Luận văn Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở huyện Na rì, tỉnh Bắc Kạn

LỜI CAM ĐOAN .i

LỜI CẢM ƠN.ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.vi

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ.vii

MỞ ĐẦU. 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ

NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG. 8

1.1. Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc về giảm nghèo bền vững. 8

1.1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan . 8

1.1.2. Đặc điểm và nguyên nhân nghèo . 16

1.1.3. Nguyên tắc giảm nghèo bền vững . 20

1.2. Quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững . 21

1.2.1. Khái niệm quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững. 21

1.2.2. Vai trò của Nhà nước đối với giảm nghèo bền vững . 21

1.2.3. Nội dung Quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững . 23

1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền

vững . 27

1.3.1. Yếu tố chủ quan . 27

1.3.2. Yếu tố khách quan. 31

1.4. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững ở một số địa

phương tại Việt Nam . 34

1.4.1. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững tại huyện Phú

Lương, tỉnh Thái Nguyên. 34

1.4.2. Kinh nghiệm Quản lý Nhà nước về công tác giảm nghèo tại huyện

Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. 36

1.4.3. Một số bài học rút ra . 37

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1. 39

pdf115 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 553 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở huyện Na rì, tỉnh Bắc Kạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưởng của điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đến thực hiện giảm nghèo bền vững tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn Thuận lợi: Thứ nhất, huyện Na Rì có hệ thống đồi núi, rừng có độ che phủ lớn, do đó, các nguồn lực từ rừng và các sản phẩm từ rừng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Việc phát triển, khai thác, chế 44 biến gỗ từ rừng, tận dụng các nguồn thu từ rừng là bước đi bền vững trong thời gian tới của huyện. Thứ hai, nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú như vàng, atimo, thủy ngân, đá vôi... tại huyện đem lại nguồn lực lớn cho sự phát triển về kinh tế tại vùng. Việc khai thác khoáng sản tại địa phương mang lại việc làm thường xuyên và nguồn thu nhập ổn định cho người dân, góp phần tăng trưởng kinh tế của huyện. Thứ ba, huyện Na Rì được thiên nhiên ưu đãi cho cảnh quan hùng vĩ, là nơi sinh sống của nhiều anh em dân tộc thiểu số với nhiều đặc trưng văn hóa đa dạng, huyện Na Rì có tiềm năng phát triển du lịch, khám phá nếu có sự đầu tư, quảng bá và xây dựng có hệ thống. Hướng đến sự phát triển bền vững gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa, dân tộc, tiềm năng du lịch của huyện cần sự đầu tư và phát triển trong tương lai. Thứ tư, người dân có nhiều điều kiện thuận lợi để trồng trọt, chăn nuôi. Hiện nay, sản phẩm chủ lực tại địa phương chủ yếu là cây lúa, cây ngô, nuôi trâu, bò, dê... để phát triển kinh tế, góp phần giảm nghèo bền vững tại địa phương. Thứ năm, môi trường chính trị, an ninh - quốc phòng ổn định, tạo tiền đề vững chắc cho các hoạt động kinh tế - xã hội tại địa phương. Thứ sáu, quỹ đất lâm nghiệp tại huyện có diện tích lớn, có tiềm năng phát triển các cây lâm nghiệp đặc sản tại địa phương như: quế, dổi, trám... với quy mô lớn và bền vững. Thách thức: Thứ nhất, địa hình tại huyện Na Rì phức tạp, chủ yếu là đồi núi với nhiều núi đá vôi, thung lũng hẹp, đây là một thách thức lớn trong việc phát triển giao thông tại địa phương. Giao thông đi lại khó khăn, không thuận tiện, dẫn đến hạn chế trao đổi hàng hóa, đi lại, buôn bán, làm ăn của người dân, tiếp cận thông tin bị hạn chế. Hơn nữa, địa hình phức tạp là nguyên nhân 45 chính dẫn đến các thiên tai ngoài ý muốn như xói mòn, lở đất, lũ lụt trong năm, tạo nên thách thức không nhỏ trong hoạt động giảm nghèo hàng năm. Thứ hai, Na Rì có tốc độ đô thị hóa chậm, công nghiệp chậm phát triển, nguồn kinh tế phụ thuộc phần lớn vào sản xuất nông lâm nghiệp. Trong xu thế phát triển hiện nay, các sản phẩm nông, lâm nghiệp tại huyện chưa đáp ứng được thị trường, có giá trị kinh tế không cao, chỉ đáp ứng nhu cầu hàng ngày của người dân, không có bước đột phá trong phát triển kinh tế. Thứ ba, đất đai tại Na Rì chủ yếu là nhóm đất địa thành (đồi núi), chiếm 96,13% diện tích tự nhiên, còn lại là đất phù sa, đất phục vụ phát triển nông nghiệp, chiếm 2,32% diện tích tự nhiên của huyện. Do đó, phát triển nông nghiệp có một phần hạn chế nhất định, quỹ đất sản xuất không nhiều, diện tích sản xuất hẹp, chia cắt, không tập trung, đất xói mòn dẫn đến chất lượng đất không đáp ứng cao nhu cầu khai thác của người dân. Thứ tư, nền kinh tế có mức phát triển trung bình, không có sự tham gia của nhiều thành phần, không có các doanh nghiệp lớn đầu tư tại địa bàn. Do đó, nguồn lao động tại huyện không được tạo việc làm ổn định tại địa phương, người dân chủ yếu đi làm tại các công ty, doanh nghiệp ngoài tỉnh hoặc xuất khẩu lao động tại nước ngoài. Thứ năm, nguồn lực đầu tư vào phát triển du lịch, phát triển hợp tác xã, phát huy bản sắc dân tộc... còn hạn chế, không phát huy được tiềm lực to lớn của địa phương, chưa tạo động lực đồng bộ và tận dụng hiệu quả nguồn tài nguyên sẵn có, hướng đến các phương án giảm nghèo bền vững trên địa bàn. Thứ sáu, nguồn tài nguyên rừng và khoáng sản đang bị khai thác bừa bãi, không có quy hoạch, gây nên nhiều vấn đề về môi trường, cảnh quan và những đe dọa về khí hậu, thiên tai tại huyện. Thứ bảy, phong tục tập quán đặc trưng của người dân tại huyện còn lạc hậu và nhiều bất cập. Người dân sản xuất và canh tác phụ thuộc chủ yếu vào 46 điều kiện tự nhiên, phương thức sản xuất, tập quán canh tác còn lạc hậu. Nhận thức thường thụ động, trông chờ, ỷ lại vào tự nhiên, có sao hưởng vậy mà ít có khát vọng và nỗ lực làm giàu, tư duy sản xuất chỉ đủ tiêu dùng, chính những điều này đã hạn chế rất lớn đến phát triển sản xuất hàng hóa, lưu thông tiêu dùng trên địa bàn. 2.2. Thực trạng nghèo và khó khăn giảm nghèo bền vững tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn 2.2.1. Thực trạng nghèo tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn 2.2.1.1. Về tỷ lệ hộ nghèo Huyện Na Rì là một huyện còn nhiều khó khăn trong công tác giảm nghèo bền vững nói riêng và công cuộc phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn có nhiều chênh lệch nhất định giữa các vùng, các xã trên địa bàn. Ta có biểu so sánh như sau: 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Xã Kim Lư Xã Hảo Nghĩa Xã Đổng Xá Xã Vũ Loan Thị trấn Yến Lạc Toàn huyện Na Rì Hộ nghèo Hộ cận nghèo Biểu đồ 1: Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của một số xã thuộc huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn (số liệu năm 2019) [45] Xét một cách tổng thể, theo kết quả điều tra năm 2019, các xã thuộc huyện Na Rì vẫn có tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo khá cao với ngưỡng cao nhất là 47 gần 45%, trong đó chủ yếu tập trung vào các xã thuộc vùng núi cao, đi lại khó khăn, ít đất sản xuất, cụ thể như xã Đổng Xá có 245 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 37,35%, số hộ cận nghèo có 75 hộ, chiếm tỷ lệ 11,43%; xã Vũ Loan có 191 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 44,42%, hộ cận nghèo có 45 hộ, chiếm tỷ lệ 10,47%. Trong 22 xã, thị trấn, hai xã có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất huyện bao gồm xã Kim Lư với 40 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 6,37%, xã Hảo Nghĩa với 36 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 10,14% số hộ dân trên địa bàn, đây là hai xã vùng thấp của huyện, có trục chính giao thông đi qua, nhiều đất canh tác và có các hợp tác xã hoạt động hiệu quả, kinh tế - xã hội đang từng bước phát triển, do đó, tỷ lệ hộ nghèo trên mặt bằng chung thấp hơn so với vùng khác. Đối với huyện Na Rì, chỉ số hộ nghèo, cận nghèo trong giai đoạn 2016 – 2020 được thể hiện qua bảng sau: STT Năm Tổng số hộ trên địa bàn Hộ nghèo Hộ cận nghèo Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) 1 2016 9711 3995 40,89 1530 15,66 2 2017 9875 3531 35,76 1707 17,29 3 2018 1015 2843 28,39 1510 15,08 4 2019 10086 2506 24,85 1368 13,56 Bảng 3. Thống kê hộ nghèo, cận nghèo năm 2016, 2017, 2018, 2019 huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn [46] Khi so sánh tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo qua các năm 2016, 2017, 2018, 2019, ta có thể thấy có sự biến chuyển khá rõ rệt về hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn. Năm 2016, số hộ nghèo trên địa bàn là 3.995 hộ, chiếm tỷ lệ 40,9%, khá cao trên tổng số hộ dân của huyện, đến năm 2019, số hộ nghèo là 2.506 hộ, chiếm tỷ lệ 24,85%, như vậy, trong giai đoạn 2016 – 2019, tỷ lệ hộ nghèo 48 tại huyện đã giảm 16,05%, bình quân mỗi năm giảm 4,07%. Số hộ cận nghèo tại huyện năm 2016 là 1.530 hộ, chiếm tỷ lệ 15,66%, đến năm 2019, số hộ cận nghèo là 1.368 hộ, chiếm tỷ lệ 13,56%, trong giai đoạn 2016 – 2019, tỷ lệ hộ cận nghèo giảm xuống 2,1%. Với kết quả như trên, huyện Na Rì đã cơ bản đạt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2016 – 2020 theo Nghị quyết số 07-NQ/HU của Đảng bộ huyện Na Rì giảm tỷ lệ bình quân từ 2 – 2,5% một năm theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 – 2020, trong những năm qua, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm bình quân 4,07% một năm, trong đó tỷ lệ hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn giảm bình quân từ 3,5% – 4% một năm, hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết đề ra. Tỉnh Bắc Kạn là một tỉnh nghèo của cả nước, năm 2019, toàn tỉnh có 02 huyện thuộc huyện đặc biệt khó khăn bao gồm huyện Ngân Sơn và huyện Pác Nặm. Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Na Rì so với các huyện khác được thể hiện qua biểu sau: 0 10 20 30 40 50 60 Huyện Ba Bể Thành phố Bắc Kạn Huyện Chợ Mới Huyện Pác Nặm Huyện Bạch Thông Huyện Na Rì Toàn tỉnh 2016 2017 2018 2019 Biểu đồ 2: Tỷ lệ hộ nghèo năm 2016, 2017, 2018, 2019 của một số huyện tỉnh Bắc Kạn [42] 49 So sánh với các huyện thuộc tỉnh Bắc Kạn, ta có thể thấy rằng, huyện Na Rì đang có tỷ lệ hộ nghèo ở mức khá cao so với mặt bằng chung trên toàn tỉnh. Huyện Pác Nặm là huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất toàn tỉnh với tỷ lệ 35,17% trong năm 2019, Thành phố Bắc Kạn có tỷ lệ thấp nhất với 1,93% năm 2019, tỷ lệ này của huyện Na Rì là 24,85%, thấp hơn huyện Pác Nặm 10,85%, cao hơn Thành phố Bắc Kạn 2,92%. Với tỷ lệ hộ nghèo qua 03 năm, huyện Na Rì và các huyện khác trong tỉnh Bắc Kạn đề có xu hướng giảm một cách bền vững, huyện Ba Bể có tỷ lệ giảm nhanh hơn so với các huyện khác, huyện Na Rì có tốc độ giảm hộ nghèo ở mức trung bình; so với tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh, huyện Na Rì ở mức cao hơn qua các năm. 2.2.1.2. Về tính chất nghèo Với đặc trưng là một huyện vùng cao thuộc khu vực vùng núi phía bắc, huyện Na Rì có thu nhập bình quân đầu người thấp, tổng bình quân lương thực đầu người hàng năm trung bình là 791kg/người/năm. nguồn thu nhập của người dân phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp, lâm nghiệp, chỉ phục vụ những nhu cầu thiết yếu hàng ngày, đặc biệt là người nghèo - đối tượng ít có nguồn tích trữ và dự phòng cho rủi ro trong tương lai. Huyện Na Rì có sự phân hóa rõ rệt giữa các vùng về tỷ lệ hộ nghèo tại địa phương. Theo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo hàng năm cho thấy, người nghèo tại các vùng sâu, vùng xa chiếm tỷ lệ cao nhất trên toàn huyện, tập trung ở các xã như Vũ Loan (44,42%), Đổng Xá (37,35%), Lương Thành (37,25%) [45] (Số liệu năm 2019), đây đều là những xã ở vùng cao, đường đi lại chưa được bê tông hóa, thuộc vùng sâu, vùng xa của huyện, địa hình bị chia cắt, dốc đá, đất dễ bị xói mòn dẫn đến canh tác nông nghiệp gặp khó khăn, quỹ đất canh tác cây lúa nước và các loại cây ngắn ngày hạn chế, không tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Hộ nghèo cũng tập trung chủ yếu tại các cộng đồng dân tộc thiểu số tại địa phương như dân tộc dao, mông, tày, nùng. Theo kết quả điều tra năm 50 2019, số hộ nghèo thuộc dân tộc kinh chiếm tỷ lệ 2,8%, còn lại 97,2% số hộ nghèo thuộc dân tộc thiểu số. Phân hóa theo dân tộc, có thể thấy rằng, dân tộc mông có tỷ lệ người nghèo cao nhất với 67% hộ nghèo và 5,4% hộ cận nghèo trong cộng đồng, sau đó là người dao với 52,9% hộ nghèo và 12,5% hộ nghèo trong cộng đồng; Hai cộng đồng dân tộc lớn nhất huyện là tày và nùng có tỷ lệ hộ nghèo ít hơn với 18,8% người tày và 24,2% người nùng [45]. 2.2.1.3. Nguyên nhân nghèo Nguyên nhân khách quan: Điều kiện tự nhiên: Huyện Na Rì có địa hình chủ yếu là đồi núi cao, bị chia cắt, rừng chiếm phần lớn diện tích vùng, do đó, đất canh tác ít, sản lượng nông nghiệp thấp so với địa phương khác. Hàng năm, người dân phải đối mặt với thiên tai như lũ quét, sạt lở đất, đất bị xói mòn mạnh, rét đậm, rét hại kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng, chất lượng vật nuôi, cây trồng và cuộc sống của người dân. Cơ sở hạ tầng: giao thông đi lại khó khăn là nguyên nhân lớn dẫn đến nghèo tại địa phương; hệ thống giao thông tại huyện mặc dù đã được nhựa hóa ở các trục đường chính nhưng hiện nay đang xuống cấp, các trục đường liên xã chưa được đầu tư, bê tông hóa, người dân đi lại khó khăn, gây cản trở đến việc thông thương hàng hóa, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho nhân dân tại địa phương, kinh tế phát triển chậm, không có bước phát triển đột phá về kinh tế, dịch vụ, đặc biệt là tại các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa của vùng như xã Vũ Loan, xã Đổng Xá, xã Liêm Thủy.... Ngoài ra, cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục, y tế của huyện còn hạn hẹp, một số trường học và trạm y tế bị xuống cấp về cơ sở hạ tầng, đa số trường học và trạm y tế thuộc huyện thiếu các trang thiết bị giảng dạy, khám chữa bệnh theo tiêu chuẩn quy định, điều này làm giảm sự tiếp cận của người dân đối với các dịch vụ công cộng tại địa phương, đặc biệt là người nghèo. 51 Ảnh hưởng của dịch bệnh cho cây trồng vật nuôi trong thời gian qua cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác tại địa phương. Sự bùng nổ của dịch lở mồm long móng ở trâu, bò, dịch tả lợn châu phi ở lợn, dịch sâu keo tại cây ngô, dịch rầy nâu ở cây lúa... đã tạo ra thiệt hại lớn trong việc canh tác, chăn nuôi hàng năm của người dân. Năng suất cây trồng, vật nuôi thấp, có nơi mất trắng thành quả lao động, người dân không tạo ra sản phẩm, công cuộc giảm nghèo tại địa phương bị đe dọa, nguy cơ tái nghèo, nghèo mới phát sinh. Nguyên nhân chủ quan: Thiếu vốn sản xuất, kinh doanh là khó khăn chủ yếu trong quá trình vươn lên thoát nghèo của người dân. Mặc dù hiện nay đã có nhiều chính sách tín dụng, cho vay ưu đãi cho hộ gia đình sản xuất nhưng đó thường là các nguồn vốn không lớn, mặt khác, người nghèo không có nguồn tích lũy, do đó, trì hoãn khả năng đổi mới sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo các chương trình giảm nghèo bền vững của địa phương. Thị trường tiêu thụ sản phẩm không lớn tại địa phương: thực tế cho thấy, có nhiều vùng sản xuất được sản phẩm có chất lượng như miến dong, cây ăn quả, men lá... nhưng thị trường tiêu thụ hạn chế, chủ yếu tiêu thụ trong huyện, trong tỉnh, chưa có sự liên kết với các tỉnh khác hoặc liên doanh nước ngoài, sản phẩm làm ra không có nơi tiêu thụ, kinh tế của người dân chưa có bước phát triển rõ rệt theo xu hướng của thị trường. Thiếu đất canh tác, thiếu kiến thức sản xuất: quỹ đất canh tác ở huyện Na Rì khá thấp, chủ yếu là rừng, núi, đất canh tác nông nghiệp còn hạn chế, chưa tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp có số lượng lớn. Ngoài ra, người dân chủ yếu canh tác theo kinh nghiệm, truyền thống, không áp dụng khoa học kỹ thuật và các kiến thức sản xuất vào trồng trọt chăn nuôi, sản lượng làm ra thấp, hoặc không đạt yêu cầu về chất lượng sản phẩm. Ý chí thoát nghèo của người dân: một bộ phận người nghèo của huyện Na Rì xuất hiện tình trạng ỷ lại vào chế độ, chính sách của Nhà nước, không 52 có ý chí thoát nghèo và không muốn thoát nghèo; Công tác tuyên truyền, vận động thoát nghèo khó khăn, người nghèo lười lao động, không muốn hoặc không có việc làm tạo nên sự cản trở lớn trong công tác triển khai các chương trình giảm nghèo tại địa phương. Ngoài ra, các nguyên nhân xuất phát từ rủi ro đột xuất như ốm đau, bệnh tật, mắc các tệ nạn xã hội, chi tiêu không hợp lý, đông con....là những yếu tố bất lợi cho việc thực thi nhiệm vụ giảm nghèo hàng năm. 2.2.2. Khó khăn về giảm nghèo bền vững tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn Với kết quả giảm nghèo và nguyên nhân nghèo đã nêu trên, công tác giảm nghèo bền vững của huyện Na Rì có những khó khăn sau: Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm, tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, số lượng người nghèo là người dân tộc thiểu số còn ở mức cao, còn có nhiều yếu tố tác động đến nguy cơ tái nghèo, nghèo mới của các hộ dân trên địa bàn. Năng lực đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác giảm nghèo, đặc biệt là ở cấp cơ sở còn hạn chế, nhận thức về các chính sách giảm nghèo trong việc lập kế hoạch hàng năm chưa đầy đủ, dẫn đến việc tổ chức thực hiện các dự án còn chậm, ảnh hưởng lớn đến chất lượng và hiệu quả của chương trình. Liên kết, phát triển thị trường tiêu thụ, phát triển các hợp tác xã và thúc đẩy sự phát triển kinh tế còn chậm và chưa có các giải pháp phát triển hợp tác xã hữu hiệu. Nhiều sản phẩm của địa phương không được tiêu thụ hiệu quả hoặc giá trị sản phẩm thấp, thu nhập bình quân đầu người của huyện không cao, kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp và khai thác lâm sản, khoáng sản. Nguồn lực thực hiện giảm nghèo bền vững tại huyện còn hạn chế. Nguồn ngân sách trung ương và địa phương hạn hẹp, các nguồn lực huy động từ các nguồn khác tại địa phương còn khó khăn, chưa đáp ứng được nhu cầu giảm nghèo bền vững trong thời gian dài trên địa bàn. Nhiều hộ nghèo không có khả năng thoát nghèo do các nguyên nhân như tuổi cao, bệnh tật, hộ bảo trợ xã hội, không có đất canh tác, tư liệu sản xuất.... 53 Công tác tuyên truyền về chính sách giảm nghèo của Nhà nước, tuyên truyền về ý thức thoát nghèo của người dân còn kém hiệu quả và chưa thực sự tạo sự chuyển hóa rõ rệt trong nhận thức của nhân dân. 2.3. Phân tích thực trạng quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn 2.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn Với nhiệm vụ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, ngày 16/5/2017, Ủy ban nhân dân huyện Na Rì đã ban hành Quyết định số 1187/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 – 2020 gồm 29 thành viên [46]. Ban Chỉ đạo là lãnh đạo Ủy ban nhân dân và các phòng, ban, ngành; trong đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện làm Trưởng ban, 01 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện làm Phó Trưởng Ban Thường trực; Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn làm Phó Trưởng ban phụ trách chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới; Trưởng phòng lao động – Thương binh và xã hội làm Phó Trưởng ban phụ trách Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên xây dựng đề án, dự án, kế hoạch theo chức năng nhiệm vụ của ngành, lập kế hoạch hoạt động chi tiết để tổ chức thực hiện các chính sách đối với người nghèo trên địa bàn. Tại cấp xã, thành lập Ban Chỉ đạo cấp xã, Trưởng ban là Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thành viên là công chức văn hóa xã hội phụ trách lao động – thương binh và xã hội, Chủ tịch các hội, đoàn thể trên địa bàn, hàng năm, Ban Chỉ đạo cấp xã có nhiệm vụ như sau: Tham mưu giúp UBND xã xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo trên địa bàn. 54 Xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu, kế hoạch, biện pháp giảm nghèo của xã trên cơ sở kế hoạch giảm nghèo huyện và chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tổ chức rà soát, bình nghị hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và công nhận. Khảo sát xác định nguyên nhân, tình trạng nghèo, lập danh sách, phân loại theo từng nhóm hộ để quản lý và có giải pháp hỗ trợ phù hợp. Lập danh sách đề nghị mua BHYT cho hộ nghèo và cận nghèo. Mở sổ cái theo dõi, quản lý việc thực hiện các chính sách đối với hộ nghèo. Tổ chức thực hiện các biện pháp hỗ trợ hộ nghèo, người nghèo và tham gia quản lý các chương trình có liên quan đến hoạt động giảm nghèo của địa phương. Phối hợp với ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch giảm nghèo trên địa bàn. Tổ chức các tổ, nhóm tương trợ giúp nhau làm ăn, giảm nghèo. Vận động, huy động nguồn lực từ cộng đồng hỗ trợ vào công tác giảm nghèo của địa phương. Tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức người nghèo; tư vấn, hướng dẫn cách làm ăn giúp hộ nghèo làm ăn có hiệu quả, vươn lên thoát nghèo. Hướng dẫn, tổ chức để nhân dân thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động giảm nghèo ở cơ sở. Phân công thành viên quản lý, hỗ trợ theo từng nhóm hộ, từng lĩnh vực cụ thể. Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả. Tổ chức sơ, tổng kết, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích tốt trong công tác giảm nghèo. Tổ chức thực hiện lồng ghép các hoạt động khác với nhiệm vụ giảm nghèo. Xây dựng và nhân rộng các mô hình hoạt động giảm nghèo và mô hình sản xuất có hiệu quả. 55 2.3.2. Thực hiện quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn 2.3.2.1. Đánh giá chung Công tác giảm nghèo bền vững tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn đã được triển khai đồng bộ với nhiều giải pháp hiệu quả, đặc biệt là các cơ chế, chính sách liên quan đến công tác hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, dạy nghề cho người nghèo, hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản... tạo tiền đề cơ bản để địa bộ phận hộ nghèo cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo. Thực hiện việc quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững, chính quyền cấp huyện đã ban hành một số Nghị quyết, Chương trình giảm nghèo với mục tiêu bám sát chủ trương, đường lối, chính sách của cấp trên, đồng thời, gia nhiệm vụ cụ thể cho bộ phận chuyên trách với trách nhiệm tham mưu UBND huyện xây dựng các Kế hoạch, chương trình giảm nghèo để tổ chức thực hiện tại địa phương. Tại cấp huyện và cấp xã, thành lập Ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững với cơ cấu, thành phần phù hợp, có trách nhiệm cao và gắn liền với thực tiễn địa phương. Hàng năm, UBND huyện chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo trên địa bàn. Từ đó, đã kịp thời phát hiện và khắc phục các sai lệch trong quá trình triển khai và thực hiện các chương trình liên quan đến giảm nghèo, chấn chỉnh các sai sót khi có phát sinh. 2.3.2.2. Hệ thống chính sách và chương trình giảm nghèo hiện hành của Việt Nam và tỉnh Bắc Kạn [46] Trong giai đoạn 2016 – 2020, Việt Nam đã ban hành các chính sách và chương trình giảm nghèo như sau: 56 Nghị quyết số 76/2014/QH13 ngày 24 tháng 6 năm 2014 của Quốc Hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020; Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Quốc Hội phê duyệt chủ trương đầu tư thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 – 2020; Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo; Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ năm 2011 đến năm 2020; Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020. Thực hiện chính sách, chương trình giảm nghèo của trung ương, tỉnh Bắc Kạn đã chủ động đánh giá, ban hành các văn bản để cụ thể hóa chính sách, chương trình tại địa phương, cụ thể như sau: Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 26 tháng 4 năm 2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ ba (khóa XI) về thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020; Quyết định số 823/QĐ-UBND ngày 09 tháng 6 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc Phê duyệt Đề án thực hiện Chương trình Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020; Quyết định số 1782/QĐ-UBND ngày 01 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về Ban hành Kế hoạch triển khai Đề án thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2016 – 2020; Quyết định số 92/QĐ-UBND ngày 23 tháng 02 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020; 57 Quyết định số 941/QĐ-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc Ban hành Kế hoạch kiểm tra, giám sát đánh giá Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 – 2020; Quyết định số 38/2017/QĐ-UBND ngày 15 tháng 12 năm 2017 quy định về cơ chế quản lý thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; Cùng các Kế hoạch thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững tại tỉnh qua các năm 2016, 2017, 2018, 2019 các công văn chỉ đạo, các cuốn cẩm nang, các hướng dẫn có liên quan đến công tác giảm nghèo tại địa phương. 2.3.2.3. Nhóm chính sách và dự án giảm nghèo toàn diện [46] Huyện Na Rì đã chủ động ban hành các văn bản thực thi theo đúng chỉ đạo của cấp trên, đồng thời, phù hợp với điều kiện thực tế, đặc trưng của địa phương. Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 26 tháng 4 năm 2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ ba (khóa XI) về thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020, Huyện ủy Na Rì đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/HU ngày 22 tháng 7 năm 2016 về việc Thực hiện chương trình Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020. Nghị quyết đã nêu ra những định hướng chủ yếu trong công tác giảm nghèo tại địa phương, đưa ra các chỉ tiêu và dự báo kết quả trong từng giai đoạn. Ủy ban nhân dân huyện Na Rì ban hành Kế hoạch số 111/KH-UBND ngày 02 tháng 8 năm 2016 về việc thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020 để cụ thể hóa Nghị quyết mà Huyện ủy đã đưa ra, trong kế hoạch đã đưa ra lộ trình thực hiện các chỉ tiêu giảm nghèo, chính sách giảm nghèo trong giai đoạn 2016 – 2020 theo từng mốc thời gian cụ thể và từng phương án cụ thể. 58 Sau khi ban hành Kế hoạch, Ủy ban nhân dân huyện Na Rì ban hành Quyết định số 1555/QĐ-UBND ngày 06 tháng 6 năm 2017 về Ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 – 2020, Quyết định số 1155/QĐ-UBND ngày 05 tháng 10 năm 2017 về việc Thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 – 2020 huyện Na Rì, đây là cơ sở pháp lý để các thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện quản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_giam_ngheo_ben_vung_o_huyen_na.pdf
Tài liệu liên quan