Luận văn Quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng ở huyện Cư jút, tỉnh Đắk Nông

MỞ ĐẦU.1

1. Tính cấp thiết của đề tài.1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.2

3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn.6

3.1. Mục đích.6

3.2. Nhiệm vụ .6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.6

4.1. Đối tượng nghiên cứu.6

4.2. Phạm vi nghiên cứu.6

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn .6

5.1. Phương pháp luận .6

5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể.7

6. Đóng góp mới của luận văn.8

6.1. Ý nghĩa lý luận của luận văn .8

6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn .8

7. Kết cấu của luận văn .9

Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG VÀ

PHÁT TRIỂN RỪNG.10

1.1. Những vấn đề chung về bảo vệ và phát triển rừng.10

1.2. Quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng.20

1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về công tác bảo vệ và phát triển rừng ở một số

nước trên thế giới, một số địa phương và bài học rút ra áp dụng cho huyện Cư Jút,

tỉnh Đắk Nông .35

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN

RỪNG Ở HUYỆN Cư JÚT, TỈNH ĐẮK NÔNG .42

2.1. Tình hình bảo vệ và phát triển rừng ở huyện Cư Jút.42

pdf158 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng ở huyện Cư jút, tỉnh Đắk Nông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i và môi trường. Mặc dù đạt được những kết quả trên công tác giao đất, giao rừng ở huyện Cư Jút – tỉnh Đắk Nông còn một số hạn chế sau: Một là, việc giao đất, giao rừng chưa chặt chẽ (về giao đất ngoài thực địa cũng như về lập hồ sơ thủ tục) chưa thực hiện đúng theo Phương án GĐGR được 66 UBND tỉnh phê duyệt. Bởi lý do các hộ định cư tiếp giáp với rừng và các hộ di cư tự do, chưa có hộ khẩu thường trú tại địa phương, tình trạng mua bán sang nhượng trái phép của các hộ thuộc các thành phần dân tộc khác nhau. Do vậy việc giao đất, giao rừng để quản lý, bảo vệ rừng không hiệu quả, các hành vi lấn chiếm, chặt phá rừng xảy ra thường xuyên, gay gắt, phức tạp dẫn đến diện tích rừng trồng bị giảm sút mạnh. Hai là, thiếu các chính sách hỗ trợ các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân trong quản lý, bảo vệ và kinh doanh trên diện tích được giao, cơ chế hưởng lợi khi nhận rừng còn thấp, chưa đủ điều kiện để người dân có đủ nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Người dân chỉ dựa vào nguồn quỹ chi trả dịch vụ môi trường rừng để thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ và phát triển rừng nên rất khó khăn; diện tích rừng được giao chủ yếu là rừng có trữ lượng thấp, chất lượng rừng kém, lâm sản ngoài gỗ ít nên đời sống của người dân tham gia nhận rừng, nhận đất chưa được cải thiện. Ba là, rừng được giao cho các hộ gia đình, cá nhân thường là rừng nghèo, xa khu dân cư, địa hình phức tạp, khó quản lý bảo vệ. Nhà nước chưa có có chính sách hỗ trợ cho người dân sau giao rừng, trong khi đó, người dân nhận rừng là những người nghèo, không đủ điều kiện để sản xuất, kinh doanh trên diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao; thiếu vốn, thiếu kỹ thuật và cần có thu nhập trước mắt để trang trải cuộc sống. Vì vậy, người dân không thiết tha với việc BV&PTR do rừng không đem lại lợi ích cho họ. Kết quả khảo sát, điều tra được chỉ ra ở bảng 2.8 của phụ lục 02 và biểu đồ 2.2. 67 0 5 10 15 20 Diện tích rừng xa, đi lại khó khăn Thiếu cán bộ hướng dẫn kỹ thuật Thiếu thông tin thị trường Lực lượng tuần tra Chưa được tập huấn chuyên môn nghiệp vụ Không có chức năng xử lý Có phù hợp - vừa - đồng ý Không Biểu đồ 2.2. Những hạn chế trong BV&PTR đối với các hộ gia đình, cá nhân nhận GĐGR ở huyện Cư Jút Biểu đồ 2.3. Những hạn chế trong hưởng lợi từ rừng đối với các hộ gia đình, cá nhân nhận GĐGR ở huyện Cư Jút Nguồn: Kết quả xử lý phiếu khảo sát 68 Qua khảo sát, điều tra, kết quả chỉ ra và được mô tả ở biểu đồ 2.3 và bảng 2.8 của phụ lục 02. Đa số hộ dân được khảo sát đều cho rằng đối tượng giao là rừng nghèo, thiếu vốn để sản xuất kinh doanh rừng, cơ chế hưởng lợi còn phức tạp dẫn đến người dân nhận GĐGR hầu như trên thực tế chưa được hưởng lợi từ rừng, phải mất nhiều thời gian do thực hiện phục hồi rừng. Bốn là, chưa có sự phối hợp hiệu quả giữa ngành Lâm nghiệp và ngành Tài nguyên và Môi trường. Hệ thống có sở dữ liệu, bản đồ, các chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất lâm nghiệp không thống nhất giữa hai ngành dẫn đến tình trạng số liệu thống kê, kiểm kê đất lâm nghiệp còn chênh lệch. 2.2.4. Tuyên truyền phổ biến pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, của Huyện ủy, UBND Huyện; sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện; sự phấn đấu nỗ lực, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách của công chức, viên chức, lực lượng bảo vệ rừng của huyện, nên công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản, phòng cháy chữa cháy rừng đã đạt được kết quả ngày càng cao; an ninh rừng ổn định theo hướng bền vững, không có “tụ điểm”, “điểm nóng” về phá rừng, khai thác, buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép; cháy rừng cơ bản được kiểm soát Để đạt được kết quả nêu trên, lãnh đạo UBND huyện luôn xác định: Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật bảo vệ và phát triển rừng phải đi trước một bước, để làm thay đổi nhận thức của cấp uỷ, chính quyền cơ sở, chủ rừng, người dân về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi trong công tác BV&PTR; từ đó mới làm thay đổi được hành vi của toàn xã hội tích cực tham gia BV&PTR; việc tuyên truyền phải kiên trì, thực hiện thường xuyên, đồng bộ, với nhiều hình thức, theo kiểu “Mưa dầm thấm lâu”, nội dung tuyên truyền vừa bám vào những quy định của Luật BV&PTR vừa phải vận dụng phù hợp với phong tục tập quán, nhận thức của người dân và phải huy động được mọi ngành, mọi cấp vào cuộc làm công tác tuyên truyền, giáo dục, pháp luật BV&PTR mới có hiệu quả 69 Từ nhận thức đó, ngày 26/10/2015, Kiểm lâm huyện đã phối hợp với Ban Dân vận, Ban Tuyên giáo, Văn phòng huyện ủy, huyện Đoàn ký kết Kế hoạch liên tịch số 01/KHLT/BDV-BTG-VPHU-ĐTN-CCKL về phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật BV&PTR, PCCCR. Trong đó, Ban Tuyên giáo huyện uỷ thực hiện định hướng tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, các cơ quan thông tấn báo chí tuyên truyền về BV&PTR, PCCCR, đăng tải các tin, bài phản ánh các kết quả hoạt động chủ yếu về công tác BV&PTR trên bản “Thông báo nội bộ” ra hàng tháng của huyện uỷ. Ban Dân vận là đầu mối cùng các ngành vận động nhân dân xây dựng mô hình kinh tế lâm nghiệp; thành lập và xây dựng quy chế hoạt động của các Tổ tuyên truyền BVR ở thôn , buôn. Văn phòng huyện uỷ tổng hợp tin, bài phản ánh về công tác BV&PTR, PCCCR đăng trên Bản tin “Văn phòng cấp uỷ” của huyện uỷ; cập nhật, tin bài về hoạt động BV&PTR đăng trên Website của huyện uỷ, trên bản tin ngày; thông tin tuần, báo cáo chuyên đề, báo cáo tháng của huyện uỷ. Kiểm lâm huyện tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia BV&PTR, nhân rộng mô hình tuyên truyền tại các thôn, buôn, xã điểm; xây dựng khu dân cư “3 không” trong BVR; phát huy vai trò của các tổ chức thành viên như Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, hội người cao tuổi, Đoàn thanh niên, những người tiêu biểu, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng, dòng họ, thầy mo, thầy cúng, chức sắc tôn giáo, đoàn viên, hội viên của các tổ chức đoàn thể, cộng đồng dân cư cùng tham gia BV&PTR. Đoàn Thanh niên phát huy vai trò xung kích, nòng cốt trên mặt trận BV&PTR, vận động đoàn viên, thanh thiếu niên chấp hành các quy định của pháp luật về BV&PTR; xung kích trong việc tuần tra BVR, PCCCR. Kiểm lâm với vai trò tham mưu nòng cốt, chủ trì biên soạn các tài liệu tuyên truyền phù hợp với từng miền, khu vực, nhận thức của cộng đồng; phối hợp với các ban, ngành tổ chức tuyên truyền đến từng cộng đồng dân cư; phối hợp chỉ đạo, kiểm tra việc triển khai thực hiện ở cơ sở. Kết quả, từ năm 2012 đến 2017, đã thành lập 97 Tổ tuyên truyền BV&PTR ở thôn, buôn; xây dựng 15 bản quy chế hoạt động của Tổ tuyên truyền; xây dựng 12 khu dân cư “3 không” trong BVR ở các xã trực thuộc; phối hợp tổ chức trên 20 hội 70 nghị tuyên truyền tại thôn, buôn, với trên 1.800 lượt người tham gia; Ban Tuyên giáo huyện uỷ đăng tải 10 tin, bài trên bản Thông báo nội bộ; Văn phòng huyện uỷ đăng tải hàng chục tin, bài phản ánh về hoạt động BV&PTR trên các bản tin ngày, tin tuần và bản tin Văn phòng cấp uỷ; Website Kiểm lâm Đắk Nông đăng tải trên 15 tin, bài, thu hút trên 2.000 lượt người truy cập; Đài PTTH huyện phát sóng 06 chuyên mục. Với cách làm đó, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật BV&PTR đã được cả hệ thống chính trị cùng chung tay thực hiện, góp phần nâng cao nhận thức của cả xã hội về công tác BV&PTR. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng ở huyện Cư Jút trong những năm qua đang tồn tại nhiều hạn chế. Công tác tuyên truyền vần còn hình thức, nội dung chậm được thay đổi cho phù hợp với thực tiễn bảo vệ rừng ở địa phương. Nhiều bảng yết cấm xây dựng chưa thu hút được sự chú ý của người dân, khuất tầm nhìn và chưa có ý nghĩa thiết thực đối với đối tượng cần tuyên truyền, phổ biến giáo đục pháp luật về bảo vệ rừng. Chưa có sự đột phá trong các hình thức tuyên truyền, nội dung chưa hấp dẫn, hình thức tuyên truyền chậm thay đổi không thu hút được sự quan tâm đối với người dân. 2.2.5. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về BV&PTR nhằm phát hiện các sai phạm để ngăn chặn kịp thời, tránh xảy ra những hậu quả xấu gây thiệt hại cho nhà nước hoặc cá nhân. Hoạt động thanh tra, kiểm tra thực hiện bằng cách đơn vị cấp trên tiến hành thanh tra, kiểm tra đối với các đơn vị cấp dưới thông qua các hình thức như thanh tra toàn diện (kiểm tra mọi hoạt động của đơn vị cấp dưới); thanh tra, kiểm tra theo nội dung nêu trong đơn khiếu nại, tố cáo của công dân; thanh tra theo điểm (thanh tra từng đơn vị, cơ sở với những nội dung và mục đích khác nhau) có thể theo định kỳ hoặc theo đột xuất. Qua công tác thanh tra, kiểm tra giai đoạn từ giai đoạn 2013 ÷ 2017 và quý 1 năm 2018 hoạt động kiểm tra thanh tra việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ về quản lý, BV&PTR trên địa bàn; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản 71 lý, BV&PTR theo quy định của pháp luật ở huyện Cư Jút tỉnh Đắk Nông được triển khai có hiệu quả. Qua hoạt động thanh tra, kiểm tra đã phát hiện và lập hồ sơ xử lý 143 vụ vi phạm trong đó 20 vụ vi phạm hình sự các quy định về BV&PTR, nộp ngân sách nhà nước 2.3 tỷ đồng. Xử phạt vi phạm được mô tả ở bảng 2.7. Bảng 2.7. Tổng hợp xử lý vi phạm ở huyện Cư Jút từ năm 2013 ÷ 2017 và quý I năm 2018 Năm Xử lý hành chính Xử lý hình sự Tổng số tiền phạt 2013 27 05 397.550.000 2014 28 04 229.500.000 2015 24 05 259.000.000 2016 30 02 643.977.000 2017 30 03 764.709.000 Quý 1/2018 03 01 6.000.000 TỔNG 143 vụ 20 vụ 2.300.736.000 đ Nguồn: Hạt kiểm lâm huyện Cư Jút Nhờ thực hiện tốt công tác kiểm tra, thanh tra qua đó đã phát hiện kịp thời những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật kiến nghị kịp thời với cơ quan nhà nước cấp trên biện pháp khắc phục, phòng ngừa, xử lý các hành vi vi phạm, tăng thu ngân sách nhà nước, phát huy nhân tố tích cực góp phần nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động QLNN về BV&PTR, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể chịu sự quản lý. Ngoài ra, công tác kiểm tra, thanh tra còn mang lại những bài học kinh nghiệm quý báu cho công tác hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ được kịp thời, thống nhất trong lĩnh vực BV&PTR cấp dưới và những cán bộ, công chức được thanh tra, kiểm tra cũng qua đó nâng cao được nhận thức, ý thức trách nhiệm trong công việc hoàn thiện chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân. 72 2.3. Đánh giá hoạt động quản lý nhà nƣớc về bảo vệ và phát triển rừng ở huyện Cƣ Jút 2.3.1. u điể QLNN đối với công tác BV&PTR trên địa bàn huyện Cư Jút tỉnh Đắk Nông giai đoạn từ năm 2013 ÷ 2017 và quý I năm 2018 đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Những kết quả đạt được trong QLNN vể BV&PTR được thể hiện cụ thể sau: Thứ nhất, công tác ban hành quy hoạch, văn bản quy phạm pháp luật ở tỉnh Đắk Nông đã thống nhất với chính sách, văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước đồng thời phù hợp với điều kiện, tình hình thực tiễn của địa phương. Bên cạnh số lượng các văn bản được ban hành được tăng lên thì chất lượng các văn bản ngày càng phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn QLNN về BV&PTR. Việc tổ chức thực hiện các văn bản trong thực tiễn QLNN về BV&PTR ở huyện Cư Jút tỉnh Đắk Nông trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng đáng khích lệ. Thứ hai, về hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về BV&PTR hiện nay đã được xác định rõ về chức năng, thẩm quyền. Hệ thống các cơ quan quản lý BV&PTR được tổ chức thống nhất. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý được xác lập từ tỉnh đến huyện, xã đóng góp tích cực cho sự nghiệp QLNN về BV&PTR ở huyện Cư Jút tỉnh Đắk Nông trong những năm qua. Đối với cấp tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triền nông thôn là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh quản lý nhà nước về lâm nghiệp, tham mưu cho Sở có hai Chi cục là Chi cục Kiếm lâm và Chi cục Lâm nghiệp với đầy đủ phòng, ban chuyên môn. Trong đó, Chi cục Lâm nghiệp phụ trách chủ yếu về công tác phát triển rừng còn Chi cục Kiểm lâm thực hiện chức năng chính là BV&PTR bằng thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về BV&PTR trên địa bản tỉnh. Hai Chi cục bên cạnh thực hiện chức năng riêng của mình còn phối hợp thực hiện nhiệm vụ chung là BV&PTR. Đối với cấp huyện, có Hạt Kiếm lâm và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho UBND huyện quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên địa 73 bàn huyện, Hạt kiểm lâm có các Trạm Kiểm lâm địa bàn liên xã để kiểm tra, giám sát hoạt động BV&PTR. Đối với cấp xã, có cán bộ Kiểm lâm địa bàn tham mưu cho Chủ tịch UBND xã quản lý nhà nước về lâm nghiệp. Thứ ba, ngoài ra, còn có các đơn vị, tố chức khác như Quân đội, Đoàn thanh niên, Hợp tác xã được giao đất, giao rừng để quản lý, bảo vệ và phát triền rừng. Vai trò của các tổ chức, chủ thể khác ngoài cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp được nâng lên và đóng vai trò quan trọng đối với công tác BV&PTR. Bên cạnh chủ thể chính là UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, các tổ chức Hội Phụ nữ, Hội Nông dân đang dần khẳng định được vị trí của mình, đóng góp vai trò trong công tác BV&PTR trên địa bàn tỉnh Đắk Nông nói chung và địa bàn huyện Cư Jút nói riêng. Thứ tư, công tác tuyên truyền phố biến, giáo dục pháp luật về quản lý BV&PTR và quản lý lâm sản được quan tâm thực hiện thường xuyên. Thứ năm, công tác phòng cháy chữa cháy rừng được sự chi đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, UBND huyện Cư Jút đã kịp thời khắc phục và ngăn chặn được tình trạng cháy rừng, giảm đáng kể nhiều vụ cháy rừng so với giai đoạn trước đây. Thứ sáu, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vụ việc vi phạm lâm luật. Từ năm 2013 ÷ 2017 và 03 tháng đầu năm 2018 các cấp, các ngành đã phát hiện xử lý 143 vụ vi phạm pháp luật về BV&PTR, trong đó khởi tố hình sự 21 vụ với 44 bị can, tịch thu 196.980 m3 gỗ các loại và 456 kg động vật rừng, 92 phương tiện các loại, thu nộp ngân sách nhà nước 2.300.736 tỷ đồng (Trong đó: tiền phạt hành chính 950.250 triệu đồng; tiền bán lâm sản, phương tiện 1.350.468 tỷ đồng). 2.3.2. ạn chế Bên cạnh những kết quả đã đạt được, QLNN về BV&PTR ở huyện Cư Jút tỉnh Đắk Nông hiện nay vẫn còn tồn tại một số hạn chế cụ thể sau: Thứ nhất, trong công tác xây dựng, nghiên cứu và ban hành văn bản quy phạm pháp luật vẫn còn có hạn chế. Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật 74 về BV&PTR vẫn còn chậm trễ, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn BV&PTR trên địa bàn tỉnh. Nhiêu lĩnh vực trong công tác BV&PTR chưa được thể hiện đầy đủ trong các văn bản quy phạm pháp luật, trong đó chủ yếu là về công tác phòng cháy chữa cháy rừng trong khi đó công tác khắc phục và ngăn chặn sâu bệnh hại rừng và quản lý lâm sản lại ít được đề cập trong các văn bản chỉ đạo về công tác BV&PTR. Thứ hai, tỷ lệ cán bộ Kiểm lâm phụ trách quản lý rừng các xã còn ít, gây khó khăn trong quản lý BV&PTR. Tình trạng phát rừng làm rẫy, khai thác lâm sản tự do ở trong rừng, săn bắt động vật rừng trái phép đang còn phổ biến. Địa bàn hoạt động rộng lớn cùng đội ngũ cán bộ Kiểm lâm địa bàn mỏng, địa hình phức tạp đã làm giảm hiệu quả công tác quản lý BV&PTR ở những xã vùng sâu, vùng xa của huyện Cư Jút. Thứ ba, công tác xã hội hóa về quản lý BV&PTR ở huyện Cư Jút tỉnh Đắk Nông vẫn còn chậm, sự tham gia của nhiều chủ thế trong xã hội chưa nhiều. Công tác xã hội hóa về quản lý BV&PTR còn được thể hiện ở việc giao đất, cho thuê đất rừng. Việc giao đất, giao rừng còn có sự chồng chéo, trùng lặp giữa các hộ gia đình với tổ chức, giữa các tổ chức với nhau gây khó khăn cho công tác quản lý, đầu tư BV&PTR. Phần lớn rừng và đất rừng đang do các chủ rừng Nhà nước quản lý và sử dụng, trong khi đó các thành phần kinh tế khác quản lý diện tích đất rừng còn ít, trong hơn 1.396,5 ha rừng phòng hộ, chỉ có 789,85 ha do các thành phần kinh tế khác quản lý, 395,71 ha giao cho công ty Trách nhiệm hữu hạn MTV Lâm nghiệp quản lý. Việc đầu tư cho BV&PTR chưa được các cấp ủy chính quyền quan tâm đúng mức theo quy định của Luật BV&PTR, chủ yếu đang dựa vào nguồn ngân sách của Nhà nước. Thứ tư, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về BV&PTR ở huyện Cư Jút tỉnh Đắk Nông trong những năm qua còn tồn tại nhiều bất cập. Công tác tuyên truyền vần còn hình thức, nội dung chậm thay đổi chưa phù hợp với thực tiễn BV&PTR ở địa phương. 75 Thứ năm, công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về BV&PTR ở huyện Cư Jút tỉnh Đắk Nông đã thực hiện và đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện nhiều hành vi vi phạm lâm luật. Tình trạng khai thác, vận chuyển, buôn bán, chế biến lâm sản diễn ra nhiều nơi và phức tạp trên địa bàn huyện. Hầu hết các vụ việc nêu trên khi các cơ quan chức năng kiểm tra phát hiện, các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin, khi đó chủ rừng và chính quyền địa phương các xã mới vào cuộc. Nhiều nơi người dân xem việc khai thác gỗ trái phép như là một nghề làm ăn và thậm chí tổ chức cả một số đông để thực hiện, nhưng chính quyền xã thiếu kiểm soát và không có biện pháp chấn chỉnh. Tình trạng chống người thi hành công vụ tăng và ngày càng diễn biến phức tạp. Thứ sáu, tình trạng cháy rừng vẫn còn diễn ra gây thiệt hại nghiêm trọng về diện tích rừng trên địa bàn huyện. Thứ bảy, việc điều tra, kiểm kê, thống kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng chưa được quan tâm đúng mức, chất lượng số liệu còn thiếu độ tin cậy. Công tác kiểm kê, thống kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng mới chỉ dừng lại ở việc thống kê, báo cáo, chưa có chương trình điều tra, kiểm kê, ứng dụng các phần mềm vào thống kê, theo dõi diễn biến rừng hàng năm. Số liệu về hiện trạng tài nguyên rừng đến năm 2014 mới được kiểm kê lại, hàng năm có bổ sung, cập nhật ở những vùng có biến động lớn và vùng có đầu tư khảo sát xây dựng phương án, đề án, dự án nhưng độ tin cậy không cao. Do vậy, các cơ quan quản lý, các chủ rừng không nắm chắc chất lượng, trữ lượng rừng được giao quản lý, gây khó khăn cho công tác kiểm tra, quản lý của các cấp. Thứ tám, việc phát triển rừng sản xuất chưa thực sự đi theo hướng thâm canh, tăng năng suất và giá trị; tình trạng trồng rừng quảng canh, thiếu kỹ thuật của các hộ dân vẫn còn phổ biến. Việc phát triển rừng sản xuất từ trước đến nay chủ yếu do các hộ gia đình và một số công ty lớn tự bỏ vốn đầu tư, ngân sách hỗ trợ còn hạn chế, người dân miền núi điều kiện đang còn khó khăn, thiếu vốn, thiếu kỹ thuật nên chưa có điều kiện đầu tư trồng rừng thâm canh mà chủ yếu đang tự phát, quảng canh, nên năng suất 76 rừng trồng chưa cao. Các chính sách khuyến khích phát triển một số loài cây chủ lực, cây bản địa quý hiếm, phục vụ nhu cầu gia dụng và xuất khẩu chưa được quan tâm, chậm ban hành. Thứ chín, công tác tổng kết, đánh giá việc thực hiện pháp luật về BV&PTR trong những năm qua vần được tổ chức thực hiện. Tuy nhiên nhìn chung vẫn còn thiếu tính tổng hợp, hình thức. Việc tổng kết việc thực hiện BV&PTR chủ yểu ở các báo cáo, tống kết, còn nặng về thành tích, chưa khách quan về những hạn chế, khuyết điểm. Công tác BV&PTR thường được tổng kết chung với công tác phát triển rừng và đánh giá việc thực hiện theo các dự án, do vậy đối với riêng công tác BV&PTR chưa được tổng kết đầy đù, toàn diện. 2.3.3. guyên nh n của những hạn chế QLNN về BV&PTR ở huyện Cư Jút tỉnh Đắk Nông còn tồn tại những hạn chế do những nguyên nhân chủ yếu sau: Thứ nhất, thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, địa bàn hoạt động rộng lớn, chia cắt phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng yếu kém, trình độ dân trí thấp... đã làm giảm hiệu qủa công tác QLNN về BV&PTR. Thứ hai, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và chính sách lâm nghiệp thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng với chủ trương xã hội hoá nghề rừng và cơ chế kinh tế thị trường. Thậm chí còn có sự chồng chéo, khó thực hiện ở một số văn bản. Chưa bổ sung kịp thời những cơ chế chính sách mới hỗ trợ phát triển rừng sản xuất, đặc biệt là rừng tự nhiên sản xuất chưa đủ trữ lượng khai thác chính nhằm tạo ra những khu rừng gỗ lớn phục vụ nhu cầu chế biến lâm sản. Thứ ba, đời sống nhân dân trên địa bàn huyện Cư Jút gặp rất nhiều khó khăn, thiếu việc làm, thu nhập không ổn định, đời sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và nghề rừng. Ý thức chấp hành pháp luật về BV&PTR, phòng cháy chữa cháy rừng của nhân dân, đặc biệt là người dân vùng sâu, vùng xa còn hạn chế. Người đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ thiếu đất ở, đất sản xuất đã chặt phá, lấn chiếm đất rừng. 77 Thứ tư, nhu cầu sử dụng lâm sản của xã hội ngày càng tăng, giá trị các sản phẩm gỗ tăng cao, nhất là gỗ rừng tự nhiên, gỗ quý, trong khi gỗ rừng trồng và các vật liệu thay thế khác chưa đáp ứng được. Mặt khác hoạt động của "Lâm tặc" ngày càng tinh vi, có tổ chức và ngang ngược. Thứ năm, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng ngày càng cao nên một số diện tích rừng tự nhiên phải chuyển mục đích sử dụng ra khỏi lâm nghiệp phục vụ công trình thủy lợi, khu tái định cư, đường giao thông Thứ sáu, sự quan tâm đầu tư của Nhà nước cho hoạt động lâm nghiệp vẫn còn hạn chế. Một số chủ trương, dự án được phê duyệt, triển khai thực hiện nhưng lại không được cấp kinh phí như công tác giao rừng, dự án theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, kiểm kê, trồng khoanh nuôi, BV&PTR phòng hộ, đặc dụng... Thứ bảy, chính quyền một số xã, một số chủ rừng và cơ quan chuyên môn chưa ý thức đầy đủ và thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật. Một số nơi còn thiếu tinh thần trách nhiệm, buông lỏng quản lý. Việc điều hành, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của các cấp, của các cơ quan chuyên môn còn chưa thường xuyên, thiếu kế hoạch cụ thể và chưa quyết liệt, nhất là việc kiểm tra vận chuyển, chế biến lâm sản, kiểm tra việc chấp hành nhiệm vụ của cấp dưới. Công tác báo cáo, nắm bắt thông tin, tổ chức dự báo tình hình chưa đảm bảo nên nhiều việc chưa có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả. Thứ tám, tổ chức bộ máy quản lý lâm nghiệp còn bất cập, nhiều việc còn chồng chéo không được phân định rõ. Biên chế của lực lượng Kiểm lâm và BV&PTR còn thiếu so với tiêu chuẩn quy định, cấp xã thiếu cán bộ chuyên trách về lâm nghiệp. Năng lực trình độ của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan quản lý, các chủ rừng còn nhiều hạn chế. Trang thiết bị, phương tiện cho công tác BV&PTR còn thiếu chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao, cơ sở vật chất còn nghèo nàn; hệ thống trạm trại còn bất cập; đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, công chức còn gặp nhiều khó khăn. Thứ chín, các cơ quan quản lý nhà nước trong thực thi pháp luật BV&PTR còn yếu, tính giáo dục, thuyết phục, răn đe còn hạn chế dẫn đến công tác BV&PTR 78 gặp nhiều khó khăn, chưa thực sự vững chắc. Trách nhiệm của các cấp, các ngành, của chủ rừng đã được pháp luật quy định nhưng công tác phân cấp, phân công chưa rõ ràng, đầy đủ và chưa có chế tài, hình thức kỷ luật, khen thưởng chưa thóa đáng. Việc điều hành, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của các cấp, của các cơ quan chuyên môn còn chưa thường xuyên, thiếu kế hoạch cụ thể và chưa quyết liệt nhất là việc kiểm tra vận chuyển, chế biến lâm sán, kiểm tra việc chấp hành nhiệm vụ của cấp dưới. Một số nơi còn thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, bao che cho hành vi vi phạm. Tài nguyên rừng vẫn thường xuyên bị tác động tiêu cực như phát nương làm rầy, khai thác rừng trái phép, săn bắt dộng vật hoang dã, cháy rừng, làm suy giảm diện tích và chất lượng rừng nhưng chưa có biện pháp ngăn chặn dứt điềm, phần lớn diện tích rừng do chính quyền xã quản lý không kiểm soát được, cản trở đến công tác BV&PTR trên địa bàn huyện. Thứ mười, sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng Kiểm lâm, Công an, Quân đội và các Tổ chức chính trị - xã hội khác trong tổ chức thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng chưa thường xuyên, tính chủ động của các ngành còn hạn chế, nhiều lúc, nhiều nơi còn thiếu gắn bó, tinh thần trách nhiệm, hiệu quả phối hợp chưa cao. Việc điều tra, xử lý các vụ chống người thi hành công vụ còn chưa nghiêm minh, kéo dài, chưa trừng trị thích đáng kẻ chủ mưu, nên chưa có tác dụng giáo dục, răn đe đối tượng vi phạm, dẫn tới một số đối tượng phá rừng, khai thác rừng trái phép có biểu hiện coi thường pháp luật, thách thức cơ quan công quyền và chính quyền địa phương. Các nguyên nhân cơ bản trên đã dần đến sự hạn chế, yếu kém trong công tác QLNN về BV&PTR trên địa bàn huyện Cư Jút trong những năm vừa qua. 79 Tiểu kết chƣơng 2 Công tác QLNN đối với BV&PTR và phát triển rừng là vấn đề cấp bách hiện nay, không chỉ riêng của ngành lâm nghiệp mà là trách nhiệm chung của to

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_bao_ve_va_phat_trien_rung_o_huy.pdf
Tài liệu liên quan