Luận văn Quản trị các dự án đầu tư dầu khí của tổng công ty thăm dò khai thác dầu khí (pvep)

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN . ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT . v

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ . vii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN . ix

LỜI MỞ ĐẦU . 1

1. Tính cấp thiết của đề tài . 1

2. Mục đích nghiên cứu . 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 2

4. Phương pháp nghiên cứu . 2

5. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan . 3

6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu . 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ, QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU

TƯ VÀ QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ DẦU KHÍ . 6

1.1. Những lý luận cơ bản về dự án đầu tư và quản trị dự án đầu tư . 6

1.1.1. Tổng quan về dự án và dự án đầu tư. 6

1.1.2. Quản trị dự án đầu tư. 9

1.2.1. Khái niệm quản trị dự án đầu tư. 9

1.2.2. Chức năng của quản trị dự án đầu tư . 10

1.2.3. Nội dung quản trị dự án đầu tư . 11

1.2.4. Các mô hình tổ chức quản trị dự án đầu tư tại Việt Nam . 19

1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án đầu tư . 23

1.2. Dự án đầu tư dầu khí và quản trị dự án đầu tư dầu khí . 24

1.2.1. Tổng quan chung về dự án dầu khí . 24

1.2.2. Quản trị dự án đầu tư dầu khí . 30

1.3. Kinh nghiệm quản trị dự án đầu tư dầu khí của các công ty nước ngoài . 33

1.3.1. Petronas . 33

1.3.2. Mitra Energy . 34

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ DẦU KHÍ TẠI

PVEP .36

2.1. Giới thiệu về PVEP . 36

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển . 36

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của PVEP . 37

2.1.3. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ lao động . 37

pdf123 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản trị các dự án đầu tư dầu khí của tổng công ty thăm dò khai thác dầu khí (pvep), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
danh hiệu Anh hùng Lao động và được công nhận là Tổng Công ty đặc biệt của Nhà nước. Trong 10 năm hoạt động, PVEP luôn là đơn vị chủ lực đóng góp vào kết quả hoạt động kinh doanh của Tập đoàn cũng như lợi nhuận của Tập đoàn nộp Ngân sách Nhà nước. Cụ thể, kết quả hoạt động kinh doanh và lợi nhuận PVEP đã nộp Tập đoàn qua các năm như sau (Đơn vị: tỷ đồng) 41  Bảng 2. 1: Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của PVEP từ năm 2007-2016 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng 2007- 2016 Sản lượng khai thác quy dầu (triệu tấn) 3,83 4,15 5,64 5,43 5,01 5,74 4,93 5,04 5,92 5,59 51,29 Vốn Chủ sở hữu 20.972 23.446 34.198 36.697 49.069 62.748 74.386 79.987 81.422 70.277 Vốn Điều lệ 10.065 19.000 31.000 31.000 41.000 51.800 57.900 59.700 59.700 59.700 Tổng tài sản 30.723 41.628 55.949 68.767 90.706 113.978 137.606 150.540 156.121 140.449 Trong đó: Chi phí Thăm dò, Phát triển, Khai thác 19.812 33.257 41.645 53.722 71.459 87.236 108.985 132.539 140.197 119.758 Doanh thu 15.744 30.647 32.270 39.894 52.985 66.286 60.751 59.869 38.200 30.751 427.397 Lợi nhuận trước thuế 10.087 18.751 18.807 23.545 28.026 31.650 36.088 27.501 4.042 (6.154) 192.343 Lợi nhuận sau thuế 7.118 12.692 10.941 12.600 13.779 17.003 18.471 12.675 (2.644) (11.146) 91.490 Nộp lợi nhuận cho Tập đoàn để nộp NSNN 58 9.556 9.801 10.075 9.832 11.549 12.851 8.792 - - 72.503 Nộp NSNN 3.559 9.496 11.556 14.962 19.553 19.612 18.460 17.841 12.041 7.754 134.834 Thuế TNDN hiện hành 2.968 6.059 7.866 10.597 13.923 13.281 12.545 11.957 8.331 5.284 92.812 Nguồn: Dữ liệu Ban KT&KT, 2017 Như vậy, kể từ khi được thành lập và được cấp vốn điều lệ theo mô hình hoạt động là Công ty TNHH một thành viên Nhà nước, tổng số thuế nộp NSNN của PVEP trong giai đoạn 10 năm 2007 – 2016 là 134.834 tỷ đồng, tổng số lợi nhuận nộp về Tập đoàn để tiếp tục phân phối lợi nhuận và nộp Ngân sách là 72.504 tỷ đồng, do vậy, chỉ tính riêng số lợi nhuận nộp về Tập đoàn đã vượt 21% so với số vốn điều lệ Tập đoàn đã đầu tư vào PVEP (vốn điều lệ tại ngày 31/12/2016 là 59.700 tỷ đồng 42  2.2. Thực trạng quản trị dự án đầu tư dầu khí tại PVEP 2.2.1. Tổng quan về các dự án đầu tư dầu khí Trong giai đoạn 2007 đến 2017, công tác đầu tư của PVEP đã có bước tiến vượt bậc về cơ cấu đầu tư và quy mô đầu tư số lượng và danh mục số lượng dự án dầu khí. Tại thời điểm tháng 12/2017, PVEP đang triển khai 52 dự án dầu khí ở trong và ngoài nước (tăng 48,5% so với 35 dự án dầu khí tại thời điểm thành lập, tháng 5/2017). Cơ cấu dự án hiện có của PVEP như sau: - Theo giai đoạn của dự án: số lượng dự án tìm kiếm thăm dò là 26 dự án (chiếm 50%); dự án phát triển khai thác là 26 dự án chiếm 50%. - Theo vai trò tham gia của PVEP trong các hợp đồng dầu khí: 16 dự án điều hành (chiếm 30,8%); 10 dự án điều hành chung (chiếm 19,2%) và dự án tham gia góp vốn là 26 dự án (50%). - Theo tỷ lệ tham gia: Tỷ lệ các dự án mà PVEP tham gia trên 50% là 22 dự án (chiếm 42,3%); số dự án có tỷ lệ tham gia của PVEP từ 30%-50% là 09 dự án chiếm 17,3% và số dự án có tỷ lệ tham gia của PVEP dưới 30% là 21 dự án (chiếm 40,3%). - Theo loại hợp đồng: đa số các dự án của PVEP là hợp đồng PSC: 47 dự án, chiếm 90,3%. Các loại hợp đồng khác (tô nhượng, thuế, dịch vụ) chỉ chiếm 9,7%). (Chi tiết danh mục dự án trong Phụ lục 1 đính kèm) Trong giai đoạn 2007-2017, PVEP đã ký thêm được nhiều dự án mới ở trong và ngoài nước trong đó có 03 dự án mua trữ lượng (Lô Junin-2, Venezuela; Lô 67 và Lô 39 Peru). Cùng với quá trình triển khai dự án, cơ cấu dự án theo giai đoạn triển khai (thăm dò, phát triển, khai thác) trong giai đoạn 2007-20167 thay đổi qua các năm (do các dự án chuyển giai đoạn và tối ưu cơ cấu đầu tư), tăng dần tỷ trọng của dự án phát triển khai thác. Từ đó, kéo theo mô hình tổ chức, cách thức quản trị dự an đầu tư cảu PVEP cũng phải cập nhật/chuyển dịch để đáp ứng yêu cầu của dự án và đảm bảo hiệu qủa sản xuất kinh doanh của PVEP. 43  Nguồn: Ban Tổ chức nhân sự và đào tạo Hình 2. 2: Cơ cấu các dự án Dầu khí của PVEP trong giai đoạn 2007-2017 2.2.2. Hệ thống văn bản pháp lý liên quan và thực trạng xây dựng và áp dụng các quy trình/quy chế nội bộ quản trị dự án đầu tư dầu khí của PVEP a. Hệ thống các văn bản pháp lý liên quan PVEP tuân thủ các quy định hiện tại của Nhà nước, PVN và đã chú trọng rà soát/bổ sung hệ thống hóa các Quy chế/Quy trình nội bộ của PVEP cho các khâu sàng lọc lựa dự án và triển khai dự án và có phân cấp thực hiện rõ ràng ở các cấp từ HĐTV, Ban TGĐ, đến các đơn vị/Dự án: - Các quy định của Nhà nước: + Luật Dầu khí năm 1993, sửa đổi năm 2000 và 2008; + Nghị định 48 /2000/NĐ-CP và 115/2009/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Quy định chi tiết thi hành Luật Dầu khí/Luật Dầu khí sửa đổi; + Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp 2014; + Luật Đầu tư 2014; 44  + Nghị định 121/2007/NĐ-CP và 17/2009/NĐ-CP quy định về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí (hiện đã được sửa đổi để phù hợp với Luật Đầu tư 2014); + Nghị định 34/2001/NĐ-CP vv Quy chế đấu thầu DA TKTD và Khai thác DK + Nghị định 139/2005/NĐ-CP vv Ban hành Hợp đồng mẫu của PSC; + Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính phủ về Giám sát và đánh giá đầu tư; + Thông tư số 13/2010/TT-BKH ngày 02/6/2010 của Bộ KH&ĐT quy định về mẫu báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư; + Thông tư hướng dẫn về các quy định cụ thể đối với các lĩnh vực của các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Tài Chính. - Các quy định của Tập đoàn: + Quyết định số 4942/QĐ-DKVN ngày 22/7/2014 về Quy trình thực hiện giám sát và đánh giá trực tiếp dự án đầu tư của PVN; + Quyết định số 9698/QĐ-DKVN ngày 02/12/2009 về Quy định quản lý Đầu tư Dự án dầu khí ở nước ngoài của PVN; + Quyết định số 5524/QĐ-DKVN ngày 08/8/2013 về Quy định quản lý Đầu tư Dự án dầu khí trong nước của PVN. - Các quy định của PVEP: + Quyết định số 1100/QĐ-TDKT-HĐTV ngày 09/4/2008 về Quy định về Thẩm quyền quyết định đầu tư, Đấu thầu thương mại và Thanh lý tài sản cố định; + Quyết định số 796/QĐ-TDKT-HĐTV về Lập, điều chỉnh và kết thúc Dự án đầu tư; + Quyết định số 797/QĐ-TDKT-HĐTV về Quy chế Tổ chức và Hoạt động của HĐ Thẩm định dự án đầu tư; + Quyết định 934/QĐ-TDKT ngày 12/5/2009 về Quy định quản lý công tác KH và CTCT&NS nội bộ của PVEP bao gồm cả quy chế, quy trình về việc 45  lập, giao và theo dõi, đánh giá kế hoạch của PVEP, các đơn vị thành viên và người đại diện tại các Công ty Điều hành; + Hợp đồng Dầu khí (PC, PSC) và Thỏa thuận điều hành chung (JOA) và các thỏa thuận liên quan; Các Thỏa thuận Ủy quyền Điều hành, các Thỏa thuận Ủy thác Đầu tư của Tổng Công ty với Công ty Điều hành Thăm dò Khai thác Dầu khí Trong nước, Công ty Điều hành Dầu khí Nước ngoài; + Quyết định 1027/QĐ-TDKT ngày 06/7/2015 về Quy chế về Trưởng Đại diện, Thành viên các Ủy ban Quản lý, Ủy ban Điều hành, Ủy Ban Kỹ thuật của Tổng Công ty, trong đó có quy định trách nhiệm cụ thể của từng bộ phận: Ban, Đơn vị điều hành, Trưởng Đại diện và Thành viên các Ủy Ban tại các Hợp đồng Dầu khí, làm rõ quy trình/thời hạn xem xét các vấn đề/đề xuất từ phía Nhà điều hành, đảm bảo vừa tuân thủ quy trình nội bộ vừa đáp ứng thời hạn theo quy định tại JOA/Hợp đồng Dầu khí. + Quyết định số 6734/QĐ-HĐQT ngày 06/12/2005 về việc ban hành Quy chế Quản lý đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động tìm kiếm, thăm dò ;   + Quyết định số 371/QĐ-TDKT-HĐTV ngày 12/2/2008 về việc ban hành Quy chế tạm thời v/v quản lý điều hành các DADK do TCT trực tiếp điều hành ;   + Quyết định số 742/QĐ-TDKT ngày 30/3/2009 được thay thế bằng Quyết định số 888/QĐ-TDKT ngày 12/05/2011 về việc ban hành Qui chế tổ chức và hoạt động của Bộ máy quản lý điều hành TCT.  + Quyết định số 1541/QĐ-TDKT ngày 15/07/2011 Quy chế về Trưởng Đại diện, Thành viên Ủy ban Quản lý, Ủy ban Điều hành, Tiểu ban kỹ thuật tại các Hợp đồng dầu khí + Quyết định số 525/QĐ-TDKT ngày 16/3/2010 và quyết định số 1059/QĐ- TDKT ngày 24/05/2010 của Hội đồng Thành viên về công tác quản lý thương mại đấu thầu của Tổng Công ty.   46  + Quyết định số 1461 & 1462 /QĐ-TDKT ngày 04/07/2011 về việc kiện toàn nhân sự tại UBQL, Trưởng Đại diện, Trưởng đại diện dự khuyết các hợp đồng dầu khí trong nước.   + Quyết định số 1463/QĐ-TDKT ngày 04/07/2011 vv bổ nhiệm thành viên các UBĐH, UBKT, TBKT của PVEP tại các hợp đồng dầu khí + Quy trình góp vốn vào các DADK của Tổng Công ty QT.TCKT.01 ban hành ngày 08/07/2010.   + Quy trình lập đánh giá và lập BCĐT/BCĐT ĐC các Dự án Dầu khí; Quy trình lập Xây dựng/cập nhật Đánh giá cơ cấu đầu tư các Dự án Dầu khí; Quy trình xin cấp GCNĐT/GCNĐT ĐC. b. Mô hình quản trị dự án đầu tư dầu khí Do đặc thù dự án dầu khí và quy định của hợp đồng dầu khí (trong nước, nước ngoài), mô hình tổ chức quản lý các dự án đầu tư dầu khí của PVEP như sau: Về phân cấp: - Phân cấp thẩm quyền giữa PVN/PVEP đối với các dự án dầu khí (thẩm quyền thuộc PVN hay PVEP) theo hạn mức đầu tư và nội dung công việc; - Phân cấp phạm vi trách nhiệm giữa PVEP và các Công ty con, Trưởng Đại diện theo nội dung công việc Về cơ chế phối hợp trong quá trình làm việc: - Hệ thống từ Hội đồng thành viên (HĐTV) tới Tổng Giám đốc (TGĐ) và phân quyền quản lý theo lĩnh vực chuyên môn sâu tới các Phó TGĐ phụ trách; - Liên kết giữa tất cả các Ban chức năng trong xử lý công việc theo quy trình phối hợp. 47  Cấp quản lý Quy trình quản quản trị dự án tại các cấp ở PVEP Tập đoàn Thực hiện tại PVN theo phân cấp thẩm quyền (công ty mẹ) PVEP Đơn vị điều hành/ JOCs/ Trưởng Đại diện Nguồn: Ban KH&QLDA Hình 2. 3: Quy trình quản trị dự án tại các cấp ở PVEP Ghi chú: TD/TL (thăm dò, thẩm lượng), MC (Ủy ban quản lý), TCNS-ĐT (Tổ chức nhân sự đào tạo), Trung tâm HTKT (Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật), QLĐHDA (Quản lý điều hành dự án). 48  So với mô hình quản trị dự án đầu tư của các công ty dầu khí nước ngoài khác, mô hình của PVEP có điểm giống và khác như sau: Bảng 2. 2: So sánh mô hình quản trị dự án của PVEP và công ty nước ngoài PVEP Các công ty thăm dò khai thác dầu khí nước ngoài Loại cấu trúc tổ chức - Theo chức năng là chính. Theo khu vực địa lý chỉ chia ra trong nước và nước ngoài  - Kết hợp theo chức năng và khu vực địa lý  - Thành lập pháp nhân khi (i) nước sở tại yêu cầu; (ii) hạch toán thuế có lợi cho công ty; (iii) không ảnh hưởng tới hình ảnh công ty mẹ nếu có rủi ro  Trách nhiệm và quyền hạn - Có phân cấp nhưng hầu hết việc ra quyết định đầu tư ở PVN/PVEP  - Có phân cấp về trách nhiệm và quyền hạn từng cấp  Chính thống và tiêu chuẩn hóa - Thực hiện các báo cáo bằng đường công văn chính thức  - Có ban hành các quy trình hướng dẫn nhưng nhiều quy trình chưa có hướng dẫn chi tiết  - Báo cáo được chấp nhận bằng nhiều hình thức (email, điện thoại, công văn). Đa số các công ty giảm thiểu khâu lập báo cáo  - Các quy trình ban hành đều có hướng dẫn chi tiết  Cơ chế phối hợp trong quá trình làm việc - Chia sẻ thông tin chuyên môn theo ngành dọc (các chuyên môn liên quan), và ngành ngang (giữa các Ban với ban đầu mối)   - Chia sẻ thông tin theo ngành dọc và ngành ngang  Nguồn: Ban Đầu tư phát triển (ĐTPT) 49  c. Các bước triển khai quản trị dự án đầu tư dầu khí tại PVEP Quy trình thực hiện tại PVEP theo chu trình của dự án đầu tư: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư Giai đoạn triển khai dự án Giai đoạn kết thúc dự án Tìm kiếm Kế hoạch Chủ trương kết thúc Sàng lọc Triển khai Thực hiện Lựa chọn Hậu kiểm Quyết toán Hình thành dự án - Trong công tác chuẩn bị đầu tư: PVEP đã tuân thủ và thực hiện các BCĐT/BCĐTĐC theo quy định của Nhà nước và của Tập đoàn, cũng như việc xây dựng/tuân thủ các Quy chế và Quy trình nội bộ: (i) các tiêu chí đánh giá, thẩm định và quyết định đầu tư dự án tìm kiếm – thăm dò – khai thác dầu khí và (ii) quy trình đánh giá, lập và thẩm định BCĐT/BCĐTĐC tại PVEP. Trên cơ sở các tài liệu thu thập được về cơ hội/dự án đầu tư, Tổ/nhóm công tác triển khai đánh giá so sánh với các tiêu chí đầu tư nêu trên để lập các Công văn/Tờ trình/Báo cáo về dự án đầu tư trình cấp có thẩm quyền xin tiếp tục theo đuổi hoặc dừng theo đuổi cơ hội đầu tư, triển khai đánh giá chi tiết lập Báo cáo đánh giá cơ hội đầu tư, trình duyệt xin chủ trương đầu tư, triển khai đàm phán ký kết Hợp đồng, tham dự thầu, lập Báo cáo đầu tư, trình duyệt Báo cáo đầu tư và xin Giấy chứng nhận đầu tư. - Trong giám sát đầu tư các dự án: (i) PVEP tuân thủ theo các quy định/hướng dẫn của Chính phủ/Tập đoàn triển khai công tác giám sát đầu tư (chế độ báo cáo, kế hoạch giám sát và thực hiện giám sát ở các dự án); (ii) Ngoài ra, đối với các dự án PVEP chỉ tham gia góp vốn/tham gia điều hành, PVEP đã lồng ghép chương trình và các nội dung giám sát đầu tư vào nội dung thực hiện của Đoàn Kiểm toán của PVEP (với tư cách là 1 Bên Nhà thầu) theo quy định tại JOA. 50  Trong giai đoạn triển khai dự án, các công việc được thực hiện như sau: Nguồn: Ban KH&QLDA Hình 2. 4: Các công việc trong khâu triển khai dự án d. Mức độ can thiệp của quản trị dự án đầu tư dầu khí tại PVEP: Đối với các hình thức điều hành, mức độ can thiệp/Quản trị dự án của PVEP là khác nhau: KẾ HOẠCH HẬU KIỂM THỰC HIỆN 51  Bảng 2. 3: Mức độ can thiệp quản lý của PVEP tùy vào hình thức điều hành Hạng mục Dự án PVEP/POC điều hành Dự án PVEP tham gia điều hành Dự án PVEP tham gia góp vốn Tổng quan - Mức độ can thiệp của PVEP: dễ dàng nhất - Nhân sự: PVEP nắm giữ các vị trí LĐ cấp công ty - Mức độ can thiệp của PVEP: vừa phải - Nhân sự PVEP nắm giữ các vị trí lãnh đạo cấp Phòng - Mức độ can thiệp của PVEP: hạn chế - PVEP không có cán bộ biệt phái (CBBP) tham gia điều hành DA (ngoại trừ lô PM3 CAA/46CN) Nhân sự Linh hoạt trong điều chuyển nhân sự giữa PVEP - POC Thiếu nhân lực trình độ cao, dư thừa nhân lực bộ phận hành chính hỗ trợ PVEP không thể can thiệp vào Chính sách nhân viên (CSNV) của các Bên khác. Chi phí G&A: tương đối cao (vd: công ty HLHVJOC). Quyền quyết định nhân sự thuộc về NĐH. Chi phí G&A: có sự chênh lệch lớn (G&A các công ty PCVL, JVPC thấp, G&A Chevron cao..) CTCT &NS - Thực hiện tốt các quy định của PVEP, Hợp đồng dầu khí và JOA. - Phối hợp sâu sát giữa PVEP và POC. - Thực hiện khá tốt các quy đinh của PVEP, Hợp đồng dầu khí và JOA. - Có sự phối hợp của CBBP. - Thời điểm trình duyệt CTCT&NS sát kỳ họp, không tuân thủ Biểu mẫu của PVN (Chevron, 12W..), thiếu các tài liệu phục vụ xem xét/kiểm tra chi tiết CTCT&NS. - CTCT&NS chưa phù hợp với thực tế sản xuất, phải xin bổ sung nhiều lần trong năm (PVCL) Kiểm soát tiến độ DA - Theo sát tiến độ DA - BC hoạt động được gửi đều đặn và chi tiết. - Theo sát tiến độ DA - BC hoạt động, BC tiến độ DA tuân thủ quy định của HĐDK. - Chỉ theo dõi tiến độ, khả năng can thiệp bị giới hạn - Không có Báo cáo cụ thể cho từng dự án Báo cáo hoạt động gửi chậm, không theo kịp tính thời sự của công việc. Quản lý chi phí - BC Tài chính, Gọi vốn .. thống nhất và áp dụng theo quy định của PVEP - BC Tài chính không đồng nhất; - Cấu trúc không đồng nhất với ngân sách và Gọi vốn - BC Tài chính/Gọi vốn không đồng nhất - Hạn mức trình duyệt giá trị các gói thầu khác nhau 2.2.3. Thực trạng về công tác quản trị dự án đầu tư tại PVEP 2.2.3.1. Quản trị thời gian/tiến độ các dự án đầu tư dầu khí tại PVEP 52  Mục đích của quản trị thời gian là làm sao để dự án hoàn thành đúng thời hạn trong phạm vi ngân sách và nguồn lực cho phép, đáp ứng những yêu cầu đã định về chất lượng. Quản trị thời gian là cơ sở để giám sát chi phí cũng như các nguồn lực khác cần cho công việc của dự án, bởi vậy PVEP luôn luôn chú trọng đặc biệt đến công tác này. Công tác quản lý tiến độ được thực hiện ở từng phòng Ban và được Ban Kế hoạch và Quản lý dự án tổng hợp, phối kết hợp với các Nhà điều hành dựa trên đặc điểm cụ thể của từng dự án để có những điều chỉnh/cập nhật kịp thời. Công cụ quản lý chủ yếu của công ty là qua sơ đồ GANTT. Ngoài theo dõi tiến độ, PVEP còn giao trách nhiệm tới từng Ban liên quan đến từng khâu trong quá trình thực hiện. Ví dụ kế hoạch phát triển mỏ của Lô 09-2/10 từ lúc thăm dò đến khi có First Oil như dưới đây: Nguồn: Ban PTPT, 2017 Sơ đồ 2. 2: Sơ đồ theo dõi tiến độ Lô 09-2/10 Về tiến độ triển khai, PVEP đã luôn theo sát các công việc của nhà thầu. Các dự án của PVEP đều có thời gian đạt mốc khai thác ở mức trung bình của thế giới (đối với dự án có sản phẩm chính là dầu, thời gian trung bình từ khi ký hợp đồng đến khi khai thác khoảng 10 năm và đối với dự án có sản phẩm chính là khí, thời gian trung bình từ khi ký hợp đồng đến khi khai thác khoảng 15 năm). Tùy vào điều kiện triển khai (mỏ lớn, mỏ nhỏ cận biên) và cơ sở hạ tầng tại diện tích các Lô hợp đồng dầu khí/Dự án (có cơ sở sẵn có, có đường ống dẫn dầu/khí và địa điểm tiêu thụ), thời gian có được sản lượng khai thác có chênh lệch (các dự án tại Bể Cửu Long thường có ưu thế để đi vào khai thác sớm) Trong thực tế triển khai: - Một số dự án có tiến độ First Oil, First Gas đúng tiến độ hoặc sớm hơn dự kiến so với EDP/FDP/BCĐT như Lô 15-2 (mỏ Phương Đông); Mỏ Đại Hùng giai Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Thăm dò/Thẩm lượng 2XP RAR Ban TKTD Tiền phát triển ODP FDP ODP: Ban CNM FDP: Ban PTKT Phát triển First Oil Ban PTKT Khoan khai thác Ban Khoan Ban chức năng 1X EPCI Khoan Cấu tạo Các hoạt động 2017 2018 2019 2020 LG 53  đoạn II; Lô 09-2 (mỏ Cá Ngừ Vàng), Lô 15-1 (mỏ SVSW sớm hơn 42 ngày); Lô 01&02 (mỏ Diamond đã cho FO sau 16 tháng triển khai khẩn trương các hạng mục, vừa thực hiện các thủ tục phê duyệt đồng thời với hoàn thiện thiết kế); Lô 16-1 (Khối H5, mỏ TGT sớm hơn 75 ngày) - Tuy nhiên, còn một số dự án có tiến độ chậm, chủ yếu là các dự an khí do mất thời gian đàm phán giá khí (tiêu dùng nội địa), đường ống dẫn khí và cần đồng bộ với hệ thống nhà máy/khu công nghiệp chế biến khí như Lô 11-2 (mỏ Rồng Đôi và Rồng Đôi Tây (khí), chậm 13 tháng); Lô 102&106 (chậm 12 tháng để có đường ống trong khu vực Bể Sông Hồng), Lô B (chưa đàm phán xong giá khí và cần đồng bộ với cụm công nghiệp Kiên Giang) Song song với việc nhận diện, PVEP đã khảo sát các yếu tố ảnh hưởng tới tiến độ triển khai các dự án để có biện pháp giải quyết/thúc đẩy thực hiện đúng tiến độ: Bảng 2. 4: Các yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc chậm tiến độ TT Nguyên nhân Mức độ ảnh hưởng I Khách quan 32% 1 Giá dầu giảm sâu 30,0% 2 Môi trường, khí hậu 1,0% 3 Lạm phát 1,0% II Chủ quan 68% 1 Kế hoạch 18% Không phê duyệt ngân sách 15,0% Dự toán chi phí thiếu chính xác 2,5% Không phê duyệt chuyển nhượng 0,5% 2 Triển khai 50% Khả năng tài chính của nhà thầu 20,0% Thiết kế thay đồi 0,2% Công nghệ thi công 5,0% Các sai sót trong quá trình thi công 2,0% Các bên nhà thầu không thống nhất quan điểm 6,8% Yếu kém công tác quản lý dự án 15,0% Các công việc phát sinh 1,0% Tổng 100% Nguồn: Ban Kế hoạch và Quản lý dự án, 2018 54  Dựa vào bảng thu thập dữ liệu trên ta có thể thấy, ngoài nguyên nhân giá dầu (không thể kiểm soát được trong giai đoạn từ cuối năm 2014 trở lại đây), nguyên nhân ảnh hưởng lớn nhất là giá dầu sau đó đến khả năng tài chính và con người. - Khả năng tài chính: Thiếu vốn làm cho PVEP phải giãn tiến độ đầu tư, cắt giảm các khoản mục công việc, trong đó có cả những công việc cần có để quyết định khả năng đi tiếp của dự án (khoan thẩm lượng để xác định quy mô trữ lượng có đủ khai thác thương mại hay không, xây dựng, lắp đặt đường ống dẫn dầu, khoan phát triển khai thác để đảm bảo đủ sản lượng như dự kiến) - Về con người: đây là yếu tố cốt lõi. So với các công ty dầu khí quốc tế khác, PVEP được coi là một đơn vị non trẻ. Các cán bộ của PVEP phần lớn đã trải qua quá trình làm việc với các nhà thầu nước ngoài đã từng bước làm chủ được công nghệ dầu khí. Song với môi trường đầu tư ngày càng phức tạp, các mỏ/dự án dầu khí còn lại chủ yếu là các mỏ nhỏ, cận biên thì công tác đào tạo và nâng cao năng lực của cán bộ, công nhân viên luôn được PVEP quan tâm (thông qua đào tạo tại chỗ và đào tạo qua công việc). - Ngoài ra, có thể thấy, công tác phê duyệt dự toán/kế hoạch ban đầu chậm cũng làm ảnh hưởng đáng kể tới tiến độ dự án, thậm chí có thể làm mất cơ hội đầu tư (do đặc thù quản lý doanh nghiệp nhà nước). Do đó, để cải thiện tiến độ triển khai dự án, việc cải thiện tiến độ trình duyệt- báo cáo-phê duyệt cũng cần được quan tâm. 2.2.3.2. Quản trị chất lượng PVEP đã thực hiện quản lý chất lượng dự án trong suốt giai đoạn thực hiện đầu tư, từ lúc bắt đầu các công việc của công tác chuẩn bị đầu tư, trong công tác thực hiện đầu tư và đến công tác kết thúc đầu tư. Việc đảm bảo chất lượng của từng phần việc, giúp PVEP có thể đảm bảo được thời gian thi công, chi phí cũng như chất lượng của công trình. Từ đó, PVEP có thể tránh được những sai sót không đáng có, đồng thời sẽ dễ dàng sửa chữa ngay khi phát hiện ra sai sót. Các bước được thực hiện trong quản trị chất lượng ở PVEP, gắn với chức năng nhiệm vụ của từng Ban chức năng: 55  - Bước 1: Đề ra hệ thống chỉ tiêu KPIs và buộc tuân thủ trong tất cả các dự án. Kèm theo đó là trách nhiệm của các Ban chức năng có liên quan tới quá trình triển khai hoạt động của dự án. Ví dụ các chỉ tiêu KPI như sau: (Nguồn: Ban KH&QLDA) - Bước 2: Đề nghị cam kết thực hiện/Đề xuất yêu cầu thực hiện đối với từng Ban chức năng, ví dụ: 56  (Nguồn: Ban KH&QLDA) - Bước 3: Tổ chức đánh giá: Căn cứ vào chỉ tiêu KPI và công việc đã đề nghị cam kết thực hiện. Tùy vào mức độ hoàn thành và chất lượng hoàn thành đến đâu sẽ được đánh giá theo bảng điểm ở dưới. Tỷ trọng điểm phụ thuộc phần lớn vào giai đoạn của dự án như bảng dưới đây: Bảng 2. 5: Bảng đánh giá chất lượng các dự án STT Dự án Công việc Tỷ trọng Điểm Tổng điểm 1 Thăm dò, thẩm lượng KPI thăm dò 0,6 Cam kết thực hiện 0,3 Phân loại cam kết Phân loại Hoạt động DANH MỤC Đơn vị/Nhà thầu cam kết Kỳ đánh giá Hoạt động Thăm dò Triển khai các hoạt động thăm dò: nghiên cứu G&G, địa chấn, khoan thăm dò đúng tiến độ và đảm bảo tiết kiệm chi phí √ năm Hoạt động Thăm dò Giảm thiểu thời gian NPT trong thi công. √ năm Hoạt động Thăm dò Thăm dò và thử nghiệm ở những khu vực/cấu tạo mới √ năm Hoạt động Thăm dò Sử dụng công nghệ mới, tiên tiến để giảm thiểu rủi ro trong thăm dò và tiết kiệm chi phí √ năm Hoạt động Thăm dò Triển khai thăm dò ở những khu vực rủi ro cao √ năm Hoạt động Thăm dò Thăm dò ở những khu vực nước sâu √ năm Hoạt động Thăm dò Hoàn thành cam kết công việc trong giai đoạn thăm dò: khoan thăm dò, địa chấn theo đúng kế hoạch tổng thể của dự án và giai đoạn thăm dò √ năm Hoạt động Thăm dò Thực hiện công tác đấu thầu, mua sắm cho hoạt động thăm dò một cách hiệu quả/minh bạch và đúng quy định, đảm bảo chất lượng dịch vụ và tối ưu chi phí. Ưu tiên sử dụng các dịch vụ/thiết bị do các nhà thầu Việt Nam cung cấp. √ năm Hoạt động Thăm dò Tối ưu hóa việc sử dụng giàn khoan và các thiết bị/dịch vụ hỗ trợ √ năm Hoạt động Thăm dò Nâng cao chất lượng công tác HSE, phấn đấu không xảy ra tai nạn/sự cố trong thực hiện khoan thăm dò/thu nổ địa chấn. √ năm Hoạt động Thăm dò Tuân thủ biểu mẫu báo cáo CTCT&NS đối với các hạng mục về thăm dò: chi tiết hóa từng tiểu mục như yêu cầu và đảm bảo ngân sách dự kiến phù hợp với tiến độ triển khai. √ năm Hoạt động Phát triển Lập tiến độ kế hoạch phát triển tổng thể toàn dự án đảm bảo mục tiêu FO/FG. √ năm Hoạt động Phát triển Đảm bảo chất lượng CTCT&NS (tiến độ kế hoạch, khối lượng công việc, ngân sách) đệ trình đạt chất lượng cao, chính xác đến từng hạng mục √ năm Hoạt động Phát triển Rút ngắn thời gian thực hiện từ PHTM đến FO/FG. √ năm Hoạt động Phát triển Các hạng mục thực hiện phải phù hợp với kế hoạch phát triển mỏ đã được duyệt √ năm Hoạt động Phát triển Tìm tòi, thận trọng đưa ra các phương pháp để quản lý hiệu quả chi phí của tất cả các hoạt động phát triển tránh rủi ro thiết bị, đảm bảo an toàn và năng suất. √ năm Hoạt động Phát triển Đề xuất/thực hiện các phương án tối ưu cho phát triển cho các mỏ nhỏ/cận biên √ năm 57  STT Dự án Công việc Tỷ trọng Điểm Tổng điểm Yêu cầu nhiệm vụ 0,1 Tổng điểm 0 2 Phát triển KPI thăm dò 0,2 KPI phát triển 0,5 Cam kết thực hiện 0,2 Yêu cầu nhiệm vụ 0,1 Tổng điểm 0 3 Thăm dò, thẩm lượng KPI thăm dò 0,1 KPI phát triển 0,2 KPI khai thác 0,4 Cam kết thực hiện 0,2 Yêu cầu nhiệm vụ 0,1 Tổng điểm 0 Nguồn: PVEP 2.2.3.3. Quản trị chi phí, giá thành khai thác, tổng mức đầu tư Công tác quản trị chi phí tại PVEP luôn luôn đảm bảo nguyên tắc: - Chi phí của dự án đầu tư phù hợp với dự toán th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_tri_cac_du_an_dau_tu_dau_khi_cua_tong_cong_ty.pdf
Tài liệu liên quan