MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT CỦA
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH BIỂN. 8
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý nhà nước về du lịch biển. 8
1.2. Chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp quản lý nhà nước về du
lịch biển. 14
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về du lịch biển . 22
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH
BIỂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ. 30
2.1. Những yếu tố đặc thù của tỉnh Quảng Trị ảnh hưởng đến quản lý nhà
nước về du lịch biển . 30
2.2. Thực tiễn quản lý nhà nước về du lịch biển trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 33
2.3. Đánh giá chung về hoạt động quản lý nhà nước về du lịch biển trên địa
bàn tỉnh Quảng Trị . 43
CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH BIỂN TỪ THỰC TIỄN TỈNH
QUẢNG TRỊ. 52
3.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch biển từ thực
tiễn tỉnh Quảng Trị. 52
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch biển từ thực
tiễn tỉnh Quảng trị . 55
KẾT LUẬN . 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
77 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 395 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về du lịch biển từ thực tiễn tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành Du lịch đến năm 2020
(theo ngành đào tạo)
Chỉ tiêu Số lượng (Người) Tỉ lệ (%)
1. Trình độ trên đại học 6.100 0,70
2. Trình độ đại học, cao đẳng 130.500 15,00
3. Trình độ trung cấp 113.110 13,00
4. Trình độ sơ cấp 194.000 22,30
5. Trình độ dưới sơ cấp (qua đào tạo tại
chỗ, truyền nghề hoặc huấn luyện ngắn hạn)
426.300 49,00
Tổng 870.000 100,00
Nguồn: Viện Nghiên cứu phát triển du lịch
Theo Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch), mỗi năm toàn
ngành cần thêm gần 40.000 lao động về trình độ ngoại ngữ của nguồn nhân
lực ngành Du lịch cho thấy, ngoại ngữ tiếng Anh hiện chiếm khoảng 42%
nhân lực toàn ngành, tiếng Trung, tiếng Pháp và các tiếng khác với tỷ lệ tương
ứng là 5%, 4% và 9% nhân lực. Như vậy, nhu cầu về số lượng và chất lượng
nguồn nhân lực cho ngành Du lịch là rất lớn, trong đó đáng chú ý là nhu cầu
nhân lực có trình độ cao ngày một gia tăng.
Quy mô đào tạo mới tăng mạnh, chất lượng cơ bản đảm bảo, dần gắn với
nhu cầu xã hội. Cơ cấu ngành, nghề đào tạo từng bước chuyển dịch theo
hướng tích cực. Nhiều ngành, nghề đào tạo mới xuất hiện đáp ứng yêu cầu
phát triển du lịch, nhu cầu đào tạo du lịch nói riêng và phát triển kinh tế-xã
hội trong hội nhập quốc tế nói chung. [20, tr 28]
28
Bảng 1.2. Dự báo nhu cầu nhân lực ngành Du lịch đến năm 2020
(theo vị trí làm việc và theo ngành nghề)
Chỉ tiêu Số lượng (người)
A. Phân theo vị trí việc làm 870.000
1. Nhân lực quản lý Nhà nước về du lịch 5.800
2. Nhân lực quản trị doanh nghiệp (từ trưởng, phó
phòng trở lên)
55.100
3. Nhân lực nghiệp vụ ở những nghề chính 809.100
B. Phân theo ngành nghề kinh doanh 870.000
1. Khách sạn, nhà hàng 408.900
2. Lữ hành, vận chuyển du lịch 113.100
3. Dịch vụ khác 348.000
Nguồn: Viện Nghiên cứu phát triển du lịch
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành du lịch được
Nhà nước quan tâm một cách đáng kể. Bên cạnh đó công tác đào tạo nguồn
cán bộ chất lượng cao tại địa phương cũng được chú trọng. Phòng Văn hóa và
Thông tin đã phối hợp với phòng Giáo dục và Đào tạo ở các địa phương, các
cơ sở đào tạo xây dựng và hoàn thiện nội dung đào tạo về nghiệp vụ du lịch
biển.
Tiểu kết Chương 1
Chương 1 đã đưa ra được những vấn đề lý luận cơ bản và pháp luật của
quản lý nhà nước về du lịch biển. Theo đó, để hiểu rõ hơn về du lịch biển và
công tác quản lý nhà nước, chương 1 đã tập trung phân tích các khái niệm về
du lịch biển, khái niệm về quản lý nhà nước, đưa ra khái niệm và vai trò quản
lý nhà nước về du lịch biển. Từ đó thấy rằng, để du lịch biển phát triển theo
một thể thống nhất trong nền kinh tế của quốc gia, thì công tác quản lý nhà
29
nước hết sức quan trọng. Đồng thời, chương 1 đưa ra những cơ sở lý luận cơ
bản bao gồm chủ thể, nội dung, đối tượng, phương pháp QLNN đối với du
lịch biển, phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của du lịch biển.
Làm rõ các quy định của pháp luật về công tác quản lý Nhà nước về du lịch
biển, và các hình thứ xử phạt nếu vi phạm.
30
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH BIỂN TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
2.1. Những yếu tố đặc thù của tỉnh Quảng Trị ảnh hưởng đến quản
lý nhà nước về du lịch biển
2.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Quảng Trị thuộc vùng Bắc Trung Bộ có vị trí địa lý kinh tế đặc biệt
riêng có. Đây là lợi thế cạnh tranh nổi bật của tỉnh Quảng Trị, cụ thể: Phía
Bắc giáp tỉnh Quảng Bình với sân bay Đồng Hới nằm cách TP Đông Hà
107km về phía Bắc; Phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế cách sân bay quốc
tế Phú Bài 92km và cảng Chân Mây 120km về phía Nam; Cách thành phố Đà
Nẵng 150km, cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 170km và cảng Tiên Sa Đà Nẵng
170km về phía Nam; Phía Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào;
Phía Đông giáp biển Đông: Quảng Trị có bờ biển dài 75 km với 2 cảng biển
(cảng Cửa Việt, cảng Mỹ Thủy) là điều kiện hết sức thuận lợi để mở rộng
giao thương, phát triển kinh tế biển trong và ngoài nước, là những cảng ra
biển cho các tỉnh Bắc Trung Bộ của Việt Nam và cho các tỉnh của Lào, Đông
Bắc Thái Lan và Mianmar...
Quảng Trị là điểm đầu trên tuyến đường huyết mạch chính của Hành
lang kinh tế Đông –Tây về phía Việt Nam nối với Lào -Thái Lan –Mianmar
qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đến cảng biển Cửa Việt, Mỹ Thủy là cửa ngõ
hướng ra biển đông của các nước liên quan trong tiểu vùng sông MêKông mở
rộng. Đây là điều kiện rất thuận lợi để Việt Nam nói chung cũng như Quảng
Trị nói riêng mở rộng hợp tác kinh tế trong khu vực, giao thương hàng hóa,
vận tải quốc tế, phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch với các nước trong
khu vực. Những lợi thế về vị trí địa lý đang tạo cho Quảng Trị một nền tảng
31
rất cơ bản để có thể tăng cường mở rộng giao lưu, hợp tác kinh tế trong nước
và tăng cường liên kết, hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế, đẩy
nhanh hơn nữa phát triển du lịch biển của tỉnh trong thời gian tới.
2.1.2. Tình hình kinh tế- xã hội
Thời gian qua, cũng như các tỉnh trong khu vực miền Trung được Nhà
nước quan tâm đầu tư, cùng một số chính sách ưu đãi khác, tiềm lực kinh tế
của Quảng Trị có những bước phát triển mới: Khu kinh tế thương mại Lao
Bảo phát triển có nhiều khởi sắc; các khu công nghiệp Nam Đông Hà, khu
công nghiệp Quán Ngang; các cụm tuyến du lịch Hiền Lương, Cửa Tùng, Khe
Sanh, Lao Bảo... được đầu tư về hạ tầng, thu hút đầu tư, đang từng bước phát
huy hiệu quả; cơ sở hạ tầng giao thông, mạng lưới điện, cấp thoát nước, bưu
chính viễn thông không ngừng được mở rộng; quy mô nền kinh tế không
ngừng được phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Các
lĩnh vực xã hội như: xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa -
thể thao được chú trọng phát triển.
Các hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, xã hội có những chuyển biến tích
cực; đời sống nhân dân được cải thiện. Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể
dục, thể thao, thông tin truyền thông được diễn ra rộng khắp, chu đáo với
nhiều hình thức phong phú và đa dạng. Công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em,
chăm lo cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo, vùng ảnh hưởng thiên tai,
được các ngành, các địa phương quan tâm thực hiện tốt.
Công tác thực hiện cải cách hành chính, thực hiện kỷ luật, kỷ cương
được quan tâm đẩy mạnh. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và
an ninh biên giới tiếp tục được giữ vững, ổn định. Các ngành chức năng đã tổ
chức lực lượng, đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm:
ma túy, mại dâm, trộm cắp tài sản, gây rối trật tự công cộng.
32
2.1.3. Tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch biển
Quảng Trị là tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ với bờ biển dài khoảng 75km,
có 4 huyện ven biển: Vĩnh Linh, Gio Linh,Triệu Phong, Hải Lăng với 12 xã,
thị trấn giáp biển và 4 xã cửa lạch cùng huyện đảo Cồn Cỏ nằm cách bờ 28km.
Với bờ biển dài khoảng 75 km với nhiều bãi biển đẹp, cát trắng, nước trong
xanh và hệ sinh thái đa số còn nguyên sơ, môi trường trong lành, có khả năng
khai thác du lịch cao, có những bãi biển nổi tiếng trong cả nước. Đó là bãi
biển Cửa Tùng dù có quy mô không lớn nhưng từng được mệnh danh là “Nữ
hoàng của các bãi biển” bởi phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp nằm liền kề với
Địa đạo Vịnh Mốc, một trong những điểm đến không thể thiếu của tuyến du
lịch nổi tiếng DMZ (khu vực phi quân sự) và Mũi Trèo, một điểm du lịch biển
mới nhưng rất hấp dẫn đối với nhiều du khách gần xa. Bên cạnh đó là bãi biển
Cửa Việt với diện tích lớn, cách thành phố Đông Hà khoảng 14 km, có hệ
thống giao thông kết nối rất thuận lợi, thu hút lượng lớn khách du lịch. Cách
hai bãi biển này không xa là đảo Cồn Cỏ với diện tích khoảng 230 ha, một địa
danh nổi tiếng từ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nơi có hệ sinh thái
rừng và biển đa dạng, phong phú còn tương đối nguyên vẹn. Cùng với những
điểm nhấn cơ bản này, du lịch biển Quảng Trị còn có các bãi biển Mỹ Thủy ở
huyện Hải Lăng, bãi biển Triệu Lăng ở huyện Triệu Phong, các bãi biển Vĩnh
Thái, Vĩnh Kim ở huyện Vĩnh Linhcũng là một trong những bãi biển đẹp
và được nhiều du khách quan tâm chọn làm điểm đến khi du lịch Quảng Trị.
Từ năm 2002 Khu dịch vụ – du lịch biển Cửa Việt đã được xây dựng với
diện tích vùng trung tâm 141 ha, bao gồm các khu dịch vụ khách sạn, nghỉ
dưỡng, khu đô thị mới cùng hệ thống hạ tầng phục vụ du lịch biển. Hiện nay
Khu dịch vụ – du lịch Cửa Việt đã có một số dự án hoàn thành đưa vào sử
dụng cũng như đang trong quá trình đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư
khoảng 1.500 tỷ đồng.
33
Khu du lịch Cửa Tùng có diện tích 135 ha được UBND tỉnh phê duyệt
quy hoạch vào năm 2004; năm 2007, UBND tỉnh có quyết định điều chỉnh
quy hoạch chi tiết. Đến thời điểm này, nơi đây đã và đang được các ngành, cơ
quan chức năng, doanh nghiệp đầu tư từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng,
hệ thống khách sạn, nhà hàng và các công trình phụ trợ; tu bổ, chỉnh trang lại
bãi tắm do ảnh hưởng bởi yếu tố dòng chảy và thiên tai.
Đối với đảo Cồn Cỏ, được sự quan tâm đầu tư kịp thời, hiệu quả của
Trung ương, địa phương, đang từng bước trở thành một địa chỉ du lịch sinh
thái, du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao. Trong chiến lược phát triển, Cồn Cỏ
đã được quy hoạch trở thành đảo du lịch nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế – xã
hội, gắn với củng cố quốc phòng – an ninh. Huy động được nhiều nguồn lực
đầu tư hạ tầng giao thông, kỹ thuật và các công trình công cộng phục vụ phát
triển du lịch biển gắn với tổ chức thành công nhiều sự kiện, hoạt động xúc
tiến, quảng bá và kêu gọi đầu tư về lĩnh vực này
Với vị trí nằm ở trung điểm của đất nước, có nhiều bãi tắm đẹp, danh
lam thắng cảnh là điều kiện thuận lợi cho Quảng Trị phát triển du lịch sinh
thái biển. Tài nguyên biển phong phú chính quyền địa phương tạo thuận lợi
về cơ chế, chính sách để phát triển du lịch biển là điểm sáng cơ bản trong bức
tranh tổng thể của du lịch biển tỉnh Quảng Trị.
2.2. Thực tiễn quản lý nhà nước về du lịch biển trên địa bàn tỉnh
Quảng Trị
2.2.1. Xây dựng chủ trương, chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế
hoạch phát triển du lịch biển
Để khai thác tiềm năng du lịch biển, thời gian qua tỉnh đã ban hành, triển
khai thực hiện nhiều chủ trương, chính sách phù hợp, hiệu quả; huy động
được nhiều nguồn lực đầu tư để phát triển hạ tầng giao thông, kỹ thuật, các
công trình công cộng; làm tốt công tác phối hợp giữa các ngành, địa phương
34
trong thực hiện các công việc liên quan và tạo mọi điều kiện thuận lợi cũng
như kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp đầu
tư vào lĩnh vực này.
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị, kinh tế
du lịch biển có vị trí hết sức quan trọng, là ngành kinh tế tổng hợp, mang nội
dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng. Từ ngày lập lại tỉnh đến
nay, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã thực hiện nhiều nghị quyết, chương
trình hành động, quyết định, kế hoạch về phát triển du lịch như:
Bám sát nội dung của Chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển du
lịch Việt Nam và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng BTB, tỉnh tổ
chức triển khai hiện các chương trình, kế hoạch, dự án cụ thể để đẩy mạnh
đầu tư khai thác tiềm năng, thế mạnh du lịch trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh
trình HĐND tỉnh báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Trị
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Tham mưu Tỉnh ủy Chương trình
hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ
Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; bổ sung, điều
chỉnh, lập mới quy hoạch các khu, điểm du lịch trọng điểm như: Khu du lịch
Cửa Việt; Đảo Cồn Cỏ, Trung tâm hành hương La Vang, . Trong quá trình
triển khai thực hiện đã gắn liền, kết hợp chặt chẽ với việc triển khai thực hiện
Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (khóa XI) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng
cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Luật Bảo vệ môi trường năm
2014; Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về
một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Chiến lược bảo vệ
môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Kết quả, tỉnh đã triển khai xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện
Chương trình hành động quốc gia về Du lịch; Kế hoạch thực hiện Nghị quyết
35
06/NQ-TU khóa XIV của Tỉnh ủy về đẩy mạnh đầu tư khai thác tiềm năng,
thế mạnh Tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây; Chương trình có mục tiêu của
Trung ương về hỗ trợ đầu tư CSHT du lịch, Chương trình phát triển du lịch
khu vực miền Trung và Tây Nguyên...; tập trung khai thác tiềm năng, thế
mạnh của vùng để phát triển mạnh du lịch biển, ưu tiên nguồn lực xây dựng
khu du lịch, dịch vụ Cửa Việt - Cửa Tùng - Cồn Cỏ sớm trở thành vùng động
lực phát triển của toàn vùng và của tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây.
2.2.2. Ban hành văn bản pháp luật quản lý về du lịch biển
Luật Du lịch 2017 được Quốc hội khóa XIV thông qua- đây được coi là
văn bản quy phạm pháp luật cao nhất, quy định về công tác quản lý, điều hành,
và phát triển du lịch. Cùng với Chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển du
lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là văn bản quan trọng
tạo cơ sở cho việc huy động các nguồn lực phát triển du lịch của cả nước. Để
cụ thể hóa chủ trương, chiến lược của Đảng và tinh thần của Luật du lịch năm
2017, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tỉnh Quảng Trị đã ban hành các văn
bản để nhằm mục đích đưa du lịch địa phương ngày càng phát triển, nổi bật
như:
Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ 10, khóa XVI
ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày
16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn, phấn đấu đến năm 2020, du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng
trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, chiếm tỷ trọng 7 – 8% tổng
GRDP của tỉnh; hình thành khu du lịch quốc gia Cửa Việt – Cửa Tùng – Địa
đạo Vịnh Mốc – Đôi bờ Hiền Lương – Cồn Cỏ.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 – 2020
được ban hành xác định xây dựng và phát triển Khu du lịch biển Cửa Tùng –
Cửa Việt – đảo Cồn Cỏ là một trong những chương trình, đề án, lĩnh vực
36
mang tính đột phá về phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
Ngày 29/3/2018, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện
Nghị quyết số 103/NQ – CP của Chính phủ và Chương trình hành động số 83
– CTHĐ/TU của Tỉnh ủy với nhiều mục tiêu và giải pháp phát triển kinh tế du
lịch. Trước đó, ngày 14/12/2017, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số
35/2017/NQ- HĐND thông qua Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch 1142/KH-UBND ngày
29/3/2018 triển khai thực hiện Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 06/10/2017
của Chính phủ; Chương trình hành động số 83-CTHĐ/TU ngày 25/7/2017 của
Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn. Quyết định số 4215/QĐ-BVHTTDL ngày 09/11/2017 của Bộ
VH,TT&DL thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển
Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Triển khai thực hiện Nghị quyết số
35/2017/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về việc thông qua Đề án “Quy hoạch
tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm
2030”.
2.2.3. Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về du lịch biển
Công tác tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về Du lịch cũng được tỉnh
quan tâm và thực hiện một cách có hiệu quả với nhiều hoạt động nổi bật.
Thứ nhất, Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, quy hoạch, pháp luật, kế
hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh;
Công tác tuyên truyền phổ biến Luật Du lịch năm 2017; Nghị định số
168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ và Thông tư số
06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15/12/2017 của Bộ VHTTDL Quy định chi tiết
một số điều của Luật Du lịch được thực hiện một cách có hiệu quả.
Tổ chức thành công Hội nghị triển khai thực hiện các Nghị định, Thông
37
tư và các văn bản liên quan đến lĩnh vực du lịch; Triển khai thực hiện Bộ Quy
tắc ứng xử văn minh du lịch trên địa bàn tỉnh. Tổ chức khảo sát tuyến du lịch
qua Cửa khẩu quốc tế La Lay; Tham dự Hội nghị liên kết phát triển du lịch 3
tỉnh Bình - Trị - Thiên năm 2018 tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Phối hợp
với các ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh thực hiện các thủ tục triển khai
dự án ADB về “Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch hỗ trợ cho tăng trưởng toàn
diện khu vực tiểu vùng Mê Kông mở rộng giai đoạn 2 - Tiểu dự án tại Quảng
Trị”.
Bên cạnh đó, tổ chức các hoạt động kỷ niệm nhân Ngày Du lịch Việt
Nam (09/7) và Ngày Du lịch Thế giới (27/9); Chuẩn bị các điều kiện để thành
lập Câu lạc bộ Hướng dẫn viên du lịch. Triển khai các hoạt động hưởng ứng
Ngày môi trường thế giới, Ngày Đại dương Thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo
Việt Nam; Triển khai các thủ tục để cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ du
lịch cho một số cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Trong năm 2018, đã tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức định kỳ hướng dẫn
viên du lịch đến hạn đổi thẻ cho 43 hướng dẫn viên; Tổ chức lớp tập huấn
nghiệp vụ du lịch dành cho người điều khiển và nhân viên phục vụ trên
phương tiện thủy nội địa và xe ô tô vận chuyển khách du lịch. Đã tiến hành
cấp, đổi, cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch cho 48 hướng dẫn viên du lịch
(Trong đó: 42 thẻ HDV quốc tế và 06 HDV thẻ nội địa); thẩm định mới, thẩm
định lại 08 cơ sở lưu trú.
Thứ hai, Xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về du lịch biển, đầu tư cơ
sở hạ tầng du lịch.
Công tác đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch cũng được Uỷ ban tỉnh
quan tâm. Kế hoạch xây dựng trung hạn 2016 - 2020 được giao tổng mức đầu
tư là 45,5 tỷ đồng với nhiệm vụ triển khai xây dựng dự án Cơ sở hạ tầng Khu
Dịch vụ - Du lịch bãi tắm cộng đồng Gio Hải. Phần vốn này chủ yếu để xử lý
38
nền mặt đường, thoát nước, vỉa hè tuyến RD-01 với dự toán được phê duyệt là
23,13 tỷ đồng. Năm 2018, cơ quan tham mưu được bố trí 6 tỷ đồng, đã hoàn
thành giải ngân 100% kế hoạch được giao;
Bảng 2.1. Tổng hợp nguồn vốn bố trí cho hoạt động lập quy hoạch và xây
dựng kết cấu hạ tầng về du lịch tại tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2014 - 2018
Đơn vị tính: triệu đồng
2014 2015 2016 2017 2018
Lập quy hoạch các loại 440 454 444 470 500
Đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng về du lịch
19.911 21.000 18.000 20.000 22.000
Tổng cộng 20.351 21.454 18.444 20.470 22.500
Nguồn: Sở VHTTDL tỉnh Quảng Trị
Năm 2018, kinh phí duy tu sửa chữa thường xuyên được ngân sách bố trí
463 triệu, kinh phí này dùng để sửa chữa những hạng mục thiết yếu, duy trì
cảnh quan cây xanh và vệ sinh môi trường cho khu vực Bãi tắm Cửa Việt;
Công tác quy hoạch phát triển các khu, điểm du lịch được quan tâm triển khai.
Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực bước đầu được chú trọng.
Trong những năm qua, ngành du lịch Quảng Trị đã sử dụng nhiều nguồn lực
phối hợp với Đại học Huế và các tổ chức nước ngoài, liên kết các tỉnh Đông
bắc Thái Lan để đào tạo bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch. Đã tổ
chức nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn viên, thuyết minh
viên, quản lý khách sạn cho cán bộ, nhân viên các doanh nghiệp du lịch;
thuyết minh viên tại các điểm tham quan du lịch, di tích, bảo tàng; cán bộ cơ
sở các xã, phường, huyện, thị xã, thành phố.
39
Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Quảng Trị
Đơn vị tính: Ngàn người
2014 2015 2016 2017 2018
Đại học và trên đại học 0,89 0,97 0,94 0,98 1.08
Cao đẳng, trung cấp 1,14 1,17 1,05 1,21 1,15
Đào tạo khác 2,92 2,95 2,57 2,67 2,8
Chưa qua đào tạo 20,1 20,1 14,65 17,3 18,7
Tổng số 25,1 25,2 19,21 22,16 23,73
Nguồn: Sở VHTTDL tỉnh Quảng Trị
Thứ ba, Triển khai các nội dung cụ thể của quản lý nhà nước về du lịch
Cơ quan tham mưu đã xây dựng kế hoạch tổng thể về thông tin xúc tiến
du lịch, xúc tiến đầu tư năm 2018; Tổ chức xây dựng gian trưng bày, giới
thiệu về Du lịch Quảng Trị và tham gia các sự kiện, hội nghị, hội thảo về liên
kết phát triển du lịch tại Hội chợ Quốc tế - VITM Hà Nội 2018; Hỗ trợ và
phối hợp đoàn làm phim VTV4 và SCTV12 của Đài truyền hình Việt Nam
tiến hành quay phim quảng cáo các điểm du lịch Quảng Trị do Công ty Cổ
phần du lịch Sài Gòn – Đông Hà tài trợ; Tham gia Hội chợ Công thương khu
vực miền Trung – Tây Nguyên, Nhịp cầu Xuyên Á – Quảng Trị năm 2018;
Tham gia Hội nghị sơ kết công tác tổ chức Chương trình “Đêm hoa đăng” và
triển khai Kế hoạch tổ chức phố lễ hội năm 2018.
Duy trì và phát huy hiệu quả trang Thông tin điện tử du lịch Quảng Trị
trên 02 địa chỉ Website: dulich.quangtri.gov.vn và svhttdlquangtri.gov.vn;
từng bước nâng cao chất lượng tin bài, thường xuyên cập nhật các văn bản,
thủ tục hành chính, tin bài, ảnh và thông tin các sự kiện văn hóa - thể thao -
du lịch của ngành và địa phương; Tổ chức khảo sát tuyến du lịch phía Tây
đường Hồ Chí Minh đến Quảng Bình và các tuyến, điểm du lịch trên địa bàn
tỉnh nhằm xây dựng các sản phẩm du lịch mới.
40
Trong năm 2018, nhiều sản phẩm du lịch mới đã được quan tâm phát
triển nhằm tăng tính hấp dẫn thu hút khách du lịch như: phối hợp với Sở Công
thương và các đơn vi liên quan triển khai các dịch vụ phục vụ khách du lịch ở
Thành Cổ Quảng Trị, Khu Resort Sepon (Cửa Việt) và quầy hàng giới thiệu
của Công ty CP TCT Thương mại Quảng Trị tại chợ Lao Bảo; tổ chức đón
tiếp và lễ viếng cho du khách vào buổi tối hàng ngày tại Thành Cổ Quảng Trị;
tổ chức tuyến phố lễ hội ở thị xã Quảng Trị; Khu du lịch sinh thái Klu
(Đakrông) bước đầu được chỉnh trang trở thành một điểm đến thu hút đông
đảo du khách. Đặc biệt, tour du lịch ra đảo Cồn Cỏ đã được tỉnh đưa vào khai
thác đã mở ra một hướng phát triển mới của du lịch biển đảo với rất nhiều
tiềm năng. UBND huyện đảo Cồn Cỏ đã tiếp nhận và đưa vào sử dụng tàu vận
chuyển hành khách có thiết kế hiện đại, chuyên chở 80 hành khách/chuyến, có
thể hoạt động trong điều kiện sóng cấp 5 với tốc độ khai thác 18 hải lý/giờ.
Đây là điều kiện thuận lợi để du lịch đảo Cồn Cỏ có những bước phát triển
mạnh mẽ hơn, trở thành trọng điểm du lịch của tỉnh.
2.2.4. Hợp tác quốc tế về du lịch biển
Về hợp tác quốc tế về du lịch “Hợp tác phát triển kinh tế - du lịch Hành
lang kinh tế Đông-Tây (EWEC)” là chủ đề Hội thảo quốc tế do Bộ VHTTDL
và UBND tỉnh Quảng Trị phối hợp tổ chức tại thành phố Đông Hà, tỉnh
Quảng Trị. Hội thảo có sự tham dự của đại diện lãnh đạo các bộ, ngành chức
năng và chính quyền các tỉnh trên EWEC của Việt Nam, Lào, Thái Lan,
Myanmar; các nhà khoa học, nhà quản lý kinh tế-du lịch, các công ty du lịch,
lữ hành trong và ngoài nước... Hơn 20 chủ đề tham luận của các đại biểu
trong và ngoài nước đã khẳng định tiềm năng, lợi thế và cơ hội to lớn của
EWEC trong phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ ở các địa phương của 4 quốc
gia hưởng lợi từ EWEC; đánh giá tiềm năng, lợi thế của tỉnh Quảng Trị trên
EWEC trong phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, phát triển thương mại, du lịch,
41
dịch vụ và giao lưu văn hóa; xác định các luận cứ khoa học làm căn cứ để các
địa phương trên EWEC đề ra chủ trương, chính sách và giải pháp phù hợp
phát triển kinh tế, thương mại và du lịch; thu hút đầu tư, đào tạo nguồn nhân
lực phát triển. Hành lang kinh tế là ý tưởng về việc sử dụng sự kết nối về giao
thông, năng lượng, du lịch và chính sách thuận lợi cho khu vực tư nhân...
nhằm tận dụng lợi thế về quy mô để phát huy tiềm năng phát triển giữa các
vùng, miền của các nước GMS nằm dọc hành lang. Với vị trí là cửa ngõ quan
trọng của EWEC về phía Việt Nam, Quảng Trị có vị trí đầu mối để thu hút
đầu tư, giao thương, giao lưu văn hóa, thu hút khách du lịch các nước GMS,
đặc biệt là các nước trên EWEC và các nước thứ 3 vào miền Trung Việt Nam.
Bên cạnh đó, Quảng Trị cũng là đầu mối, điểm kết nối giữa 3 sản phẩm du
lịch là: EWEC- Con đường di sản miền Trung-Con đường huyền thoại, cộng
với những điều kiện tự nhiên và hệ thống di tích lịch sử đồ sộ, Quảng Trị có
nhiều tiềm năng trở thành một điểm đến nổi trội của du lịch Việt Nam.
2.2.5. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động du lịch biển
Việc tổ chức thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra thường xuyên trên
địa bàn tỉnh Quảng Trị trong những năm qua được thực hiện trên cơ sở pháp
lý của Luật Du lịch. Thanh tra chuyên ngành thường xuyên phối hợp với các
cấp, các ngành tổ chức thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân hoạt động du
lịch trên địa bàn tỉnh về các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh lưu
trú, kinh doanh Lữ hành, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, quản lý khu
du lịch, điểm du lịch và kinh doanh các dịch vụ du lịch khác.
Hiện nay, tại Khu Dịch vụ - Du lịch biển Cửa Việt có 13 dự án đăng ký
đầu tư với tổng vốn trên 3.164 tỉ đồng, diện tích đất trên 51 ha trong đó, có 5
dự án đã đi vào hoạt động. Tuy nhiên, thực trạng và công tác quản lý hạ tầng
ở đây chưa đồng bộ về hệ thống cấp, thoát nước, điện chiếu sá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_du_lich_bien_tu_thuc_tien_tinh.pdf