MỞ ĐẦU. 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA QLNN VỀ
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA S’TIÊNG .8
1.1. Một số khái khái niệm có liên quan . 8
1.1.1. Bảo tồn và bảo tồn văn hóa. 8
1.1.2. Dân tộc, dân tộc thiểu số. .8
1.1.3. Di sản, văn hóa, di sản văn hóa . 9
1.1.4. Phát huy văn hóa . 9
1.1.5. Quản lý và quản lý nhà nước. 12
1.2. Cơ sở lý luận. 13
1.2.1. Vai trò của Di sản văn hóa. 13
1.2.2. Quan hệ giữa “bảo tồn” và “phát huy” di sản văn hóa . 18
1.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc bảo tốn và phát huy di sản văn hóa
. 20
1.3. Cơ sở pháp lý . 24
1.3.1. Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa và bảo tồn
di sản văn hóa. 24
1.3.2. Một số văn bản pháp luật về di sản và bảo tồn di sản văn hóa. 25
1.3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với bảo tồn và phát huy di
sản văn hóa dân tộc. 26
1.3.4. Nội dung QLNN về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa . 28
1.3.5. Phương thức QLNN về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa . 29
Tiểu kết Chương 1 . 31
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ VIỆC BẢO TỒN
VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA DÂN TỘC S’TIÊNG TỈNH BÌNH
PHưỚC THỜI GIAN QUA. 32
134 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc S’tiêng trên địa bàn tỉnh Bình Phước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mẫu hoa văn “Dây
thừng”, mẫu hoa văn “Tóc phụ nữ” hay “Sâu cuốn chiếu”, mẫu hoa văn
“Khung bếp lửa”, mẫu hoa văn “Rắn mối”, “Hoa bầu”,Các loại hoa văn và
trang phục của đồng bào S‟tiêng được tổ chức trên cơ sở phối hợp năm màu:
đen, trắng, đỏ, xanh, vàng, mỗi màu mang một ý nghĩa riêng. Cụ thể, màu đen
làm màu nền vải, theo quan niệm của đồng bào S‟tiêng nền vải màu đen đặc
trưng cho đất đai, gắn bó với cuộc đời của họ (từ khi sinh ra đến khi mất đi).
Màu trắng là màu của sự tinh khiết, màu của mây, nước. Màu đỏ (nâu) là màu
của đất đỏ bazan, màu đỏ tương trưng cho sự đam mê, khát vọng tình yêu.
Màu xanh là màu của lá lúa, màu của cây cỏ, của đất trời. Màu vàng là màu
của hạt lúa, của ánh sáng.
(xin xem ý nghĩa của hoa văn trang phục S‟tiêng trong công trình nghiên cứu
khoa học do Huỳnh Thanh chủ nhiệm đề tài, [27, tr.24-26].
Tương tự trong thực đơn ẩm thực truyền thống của dân tộc S‟tiêng có
tám món ăn (06 món ăn và 02 món uống): Cơm ống rừng, cơm nắm là tiu
43
bình, canh bổi, tiết trâu nấu lá nhíp, thịt trâu đọt mây nướng, cà tím nướng,
nước khổ qua vò rượu cần. Nguyên liệu để tạo các món ăn và đồ uống trên
đây là những thứ gắn liền với cuộc sống của người S‟tiêng: gạo nếp, gạo tẻ,
đậu đỏ, lá nhíp, đọt mây, thịt heo, thịt trâu, tiết trâu, cà tím, mướp, măng
rừng,
Cũng cần nói thêm, có nhiều di sản văn hóa của dân tộc S‟tiêng có mặt
ở nhiều dân tộc thiểu số khác ở miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên: di sản
văn hóa cồng chiêng, trường ca, sử thi, rượu cần, ẩm thực,Song ngay ở
những di sản văn hóa này, di sản văn hóa S‟tiêng vẫn thể hiện bản sắc riêng
của mình. Chẳng hạn, cồng chiêng là di sản văn hóa của nhiều dân tộc như Ba
Na, Ê Đê, JaRai,song trong khi bộ cồng chiêng của các dân tộc BaNa, Ê
Đê, JaRai,to hơn, dày hơn và âm thanh trầm hơn, vang hơn, mang đậm âm
hưởng hung vĩ của núi rừng Tây Nguyên. Ngược lại, bộ cồng chiêng của dân
tộc S‟tiêng nhỏ hơn, mỏng hơn và âm thanh bổng hơn, thanh thót hơn.
2.3. Hoạt động quản lý nhà nƣớc về bảo tồn di sản văn hóa dân tộc
S’tiêng trong thời gian qua
2.3.1. Ban hành văn bản QLNN về bảo tồn di sản văn hóa S’tiêng
*Văn bản của Tỉnh ủy Bình Phước
Để triển khai các văn bản của Trung ương và nội dung văn kiện Đại hội
Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Phước lần thứ VII, thứ VIII và IX. Tỉnh ủy Bình
Phước đã ban hành nhiều văn bản về phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình
Phước nói chung, về phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số nói
riêng, công tác dân tộc, về việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia
giảm nghèo bền vững. Xin dẫn một vài văn bản quan trọng như sau:
- Nghị quyết số 07/NQ-TU ngày 30/10/1998 của Tỉnh ủy về phát triển
kinh tế - xã hội vùng miền núi – dân tộc tỉnh Bình Phước.
- Chương trình hành động số 20/CTr/TU ngày 16/6/2003 của Tỉnh ủy
44
về thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa IX về “công tác dân tộc”.
- Chỉ thị số 28-CT/TU ngày 03/7/2013 của Tỉnh ủy về tăng cường thực
hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
Trong các văn bản này, Tỉnh ủy Bình Phước đặc biệt quan tâm đến công
tác bảo tồn di sản văn hóa các DTTS, trong đó có di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng.
Tỉnh ủy xác định công tác bảo tồn di sản văn hóa các DTTS phải gắn với phát
triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho đồng bào dân
tộc.
*Văn bản của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước
Ngay sau các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND)
tỉnh đã ban hành nhiều Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng
bào DTTS, về các dự án phát triển cơ sở hạ tầng vùng DTTS, về chính sách
đối với già làng là người DTTS.
- Nghị quyết số 24/2001/NQ-HĐND về thông qua Đề án Chương trình
giải quyết việc làm giai đoạn 2001-2005.
- Nghị quyết số 17/2013/NQ-HĐND về thông qua Đề án đẩy mạnh
giảm nghèo bền vững cho đồng bào DTTS tỉnh Bình Phước giai đoạn 2014-
2015 và định hướng đến năm 2020.
- Nghị quyết số 27/2016/NQ-HĐND quy định Chính sách đối với già
làng trong đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh.
Cũng như Tỉnh ủy, HĐND tỉnh nhấn mạnh cần gắn việc bảo tồn di sản
văn hóa các DTTS với các chương trình kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm
và đời sống của người dân.
*Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy,
HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành một loạt Quyết định, Chỉ thị, Kế hoạch,
Chương trình, Đề án về phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS. Một số văn
45
bản quan trọng trong thời gian gần đây gồm:
- Quyết định số 113/QĐ-UBND ngày 14/01/2014 của UBND tỉnh về
thực hiện Đề án “Đẩy mạnh giảm nghèo bền vững cho đồng bào DTTS tỉnh
Bình Phước giai đoạn 2014-2015, định hướng đến năm 2020” theo Nghị
quyết số 17/2017/NQ-HĐND ngày 13/12/2017 của HĐND tỉnh.
- Kế hoạch số 41/KH-UBND ngày 21/02/2014 của UBND tỉnh về việc
triển khai Chiến lược và Chương trình hành động thực hiện chiến lược công
tác dân tộc đến năm 2020.
- Kế hoạch số 42/KH-UBND ngày 02/3/2015 của UBND tỉnh về triển
khai thực hiện Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 10/9/2014 của Thủ tướng Chính
phủ về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc.
Về công tác bảo tồn di sản văn hóa các DTTS, ngoài một số nội dung
được trình bày trong các văn bản về phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS,
UBND tỉnh Bình Phước đã có một số văn bản riêng:
- Kế hoạch số 39/KH-UBND ngày 24/02/2015 về Kiểm kê di sản văn
hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
- Kế hoạch số 81/KH-UBND ngày 08/4/2015 thực hiện Đề án “Bảo tồn,
phát triển văn hóa các DTTS Việt Nam đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Bình
Phước.
- Quyết định số 24/2017/QĐ-UBND ngày 05/6/2017 của UBND tỉnh về
việc ban hành quy định thực hiện chính sách đối với già làng tiêu biểu xuất
sắc trong đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
- Quyết định số 51/2017/QĐ-UBND ngày 15/10/2017 của UBND tỉnh
về việc phát triển Khu bảo tồn văn hóa dân tộc sóc Bom Bo giai đoạn 2018-
2020.
Tất cả các văn bản của UBND tỉnh Bình Phước tập trung vào việc tăng
cường QLNN đối với công tác bảo tồn di sản văn hóa các DTTS, trong đó có
46
dân tộc S‟tiêng, gắn công tác này với việc phát triển kinh tê – xã hội của địa
phương và nâng cao đời sống cho nhân dân.
2.3.2. Tổ chức bộ máy QLNN về bảo tồn di sản văn hóa
Để bảo tồn di sản văn hóa các DTTS (kể cả dân tộc Kinh). Bình Phước
đã xây dựng tổ chức một bộ máy quản lý như sau:
Cấp
tỉnh
Cấp
huyện
Cấp
xã
Ghi chú: : Quan hệ chỉ đạo.
: Quan hệ phối hợp triển khai.
Trong lược đồ này: Quan hệ giữa sở VHTT&DL với phòng Quản lý di
sản, giữa phòng Văn hóa Thông tin với tổ Quản lý di sản là quan hệ chỉ đạo
giữa các đơn vị cùng cấp, còn quan hệ giữa Sở VHTT&DL với Phòng Văn
hóa Thôn tin và Ban Văn hóa xã là quan hệ chỉ đạo giữa cấp trên và cấp dưới.
Quan hệ giữa Trung tâm Văn hóa tỉnh với Sở VHTT&DL, giữa Trung
tâm Văn hóa Thể thao huyện với Phòng Văn hóa Thông tin, giữa Nhà Văn
hóa xã với Ban Văn hóa xã là quan hệ giữa đơn vị chuyên môn với cơ quan
QLNN.
Các đơn vị quản lý văn hóa các cấp phối hợp và thực hiện một số nội
Sở VH-TT&DL Phòng QL
di sản
Trung tâm Văn hóa thể
thao tỉnh
Phòng Văn hóa Thông tin
Tổ quản lý di sản
Trung tâm Văn hóa thể
thao huyện
Ban Văn hóa xã Chuyên
viên
Nhà Văn hóa xã
47
dung liên quan đến bảo tồn di sản văn hóa từ các cơ quan QLNN.
Do định biên nhân sự nên phòng Quản lý di sản thuộc Sở VHTT&DL,
tổ (bộ phận) quản lý di sản thuộc Phòng Văn hóa Thông tin có số lượng khá ít
từ 3-5 người (Phòng quản lý di sản), 2-3 người (Tổ quản lý di sản). Vì thế, bộ
phận quản lý di sản có trách nhiệm theo dõi, quản lý di sản văn hóa của tất cả
các dân tộc trên địa bàn, không có chuyên trách riêng cho một dân tộc nào.
2.3.3. Hoạt động QLNN đối với việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc
S'tiêng
*Một số hoạt động chủ yếu
Trong thời gian qua, chính quyền các cấp của tỉnh Bình Phước đã tiến
hành các hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc
S‟tiêng. Một số hoạt động cụ thể bao gồm:
- Tuyên truyền và giáo dục cho đồng bào S‟tiêng nhận thức được vai
trò, giá trị của di sản văn hóa S‟tiêng. Từ đó, nâng cao ý thức, trách nhiệm của
đồng bào S‟tiêng trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của
tộc họ. Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục được tiến hành bằng nhiều hình
thức như thông qua hoạt động của tổ chức đoàn thể xã hội; phát huy vai trò,
uy tín của già làng và những người có uy tín trong cộng đồng dân tộc S‟tiêng;
qua các Trung tâm Văn hóa và Nhà văn hóa ở cả ba cấp (tỉnh, huyện, xã), đặc
biệt là qua các thiết chế văn hóa cơ sở, qua các chương trình phát thanh tiếng
S‟tiêng.
- Khuyến khích, động viên, tạo điều kiện cho mọi người dân S‟tiêng
sưu tầm, truyền bá, tái hiện các di sản văn hóa S‟tiêng. Cụ thể, ngoài vốn ca
dao, dân ca đã có 150 bản sử S‟tiêng và Mnông đã được ghi chép và chỉnh lý;
sưu tầm hơn 380 hiện vật có giá trị như các dụng cụ sử dụng sản xuất nông
lâm nghiệp, trang phục và trang sức truyền thống.
- Xây dựng và sử dụng có hiệu quả các thiết chế văn hóa cở cơ sở.
48
Trong vòng 10 năm (2000-2010), Bình Phước đã xây dựng được 213 Nhà văn
hóa cộng đồng thôn, ấp đặc trưng, phong tục tập quán của từng vùng đồng
bào dân tộc. Nhà văn hóa cộng đồng là nơi tổ chức hội họp, trao đổi hát múa,
vui chơi.
- Tổ chức triển khai các đề tài nghiên cứu về di sản văn hóa S‟tiêng.
Ví dụ: Đề tài “ Nghiên cứu bảo tồn và phát huy trang phục, ẩm thực
truyền thống của đồng bào dân tộc S‟tiêng tỉnh Bình Phước” do ban dân tộc
tỉnh Bình Phước chủ trì, Ông Huỳnh Thanh là chủ nhiệm đề tài. Công trình
khoa học này đã được nghiệm thu và đã triển khai thực hiện ở nhiều xã của
đồng bào S‟tiêng. Cụ thể, mô hình phát triển văn hóa ẩm thực truyền thống
dân tộc S‟tiêng đang được triển khai ở sóc Bom Bo, xã Bình Minh, huyện Bù
Đăng. Mô hình phát triển nghề dệt truyền thống dân tộc S‟tiêng cũng được
tiến hành tại sóc Bom Bo và cơ sở dệt thổ cẩm ở xã Thanh An, huyện Hớn
Quản.
Các đề tài khoa học về sử thi, lễ hội lập làng mới, của dân tộc S‟tiêng
đang được triển khai.
- Tổ chức thường xuyên các lễ hội truyền thống của các DTTS ở các
huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Trong đó, có các lễ hội truyền
thống của dân tộc S‟tiêng như lễ hội lập làng mới, lễ hội mừng lúa mới, lễ hội
đâm trâu.
- Triển khai một loạt dự án về bảo tồn di sản văn hóa S‟tiêng: dự án
“Tổng điều tra di sản văn hóa phi vật thể của người S‟tiêng”, dự án “Ứng xử
với môi trường tự nhiên của người S‟tiêng ở Bình Phước”, dự án “Sưu tầm,
phục dựng trưng bày nhà dài truyền thống tại di tích Bom Bo, huyện Bù
Đăng”, dự án “Phục dựng lễ hội lập làng mới của người S‟tiêng ở Bình
Phước”, dự án “Nghiên cứu, khảo sát và định dạng âm nhạc của người S‟tiêng
Bình Phước”, dự án “Khu bảo tồn văn hóa S‟tiêng sóc Bom Bo”, dự án “Khu
49
di tích Quốc gia đặc biệt Căn cứ Bộ chỉ huy quân giải phóng miến Nam Việt
Nam”, dự án “Khu du lịch tâm linh núi Bà Rá”,
*Đánh giá
+ Kết quả đạt được
Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng ở
tỉnh Bình Phước trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận:
- Ý thức, trách nhiệm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của
đồng bào S‟tiêng được nâng lên đáng kể. Sự tham gia đông đảo của đồng bào
S‟tiêng ở các nhà văn hoá thôn, ấp, xã vào các sinh hoạt văn hóa như kể
chuyện dân gian, diễn xướng, múa hát dân gian,là những minh chứng. Có
150 bản sử thi của người S‟tiêng và người Mnông đã được sưu tầm nhờ sự hỗ
trợ đắc lực của đồng bào S‟tiêng với các tác giả sưu tầm.
- Di sản văn hóa S‟tiêng không chỉ đã được bảo tồn, gìn giữ mà bước
đầu phát huy được giá trị của nó. Nhiều người biết đến di sản văn hóa dân tộc
S‟tiêng, nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đã đến với Khu bảo tồn Văn
hóa sóc Bom Bo – nơi trưng bày nhiều mặt hàng truyền thống của đồng bào
S‟tiêng như thổ cẩm, rượu cần và văn hóa ẩm thực.
- Gắn với công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa S‟tiêng
với việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của các DTTS trên địa bàn tỉnh
Bình Phước đã có nhiều chuyển biến tích cực:
Về kinh tế, quá trình khôi phục các làng nghề truyền thống (nghề dệt
thổ cẩm, đan lát, ẩm thực), triển khai các dự án xây dựng và phát triển các
làng văn hóa – du lịch đã thúc đẩy ngành du lịch sinh thái phát triển, đồng
thời tạo công ăn, việc làm cho người dân địa phương, góp phần cải thiện và
nâng cao đời sống cho đông bào DTTS.
Về văn hóa, xã hội: quá trình triển khai các dự án, đã mang lại không
khí vui tươi, lành mạnh cho đồng bào ở các thôn, ấp. Các tập tục, cưới hỏi, ma
50
chay, thờ cúng của đồng bào DTTS từng bước được thực hiện văn minh, đậm
đà bản sắc dân tộc. Một bộ phận người dân S‟tiêng, đặc biệt là lớp trẻ trước
đây chạy theo văn hóa phương Tây, coi thường văn hóa dân tộc, giờ đây đã
bắt đầu tỉnh ngộ, đã bắt đầu quan tâm đến di sản văn hóa mà tổ tiên họ tạo
dựng nên. Cuộc vận động xây dựng nếp sống mới, văn hóa mới đã được triển
khai đến từng gia đình, từng thôn, từng ấp. Đời sống của người dân đã có
nhiều thay đổi tích cực.
- Thông qua hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các
DTTS trong đó có dân tộc S‟tiêng. Bình Phước đã kết nối được với nhiều địa
phương trong cả nước và bước đầu đã mở rộng giao lưu, hội nhập với thế giới.
Những kết quả đạt được trên đây xuất phát từ một số nguyên nhân sau:
- Sự nhất trí của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và UBND tỉnh xung quanh công
tác bảo tồn di sản văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh được thể hiện từ nhận
thức đến hướng đi và tiến trình triển khai việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc.
- Bình Phước đã có quan điểm và chiến lược đúng đắn đối với công tác
bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. Đó là gắn chặt công tác bảo tồn di sản văn hóa
dân tộc với việc phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho người dân
địa phương.
- Công tác bảo tồn di sản văn hóa các dân tộc của Bình Phước đã tạo
được sự đồng thuận của đồng bào các dân tộc, được đồng bào các dân tộc ủng
hộ và tham gia.
+ Tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động QLNN đối với công tác
bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng ở Bình Phước còn
một số tồn tại, hạn chế như sau:
- Các bước đi trong công tác bảo tồn di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng
chưa thật sự hợp lý. Trước hết, để bảo tồn văn hóa dân tộc S‟tiêng, bước đầu
51
cần phải tiến hành tổng điều tra kho tàng các di sản văn hóa (bao gồm di sản
văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể), qua đó hoạch định tiến trình, kế
hoạch bảo vệ các di sản, xác định sự ưu tiên bảo vệ đối với các di sản, di sản
nào cần có thêm dữ liệu để có một kết luận chính xác. Tuy nhiên, trên thực tế
cho thấy các địa phương chưa theo đúng quy trình. Những bước đi này chưa
được địa phương tiến hành ngay từ đầu, bước đi này hiện nay đang được triển
khai, chưa kết thúc. Các dự án, các chương trình bảo tồn di sản văn hóa
S‟tiêng được triển khai thời gian qua không thật sự bài bản.
- Địa phương đưa ra quá nhiều chương trình, dự án, đề án bảo tồn di
sản văn hóa S‟tiêng, trong khi các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực) phục
vụ cho các chương trình, dự án, đề án lại hạn hẹp. Do đó việc triển khai các
chương trình, dự án, đề án gặp không ít khó khăn, kết quả thực hiện còn nhiều
hạn chế.
Công trình nghiên cứu khoa học về trang phục và ẩm thực truyền thống
của dân tộc S‟tiêng do Ban Dân tộc tỉnh chủ trì và ông Huỳnh Thanh làm chủ
nhiệm đề tài được tiến hành công phu, đã nghiệm thu và đã đưa vào thử
nghiệm. Song vấn đề đặt ra là giải quyết đầu ra cho các mặt hàng dệt thổ cẩm
và cho các món ẩm thực như thế nào? Hiện chưa có hướng đi cụ thể cho
những vấn đề đặt ra.
- Di sản văn hóa gắn liền với từng cộng đồng dân tộc. Công tác bảo tồn
di sản văn hóa là trách nhiệm của tất cả các lực lượng trong hệ thống chính trị
và của toàn xã hội. Theo đó, xã hội hóa (XHH) là một giải pháp rất quan
trọng của công tác bảo tồn di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng. Nhưng giải pháp
này chưa được các cấp chính quyền ở Bình Phước chú trọng và quan tâm
đúng mức. Sự tham gia của một số ngành chức năng đối với công tác bảo tồn
di sản văn hóa S‟tiêng còn hạn chế. Chẳng hạn, vai trò của ngành du lịch đối
với công tác bảo tồn di sản văn hóa S‟tiêng như thế nào?
52
- Việc triển khai đề án “bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số
Việt Nam đến năm 2020” còn chậm. Cụ thể: từ 27/7/2011 Thủ tướng Chính phủ
đã phê duyệt đề án nêu trên [34], nhưng mãi đến năm 2015, UBND tỉnh Bình
Phước mới ban hành kế hoạch thực hiện đề án “bảo tồn, phát triển văn hóa các
dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Bình Phước[39].
Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế:
- Nhận thức và trách nhiệm của các cơ quan chức năng, các tổ chức
đoàn thể xã hội đối với công tác bảo tồn di sản văn hóa dân tộc chưa đầy đủ,
thiếu sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ khi tiến hành XHH công tác bảo tồn di
sản văn hóa. Có một số đơn vị, tổ chức khai thác công tác bảo tồn di sản văn
hóa S‟tiêng theo hướng thương mại hóa, chạy theo lợi nhuận.
- Là một tỉnh mới được thành lập, kinh tế còn nghèo, đời sống của
người dân còn gặp nhiều khó khăn. Vì thế, nguồn tài chính phục vụ cho công
tác bảo tồn di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng còn hết sức eo hẹp. Một số chương
trình, dự án, đề án bảo tồn di sản văn hóa S‟tiêng không đủ kinh phí để triển
khai. Do đó, tỉnh không thể tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn kỹ thuật
cho đội ngũ làm công tác bảo tồn di sản văn hóa. Hơn nữa, cơ cấu tổ chức và
phương thức tổ chức triển khai công tác bảo tồn di sản văn hóa S‟tiêng của
các cơ quan QLNN còn có những điểm cần được bổ sung và xem xét lại cho
phù hợp với điều kiện mới.
- Trình độ dân trí thấp, đời sống khó khăn, thiếu thốn nên một bộ phận
người dân S‟tiêng không thật mặn mà với công tác bảo tồn di sản văn hóa của
dân tộc mình. Một số ít khác do nhận thức hạn chế đã không chịu từ bỏ những
phong tục, tập quán lạc hậu.
- Một số cán bộ, công chức và người lao động tham gia hoạt động
QLNN trong việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng trình độ chuyên môn
còn thấp.
53
2.4. Một số vấn đề đặt ra về công tác bảo tồn di sản văn hóa S’tiêng
Từ những kết quả đạt được và những hạn chế, tồn tại của công tác bảo
tồn di sản văn hóa S‟tiêng thời gian qua, có nhiều vấn đề đặt ra đối với hoạt
động QLNN về bảo tồn di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng trong thời gian tới.
- Thứ nhất, xây dựng một quan niệm đúng đắn về bảo tồn di sản văn
hóa dân tộc phù hợp với điều kiện mới. Đây là vấn đề quan trọng, ảnh hưởng
trực tiếp đến việc xây dựng chiến lược cũng như đề ra các giải pháp và tiến
trình triển khai hoạt động QLNN đối với công tác bảo tồn di sản văn hóa dân
tộc. Một khi quan niệm không chính xác, không phù hợp sẽ kéo theo những
sai lầm trong chiến lược cũng như các giải pháp và tiến trình tổ chức hoạt
động QLNN đối với việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc.
Bảo tồn di sản văn hóa dân tộc phải luôn được gắn với giai đoạn lịch sử
phát triển cụ thể của đất nước cùng với tình hình chuyển biến trên thế giới.
Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, mở rông quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới về mọi mặt
trong đó có văn hóa. Đây là cơ hội cho đất nước phát triển nhưng cũng có
nhiều thách thức được đặt ra đặc biệt là sự bảo tồn các di sản văn hóa các dân
tộc. Sự giao lưu, hội nhập của văn hóa phương Tây đã tác động không nhỏ tới
sự mai một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của nhân dân ta, và dân tộc
S‟tiêng ở Bình Phước cũng không ngoại lệ. Vì vậy, công tác bảo tồn di sản
văn hóa dân tộc S‟tiêng ở Bình Phước cần được nhìn nhận trên quan điểm
phát triển của đất nước và thế giới.
- Thứ hai, trách nhiệm của cộng đồng và xã hội đối với việc bảo tồn di
sản văn hóa dân tộc.
Di sản văn hóa của cộng đồng dân tộc S‟tiêng là tài sản riêng có của
dân tộc S‟tiêng nhưng cũng là tài sản vô giá của cả dân tộc Việt Nam. Vì vậy,
bảo tồn di sản văn hóa S‟tiêng không chỉ là trách nhiệm của đồng bào S‟tiêng
54
mà là của toàn thể dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế lâu nay việc bảo tồn
di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng thường được giao cho chính quyền địa phương,
nơi có đồng bào dân tộc S‟tiêng sinh sống và xem như đó là trách nhiệm của
địa phương và của đồng bào dân tộc ấy.
Hiển nhiên ai cũng hiểu điều này, nhưng trong thực tế lâu nay việc bảo
tồn văn hóa của một dân tộc, ở một số địa phương hay địa bàn thường “giao
khoán” cho cộng đồng dân tộc ấy và cho chính quyền địa phương. Các cộng
đồng dân tộc khác gần như đứng ngoài cuộc. Một số tổ chức đoàn thể xã hội,
một số đơn vi coi công tác bảo tồn di sản văn hóa không phải là chức năng,
trách nhiệm của họ. Thậm chí có đơn vị, tổ chức và cá nhân “ mượn” hay lợi
dụng danh nghĩa bảo tồn di sản văn hóa để trục lợi.
Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định rõ vai trò, trách nhiệm của cộng
đồng các dân tộc, của các lực lượng trong hệ thống chính trị, của xã hội đối
với việc phát triển văn hóa, giáo dục,...trong đó có việc bảo tồn di sản văn hóa
thông qua một chủ trương lớn, rất quan trọng đó là xã hội hóa. Vì vậy, các tổ
chức đoàn thể, các đơn vị, các địa phương khác trên địa bàn tỉnh Bình Phước
cần nhận thức vai trò, trách nhiệm trong công tác bảo tồn di sản văn hóa các
dân tộc, đặc biệt là văn hóa dân tộc S‟tiêng trên địa bàn tỉnh.
- Thứ ba, đổi mới QLNN đối với công tác bảo tồn di sản văn hóa dân
tộc S‟tiêng. QLNN đóng vai trò then chốt quyết định đến kết quả bảo tồn di
sản văn hóa.
Như đã nêu ở tiết b, phần 2.3.3.2 ở trên, một trong những nguyên nhân
dẫn đến những tồn tại, đối với quản lý bảo tồn di sản văn hóa S‟tiêng nằm ở
khâu QLNN (từ việc đào tạo đội ngũ làm công tác bảo tồn đến phương thức
triển khai các dự án, chương trình, đề án bảo tồn và việc huy động các nguồn
lực,...). Từ đây, đổi mới QLNN vừa là đòi hỏi vừa là điều kiện cần thiết để
công tác bảo tồn di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng có hiệu quả hơn.
55
- Thứ tư, xác định mối quan hệ giữa việc triển khai các chương trình,
dự án, đề án bảo tồn di sản văn hóa với khả năng đầu tư cho hoạt động triển
khai thực hiện có hiệu quả thông qua các chương trình, dự án, đề án.
Thời gian qua, Bình Phước đã triển khai hàng loạt các chương trình, dự
án, đề án bảo tồn di sản văn hóa các dân tộc ở địa phương, trong đó có di sản
văn hóa S‟tiêng. Điều này cho thấy sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND và
UBND tỉnh đối với việc bảo tồn di sản văn hóa các DTTS. Tuy nhiên, khi
triển khai tất cả các dự án, chương trình bảo tồn di sản văn hóa đều cần có
nguồn kinh phí lớn, nhân lực có trình chuyên môn về bảo tồn và được trang bị
đầy đủ máy móc, thiết bị phục vụ cho công tác bảo tồn. Trong khí đó, chính
quyền địa phương đang gặp không ít khó khăn mọi mặt về kinh phí, ngân
sách hạn hẹp, lực lượng làm công tác bảo tồn vừa mỏng về lượng vừa yếu về
trình độ chuyên môn. Địa phương muốn đào tạo, bồi dưỡng nhanh một lực
lượng có chuyên môn làm công tác bảo tồn nhưng không có kinh phí. Hơn
nữa, chính quyền địa phương lúng túng, chưa giải quyết được đầu ra cho các
sản phẩm làm ra từ các chương trình, dự án bảo tồn di sản văn hóa. Chẳng
hạn, trang phục, hàng dệt thổ cẩm của dân tộc S‟tiêng (từ “Dự án bảo tồn
trang phục truyền thống của dân tộc S‟tiêng”) hiện chưa tìm được nơi tiêu thụ.
Từ đây, một vấn đề đặt ra cho các cơ quan QLNN ở địa phương là xác định
lại mối quan hệ giữa việc triển khai các dự án, chương trình bảo tồn di sản
văn hóa S‟tiêng và việc đầu tư cho các chương trình, dự án này. Cần phải làm
rõ một loạt các vấn đề triển khai bao nhiêu dự án, mỗi dự án cần đầu tư bao
nhiêu, kinh phí, nhân lực, trang thiết bị? Ở mỗi giai đoạn cụ thể, ví dụ giai
đoạn 2018-2020, cần triển bao nhiêu dự án và những dự án nào? Cần đầu tư
bao nhiêu nhân lực, ai là người chịu trách nhiệm trong việc triển khai thực
hiện? Lộ trình triển khai một dự án và lộ trình đầu tư ? Thêm nữa, cần phải
xác định hoạt động bảo tồn di sản văn hóa S‟tiêng trong mối quan hệ với việc
56
bảo tồn di sản văn hóa các dân tộc khác trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Từ đó,
xác định được chương trình nào, dự án nào, của dân tộc nào được đầu từ trước
và đầu tư sau cho hợp lý và hiệu quả. Cần có nguyên tắc rõ ràng, chính xác
khi triển khai hoạt động nhằm nâng cao công tác QLNN về bảo tồn di sản văn
hóa dân tộc S‟tiêng và di sản văn hóa các dân tộc Việt Nam hiện nay.
Thứ năm, kết nối và mở rộng giao lưu, hợp tác về bảo tồn di sản văn
hóa.
Việt Nam đã và đang mở rộng giao lưu, hội nhập và hợp tác quốc tế.
Quá trình này mang đến cơ hội, thuận lợi và thách thức rất lớn cho việc bảo
tồn di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng cũng như toàn thể các dân tộc.
Quá trình giao lưu, hội hập, tiếp thu những tinh hoa văn hóa, bản sắ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_bao_ton_va_phat_huy_van_hoa_dan.pdf