Luận văn Quản lý nhà nước về đất đai từ thực tiễn huyện Phú Vang, tỉnh thừa Thiên Huế

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN.ii

MỤC LỤC.iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ.vii

MỞ ĐẦU . 1

1. Lý do chọn đề tài. 1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn. 2

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn . 5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn . 5

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn . 5

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. 6

7. Kết cấu của luận văn . 7

Chương 1. 8

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ . 8

CỦA QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ ĐẤT ĐAI . 8

1.1. Khái niệm và vai trò quản lý nhà nước về đất đai . 8

1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai.8

1.1.2. Vai trò quản lý nhà nước về đất đai.10

1.1.3. Thẩm quyền quản lý nhà nước về đất đai .11

1.2. Nội dung và phương pháp quản lý nhà nước về đất đai . 17

1.2.1. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai.17

1.2.2. Các phương pháp quản lý nhà nước về đất đai .18

1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đất đai . 21

1.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương .21

1.3.2. Hệ thống luật pháp về đất đai .22

1.3.3. Bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực quản lý đất đai của địa phương .22

pdf107 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 469 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về đất đai từ thực tiễn huyện Phú Vang, tỉnh thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gian qua tại huyện Phú Vang vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập, chưa nhận được sự đánh giá cao cũng như đồng thuận từ người dân. Một số địa phương lập quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn mới chưa đồng bộ với quy hoạch sử dụng đất; việc bố trí quỹ đất phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị, khu dân cư chưa ph hợp nhu cầu thực tiễn, có địa phương do áp lực từ quá trình đô thị hóa nên đã phê duyệt dự án nhà ở vượt chỉ tiêu chương trình phát triển nhà ở theo Nghị quyết 132/2014/NQ-HĐND của HĐND huyện, đề xuất chuyển mục đích đất trồng lúa với diện tích lớn để phát triển nhà ở thương mại, ảnh hưởng chỉ tiêu sử dụng đất lúa tỉnh phân bổ (Phú Thượng, Phú Hải...), trong khi đó ít quan tâm đến các giải pháp sử dụng có hiệu quả chỉ tiêu sử dụng đất lúa được giao, thiếu kiên quyết trong xử lý các dự án được giao đất nhưng không triển khai thực hiện theo tiến độ đã cam kết. Trong quá trình thực hiện các dự án khu dân cư, khu đô thị chưa quan tâm bố trí quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội, tái định cư; suất đầu tư chưa đa dạng, diện tích lô đất chưa ph hợp với điều kiện của người dân, nhất là v ng nông thôn. Chưa quan tâm bố trí quỹ đất phát triển các làng nghề, tiểu thủ công nghiệp gắn với giải quyết việc làm, tạo sinh kế bền vững cho lao động bị 39 mất đất sản xuất. Một số nơi, do việc sử dụng đất cho mục đích sản xuất nông nghiệp không tạo ra giá trị lớn, nên tình trạng người dân bỏ đất hoang hóa, muốn được thu hồi đất trở nên phổ biến, tạo nên những hệ lụy khó lường. Việc quy hoạch, bố trí các dự án thương mai - dịch vụ còn bất cập; nhiều dự án sản xuất kinh doanh còn bố trí nằm ngoài các khu, cụm công nghiệp, bám ven đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, xen kẽ đất nông nghiệp, khu dân cư, những nơi có sẵn điều kiện hạ tầng, lợi thế thương mại, suất đầu tư thấp đã gây nên hệ lụy về môi trường, ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân và bất cập trong công tác quản lý về lâu dài. Một số dự án khu vực ven biển được thỏa thuận địa điểm trước thời điểm Luật Môi trường, biển và hải đảo năm 2015 có hiệu lực, chưa đảm bảo khoảng cách khu đất dự án với m p nước triều cường trung bình nhiều năm về phía đất liền (100 m), khoảng cách giữa các dự án liền kề, làm ảnh hưởng việc sử dụng bãi biển công cộng của người dân, khó khăn trong công tác cứu hộ, cứu nạn, phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai. Đáng lưu ý, một số dự án bố trí chồng lấn quy hoạch, xác định sai loại đất, phải điều chỉnh, bổ sung quy hoạch. Việc quy hoạch, bố trí quỹ đất công cộng một số nơi chưa hợp lý. Có tình trạng quy hoạch, bố trí đất an táng, khai thác quỹ đất cho mục đích an táng trong khu vực nội thị. Một số quy hoạch sử dụng đất đã công bố nhiều năm, nhưng không triển khai hoặc chỉ triển khai một phần diện tích ít quan tâm điều chỉnh quy hoạch làm ảnh hưởng đến quyền lợi người dân v ng dự án, phát sinh đơn thư khiếu nại, kiến nghị. Bên cạnh đó, việc công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa sâu rộng, tính minh bạch trong thực hiện quy hoạch tại một số địa phương không cao; có dự án điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500, chuyển đổi mục đích sử dụng đất công cộng, công viên cây canh, cây xanh cách ly sang đất thương mại, đất ở nhưng không kịp thời điều chỉnh phương án giá đất, nghĩa vụ tài 40 chính đối với phần diện tích gia tăng, gây thất thu ngân sách nhà nước và làm phá vỡ không gian kiến trúc cảnh quan đô thị; một số dự án xây dựng cơ sở kinh doanh trên đất công cộng của dự án đã được phê duyệt. Việc lập kế hoạch sử dụng đất hằng năm chưa tuân thủ đúng quy định về trình tự, thủ tục, thời gian. Nhiều địa phương chưa trình HĐND cấp huyện thông qua kế hoạch sử dụng đất hằng năm của huyện trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định điểm a Khoản 2 Điều 26 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. Một số nơi lúng túng trong việc triển khai, bố trí nguồn lực, cung cấp thông tin dự án, thiếu trách nhiệm trong việc thẩm định năng lực tài chính, năng lực thị trường của các chủ đầu tư; không quan tâm đến việc rà soát chặt chẽ giữa kế hoạch sử dụng đất của từng dự án với quy hoạch sử dụng đất theo phân khu chức năng, tính khớp nối đồng bộ hạ tầng của từng dự án với hạ tầng kỹ thuật chung; nhiều dự án đưa vào kế hoạch sử dụng đất mang tính cơ hội, phụ thuộc vào ý tưởng nhà đầu tư, không tuân thủ quy hoạch sử dụng đất, chưa đảm bảo thông tin về nguồn vốn đầu tư, chủ trương đầu tư theo quy định, dẫn đến danh mục dự án đề xuất đưa vào kế hoạch sử dụng đất hằng năm còn sai sót, thiếu tính khả thi. 2.2.3. Quản lý giao đất, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất  Về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất Để thực hiện công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Phú Vang, UBND huyện đã chỉ đạo phòng TNMT, UBND các xã căn cứ các nội dung quy định tại Luật đất đai 2013, các văn bản hướng dẫn thi hành và Công văn số 505/STNMT ngày 18/6/2014 của Sở TNMT để thực hiện giao đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng theo đúng quy định pháp luật. Đánh giá chung công tác thu hồi đất, giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn huyện luôn thực hiện theo đúng quy định, trình tự thủ tục, sử dụng 41 tiết kiệm, hiệu quả bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất trồng lúa. Theo kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp của từng năm như sau: Biểu đồ 2.3: Diện tích đất chuyển đổi mục đích sử dụng theo kế hoạch sử dụng đất của huyện Phú Vang từ năm 2015 đến năm 2018 (Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Phú Vang) Huyện Phú Vang đã chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra, rà soát tiến độ sử dụng đất của các dự án được nhà nước giao đất, cho thuê đất và các dự án thuộc đối tượng cho thuê đất nhưng không lập thủ tục thuê đất, ký hợp đồng thuê đất. Đồng thời, UBND huyện đang chỉ đạo các cơ quan, đơn vị rà soát việc sử dụng đất của các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn huyện để thực hiện việc giao, thuê đất đảm bảo đúng quy định. Số lượng hồ sơ cho ph p chuyển mục đích sử dụng đất từ 01 tháng 07 năm 2015 đến 31 tháng 12 năm 2018 có 160 hồ sơ với tổng diện tích là 714.704 m 2 (=71,4ha). Trong đó: 42 Biểu đồ 2.4: Kết quả chuyển mục đích sử dụng đất tại huyện Phú Vang từ năm 2015 đến năm 2018 (Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Phú Vang)  Đối với việc thực hiện các quy định về đấu giá quyền sử dụng đất được thực hiện theo khoản 1 điều 118 của Luật đất đai, như sau: Việc thực hiện tổ chức đấu giá: Giao Phòng TNMT huyện ký hợp đồng với Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản hoặc tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp để tiến hành đấu giá quyền sử dụng đất theo đúng quy định tại Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/03/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản và Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BTNMT-BTP ngày 04/4/2015 của Bộ TNMT và Bộ Tư pháp quy định việc tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất. Việc xác định mục đích sử dụng đất đấu giá; chế độ sử dụng đất đấu giá: Do Phòng TNMT tham mưu với UBND huyện dựa trên cơ sở kế hoạch sử dụng đất của UBND tỉnh phê duyệt cho huyện Phú Vang. 43 Việc thẩm định trước khi đấu giá về điều kiện của tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá quyền sử dụng đất: Chỉ thẩm định cá nhân tham gia đấu giá quyền sử dụng đất và phải đáp ứng các quy định tại điều 29 và không thuộc đối tượng quy định tại Điều 30 của Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/03/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản.  Đối với công tác thu hồi đất để phục vụ các dự án. Trong những năm qua, trên địa bàn huyện Phú Vang đã thực hiện hoàn thành công tác thu hồi đất, bàn giao mặt bằng cho nhiều dự án, trong đó có các dự án trọng điểm. Từ năm 2015 đến năm 2018, trên địa bàn huyện đã GPMB được trên 30ha đất cho khoảng 40 dự án, trong đó hoàn thành và bàn giao nhiều dự án trọng điểm, có ý nghĩa lớn về chính trị, kinh tế - xã hội của huyện, của tỉnh như: Hạ tầng v ng nuôi trồng thủy sản tập trung (26,28 ha); Xây dựng đường chợ Mai – Tân Mỹ (17,40 ha); Xây dựng đường Phú Mỹ - Thuận An (17,40 ha); Xây dựng đường Tây Phá Tam Giang (12ha); Xây dựng cụm công nghiệp Thuận An (14,5 ha); Khu công nghiệp Phú Đa (50 ha); Khu du lịch Mỹ An (60,4 ha) Tổng diện tích đất đã bồi thường, GPMB là: 59,3ha. Trong đó: - Đất ở: 1,05ha - Đất nông nghiệp: 29,9ha - Đất phi nông nghiệp: 28,3 ha Tóm lại, trong hoạt động QLNN về đất đai tại huyện Phú Vang cho thấy, việc áp dụng thực hiện quy định về thu hồi đất, điều kiện để được giao đất, cho thuê đất, cho ph p chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 còn lúng túng. Còn nhiều trường hợp giao đất, cho thuê đất, cho ph p chuyển mục đích sử dụng đất không ph hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm được duyệt; việc chuyển sang thuê đất đối với các tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính vẫn chưa được các địa phương triển 44 khai thực hiện. Việc giao đất, cho thuê đất tại các khu, cụm công nghiệp ở nhiều địa phương vẫn chưa thực hiện theo quy định (UBND tỉnh không giao đất, cho thuê đất cho nhà đầu tư xây dựng hạ tầng để cho thuê, cho thuê lại đất mà vẫn trực tiếp cho thuê đất đối với từng tổ chức sử dụng đất sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp); nhiều khu, cụm công nghiệp thực hiện giao đất sản xuất khi chưa xây dựng xong các công trình hạ tầng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về môi trường. Do vậy, chỉ có 62% người dân đánh giá công tác chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thu hồi hay đấu giá cho thuê đất là minh bạch, vẫn còn 38% người dân cho rằng công tác này tại huyện Phú Vang chưa được minh bạch. Thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn huyện Phú Vang còn một số khâu chưa thực hiện đúng quy định như: Thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất đối với cả các tổ chức đang sử dụng đất; không có biên bản bàn giao đất thực địa hoặc biên bản bàn giao đất thực địa lập trước khi ký quyết định cho thuê đất hoặc trước khi ký hợp đồng thuê đất; giao đất, cho thuê đất xong đã lâu nhưng chưa cấp giấy chứng nhận, chưa đăng ký vào sổ địa chính; trường hợp cho thuê đất đối với tổ chức mua bán tài sản gắn liền với đất thuê trả tiền hàng năm không có văn bản thẩm định về điều kiện mua bán tài sản theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 189 Luật Đất đai năm 2013; thể hiện loại đất giao, cho thuê chưa đúng quy định; thời hạn sử dụng đất tính hồi tố từ trước ngày ký quyết định giao đất; nhiều trường hợp cho ph p chuyển mục đích sử dụng một phần thửa đất nông nghiệp nhưng trong quyết định và sơ đồ thửa đất không xác định cụ thể vị trí, ranh giới diện tích đất chuyển mục đích thành thửa đất riêng; có trường hợp khu đất cho thuê nằm trên địa bàn 2 xã đã lập thành 2 hồ sơ cho thuê đất đối với từng phần diện tích thuộc mỗi xã, thị trấn. Vì vậy, khi tiến hành phát phiếu lấy ý kiến của người dân về trình tự thu hồi đất tại huyện Phú Vang, chỉ có 45 43% người dân đánh giá là đúng trình tự, còn lại là người dân đánh giá không thực hiện đúng trình tự. Đấu giá quyền sử dụng đất từ lâu được biết đến là cách thức hiệu quả trong việc huy động nguồn lực kinh tế cho phát triển tại địa phương. Tuy nhiên vi phạm pháp luật trong hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất còn phổ biến. Cụ thể, việc thực hiện đấu giá đất tại huyện Phú Vang còn một số công việc chưa thực hiện đúng quy định như: Chưa lập phương án đấu giá để trình UBND cấp thẩm quyền phê duyệt; việc lập hồ sơ đấu giá đất vẫn do cơ quan tài chính thực hiện mà chưa chuyển giao sang cơ quan TNMT thực hiện theo quy định; đấu giá đất khi chưa GPMB. Thủ tục thực hiện còn một số trường hợp không đúng quy định tại Khoản 5 Điều 68 của Nghị định số 43/2014/NĐ- CP như hồ sơ đấu giá đất vẫn phải gửi Sở Tài chính thẩm định trước khi trình UBND cấp tỉnh phê duyệt; người trúng đấu giá vẫn phải ký hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với UBND cấp huyện hoặc tổ chức phát triển quỹ đất; ban hành quyết định công nhận kết quả đấu giá sau khi người trúng đấu giá thực hiện xong nghĩa vụ tài chính; vẫn phải có tờ khai nộp tiền sử dụng đất và vẫn phải lập phiếu chuyển thông tin địa chính cho cơ quan thuế để xác định và thông báo nộp tiền; thủ tục cấp Giấy chứng nhận thực hiện còn phức tạp như cấp lần đầu cho người đang sử dụng Trên thực tế, d quy định pháp luật khá rõ ràng nhưng việc thu hồi đất, bồi thường, GPMB tại huyện Phú Vang vẫn còn chậm, nhất là các dự án thực hiện thu hồi đất, bồi thường trong giai đoạn thay đổi cơ chế chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; còn một số dự án lớn thực hiện k o dài đã nhiều năm chưa hoàn thành, vừa ảnh hưởng đến tiến độ của dự án đầu tư, ảnh hưởng đến đời sống của người dân, vừa tác động không tốt đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Do đó, chỉ có 30% người dân được khảo sát đánh giá các 46 chính sách đền b đã ph hợp, còn lại có tới 70% người dân cho rằng các chính sách ấy chưa ph hợp. Nguyên nhân chủ yếu do một số quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, nhất là quy định xử lý giai đoạn chuyển tiếp của Luật Đất đai còn chưa đầy đủ; việc chuẩn bị phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chưa được các cấp chính quyền quan tâm đúng mức, nhất là phương án giải quyết tạo việc làm mới, chuyển đổi nghề cho người có đất nông nghiệp bị thu hồi. Một số địa phương chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành; chưa làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, giải thích cho nhân dân hiểu rõ quy định của pháp luật hoặc n tránh, thiếu cương quyết, không giải quyết dứt điểm, làm cho việc GPMB bị k o dài nhiều năm; Năng lực của một bộ phận đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thường, GPMB còn hạn chế và thiếu chuyên nghiệp. Việc thực hiện thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư vẫn còn một số trường hợp chưa thực hiện đúng quy định: Một số dự án chưa có quy hoạch, kế hoạch xây dựng các khu đất tái định cư hoặc chưa hoàn thành xây dựng khu tái định cư đã quyết định thu hồi đất; các quy định về thu hồi đất chưa được thực hiện thống nhất. 2.2.4. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 27/CT-UBND ngày 25/12/2013 của UBND tỉnh về tiếp tục tập trung đẩy mạnh công tác cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác với đất và hoàn thiện hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đồng bộ, thống nhất trên địa bàn tỉnh; Công văn của Sở TNMT về việc giải quyết hồ sơ cấp đổi giấy chứng nhận theo Dự án và Công văn về việc kê khai đăng ký và cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; huyện Phú Vang đã chủ động phối hợp với phòng TNMT, UBND các xã, thị trấn và các đơn vị tư vấn rà soát, kê khai, đăng ký, 47 cấp mới, cấp đổi GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Huyện Phú Vang, hay cụ thể hơn là Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện đã phân công cán bộ phụ trách địa bàn phối hợp với UBND các xã, thị trấn đôn đốc lập hồ sơ cấp GCNQSDĐ còn tồn đọng. Chỉ đạo các đơn vị tư vấn phối hợp chặt chẽ với UBND các xã, thị trấn đẩy nhanh tiến độ lập hồ sơ cấp GCNQSDĐ lần đầu cho các loại đất, chỉnh lý biến động trên bản đồ, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và kiểm kê đất đai. Thường xuyên kiểm tra cơ sở và làm việc với một số địa phương, đơn vị để đôn đốc đồng thời giải quyết một số vướng mắc trong công tác cấp mới, cấp đổi Giấy chứng nhận và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính. Cụ thể như sau: 2.2.4.1. Kết quả đăng ký đất đai Cho đến nay tất cả các xã, thị trấn, các cơ quan đơn vị, các chủ sử dụng đất đều đã tiến hành kê khai, đăng ký quyền sử dụng đất của mình; 20/20 xã, thị trấn đã lập hồ sơ địa chính theo quy định; bản đồ, sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, sổ theo dõi biến động đất đai của 20 xã, thị trấn đều có đầy đủ về số lượng; chất lượng hồ sơ địa chính tương đối tốt đảm bảo cho việc quản lý đất đai. Từ ngày 01/7/2014 thực hiện quy định tại Điều 95 Luật đất đai 2013, huyện Phú Vang đã triển khai việc Đăng ký đất đai (lần đầu) trên địa bàn huyện. Huyện đã đã tổ chức tuyên truyền quy định của Luật Đất đai về công tác đăng ký đất đai lần đầu; chỉ đạo UBND các xã tiến hành rà soát, thống kê tất cả các trường hợp phải thực hiện đăng ký đất đai trên địa bàn và thực hiện gửi thông báo đến từng hộ gia đình; Tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác này từ huyện đến các xã, các xóm trưởng để hiểu rõ quy định của pháp luật và thực hiện hướng dẫn nhân dân. 48 Song song với việc đăng ký đất đai lần đầu, việc đăng ký biến động cũng được huyện Phú Vang đặc biệt quan tâm, các thủ tục hành chính liên quan đến công tác này được thực hiện đầy đủ, rà soát thường xuyên; kết quả giải quyết thủ tục hành chính đạt cao, 100% thủ tục hành chính được giải quyết đúng quy định của pháp luật, tỷ lệ giải quyết đúng hạn hàng tháng, hàng năm đều đạt từ 98%-99%, đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân. 2.2.4.2. Kết quả lập và quản lý hồ sơ địa chính. Thực hiện Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 16/01/2012 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn tỉnh. Đến nay, công tác đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, kê khai, đăng ký và cấp mới, cấp đổi GCNQSD đất nông nghiệp và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn huyện Phú Vang đến nay đạt được kết quả như sau: Lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện (gồm một số nội dung như: Nội dung bản đồ địa chính, tổ chức chỉnh lý bản đồ địa chính, trích đo địa chính, thủ tục đăng ký đất đai, hồ sơ đăng ký đất đai, thời gian đăng ký đất đai...) được triển khai và thực hiện theo đúng quy định của Luật Đất đai năm 2013, Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ TNMT Quy định về bản đồ địa chính và Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ TNMT Quy định về hồ sơ địa chính và các văn bản pháp luật có liên quan. Hồ sơ địa chính được huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế lưu giữ tương đối đầy đủ. Bản đồ và sổ mục kê các thời kỳ (1960, 1978, 1986, 1994) được lưu giữ tại huyện và xã phục vụ công tác QLNN về đất đai và cấp GCNQSDĐ. Các loại sổ như: Sổ mục kê, sổ địa chính, sổ đăng ký biến động về đất đai... đã được lập và cập nhật thường xuyên. Toàn bộ Bản đồ địa chính của các xã, thị trấn đo vẽ năm 1994 được số hóa và biên tập năm 2010, cập nhật thường xuyên những biến động về ranh giới thửa, chủ sử dụng đất; Các 49 phần mềm ứng dụng trong việc luân chuyển, xử lý, chỉnh lý, lưu giữ hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất được sử dụng tiện ích, đem lại hiệu quả cao trong việc quản lý. Công tác khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa chính đã được UBND huyện và các xã, thị trấn triển khai một cách nghiêm túc, có hiệu quả, qua đó góp phần tạo điều kiện cho công tác QLNN về đất đai ngày càng tốt hơn. Đến nay, trên toàn huyện đã và đang triển khai công tác đo đạc bản đồ địa chính chính quy và xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai cho 20/20 xã, thị trấn và khu vực bãi bồi do huyện quản lý. Tuy nhiên, nhìn vào bảng số liệu ở trên, tác giả nhận thấy tỷ lệ các hồ sơ đăng ký, và xây dựng cơ sở dữ liệu không gian còn chưa cao, thậm chí như năm 2018 là không có sự thay đổi so với năm 2017. Qua triển khai thực tế cho thấy vẫn còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc như: Diện tích đo đạc nhiều nhưng diện tích được đưa vào cấp giấy chứng nhận cũng như số lượng thửa đất được cấp giấy chứng nhận trao đến người sử dụng đất còn chưa tương xứng với kế hoạch đầu tư; hầu hết các xã, thị trấn đang triển khai dự án trước đây đã từng đo đạc lập bản đồ và cấp GCNQSDĐ nhưng nay hoặc do bản đồ đã cũ, chất lượng không đảm bảo hoặc do biến động quá lớn (do công tác theo dõi biến động không được quan tâm đúng mức, thiếu kinh phí dẫn đến mức độ biến động lớn không kiểm soát nổi), phải đo mới lại hoặc chỉnh lý biến động đồng loạt. Việc đo đạc nhiều nhưng diện tích được đưa vào cấp giấy chứng nhận cũng như số lượng thửa đất được cấp giấy chứng nhận còn tồn đọng phần nhiều là các trường hợp khó thực hiện do không có giấy tờ hợp lệ, nguồn gốc sử dụng đất phức tạp hoặc đang có tranh chấp, vi phạm pháp luật đất đai, pháp luật xây dựng không thể giải quyết ngay trong thời gian ngắn. Văn phòng đăng ký đất đai tại huyện Phú Vang vẫn đang còn rất thiếu cán bộ chuyên môn so với yêu cầu nhiệm vụ, các điều kiện về cơ sở làm việc, 50 kho lưu trữ hồ sơ và phương tiện kỹ thuật cần thiết cho hoạt động chuyên môn còn nhiều khó khăn; kinh phí đầu tư thực hiện đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận, xây dựng hồ sơ địa chính của một số địa phương còn hạn chế, tiền thu từ đất hàng năm đều phải điều tiết phân chia theo hướng đảm bảo ưu tiên chi phí đầu tư (bao gồm các chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng hạ tầng theo phê duyệt, trích quỹ phát triển quỹ đất). 2.2.4.3. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Trong những năm qua, việc cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện Phú Vang đã được tập trung thực hiện nhằm đáp ứng nguyện vọng của người dân và phục vụ thiết thực công tác QLNN về đất đai; việc cấp GCNQSDĐ đã được thực hiện theo đúng trình tự, quy định. Huyện Phú Vang đã tập trung đầu tư nguồn lực về con người, trang thiết bị, cơ sở vật chất để đáp ứng nhiệm vụ này. Huyện đã thực hiện số hóa toàn bộ bản đồ địa chính, scan sổ mục kê cấp xã để lưu trữ dưới dạng số để hoàn thiện dữ liệu hồ sơ địa chính làm tài liệu phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận đạt độ chính xác và hiệu quả cao. UBND huyện Phú Vang trước đây đã xây dựng và triển khai các Kế hoạch để thực hiện Chỉ thị số 1474/CT-TTG ngày 14/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Từ ngày 01/07/2014, UBND huyện Phú Vang tiếp tục thực hiện các nội dung trên theo kế hoạch; đồng thời đã rà soát, đánh dấu trên bản đồ toàn bộ các thửa đất chưa cấp giấy chứng nhận, trên cơ sở đó huyện đã xây dựng kế hoạch và đã giao chỉ tiêu cấp. 51 Giấy chứng nhận cho các xã trên địa bàn huyện thực hiện. Trong thời gian từ ngày 01/01/2015 đến 31/12/2018, công tác cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện được cụ thể như sau: - Công nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân (cấp mới) là: 2.145 GCNQSDĐ. - Cấp đổi, cấp lại GCNQSDĐ cho các hộ gia đình, cá nhân là: 267 GCNQSDĐ. - Các trường hợp đấu giá, giao đất là: 1.885 GCNQSDĐ. Biểu đồ 2.5: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Phú Vang từ năm 2015 đến năm 2018 (Nguồn:Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Phú Vang) Với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đất đai được ban hành khá đầy đủ, Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành có nhiều quy định mới. Do đó công tác cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất đã đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng đất của nhân dân trên địa bàn huyện trong việc thực hiện quyền của người sử dụng đất, UBND huyện giải 52 quyết các thủ tục hành chính về việc cấp GCNQSDĐ cho các hộ gia đình, cá nhân cơ bản đảm bảo thời gian, chất lượng và hiệu quả theo đúng quy định của pháp luật; Việc ứng dụng phần mềm theo dõi và quản lý hồ sơ trong việc tiếp nhận và trả kết quả cho các hộ gia đình, cá nhân qua trung tâm một cửa liên thông của huyện đã tạo thuận lợi, dễ dàng cho người dân trong việc thực hiện các thủ tục hành chính. Bên cạnh một số kết quả đạt được, vẫn còn tồn tại một số hạn chế, vướng mắc như: - Nhận thức và ý thức chấp hành quy định về đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ của một số đối tượng sử dụng đất còn hạn chế, còn chậm trễ, chưa thực hiện kê khai đăng ký đất đai theo đúng quy định - Hồ sơ cấp GCNQSDĐ lần đầu khá phức tạp, trong khi cán bộ chuyên môn hướng dẫn đôi khi chưa đủ kinh nghiệm, nghiệp vụ nên xảy ra tình trạng hướng dẫn nhiều lần gây mất thời gian khi làm hồ sơ. - Tình trạng sử dụng lấn, chiếm, tranh chấp, đơn thư khiếu kiện liên quan đất đai tại một số địa phương vẫn còn tồn tại, do đó ảnh hưởng rất nhiều đến việc xem x t lập hồ sơ để cấp GCNQSDĐ theo quy định. Vì vậy, khi được phát phiểu khảo sát về thủ tục hành chính khi cấp GCNQSDĐ: Đa số người dân cho biết thủ tục hành chính về cấp GCNQSDĐ không thuận tiện, rườm rà, phức tạp. 53 Biểu đồ 2.6: Đánh giá của ngƣời dân về thủ tục hành chính khi thực hiện cấp GSNQSDĐ tại huyện Phú Vang (Nguồn: tác giả tổng hợp) Về thái độ phục vụ của cán bộ, công chức làm công tác tiếp nhận hồ sơ, cấp GCNQSD đất: Đa số người dân được phỏng vấn cho biết họ hài lòng với thái độ phục vụ của cán bộ làm công tác này. Số ý kiến đánh giá nhiệt tình là 40 ý kiến (chiếm 57,1%); số ý kiến đánh giá bình thường là 19 ý kiến (chiếm 27,1%); số ý kiến

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_dat_dai_tu_thuc_tien_huyen_phu.pdf
Tài liệu liên quan