cuối năm 2018, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 54,43%, qua đào tạo nghề
đạt 39,36%, qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ đạt trên 29,1%.
Trong năm 2018, toàn tỉnh có 11.318 lượt lao động được tạo việc làm mới
(6.200 lao động làm việc trong tỉnh, 3.300 lao động làm việc ngoài tỉnh và 1.818 lao
động xuất khẩu).
Đã tiếp nhận hồ sơ đề nghị hưởng BHTN cho 2.062 lao động và giải quyết hồ
sơ, ban hành Quyết định cho 1.951 lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp với số
tiền chi trợ cấp hơn 20,7 tỷ đồng.
Đời sống của cán bộ, công chức và người lao động trong các doanh nghiệp:
Theo Nghị định số 72/2018/NĐ-CP, từ ngày 01/7/2018 mức lương cơ bản của cán
bộ, công chức, viên chức tăng từ 1.300.000 đồng lên 1.390.000 đồng; Theo Nghị
định số 141/2017/NĐ-CP, từ ngày 01/01/2018 mức lương tối thiểu vùng của người
lao động trong các doanh nghiệp tăng thêm từ 180.000 – 230.000 đồng/tháng, đã
góp phần ổn định đời sống cho người lao động.[20]
2.2. Giới thiệu về Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Trị
2.2.1. Vị trí và chức năng
- BHXH tỉnh Quảng Trị là cơ quan trực thuộc BHXH Việt Nam đặt tại tỉnh
Quảng Trị, có chức năng giúp Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam tổ chức thực hiện
các chế độ, chính sách BHXH, BHYT; tổ chức thu, chi chế độ BHTN; quản lý và sử
dụng các quỹ: BHXH, BHTN, BHYT; thanh tra chuyên ngành việc đóng BHXH,
BHTN, BHYT trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và quy định của BHXH
Việt Nam.
32
- BHXH tỉnh Quảng Trị chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám
đốc BHXH Việt Nam và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh của
UBND tỉnh Quảng Trị.
- BHXH tỉnh Quảng Trị có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.
2.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
- Xây dựng, trình Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam kế hoạch ngắn hạn và dài
hạn về phát triển BHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn và chương trình công tác hàng
năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.
- Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các CĐCS,
pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT.
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo quy định, cụ thể:
+ Cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho những người tham gia BHXH, BHYT;
+ Khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng BHXH,
BHTN, BHYT. Thu các khoản đóng BHXH, BHTN, BHYT của các tổ chức và cá
nhân tham gia; từ chối việc đóng các chế độ BHXH, BHTN, BHYT không đúng
quy định. Kiểm tra việc ký hợp đồng, việc đóng, trả BHXH, BHTN, BHYT đối với
cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động;
+ Ký hợp đồng với các tổ chức làm đại lý thu BHXH, BHYT và đại lý chi các
chế độ BHXH, BHTN nghiệp theo quy định;
+ Giải quyết các chế độ BHXH, BHYT; thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết
quả giải quyết thủ tục hành chính về BHXH, BHYT tại BHXH tỉnh; thực hiện cơ
chế một cửa liên thông trong giải quyết chế độ BHXH, BHTN, BHYT tại cơ quan
BHXH tỉnh và BHXH huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;
+ Chi trả các chế độ BHXH, BHTN, BHYT; từ chối chi trả các chế độ BHXH,
BHTN, BHYT không đúng quy định;
+ Quản lý, sử dụng, hạch toán kế toán các nguồn kinh phí và tài sản theo quy định;
+ Ký, tổ chức thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh BHYT với các cơ sở khám,
chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật; kiểm tra, đánh giá việc
chỉ định điều trị, sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế
cho người bệnh; kiểm tra, xác định chi phí khám, chữa bệnh BHYT, bảo vệ quyền
lợi người tham gia BHYT và chống lạm dụng quỹ BHYT;
33
- Tham gia vào quá trình lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, vật tư y tế của các
cơ sở khám, chữa bệnh BHYT trên địa bàn theo quy định.
- Tham gia phối hợp với Sở Y tế và đơn vị liên quan, chỉ đạo các cơ sở khám,
chữa bệnh bảo hiểm y tế trên địa bàn xây dựng nhu cầu, đồng thời thẩm định và
tổng hợp nhu cầu về danh mục, số lượng thuốc; giám sát việc thực hiện kế hoạch
thuốc đảm bảo cung ứng đủ thuốc theo Danh mục thuốc đấu thầu tập trung quốc gia
đối với thuốc thuộc lĩnh vực BHYT do BHXH Việt Nam thực hiện theo quy định.
- Thực hiện kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN, BHYT
theo quy định, cụ thể:
+ Tổ chức kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc thực
hiện chế độ, chính sách BHXH, BHTN, BHYT đối với các đơn vị trực thuộc Bảo
hiểm xã hội tỉnh và tổ chức, cá nhân tham gia BHXH, BHTN, BHYT, cơ sở khám,
chữa bệnh BHYT theo quy định của pháp luật; kiến nghị với cơ quan có thẩm
quyền xử lý những hành vi vi phạm pháp luật;
+ Xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra chuyên ngành
về đóng BHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn tỉnh; gửi kế hoạch thanh tra để báo cáo
BHXH Việt Nam, UBND tỉnh, Thanh tra cấp tỉnh. Thanh tra đột xuất khi phát hiện
tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đóng BHXH, BHTN, BHYT trên
địa bàn tỉnh hoặc khi được Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam giao; xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực đóng BHXH, BHTN, BHYT theo quy định;
+ Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử
lý sau thanh tra, kiểm tra đối với tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật.
Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH,
BHTN, BHYT theo quy định.
- Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo,
hướng dẫn của BHXH Việt Nam. Thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính,
công tác pháp chế và công tác kiểm soát thủ tục hành chính. Tổ chức triển khai hệ
thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 trong
thực hiện nhiệm vụ.
34
- Quản lý, lưu trữ hồ sơ tài liệu hành chính, nghiệp vụ và hồ sơ đối tượng tham
gia, hưởng các chế độ BHXH, BHTN, BHYT.
- Tổ chức thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH, BHTN, BHYT
theo quy định.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ BHXH,
BHTN, BHYT cho công chức, viên chức thuộc BHXH tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội ở địa
phương, các tổ chức, cá nhân tham gia BHXH, BHTN, BHYT, để giải quyết các vấn
đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ BHXH, BHTN, BHYT theo quy định.
- Có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng,
lợi ích nhà nước trong lĩnh vực BHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn.
- Đề xuất với BHXH Việt Nam kiến nghị việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế,
chính sách về BHXH, BHTN, BHYT; kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thanh tra, điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật BHXH, BHTN, BHYT.
- Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các
chế độ, thủ tục thực hiện chính sách BHXH, BHTN, BHYT khi NLĐ, người SDLĐ
hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu; cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên
quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Định kỳ 6 tháng, phối hợp với cơ quan QLNN về lao động ở địa phương cập
nhật thông tin về tình hình sử dụng lao động trên địa bàn. Phối hợp cơ quan thuế cập
nhật mã số thuế của tổ chức, cá nhân; định kỳ hàng năm, cập nhật thông tin do cơ quan
thuế cung cấp về chi phí tiền lương để tính thuế của DN hoặc tổ chức.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra toàn diện BHXH các huyện, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Quản lý công chức, viên chức, lao động hợp đồng thuộc BHXH tỉnh.
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học; ứng dụng CNTT trong quản lý,
điều hành BHXH tỉnh. Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo, thi đua - khen
thưởng theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam giao.
35
2.2.3. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.1 Bộ máy tổ chức BHXH tỉnh Quảng Trị.
Cơ cấu chức bộ máy BHXH tỉnh Quảng Trị gồm có:
- Có 04c ông chức lãnh đạo, gồm Giám đốc BHXH tỉnh và 03 Phó Giám đốc
BHXH tỉnh.
- Có 11 phòng nghiệp vụ, làm việc tại trụ trở BHXH tỉnh Quảng Trị, gồm có:
+ Phòng Chế độ BHXH.
+ Phòng Giám định BHYT.
+ Phòng Quản lý thu.
+ Phòng Khai thác và thu nợ.
GIÁM ĐỐC
PHÓGIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC
36
+ Phòng Cấp sổ, thẻ.
+ Phòng Tổ chức cán bộ.
+ Phòng Kế hoạch - Tài chính.
+ Phòng Thanh tra - Kiểm tra.
+ Phòng Công nghệ thông tin.
+ Phòng Tiếp nhận và Trả kết quả thủ tục hành chính.
+ Văn phòng.
- Có 09 đơn vị BHXH huyện, thị xã, thành phố có tự cách pháp nhân đầy đủ,
có con dấu, tài khoản riêng, và có trụ sở đạt tại huyện, thị xã, thành phố tương ứng,
bao gồm:
+ BHXH thành phố Đông Hà.
+ BHXH huyện Triệu Phong.
+ BHXH huyện Cam Lộ.
+ BHXH huyện Đakrông.
+ BHXH huyện Vĩnh Linh.
+ BHXH huyện Gio Linh.
+ BHXH thị xã Quảng Trị.
+ BHXH huyện Hải Lăng.
+ BHXH huyện Hướng Hóa.
Các phòng nghiệp vụ và 09 BHXH huyện, thị xã, thành phố trực thuộc BHXH
Quảng Trị chịu sự quản lý trực tiếp và toàn diện của Giám đốc BHXH tỉnh, có chức
năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao đối với
từng lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của Tổng Giám đốc. Ngoài ra,
09 BHXH huyện, thị xã, thành phố chịu sự quản lý hành chính về mặt nhà nước của
UBND huyện, thị xã, thành phố có trụ sở đóng tại địa bàn.
Với tổng số 249 công chức, viên chức và lao động hợp đồng (tính đến ngày
31/12/2018). Trong đó, công chức 04 người, chiếm tỷ lệ 1,6%; viên chức 197
người, chiếm tỷ lệ 79,1%; lao động hợp đồng (bao gồm lao động hợp đồng 68 và
lao động hợp đồng tạm tuyển) 48 người chiếm tỷ lệ 19,3%.
37
2.3. Phân tích thực trạng Quản lý nhà nƣớc về bảo hiểm xã hội bắt buộc ở tỉnh
Quảng Trị
2.3.1. Quy định về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các đối tượng tham gia bảo
hiểm xã hội bắt buộc
Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo Luật
BHXH bao gồm:
- NLĐ là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:
+ Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời
hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03
tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa người SDLĐ với người đại
diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
+ Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
+ Cán bộ, công chức, viên chức;
+ Người quản lý DN, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
- NLĐ là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động
hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của
Việt Nam cấp được tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
- Người SDLD tham gia BHXH bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị
sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ
chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội
khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt
Nam; DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có
thuê mướn, SDLĐ theo HĐLĐ.
2.3.2. Tình hình đơn vị sử dụng lao động và người lao động trên địa bàn
Tính đến ngày 31/12/2018, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 49.222 đơn vị
SDLĐ, tương ứng với 133.372 lao động đang làm việc.
Trong đó: được phân ra 08 khối loại hình đơn vị SDLĐ:
- DN Nhà nước;
38
- DN có vốn đầu tư nước ngoài;
- DN ngoài quốc doanh;
- Khối HCSN, Đảng, đoàn thể;
- Khối Ngoài Công lập;
- UBND xã, phường, thị trấn;
- Hợp tác xã;
- Hộ SXKD cá thể.
Những khối loại hình đơn vị SDLĐ trên được UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức
quản lý nhà nước trên tất cả các mặt về lĩnh vực kinh doanh và về sử dụng lao động,
trong đó UBND tỉnh có phân cấp về chức năng, quyền hạn và trách nhiệm cho các
Sở, ban, ngành chuyên môn và UBND các huyện, thị xã thành phố về một số nhiệm
vụ được phân công.
39
Bảng 2.1. Tổng hợp tình hình đơn vị sử dụng lao động và ngƣời lao động ở tỉnh Quảng Trị từ năm 2015-2018.
TT Khối loại hình đơn vị lao động
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số
đơn vị
Số
lao
động
Số
đơn vị
Số
lao
động
Số
đơn vị
Số
lao động
Số
đơn vị
Số
lao động
1 Doanh nghiệp Nhà nước 19 5.083 16 3.379 16 3.385 16 3.385
2 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 6 546 8 973 8 1.014 8 1.014
3 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 2.049 23.835 2.061 23.858 2.281 26.549 2.511 27.729
4 Khối Hành chính, sự nghiệp, Đảng, đoàn thể 1.118 30.158 1.077 29.903 1.056 29.471 1.002 28.768
5 Khối Ngoài Công lập 18 102 24 153 28 183 32 215
6 UBND xã, phường, thị trấn 142 2.646 142 2.725 142 2.756 142 2.737
7 Hợp tác xã 283 1.956 275 1.985 278 2.033 278 2.033
8 Hộ sản xuất kinh doanh cá thể 41.609 61.302 43.388 64.207 45.233 67.491 45.233 67.491
Cộng 45.244 125.628 46.991 127.183 49.042 132.882 49.222 133.372
Nguồn [1]
40
Biểu đồ 2.1. Tổng hợp tình hình Đơn vị sử dụng lao động và ngƣời lao động từ
năm 2015 – 2018.
Nhận xét:
Quan biểu đồ 2.1, ta thấy tổng số đơn vị SDLĐ và NLĐ được tăng dần qua
các năm. Năm 2015, số đơn vị SDLĐ là 45.244 đơn vị, với 125.628 lao động thì
đến năm 2018 số đơn vị SDLĐ là 49.222 đơn vị, với 133.372 lao động. Tăng chủ
yếu thuộc về khối DN ngoài quốc doanh và Hộ SXKD cá thể.
2.3.3. Công tác tuyên truyền
Công tác tuyên truyền về chính sách BHXH, BHYT nói chung và về BHXH
bắt buộc nói riêng luôn được BHXH tỉnh Quảng Trị quan tâm và chú trọng với mục
đích chuyển tải những thông tin về chính sách ASXH của Đảng và nhà nước đối với
BHXH bắt buộc đến người SDLĐ và NLĐ trên địa bàn tỉnh được biết và hiểu rỏ
hơn về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng đến việc tham gia và thụ hưởng trên
nguyên tác đóng – hưởng, công bằng, bình đẵng, chia sẽ và bền vững. Tránh tình
trạng người SDLĐ và NLĐ hiểu sai và xem như đây là loại hình bảo hiểm kinh
doanh của các công ty kinh doanh bảo hiểm trên thị trường. Để thực hiện có hiệu
quả chủ trương này, ngoài nổ lực của Ngành BHXH cần có sự vào cuộc của các cấp
ủy Đảng, chính quyền, sở, ban, ngành liên quan.
41
Trong thời gian qua, cùng với việc đẩy mạnh công tác truyền thông trên Báo,
đài địa phương, truyền thông trực quan bằng băng rôn, khẩu hiệu, pano, áp phích và
nhiều hình thức truyền thông khác, BHXH tỉnh Quảng Trị đã tích cực phối hợp với
cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức hội, đoàn thể như: Liên đoàn
Lao động tỉnh, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ tổ chức tuyên truyền, đối thoại
trực tiếp tại cơ sở với trên 1.000 đại biểu tham gia.
42
2.3.4. Tổ chức quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc của tỉnh
2.3.4.1. Tình hình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn
Bảng 2.2. Tổng hợp đơn vị và số lao động tham gia BHXH bắt buộc từ năm 2015-2018.
TT Khối loại hình đơn vị lao động
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số
đơn vị
Số
lao động
Số
đơn vị
Số
lao động
Số
đơn vị
Số
lao động
Số
đơn vị
Số
lao động
1 Doanh nghiệp Nhà nước 19 4.923 16 3.379 16 3.385 16 3.345
2 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 6 546 8 973 8 1.000 8 1.014
3 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 1.112 5.017 1.392 8.652 1.430 10.850 1.557 12.525
4 Khối Hành chính, sự nghiệp, Đảng, đoàn thể 1.118 30.001 1.077 29.903 1.056 29.471 1.002 28.697
5 Khối Ngoài Công lập 16 80 22 122 28 170 30 211
6 UBND xã, phường, thị trấn 142 2.646 142 2.725 142 2.756 142 2.737
7 Hợp tác xã 27 108 35 210 48 420 65 520
8 Hộ sản xuất kinh doanh cá thể 345 690 350 926 375 1.050 411 1.233
Cộng 2.785 44.011 3.042 46.890 3.103 49.102 3.231 50.282
Nguồn [1]
43
Biểu đồ 2.2. Tổng hợp đơn vị và ngƣời lao động tham gia BHXH bắt buộc từ
năm 2015 – 2018.
Nhận xét:
Qua biểu đồ 2.2, ta thấy tổng số đơn vị và NLĐ tham gia BHXH bắt buộc theo
khối, loại hình tham gia tăng dần qua các năm. Năm 2015, BHXH tỉnh Quảng Trị
quản lý thu 2.785 đơn vị, đến năm 2018 số đơn vị quản lý là 3.231 đơn vị (tăng 446
đơn vị, tương ứng với 16,01%). Về số lao động tham gia BHXH bắt buộc, năm
2015 là 44.011 lao động, đến năm 2018 là 50.282 lao động (tăng 6.271 lao động,
tương ứng 14,25%).
2.3.4.2. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu về bảo hiểm xã hội bắt buộc
Hằng năm, BHXH Việt Nam căn cứ vào tình hình kết quả thực hiện của năm
trước, tình hình kinh tế - xã hội của từ địa phương, giao kế hoạch thu BHXH bắt
buộc cho các tỉnh thực hiện. Trên cơ sở đó, BHXH tỉnh Quảng Trị bám sát các quy
định, hướng dẫn từ Trung ương, tranh thủ sự chỉ đạo của UBND tỉnh thực hiện
nhiệm vụ thu đúng, thu đủ trên địa bàn quản lý.
44
Bảng 2.3. Tỷ lệ hoàn thanh kế hoạch thu BHXH bắt buộc từ năm 2015-2018.
Đơn vị tính: triệu đồng
TT Chỉ tiêu
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
Năm
2018
1
Số Thu BHXH bắt buộc
được BHXH Việt Nam giao
508.237 543.443 600.644 673.386
2 Số đã thu BHXH bắt buộc 510.067 565.344 632.500 675.272
3
Tỷ lệ hoàn thành so với kế hoạch
(2/1*100%)
100,36 104,03 105,30 100,28
Nguồn [1]
Nhận xét:
Qua bảng 2.3, trên, ta thấy Kế hoạch thu BHXH bắt buộc do BHXH Việt Nam
giao được tăng dần qua các năm và số đã thu BHXH bắt buộc của BHXH tỉnh
Quảng Trị năm sau luôn cao hơn năm trước. Kế quả, năm 2015 hoàn thành
100,36%, năm 2016 hoàn thành 104,04%, năm 2017 hoàn thành 105,30% và năm
2018 hoàn thành 100,28% kế hoạch thu do BHXH Việt Nam giao.
2.3.4.3. Tỷ lệ nợ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Xác định tỷ lệ nợ BHXH bắt buộc là dưa trên số nợ BHXH bắt buộc so với sổ
phải thu BHXH bắt buộc của hàng năm. Đây cũng là một trong những chỉ tiêu được
giao được BHXH Việt Nam giao và được tỉnh Quảng Trị thực hiện phấn đấu giảm số
tiền nợ đọng, nợ chậm đóng đối với đơn vị SDLĐ tham gia đóng BHXH bắt buộc.
Với chỉ tiêu này là chỉ số cảnh báo tình hình chấp hành pháp luật về tham gia
đóng BHXH bắt buộc để BHXH tỉnh đưa ra những giải pháp hay tham mưu cho
UBND tỉnh trong quá trình tổ chức, thực hiện nhiệm vụ ASXH trên địa bàn.
45
Bảng 2.4. Tổng hợp tỷ lệ nợ đóng BHXH bắt buộc từ năm 2015-2018
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT Chỉ tiêu
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
Năm
2018
1
Chỉ tiêu phân đấu giảm nợ
được BHXH Việt Nam giao (%)
1,48 1,52 1,61 1,86
2 Số phải thu BHXH bắt buộc 540.308 563.245 630.644 678.530
3 Số nợ BHXH bắt buộc 7.825 8.055 7.182 10.180
4
Tỷ lệ nợ so với số phải thu
(3/2*100%)
1,45 1,43 1,14 1,50
Nguồn [1]
Nhận xét:
Theo Bảng 2.4, ta thấy tỷ lệ nợ BHXH bắt buộc so với số phải thu của BHXH
tỉnh Quảng Trị qua các năm luôn thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch phấn đấu giảm nợ của
BHXH Việt Nam giao, cụ thể: Năm 2015, tỷ lệ nợ là 1,45% trong khi đó BHXH Việt
Nam giao 1,48% (thấp hơn 0,03% so với BHXH Việt Nam giao); năm 2016, tỷ lệ nợ là
1,43% trong khi đó BHXH Việt Nam giao 1,52% (thấp hơn 0,09% so với BHXH Việt
Nam giao); năm 2017, tỷ lệ nợ là 1,14% trong khi đó BHXH Việt Nam giao 1,61%
(thấp hơn 0,47% so với BHXH Việt Nam giao); năm 2018, tỷ lệ nợ là 1,50% trong khi
đó BHXH Việt Nam giao 1,86% (thấp hơn 0,36% so với BHXH Việt Nam giao).
2.3.4.4. Công tác khai thác phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
BHXH tỉnh Quảng Trị xác định một trong những nhiệm vụ trong tâm hàng
năm là khai thác, phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN phấn đấu
năm sau luôn cao hơn năm trước và hằng năm luôn đạt và vượt kế hoạch BHXH
Việt Nam và UBND tỉnh giao.
Cũng phải xác định răng, việc khai thác, phát triển đối tượng gắn liền với tăng
số thu hằng năm, sẽ bổ sung và tăng trưởng quỹ BHXH một cách có hiệu quả. Mặt
khác, tăng diện bào phủ số người tham gia BHXH trên địa bàn toàn tỉnh.
46
Bảng 2.5. Tổng hợp tình hình phát triển đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc từ năm 2015-2018.
Khối loại hình đơn vị lao động
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số
lao
động
thực tế
đang
làm
việc
Số
lao
động
đáng
tham
gia
BHXH
bắt
buộc
Số còn
phải
khai
thác
Số
lao
động
thực tế
đang
làm
việc
Số
lao
động
đáng
tham
gia
BHXH
bắt
buộc
Số còn
phải
khai
thác
Số
lao
động
thực tế
đang
làm
việc
Số
lao
động
đáng
tham
gia
BHXH
bắt
buộc
Số còn
phải
khai
thác
Số
lao
động
thực tế
đang
làm
việc
Số
lao
động
đáng
tham
gia
BHXH
bắt
buộc
Số còn
phải khai
thác
B (1) (2)
(3)=(1)-
(2)
(4) (5)
(6)=(4)-
(5)
(7) (8)
(9)=(7)-
(8)
(10) (11)
(12)=(10)-
(11)
Doanh nghiệp Nhà nước 5.083 4.923 160 3.379 3.379 - 3.385 3.385 - 3.385 3.345 40
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 546 546 - 973 973 - 1.014 1.000 14 1.014 1.014 -
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 23.835 5.017 18.818 23.858 8.652 15.206 26.549 10.850 15.699 27.729 12.525 15.204
Khối Hành chính, sự nghiệp, Đảng, đoàn thể 30.158 30.001 157 29.903 29.903 - 29.471 29.471 - 28.768 28.697 71
Khối Ngoài Công lập 102 80 22 153 122 31 183 170 13 215 211 4
UBND xã, phường, thị trấn 2.646 2.646 - 2.725 2.725 - 2.756 2.756 - 2.737 2.737 -
Hợp tác xã 1.956 108 1.848 1.985 210 1.775 2.033 420 1.613 2.033 520 1.513
Hộ sản xuất kinh doanh cá thể 61.302 690 60.612 64.207 926 63.281 67.491 1.050 66.441 67.491 1.233 66.258
Cộng 125.628 44.011 81.617 127.183 46.890 80.293 132.882 49.102 83.780 133.372 50.282 83.090
Nguồn [1]
47
Từ Bảng 2.5, trên cho tay thấy, số lao động tham gia BHXH bắt buộc được tăng
dần qua các năm, cụ thể: năm 2015, số lao động tham gia là 44.011 lao động, thì năm
2016, là 46.890 lao động (tăng 2.879 lao động, tương ứng với 6,54%); năm 2017 là
49.012 lao động (tăng 2.212 lao động so với năm 2016, tương ứng 4,72%); năm 2018
là 50.282 lao động (tăng 1.180 lao động so với năm 2017, tương ứng với 2,40%).
Tuy số lao động năm sau cao hơn năm trước nhưng theo bảng số liệu trên thì
vấn đề cần phải xem xét là số lao động cần phải khai thác tham gia BHXH qua các
năm còn số lượng lớn chưa tham gia. Như năm 2015, số lao động còn phải khai thác
là 81.617 lao động, năm 2016 là 80.293 lao động, năm 2017 là 83.780 lao động,
năm 2018 là 83.090 lao động. Số đối tượng này chủ yếu nằm ở khối Doanh nghiệp
ngoài quốc doanh, Hợp tác xã và Hộ sản xuất kinh doanh cá thể.
2.3.5. Tình hình giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc của tỉnh
2.3.5.1. Chế độ Ốm đau
Bảng 2.6. Tình hình giải quyết chế độ ốm đau từ năm 2015 - 2018
Đơn vị tính: người/triệu đồng
Giải quyết
chế độ
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Lượt
người
Số
tiền
Lượt
người
Số
tiền
Lượt
người
Số tiền
Lượt
người
Số
tiền
Chế độ ốm đau
4.910
5.893
5.203
6.130
5.423
6.200 6.563
7.145
Nguồn [1]
Nhận xét:
Qua bảng 2.6, trên cho tay thấy, tình hình giải quyết chế độ ốm đau của BHXH
tỉnh Quảng Trị từ năm 2015-2018, được tăng dần qua các năm cụ thể: năm 2015,
BHXH tỉnh giải quyết cho 4.910 lượt người, với số tiền 5.893 triệu đồng; năm 2016,
giải quyết cho 5.203 lượt người, với số tiền 6.130 triệu đồng (tăng 293 lượt người,
tương ứng 5,97%; tăng 237 triệu đồng, tương ứng 4,02% so với năm 2015); năm 2017,
giải quyết cho 5.423 lượt người, với số tiền 6.200 triệu đồng (tăng 220 lượt người,
tương ứng 4,23%; tăng 70 triệu đồng, tương ứng 1,14% so với năm 2016); năm 2018,
giải quyết cho 6.563 lượt người, với số tiền 7.145 triệu đồng (tăng 1.140 lượt người,
tương ứng 21,02%; tăng 945 triệu đồng, tương ứng 15,24 % so với năm 2017).
48
2.3.5.2. Chế độ Thai sản
Bảng 2.7. Tình hình giải quyết chế độ thai sản từ năm 2015 - 2018
Đơn vị tính: người/triệu đồng
Giải quyết chế
độ
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Lượt
người
Số tiền
Lượt
người
Số tiền
Lượt
người
Số tiền
Lượt
người
Số tiền
Chế độ thai sản
2.577
61.865
2.595
65.700
6.591
68.303
6.625
70.100
Nguồn [1]
Nhận xét:
Qua bảng 2.7, trên cho tay thấy, tình hình giải quyết chế độ Thai sản của
BHXH tỉnh Quảng Trị từ năm 2015-2018, được tăng dần qua các năm cụ thể: năm
2015, BHXH tỉnh giải quyết cho 2.577 lượt người, với số tiền 61.865 triệu đồng;
năm 2016, giải quyết cho 2.595 lượt người, với số tiền 65.700 triệu đồng (tăng 18
lượt người, tương ứng 0,70%; tăng 3.835 triệu đồng, tương ứng 6,20% so với năm
20
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_bao_hiem_xa_hoi_bat_buoc_o_tinh.pdf