Luận văn Quản lý nhà nước về đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG VẼ, ĐỒ THỊ

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU Trang

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2

3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn 5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 5

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 6

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6

7. Kết cấu của luận văn 7

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ

ĐÀO TẠO Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG

1.1. Khái niệm, vai trò của đào tạo đại học, cao đẳng 8

1.2. Sự cần thiết phải QLNN về đào tạo ở các trường ĐH, CĐ 15

1.3. Quản lý nhà nước về đào tạo đại học, cao đẳng 21

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đào tạo đại học,

cao đẳng 28

1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đào tạo đại học, cao đẳng ở

một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm 31

Tiểu kết Chương 1 38

Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo ở các trường

đại học, cao đảng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 39

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk 39

2.2. Thực trạng đào tạo đại học, cao đẳng tại tỉnh Đắk Lắk 40

2.3. Quản lý nhà nước về đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng trên

pdf131 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 343 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc thạc sĩ, tiến sĩ. 55 Nguồn giảng viên CĐ tại tỉnh Đắk Lắk chủ yếu là từ các trường sư phạm trong cả nước như Trường ĐH Tây Nguyên, ĐH sư phạm kỹ thuật TP.HCM, ĐH Bách khoa Đà Nẵng... Bảng 2.10. Trình độ giảng viên cao đẳng tại Tỉnh Đắk Lắk. Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng số 147 152 159 163 178 155 188 Trên đại học 36 53 57 66 66 64 98 Đại học, cao đẳng 111 99 101 96 111 91 90 Nguồn: Cục Thống kê Tỉnh Đắk Lắk Bên cạnh nguồn giảng viên từ các trường đại học, giảng viên là những người thợ lành nghề, những chuyên gia, những nhà quản lý của các cơ quan, doanh nghiệp cũng được mời tham gia giảng dạy CĐ. Như trường CĐSP Đắk Lắk có 07 giảng viên là người đang làm trong các công ty, ngân hàng và khách sạn. Đây là nguồn giảng viên rất có kinh nghiệm, am hiểu thực tế, nắm được các công nghệ kỹ thuật tiên tiến hiện đại nên đã tạo nên được hiệu quả trong công tác đào tạo CĐ của Tỉnh. Thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020, Tỉnh Đắk Lắk đề ra chương trình Phát triển nguồn nhân lực ở vị trí số một với mục tiêu chung là phát triển nhanh, vững chắc và toàn diện nguồn nhân lực, chuẩn hóa và nâng chất đội ngũ giảng viên, cán bộ, chuyên viên về giảng dạy, nghiên cứu, quản lý, đáp ứng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; lấy công tác phát triển nguồn nhân lực làm đòn bẩy nhằm đổi mới toàn diện hoạt động của nhà trường ” Để thực hiện nhiệm vụ đã nêu trên, Kế hoạch chiến lược đã đề ra những giải pháp cụ thể liên quan đến công tác chuẩn hóa chất lượng đội ngũ giảng viên:. Giảỉ pháp cụ thể là: 56 - Xây dựng đề án, chương trình, kế hoạch thực hiện công tác xây dựng, phát triển nhân sự theo từng năm học, phân bố chỉ tiêu và giám sát việc thực hiện chỉ tiêu của các đơn vị, thay đổi cơ cấu giảng viên theo hướng tăng nhanh tỷ lệ tiến sĩ, thạc sĩ, thu hút các giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên được đào tạo ở nước ngoài. - Thực hiện nghiêm việc rà soát chất lượng đội ngũ CBVC; xử lý kiên quyết, triệt để những trường hợp không đảm bảo các yêu cầu chuyên môn, trình độ chuyên môn (chương trình hậu tuyển dụng; về nguyên tắc, giảng viên phải có trình độ từ thạc sĩ trở lên mới được đứng lớp; trừ giảng viên giảng dạy ngoại ngữ không chuyên). - Kết hợp xây dựng, kiện toàn các đơn vị mới với việc điều chỉnh các chỉ tiêu phù hợp với điều kiện của các đơn vị cũng như định hướng phát triển của nhà trường; điều chỉnh công tác tuyển dụng, hạn chế tối đa việc giữ sinh viên ở lại trường làm công tác giảng dạy; trừ một số sinh viên xuất sắc hệ Cử nhân tài năng giữ lại theo hướng học liên thông sau đại học kết hợp với công tác phục vụ tại khoa/ bộ môn. - Thực hiện ký hợp đồng trách nhiệm với các giảng viên có trình độ cao đến tuổi về hưu song song với việc tạo nguồn đào tạo, bồi dưỡng giảng viên trẻ. - Đẩy mạnh việc gửi CBVC ra nước ngoài học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ; đa dạng hóa hợp tác quốc tế nhằm phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là đội ngũ giảng viên. Thực hiện việc đưa cán bộ trẻ đi đào tạo trình độ sau đại học ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước, bằng nguồn học bổng do các tổ chức nước ngoài tài trợ. Trong quá trình các giảng viên trẻ chưa đào tạo hoặc đang được đào tạo sau đại học, nhà trường tạm thời chuyển các giảng viên đó sang làm nhiệm vụ chuyên viên phục vụ các công tác khác. Khi các giảng viên đã hoàn tất chương trình với chức danh thạc sĩ thì nhà trường chuyển họ trở về công tác giảng dạy đúng chuyên môn. Cách làm này vừa tạo động lực cho cán bộ trẻ phấn đấu nâng 57 cao trình độ, vừa góp phần nawng cao chất lượng đào tạo ở các trường cao đẳng của tỉnh nhà. 2.2.8. Chế độ học phí ở các trường đại học, cao đẳng tại Đắk Lắk Từ năn học 2012 - 2013 trở về trước, học phí tại các trường ĐH, CĐ được thực hiện theo Nghị định 49/2010/NĐ ngày 14/5/2010 của Chính phủ và Nghị định 74/ 2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Từ năm học 2015 - 2016, Chế độ học phí được thực hiện theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 09/2016//TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/3/2016 của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động thương binh - Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 86. Mức thu học phí năm học 2015 - 2016 ở Trường ĐH Tây Nguyên như sau: - Học phí đại học khối ngành kinh tế, nông lâm nghiệp, khoa học xã hội, chăn nuôi thú y là 200.000 đồng/1 tín chỉ; - Học phí đại học khối ngành khoa học tự nhiên là 220.000 đồng/1 tín chỉ; - Học phí đại học khối ngành y dược là 280.000 đồng/1 tín chỉ; - Học phí cao đẳng là 160.000 đồng/1 tín chỉ. Về giải quyết chế độ miễn, giảm học phí: Các trường ĐH, CĐ trên địa bàn đều thực hiện nghiêm túc mọi chế độ của sinh viên theo các quy định của Nhà nước. Đối tượng được miễn, giảm học phí gồm: Con của người có công với cách mạng, sinh viên người đân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cận nghèo, con của CBVC bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, sinh viên thuộc các dân tộc rất ít người, sinh viên là dân tộc thiểu số có hộ khẩu thuộc vùng đặc biệt khó khăn, Ở Trường Đại học Tây Nguyên, tính đến hết năm học 2015 - 2016, số lượng sinh viên được miễn, giảm học phí như sau: Bảng 2.11. Số lượng sinh viên Trường Đại học Tây Nguyên được miễn, giảm học phí từ năm học 2013 - 2014 đến năm học 2015 – 2016 58 Tổng số SV được miễn, giảm Tổng số học kỳ được miễn, giảm Trong đó Số Sinh viên được miễn Số học kỳ được miễn Số sinh viên được giảm 70% Số học kỳ được giảm 70% Số sinh viên được giảm 50% Số học kỳ được giảm 50% 837 2316 749 2144 78 124 10 48 Nguồn: Trường Đại học Tây Nguyên Đối với các trường CĐ, học phí được áp dụng rất khác nhau. Sự khác nhau đó thể hiện ở mức học phí khác nhau giữa các trường cùng đào tạo một ngành học; chênh lệch về học phí giữa các ngành học trong cùng 1 trường; và sự tăng lên liên tục học phí giữa các học kỳ trong chương trình đào tạo. Ở các trường CĐ ngoài công lập, học phí luôn cao hơn gấp 2-4 lần mức học phí của trường công. Nhìn chung, học phí năm học 2015-2016 vừa được điều chỉnh tăng so với các năm học trước đây. Mức học phí theo các năm học tiếp theo sẽ được điều chỉnh theo hướng năm sau cao hơn năm trước. Mức thu học phí các trường CĐ và hệ CĐ của các trường công lập tại tỉnh Đắk Lắk được thực hiện như sau: Bảng 2.12. Mức thu học phí các trường cao đẳng và hệ cao đẳng của các trường trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. STT Trường Ngành Mức học phí/Học kỳ I II III IV 1 CĐSP Đắk lắk Kế toán – Tin học 1.700.000 1.800.000 1.850.000 1.950.000 Thiết kế đồ họa 1.850.000 1.900.000 2.000.000 2.100.000 2 CĐ VHNT Đăk Lắk Các ngành 1.900.000 2.000.000 2.150.000 2.200.000 Nguồn: Thông tin tuyển sinh các trường 59 Theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ đó, mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà tại các cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư áp dụng theo các khối ngành, chuyên ngành đào tạo từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021 (kể cả các cơ sở giáo dục đại học được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động), cụ thể: Mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư áp dụng theo các khối ngành, chuyên ngành đào tạo từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021 (kể cả các cơ sở giáo dục đại học được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động). Nghị định quy định, học phí đào tạo đại học và giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo phương thức giáo dục thường xuyên áp dụng mức không vượt quá 150% mức thu học phí so với hệ đào tạo chính quy tương ứng cùng trình độ đào tạo, nhóm ngành, chuyên ngành và nghề đào tạo theo chương trình đào tạo đại trà tại cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp chưa thực hiện tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư. Bảng 2.13. Mức trần học phí từ năm học 2015- 2016 đến năm học 2020 - 2021 đối với những trường không tự chủ được kinh phí Đơn vị: 1.000 đồng/tháng/sinh viên Khối ngành, chuyên ngành đào tạo Năm học 2015- 2016 Năm học 2016- 2017 Năm học 2017- 2018 Năm học 2018- 2019 Năm học 2019- 2020 1. Khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sản 610 670 740 810 890 2. Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch 720 790 870 960 1.060 3. Y dược 880 970 1.070 1.180 1.300 60 Nguồn: Nghị định 86/2015 Học phí của các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư theo quy định của Chính phủ được xác định trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành và lộ trình tính đủ chi phí đào tạo. Còn đối với các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư theo quy định của Chính phủ, học phí được xác định trên cơ sở tính toán có sự cân đối giữa hỗ trợ của Nhà nước và đóng góp của người học, thực hiện theo lộ trình giảm dần bao cấp của Nhà nước. Các cơ sở giáo dục phải công bố công khai mức học phí cho từng năm học cùng với dự kiến cho cả khóa học đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. 2.2.9. Cơ sở vật chất ở các trường đại học, cao đẳng tại tỉnh Đắk Lẳk Trường ĐH Tây Nguyên được là một trong hai trường đại học ở vùng Tây Nguyên. Trường ĐH Tây Nguyên đào tạo đa ngành cung cấp nguồn nhân lực cho Đắk Lắk nói riêng và cả nước. Với diện tích khuôn viên Nhà trường rộng 27 héc ta, trong giai đoạn 2013 - 2017, từ nguồn ngân sách từ trái phiếu Chính phủ, nguồn vốn vay của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Nhà trường đã xây dựng hoàn thiện Viện Công nghệ Sinh học, hơn 20 tòa nhà cao 4 tầng với hàng trăm phòng học làm giảng đường, Trường THPT Thực hành Cao Nguyên, Trung tâm giáo dục Quốc phòng Tây Nguyên, 6 tòa nhà mỗi tòa nhà 5 tầng làm ký túc xá cho sinh viên, Khu nhà thí nghiệm khoa Nông Lâm nghiệp, Chăn nuôi Thú y, Y Dược,... Hiện nay, Nhà trường đang xây dựng Nhà hiệu bộ cao 7 tầng với hơn 120 phòng làm việc cho các phòng, ban, trung tâm. Cùng với đó, Chính phủ, các Bộ đã đầu tư hệ thống trang thiết bị phục vụ giảng dạy đồng bộ và hiện đại. Trong vài năm tới, khi các hạng mục hoàn thiện, Trường ĐH Tây Nguyên sẽ trở thành trường đại học có cơ sở vật chất đồng bộ và hiện đại. 61 Đối với các trường CĐ, cơ sở vật chất theo quy định “quy mô tối thiểu của các trường CĐ là 200 học sinh; tổng diện tích mặt bằng đất đai của trường phải phù hợp với quy mô đào tạo, bình quân cho một học sinh không dưới 7m2 đối với khu vực thành thị và không dưới 10m2 đối với các khu vực khác; các công trình trong trường CĐ gồm khu hành chính (văn phòng, phòng làm việc của hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, các phòng chức năng, các khoa và tổ bộ môn, phòng y tế); khu học tập (phòng học, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, phòng máy tính, thư viện, nhà luyện tập đa năng); khu phục vụ đào tạo (gồm các cơ sở phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học); khu sân trường, bãi tập, khu vệ sinh và hệ thống cấp thoát nước, khu để xe. Các khối công trình trên phải được trang bị các trang thiết bị và đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định về bảo vệ môi trường. Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật Đắk Lắk có khuôn viên rộng 2,1héc ta , trong đó giảng đường là 41 phòng học được trang bị đầy đủ máy vi tính, máy chiếu, thiết bị âm thanh, ánh sang với diện tích là 5.181 m2, ký túc xá là 4.514 m2, 01 phòng giáo dục thể chất đa năng, 5 phòng với 200 máy tính nối mạng, phòng thực hành, ký túc xá 600 chỗ, phòng ở khép kín, nhà ăn tập thể. Trường CĐ Sư phạm Đắk Lắk có diện tích đất 20,5 ha. Tổng diện tích sàn xây dựng là 27.000 m2 gồm giảng đường, phòng thí nghiệm, thư viện, nhà làm việc hành chính, nhà nội trú sinh viên và các cơ sở hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao, dịch vụ. Cơ sở vật chất kỹ thuật được xây dựng kiên cố và từng bước được trang bị hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học và đời sống sinh hoạt của cán bộ, viên chức và sinh viên nhà trường. Trường Cao đẳng nghề Thanh niên dân tộc Tây Nguyên có vị trí thuận lợi tại trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột. Tổng diện tích đất hiện tại là 8,5héc ta (Diện tích xưởng thực hành: 24.000m2, 24 phòng học lý thuyết; Ký túc xá đảm bảo chỗ ở cho khoảng 1.000 sinh viên). 62 Nhìn chung, cơ sở vật chất của các trường ĐH, CĐ trong những năm gần đây đã được đầu tư mua sắm nhưng vẫn còn thiếu và lạc hậu đòi hỏi cần sự quan tâm và đầu tư hơn nữa của Trung ương, các bộ ngành và tỉnh Đắk Lắk để tạo điều kiện thuật lợi cho việc giảng dạy và học tập. 2.3. Quản lý nhà nước về đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Hiện nay, QLNN về đào tạo ở các trường ĐH, CĐ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk được tuân thủ nghiêm túc theo các quy định pháp luật hiện hành. Cụ thể như sau: 2.3.1. Xây dựng thể chế, chính sách phát triển giáo dục đào tạo theo mục tiêu, định hướng của Đảng, Nhà nước và phù hợp với điều kiện của tỉnh Đắk Lắk Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (2011 - 2020) của tỉnh Đắk Lắk đã đề ra mục tiêu về giáo dục và đào tạo là: giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập khu vực và quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt...Để thực hiện tốt quan điểm, định hướng về đổi mới giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và ngành giáo dục - đào tạo là rất nặng nề và cần tập trung hoàn thiện chính sách đào tạo theo hướng sau: Trước hết, công tác quản lý nhà nước về đào tạo ĐH, CĐ cần đổi mới theo hướng hiện đại, phù hợp với yêu cầu đang đặt ra và phù hợp với phương thức quản lý công mới. Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ phải xem xét, thống nhất công tác quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo và dạy nghề về một hệ thống cơ quan quản lý nhà nước. Bởi, hiện nay, lĩnh vực giáo dục, đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý; dạy nghề giao cho Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quản lý. Chính vì vậy, trong thực tiễn đã phát 63 sinh nhiều bất cập, như: hoạt động dạy và học tại các cơ sở dạy nghề; hoạt động phân luồng học sinh vào các cơ sở dạy nghềMột vấn đề bất cập nữa cần sửa đổi, là phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo cùng với việc giao quyền tự chủ thực sự cho các cơ sở giáo dục. Cụ thể là: - Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2010/NĐ-CP, ngày 24-12- 2010, quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV về tự chủ trong giáo dục. Tuy nhiên, các quy định này còn chung chung, làm cho các cấp quản lý và các cơ sở giáo dục còn nhiều lúng túng, khó khăn trong thực hiện, dẫn đến hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về đào tạo thấp. Hai là, Nhà nước cần sớm cụ thể hóa các quan điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giảng viên thành cơ chế, chính sách cụ thể. Bởi vì chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đào tạo và giảng viên là nhân tố đặc biệt quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo. Mặc dù, trong nhiều năm qua, giáo dục và đào tạo được xác định là “quốc sách hàng đầu”, nhưng chế độ chính sách đối với những người trực tiếp thực hiện sự nghiệp này thì hoàn toàn chưa xứng đáng dẫn đến hiện tượng “chảy máu chất xám”. Ba là, Nhà nước cần coi việc hoàn thiện chính sách đãi ngộ hợp lý cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đào tạo làm động lực để thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo của công cuộc đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo. Bên cạnh đó, Nhà nước cần kiện toàn hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giảng viên. Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với yêu cầu thực tế và xu hướng tiến bộ trên thế giới. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý. Khuyến khích giảng viên tham gia học tập, bồi dưỡng vượt chuẩn. Bốn là, Đảng và Nhà nước cần cụ thể hóa trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các địa phương trong triển khai thực hiện quan điểm đổi mới toàn diện nền giáo dục và đào tạo đã được Đại hội XI xác định. Việc quy định 64 trách nhiệm của từng cấp ủy, chính quyền địa phương trong thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện nền giáo dục phải theo hướng cụ thể, xác định rõ trách nhiệm tới từng cá nhân, tổ chức. Đồng thời, phát huy được tính tự chủ, sáng tạo của từng cấp ủy, chính quyền địa phương trong thực hiện quan điểm, chính sách phát triển giáo dục và đào tạo ở địa phương mình và dành sự quan tâm thỏa đáng cho giáo dục và đào tạo theo đúng quan điểm “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Về đào tạo CĐ, Đắk Lắk đã có những định hướng sau: - Phát triển giáo dục với mục đích tạo lập nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh: Giáo dục và đào tạo phải góp phần tạo nên một thế hệ người lao động có tri thức, có đạo đức, có bản lĩnh trung thực, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng nghề nghiệp để làm việc hiệu quả trong môi trường toàn cầu hóa vừa hợp tác vừa cạnh tranh. Điều này đòi hỏi phải có những thay đổi căn bản về giáo dục từ nội dung, phương pháp dạy học đến việc xây dựng những môi trường giáo dục lành mạnh và thuận lợi, giúp người học có thể chủ động, tích cực, kiến tạo kiến thức, phát triển kỹ năng và vận dụng những điều đã học vào cuộc sống. - Phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn dân và là quốc sách hàng đầu: Giáo dục phải chăm lo nhiều hơn đến việc học của các tầng lớp nhân dân, tạo điều kiện cho mọi người, đặc biệt là con em các đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh ở các vùng kinh tế chậm phát triển, học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận với giáo dục có chất lượng. Về phần mình, người dân cần có ý thức và cần được tạo điều kiện tham gia vào quá trình giáo dục, từ việc chia sẻ đóng góp cho giáo dục phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình đến việc trực tiếp tham gia vào các quá trình giám sát, đánh giá, góp ý và hiến kế cho các hoạt động giáo dục. Các thành phần xã hội đều có trách nhiệm tham gia tích cực vào công tác giáo dục để quá trình giáo dục trở thành một quá trình xã hội hóa sâu sắc. Với quan điểm coi giáo 65 dục là quốc sách hàng đầu, tỉnh tiếp tục dành sự ưu tiên cho giáo dục, không chỉ thể hiện ở những chính sách đầu tư mà còn ở sự lãnh đạo trực tiếp và triệt để đối với sự phát triển giáo dục đào tạo của tỉnh. - Giáo dục đáp ứng yêu cầu xã hội và mỗi cá nhân, tiến tới một xã hội học tập: Để khắc phục tình trạng vừa lãng phí vừa thiếu hụt trong đào tạo nhân lực, giáo dục đào tạo phải bám sát nhu cầu và đòi hỏi của xã hội, thông qua việc thiết kế các chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu cung cấp nhân lực phục vụ các ngành kinh tế đa dạng. Vì người học có những mong muốn, nhu cầu khác nhau, điều kiện sống và học tập khác biệt, giáo dục chỉ thực sự có hiệu quả nếu không đồng nhất với tất cả mọi đối tượng. Giáo dục phải chú trọng nhiều hơn đến cơ hội lựa chọn trong học tập cho mỗi người học. Các chương trình, giáo trình và các phương án tổ chức dạy học phải đa dạng hơn, tạo cơ hội cho mỗi người học những gì phù hợp với chuẩn mực chung nhưng gắn với nhu cầu, nguyện vọng và điều kiện học tập của mình. Mỗi trường học phải trở thành một môi trường sư phạm thân thiện, ở đó người học được cảm thông, chia sẻ, được bày tỏ ý kiến riêng của mình và việc tới trường trở thành một nhu cầu của mỗi người học. Nội dung, phương pháp giáo dục, trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo, khung cảnh sư phạm của nhà trường là những yếu tố tạo nên sự lôi cuốn của mỗi nhà trường. - Giáo dục đào tạo phải đảm bảo chất lượng tốt nhất trong điều kiện chi phí còn hạn hẹp: Chất lượng là mục tiêu hàng đầu của mọi nền giáo dục, nhưng chất lượng cũng đòi hỏi những đầu tư thỏa đáng. Cần tận dụng sự đầu tư của nhà nước, những đóng góp của xã hội với nguồn lực còn hạn hẹp để đạt đến chất lượng giáo dục tốt nhất, mặc dù chất lượng này có thể chưa so sánh được với chất lượng giáo dục cao của nhiều nước khác trên thế giới. Việc tận dụng các kinh nghiệm và mô hình giáo dục của các nước tiên tiến, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện tiết kiệm, chống tiêu cực trong giáo dục, thu hút các nhà khoa học, nhà giáo giỏi trong và ngoài nước tham gia giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu khoa họclà những giải pháp cần 66 được chú trọng nhằm sử dụng tối ưu các nguồn đầu tư và hỗ trợ để nâng cao chất lượng giáo dục. Để cụ thể hóa những định hướng trên, tỉnh Đắk Lắk đã có những chính sách cụ thể sau: - Chính sách về đào tạo: Được lựa chọn nội dung học tập trong chương trình, được học theo năng lực của bản thân; học đến đâu được công nhận đến đấy. Đào tạo nghề sẽ có 3 phương thức: Đào tạo theo niên chế, đào tạo theo mô - đun vào đào tạo theo tín chỉ. Trong hai phương thức đào tạo theo mô - đun và tín chỉ người học sẽ được lựa chọn nội dung học tập; được học theo năng lực của bản thân, giỏi ra trường sớm; yếu kém ra trường muộn. Trong chương trình sẽ có nhiều nội dung để người học lựa chọn học hoặc không học; học trước hoặc học sau. Những kiến thức, kỹ năng mà người học tích lũy được trong quá trình làm việc và kết quả các mô đun, tín chỉ, môn học người học đã tích lũy được trong quá trình học tập ở các trình độ giáo dục nghề nghiệp được công nhận và không phải học lại khi tham gia học các chương trình đào tạo khác. Trong quá trình học tập nếu người học đi làm nghĩa vụ quân sự hoặc do ốm đau, tai nạn, không đủ sức khỏe hoặc gia đình có khó khăn không thể tiếp tục học tập hoặc đi làm thì được bảo lưu kết quả học tập và được trở lại tiếp tục học tập để hoàn thành khóa học. - Chính sách miễn giảm học phí và chính sách học bổng, trợ cấp xã hội, chế độ cử tuyển, chính sách tín dụng giáo dục, chính sách miễn, giảm phí dịch vụ công cộng cho sinh viên quy định chung đối với hệ thống giáo dục quốc dân. - Chính sách đào tạo nội trú - Chính sách hỗ trợ học nghề sơ cấp - Chính sách cho người học sau tốt nghiệp - Ngoài các chính sách nêu trên, người học còn được các chính sách khác như: Được tôn trọng và đối xử bình đẳng, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân, được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện; được tạo điều kiện trong học tập, tham gia hoạt động sản xuất, kinh 67 doanh, dịch vụ, các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao; được hưởng chính sách đối với người học thuộc đối tượng ưu tiên và chính sách xã hội. Các văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo ĐH, CĐ liên quan đến xây dựng thể chế, chính sách đào tạo ĐH, CĐ ở Đắk Lắk: - Luật Giáo dục năm 2005 và Luật số 44/2009/QH12 ngày 25 tháng 11 năm 2009; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục; - Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa thể thao và môi trường; - Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2015; - Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện quy chế công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân và tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính và triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; - Quyết định số 87/2009/QĐ-TTG ngày 17/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020; - Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020; - Thông báo 242-TB/TW ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (Khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020; - Quyết định số 1951/QĐ-TTg ngày 2/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2011 - 2015; 68 - Công văn số 5555/BGDĐT-KHTC ngày 03/7/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo năm 2010 và kế hoạch 5 năm 2011 - 2015; - Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XV Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk - Quyết định số 3433/QĐ-UBND ngày 30-12-2011 phê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_dao_tao_o_cac_truong_dai_hoc_ca.pdf
Tài liệu liên quan