Đối với Trung ương: Chính phủ tiếp tục có sự chỉ đạo đến
các Bộ, ngành, các cơ quan Trung ương tiến hành rà soát lại việc
triển khai ban hành các văn bảni cỉ đạo liên quan đến QLNN về
CTTN trong thời gian qua, đánh giá lại quá trình triển khai thực hiện,
báo cáo với chính phủ và đề xuất các giải pháp triển khai thực hiện
trong thời gian tới.
Bộ Nội vụ chỉ đạo Vụ Công tác thanh niên sớm tham mưu tổ
chức tổng kết quá trình triển khai, tổ chức thi hành Luật Thanh niên
từ khi ra đời đến nay, gắn với việc đề xuất các nội dung sửa đổi bổ
sung Luật thanh niên cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 424 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về công tác thanh niên tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a Thuột, tỉnh Đắk Lắk
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề lý luận và
thực tiễn quản lý nhà nước về công tác thanh niên tại Thành phố
Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vị không gian: Tại Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh
Đắk Lắk
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu về thực trạng QLNN về
CTTN tại Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk từ năm 2015 đến
nay
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn dùng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử làm cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
5
Phương pháp phân tích tài liệu: Tìm hiểu các nghiên cứu đã
có về CTTN và QLNN về CTTN ở Việt Nam và trên thế giới. Đánh
giá các quan điểm hợp lý và chưa hợp lý từ đó đưa ra các kiến giải
theo cách tiếp cận của tác giả.
Phương pháp điều tra xã hội học: Thông qua phỏng vấn, khảo
sát thực tế bằng phiếu hỏi nhằm thu thập thông tin định hướng về
đánh giá của các đối tượngđối với thực trạng CTTN và QLNN về
CTTN.
Phương pháp tổng hợp và phân tích định lượng: Dựa trên
những tài liệu, thông tin thực tiễn của các nghành, các địa phương và
các dữ liệu thu thập được để phân tích, đánh giá thực trạng CTTN và
QLNN về CTTN, những kết quả và hạn chế làm cơ sở để đưa ra
những kết luận và đề xuất mang tính khoa học phù hợp với lý luận và
thực tiễn về các giải pháp tăng cường QLNN về CTNN tại Thành
phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Đóng góp về lý luận
Về lý luận, Luận văn hệ thống hóa, làm rõ thêm khái niệm liên
quan đến CTTN, QLNN về CTTN, xác định rõ những nội dung cơ
bản của CTTN, QLNN về CTTN, chỉ rõ phương thức, trách nhiệm
của QLNN về CTTN; những yếu tố tác động đến QLNN về CTTN.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của lý luận
Về thực tiễn, những khuyến nghị của Luận văn là cơ sở để
hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về CTTN nhằm
tăng cường QLNN về CTTN tại Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh
Đắk Lắk; Luận văn là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng
dạy trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và cơ quan có thẩm quyền
trong quản lý về CTTN.
6
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu thành 3
chương, gồm:
Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về công tác thanh
niên
Chương 2: Thực trạng công tác thanh niên và quản lý nhà nước
về công tác thanh niên tại Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
Chương 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý nhà
nước về công tác thanh niên tại Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk
Lắk.
7
Chƣơng 1:
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG
TÁC THANH NIÊN
1.1. Thanh niên và công tác thanh niên
1.1.1 Thanh niên và vai trò của thanh niên
1.1.1.1 Khái niệm thanh niên
Thanh niên là một phạm trù triết học, chỉ một nhóm nhân khẩu,
xã hội đặc thù, ở độ tuổi nhất định (ở Việt Nam từ 16 đến 30 tuổi), có
mặt trong tất cả các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, các lĩnh vực
hoạt động của đời sống xã hội, có những đặc điểm chung đặc trưng
về tâm lý, sinh lý, nhận thức xã hội, có vai trò quan trọng đối với sự
phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc trong cả hiện tại và tương lai.
1.1.1.2. Vai trò của thanh niên
Thanh niên là người chủ hiện tại và tương lai của đất nước, có
vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trước sự quan tâm, chăm lo và kỳ vọng lớn lao của Đảng và Nhà
nước, hơn bao giờ hết, mỗi thanh niên cần nhận thức rõ vai trò và
trách nhiệm để không ngừng học tập và tu dưỡng, rèn luyện, phấn
đấu để trở thành lực lượng xung kích thực hiện các nhiệm vụ phát
triển kinh tế, xã hôi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.
1.1.2. Công tác thanh niên
1.1.2.1. Khái niệm công tác thanh niên
Công tác thanh niên được hiểu là hoạt động có mục đích của tổ
chức hợp pháp tác động vào đối tượng thanh niên nhằm giáo dục, bồi
dưỡng, định hướng và phát huy thanh niên, đáp ứng những đòi hỏi
nào đó của thanh niên và của xã hội.
8
1.1.2.2. Đặc điểm công tác thanh niên
Thứ nhất, công tác thanh niên mang tính chính trị và tính giai
cấp: công tác thanh niên là hoạt động chính trị - xã hội, đặt dưới sự
lãnh đạo của Đảng; Đảng luôn coi công tác thanh niên là một bộ phận
trong hoạt động của mình; là quá trình giáo dục, thuyết phục và vận
động thanh niên tham gia thực hiện các nhiệm vụ của cách mạng.
Thứ hai, công tác thanh niên là hoạt động tự giác, nhiều chủ
thể và nội dung phong phú:
- Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác thanh niên, cũng có nghĩa
là lãnh đạo các chủ thể xã hội tiến hành công tác thanh niên. Đặt
công tác thanh niên dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà
nước càng khẳng định rõ “công tác thanh niên là một loại hoạt động
tự giác, có mục đích chính trị và mục tiêu xã hội rõ ràng, không phải
ai, tổ chức nào muốn làm gì và làm như thế nào đối với thanh niên
cũng được”.
- Để đạt được mục tiêu của công tác thanh niên, mỗi chủ thể
khác nhau đều xác định cho mình những nội dung hoạt động cụ thể,
phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình và tuân thủ
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Thứ ba, về quan hệ giữa công tác thanh niên và công tác
Đoàn:
- Trong thực tế, khái niệm công tác thanh niên thường được
hiểu trùng lặp với công tác Đoàn. Tuy nhiên, xét về bản chất, nội
hàm của khái niệm công tác Đoàn hẹp hơn nội hàm của khái niệm
công tác thanh niên.
- Công tác thanh niên và công tác Đoàn có mối liên hệ chặt chẽ
với nhau, tác động qua lại và thúc đẩy lẫn nhau.
9
1.2. Quản lý nhà nƣớc về công tác thanh niên
1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước về công tác thanh niên
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên là hoạt động lập
pháp, lập quy của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm đề ra
các chính sách, pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, các hoạt
động của tổ chức và hành vi của công dân liên quan đến thanh niên;
là hoạt động QLNN đối với công tác thanh niên trong bộ máy hành
chính nhà nước; là hoạt động điều hành của Nhà nước trong việc tổ
chức và phối hợp các cơ quan, các tổ chức trong công tác thanh niên;
các hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật
liên quan đến công tác thanh niên.
1.2.2. Đặc điểm và vai trò quản lý nhà nước về công tác
thanh niên
1.2.2.1. Đặc điểm quản lý nhà nước về công tác thanh niên
Một là, chủ thể quản lý là các cơ quan trong bộ máy nhà nước
thực hiện chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp đối với công tác
thanh niên; đối tượng quản lý không chỉ là thanh niên mà còn là các
chủ thể xã hội trực tiếp hay gián tiếp tác động đến thanh niên và các
chủ thể xã hội tiến hành công tác thanh niên.
Hai là, ở nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm
quyền, công tác thanh niên cũng đồng thời là công tác của Đảng, do
Đảng trực tiếp lãnh đạo.
Ba là, QLNN đối với công tác thanh niên không chỉ là quá
trình áp dụng các chế định pháp luật bắt buộc phải thực hiện đối với
thanh niên và tổ chức thanh niên, mà do đặc thù lứa tuổi, đây đồng
thời là quá trình vận động, thuyết phục, tư vấn, hướng dẫn và giáo
dục.
1.2.2.1. Vai trò quản lý nhà nước về công tác thanh niên
10
- QLNN về CTTN thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng
về thanh niên và CTTN.
- QLNN về CTTN đề ra các chính sách, pháp luật điều chỉnh
các quan hệ xã hội, các hoạt động của tổ chức và hành vi của công
dân liên quan đến thanh niên và CTTN.
- Quản lý nhà nước về CTTN duy trì và thúc đẩy thanh niên và
công tác thanh niên phát triển theo định hướng.
- Quản lý Nhà nước về CTTN đảm bảo cung cấp dịch vụ trong
phạm vi, lĩnh vực công tác thanh niên.
1.2.3 Nội dung quản lý nhà nước về công tác thanh niên
1.2.3.1. Xây dựng và ban hành hệ thống chính sách, pháp luật,
chiến lược, chương trình phát triển thanh niên và công tác thanh niên
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của BCH TW Đảng khóa VII về
CTTN trong thời kỳ mới tháng 01/1993 đã xác định nhiều nội dung
quan trọng, trong đó Nghị quyết một lần nữa khẳng định “Đảng lãnh
đạo hệ thống chính trị thực hiện nhiệm vụ CTTN; các cấp ủy Đảng từ
Trung ương đến cơ sở lãnh đạo các cơ quan Nhà nước xây dựng
pháp luật, chính sách, chương trình, kế hoạch CTTN”. Đặc biệt,
Nghị quyết số 04 chỉ rõ: Nhà nước ban hành và hoàn thiện các chính
sách về thu nhập, việc làm, giáo dục, văn hóa, chăm sóc sức khỏe và
các chính sách kinh tế - xã hội khác vì sự phát triển của thế hệ trẻ; lập
cơ quan phụ trách CTTN của Chính phủ.
1.2.3.2. Tổ chức thực hiện chính sách pháp luật, chiến lược,
chương trình phát triển thanh niên và công tác thanh niên
- Xây dựng bộ máy QLNN về công tác thanh niên:
+ Thủ tướng ban hành Nghị định số 48/2008/NĐ-CP quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ
QLNN về CTTN; Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
11
1471/QĐ-TTg ngày 13/8/2010 về việc thành lập Vụ công tác thanh
niên thuộc Bộ Nội vụ để giúp Bổ trưởng Bộ Nội vụ thực hiện chức
năng QLNN về CTTN.
+ Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành thông tư số 04/2011/TT-
BNV ngày 10/02/2011 hướng dẫn bổ sung nhiệm vụ, tổ chức và biên
chế của Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện
về CTTN, theo đó bổ sung nhiệm vụ và thành lập Phòng CTTN trực
thuộc Sỏ Nội vụ cấp tỉnh và bổ sung biên chế làm CTTN của Phòng
Nội vụ để giúp UBND cấp huyện theo dõi, thực hiện chức năng
QLNN đói với CTTN.
- Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức làm
công tác thanh niên: Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác QLNN
về CTTN là những người trực tiếp tham gia xây dựng các văn bản
pháp luật về CTTN. Năng lực, trình độ của của cán bộ, công chức là
một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng các
văn bản pháp luật về CTTN. Để thực hiện được yêu cầu trên đòi hỏi
cần phải xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo
đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao,
tận tụy với công việc.
- Tuyên truyên, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về
thanh niên và công tác thanh niên: Công tác tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục chính sách, pháp luật luôn có vị trí, vai trò quan trọng trong
quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay,
là một bộ phận của công tác giáo dục, là trách nhiệm của toàn bộ hệ
thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng Sản việt Nam và sự
điều phối, tổ chức thực hiện của các cơ quan nhà nước và các tổ
chức, đoàn thể; là khâu then chốt, quan trọng để các chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước thực sự đi vào đời sống.
12
- Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo và thông tin về công tác
thanh niên: Để công tác này được chính xác cần phải thiết lập một
chế độ báo cáo, thống kê về tình hình triển khai, kết quả thực hiện
CTTN một cách chính xác cũng như các quy định tài chính về thống
kê tương ứng đi kèm, đây là một trong những điều kiện hết sức quan
trọng và cần thiết trong QLNN về CTTN. Tù đó sẽ đưa ra các
phương án, giải pháp thực hiện trong thời gian tới.
1.2.3.3. Thực hiện kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính
sách, pháp luật về công tác thanh niên
Công tác thanh tra, kiểm tra cần phải được thường xuyên và
thật sự cụ thể, thông qua công tác thanh tra, kiểm tra sẽ kịp thời tháo
gỡ những khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện các chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các cơ chế, sự
phối hợp, quá trình điều hành của bộ máy trong quá trình tham mưu
công tác QLNN về CTTN.
1.2.3.4. Quản lý hoạt động hợp tác quốc tế về công tác thanh
niên
Có thể khẳng định rằng công tác quốc tế thanh niên đã được
triển khai toàn diện và đạt được nhiều kết quả; quan hệ chính trị đối
ngoại tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh; các chương trình giao lưu
hữu nghị tiếp tục được tăng cường và đảm bảo chất lượng, CTTN
ngoài nước được đầu tư.
1.2.4. Phương thức quản lý nhà nước về công tác thanh niên
- Phương pháp giáo dục
- Phương pháp tổ chức
- Phương pháp kinh tế
- Phương pháp hành chính
13
1.2.5. Trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác thanh niên
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về CTTN, các Bộ, cơ
quan ngang Bộ thực hiện chức năng QLNN về CTTN theo sự phân
công của Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện QLNN về
CTTN theo sự phân công của Chính phủ; trong đó, nghành Nội vụ
được giao chức năng làm đầu mối giúp Chính phủ và Ủy ban nhân
dân các cấp trong việc QLNN về CTTN.
1.3. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nƣớc về công tác
thanh niên
1.3.1. Các yếu tố tác động bên trong đối với hoạt động quản
lý nhà nước về công tác thanh niên
1.3.1.1. Hệ thống thể chế, chính sách pháp luật
1.3.1.2. Tổ chức bộ máy
1.3.1.3. Đội ngũ cán bộ, công chức
1.3.2. Các yếu tố tác động bên ngoài đối với hoạt động quản
lý nhà nước về công tác thanh niên
1.3.2.1. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội
1.3.2.2. Yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước
1.3.2.3. Sự lãnh đạo của Đảng và quan tâm của xã hội đối với
công tác thanh niên
1.3.2.4. Yêu cầu của hội nhập quốc tế và sự phát triển của
khoa học công nghệ
1.3.2.5. Năng lực, phẩm chất và khả năng đáp ứng của bản
thân thanh niên với yêu cầu của phát triển đất nước
1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về công tác thanh niên
ở một số địa phƣơng
14
Tiểu kết chƣơng 1
Chƣơng 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH NIÊN VÀ QUẢN
LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG TÁC THANH NIÊN TẠI THÀNH
PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK
2.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về công
tác thanh niên tại Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
2.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Buôn Ma Thuột là thành phố lớn nhất nằm ở trung
tâm vùng Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên 377,18 ha, phía Bắc giáp
huyện CưMgar, phía Nam giáp huyện Krông Ana, Cư Kuin, phía
Đông giáp huyện Krông Pắk, phía Tây giáp huyện Buôn Đôn và Cư
Jut (tỉnh Đắk Nông)
2.1.2. Dân cư
2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.2. Thực trạng công tác thanh niên tại Thành phố Buôn
Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
2.2.1. Thực trạng thanh niên
2.2.1.1. Về số lượng, cơ cấu, phân bố
Hiện nay, thành phố Buôn Ma Thuột có 60358 thanh niên
chiếm khoảng gần 17 % dân số toàn thành phố, trong đó nông thôn
có 28368 thanh niên (chiếm 47%); thanh niên công nhân, công chức,
viên chức và lực lượng vũ trang có 1100 thanh niên (chiếm 1,8%);
thanh niên đô thị 31989 thanh niên ( chiếm 53%); thanh niên học
sinh, sinh viên có 17000 (chiếm 28%); thanh niên dân tộc thiểu số có
9000 thanh niên (chiếm 15,1%); thanh niên tín đồ tôn giáo toàn thành
phố 7515 thanh niên ( chiếm 12,4%).
15
2.2.1.2. Về trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ thuật
2.2.2. Thực trạng về công tác thanh niên tại thành phố Buôn
Ma Thuột hiện nay
- Ủy ban Nhân dân thành phố đến xã, phường đã có sự quan
tâm đến công tác thanh niên bằng việc cụ thể hóa các chính sách
thanh niên phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa phương để trình
hội đồng Nhân dân cùng cấp thông qua trước khi trình cơ quan nhà
nước có thẩm quyền xét duyệt.
Tuy nhiên với những nổi bậtt như trên CTTN tại thành phố
Buôn Ma Thuột hiện nay vẫn còn một số hạn chế và khó khăn cụ thể
như sau: Tại một số địa phương vẫn còn hiện tượng giao khoán trắng
CTTN cho tổ chức Đoàn, Hội, có nơi còn xem CTTN không phải là
việc của chính quyền mà đó là việc của tổ chức Đoàn, hội.
2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về công tác thanh niên
tại Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
2.3.1 Xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật, chính sách,
chương trình phát triển thanh niên và công tác thanh niên
Kế hoạch số 130/KH-UBND ngày 14/10/2016 của Ủy ban
Nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột về Thực hiện Đề án tăng cường
giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho thanh niên, thiếu
niên và nhi đồng giai đoạn 2015 -2020 trên địa bàn thành phố Buôn
Ma thuột, Kế hoạch số 189/KH-UBND năm 2017 về Thực hiện
chiến lược phát triển thanh niên thành phố Buôn Ma Thuột giai đoạn
2016 – 2020, Báo cáo số 181/BC-UBND ngày 15/6/2017 của Ủy ban
Nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột về Tổng kết, đánh giá 10 năm
thực thi Luật Thanh niên,.Công văn số 756/UBND-VP ngày
13/3/2018 của Ủy ban Nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột về Tổ
16
chức một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý nhà nước về
thanh niên năm 2018...
2.3.2. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, chính sách,
chương trình phát triển thanh niên và công tác thanh niên
2.3.2.1. Xây dựng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công
tác thanh niên
Thực hiện các quy định của Chính phủ, Thủ tưởng Chính phủ,
Bộ Nội vụ và Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk, Ủy ban Nhân dân
thành phố đã phân công 01 lãnh đạo phòng phụ trách và 01 công
chức kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ QLNN về thanh niên trên địa
bàn thành phố. UBND thành phố đã bố trí 01 công chức Văn phòng –
Thống kê kiêm nhiệm phụ trách thực hiện nhiệm vụ QLNN về thanh
niên trên địa bàn cấp xã, có 21/21 xã, phường đã được bố trí.
2.3.2.2. Xây dựng và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công
chức làm công tác thanh niên
hằng năm Ủy ban Nhân dân thành phố theo sự chỉ đạo của tỉnh
giao cho Phòng Nội vụ phối hợp với Ban Thường vụ thành Đoàn,
Trung tâm chính trị thành phố tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ
cán bộ, công chức của thành phố tham mưu mảng CTTN tham gia
tập huấn QLNN về CTTN. Phòng Nội vụ đã phối hợp tổ chức tập
huấn cho 21 người (năm 2016).
2.3.2.3. Tuyên truyên, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật
về thanh niên và công tác thanh niên
Ủy ban Nhân dân Thành phố Buôn Ma Thuột đã chỉ đạo cho
các Phòng, Ban, ngành và UBND các phường, xã phối hợp với tổ
chức Đoàn các cấp đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các
chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về CTTN,
17
đặc biệt là Luật thanh niên đến các tầng lớp nhân dân và đoàn viên,
thanh niên trong toàn thành phố.
2.3.2.4. Thực hiện chế độ thông kê, báo cáo và thông tin về
công tác thanh niên
Nghiên cứu, thống kê, dự báo và thông tin là khâu rất quan
trọng vì nếu không có các thông tin cơ bản về tình hình thanh niên và
CTTN thì rất khó đề ra các chính sách, quy định đối với CTTN một
cách sát thực; chính vì vậy, nên coi công tác nghiên cứu, thống kê, dự
báo và thông tin là một trong các tiền đề rất quan trọng và cần thiết
của QLNN về CTTN.
2.3.3. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử
lý vi phạm trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về thanh niên
và công tác thanh niên
Trong quá trình triển khai và thực hiện Luật thanh niên, các
chính sách pháp luật về thanh niên và CTTN trong thời gian qua, qua
tìm hiểu tại Thành phố cho đến nay chưa ghi nhận một vụ việc khiếu
nại, tố cáo và xử lý vi phạm nào trong việc thực hiện chính sách,
pháp luật về thanh niên và CTTN của các cơ quan nhà nước trên địa
bàn Thành phố Buôn Ma Thuột.
2.3.4. Hợp tác quốc tế về công tác thanh niên
Hoạt động hợp tác quốc tế về CTTN của Thành phố đã có
được những kết quả tích cực, song chất lượng các hoạt động quốc tế
vẫn chưa phong phú, chưa thể tham gia thực hiện các dự án hợp tác
quốc tế về CTTN, các quan hệ chỉ mang tính giao lưu, đối ngoại nhân
dân, đối ngoại thông qua tổ chức Đoàn, Hội, ít hoạt động trực tiếp
mang tính chất nhà nước; kỹ năng hội nhập quốc tế của thanh niên
còn nhiều hạn chế; chưa có các chủ trương lớn đầu tư cho công tác
quốc tế thanh niên.
18
2.4. Đánh giá hoạt động quản lý nhà nƣớc về công tác
thanh niên tại Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
2.4.1. Kết quả đạt được
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Thường vụ thành ủy, sự
quan tâm phối hợp của Ủy ban Nhân dân thành phố, sự vào cuộc của
ban, nghành, đoàn thể, vai trò tham mưu của Phòng Nội vụ, Ban
Thường vụ thành Đoàn trong thời gian qua đã có sự quan tâm đặc
biệt đối với thanh niên và CTTN của thành phố.
Ủy ban Nhân dân thành phố đã ban hành các văn bản để triển
khai các chủ trương, chính sách, pháp luật về CTTN trên địa bàn
thành phố
Ủy ban Nhân dân thành phố đã có sự vào cuộc và sự chủ động
của các ngành, đặc biệt là sự chủ động của tổ chức Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh các cấp trong Thành phố đã thể hiện được vai trò và sự chủ
động trong công tác tham mưu cho cấp ủy
2.4.2. Hạn chế
- Việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản, chính sách,
chương trình phát triển thanh niên và CTTN tại Thành phố Buôn Ma
Thuột còn chậm, chưa được đồng bộ, một số nội dung chưa triển khai
kịp thời so với tiến độ đề ra.
- Bộ máy QLNN về CTTN hoạt động chưa thật sự hiệu quả,
chưa phát huy hết chức năng, nhiệm vụ được giao, việc tham mưu
các chương trình, kế hoạch còn chậm so với tiến độ đề ra.
- Công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức
làm CTTN tuy đã có quan tâm và đầu tư thông qua việc tổ chức các
lớp tập huấn hàng năm chưa được nhiều, chưa thật sự hiệu quả và
đáp ứng với nhu cầu thực tế.
19
- Công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Thanh niên, các chương
trình phát triển thanh niên của các cấp còn chậm so với thời gian quy định.
2.4.3. Nguyên nhân và của những hạn chế
Tiểu kết chƣơng 2
Chƣơng 3:
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG TÁC THANH NIÊN TẠI
THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK
3.1 Phƣơng hƣớng và mục tiêu quản lý nhà nƣớc về công
tác thanh niên tại Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
3.1.1 Phương hướng
- Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, trách nhiệm của
thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước; tăng cường công tác giáo dục đạo đức lối sống, ý thức tự tôn
dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại cho thanh niên; các cơ quan truyền thông đại chúng tăng
cường mở các chuyên trang, chuyên mục nhằm bồi dưỡng lý tưởng
và đạo đức cách mạng, kỹ năng sống cho thanh niên.
- Hoàn thiện thể chế QLNN về CTTN, kiện toàn tổ chức bộ
máy làm CTTN, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức
làm CTTN, đội ngũ cán bộ Đoàn ở các cấp có đủ phẩm chất đạo đức,
trình độ và năng lực công tác ngang tầm với nhiệm vụ được giao, xây
dựng mạng lưới cơ sở dữ liệu về thanh niên và CTTN.
- Tăng cường công tác đào tạo và tập huấn nâng cao năng lực
cho đội ngũ cán bộ chuyên trách, cán bộ bán chuyến trách làm CTTN
20
và công tác QLNN về thanh niên, khuyến khích, huy động các nguồn
lực xã hội cho phát triển thanh niên.
- Bồi dưỡng để thanh niên có nhận thức đúng đắn về công tác
đối ngoại của Đảng, công tác quốc tế về thanh niên.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính
sách, pháp luật liên quan đến việc triển khai và thực hiện các chương
trình, kế hoạch phát triển thanh niên hàng năm và giai đoạn.
3.1.2 Mục tiêu
3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát
- Xây dựng thế hệ thanh niên Thanh phố Buôn Ma Thuột phát
triển toàn diện, giàu lòng yêu nước, có đạo đức cách mạng, ý thức
công dân và lý tưởng xã hội chủ nghĩa; có trình độ học vấn, nghề
nghiệp và việc làm, có văn hóa, sức khỏe, kỹ năng sống và ý chí
vươn lên; xung kích, sáng tạo làm chủ khoa học, công nghệ tiên tiến;
hình thành nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao đáp ứng thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; phát huy
vai trò trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc.
- Tăng cường vai trò lãnh đạo và chỉ đạo của các cấp ủy Đảng,
chính quyền các cấp, sự vào cuộc và tham gia của các ban, ngành,
đoàn thể, toàn xã hội đối với QLNN về CTTN.
- Tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để thanh niên được rèn
luyện, cống hiến và trưởng thành; được học tập, có việc làm ổn định,
nâng cao thu nhập, có đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh.
3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể
21
- Nâng cao nhận thức vè phát triển thanh niên; ban hành và tổ
chức thực hiện cơ chế, chính sách đối với thanh niên
- Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thống, lý
tưởng, đạo đức, lối sống và pháp luật cho thanh niên
- Xây dựng và sử dụng nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao
- Xây dựng môi trường lành mạnh cho thanh niên, nâng cao
thể chất và tinh thần, kỹ năng sống, kiến thức về giới và sức khỏe
sinh sản cho thanh niên
- Đẩy mạnh hợp tác Quốc tế thanh niên và công tác thanh niên
- Huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển thanh niên
- Phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân
và toàn xã hội trong việc chăm lo giáo dục, đòa tạo và phát triển
thanh niên
3.2. Các giải pháp tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về công tác
thanh niên tại Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
3.2.1. Nhóm giải pháp về bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản
pháp luật, chính sách đối với thanh niên và công tác thanh niên
3.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện chính sách, pháp
luật đối với thanh niên và công tác thanh niên
3.2.2.1. Sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về
công tác thanh niên của Thành phố
3
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_cong_tac_thanh_nien_tai_thanh_p.pdf