MỞ ĐẦU 1
Chương 1: LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CẤP CHỨNG
CHỈ HÀNH NGHỀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG 9
1.1. Cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng 9
1.1.1. Khái niệm chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng 9
1.1.2. Ý nghĩa của cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng 12
1.2. Cấu thành quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề
trong hoạt động xây dựng 15
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt
động xây dựng 15
1.2.2. Các nguyên tắc của quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành
nghề hoạt động xây dựng 21
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề trong
hoạt động xây dựng 24
1.3. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ
hành nghề trong hoạt động xây dựng 28
1.3.1. Sự phát triển của thị trường xây dựng 28
1.3.2. Năng lực quản lý của Nhà nước 30
1.3.3. Cơ sở vật chất phục vụ quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ
hành nghề trong hoạt động xây dựng 31
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CẤP CHỨNG
CHỈ HÀNH NGHỀ XÂY DỰNG TẠI CỤC QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG, BỘ XÂY DỰNG 34
2.1. Nội dung thể chế về quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành
nghề hoạt động xây dựng 34
2.1.1. Nội dung quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức,
cá nhân hoạt động xây dựng 34
107 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 518 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng ở cục quản lý hoạt động xây dựng, bộ xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệc thực hiện.
Các lĩnh vực cấp chứng chỉ giám sát thi công xây dựng: a) Giám sát
công tác xây dựng và hoàn thiện; b) Giám sát công tác lắp đặt thiết bị công
trình; c) Giám sát công tác lắp đặt thiết bị công nghệ.
Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng:
a) Hạng I: Đã trực tiếp giám sát thi công phần việc liên quan đến nội
dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 1 (một) công trình cấp I
hoặc 2 (hai) công trình cấp II cùng loại;
b) Hạng II: Đã trực tiếp giám sát thi công hoặc chủ trì thiết kế, thi
công phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít
nhất 1 (một) công trình cấp II hoặc 2 (hai) công trình cấp III cùng loại;
c) Hạng III: Đã trực tiếp tham gia giám sát thi công hoặc tham gia
thiết kế, thẩm định thiết kế, thi công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp
III hoặc 2 (hai) công trình cấp IV cùng loại.
42
Phạm vi hoạt động:
a) Hạng I: Được làm giám sát trưởng, trực tiếp giám sát thi công xây
dựng tất cả các cấp công trình cùng loại được ghi trong chứng chỉ hành nghề;
b) Hạng II: Được làm giám sát trưởng, trực tiếp giám sát thi công xây
dựng công trình từ cấp II trở xuống, tham gia giám sát một số phần việc của
công trình cấp I cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề;
c) Hạng III: Được làm giám sát trưởng, trực tiếp giám sát thi công xây
dựng công trình từ cấp III trở xuống, tham gia giám sát một số phần việc của
công trình cấp II cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề.
2.1.2.7. Nội dung quy định về điều kiện của tổ chức tư vấn quản lý chi
phí đầu tư xây dựng
Theo pháp luật hiện hành, tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây
dựng muốn hành nghề phải đáp ứng các điều kiện cụ thể sau đây:
1. Có đủ điều kiện năng lực hoạt động quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
2. Cá nhân chủ trì việc lập, thẩm tra và quản lý chi phí đầu tư xây
dựng phải có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng.
2.1.2.8. Nội dung quy định về điều kiện của tổ chức thi công xây dựng
công trình
Theo pháp luật hiện hành, tổ chức thi công xây dựng công trình muốn
hành nghề phải đáp ứng các điều kiện cụ thể sau đây:
1. Có đủ năng lực hoạt động thi công xây dựng công trình tương ứng
với loại, cấp công trình xây dựng.
2. Chỉ huy trưởng công trường có năng lực hành nghề thi công xây
dựng công trình và chứng chỉ hành nghề phù hợp.
3. Có thiết bị thi công đáp ứng yêu cầu về an toàn và chất lượng xây
dựng công trình.
Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng:
a) Hạng I: Đã có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng
hạng I; chứng chỉ thiết kế xây dựng hạng I; đã làm chủ trì kiểm định, chủ trì thiết
43
kế hoặc đã trực tiếp giám sát thi công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp I
hoặc 2 (hai) công trình cấp II cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ;
b) Hạng II: Đã có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng II;
chứng chỉ thiết kế xây dựng hạng II; đã làm chủ trì kiểm định, chủ trì thiết kế
hoặc đã trực tiếp giám sát thi công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp II
hoặc 2 (hai) công trình cấp III cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ;
c) Hạng III: Đã có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng
hạng III; chứng chỉ thiết kế xây dựng hạng III; đã làm chủ trì kiểm định, chủ
trì thiết kế hoặc đã trực tiếp giám sát thi công xây dựng ít nhất 2 (hai) công
trình cấp III hoặc 3 (ba) công trình cấp IV cùng loại với công trình đề nghị
cấp chứng chỉ.
Phạm vi hoạt động:
a) Hạng I: Được làm chủ trì kiểm định tất cả các cấp công trình cùng
loại được ghi trong chứng chỉ hành nghề;
b) Hạng II: Được làm chủ trì kiểm định công trình cấp II trở xuống
cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề;
c) Hạng III: Được làm chủ trì kiểm định công trình cấp III, cấp IV
cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề.
2.1.2.9. Nội dung quy định về điều kiện của cá nhân hành nghề độc lập
Cá nhân hành nghề độc lập thiết kế quy hoạch xây dựng, khảo sát xây
dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi
công xây dựng công trình, định giá xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Có đăng ký hoạt động các lĩnh vực phù hợp với nội dung hành nghề;
2. Có chứng chỉ hành nghề và năng lực phù hợp với công việc thực hiện.
2.1.3. Nội dung quy định về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động
xây dựng
Pháp luật hiện hành quan niệm chứng chỉ hành nghề hoạt động xây
dựng là văn bản xác nhận năng lực hành nghề, do cơ quan có thẩm quyền cấp
44
cho cá nhân quy định tại khoản 3 Điều 148 của Luật xây dựng năm 2014 có
đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về lĩnh vực hành nghề.
Nội dung quy định về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có một số
điểm đáng chú ý sau:
Thứ nhất, cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng
chỉ hành nghề;
b) Có thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội
dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;
c) Đã qua sát hạch kiểm tra kinh nghiệm nghề nghiệp và kiến thức
pháp luật liên quan đến lĩnh vực hành nghề.
Thứ hai, thẩm quyền sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây
dựng được quy định như sau:
a) Cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Xây dựng có thẩm quyền sát hạch,
cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng I; chứng chỉ hành nghề
hoạt động xây dựng cho cá nhân là người nước ngoài, người Việt Nam định
cư ở nước ngoài;
b) Sở Xây dựng, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có đủ điều kiện theo
quy định của Chính phủ có thẩm quyền sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề
hoạt động xây dựng các hạng còn lại.
Sở Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng II,
hạng III;
c) Tổ chức xã hội - nghề nghiệp có đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành
nghề hoạt động xây dựng hạng II, hạng III cho cá nhân là hội viên của Hội, đối
với lĩnh vực thuộc phạm vi hoạt động của mình theo quy định của Bộ Xây dựng.
Thứ ba, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được cấp cho cá
nhân là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người
45
nước ngoài hoạt động xây dựng hợp pháp tại Việt Nam để đảm nhận các chức
danh, được tham gia công việc cho các chức danh hoặc hành nghề độc lập quy
định tại Khoản 3 Điều 148 của Luật Xây dựng năm 2014.
Cá nhân người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài
đã có chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp nếu hành nghề
hoạt động xây dựng ở Việt Nam dưới 06 (sáu) tháng thi được công nhận hành
nghề. Trường hợp cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam từ 06 (sáu)
tháng trở lên, phải chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng tại
Bộ Xây dựng.
Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có hiệu lực tối đa trong thời
hạn 5 (năm) năm, khi hết thời hạn phải làm thủ tục cấp lại.
Thứ tư, Bộ Xây dựng thống nhất quản lý về chứng chỉ hành nghề hoạt
động xây dựng trên toàn quốc, bao gồm cả việc ban hành mẫu các loại chứng
chỉ hành nghề hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật xây dựng.
Thứ năm, thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề:
a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng
chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng I; chứng chỉ hành nghề hoạt động xây
dựng cho cá nhân là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
b) Sở Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng II,
hạng III;
c) Tổ chức xã hội - nghề nghiệp có đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề
hoạt động xây dựng hạng II, hạng III cho cá nhân là hội viên của Hội, đối với
lĩnh vực thuộc phạm vi hoạt động của mình theo quy định của Bộ Xây dựng.
2.2. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành
nghề hoạt động xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng - Bộ Xây dựng
2.2.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu của Cục Quản lý hoạt
động xây dựng - Bộ Xây dựng
Tìm hiểu pháp luật hiện hành về xây dựng cho thấy Bộ trưởng Bộ Xây
dựng thực hiện việc quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động
46
xây dựng. Cục Quản lý hoạt động xây dựng được thành lập giúp Bộ trưởng
Bộ Xây dựng quản lý nhà nước về lĩnh vực này. Vị trí, chức năng của Cục
Quản lý hoạt động xây dựng được xác định cụ thể như sau:
Thứ nhất, về vị trí. Cục Quản lý hoạt động xây dựng là tổ chức thuộc
Bộ Xây dựng, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà
nước và thực thi pháp luật đối với lĩnh vực hoạt động xây dựng gồm lập, thẩm
định, phê duyệt và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; cấp giấy phép
xây dựng; khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng; an toàn, vệ
sinh lao động trong hoạt động xây dựng; quản lý năng lực hoạt động xây dựng.
Cục Quản lý hoạt động xây dựng có tư cách pháp nhân, có con dấu để
giao dịch, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và ngân hàng theo quy
định của pháp luật.
Thứ hai, Cục Quản lý hoạt động xây dựng có nhiệm vụ, quyền hạn cụ
thể, bao gồm:
Một là, về hoạt động đầu tư xây dựng.
i) Xây dựng để Bộ trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành
theo thẩm quyền các quy định về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây
dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng; về khảo sát xây dựng, thiết kế xây
dựng, thi công và nghiệm thu xây dựng; về cấp giấy phép xây dựng; về quản
lý điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, năng lực hành nghề
hoạt động xây dựng của cá nhân; về an toàn, vệ sinh lao động trong hoạt động
xây dựng;
ii) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về lập,
thẩm định, phê duyệt và quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình;
tham gia thẩm định các dự án đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật;
iii) Hướng dẫn, kiểm tra công tác thẩm định, phê duyệt thiết kế cơ sở,
thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán các công trình xây dựng; tổ
chức thẩm định, thẩm tra thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi
47
công các công trình xây dựng theo phân cấp thuộc thẩm quyền Bộ Xây dựng
theo quy định của pháp luật; phối hợp thực hiện việc thẩm định, thẩm tra dự
toán các công trình xây dựng theo phân công của Bộ trưởng;
iv) Theo dõi, kiểm tra, đánh giá tổng thể hoạt động đầu tư xây dựng theo
thẩm quyền quản lý của Bộ; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu
tư xây dựng quan trọng, công trình trọng điểm quốc gia theo quy định của pháp
luật; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chủ đầu tư đối với các dự án đầu tư xây
dựng quan trọng, công trình trọng điểm quốc gia được Bộ trưởng phân công.
Thực hiện nhiệm vụ Thường trực các Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo nhà
nước các dự án đầu tư xây dựng quan trọng, các công trình trọng điểm quốc gia;
v) Xây dựng để Bộ ban hành theo thẩm quyền mẫu giấy phép xây
dựng; hướng dẫn việc cấp, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi giấy phép xây dựng và
quản lý trật tự xây dựng theo giấy phép xây dựng; nghiên cứu, đề xuất để Bộ
có văn bản đình chỉ xây dựng hoặc đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo
đình chỉ xây dựng và xử lý vi phạm hoặc thu hồi giấy phép xây dựng khi phát
hiện việc cấp giấy phép không đúng theo quy định hoặc công trình xây dựng
vi phạm các quy định về quản lý trật tự xây dựng theo giấy phép xây dựng;
vi) Hướng dẫn, kiểm tra công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt động
xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng và pháp luật về đấu thầu; hướng
dẫn việc đánh giá kết quả thực hiện của nhà thầu theo quy định của pháp luật;
vii) Hướng dẫn việc thực hiện quy chế thuê tư vấn nước ngoài trong
hoạt động xây dựng tại Việt Nam và việc cấp, thu hồi giấy phép thầu cho các
nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam; tiếp nhận và thẩm tra
hồ sơ để Bộ quyết định cấp, thu hồi giấy phép thầu cho nhà thầu nước ngoài
là tổ chức nhận thầu các gói thầu thuộc dự án nhóm A và các gói thầu khác
thuộc địa bàn từ hai tỉnh trở lên;
viii) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về
điều kiện năng lực hành nghề xây dựng của cá nhân và điều kiện năng lực
48
hoạt động xây dựng của tổ chức tham gia trong các hoạt động xây dựng. Tổ
chức cấp chứng chỉ hành nghề cho các cá nhân và chứng chỉ hoạt động xây
dựng cho các tổ chức theo quy định của pháp luật;
ix) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng để Bộ ban
hành theo thẩm quyền chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về
các hoạt động xây dựng, quy định về việc sát hạch để cấp các loại chứng chỉ
hành nghề hoạt động xây dựng, quy định mẫu chứng chỉ hành nghề hoạt động
xây dựng; hướng dẫn, kiểm tra việc cấp và quản lý các loại chứng chỉ hành
nghề hoạt động xây dựng. Tổ chức sát hạch để cấp chứng chỉ hành nghề hoạt
động xây dựng cho các tổ chức theo quy định của pháp luật;
x) Xây dựng cơ sở dữ liệu, cập nhật đăng tải và cung cấp thông tin về
năng lực của các tổ chức, cá nhân hành nghề tư vấn xây dựng, các nhà thầu
hoạt động xây dựng trên phạm vi cả nước, bao gồm cả các nhà thầu nước
ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam.
Hai là, về an toàn kỹ thuật xây dựng.
i) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội nghiên cứu, xây dựng để Bộ trình cấp có thẩm quyền
ban hành hoặc Bộ ban hành theo thẩm quyền quy chuẩn kỹ thuật và các văn
bản quy phạm pháp luật về an toàn kỹ thuật trong thi công xây dựng;
ii) Xây dựng danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về
an toàn lao động đặc thù ngành Xây dựng để Bộ đề nghị Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội thống nhất ban hành;
iii) Nghiên cứu, xây dựng để Bộ trình cấp có thẩm quyền ban hành
hoặc Bộ ban hành quy trình kiểm định đối với các máy, thiết bị có yêu cầu
nghiêm ngặt về an toàn lao động đặc thù ngành Xây dựng sau khi có ý kiến
thẩm định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
iv) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội nghiên cứu, xây dựng để Bộ trình cấp có thẩm quyền
49
ban hành hoặc Bộ ban hành theo thẩm quyền tiêu chí, điều kiện hoạt động của
các tổ chức kiểm định đối với các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an
toàn lao động đặc thù ngành Xây dựng; hướng dẫn việc thực hiện sau khi
được phê duyệt;
v) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về
an toàn đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao
động thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
vi) Hướng dẫn, kiểm tra công tác an toàn kỹ thuật trong thi công xây
dựng nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động, thiết bị thi công, công trình
xây dựng và các công trình lân cận; phối hợp với các đơn vị có liên quan
thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xử lý vi phạm, hướng dẫn giải
quyết sự cố mất an toàn kỹ thuật trong thi công xây dựng công trình theo quy
định của pháp luật.
Ba là, tổ chức điều hành các diễn đàn, sự kiện, các hội nghị, hội thảo
khoa học cấp quốc gia, quốc tế, các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn
nâng cao năng lực quản lý và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh
vực hoạt động xây dựng.
Bốn là, quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền
lương và các chế độ chính sách khác, công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật
đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy
định của pháp luật và của Bộ Xây dựng.
Năm là, quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân
sách nhà nước được phân bổ, thực hiện quản lý các hoạt động có thu theo quy
định của pháp luật và của Bộ Xây dựng.
Sáu là, Cục trưởng Cục Quản lý hoạt động xây dựng được quyền:
i) Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực
quản lý nhà nước của Bộ và các địa phương cung cấp những số liệu, tài liệu
cần thiết phục vụ cho việc thực hiện các lĩnh vực công tác của Cục;
50
ii) Ký một số văn bản hành chính, văn bản hướng dẫn chuyên môn,
nghiệp vụ nhân danh Cục trưởng và sử dụng con dấu của Cục theo quy định
pháp luật;
iii) Được Bộ trưởng ủy quyền ký một số văn bản về các lĩnh vực công
tác của Cục theo quy định tại Quy chế làm việc của cơ quan Bộ Xây dựng;
iv) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Xây
dựng giao.
Thứ ba, cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý hoạt động xây dựng gồm:
Một là, các đơn vị trực thuộc bao gồm: i) Văn phòng; ii) Phòng Dự án
xây dựng; iii) Phòng Khảo sát, thiết kế xây dựng; iv) Phòng An toàn lao động;
v) Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn xây dựng. Trung tâm nghiên cứu và tư
vấn xây dựng là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Cục, được khắc con dấu
theo mẫu quy định để giao dịch, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và
ngân hàng theo sự ủy quyền, phân cấp quản lý tài chính kế toán của Cục
trưởng Cục Quản lý hoạt động xây dựng và các quy định của pháp luật.
Hai là, các đơn vị trực thuộc Cục có cấp trưởng, một số cấp phó và các
công chức, viên chức chuyên môn nghiệp vụ. Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể
và bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh cấp trưởng các đơn vị trực
thuộc Cục Quản lý hoạt động xây dựng do Bộ trưởng quyết định theo đề nghị của
Cục trưởng Cục Quản lý hoạt động xây dựng và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
Ba là, lãnh đạo Cục bao gồm: i) Cục Quản lý hoạt động xây dựng có
Cục trưởng và các Phó Cục trưởng; ii) Cục trưởng và Phó Cục trưởng do Bộ
trưởng Bộ Xây dựng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của Đảng
và pháp luật; iii) Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của
Cục Quản lý hoạt động xây dựng, Cục trưởng có trách nhiệm lập kế hoạch công
tác cho từng giai đoạn, xác định nhu cầu biên chế của Cục; xây dựng và ban
hành quy chế làm việc của Cục; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ
cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc; xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của
51
mỗi đơn vị, cá nhân trong Cục và báo cáo Bộ trưởng; iv) Cục trưởng quyết định
bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh cấp phó các đơn vị trực thuộc
Cục theo quy định của Đảng và pháp luật, sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ
trưởng Bộ Xây dựng; v) Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và pháp
luật về toàn bộ hoạt động của Cục; Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục
trưởng và pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công [2, Điều 2, 3, 4].
Bốn là, về lực lượng, trình độ chuyên môn của Cục Quản lý hoạt động
xây dựng. Hiện nay, Cục Quản lý hoạt động xây dựng có 70 cán bộ, công
chức nhà nước. Về trình độ chuyên môn có 04 tiến sĩ, 32 thạc sĩ và 34 cử
nhân được phân bổ như sau:
i) Lãnh đạo Cục Quản lý hoạt động xây dựng có 04 người; trong đó có
02 tiến sĩ; 02 thạc sĩ;
ii) Văn phòng Cục có 10 người, trong đó có 04 thạc sĩ, 06 cử nhân;
iii) Phòng Quản lý dự án có 08 người, trong đó có 07 thạc sĩ, 01 cử nhân;
iv) Phòng Thiết kế có 07 người, trong đó có 07/07 thạc sĩ;
v) Phòng Quản lý kỹ thuật có 09 người, trong đó có 02 tiến sĩ; 04 thạc
sĩ và 03 cử nhân;
vi) Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn xây dựng có 32 người, trong đó
có 08 thạc sĩ và 24 cử nhân.
2.2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề
hoạt động xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng - Bộ Xây dựng
Cục Quản lý hoạt động xây dựng được thành lập theo Quyết định số
1001/QĐ-BXD về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn, cơ cấu, tổ chức của Cục Quản lý hoạt động xây dựng ngày 09/10/2013
của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Thứ nhất, xét trong lĩnh vực quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành
nghề hoạt động xây dựng, tính từ thời điểm thành lập đến ngày 31/12/2017,
Cục Quản lý hoạt động xây dựng đã cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây
52
dựng hạng I cho cá nhân và năng lực tổ chức: Cấp 5.755 cá nhân, đạt tỷ lệ
37% so với tổng cấp cả nước; Cấp 1.664 tổ chức, đạt tỷ lệ 26% (theo phân cấp
quản lý của Bộ Xây dựng thì Cục Quản lý hoạt động xây dựng có thẩm quyền
cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng I. Sở Xây dựng các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương, hiệp hội nghề nghiệp trong lĩnh vực xây
dựng (sau đây gọi chung là Sở Xây dựng cấp tỉnh) có thẩm quyền cấp chứng
chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng II và hạng III); cụ thể:
Một là, đối với số chứng chỉ hành nghề cá nhân hạng I thực cấp là
5.755 cá nhân; bao gồm: i) Lĩnh vực thiết kế 3.453 chứng chỉ hành nghề hạng I;
ii) Lĩnh vực giám sát 2.302 chứng chỉ hành nghề hạng I; iii) Lĩnh vực định giá
1.381 chứng chỉ hành nghề hạng I; iv) Lĩnh vực kiểm định 115 chứng chỉ hành
nghề hạng I; v) Lĩnh vực khảo sát 552 chứng chỉ hành nghề hạng I. Như vậy, theo
số liệu này cho thấy lĩnh vực thiết kế được cấp số lượng chứng chỉ hành nghề
hạng I lớn nhất (3.453 chứng chỉ); tiếp đến là lĩnh vực giám sát (2.302 chứng chỉ
hạng I); lĩnh vực định giá xây dựng (1.381 chứng chỉ hạng I); lĩnh vực khảo sát
(552 chứng chỉ hạng I). Lĩnh vực kiểm định chất lượng công trình xây dựng
có số lượng chứng chỉ hành nghề được cấp thấp nhất (115 chứng chỉ hạng I).
Biểu đồ 2.1: Số lượng chứng chỉ hành nghề hạng I được cấp cho mỗi lĩnh vực
(tính đến ngày 31/12/2017)
53
Hai là, số chứng chỉ năng lực tổ chức thực cấp là 1.664 chứng chỉ
hành nghề hạng I; bao gồm: i) Lĩnh vực khảo sát xây dựng 216 chứng chỉ
hành nghề hạng I; ii) Lĩnh vực thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng 582 chứng
chỉ hành nghề hạng I; iii) Lĩnh vực quản lý dự án đầu tư xây dựng 233 chứng
chỉ hành nghề hạng I; iv) Lĩnh vực thi công xây dựng công trình 383 chứng
chỉ hành nghề hạng I; v) Lĩnh vực giám sát thi công xây dựng công trình 446
chứng chỉ hành nghề hạng I; vi) Lĩnh vực quản lý, thẩm tra chi phí đầu tư xây
dựng 399 chứng chỉ hành nghề hạng I; vii) Lĩnh vực kiểm định xây dựng 28
chứng chỉ hành nghề hạng I [12], [13], [14], [15].
Biểu đồ 2.2: Số lượng chứng chỉ năng lực tổ chức được cấp cho mỗi lĩnh vực
(tính đến ngày 31/12/2017)
Như vậy, theo số liệu này cho thấy năng lực tổ chức trong lĩnh vực
thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng chiếm số lượng chứng chỉ cao nhất (582
chứng chỉ hành nghề); tiếp đến là năng lực tổ chức trong lĩnh vực giám sát
thi công xây dựng công trình (446 chứng chỉ hành nghề); năng lực tổ chức
trong lĩnh vực quản lý, thẩm tra chi phí đầu tư xây dựng (399 chứng chỉ
hành nghề); năng lực tổ chức trong lĩnh vực thi công xây dựng công trình
(383 chứng chỉ hành nghề); năng lực tổ chức trong lĩnh vực quản lý dự án
54
đầu tư xây dựng (233 chứng chỉ hành nghề); năng lực tổ chức trong lĩnh
vực khảo sát xây dựng (216 chứng chỉ hành nghề). Năng lực tổ chức trong
lĩnh vực kiểm định xây dựng được cấp chứng chỉ thấp nhất (28 chứng chỉ
hành nghề).
Mặt khác, theo phân cấp quản lý của Bộ Xây dựng, Cục Quản lý hoạt
động xây dựng có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
hạng I; Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và hiệp hội
nghề nghiệp trong lĩnh vực xây dựng (sau đây gọi chung là Sở Xây dựng cấp
tỉnh) có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng II và
hạng III. So sánh kết quả cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng I
của Cục Quản quản lý hoạt động xây dựng với kết quả cấp chứng chỉ hành
nghề hoạt động xây dựng hạng II và hạng III của Sở Xây dựng các địa
phương cho thấy:
- Quản lý hoạt động xây dựng với kết quả cấp chứng chỉ hành nghề
hoạt. Kể từ khi thành lập Cục Quản lý hoạt động xây dựng đến nay, cả
nước đã cấp được tổng số 15.454 chứng chỉ; trong đó, Cục Quản lý hoạt
động xây dựng cấp được 5.755 chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
hạng I (chiếm tỷ lệ 37%); Sở Xây dựng cấp tỉnh các địa phương cấp được
9.699 chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng II và hang III (chiếm
tỷ lệ 63%).
- Đối với việc cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cho các
tổ chức. Kể từ khi thành lập Cục Quản lý hoạt động xây dựng đến nay, cả
nước đã cấp được tổng số 6.388 chứng chỉ; trong đó, Cục Quản lý hoạt
động xây dựng cấp được 1.664 chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
hạng I (chiếm tỷ lệ 26%); Sở Xây dựng cấp tỉnh các địa phương cấp được
4.724 chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng II và hang III (chiếm
tỷ lệ 74%).
55
Bảng 2.1: Số liệu cấp chứng chỉ hoạt động xây dựng tổ chức, cá nhân
Cá nhân
(Chứng chỉ)
Tổ chức
(Chứng chỉ)
Đơn vị cấp chứng chỉ
Thực
cấp
% so với tổng
cấp cả nước
Thực
cấp
% so với tổng
cấp cả nước
Tổng cả nước 15.454 6.388
Bộ Xây dựng (hạng I) 5.755 37 1.664 26
Thành phố Hà Nội (hạng II, III) 700 5 293 5
Thành phố Hồ Chí Minh (hạng II, III) 852 6 404 6
Thành phố Đà Nẵng (hạng II, III) 740 5 108 2
Thành phố Cần Thơ (hạng II, III) 336 2 66 1
Các Sở địa phương còn lại (hạng II, III) 7.071 46 3.853 60
Nguồn: Tác giả tự sưu tầm và tổng hợp.
Đánh giá việc phân cấp thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề hoạt
động xây dựng giữa Cục Quản lý hoạt động xây dựng (Bộ Xây dựng) với Sở
Xây dựng cấp tỉnh của các địa phương, tác giả rút ra một số nhận định chủ
yếu sau đây:
* Về ưu điểm
- Việc cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng cho tổ chức và cá nhân theo
quy định của Luật xây dựng năm 2014 và các văn bản
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_cap_chung_chi_hanh_nghe_hoat_do.pdf