Luận văn Quản lý nhà nước về đất đai tại ủy ban nhân dân huyện Cần Đước, tỉnh Long An

LỜI MỞ ĐẦU. 1

1. Lý do chọn đề tài. 1

2. Tình hình nghiên cứu . 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 6

5. Phương pháp nghiên cứu . 6

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn . 7

7. Kết cấu Luận văn. 7

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ ĐẤT

ĐAI CỦA UBND CẤP HUYỆN. 9

1.1. Khái quát chung về đất đai . 9

1.1.1. Khái niệm. 9

1.1.2. Đặc điểm . 10

1.1.3. Vai trò của đất đai. 11

1.2. Quản lý nhà nước về đất đai của UBND cấp huyện. 13

1.2.1. Khái niệm. 13

1.2.2. Các yếu tố cấu thành hoạt động QLNN về đất đai . 15

1.2.3. Cơ sở pháp lý đối với quản lý nhà nước về đất đai. 17

1.3. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai của UBND cấp huyện .23

1.3.1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quản lý nhà nước về quản lý, sử

dụng đất đai. 25

1.3.2. Tổ chức thông tin, phổ biến pháp luật về đất đai trên địa bàn huyện . 27

1.3.3. Tổ chức bộ máy và nhân sự quản lý nhà nước về đất đai . 28

1.3.4. Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất . 30

1.3.5. Quản lý giao đất, cho thuê và chuyển mục đích sử dụng đất . 31

1.3.6. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai

.33

1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đất đai của UBND cấp huyện. 36

Tiểu kết Chương 1. 42

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ ĐẤT ĐAI CỦA

UBND HUYỆN CẦN ĐưỚC, TỈNH LONG AN. 43

 

pdf105 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về đất đai tại ủy ban nhân dân huyện Cần Đước, tỉnh Long An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác quản lý trật tự xây dựng, quản lý đất đai, tập trung lãnh chỉ đạo quyết liệt huy động sức mạnh khối đại đoàn kết của Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, phát huy có hiệu quả sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương, từng bước tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc sử dụng đất đai đúng mục đích, đảm bảo quy định của pháp luật. UBND xã đã xây dựng kế hoạch và giao cho các ban, ngành, đoàn thể, cán bộ địa chính, các cơ sở thôn tăng cường công tác phối hợp thường xuyên kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm. Trong đó UBND xã giao các đồng chí trưởng thôn chủ động kiểm tra, bám sát địa bàn, kịp thời phát hiện vi phạm và có các biện pháp ngăn chặn ban đầu khi xảy ra vi phạm và thông báo ngay về UBND xã để xử lý theo quy định. Đồng thời trưởng thôn có trách nhiệm nhắc nhở các hộ gia đình xây dựng nhà phải bố trí địa điểm để nguyên vật liệu phù hợp, không lấn chiếm lòng, lề đường gây cản trở giao thông. Đối với cán bộ địa chính - xây dựng xã phải chủ động thường xuyên kiểm tra, kiểm soát công tác quản lý đất đai, khi có vi phạm xảy ra phối hợp với cơ sở và trực tiếp lập biên bản vi phạm hành chính tại hiện trường theo quy định, lập kế hoạch cưỡng chế các trường hợp vi phạm. Trường hợp vượt quá thẩm quyền, cán bộ địa chính – xây dựng kịp thời tham mưu với UBND xã báo cáo về UBND huyện để chỉ đạo có biện pháp xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật. UBND xã cũng trực tiếp chỉ đạo Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở đội trưởng đội sản xuất, tổ bảo vệ đồng điền kiểm tra việc sử dụng đất nông nghiệp, phát hiện và báo cáo kịp thời các trường hợp vi phạm quỹ đất nông nghiệp, hướng dẫn xã viên canh tác theo quy hoạch sản xuất nông nghiệp đã được phê duyệt. Trường hợp hộ xã viên không canh tác theo đúng quy hoạch sản xuất sẽ bị báo cáo ngay về UBND xã để có hướng xử lý. Bên cạnh đó, vào ngày thứ 2 chào cờ hàng tuần, xã tổ chức họp giao ban để nghe trưởng các thôn báo cáo tình hình cụ thể việc sử dụng đất trên địa bàn thôn mình quản lý. Đồng thời các ban, ngành, đoàn thể, Đảng ủy viên phụ trách cơ sở, Bí thư chi bộ tăng cường công tác tuyên truyền đến đoàn viên, hội viên, đảng viên ở cơ sở và nhân dân về chính sách, pháp luật về đất đai, trật tự xây dựng. Khi xảy ra vi phạm, các ban, ngành đoàn thể cùng vào 40 cuộc tuyên truyền, vận động để ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm. Các trường hợp cố tình vi phạm, UBND xã đã kiên quyết hoàn thiện hồ sơ theo quy định để tổ chức giải tỏa, cưỡng chế dứt điểm. Phương châm chỉ đạo của UBND xã là phát hiện sớm, xử lý ngay, tránh gây tốn kém, thiệt hại cho hộ vi phạm cũng như thời gian, kinh phí, lực lượng, phương tiện tổ chức cưỡng chế. Các tang vật thu giữ được đưa về trụ sở UBND xã, còn đất, đá cát sỏi sử dụng để dải đường giao thông nội đồng, phục vụ sản xuất nông nghiệp. [35] 1.4.3. Những giá trị tham khảo rút ra Từ việc khảo sát kinh nghiệm của một số tỉnh thành trong nước và kinh nghiệm của một số quốc gia tiên tiến trên thế giới, luận văn rút ra những giá trị tham khảo cho thực tiễn QLNN về đất đai của chính quyền địa phương nói chung và của cấp huyện nói riêng như sau: Một là, cần tiếp tục hoàn thiện các quy định QLNN về đất đai theo hướng nhất quán, tránh chồng chéo về mặt nội dung, mang tính thực tiễn, kịp thời để xây dựng hành lang pháp lý vững chắc, tạo thuận lợi cho hoạt động QLNN về đất đai các cấp. Hai là, cần đổi mới công tác lập quy hoạch, nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo hướng tiếp cận phương pháp tiên tiến; quan tâm đến vấn đề kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường, tạo sự đồng bộ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng; có phân tích không gian nhu cầu sử dụng đất; công khai và tham vấn các bên liên quan trong quá trình lập quy hoạch. Đồng thời thực hiện đầy đủ cơ chế lấy ý kiến của nhân dân về việc lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, lập phương án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, cũng như các phương án khác có liên quan tới lợi ích của người dân đảm bảo thực sự công khai minh bạch, khắc phục tình trạng "lợi ích nhóm" trong các hoạt động quản lý, sử dụng đất. Ba là, tăng cường ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại phục vụ công tác QLNN về đất đai. Bốn là, kiện toàn bộ máy và nhân sự các cấp trong tổ chức thực hiện chức năng QLNN về đất đai. Năm là, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho quần 41 chúng nhân dân, phát huy dân chủ cơ sở tại địa phương. Sáu là, coi trọng công tác lấy ý kiến nhân dân, phối hợp hiệu quả với các cơ quan đoàn thể ở địa phương trong công tác thanh kiểm tra hiệu quả QLNN về đất đai trên địa bàn. 42 Tiểu kết Chƣơng 1 Chương 1 - Cơ sở khoa học về QLNN về đất đai của UBND cấp huyện là chương mở đầu, đóng vai trò quan trọng trong bố cục nội dung của đề tài. Chương 1 đã xây dựng khung lý luận để đề tài phân tích thực trạng quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn cụ thể ở chương 2. Trong đó, những khái niệm trọng tâm của đề tài như đất đai, quản lý nhà nước, quản lý hành chính nhà nước, quản lý nhà nước về đất đai và quản lý nhà nước về đất đai của UBND cấp huyện đã được đề cập. Đồng thời chương 1 đã tập trung xác định rõ các nội dung và yêu cầu của các nội dung trọng tâm trong quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn cấp huyện, bao gồm: Một là, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn cấp huyện Hai là, tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai; theo dõi thi hành pháp luật về đất đai Ba là, tổ chức bộ máy và nhân sự thực hiện QLNN về đất đai Bốn là, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn cấp huyện Năm là, quản lý về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện; Sáu là, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai. Bên cạnh đó, chương 1 cũng đã tổng hợp kinh nghiệm của một số quốc gia và địa phương trong cả nước nhằm đúc kết các kinh nghiệm cho thực tiễn quản lý nhà nước về đất đai nói chung ở nước ta và cho chính quyền địa phương nói riêng. 43 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CẦN ĐƢỚC, TỈNH LONG AN 2.1. Khái quát đặc điểm kinh tế, xã hội và tình hình đất đai trên địa bàn huyện Cần Đƣớc, tỉnh Long An 2.1.1. Đặc điểm kinh tế, xã hội huyện Cần Đước, tỉnh Long An Huyện Cần Đước là đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Long An, có vị trí địa lý thuận lợi - là cửa ngõ giao thông giữa thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Tây. Đặc biệt là tuyến Quốc lộ 50 nối thành phố Hồ Chí Minh với Cần Giuộc, Cần Đước đi tới tỉnh Tiền Giang là một trong những trục đối ngoại quan trọng của tỉnh Long An, nối vùng Đông Bắc của Đồng bằng Sông Cửu Long với thành phố Hồ Chí Minh. Với vị trí này, huyện có nhiều điều kiện để giao lưu kinh tế với các vùng và phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ, tiếp thu khoa học và công nghệ. Ngoài ra, các đường ĐT826, ĐT835, ĐT830 cùng với hệ thống các tuyến giao thông đường thủy như kênh Nước Mặn, sông Vàm Cỏ, sông Soài Rạp, sông Nhà Bè đã hình thành nên mạng lưới giao thông thuỷ, bộ rất thuận lợi. Huyện Cần Đước nằm trong vùng kinh tế trọng điểm và thuộc vùng sản xuất nông nghiệp của tỉnh Long An với nhiệm vụ chính là trồng lúa đặc sản, rau màu, chăn nuôi nhằm cung cấp lương thực, thực phẩm cho thành phố Hồ Chí Minh và các khu, cụm công nghiệp phụ cận. Bên cạnh yếu tố tự nhiên thuận lợi, huyện Cần Được hiện nay còn lưu giữ và bảo tồn được những nét văn hóa dân gian đa dạng đặc sắc là điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển tham quan, du lịch, du lịch sông nước, du lịch di tích lịch sử. Trong những năm qua, trên địa bàn huyện, hoạt động sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp, thương mại - dịch vụ không ngừng phát triển mạnh, sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư, thu hút nhiều doanh nghiệp đến hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện, tổng thu ngân sách đảm bảo tiến độ, cảnh quan môi trường được quan tâm, lĩnh vực an sinh xã hội đảm bảo. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng định hướngcông nghiệp- xây dựng chiếm 81,37%, thương mại - dịch 44 vụ chiếm 9,46%, nông nghiệp chiếm 9,17%. Tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện chiếm 1,29% tổng hộ dân của cả huyện. 17/17 xã là xã văn hóa [7]. Hình 2.1: Địa giới hành chính huyện Cần Đƣớc, tỉnh Long An Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cần Đước Tuy nhiên, bên cạnh những đặc điểm thuận lợi huyện Cần Đước cũng tồn tại những khó khăn thách thức đòi hỏi sự nổ lực hơn nữa trong công tác điều hành, quản lý của toàn hệ thống chính trị huyện như: Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong thời gian qua, đã có sự chuyển biến tích cực trong đầu tư phát triển, tuy nhiên hệ thống giao thông, điện, nước chưa đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống nhân dân. Chất lượng nguồn nhân lực của huyện còn hạn chế, trình độ sản xuất của người lao động còn thấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo phần lớn là đào tạo ngắn hạn, lao động làm việc theo kinh nghiệm. Ứng dụng khoa học công nghệ vẫn chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất. Nguồn nước ngầm của huyện ít và chất lượng không đồng đều vì thế ảnh hưởng đến chất lượng nước phục vụ cho sản xuất và đặc biệt là nhu cầu sinh hoạt của người dân. 2.1.2. Tình hình đất đai trên địa bàn huyện Cần Đước, tỉnh Long An Với tổng diện tích tự nhiên là 22,048.77 ha, trong đó cơ cấu quỹ đất được 45 phân chia thành các nhóm: Phân theo mục đích sử dụng đất: Qua kết quả thống kê đất đai, tổng hợp diện tích tự nhiên năm 2018 của huyện, cơ cấu quỹ đất tự nhiên toàn huyện như sau: đất nông nghiệp là 14544,2 ha, chiếm 66,0 % tổng diện tích tự nhiên của huyện, đất phi nông nghiệp là 7455,9 ha, chiếm 33,5 % tổng diện tích tự nhiên của huyện, đất chưa sử dụng là 48,6 ha, chiếm 0,2 % tổng diện tích tự nhiên của huyện. Cụ thể: Nhóm đất nông nghiệp: là 14544,2 ha, chiếm 66,0 % tổng diện tích tự nhiên của huyện, cụ thể: - Đất sản xuất nông nghiệp là 12165,6 ha: + Đất trồng cây hàng năm là 11618,6 ha + Đất trồng cây lâu năm là 547,0 ha - Đất lâm nghiệp là 90,3 ha. - Đất nuôi trồng thủy sản là 2283,3 ha. Nhóm đất phi nông nghiệp là 7455,9 ha, chiếm 33,8 % tổng diện tích tự nhiên của huyện, trong đó: - Đất ở tại nông thôn là 2516,2 ha - Đất ở tại đô thị là 141,3 ha - Đất chuyên dùng năm 2018 là 1427,7 ha: + Đất xây dựng trụ sở cơ quan là 11,1 ha. + Đất quốc phòng là 6,2 ha. + Đất an ninh là 3,0ha. + Đất xây dựng công trình sự nghiệp là 65,7 ha. + Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp là 851,0ha. + Đất sử dụng vào mục đích công cộng là 490,8ha. - Đất cơ sở tôn giáo là 22,5ha - Đất cơ sở tín ngưỡng là 11,2ha 46 - Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng là 88,9 ha. - Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối là 3244,8ha. - Đất có mặt nước chuyên dùng là 3,4ha. Nhóm đất chưa sử dụng là 48,6ha, chiếm 0,2% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Phân theo tính chất đất, đất đai trên địa bàn huyện Cần được được chia thành các nhóm sau: Một là, nhóm đất phù sa: Diện tích là 5.060 ha, chiếm 23,2% diện tích tự nhiên toàn huyện. Gồm 02 loại đất chính: Đất phù sa đã phát triển điển hình bão hòa nước ngắn trong năm với diện tích 4.941ha, chiếm 22,65% diện tích tự nhiên của huyện và phân bố tập trung ở phía Bắc huyện; Đất phù sa đang phát triển điển hình với diện tích 120ha, chiếm 0,55% diện tích tự nhiên của huyện, phân bố xen lẫn với loại đất trên ở phía Bắc huyện và một phần phía Đông huyện. Hai là, nhóm đất phù sa nhiễm mặn có tổng diện tích là 4.183ha, chiếm 19,18% diện tích tự nhiên của huyện. Gồm 03 loại đất chính: Đất phù sa phát triển điển hình, bão hòa nước ngắn trong năm, nhiễm mặn (diện tích 2.403ha, chiếm 11,02% diện tích tự nhiên của huyện, phân bố chủ yếu ở vùng Bắc và trung tâm của huyện); Đất phù sa đang phát triển điển hình, nhiễm mặn (diện tích 1.674ha, chiếm 7,68% diện tích tự nhiên của huyện, phân bố rải rác ở phía Nam và Đông của huyện); Đất phù sa đang phát triển, thoáng khí, nhiễm mặn (diện tích 106ha, chiếm 0,49% diện tích tự nhiên của huyện, phân bố chủ yếu ở phía Đông Nam của huyện) Ba là, nhóm đất phèn hoạt động: Diện tích là 601ha, chiếm 2,8% diện tích tự nhiên của huyện. Gồm 2 loại đất chính: Đất phèn hoạt động khá nặng (diện tích 434ha, chiếm 1,99% diện tích tự nhiên của huyện), Đất phèn hoạt động nặng điển hình (diện tích 167ha, chiếm 0,77% diện tích tự nhiên của huyện) Bốn là, nhóm đất phèn tiềm tàng: Diện tích 798ha, chiếm 3,66% diện tích tự nhiên của huyện. Gồm: Đất phèn tiềm tàng sâu: Tầng chứa vật liệu sinh phèn 120cm - 150cm: Diện tích 520ha, chiếm 2,39% diện tích tự nhiên của huyện, phân bố ở phía Bắc 47 và Tây Bắc của huyện Cần Đước. Đất phèn tiềm tàng trung bình: Tầng chứa vật liệu sinh phèn 80cm - 120cm: Diện tích 260ha, chiếm 1,19% diện tích tự nhiên của huyện, phân bố rải rác ở phía Bắc và Tây Bắc huyện. Đất phèn tiềm tàng cạn: Tầng sinh phèn 50cm - 80cm: Diện tích rất ít, chỉ có gần 20ha, phân bố cục bộ ở phía Bắc huyện. Đất phèn tiềm tàng nhiễm mặn: Diện tích 6.715ha, chiếm 30,79% diện tích tự nhiên của huyện. Đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất trong 6 nhóm đất có trên địa bàn của huyện. Năm là, nhóm đất phèn hoạt động nhiễm mặn: có tổng diện tích là 1.035ha, chiếm 4,75% diện tích tự nhiên của huyện. Gồm 04 loại đất chính sau: Đất phèn hoạt động trung bình (diện tích 256ha chiếm 1,17% diện tích tự nhiên của huyện), Đất phèn hoạt động khá nặng (diện tích 61ha, phân bố ở phía Nam huyện), Đất phèn hoạt động khá nặng (diện tích 72ha, phân bố rải rác ở phía Nam và trung tâm huyện), Đất phèn hoạt động nặng điển hình, nhiễm mặn (diện tích còn lại khoảng 647ha, chiếm 2,97% diện tích tự nhiên của huyện) [25]. 2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về đất đai của UBND huyện Cần Đƣớc, tỉnh Long An giai đoạn 2015 - 2019 2.2.1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quản lý nhà nước về quản lý, sử dụng đất đai Công tác quản lý nhà nước về đất đai luôn là lĩnh vực quản lý được huyện Cần Đước đặc biệt chú trọng. Vì vậy, việc thường xuyên ban hành các văn bản chỉ đạo các ngành, UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện được UBND huyện Cần Đước coi trọng như Kế hoạch số 219/KH-UBND ngày 26 tháng 8 năm 2019 về triển khai thực hiện quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Hoặc các văn bản quản lý nhà nước có nội dung về xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về lĩnh vực đất đai nhằm tránh tình trạng chuyển mục đích trái phép; rà soát bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; xây dựng các kế hoạch quản lý chuyên ngành về thanh kiểm tra, giám sát tình hình QLNN về đất đai đối với các xã thuộc huyện.... Nhìn chung, công tác ban hành và tổ 48 chức thực hiện văn bản QLNN về đất đai trên địa bàn huyện trong thời gian quan được thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo của cơ quan cấp trên, đảm bảo quy định của pháp luật, phù hợp với điều kiện thực tế và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong giai đoạn từ 2015-2019, số lượng văn bản quản lý được ban hành trong lĩnh vực đất đai đặc biệt lớn. Cụ thể: năm 2015 huyện đã ban hành trên 8000 văn bản có liên quan đến lĩnh vực đất đai; năm 2016 là trên 10000 văn bản; năm 2017 trên 12000 văn bản; năm 2018 ban hành trên 15000 văn bản và năm 2019 ban hành trên 13500 văn bản [12]. Đặc biệt, năm 2019 là năm mà UBND huyện đã tập trung lãnh đạo, điều hành lĩnh vực tài nguyên - môi trường, nhất là sau khi có kết luận của UBND tỉnh và UBKT tỉnh ủy về những hạn chế trong công tác quản lý đất đai, xây dựng trên địa bàn huyện. Theo đó huyện đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành: văn bản số 1179/UBND-KT ngày 05/7/2018 về việc chấn chỉnh hoạt động giao dịch, kinh doanh bất động sản các khu dân cư; văn bản số 1401/UBND-KT ngày 09/8/2018 về việc chấn chỉnh tình trạng san lấp mặt bằng và xây dựng trái phép, không phép trên địa bàn huyện; văn bản số 506/UBND- KT ngày 14/3/2019 về việc tổ chức quản lý đất đai, trật tự xây dựng, xây dựng nhà kho, nhà xưởng trên địa bàn huyện; kế hoạch số 219/KH-UBND ngày 26/8/2019 về việc triển khai thực hiện quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Thực hiện nghiêm chỉ đạo của UBND tỉnh tại văn bản số 70/UBND-KT ngày 07/01/2019 về việc chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm giải quyết hồ sơ, thủ tục có liên quan dẫn đến khả năng hình thành các khu dân cư. Qua đó, vai trò, trách nhiệm của Chủ tịch UBND các xã, thị trấn, trưởng các phòng, ban chuyên môn huyện được nâng lên rõ rệt, góp phần vào công tác quản lý đất đai của UBND huyện nói chung, UBND các xã, thị trấn Cần Đước nói riêng. Tuy nhiên, tính chủ động trong công tác ban hành văn bản quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện chưa cao. Các văn bản do huyện ban hành chủ yếu mang tính triển khai các văn bản của cơ quan cấp trên, chưa gắn liền với tình hình biến động về đất đai trên địa bàn huyện, chưa thấy được vai trò tham mưu và trách nhiệm của đội ngũ công chức chuyên ngành đối với chức năng 49 quản lý. 2.2.2. Tổ chức thông tin, phổ biến pháp luật về đất đai trên địa bàn huyện Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về đất đai, xây dựng trên địa bàn huyện được UBND huyện tập trung triển khai thực hiện nghiêm túc. UBND huyện thường xuyên chỉ đạo các phòng, ban chức năng, UBND các xã, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện nghiêm Luật Đất đai năm 2013, Luật Xây dựng năm 2014 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành thông qua nhiều hình thức phong phú như: Tổ chức Hội nghị triển khai, hội nghị tập huấn, thông tin định kỳ trên Đài truyền thanh huyện, xã, thị trấn, pano, họp chi tổ, hội,... nhằm chuyển tải đầy đủ, kịp thời các quy định của pháp luật về đất đai, xây dựng đến mọi tầng lớp nhân dân trong huyện thông suốt để tuân thủ, thực hiện đúng, qua đó đảm bảo quyền và lợi ích của người dân, đồng thời đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước, hạn chế các trường hợp vi phạm. Các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chuyên ngành, kế hoạch chuyên ngành có liên quan đến đất đai, xây dựng,... sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, triển khai thực hiện đều được công khai, niêm yết để cung cấp thông tin đến nhân dân, nhằm tạo sự đồng thuận của nhân dân. Ngoài ra, đối với phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai được thực hiện với nhiều cách làm đa dạng. Phòng thường xuyên phối hợp các ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện Luật đất đai và các văn bản dưới Luật, hàng quý tổ chức họp giao ban địa chính các xã, thị trấn trên địa bàn huyện để nắm bắt việc thực hiện. Phối hợp với Đài truyền thanh để tuyên truyền rộng rãi về Luật đất đai và các văn bản dưới Luật để người dân nắm bắt thực hiện. Đồng thời, Phòng đã phối hợp Trung tâm Hành chính Công huyện, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai tại huyện Cần Đước thực hiện niêm yết 37 TTHC cấp huyện, như sau: - Lĩnh vực đất đai: 34 TTHC (14 TTHC theo Quyết định số 3554/QĐ- UBND và 20 TTHC theo Quyết định số 979/QĐ-UBND). - Lĩnh vực Môi trường: 02 TTHC (theo Quyết định số 3554/QĐ-UBND). - Lĩnh vực Tài nguyên nước: 01 TTHC (theo Quyết định số 3554/QĐ- 50 UBND). Đặc biệt, để nâng cao hiệu quả thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên địa bàn huyện (bao gồm cả lĩnh vực đất đai), năm 2019, giữa UBND huyện và Ban Tuyên giáo huyện ủy đã xây dựng chương trình phối hợp trong triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân năm 2019. Theo đó, nội dung phối hợp giữa hai cơ quan xoay quanh 3 vấn đề sau: Một là, phối hợp định hướng tư tưởng và chỉ đạo, hướng dẫn, định hướng tuyên truyền trong Đảng, trong nhân dân và trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019. Hai là, phối hợp trong việc nắm bắt tư tưởng, tâm trạng, dư luận xã hội của nhân dân trong huyện xung quanh vấn đề: Quy hoạch, xây dựng, tham mưu ban hành chính sách mới, các vấn đề nhạy cảm, điều chỉnh địa giới hành chính, xây dựng công trình trọng điểm có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nhân lực, đất đai, nhà ở, môi trường sinh thái, di tích lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng, dân tộc, tôn giáo, học sinh và yếu tố nước ngoài,...; đề xuất Ban Thường vụ Huyện ủy có những chủ trương, giải pháp cụ thể để khắc phục những khó khăn, vướng mắc, những tồn tại, hạn chế. Ba là, phối hợp trong công tác định hướng, cung cấp thông tin cho báo chí về những vấn đề nổi cộm, bức xúc, có dư luận quan tâm trên địa bàn huyện; từ đó kịp thời cung cấp những thông tin chính thống, phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền của hệ thống truyền thanh địa phương cũng như các cơ quan báo chí trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh đó, ngày 08 tháng 10 năm 2019, UBND huyện Cần Đước đã ban hành quyết định số 2463/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2019-2021” trên địa bàn huyện Cần Đước. Đây là văn bản có ý nghĩa thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật nói chung và lĩnh vực đất đai nói riêng cho đội ngũ CBCC và quần chúng nhân dân trên địa bàn huyện. Theo kế hoạch này, trang thông tin điện tử của huyện phục vụ công tác PBGDPL sẽ được hoàn chỉnh, nâng cấp; liên kết, chia sẻ với Cổng thông tin điện tử của tỉnh, trang thông tin 51 điện tử của Sở Tư pháp. Ngoài các thông tin phải có theo quy định của pháp luật hiện hành, Trang thông tin điện tử của huyện phải bảo đảm các nội dung thông tin thành phần sau đây: - Tài liệu giới thiệu các văn bản pháp luật mới ban hành: Đăng tải toàn văn bản; tài liệu giới thiệu nội dung cơ bản của văn bản quy phạm pháp luật; tài liệu phổ biến, giới thiệu, tập huấn chuyên sâu cho đội ngũ công chức và cho Nhân dân; các tài liệu phổ biến, giới thiệu nội dung văn bản luật, pháp lệnh khác có liên quan đến ngành, lĩnh vực, địa bàn quản lý; tài liệu, đề cương giới thiệu các Nghị quyết của HĐND, Quyết định của UBND huyện. - Hướng dẫn, chỉ đạo về công tác PBGDPL thuộc lĩnh vực, địa bàn, đối tượng quản lý. - Danh sách và hoạt động của Hội đồng phối hợp PBGDPL; báo cáo viên pháp luật; tuyên truyền viên pháp luật. - Hỏi đáp hoặc tư vấn pháp luật trực tuyến; đối thoại chính sách - pháp luật. - Các tài liệu PBGDPL, các video tiểu phẩm, tình huống pháp luật hoặc các hình thức khác được đăng tải thuộc phạm vi trách nhiệm của phòng, ban ngành, UBND các xã, thị trấn. - Số liệu thống kê phục vụ công tác quản lý nhà nước, theo dõi, đôn đốc hoạt động về PBGDPL (báo cáo kết quả hoạt động, kế hoạch, hướng dẫn chuyên môn, các hoạt động PBGDPL cụ thể...). - Các nội dung khác phù hợp với nhu cầu công tác PBGDPL của phòng ban, ngành và UBND các xã, thị trấn. Cùng với đó, hình thức triển khai PBGDPLcũng đa dạng hơn, kết hợp với các ứng dụng mạng xã hội, công nghệ viễn thông, thông tin như facebook, youtube, twitter và các mạng xã hội khác phục vụ nhu cầu tìm hiểu pháp luật của cán bộ và Nhân dân. Đồng thời, các cơ quan chức năng còn tăng cường đưa các tin, bài PBGDPL trên Đài Truyền thanh huyện và Trạm Truyền thanh các xã, thị trấn để cung cấp thông tin chính thống, kịp thời, linh hoạt và đa dạng. Tuy nhiên, qua hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND huyện về việc triển khai, thực hiện qui hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện, quản lý đất đai, 52 đất công đã chỉ ra: công tác tuyên truyền chưa được thường xuyên nhất là việc phân bổ chỉ tiêu chuyển mục đích sử dụng đất của huyện đối với xã, thị và việc công bố qui hoạch dân cư cặp đường giao thông chưa kịp thời để người dân chủ động thực hiện nên trong năm vẫn còn xử lý các trường hợp vi phạm sử dụng đất không đúng mục đích. Việc thực hiện các thủ tục biến động đất đai của hộ gia đình và cá nhân: Chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, chuyển mục đích sử dụng đất... đa số các xã, thị đều thiếu được thông tin trong việc cập nhật hồ sơ quản lý nên ảnh hưởng công tác thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm tại địa phương. 2.2.3. Tổ chức bộ máy và nhân sự quản lý nhà nƣớc về đất đai Bộ máy quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Cần Đước được tổ chức thống nhất theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Đất đai 2013. Trong đó, UBND huyện Cần Đước là cơ quan chịu trách nhiệm chung về tình hình QLNN về đất đai trên địa bàn huyện. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cần Đước là cơ quan tham mưu giúp việc cho UBND huyện trong

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_dat_dai_tai_uy_ban_nhan_dan_huy.pdf
Tài liệu liên quan