Luận văn Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre

LỜI CẢM ƠN.i

LỜI CAM ĐOAN .ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .iii

MỤC LỤC.iv

PHẦN MỞ ĐẦU.1

1. Lý do chọn đề tài. 1

2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. 2

3. Mục đích của đề tài. 4

4. Nhiệm vụ của đề tài . 4

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. 4

6. Phương pháp nghiên cứu . 5

7. Cấu trúc của luận văn . 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH

.6

1.1. Một số khái niệm cơ bản . 6

1.1.1. Khái niệm về du lịch . 6

1.1.2. Các loại hình du lịch . 7

1.1.3. Du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội . 11

1.1.4. Tình hình phát triển du lịch ở Việt Nam. 15

1.2. Quản lý nhà nước về du lịch . 20

1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước và quản lý nhà nước về du lịch. 20

pdf128 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong nước và quốc tế đến Bến Tre bằng đường thủy chiếm rất thấp, khách quốc tế là 2,9% và khách trong nước là 1,3%. Con đường chính dẫn vào Thành phố Bến Tre được đầu tư nâng cấp, trang trí, phối cảnh rất đẹp, đặc biệt sau khi cầu Rạch Miễu hoàn thành đã rút ngắn đáng kể thời gian đến Bến Tre. Cầu Hàm Luông hoàn thành nối liền 2 cù lao Bảo và Minh. Cầu Cổ Chiên nối Bến Tre với Trà Vinh được đưa vào sử dụng năm 2015, gắn kết kinh tế của các tỉnh ĐBSCL, giúp tiềm năng kinh tế - văn hóa - xã hội của Bến Tre được khơi dậy và phát triển mạnh mẽ. Đường thủy không ngừng tăng về số lượng và chất lượng phương tiện, đảm bảo an toàn cho du khách. Loại phương tiện phục vụ du lịch là tàu du lịch các loại hay xuồng chèo, xuồng máy, cano nước Tuy có thế mạnh về giao thông thủy cũng như du lịch, nhưng nhìn chung tỉnh vẫn còn hạn chế nhiều mặt, chủ yếu khai thác du lịch sông nước dưới dạng tự nhiên. 2.2.4.2. Cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ ngành du lịch Nhà hàng – khách sạn: những năm gần đây cơ sở lưu trú như nhà nghỉ, khách sạn của Bến Tre phát triển khá nhanh và đã phần nào giải quyết được số lượng đông đảo du khách đến Bến Tre trong các dịp lễ hội, du lịch, những hội nghị lớn hay nhu cầu khác. Mật độ phân bố các khách sạn chủ yếu tập trung ở trung tâm TP. Bến Tre và huyện Châu Thành. Số lượng cũng như quy mô các cơ sở lưu trú còn chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của du lịch hiện nay. 48 Số lượng khách sạn tăng đáng kể trong thời gian gần đây: từ 11 cơ sở (2000) lên 45 cơ sở lưu trú du lịch (2012). Trong đó có 2 khách sạn 3 sao, 4 khách sạn 2 sao, 2 khách sạn 1 sao (một số khách sạn đủ tiêu chuẩn và đang làm hồ sơ xét), 03 nhà khách, 37 khách sạn, nhà nghỉ; với tổng số 946 phòng. Hoạt động ăn uống phát triển khá nhanh cùng với phát triển kinh tế - xã hội. Hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ đều có phòng ăn, quầy bar, cafe không chỉ phục vụ nhu cầu ăn uống cho khách nghỉ mà còn phục vụ khách bên ngoài. Chất lượng bữa ăn tốt, an toàn vệ sinh thực phẩm, có cả món ăn Âu, Á kết hợp với đờn ca tài tử, thưởng thức làn điệu dân ca mang bản sắc văn hóa đặc trưng. Đồ uống cũng rất đa dạng phong phú, đặc biệt là các loại nước uống trái cây như dừa, cam, nước ép bưởi cũng như đầy đủ các loại rượu thương hiệu của tỉnh như Phú Lễ (Ba Tri), rượu dừa Ngoài các cơ sở ăn uống trong khách sạn, nhà nghỉ, các cơ sở ăn uống bên ngoài cũng liên tục xuất hiện và mở rộng. Các loại thức ăn rất đa dạng, đáp ứng nhu cầu thực khách du lịch và cả người dân địa phương Các khu vui chơi giải trí: nhằm tăng cường quảng bá về hình ảnh và thu hút khách du lịch, tỉnh đã không ngừng tăng cường các hoạt động quảng bá hình ảnh, tổ chức các hình thức giải trí kết hợp với du lịch, xây dựng các khu vui chơi. Các khu vui chơi giải trí kết hợp với du lịch nằm tập trung ở huyện Châu Thành, Cồn Phụng, Mỹ Thạnh An và trong nội thị có nhà văn hóa, khu sinh hoạt tập thể, văn nghệ, lễ hội...Các điểm du lịch sinh thái kết hợp văn hóa cũng được chú trọng đầu tư và phát triển mạnh trong thời gian gần đây. Bên trong hệ thống nhà hàng có câu lạc bộ khiêu vũ, bar, dịch vụ spa, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phòng karaoke, phòng hội nghị, ca nhạc theo chủ đề Phương tiện vận chuyển khách du lịch: tính đến cuối năm 2013 đã có trên 100 xe từ 7 chỗ đến 45 chỗ chất lượng khá tốt phục vụ đưa đón du khách, cùng với 60 đò du lịch, trên 30 đầu xe ngựa, trên 100 xuồng chèo được khách du lịch ưa chuộng. Các phương tiện vận chuyển công cộng đang phát triển mạnh. Dịch vụ vận tải hành khách công cộng được duy trì, năng lực vận tải được đầu tư mới theo hướng hiện đại, đáp ứng tốt hơn nhu cầu lưu thông hàng hóa và đi lại, có tuyến xe buýt đến tận nơi một số điểm du lịch. Doanh nghiệp lữ hành: các doanh nghiệp lữ hành chủ yếu hoạt động với quy mô nhỏ, có nguồn nhân lực chất lượng thấp cũng như thiếu nghiệp vụ chuyên môn du lịch. 49 Các doanh nghiệp lữ hành vẫn chưa mạnh dạn khai thác hết tour, tuyến du lịch và quảng bá rộng rải bởi lẽ ngành du lịch tỉnh chưa thật sự phát triển mặc dù có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Hiện tỉnh Bến Tre có 09 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, trong đó có 04 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế và nội địa; 05 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có phát triển về số lượng doanh nghiệp, nhưng năng lực cạnh tranh còn yếu, chưa phát triển chi nhánh đến các thị trường du lịch trọng điểm. Lượng khách do các doanh nghiệp lữ hành thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Cần Thơ đưa về Bến Tre là chủ yếu. 2.2.5. Tình hình đầu tư và phát triển du lịch 2.2.5.1. Về đầu tư Vốn đầu tư du lịch ở Bến Tre những năm gần đây liên tục tăng cao. Giai đoạn 1996 – 2000, tổng mức đầu tư cho du lịch khoảng 17,5 tỷ đồng (chủ yếu là vốn doanh nghiệp) thì giai đoạn 2001–2005 tổng mức đầu tư gần 164 tỷ đồng, tăng 9,3 lần so với 5 năm trước, trong đó vốn ngân sách chiếm gần 5,7 tỷ đồng, còn lại là vốn từ doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế chiếm 158,2 tỉ đồng. Hạng mục đầu tư trong giai đoạn này là cơ sở lưu trú du lịch 125 tỉ đồng, điểm du lịch khoảng 19 tỉ và đầu tư cơ sở ăn uống hơn 13 tỉ. Giai đoạn 2006 - 2011, vốn đầu tư chủ yếu là vốn doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; xây dựng mới 11 cơ sở lưu trú với 294 phòng, 10 điểm tham quan du lịch trong cộng đồng dân cư; đồng thời, các doanh nghiệp thường xuyên nâng cấp các nhà hàng, cơ sở lưu trú, điểm du lịch. Trong đó, nguồn vốn đầu tư để tôn tạo, sửa chữa di tích lịch sử - văn hóa là 22 tỷ 771 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước là 13 tỷ 471 triệu đồng, vốn xã hội hóa là 9 tỷ 300 triệu đồng chưa kể nguồn vốn tôn tạo, sửa chữa nhỏ hàng năm. Tổng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch năm 2012: 6,3 tỉ đồng, tổng giá trị đầu tư của các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch thuộc các thành phần kinh tế: 195,5 tỉ đồng, đầu tư mới 05 điểm du lịch (Mỏ Cày Bắc 1, Chợ Lách 2, Châu Thành 2). 50 Công tác xã hội hóa du lịch ngày càng phát triển. Với lợi thế và tiềm năng về phát triển du lịch cùng với những chính sách ưu đãi đầu tư hợp lý của tỉnh đã thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong lĩnh vực du lịch. N , phát triển cơ sở hạ tầng xã hội, du lịch: Đầu tư hệ thống điện, nước sạch đến các vùng quy hoạch phát triển du lịch; đầu tư tôn tạo di tích văn hóa – lịch sử gắn kết phục vụ khách du lị . Cùng với tiến trình hội nhập phát triển du lịch cả nước, trong những năm qua, công tác huy động các nguồn lực đầu tư hạ tầng du lịch được các ngành, các cấp quan tâm. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 55 điểm du lịch; 13 doanh nghiệp tư nhân kinh doanh du lịch; 20 làng nghề, tất cả đều thuộc nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước. Có 23 dự án thuộc lĩnh vực đầu tư du lịch được Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận chủ trương, với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 2.700 tỷ đồng. Trong đó, có 4 dự án đã hoàn thành, tổng vốn đầu tư là 210 tỷ đồng; 4 dự án đang hoạt động và tiếp tục đầu tư tổng vốn là 1.064 tỷ đồng; 7 dự án đang xây dựng với tổng vốn 710 tỷ đồng; 8 dự án đã có chủ trương nhưng chưa triển khai, với tổng vốn đăng ký là 795 tỷ đồng. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch Trung ương phân bổ hàng năm rất hạn chế, mỗi năm chỉ hỗ trợ từ 6 đến 7 tỷ đồng, không đáp ứng nhu cầu đầu tư của tỉnh. Chính vì thế nguồn đầu tư chủ yếu huy động từ các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế khác bao gồm cả trong nước và vốn đầu tư nước ngoài. Mặc dù hiện nay nguồn vốn huy động này tăng liên tục nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển du lịch của tỉnh trong tiến trình hội nhập du lịch của cả nước. 2.2.5.2. Công tác quảng bá xúc tiến du lịch Du lịch là một trong những ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh nên những năm qua hoạt động thông tin xúc tiến du lịch được triển khai mạnh. Hình ảnh đất và người Bến Tre được giới thiệu rộng rãi đến du khách trong và ngoài nước, được thông tin qua nhiều kênh quảng cáo khác nhau. Hoạt động xúc tiến du lịch được liên kết chặt chẽ với các Trung tâm trong khu vực như Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh và Cần Thơ để phát triển các tour đặc thù sông nước Mekong. Tổ chức và tham gia nhiều chương trình xúc tiến du lịch qua 51 các cuộc hội thảo về du lịch, hội thảo nâng cao chất lượng điểm đến, hội chợ triển lãm về du lịchNghiên cứu, khảo sát thị trường du lịch để phát triển nhiều tour, tuyến du lịch mới, định hướng và hỗ trợ tư vấn về du lịch cho các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cũng như các xã có tiềm năng làm du lịch. Trong năm, tỉnh cũng phát hành nhiều ấn phẩm du lịch đến các doanh nghiệp, du khách trong và ngoài tỉnh. Chú trọng xúc tiến mời gọi đầu tư các dự án du lịch thông qua cổng thông tin điện tử, website của sở; gửi danh mục các dự án đầu tư đến các trung tâm xúc tiến đầu tư của các tỉnh bạn và trung tâm xúc tiến đầu tư phía Nam tại Tp.HCM; giới thiệu đầu tư qua các hội thảo, hội chợ chuyên đề du lịch, phát hành danh mục kêu gọi các dự án đầu tư. Đồng thời kết hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp lữ hành, chấn chỉnh và củng cố ngành du lịch đủ sức cạnh tranh trong khu vực và nâng cao thương hiệu du lịch xứ dừa, nơi được mệnh danh là Vương quốc dừa. Hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch được tiến hành thường xuyên góp phần rất lớn trong việc giới thiệu hình ảnh đất và người Bến Tre với du khách trong và ngoài nước như: Đón và làm việc với các hãng truyền hình nước ngoài (Merge – Hoa kỳ), (Martin Yan – Taste of Việt Nam) đến khảo sát và làm việc để viết bài đưa tin, làm phim quảng bá du lịch Bến Tre. Tiếp và làm việc với đoàn nhà báo Nhân dân, đoàn khảo sát Sở Văn hóa, Thể thao Du lịch tỉnh lân cận, đến tham quan học tập, trau đổi kinh nghiệm. Đăng tải thông tin, bài viết, hình ảnh quảng bá về du lịch Bến Tre trên webside của tỉnh. Thiết kế, in ấn và phát hành quyển “Thông tin cần biết về du lịch xứ dừa”, “Hướng dẫn du lịch Bến Tre”, bản đồ du lịch Bến Tre, thực hiện DVD phim video clip “Du lịch xứ dừa”... Tham gia hội chợ, Festival du lịch ĐBSCL, Festival của các tỉnh thành trong cả nước. Tổ chức cho các doanh nghiệp lữ hành tỉnh bạn như: Vĩnh Long, TP.HCM, Bình Dương, Lâm Đồng, Cà Mau đến khảo sát tuyến, điểm du lịch Bến Tre. 52 2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre 2.3.1. Xây dựng và ban hành văn bản pháp lý Hệ thống pháp luật du lịch Việt Nam hiện hành bao gồm hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trực tiếp hay gián tiếp điều chỉnh các hoạt động du lịch. Có thể nói, hệ thống pháp luật du lịch về cơ bản đã đáp ứng được các yêu cầu của sự phát triển du lịch trong nước cũng như thực hiện các cam kết quốc tế về du lịch. Trước hết, Luật Du lịch (2005) được Quốc hội khóa 11 thông qua đã đáp ứng được yêu cầu thể chế hóa chủ trương, chính sách phát triển du lịch của Đảng để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn cũng như đáp ứng được nhu cầu phát triển và tiến trình hội nhập của Việt Nam. Luật đã bổ sung, điều chỉnh nhiều nội dung chưa được quy định hoặc đã trở nên bất cập trong Pháp lệnh Du lịch 1999. Nghị định số 27/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 6 năm 2001 của Chính phủ về kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch. Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch. Nghị định số 149/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch. Nghị định số 16/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về việc quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch. Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ về việc “Sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch”. Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc “Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch về lưu trú du lịch”. Thông tư số 43/2008/TTLTBVHTTDL-BNV ngày 06 tháng 06 năm 2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, 53 quyền hạn và cơ cấu tổ chức của SVHTT&DL thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng Văn hóa thông tin thuộc UBND cấp huyện. Thông tư số 47/2010/TT-BTC ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Bộ Tài chính về việc “Quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch và phí thẩm định cơ sở kinh doanh dịch vụ đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch”. Thông tư liên tịch số 22/2012/TTLT-BGTVT-BVHTTDL ngày 26 tháng 6 năm 2012 giữa Bộ Giao thông Vận tải và Bộ VHTT&DL về “Quy định về bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa”. Thông tư liên tịch số 05/2011/TTLT-BVHTTDL-BGTVT ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Bộ VHTT&DL và Bộ Giao thông Vận tải về việc “Quy định về vận chuyển khách du lịch bằng ô tô và cấp biển hiệu cho xe ô tô vận chuyển khách du lịch”. Quyết định số 803/QĐ-BVHTTDL ngày 09 tháng 3 năm 2010 của Bộ VHTT&DL về việc phê duyệt “Đề án phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020”. Chỉ thị sô 18/CT-BVHTTDL ngày 06 tháng 02 năm 2012 của Bộ VHTT&DL về việc tổ chức triển khai thực hiện “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Quyết định số 123/2008/QĐ-TTg ngày 08 tháng 09 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ thực hiện các chương trình quốc gia về xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư và xúc tiến du lịch. Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Nghị quyết số 21/2007/NQ-HĐND ngày 14 tháng 12 năm 2007 của của HĐND tỉnh Bến Tre về “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bến Tre đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020”. Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 18 tháng 01 năm 2012 của Tỉnh ủy Bến Tre “Về phát triển du lịch tỉnh Bến Tre giai đoạn 2012 - 2015”. Quyết định số 164/QĐ-UBND ngày 03 tháng 02 năm 2012 của UBND tỉnh Bến Tre về việc phê duyệt “Đề án phát triển du lịch tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011 - 2015”. 54 Quyết định số 123/QĐ-UBND ngày 18 tháng 01 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre về việc phê duyệt “Đề án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bến Tre đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020”. Có thể nói rằng, hệ thống pháp luật du lịch hiện hành của nước ta đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu phát triển du lịch trong quá khứ và hiện tại, các văn bản pháp luật du lịch ngày càng được hoàn thiện theo hướng thông thoáng, tạo thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh du lịch. Tuy nhiên, việc ban hành văn bản pháp luật còn tồn tại nhiều mâu thuẫn, chồng chéo, còn tư duy cục bộ, thiếu tính dự báo, tiến độ ban hành văn bản hướng dẫn còn chậm, làm mất tính đồng bộ, kỹ thuật ban hành văn bản quy phạm pháp luật chưa khoa học và hợp lý cần được bổ sung và sữa chữa kịp thời nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành du lịch trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Điển hình như là từ khi thi hành Luật Du lịch đến năm 2015 (9 năm), nước ta đã áp dụng 4 Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này (Nghị định số 50/2002, 149/2007, 16/2012, và 158/2013). Điều đáng nói là Nghị định 16/2012 vừa có hiệu lực vào ngày 30/4/2012 thì chỉ hơn một năm sau (ngày 12/11/2013), Nghị định 158/2013 lại được ban hành, thay thế nó. Dẫu biết rằng Nghị định 158/2013 được ban hành theo tư duy mới, thể hiện trình độ pháp điển hóa cao (thông qua việc sáp nhập 3 văn bản xử phạt vi phạm hành chính trong cả 3 lĩnh vực tương ứng do Bộ Văn hóa- Thể thao & Du lịch quản lý) nhưng lẽ ra sự sáp nhập này phải được thực hiện ngay từ khi ban hành Nghị định 16/2012. Bởi lẽ, việc quản lý ba lĩnh vực nói trên đã được sáp nhập từ tháng 7/2007 nhưng mãi đến năm 2013, Chính phủ mới sáp nhập ba nghị định xử phạt này thành một. Trong thời qua tỉnh Bến Tre đã làm tốt công tác triển khai thực hiện và chỉ đạo kịp thời ngành du lịch thực hiện nghiêm túc Luật Du lịch, những Nghị định, Nghị Quyết, Thông tư, Quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính, Bộ VHTT&DL cùng các bộ liên quan những văn bản pháp luật về ngành du lịch. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã ban hành nhiều văn bản mang tính chất định hướng, chỉ đạo ngành du lịch của tỉnh như lĩnh vực tài nguyên môi trường, thuế, khuyến khích đầu tư phát triển du lịch, khuyến khích phát triển làng nghề truyền thống, di sản văn hóa lịch sử, đào tạo nguồn nhân lực; đôn đốc Sở 55 VHTT&DL cùng các sở, ngành liên quan triển khai thực hiện các văn bản này nhằm đưa ngành du lịch của tỉnh phát triển. 2.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý du lịch tỉnh Bến Tre Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh có chức năng tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về: văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch và quảng cáo (trừ quảng cáo trên báo chí, qua mạng thông tin máy tính và xuất bản phẩm); các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Sở và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự kiểm tra hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm báo cáo các công tác của Sở đối với UBND tỉnh, Bộ VHTT & DL theo định kỳ hoặc khi được yêu cầu. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, được cấp kinh phí hoạt động thường xuyên từ ngân sách nhà nước và được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước để hoạt động theo quy định. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Mục II, Phần I Thông tư Liên tịch Số 43/2008/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày 06/06/2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc UBND cấp huyện. Đối với lĩnh vực du lịch, Sở VHTT & DL có nhiệm vụ: Trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các quyết định, chỉ thị về quản lý lĩnh vực du lịch thuộc phạm vi quản lý của tỉnh và phân cấp của Tổng cục Du lịch, chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình; Trình Ủy ban nhân dân tỉnh quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm, các chương trình, dự án phát triển du lịch phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - 56 xã hội của tỉnh, chiến lược phát triển du lịch quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch; Trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc phân công, phân cấp hoặc ủy quyền quản lý nhà nước về du lịch đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật; Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển du lịch đã được phê duyệt; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch thuộc phạm vi quản lý của Sở trên địa bàn tỉnh; Quản lý nhà nước về du lịch đối với các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân các thành phần kinh tế, các hội và tổ chức phi Chính phủ hoạt động kinh doanh du lịch theo phân cấp và quy định của pháp luật; Tổ chức thẩm định hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch; thẩm định và quyết định công nhận cơ sở lưu trú du lịch loại đạt tiêu chuẩn tối thiểu và loại đạt tiêu chuẩn xếp hạng 1 sao, 2 sao; cấp chứng chỉ bồi dưỡng ngắn hạn nghề du lịch và cấp, thu hồi các loại thẻ, giấy phép, văn bằng, chứng chỉ khác thuộc thẩm quyền của Sở theo quy định của pháp luật; Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch của tỉnh; cung cấp thông tin về du lịch cho khách du lịch, các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực du lịch; Thu thập, tổng hợp, xử lý và cung cấp thông tin du lịch phục vụ cơ quan quản lý và doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh; Phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu và đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh các mô hình, biện pháp bảo vệ trật tự trị an, vệ sinh môi trường tại các khu, tuyến, điểm du lịch; Tổ chức thực hiện các dự án đầu tư do Ủy ban nhân dân tỉnh giao; thẩm định hoặc tham gia thẩm định các dự án đầu tư, phát triển du lịch hoặc có liên quan đến du lịch theo quy định của pháp luật; 57 Quản lý tài nguyên du lịch được giao, điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch và tổng hợp tình hình đầu tư phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh; Phối hợp công tác giữa các Sở, ngành có liên quan đối với hoạt động du lịch nhằm đảm bảo việc quản lý, điều hành kịp thời và có hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch ở địa phương; Hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn. Thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch theo quy định của pháp luật, sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh; Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực du lịch, xây dựng hệ thống thông tin, tư liệu về lĩnh vực quản lý du lịch của tỉnh; Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ du lịch nhằm phát triển nguồn nhân lực du lịch của tỉnh theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh và Tổng cục Du lịch giao; Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được phân công; Thực hiện các nhiệm vụ khác của Sở. Bộ máy tổ chức của Sở VHTT & DL Bến Tre gồm: - Ban Giám đốc Sở - Văn phòng Sở - Phòng Tổ chức Cán bộ - Phòng Tổ chức – Tài chính - Phòng Nghiệp vụ văn hóa - Phòng Nghiệp vụ du lịch - Phòng Nghiệp vụ thể dục thể thao - Phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình - Thanh tra sở - Đảng ủy - Công đoàn - Đoàn thanh niên Sở VHTT & DL tỉnh Bến Tre được điều hành bởi một giám đốc và ba phó giám đốc. Số lượng phó giám đốc do UBND tỉnh quyết định tùy theo tình hình thực tế hoạt động của 60 Sở. Giám đốc Sở chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở. Phòng Nghiệp vụ du lịch là đơn vị thực hiện chức năng QLNN về du lịch của tỉnh và quyền hạn được giao. Biểu đồ 2.2 Mô hình tổ chức của Sở VHTT&DL tỉnh Bến Tre 2.3.3. Đội ngũ cán bộ, công chức quản lý hoạt động du lịch Trước đây, Ban Giám đốc Sở Thương mại và Du lịch phân công 01 Phó Giám đốc phụ trách mảng thương mại và du lịch, theo đó Phòng Nghiệp vụ cũng ghép chung gọi là Phòng Nghiệp vụ, Thương mại và Du lịch; có 01 phó trưởng phòng và 02 chuyên viên phụ trách quản lý du lịch. Khi thành lập Sở Du lịch, buổi ban đầu thành lập Phòng Nghiệp vụ có 01 trưởng phòng, 01 phó trưởng phòng và 03 chuyên viên. Đến nay, Phòng Nghiệp vụ Du lịch trực thuộc Sở VHTT & DL Bến Tre có 01 trưởng phòng, 01 phó trưởng phòng và 05 chuyên viên. Mối quan hệ công tác giữa Sở VHTT & DL với các Phòng Văn hóa – Thông tin huyện, thị xã, thành phố là mối quan hệ chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ; BỘ VHTT&DL SỞ VHTT&DL TỈNH BẾN TRE UBND TỈNH BẾN TRE GIÁM ĐỐC CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG NGHIỆP VỤ VĂN HÓA PHÒNG NGHIỆP VỤ THỂ THAO PHÒNG NGHIỆP VỤ DU LỊCH VĂN PHÒNG SỞ PHÒNG TỔ CHỨC CÁN BỘ PHÒNG XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH THANH TRA SỞ 61 chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, dự án, đề án, kế hoạch công tác lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình thống nhất từ Trung ương đến cơ sở. Phòng Văn hóa – Thông tin huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm tổ chức thực hiện đầy đủ các lĩnh vực công tác của ngành và chấp hành nghiêm chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định. Theo đó, ở 08 huyện, thị xã, thành phố của Bến Tre, Phòng VHTT cấp huyện hiện có 01 trưởng phòng, 01 phó trưởng phòng và các chuyên viên phụ trách quản lý du lịch ở địa phương. Đến cấp cơ sở, UBND cấp xã phụ trách chung văn hóa xã hội do phó chủ tịch phụ trách và cán bộ văn phòng thực hiện nhiệm vụ do cấp huyện hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ. Tuy nhiên, công tác quản lý về du lịch chủ yếu được thực hiện ở địa bàn cấp tỉnh và cấp huyện, ở cấp cơ sở như phường, xã chủ yếu là bảo vệ di tích văn hóa – lịch sử, bảo vệ môi trường du lịch và giữ gìn an ninh trật tự, an toàn cho du khách là chính. Có thể nói đội ngũ cán bộ quản lý du lịch ở địa phương khá mỏng, nhất là ở cấp huyện và cấp cơ sở hầu như không có cán bộ phụ trách được đào tào bài bản về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý các hoạt động du lịch. Một số thì được đào tạo thông qua các lớp bồi dưỡng ngắn hạn do Sở VHTT & DL phối hợp với các công ty lữ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_du_lich_tren_dia_ban_tinh_ben_t.pdf
Tài liệu liên quan