Luận văn Quản lý nhà nước về di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

MỞ ĐẦU .1

CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ

DI TÍCH LỊCH SỬ .10

1.1. Di tích lịch sử và những khái niệm cơ bản .10

1.1.1. Khái niệm di tích .10

1.1.2. Khái niệm di tích lịch sử .12

1.1.3. Khái niệm Di sản văn hoá .13

1.1.4. Khái niệm quản lý nhà nước về di tích lịch sử.14

1.2. Nội dung quản lý nhà nước về di tích lịch sử .15

1.2.1. Theo quy định chung của pháp luật.15

1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước chính về di tích lịch sử từ thực tiễn của công

tác quản lý tại địa bàn tỉnh Quảng Trị .17

1.3. Sự cần thiết quản lý nhà nước về di tích lịch sử .18

1.3.1. Xuất phát từ vai trò quan trọng của di tích lịch sử đối với đời sống con

người và xã hội .18

1.3.2. Quản lý nhà nước về di tích lịch sử góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc

văn hóa dân tộc.19

1.3.3. Quản lý nhà nước về di tích lịch sử góp phần phát triển kinh tế.21

1.3.4. Quản lý nhà nước về di tích lịch sử góp phần phát triển xã hội.21

1.3.5. Quản lý nhà nước về di tích lịch sử góp phần ổn định môi trường.22

1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về di tích lịch sử của một số địa phương .23

1.4.1. Tại thành phố Huế .23

1.4.2. Tại tỉnh Ninh Bình.25

1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Trị trong công tác QLNN về DTLS.27

CHưƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ.30

2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị .30

pdf107 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5]. Cồn Tiên - Dốc Miếu với tuyến hàng rào điện tử Mc. Namara - hệ thống phòng thủ chiến lược có một không hai trên thế giới của Mỹ - ngụy được thiết lập ở phía Nam vĩ tuyến 17 nhằm ngăn chặn sự chi viện của “Bắc Việt” đối với “Việt Cộng” ở miền Nam. Nhưng không thể nào ngăn được khát vọng thống nhất đất nước, đánh đuổi kẻ thù ra khỏi miền Nam, giải phóng tổ quốc của hàng triệu người Việt Nam, trong đó quân và dân Quảng Trị giữ một vai trò quan trọng. Do vậy, từ khi bắt tay xây dựng cho đến ngày bị bão lữa của quân giải phóng cuốn phăng vào tháng 3/1972, tuyến hàng rào điện tử chưa một ngày yên ổn và liên tục bị đánh tơi tả, từng bước bị vô hiệu hóa bởi chính những con người mà vũ khí họ sử dụng không có gì khác hơn ngoài tinh thần chiến đấu gan góc và ý chí quyết tử vì độc lập cho dân tộc [35, tr. 15]. Ðường 9 - Khe Sanh, con đường chiến lược huyết mạch, hành lang Ðông Tây nối Quảng Trị/Việt Nam với nước bạn Lào được người Pháp khởi xướng xây dựng và được quân đội Mỹ nâng cấp hoàn chỉnh để phục vụ cho mục đích quân sự trong ý đồ xâm lược toàn bán đảo Ðông Dương đã trở thành con đường kinh hoàng đối với chính những người đã làm ra nó. Những địa danh trên đường 9 gắn với các cứ điểm, tập đoàn cứ điểm hỏa lực mạnh của Mỹ - ngụy như: Ðông Hà, Tân Lâm, Ðầu Mầu, Phu Lơ, Ðồi Tròn, Khe Sanh, Ðộng Tri, Tà Cơn, Làng Vây, Bản Ðông, Huội San... sau những cuộc đụng độ giữa 41 quân viễn chinh Mỹ và quân đội Sài Gòn với lực lượng quân giải phóng trong các năm 1968, 1971, 1972 đã trở thành nổi kinh ngạc bất ngờ của Nhà Trắng, thành nổi ám ảnh về sự tuyệt vọng của lính Mỹ và thành “Hội chứng Việt Nam” của nước Mỹ những năm sau chiến tranh [35, tr. 39]. Thành cổ Quảng Trị làm chấn động dư luận thế giới và lương tri loài người bởi cuộc chiến đấu giành giật sinh tử 81 ngày đêm của các chiến sĩ quân giải phóng chống lại cuộc phản kích tái chiếm thị xã Quảng Trị của một lực lượng lớn quân ngụy Sài Gòn từ ngày 28/6/1972 đến ngày 16/9/1972. Nơi đây, trên một diện tích chưa đầy 2 cây số vuông của một thị xã nhỏ nằm bên bờ sông Thạch Hãn đã phải hứng chịu một khối lượng bom đạn khổng lồ mà sức công phá của nó tương đương bằng 7 quả bom nguyên tử, loại mà Mỹ đã ném xuống Hi rô si ma (Nhật Bản) vào năm 1945 [43, tr. 45]. Nhìn lại kho tàng văn hóa truyền thống của tỉnh Quảng Trị thể hiện qua tiềm năng di tích, chúng ta sẽ nhận thấy đó là một tập hợp những giá trị vật thể đồ sộ, to lớn và vô cùng quý báu được sản sinh ra từ quá trình đấu tranh và xây dựng trong suốt chiều dài lịch sử. Ở đây, bên cạnh sự đa dạng về loại hình, sự gối đầu chuyển tiếp về mặt thời gian, mật độ phân bố rộng rãi và khá dày trên các địa bàn, cũng như có một quá trình liên tục về mặt lịch sử... thì vẫn có những điểm nhấn tạo nên đặc trưng riêng. Tiêu biểu nhất là sự vượt trội, đông đảo của hệ thống di tích chiến tranh cách mạng với nhiều di tích có tầm cỡ lớn không chỉ trên phương diện quốc gia mà còn ảnh hưởng lớn tới các nước trên thế giới. 2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Trị Di tích lịch sử cách mạng Quảng Trị đa dạng, phong phú về nội dung và tầm cở. Nhiều năm qua, ý thức được tầm quan trọng của loại hình di tích này, cơ quan chủ quản ngành Văn hoá cùng chính quyền địa phương các cấp và nhân dân tỉnh Quảng Trị đã có nhiều nỗ lực cố gắng trong công tác nghiên 42 cứu, điều tra, bảo vệ, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng. Tuy nhiên, do những những đặc thù riêng vốn có của loại hình di tích này nên công tác quản lý nhà nước nhằm phát huy giá trị di tích luôn tiềm ẩn nhiều vấn đề thách thức từ trong lý thuyết đến thực tiễn. Thực trạng từ công tác QLNN về di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Trị được thể hiện qua những nội dung sau đây: 2.3.1. Công tác ban hành văn bản chỉ đạo; tuyên truyền, phổ biến kiến thức về di tích, khuyến khích sự chung tay bảo vệ, gìn giữ di sản từ cộng đồng 2.3.1.1. Công tác ban hành văn bản chỉ đạo Xác định việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử trên địa bàn chính là bảo tồn và phát huy thế mạnh đặc thù của một tỉnh nghèo, bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự tàn phá của chiến tranh. Những năm qua, tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo các ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, bám sát hệ thống văn bản của Trung ương về quản lý DSVH, đặc biệt là Luật DSVH để triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản của Trung ương và của tỉnh. Trên cơ sở đó, kịp thời ban hành các văn bản nhằm tăng cường công tác quản lý các DTLS từ tỉnh đến các huyện, thị xã, thành phố như: Nghị quyết số: 17/2013/NQ-HĐND về đầu tư, bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp hệ thống di tích lịch sử, văn hóa tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2013-2020, Chương trình hành động số 83-CTHĐ/TU ngày 25/7/2017 của Tỉnh ủy Quảng Trị về "Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Kế hoạch số 4525/KH- UBND về triển khai thực hiện Nghị quyết số 17/2013/NQ-HĐND ngày 31/7/2013 của HĐND tỉnh về đầu tư, bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp hệ thống di tích lịch sử, văn hóa tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2013-2020, Kế hoạch số 1142/KH-UBND ngày 29/3/2018 của UBND tỉnh Quảng Trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. 43 2.3.1.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về di tích, khuyến khích sự chung tay bảo vệ, gìn giữ di sản từ cộng đồng Sự tham gia của cộng đồng là một quá trình hợp tác giữa những người dân trong cùng một cộng đồng và chính quyền để đạt được những mục tiêu chung, tham gia trong việc ra quyết định và đạt được những kết quả lần lượt đáp ứng những nỗ lực tập thể. Trong công tác quy hoạch, bảo tồn các di tích, sự tham gia của cộng đồng thực chất là quá trình tham gia, đóng góp chung của cộng đồng vào việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị của các di tích trên địa bàn, bao gồm cả các giá trị vật thể (công trình kiến trúc, cảnh quan truyền thống) và phi vật thể (giá trị lịch sử, văn hóa, xã hội). Về vai trò của cộng đồng, UNESCO đã khẳng định rõ ràng: "Không có văn hóa nếu không có người dân và cộng đồng". Tuy nhiên, có một thực tế là hiện đang tồn tại một lỗ hổng lớn trong việc giáo dục, tuyên truyền kiến thức về di sản cho cộng đồng. Là chủ thể của di sản nhưng phần lớn người dân lại chưa hiểu biết thấu đáo về "tài sản" của mình. Từ đó nảy sinh hành vi xâm hại, thậm chí phá hỏng di sản. Hơn nữa, dù là chủ thể của di sản, nhưng vai trò của người dân lại chưa được phát huy đúng mức. Vì vậy, tình trạng thờ ơ trước hành vi lấn chiếm đất di tích, phá bỏ di tích của một bộ phận cộng đồng vì di tích không đem lại lợi ích về kinh tế. Nhiều người dân còn lúng túng không biết vai trò của mình đến đâu và cần phải làm gì để bảo vệ tài sản của cha ông để lại. Thực trạng tại địa bàn tỉnh Quảng Trị, sự tham gia của cộng đồng trong việc chung tay cùng tu bổ, sửa chữa, chống xuống cấp các di tích lịch sử tiêu biểu đang ở trong tình trạng xuống cấp. Về nguồn lực, chúng ta chưa lôi kéo nhân dân chủ động tham gia trực tiếp vào việc quản lý, sử dụng và phát huy di tích. Tại các làng xã, nhiều đình chùa, đền miếu được tu tạo bằng vốn đóng góp của nhân dân, các tổ chức xã hội, tuy nhiên, việc tu bổ di tích hiện nay mới chỉ tập trung vào di tích nổi tiếng, hoặc là di tích gắn với dòng họ; chất 44 lượng tu bổ di tích, nhất là những hạng mục được thi công bằng nguồn vốn do nhân dân đóng góp còn chưa đạt yêu cầu về chuyên môn. Các di tích lịch sử hoặc những di tích đã xếp hạng lại trông chờ vào ngân sách nhà nước. Việc vận động các tổ chức, cá nhân có năng lực tham gia đầu tư tôn tạo di tích chưa được tổ chức thành một phong trào rộng lớn trong toàn dân. Khi nhân dân còn chưa nhập cuộc thì sự nghiệp bảo tồn di tích khó có thể đạt được những thành quả cao và phát triển theo xu thế bền vững. Vai trò của cộng đồng còn được thể hiện trong việc khơi dậy tiềm năng các di tích để phát triển kinh tế - xã hội: Các doanh nghiệp du lịch, khách sạn, trung tâm lữ hành ở Quảng Trị và nhiều tỉnh, thành phố tích cực đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện triển khai chương trình du lịch “Hoài niệm về chiến trường xưa và đồng đội”Tại các điểm tham quan, nhất là các di tích quan trọng như địa đạo Vịnh Mốc, bảo tàng Tà Cơn, nghĩa trang quốc gia Trường Sơn, nghĩa trang quốc gia Đường 9, Thành cổ Quảng Trị... các đơn vị tại chỗ đã có nhiều cố gắng tổ chức các dịch vụ phục vụ khách. Người dân tham gia vào các dịch vụ bán hàng lưu niệm, hương hoa tại các di tích, nghĩa trang nề nếp, văn minh. Những việc làm đó có ý nghĩa tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về hình ảnh đất nước con người Quảng Trị và quảng bá giá trị to lớn của hệ thống di tích lịch sử và chương trình du lịch hoài niệm hết sức sinh động. Tuy nhiên, trách nhiệm của cơ quan QLNN trong việc tuyên truyền là chưa chuyển tải đến từng người dân ý nghĩa, tầm quan trọng của hệ thống di tích; chưa khuyến khích, vận động được một bộ phận cộng đồng tham gia vào việc bảo vệ, gìn giữ và phát huy những giá trị di tích để lại. 45 2.3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý nhà nước về di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 2.3.2 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Hình 2.2. Sơ đồ bộ máy quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Trị - Ủy ban nhân dân các cấp: UBND tỉnh Quảng Trị là cơ quan có thẩm quyền cao nhất về trong việc quản lý nhà nước tại địa theo phân cấp của Chính phủ. UBND cấp huyện, cấp xã chịu trách nhiệm quản lý, xây dựng và tổ chức thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trong địa bàn quản lý. Bộ VHTT&DL (Thông qua Luật Di sản Văn hóa) Tổ chức UNESCO (Thông qua Công ước Quốc tế) Các Bộ liên quan UBND tỉnh Quảng Trị Sở VH, TT&DL (giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về DTLS trên địa bàn toàn tỉnh) Trung tâm QL Di tích và Bảo tàng tỉnh (đơn vị sự nghiệp, giúp Sở lập hồ sơ di tích, tu bổ, bảo tồn, tôn tạo và có một phần khai thác DTLS Phòng VHTT cấp huyện, TP (tham mưu UBND cấp huyện quản lý nhà nước về DTLS ) Cấp xã (quản lý nhà nước về DTLS tại địa bàn) Các di tích lịch sử UBND cấp huyện (quản lý nhà nước về DTLS cấp huyện 46 - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Là cơ quan chuyên môn, tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN trên địa bàn tỉnh về di sản văn hóa với đơn vị trực thuộc là Ban Quản lý di tích tỉnh (nay là Trung tâm Quản lý di tích và Bảo tàng tỉnh) là đơn vị chuyên môn của Sở. Một số di tích Quốc gia, Quốc gia đặc biệt có thành lập BQL di tích để trực tiếp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích đó (Di tích đôi bờ Hiền Lương, hệ thống làng hầm địa đạo Vịnh Mốc, Thành cổ Quảng Trị...). - Về cơ chế phối hợp của cơ quan quản lý các cấp: Việc quản lý di tích được tổ chức theo cấp hành chính, theo chiều dọc từ tỉnh xuống đến các cấp huyện, xã, phường. Từ sơ đồ tổ chức bộ cho thấy số lượng làm công tác quản lý còn mỏng. Thực tế từ việc thực hiện theo chức năng nhiệm vụ còn bộc lộ nhiều hạn chế giữa các cấp. Tình trạng cấp này chờ cấp kia, một số kế chỉ triển khai ở mức văn bản hành chính chưa thực sự đi vào thực chất của vấn đề (chưa có quy chế cụ thể), nhất là chưa triển khai đến tận các xã, phường. Phân cấp phải đi kèm với cơ chế quy định rõ những vấn đề liên quan và trách nhiệm của từng cấp trong các vấn đề: bảo vệ, sử dụng đất đai và tiềm năng di tích; cơ chế đầu tư tôn tạo; quản lý, khai thác và phát huy tác dụng di tích... Từ đó, trách nhiệm bảo vệ, sử dụng và khai thác cụ thể của các cấp chưa được phân định rạch ròi, sự xâm hại di tích ngày càng có nguy cơ cao hơn; nhất là vấn đề vi phạm đất đai. Ðiều đáng quan tâm là ở một số địa phương, nhân dân đùn đẩy cho chính quyền, trong khi nhận thức và sự quan tâm của lãnh đạo chính quyền các cấp lại không được thấu đáo. Chính vì vậy, một số nơi đã cấp chồng dự án đầu tư, cho thuê mặt bằng kinh doanh, cho dân xây nhà lên di tích, đến khi vỡ lẽ ra thì phải tiến hành giải toả và mất nhiều công sức, thời gian và tiền bạc để xử lý nhưng vẫn không dứt điểm. 47 2.3.2.2. Nguồn nhân lực quản lý nhà nước về di tích lịch sử Mục tiêu hướng tới của việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử là xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý đảm bảo theo vị trí việc làm, có chuyên môn, một đội ngũ thợ lành nghề được trang bị và nắm vững những quy định của Luật Di sản văn hóa và những văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, cũng như những quy định của Công ước và Hiến chương quốc tế về Di sản Thế giới; được trang bị các phương pháp khoa học về bảo tồn truyền thống và hiện đại; có năng lực phối hợp và liên kết với các chuyên gia trên nhiều lĩnh vực khác nhau, cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội nhân văn để quản lý và triển khai trên thực tế các hoạt động quy hoạch, thiết kế, bảo quản, tu bổ, tôn tạo, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. Nhận thức được điều đó, công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn làm công tác văn hóa - xã hội được quan tâm. Hàng năm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức các lớp tập huấn để hướng dẫn tổ chức thực hiện Luật DSVH và các văn bản hướng dẫn cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ công chức văn hóa từ cấp tỉnh đến cấp xã, phường, thị trấn. Đặc biệt đã quan tâm mở các lớp nâng cao năng lực quản lý, bồi dưỡng, tổ chức tham quan học tập, rút kinh nghiệm về việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích nhằm trang bị tốt hơn về kiến thức quản lý cho cán bộ, công chức, viên chức. Đồng thời, phối hợp với các ban, ngành chuyên môn, các tổ chức, chuyên gia nước ngoài để tổ chức đào tạo tại chỗ về lĩnh vực bảo tồn di sản để nâng cao năng lực cán bộ và phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa; hoàn thiện các quy chế tổ chức hoạt động để đề xuất với tỉnh quan tâm, đầu tư nguồn ngân sách, tăng kinh phí phát triển sự nghiệp văn hóa. Đặc biệt là cải thiện chế độ, chính sách đãi ngộ cán bộ, công nhân viên chức có thành tích cao trong công tác góp phần nâng cao hiệu quả về quản lý di tích. 48 Tuy nhiên, thực trạng hiện nay đó là: nguồn nhân lực tham gia hoạt động quản lý, bảo tồn di còn chưa giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ; các lĩnh vực cần được đào tạo cơ bản như: kiến trúc, xây dựng, sử học, văn hóa học, mỹ thuật, nhân học, khảo cổ học... còn hạn chế; nghệ nhân, thợ lành nghề còn khan hiếm trong hoạt động tu bổ, phục dựng di tích. Cán bộ làm việc trong các Ban quản lý di tích, hướng dẫn viên du lịch còn thiếu kỹ năng Đối với các khu di tích hiện có dân cư sinh sống, thì cộng đồng dân cư còn thiếu những kiến thức cơ bản về bảo vệ, gìn giữ di tích, thiếu kinh nghiệm thực tiễn tham gia vào cùng chung tay với cơ quan QLNN phát triển kinh tế từ di tích. Việc cơ cấu tổ chức bộ máy, đào tạo nguồn nhân lực quản lý nhà nước về di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Trị là việc làm cần thiết; việc huy động được đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư, nghệ nhân, công nhân lành nghề... phục vụ tu bổ di tích là vấn đề hết sức cấp thiết hiện nay tại tỉnh Quảng Trị. 2.3.3. Công tác kiểm kê, lập hồ sơ khoa học cho các di tích Hoạt động này được thực hiện tập trung trong những năm thập niên cuối của thế kỷ XX và được liên tục thực hiện trong nhiều năm qua. Bằng nguồn lực tại chỗ cùng với sự hỗ trợ, giúp đỡ của các nhà nghiên cứu, các cơ quan nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, nhiều đợt nghiên cứu, thăm dò, điều tra, khảo sát, phát hiện về các vấn đề khảo cổ, lịch sử và văn hoá đã được tiến hành tại nhiều nơi trên địa bàn Quảng Trị. Kết quả các đợt nghiên cứu này không chỉ khám phá ra được nhiều điều mới mẻ, lý thú về lịch sử, tạo tiền đề để ra đời các công trình nghiên cứu, các ấn phẩm xuất bản có giá trị khoa học và thực tiễn cao về vùng đất Quảng Trị. Theo số liệu từ Trung tâm Bảo tồn di tích và danh thắng tỉnh Quảng Trị, cho đến tháng 9/2018, trên toàn địa bàn tỉnh Quảng Trị có 533 di tích được công nhận (hay còn gọi là xếp hạng); trong đó, có 453 di tích được công nhận cấp tỉnh, 35 di tích được công nhận cấp Quốc gia, 45 di tích được công nhận di 49 tích Quốc gia đặc biệt. Trong số 533 di tích toàn tỉnh, có 465 di tích thuộc loại hình lịch sử (chiếm 87%); 45 di tích thuộc loại hình kiến trúc nghệ thuật; 23 di tích thuộc loại hình khảo cổ, danh lam thắng cảnh (gọi tắt là danh thắng). Từ năm 2012 đến 2017, số di tích được nghiên cứu, kiểm kê, lập hồ sơ công nhận là 155 di tích; trong đó có 45 di tích cấp Quốc gia đặc biệt, 15 di tích cấp quốc gia, 95 di tích cấp tỉnh. Trong số 155 di tích được công nhận, có 140 di tích thuộc lịch sử (chiếm hơn 90%). Công tác nghiên cứu lập hồ sơ khoa học để công nhận và bảo vệ di tích đã được Trung tâm Quản lý di tích và Bảo tàng tỉnh thực hiện nhưng chất lượng và hiệu quả chưa cao. Từ năm 1996, theo Quyết định số 707/QĐ-UB ngày 12-7-1996 của UBND tỉnh Quảng Trị thì đến năm 2010, số di tích dự kiến lập hồ sơ công nhận Quốc gia là 42 di tích. Nhưng từ đó đến nay, di tích được công nhận Quốc gia, Quốc gia đặc biệt là 80 di tích, cấp tỉnh là 453 di tích. Điều này cho thấy các ngành chức năng chưa tập trung chú trọng đến công tác nghiên cứu khoa học về di tích. Ðồng thời, khi nghiên cứu, sử dụng, phát huy giá trị di tích, chúng ta cũng còn rất phiến diện, chỉ tập trung sự quan tâm đến những giá trị văn hoá vật thể của di tích mà ít (hoặc không) chú ý đến những giá trị văn hoá phi vật thể; trong khi giá trị vật thể mới chỉ là phần xác còn chính các giá trị phi vật thể mới là phần hồn. Vì thế, một mặt, nhiều di tích có giá trị vẫn nằm ngoài danh mục quản lý; có di tích đã đưa vào danh mục dự kiến xây dựng hồ sơ khoa học, pháp lý đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận quốc gia từ hàng chục năm nay nhưng vẫn chưa được triển khai thực hiện. Mặt khác, di tích đã được công nhận phải có đầy đủ các thành phần hồ sơ khoa học và pháp lý theo quy định. Hồ sơ này phải được lưu trữ một cách cẩn trọng vì liên quan đến nhiều vấn đề. Vậy nhưng, một thực tế bất cập đang tồn tại ở Quảng Trị là đến nay, ngoại trừ các di tích Quốc gia được công nhận 50 từ sau năm 1990 và các di tích công nhận cấp tỉnh từ sau 1995 thì tương đối đầy đủ, đảm bảo tính khoa học, còn phần lớn các di tích khác đều hoặc không có hồ sơ hoặc hồ sơ đã bị thất lạc (chủ yếu là do ý thức bảo quản). Các di tích công nhận Quốc gia trước năm 1990 một phần do cách làm chưa đảm bảo nguyên tắc và khoa học nên có nhiều thiếu sót, nhưng dù thế thì hiện tại, cơ quan chức năng cũng không lưu trữ được một cách đầy đủ các thành phần ít ỏi của hồ sơ các di tích này. Đó là chưa kể đến 301 di tích công nhận cấp tỉnh và 42 di tích dự kiến đề nghị Bộ VHTT công nhận cấp Quốc gia từ 1996 - 2010 theo Quyết định số 707/QĐ-UB của UBND tỉnh ngày 12-7-1996 mà hồ sơ khoa học và pháp lý chỉ có duy nhất tờ quyết định của UBND tỉnh. Hơn 20 năm sau khi quyết định công nhận, hồ sơ khoa học của một hệ thống di tích này về cơ bản là lý lịch vắn tắt được in trong tập sách “Di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị” (xuất bản năm 1995, tái bản năm 2005), còn hồ sơ pháp lý về đất đai, về các vấn đề liên quan đến di tích chỉ hoàn thành 15% tổng số di tích (88/553). Quản lý di tích phải dựa vào hồ sơ khoa học và pháp lý, khi tính khoa học và pháp lý bị coi nhẹ thì việc giữ gìn di tích chắc chắn sẽ rất khó khăn, việc quy hoạch, đầu tư, tôn tạo, sử dụng và phát huy di tích sẽ gặp nhiều vướng mắc. Đó chính là nguyên nhân để xảy ra tình trạng di tích luôn bị xâm hại, biến dạng, bị xoá dấu vết và vì sao di tích không được cộng đồng, người dân bảo vệ. Đây cũng là vấn đề lớn đang được đặt ra trong công tác quản lý di tích cần được giải quyết một cách nhanh chóng và thấu đáo. 51 Bảng 2.4. Tổng hợp số lượng di tích đã hoàn thiện hồ sơ khoa học, hồ sơ pháp lý Nội dung Số lƣợng di tích đã hoàn thành Số lƣợng di tích chƣa hoàn thành Hồ sơ khoa học và hồ sơ pháp lý 88 445 Hồ sơ pháp lý 07 438 Hồ sơ khoa học 04 441 (Nguồn: Trung tâm quản lý Di tích và Bảo tàng tỉnh Quảng Trị) 2.3.4. Quản lý đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Bảo vệ di tích, phát huy giá trị của di tích phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đấu tranh chống vi phạm đã trở thành nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân. Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị đã thể hiện những nỗ lực to lớn để tu bổ, bảo vệ, gìn giữ di tích. Xác định công tác bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng là việc làm thường xuyên, liên tục và cũng là nhiệm vụ hàng đầu. Công tác tổ chức nghiên cứu khoa học, những biện pháp để khắc phục khó khăn, phát huy hiệu quả các dự án tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp các di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh được quan tâm thực hiện. Về công tác bảo tồn, đã huy động các nguồn lực xã hội hóa di tích, kêu gọi các tổ chức, cá nhân, các đơn vị từng chiến đấu trên địa bàn Quảng Trị ủng hộ tôn tạo di tích. Lập hồ sơ công nhận nhiều di tích cấp tỉnh và cấp quốc gia; nghiên cứu và hoàn thành hồ sơ khoa học, pháp lý. Hoạt động tôn tạo di tích ngày càng giữ một vị thế chủ đạo. Từ những năm cuối thế kỷ XX, tỉnh Quảng Trị đã thực hiện dự án về “Quy hoạch, đầu tư, tôn tạo hệ thống di tích lịch sử văn hóa Quảng Trị (1996 - 2010)” của Chính phủ và các dự án đầu tư tôn tạo di tích bằng các nguồn vốn của Bộ Văn hóa thông tin, của tỉnh Quảng Trị và nhiều nguồn khác, hoạt 52 động tôn tạo di tích đã chuyển sang một bước ngoặt mới, làm cho bộ mặt di tích thực sự khởi sắc. Ðến nay, các di tích như: Thành cổ Quảng Trị, Ðịa đạo Vịnh Mốc, Ðôi bờ Hiền Lương, Sân bay Tà Cơn, Nhà tù Lao Bảo... đã hoàn thành, đưa vào sử dụng, khai thác và dần dần khẳng định được vị trí của mình trong hệ thống di tích quốc gia đặc biệt, trở thành các điểm tham quan du lịch kỳ thú và hấp dẫn của Quảng Trị. Bảng 2.5. Tổng hợp số lượng di tích được tu bổ theo từng địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (Từ năm 2016 đến năm 2018) STT Tên đơn vị Tổng số di tích Trong đó Loại hình DTLS Loại hình khác 1 Thành phố Đông Hà 07 07 0 2 Huyện Gio Linh 05 04 01 3 Huyện Vĩnh Linh 06 05 01 4 Huyện Triệu Phong 03 03 0 5 Huyện Hải Lăng 04 04 0 6 Thị xã Quảng Trị 03 03 0 7 Huyện Cam Lộ 03 03 0 8 Huyện Đakrong 02 02 0 9 Huyện Hướng Hóa 02 02 0 Tổng cộng 35 33 02 (Nguồn: Trung tâm Quản lý di tích và Bảo tàng tỉnh Quảng Trị) Hoạt động xã hội hóa bảo tồn, tôn tạo di tích đã được chú trọng và mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Với ý thức trách nhiệm đối với lịch sử, nêu cao tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, tri ân đồng đội... nhiều tổ chức, cá nhân đã có những đóng góp tích cực trong hoạt động đầu tư tôn tạo di tích. Các đơn vị 53 như: Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam, Ban liên lạc Trung đoàn 27, các đơn vị thuộc binh chủng Tăng - Thiết giáp, Đoàn 126A Hải quân và nhiều đơn vị từng tham chiến trên chiến trường Quảng Trị đã tích cực đầu tư nhiều khoản kinh phí để xây dựng các hạng mục bia đài ghi dấu chiến công, tượng đài, khu hành lễ, đền thờ liệt sỹ với nguồn kinh phí lên đến hàng trăm tỷ đồng. Nhiều di tích gắn liền với lịch sử các địa phương đã được các tổ chức đoàn thể, cán bộ và nhân dân đã hưởng ứng đóng góp tiền của để xây dựng, tạo thêm được nhiều điểm văn hóa nhằm tôn vinh và giáo dục truyền thống cho các thế hệ con cháu mai sau. Theo số liệu từ Trung tâm Bảo tồn Di tích và Danh thắng Quảng Trị (nay là Trung tâm Quản lý di tích và Bảo tàng tỉnh) thì từ năm 2010 đến năm 2018, nguồn vốn đầu tư cho các dự án tôn tạo di tích mà chủ yếu là loại hình di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Trị từ chương trình quốc gia là 492,8 tỷ đồng. Trong đó, vốn thuộc các dự án đã thực hiện là: 143,6 tỷ; vốn các dự án đã phê duyệt chuẩn bị đầu tư là 218,2 tỷ; vốn dự án chuẩn bị phê duyệt: 131 tỷ. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương là 3,460 tỷ. Nguồn vốn huy động từ các cơ quan, doanh nghiệp:143 tỷ. Hàng năm các địa phương đã giành nguồn hỗ trợ để cùng nhân dân, các tổ chức đoàn thể tôn tạo, tu bổ các di tích như nơi thành lập Chi bộ, nơi ghi dấu chiến thắng... ở mức bình quân 10 tỷ/8 năm. Trong số các công trình đầu tư tôn tạo bằng sự huy động nguồn lực xã hội hóa có quy mô lớn đáng kể như: Tháp chuông Thành Cổ và Bến thả hoa bờ Nam do Ngân hàng Công thương Việt Nam tài trợ (40 tỷ); Tháp chuông bờ Bắc do Ngân hàng Phát triển Việt Nam (20 tỷ); Tượng đài chiến thắng bờ Bắc do các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong cả nước đóng góp (59 tỷ vốn); Đền tưởng niệm liệt sỹ Trường Sơn Bến Tắt do Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam (10 tỷ); Đài chiến thắng bờ Bắc Cảng quân sự 54 Cửa Việt do Đoàn 126A Hải quân (1,6 tỷ); Chiến thắng Làn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_di_tich_lich_su_tren_dia_ban_ti.pdf
Tài liệu liên quan