Luận văn Quản lý nhà nước về bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỞ ĐẦU. 1

CHưƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ BỒI

DưỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ. 12

1.1. Một số quan niệm cơ bản . 12

1.1.1. Cán bộ, công chức cấp xã . 12

1.1.2. Bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã . 16

1.1.3. Quản lý nhà nước . 18

1.1.4. Quản lý nhà nước về bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã . 20

1.2. Chủ thể, nội dung, yếu tố ảnh hưởng của quản lý nhà nước về bồi dưỡng

cán bộ, công chức cấp xã . 22

1.2.1. Chủ thể quản lý nhà nước về bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã.

1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã . 25

1.2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về bồi dưỡng cán bộ, công chức

cấp xã. 29

1.3. Kinh nghiệm một số địa phương trong QLNN về bồi dưỡng công chức

cấp xã và giá trị tham khảo cho tỉnh Cao Bằng. . 31

1.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh Gia Lai. 31

1.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Lâm Đồng. 33

1.3.3. Những bài học kinh nghiệm cho tỉnh Cao Bằng. 36

Tiểu kết chương 1. 38

CHưƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ BỒI DưỠNG

CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG. 39

2.1. Tổng quan về tỉnh Cao Bằng và đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tỉnh

Cao Bằng . 39

pdf99 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đồng đến năm 2015 và định hƣớng đến 2020; - Quyết định số 15/2009/QĐ-UBND ngày 20/3/2009 của UBND tỉnh Lâm Đồng “Về việc ban hành Quy định chế độ trợ cấp và tiền thƣởng đối với cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dƣỡng trong nƣớc”. - Quyết định số 861/2010/QĐ-UBND ngày 12/10/2010 của UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt phƣơng án đào tạo, bồi dƣỡng và sử dụng cán bộ, công chức cấp xã giai đoạn 2010- 2015; - Quyết định số 902/QĐ-UBND ngày 16/11/2010 của UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức ngƣời dân tộc thiểu số các cấp giai đoạn 2010- 2015; - Kế hoạch số 7427/KH-UBND ngày 30/12/2011 về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011 - 2015; - Quyết định số 916/QĐ-UBND ngày 23/4/2012 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020. - Quyết định số 316/QĐ-UBND ngày 12/6/2015 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức cấp xã 35 giai đoạn 2015 - 2020 theo Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 16/01/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ. - Kế hoạch số 5106/KH-UBND ngày 29/8/2016 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc triển khai thực hiện Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngƣời dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới của tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo. Để có sự lãnh đạo, chỉ đạo đƣợc tập trung, thống nhất trong cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có sự chủ động, tích cực đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện các văn bản Luật và quy phạm pháp luật của Trung ƣơng và các Nghị quyết của Tỉnh ủy, Quyết định của UBND tỉnh trong công tác quản lý nhà nƣớc về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức cấp xã. Qua đó có sự đánh giá, tổng kết, rút ra bài học và tiếp tục có những kiến nghị, điều chỉnh, bổ sung kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật trong công tác đào tạo, bồi dƣỡng CBCC cấp xã nhằm không ngừng nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBCC cấp xã, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH- HĐH và cải cách hành chính hiện nay ở địa phƣơng.[26, tr.58-62] Để hỗ trợ cho ngƣời tham gia các khóa bồi dƣỡng, ngay từ năm 2000, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ra Quyết định số 29/2000/QĐ-UB ngày 14/02/2000 về việc “Ban hành Quy định tạm thời về trợ cấp và tiền thưởng đối với cán bộ, công chức đi học” và Quyết định số 29/2002/QĐ-UB, ngày 12/3/2002 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc bổ sung Quyết định số 29/2000/QĐ-UB ngày 14/02/2000. Theo đó, ngoài chính sách hỗ trợ cho cán bộ, công chức tham gia các khóa đào tạo, bồi dƣỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị và kiến thức quản lý nhà nƣớc; quy định còn có thêm chính sách trợ cấp cho học sinh, sinh viên thuộc diện chính sách của tỉnh đang học tại các trƣờng cao đẳng, đại học trong và ngoài tỉnh, chính sách thu hút sinh viên sau khi ra trƣờng về công tác, phục vụ cho tỉnh và chính sách thu hút các nhà khoa học có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ.[26, tr.74] 36 1.3.3. Những bài học kinh nghiệm cho tỉnh Cao Bằng Từ thực tiễn của Gia Lai và Lâm Đồng nêu trên, có thể rút ra một số kinh nghiệm cho công tác bồi dƣỡng công chức cấp xã ở tỉnh Cao Bằng nhƣ sau: Một là, các cấp ủy đảng và chính quyền cần quan tâm chỉ đạo sâu sát tới hoạt động bồi dƣỡng CBCC nói chung và CBCC cấp xã nói riêng. Sự quan tâm này không chỉ thể hiện qua việc sát sao trong ban hành các quy định về bồi dƣỡng đáp ứng các tiêu chuẩn của vị trí chức danh cán bộ, công chức mà còn thể hiện qua chế độ, chính sách cho ngƣời đi tham gia bồi dƣỡng, quan tâm tới việc xây dựng đội ngũ giảng viên, chuẩn bị chƣơng trình, tài liệu và tăng cƣờng cơ sở vật chất cho các cơ sở bồi dƣỡng của tỉnh. Hai là, để nâng cao hiệu quả công tác bồi dƣỡng, cần nâng cao nhận thức cho đội ngũ công chức, trƣớc hết là đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành về vai trò, tác dụng của công tác bồi dƣỡng công chức cấp xã để có những nỗ lực cần thiết và biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của công tác này. Trong đó, trƣớc hết cần tập trung nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cơ quan, đơn vị, vì họ là ngƣời đề ra chủ trƣơng, chính sách về bồi dƣỡng công chức cấp xã, đồng thời là ngƣời trực tiếp quản lý, sử dụng công chức cấp xã. Khi nhận thức đƣợc điều này, họ không chỉ tích cực học tập, trau dồi năng lực quản lý, điều hành cho bản thân mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ, mà quan trọng hơn là tạo ra cơ chế, chính sách thông thoáng và điều kiện thuận lợi để công chức tham gia tích cực vào các chƣơng trình bồi dƣỡng. Ba là, đào tạo, bồi dƣỡng phải hƣớng vào mục tiêu cuối cùng là nâng cao năng lực thực thi công vụ cho CBCC, do đó, phải xuất phát từ nhu cầu, đòi hỏi của từng cá nhân và từng vị trí công việc. Chính vì vậy, phải coi trọng công tác khảo sát thực trạng, nhu cầu bồi dƣỡng, nắm vững và quản lý tốt thông tin về đội ngũ công chức cấp xã; từ đó, xây dựng đề án, kế hoạch bồi 37 dƣỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức cấp cơ sở. Bốn là, để tăng cƣờng khả năng đảm nhận các công việc cụ thể của từng vị trí mà CBCC đƣợc bổ nhiệm, cần có những quy định cụ thể và nghiêm ngặt về các khoá bồi dƣỡng bắt buộc mà công chức phải trải qua trƣớc khi nhận nhiệm vụ hay đƣợc thuyên chuyển, bổ nhiệm, thăng tiến lên các vị trí quản lý cao hơn. Mặt khác cần gắn kết chính sách bồi dƣỡng với các nội dung khác trong công tác cán bộ nhƣ quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, tăng lƣơng... tạo thành một chỉnh thể thống nhất, đồng bộ có tác dụng khuyến khích công chức hành chính vƣơn lên trong học tập và công tác. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm tới khía cạnh vật chất, hỗ trợ thỏa đáng cho CBCC tham gia các khóa bồi dƣỡng và tăng cƣờng đầu tƣ cho các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng. Năm là, tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lƣợng hoạt động bồi dƣỡng công chức cấp xã. Việc bồi dƣỡng cần phải gắn với thực tiễn, bám sát nhu cầu và đòi hỏi của thực tiễn, gắn đào tạo lý thuyết với thực hành. Điều đó giúp cho CBCC tham gia bồi dƣỡng cảm thấy thiết thực hơn và có hứng thú hơn với việc tham gia bồi dƣỡng. 38 Tiểu kết chƣơng 1 Trong chƣơng 1, luận văn tác giả đã trình bày cơ sở khoa học của quản lý nhà nƣớc về bồi dƣỡng cán bộ công chức cấp xã với các nội dung cơ bản nhƣ: phân tích các khái niệm là cán bộ công chức cấp xã, bồi dƣỡng, quản lý nhà nƣớc về bồi dƣỡng cán bộ công chức cấp xã; chủ thể, nội dung quản lý nhà nƣớc về bồi dƣỡng cán bộ công chức cấp xã; một số yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý nhà nƣớc về bồi dƣỡng cán bộ công chức cấp xã. Từ các nghiên cứu khoa học cho thấy, chất lƣợng CBCC cấp xã có vai trò quyết định đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của UBND cấp xã - cấp hành chính gần dân nhất, trực tiếp chuyển tải và thực hiện chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nƣớc tới nhân dân. Để đảm bảo chất lƣợng CBCC cấp xã cần chú trọng hoạt động bồi dƣỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ này. Một trong những yếu tố chủ chốt có ảnh hƣởng trực tiếp tới chất lƣợng bồi dƣỡng là hoạt động QLNN về bồi dƣỡng vì đây là hoạt động xuyên suốt quá trình bồi dƣỡng CBCC cấp xã, từ việc xây dựng quy định, hƣớng dẫn; quy hoạch, kế hoạch bồi dƣỡng; Quản lý nội dung, chƣơng trình bồi dƣỡng; xây dựng đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất cho các cơ sở thực hiện bồi dƣỡng cán bộ, công chức cấp xã và thanh tra, kiểm tra hoạt động bồi dƣỡng CBCC cấp xã. Nếu làm tốt công tác QLNN về bồi dƣỡng CBCC cấp xã thì chất lƣợng bồi dƣỡng sẽ nâng cao vì gắn “đào tạo, bồi dƣỡng với sử dụng” – đây là mục tiêu cốt lõi trong chiến lƣợc nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBCCVC nói chung và CBCC cấp xã nói riêng. Những cơ sở khoa học nêu tại tại chƣơng 1, nhất là các kinh nghiệm của các địa phƣơng có điều kiện kinh tế - xã hội khá tƣơng đồng với Cao Bằng là cơ sở để tác giả phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về bồi dƣỡng cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong chƣơng 2. 39 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BỒI DƢỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CÁP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG 2.1. Tổng quan về tỉnh Cao Bằng và đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Cao Bằng 2.1.1. Tổng quan về tỉnh Cao Bằng Cao Bằng là tỉnh miền núi biên giới nằm ở vùng Đông Bắc đất nƣớc, phía Bắc và Đông Bắc giáp Quảng Tây (Trung Quốc) với đƣờng biên giới dài trên 333 km, phía Tây giáp 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, phía Nam giáp 2 tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn. Cao Bằng có diện tích tự nhiên 6.703,42 km2; chủ yếu là cao nguyên đá vôi xen với đất, có độ cao trung bình trên 200m, vùng sát biên có độ cao từ 600 - 1.300 so với mặt nƣớc biển. Địa hình của tỉnh rất phức tạp, chủ yếu là rừng núi (chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh), diện tích đất đai có thể canh tác chỉ có gần 10% diện tích. Nhìn chung, tỉnh Cao Bằng có địa hình khá đa dạng, bị chia cắt bởi hệ thống sông, suối khá dày, núi đồi trùng điệp, thung lũng sâu,... và sự phức tạp của địa hình tạo ra nhiều tiểu vùng sinh thái đặc thù, cho phép Cao Bằng phát triển đa dạng cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, đặc điểm địa hình nhƣ vậy đã ảnh hƣởng lớn đến việc giao lƣu phát triển kinh tế - xã hội và đầu tƣ phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở, đặc biệt là giao thông, đồng thời đã tạo ra sự manh mún đất trong sản xuất nông nghiệp và dễ gây ra hiện tƣợng rửa trôi, xói mòn đất trong mùa mƣa. Đây là một trong những nguyên nhân khiến sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh gặp nhiều khó khăn và ảnh hƣởng mạnh tới chất lƣợng đội ngũ CBCC cấp xã của tỉnh. Dân số toàn tỉnh hiện nay là 519.802 ngƣời với nhiều đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc cùng sinh sống, gồm ngƣời Tày (chiếm 41,0% dân số), Nùng (chiếm 31,1 % dân số), H'Mông (chiếm 10,1 % dân số), Dao 40 (chiếm 10,1 % dân số), Việt (chiếm 5,8 %), Sán Chay (chiếm 1,4 %)... Là một tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống, Cao Bằng có nền văn hoá truyền thống rất phong phú. Ngƣời Tày chiếm số lƣợng khá lớn trong tỉnh, sống ở hầu hết các huyện. Họ có truyền thống văn hoá lâu đời, có chữ viết riêng (nhóm ngôn ngữ Tày - Nùng). Nét đặc sắc về văn hoá của ngƣời Tày đƣợc thể hiện trong các hội làng, ca hát đối đáp, hát ví, hát then. Đặc điểm này có ảnh hƣởng lớn tới chất lƣợng đội ngũ CBCC của tỉnh Cao Bằng nói chung và đội ngũ CBCC cấp xã tại Cao Bằng nói riêng: trong số CBCC cấp xã của tỉnh có rất nhiều đồng bào dân tộc, trình độ dân trí không cao nhƣ ở các vùng đô thị nhƣng lại thƣờng sống ở các vùng địa hình hiểm trở nhƣng lại có vị trí địa chính trị đặc biệt quan trọng cần quan tâm đặc biệt. Thiên nhiên đã tạo cho Cao Bằng nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhƣ: Thác Bản Giốc, động Ngao huyện Trùng Khánh; hồ Thang Hen huyện Trà Lĩnh... Cao Bằng là nơi có nhiều khu di tích lịch sử tiêu biểu cho truyền thống đấu tranh giữ nƣớc, bảo vệ nền độc lập tự do dân tộc nhƣ hai di tích Quốc gia đặc biệt: Khu di tích lịch sử Pác Bó huyện Hà Quảng, Rừng Trần Hƣng Đạo huyện Nguyên Bình; khu di tích Lam Sơn huyện Hoà An, di tích Đông Khê - Đức Long huyện Thạch An... gắn liền với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Trải qua nhiều lần thay đổi, cho tới nay, Cao Bằng có 13 đơn vị hành chính cấp huyện (trong đó có 01 thành phố là trung tâm của tỉnh và 12 huyện, phần lớn là huyện miền núi với địa hình hiểm trở và mức độ phát triển kinh tế-xã hội chƣa cao); 199 đơn vị hành chính xã, phƣờng, thị trấn (14 thị trấn, 4 phƣờng và 181 xã, trong đó có 46 xã, thị trấn biên giới), có 2 cửa khẩu quốc gia, 1 của khẩu quốc tế. 2.1.2. Khái quát về đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 2.1.2.1. Về số lượng 41 Nhìn chung, hiện nay số lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đang từng bƣớc đáp ứng đƣợc các nhu cầu quản lý ở cấp xã. Số lƣợng biên chế cán bộ, công chức cấp xã đƣợc giao trên địa bàn tỉnh có xu hƣớng tăng lên hàng năm để đáp ứng các yêu cầu quản lý. Bảng 2.1: Tổng số lƣợng cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Cao Bằng Năm Số lƣợng (ngƣời) 2010 3542 2011 3608 2012 3732 2013 3833 2014 3996 2015 3925 2016 4025 2017 4187 Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Cao Bằng năm 2018. 2.1.2.2. Cơ cấu dân tộc Do đặc điểm dân cƣ trên địa bàn tỉnh chủ yếu là ngƣời đồng bào dân tộc thiểu số nên số lƣợng CBCC cấp xã là ngƣời dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể. Xét từ giác độ cơ cấu dân tộc, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là ngƣời dân tộc Tày chiếm số lƣợng đông nhất (với khoảng hơn 60%), thứ hai là dân tộc Nùng (khoảng 28%), tiếp đến là dân tộc Dao (khoảng 4%), Mông (khoảng 2,5%), Sán Chỉ (khoảng 1%) , Lô Lô (khoảng 0,5%). Còn lại là các dân tộc khác, trong đó có dân tộc Kinh. 42 Bảng 2.2. Cơ cấu CBCC cấp xã tỉnh Cao Bằng theo dân tộc Năm Số lƣợng Dân tộc Tày Nùng Mông Dao Sán chỉ Lô Lô Dân tộc khác 2010 3542 2218 1035 78 132 1 2 76 2011 3608 2261 1049 81 137 2 2 76 2012 3732 2357 1056 87 143 1 2 86 2013 3833 2419 1090 94 140 2 2 86 2014 3996 2500 1127 104 159 3 3 100 2015 3925 2467 1081 97 168 4 2 106 2016 4025 2502 1141 103 169 5 2 103 2017 4187 2615 1180 107 173 5 2 105 Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Cao Bằng, năm 2018 2.1.2.3. Về cơ cấu giới tính Nhìn chung, số lƣợng cán bộ, công chức cấp xã là nam giới chiếm tỉ lệ cao hơn nữ giới. Tuy nhiên, sự tham gia của nữ vào các vị trí cán bộ, công chức cấp xã của tỉnh đã có sự thay đổi tích cực. Khoảng cách về tỷ lệ giới tính giữa nam và nữ đang ngày càng rút ngắn hơn trong những năm gần đây, nhất là trong nhiệm kỳ 2016-2021: nếu nhƣ năm 2010, nữ CBCC cấp xã của tỉnh chỉ chiếm 24,73% tổng số CBCC cấp xã (876/3542 ngƣời) thì tới năm 2017, 43 tỷ lệ nữ CBCC đã đạt mức 37,66% (1577/4187 ngƣời). Điều đó cho thấy nhận thức về vai trò của phụ nữ và việc bình đẳng giới đã có sự tiến bộ rõ rệt. Bảng 2.3: Cơ cấu CBCC cấp xã tỉnh Cao Bằng theo giới tính Năm Tổng số Giới tính Nam Tỷ lệ Nữ Tỷ lệ 2010 3542 2666 75.27% 876 24.73% 2011 3608 2631 72.92% 977 27.08% 2012 3732 2668 71.49% 1064 28.51% 2013 3833 2709 70.68% 1124 29.32% 2014 3996 2694 67.42% 1302 32.58% 2015 3925 2473 63.01% 1452 36.99% 2016 4025 2520 62.61% 1505 37.39% 2017 4187 2610 62.34% 1577 37.66% Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Cao Bằng, năm 2018 2.1.2.4. Cơ cấu theo trình độ học vấn Mặc dù là một tỉnh miền núi, giáo dục khó khăn nhƣng cùng với việc tăng cƣờng dân trí trên địa bàn tỉnh nói chung, số lƣợng cán bộ, công chức cấp xã có trình độ giáo dục phổ thông càng ngày càng cao. Năm 2010, tỷ lệ CBCC cấp xã của Cao Bằng còn có tới hơn 4% chỉ có học vấn tiểu học thì tới năm 2017, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 0,07%, trong khi tỷ lệ CBCC có trình độ trung học phổ thông tăng từ 68,32% lên 97,99%. Tuy nhiên, những ngƣời đƣợc đào tạo ở bậc phổ thông vẫn không đồng đều ở các vị trí: nhóm đối tƣợng có trình độ giáo dục phổ thông thấp nhất là các chức danh trƣởng đoàn thể, nhất là chức danh Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã. 44 Bảng 2.4. Cơ cấu CBCC cấp xã tỉnh Cao Bằng theo trình độ học vấn Năm Tổng số Trình độ học vấn Trung học phổ thông Tỷ lệ % Trung học cơ sở Tỷ lệ % Tiểu học Tỷ lệ % 2010 3542 2420 68.32% 976 27.56% 146 4.12% 2011 3608 2551 70.70% 833 23.09% 224 6.21% 2012 3732 2773 74.30% 774 20.74% 185 4.96% 2013 3833 3007 78.45% 653 17.04% 173 4.51% 2014 3996 3443 86.16% 461 11.54% 92 2.30% 2015 3925 3720 94.78% 159 4.05% 46 1.17% 2016 4025 3888 96.60% 105 2.61% 32 0.80% 2017 4187 4103 97.99% 81 1.93% 3 0.07% Nguồn: Sở Nội vụ Cao Bằng, năm 2018 2.1.2.5. Trình độ chuyên môn Trình độ chuyên môn của cán bộ công chức cấp xã cũng ngày càng đƣợc cải thiện. Năm 2017, tỉ lệ cán bộ, công chức cấp xã có trình độ trung cấp chiếm tỉ lệ cao nhất, sau đó là đại học, cao đẳng, chƣa qua đào tạo, sơ cấp. Trình độ thạc sĩ chiếm tỉ lệ thấp nhất. Tỷ lệ cán bộ, công chức có trình độ đại học năm 2017 đạt từ 7-8 ngƣời/xã, cao gấp năm 2010 gần 7 lần. 45 Bảng 2.5. Cơ cấu CBCC cấp xã tỉnh Cao Bằng theo trình độ chuyên môn Năm Trình độ chuyên môn Thạc sỹ Tỷ lệ % Đại học Tỷ lệ % Cao đẳng Tỷ lệ % Trung cấp Tỷ lệ % Sơ cấp Tỷ lệ % Chƣa qua đào tạo Tỷ lệ % 2010 0 0.00 205 5.79 75 2.12 1319 37.24 139 3.92 1804 50.93 2011 0 0.00 257 7.12 100 2.77 1589 44.04 110 3.05 1552 43.02 2012 0 0.00 367 9.83 144 3.86 1704 45.66 103 2.76 1414 37.89 2013 0 0.00 508 13.25 165 4.30 1883 49.13 99 2.58 1178 30.73 2014 1 0.03 810 20.27 197 4.93 2022 50.60 79 1.98 887 22.20 2015 5 0.13 1071 27.29 230 5.86 2187 55.72 41 1.04 391 9.96 2016 6 0.15 1229 30.53 263 6.53 2300 57.14 24 0.60 203 5.04 2017 10 0.24 1407 33.60 329 7.86 2321 55.43 16 0.38 104 2.48 Nguồn: Sở Nội vụ Cao Bằng, năm 2018 2.1.2.6. Trình độ tin học Nhìn chung, trình độ tin học của cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Cao Bằng rất thấp. Năm 2010 trên cả tỉnh chƣa có CBCC cấp xã nào đƣợc đào tạo hay bồi dƣỡng về tin học. Tuy nhiên, những năm gần đây, đặc biệt là từ năm 2012 trở lại đây, tỉnh đã chú trọng hơn nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của vị trí việc làm. Năm 2012, số lƣợng CBCC cấp xã đƣợc đƣa đi đào tạo, bồi dƣỡng về tin học là 2215 ngƣời (chiếm tỷ lệ 59,35% tổng số CBCC cấp xã trên địa bàn tỉnh). Sau đó, nhận thức về sự cần thiết của kiến thức tin học và việc sử dụng công nghệ thông tin trong công việc đã có sự chuyển biến đáng kể: số lƣợng ngƣời tham gia bồi dƣỡng về tin học để có chứng chỉ và cả đào tạo chuyên nghiệp về tin học ở trình độ trung cấp đã tăng lên hàng năm: năm 2017 đã có 37 ngƣời có trình độ tin học trung cấp (chiến 0,88% tổng số CBCC cấp xã của tỉnh) và 2603 ngƣời có chứng chỉ bồi dƣỡng đáp ứng yêu cầu công việc (chiếm tỷ lệ 62,17%). 46 Bảng 2.6. Cơ cấu CBCC cấp xã tỉnh Cao Bằng theo trình độ tin học Năm Tổng số Tin học Trung cấp trở lên Tỷ lệ % Chứng chỉ Tỷ lệ % 2010 3542 0 0.00% 0 0.00% 2011 3608 0 0.00% 0 0.00% 2012 3732 0 0.00% 2215 59.35% 2013 3833 10 0.26% 1689 44.06% 2014 3996 17 0.43% 1901 47.57% 2015 3925 24 0.61% 1988 50.65% 2016 4025 34 0.84% 2195 54.53% 2017 4187 37 0.88% 2603 62.17% Nguồn: Sở Nội vụ Cao Bằng, năm 2018 2.1.2.7. Trình độ ngoại ngữ Nhìn chung, trình độ ngoại ngữ của CBCC cấp xã trên địa bàn tỉnh Cao Bằng còn rất thấp. Tình trạng này xuất phát từ tâm lý cho rằng yêu cầu nhiệm vụ hàng ngày không cần đến ngoại ngữ nên ảnh hƣởng tới động lực học tập của cán bộ, công chức cấp xã. Cho tới năm 2013, cả tỉnh chƣa có CBCC nào có chứng chỉ ngoại ngữ. Từ năm 2013 đến nay, mặc dù đã có sự thay đổi trong nhận thức của một số CBCC nhƣng số lƣợng ngƣời đạt đƣợc các chứng chỉ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu cũng chƣa cao: năm 2013 mới chỉ có 186 CBCC (chiếm tỷ lệ 4,85%) có chứng chỉ tiếng Anh và tới năm 2017 cũng mới chỉ có 5 ngƣời có trình độ đại học ngoại ngữ (tiếng Anh 02 ngƣời và ngoại ngữ khác là 03 ngƣời); 1143 ngƣời có chứng chỉ tiếng Anh (chiếm 2,73%) và 18 ngƣời có chứng chỉ ngoại ngữ khác (chiến tỷ lệ 0,43%). Mặc dù nhu cầu sử dụng ngoại ngữ của CBCC cấp xã vào công việc không cao nhƣng tiêu chí này cũng phản ánh sự hạn chế về năng lực hội nhập quốc tế của CBCC cấp xã trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. 47 Bảng 2.7. Cơ cấu CBCC cấp xã tỉnh Cao Bằng theo trình độ ngoại ngữ Năm Tổng số Ngoại ngữ Tiếng Anh Ngoại ngữ khác Đại học trở lên Tỷ lệ % Chứng chỉ (A,B,C) Tỷ lệ % Đại học trở lên Tỷ lệ % Chứng chỉ (A,B,C) Tỷ lệ % 2010 3542 0 0 0 0 2011 3608 0 0 0 0 2012 3732 0 0 0 0 2013 3833 0 0.00% 186 4.85% 0 0.00% 0 0.00% 2014 3996 1 0.03% 355 8.88% 0 0.00% 12 0.30% 2015 3925 0 0.00% 550 14.01% 1 0.03% 7 0.18% 2016 4025 0 0.00% 784 19.48% 2 0.05% 10 0.25% 2017 4187 2 0.05% 1143 27.30% 3 0.07% 18 0.43% Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Cao Bằng, năm 2018 2.1.2.8. Trình độ quản lý nhà nước Trình độ QLNN của CBCC có ảnh hƣởng trực tiếp tới chất lƣợng hoạt động QLNN và là cơ sở thông tin quan trọng để thực hiện hoạt động bồi dƣỡng CBCC. Thống kê cho thấy, trình độ QLNN của CBCC cấp xã tỉnh Cao Bằng mặc dù đã đƣợc quan tâm trong thời gian gần đây và đã có nhiều tiến bộ nhƣng vẫn chƣa đáp ứng yêu cầu. Năm 2010, cả tỉnh chỉ có 61,69% số CBCC cấp xã đã qua bồi dƣỡng về QLNN (2185 ngƣời), trong khi có tới 1357 ngƣời chƣa đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng về QLNN (chiếm 38,31%). Tới năm 2017 có 2486 ngƣời đã tham gia bồi dƣỡng về QLNN (66,54%) và tỷ lệ chƣa qua bồi dƣỡng là 1379 ngƣời (33,37%). 48 Bảng 2.8. Cơ cấu CBCC cấp xã tỉnh Cao Bằng theo trình độ Quản lý nhà nƣớc Năm Tổng số Trình độ Quản lý nhà nƣớc CVC và TĐ Tỷ lệ % Chuyên viên Tỷ lệ % Chƣa qua bồi dƣỡng Tỷ lệ % 2010 3542 0 2185 61.69% 1357 38.31% 2011 3608 0 2145 59.45% 1463 40.55% 2012 3732 0 2304 61.74% 1428 38.26% 2013 3833 0 2614 68.20% 1219 31.80% 2014 3996 0 2621 65.59% 1375 34.41% 2015 3925 0 2414 61.50% 1511 38.50% 2016 4025 0 2472 61.42% 1553 38.58% 2017 4187 4 0.10% 2786 66.54% 1397 33.37% Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Cao Bằng, năm 2018 Việc cử cán bộ tham gia các khóa bồi dƣỡng chỉ tập trung ở các chức danh Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND và UBND. Những năm gần đây, UBND các xã, phƣờng, thị trấn đã quan tâm chọn cử công chức 7 chức danh chuyên môn tham gia. 2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động bồi dƣỡng cán bộ, công chức cấp xã tại Cao Bằng 2.2.1. Xây dựng, ban hành các văn bản về bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại Cao Bằng Trong những năm qua, công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức cấp xã luôn đƣợc Tỉnh ủy, U tỉnh đặc biệt quan tâm. Dựa trên các quy định của trung ƣơng về xây dựng đội ngũ CBCC trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp và quy định về đào tạo, bồi dƣỡng CBCC nói 49 chugn và CBCC cấp xã nói riêng, Tỉnh ủy và chính quyền tỉnh Cao Bằng đã ban hành nhiều văn bản về bồi dƣỡng CBCC cấp xã. Cụ thể: + Các quy định của Tỉnh ủy Cao Bằng về bồi dƣỡng CBCC cấp xã: - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Cao Bằng khóa XVII (nhiệm kỳ 2010 - 2015) và Đại hội Đảng bộ tỉnh Cao Bằng khóa XVIII (nhiệm kỳ 2015 - 2020), trong đó xác định việc đào tạo, bồi dƣỡng CBCC nói chung, CBCC cấp xã nói riêng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cải cách hành chính, nâng cao chất lƣợng hoạt động của hệ thống chính trị trên địa bàn toàn tỉnh; - Chƣơng trình số 11-CTr/TU ngày 29/4/2011 của Tỉnh uỷ về nâng cao chất lƣợng hệ thống chính trị cơ sở giai đoạn 2011-2015; - Đề án số 03 ngày 20/7/2012 về Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cơ sở, giai đoạn 2012-2015 của Tỉnh ủy Cao Bằng trong đó xác định mục tiêu tăng cƣờng bồi dƣỡng cho CBCC cấp xã đạt chuẩn theo quy định của nhà nƣớc, đáp ứng các yêu cầu của vị trí việc làm; - Nghị quyết số 06- NQ/TU ngày 14/10/2016 về của Ban chấp hành Tỉnh ủy về tăng cƣờng sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp đối với việc nâng cao chất lƣợng hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016-2020. - Quyết định số 156/2008/QĐ-UBND ngày 25/01/2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cán bộ, công chức xã, phƣờng, thị trấn; - Quyết định số 918/QĐ-UBND ngày 16/6/2010 ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tƣớng Chính phủ. - Nghị quyết số 15/2012/NĐ-HĐND ngày 05 tháng 7 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc Quy định một số chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức và cán bộ cơ sở đi đào tạo, bồi dƣỡng tại các cơ sở đào tạo trong nƣớc và nƣớc ngoài; 50 - Nghị quyết số 16/2012/NĐ-HĐND ngày 05 tháng 7 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành chính sách đào tạo nhân lực trình độ đại học, sau đại học tại Trƣờng Đại học Quảng Tây - Trung Quốc giai đoạn 2012- 2016; - Nghị quyết số 05/2013/NĐ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc Quy định một số chính sách hỗ trợ viên chức đi đào tạo, bồi dƣỡng tại các cơ sở đào tạo trong nƣớc và nƣớc ngoài. Sau khi Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành văn bản hƣớng dẫn và chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện nghiêm túc. Việc ban hành kịp thời các quy định triển khai các văn bản của trung ƣơng về bồi dƣỡng CBCC cấp xã đã thể hiện sự quan tâm, sâu sát của tỉnh ủy và chính quyền tỉnh đối với chất lƣợng của đội ngũ CBCC của tỉnh nói chung và CBCC cấp xã nói riêng. Các văn bản này đã xác định khuôn khổ pháp lý để triển khai các hoạt động bồi dƣỡng CBCC cấp xã. 2.2.2. Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại Cao Bằng Về xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã: Căn cứ Quyết định số 1374/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành ngày 12 tháng 8 năm 2011 về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015, Ủy ban nhân dân tỉnh đã kịp thời điều chỉnh, bổ sung một số nội dung trong việc tổ chức thực hiện Kế hoạch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_boi_duong_can_bo_cong_chuc_cap.pdf
Tài liệu liên quan