Luận văn Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN.ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.ix

MỞ ĐẦU . 1

1. Lý do chọn đề tài. 1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn . 3

3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn. 5

3.1. Mục đích. 5

3.2. Nhiệm vụ. 5

4. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu . 6

4.1. Đối tượng nghiên cứu. 6

4.2. Phạm vi nghiên cứu. 6

5. Phương pháp nghiên cứu. 6

5.1. Phương pháp luận. 6

5.2. Phương pháp nghiên cứu. 6

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. 7

6.1. Đóng góp về lý luận . 7

6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn. 7

7. Kết cấu của luận văn . 7

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG

TÁC GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG. 8

1.1. Giảm nghèo bền vững . 8

1.1.1. Những vấn đề chung về nghèo. 8

1.1.2. Giảm nghèo và giảm nghèo bền vững . 15

1.1.3. Các yếu tố tác động đến công tác giảm nghèo bền vững. 23

pdf119 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 474 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chủ trương thành Nghị quyết, chương trình, kế hoạch,... và triển khai một cách khoa học, phù hợp thực tiễn, phát huy dân chủ, tổ chức thực hiện đồng bộ, kịp thời, gắn với chương trình cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc theo dõi, quản lý đối tượng và công khai các chế độ, chính sách giảm nghèo như Núi Thành, Đông Giang, Bắc Trà My, Điện Bàn, Hội An. Công tác theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát đánh giá và sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm trong công tác giảm nghèo được một số ngành, địa phương thực hiện kịp thời, đúng quy định. 1.3.3. Bài học từ kinh nghiệm quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở các địa phương Từ những kinh nghiệm của các địa phương trong thực hiện công tác giảm nghèo bền vững, bài học kinh nghiệm cho tỉnh Đắk Lắk như sau: - Một là, xác định giảm nghèo là sự nghiệp lâu dài gắn liền với quá trình phát triển kinh tế của huyện, do đó cần phải kiên trì để thực hiện mục tiêu đề ra, tổ chức thực hiện chính sách, không chủ quan nóng vội, thành tích; phải khơi dậy ý chí tự vươn lên của chính bản thân người nghèo để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; Đảng ủy, chính quyền các huyện, thị xã phải quán triệt đầy đủ trách nhiệm vai trò lãnh đạo của mình. - Hai là, trên cơ sở các chính sách và chương trình giảm nghèo bền vững, trong công tác quản lý nhà nước, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã cần xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể trên địa bàn để tổ chức thực hiện; phân công trách nhiệm cụ thể cho Ban chỉ đạo, các ban, ngành, đoàn thể thường xuyên kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm trong chỉ đạo. Thực tế đã 44 cho thấy rằng nơi nào, cấp ủy nào, chính quyền nào quan tâm chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với Ủy ban mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương, thực hiện mở rộng có sự tham gia của người dân thì nơi đó, giảm nghèo đạt kết quả cao và ngược lại nếu không có sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương. - Ba là, công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các chính sách chương trình giảm nghèo cần được tổ chức thường xuyên, nhất là ở cấp xã, từ việc xác định đối tượng thụ hưởng đến việc tổ chức thực hiện các chính sách; thông qua đó để hạn chế tiêu cực, lợi dụng chính sách, đồng thời phát hiện những hạn chế, bất hợp lý để kiến nghị bổ sung cho giai đoạn mới. - Bốn là, thường xuyên tổ chức đa dạng, phù hợp các hình thực truyền thông về giảm nghèo để tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người nghèo; phát hiện, tuyên truyền phổ biến các mô hình, điển hình giảm nghèo có hiệu quả để nhân rộng; phê phán các hiện tượng tiêu cực, không muốn thoát nghèo; tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm giảm nghèo; tạo sự đồng thuận cao trong xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo. - Năm là, chú trọng làm tốt công tác điều tra, rà soát hộ nghèo cơ bản, nắm chắc đối tượng, cập nhật thông tin thường xuyên về hộ nghèo, tình hình thực hiện các dự án, chính sách để có đủ căn cứ cho phục vụ công tác lãnh đạo và chỉ đạo điều hành. Để quản lý nhà nứớc về giảm nghèo có hiệu quả, bắt buộc các chính sách hỗ trợ phải hợp lý, mang tính khả thi và phù hợp với yêu cầu thực tiển hộ gia đình, ví dụ: hộ thiếu đất sản xuất thì đưa vào diện thiếu đất sản xuất, hộ thiếu hụt về bảo hiểm y tế thì sẽ rà soát vào diện hộ nghèo thiếu hụt về tiêu chí y tế để từ đó thực hiện tốt công tác tham mưu, hoạch định các chính sách giảm nghèo phù hợp, hỗ trợ đúng đối tượng. - Sáu là, phát huy mạnh mẽ dân chủ trong cộng đồng mọi hoạt động từ việc xác định hộ nghèo, thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo, bình xét thoát 45 nghèo, lựa chọn đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu cho địa phương để nâng cao chất lượng hiệu quả trong công tác giảm nghèo bền vững. - Bảy là, đầu tư vào con người, đây là yếu tố quyết định đến giảm nghèo bền vững. Cần tạo cho mỗi người có cơ hội ngang nhau để có việc làm và thu nhập ổn định. Nhà nước quan tâm hỗ trợ trong việc học tập, đào tạo nghề, trang bị kiến thức, chăm sóc y tế. 46 Tiểu kết chương 1 Giảm nghèo bền vững và bảo đảm an sinh xã hội là một chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước. Mặc dù xuất phát điểm của nền kinh tế, cùng trình độ tổ chức, quản lý xã hội của đất nước khi bước vào giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn thấp, nên Đảng, Nhà nước xác định vấn đề bảo đảm an sinh xã hội trong đó có xóa đói, giảm nghèo, giảm nghèo bền vững đã được là mục tiêu, biện pháp cần tiến hành kiên trì, bền bỉ trong một thời gian dài. Giảm nghèo bền vững vừa nâng cao chất lượng nguồn lực cho sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc; vừa góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội; giảm bớt chênh lệch thu nhập giữa các nhóm dân cư; vừa thể hiện rõ bản chất tốt đẹp của xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang hướng tới, dù mới chỉ ở thời kỳ quá độ. Việc quản lý của nhà nước đối với giảm nghèo bền vững tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu: xây dựng, ban hành các chương trình, chính sách thực hiện giảm nghèo bền vững; xây dựng tổ chức bộ máy và nhân sự thực hiện giảm nghèo bền vững; bố trí nguồn lực, tổ chức thực hiện các chương trình giảm nghèo bền vững và kiểm soát việc thực hiện các chương trình, chính sách này. Trong nội dung Chương 1, đề tài đã tập trung phân tích và làm rõ khái niệm về nghèo đói, quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững cũng như chuẩn nghèo hiện nay. Bên cạnh đó, đề tài cũng đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở khoa học về quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững, đồng thời đã đúc kết được các kinh nghiệm giảm nghèo từ các quốc gia, các tỉnh, địa phương ở Việt Nam có tỷ lệ hộ nghèo cao, từ đó rút ra các bài học giảm nghèo cho địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Những phân tích và kết luận ở Chương 1 sẽ làm cơ sở cho hoạt động đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk mà đề tài tập trung phân tích ở Chương 2. 47 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên tỉnh Đắk Lắk Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba, có độ cao trung bình 400 – 800 mét so với mặt nước biển, nằm cách Hà Nội 1.410 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km. Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp Phú Yên và Khánh Hoà, phía Nam giáp Lâm Đồng và Đắk Nông, phía Tây giáp Campuchia. Tỉnh Đắk Lắk có diện tích 13.125,37 km2, dân số toàn tỉnh gần 1,8 triệu người, mật độ dân số đạt hơn 137 người/km². Trong đó, dân số sống tại thành thị đạt 432.458 người, dân số sống tại nông thôn đạt 1.364.208 người. Dân số nam đạt 906.619 người, dân số nữ đạt 890.047 người. Cộng đồng dân cư Đắk Lắk gồm 47 dân tộc. Trong đó, người Kinh chiếm trên 70%; các dân tộc thiểu số như Ê Đê, M'nông, Thái, Tày, Nùng... chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh. Dân số tỉnh phân bố không đều trên địa bàn các huyện, tập trung chủ yếu ở thành phố Buôn Ma Thuột, thị trấn, huyện lỵ, ven các trục Quốc lộ 14, 26, 27 chạy qua các huyện như Krông Búk, Krông Pắk, Ea Kar, Krông Ana. Các huyện có mật độ dân số thấp chủ yếu là các huyện đặc biệt khó khăn như Ea Súp, Buôn Đôn, Lắk, Krông Bông, M’Đrắk, Ea Hleo v.v Đắk Lắk là tỉnh có nhiều dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc có những nét đẹp văn hoá riêng. Đặc biệt là văn hoá truyền thống của các dân tộc Ê Đê, M'Nông, Gia Rai với những lễ hội cồng chiêng, đâm trâu, đua voi mùa xuân; kiến trúc nhà sàn, nhà rông; các nhạc cụ lâu đời nổi tiếng như các 48 bộ cồng chiêng, đàn đá, đàn T'rưng; các bản trường ca Tây Nguyên... là những sản phẩm văn hoá vật thể và phi vật thể quý giá, .Tất cả các truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc tạo nên sự đa dạng, phong phú về văn hóa của Đắk Lắk. Tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 13 huyện. Trong đó có 184 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 152 xã, 20 phường và 12 thị trấn với dân số gần 1,8 triệu người.[3] Có thể nhận thấy, so với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên, tỉnh Đắk Lắk có vị trí thuận lợi, tạo điều kiện cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội. Đây là điều kiện để địa phương học hỏi kinh nghiệm của các tỉnh lân cận để có những định hướng trong công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh, ngoài các dân tộc thiểu số tại chỗ còn có số đông khác dân di cư từ các tỉnh phía Bắc và miền Trung đến Đắk Lắk sinh cơ lập nghiệp. Trong những năm gần đây, dân số của Đắk Lắk có biến động do tăng cơ học, chủ yếu là di dân tự do, điều này đã gây nên sức ép lớn cho tỉnh về giải quyết đất ở, đất sản xuất và các vấn đề đời sống xã hội, an ninh trật tự và môi trường sinh thái. Đồng thời đời sống văn hóa – xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số còn những tập tục nặng nề, trình độ dân trí còn thấp, khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, nên chưa tạo được đột phá trong phát triển kinh tế. Mặt khác, khí hậu, thời tiết không thuận lợi, thiên tai, dịch bệnh thường xảy ra ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, sản xuất và đời sống nhân dân, dẫn đến tình trạng tái nghèo vẫn còn diễn ra. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội tỉnh Đắk Lắk Kinh tế chủ đạo của tỉnh Đắk Lắk chủ yếu dựa vào sản xuất và xuất khẩu nông sản, lâm sản. Tỉnh có tiềm năng về du lịch sinh thái. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2017, tỉnh Đắk Lắk xếp ở vị trí thứ 31/63 tỉnh thành. Đắk Lắk là tỉnh có diện tích và sản 49 phẩm cà phê xuất khẩu lớn nhất cả nước, với diện tích 182.343ha và sản lượng thu hoạch hàng năm đạt trên 400.000 tấn, chiếm 40% sản lượng cả nước. Tỉnh cũng là nơi trồng bông, cacao, cao su, điều lớn của Việt Nam. Đồng thời, là nơi phát triển các loại cây ăn trái khác, như cây bơ, sầu riêng, chôm chôm, xoài... Tổng sản phẩm xã hội (GRDP - theo giá so sánh 2010) ước thực hiện 51.496 tỷ đồng, đạt 100,03% kế hoạch, tăng trưởng kinh tế 7,82% (kế hoạch: 51.480 tỷ đồng, tăng trưởng kinh tế 7,8%-8% so với năm 2017), trong đó: Ngành nông, lâm, thủy sản ước thực hiện 20.315 tỷ đồng, bằng 100,02% kế hoạch, tăng 4,4% so với thực hiện năm 2017 (kế hoạch: 20.310 tỷ đồng, tăng 4,33%); Ngành công nghiệp - xây dựng ước thực hiện 8.322 tỷ đồng, bằng 92,3% kế hoạch, tăng 4,1% so với thực hiện năm 2017 (kế hoạch: 9.015 tỷ đồng, tăng 12,72%); Ngành dịch vụ ước thực hiện 21.745 tỷ đồng, bằng 103,5% kế hoạch, tăng 13% so với thực hiện năm 2017 (kế hoạch: 21.010 tỷ đồng, tăng 9,2%). Thuế sản phẩm (trừ trợ cấp sản phẩm) ước đạt 1.114 tỷ đồng, bằng 97,3% kế hoạch, tăng 5,6% so với thực hiện năm 2017 (kế hoạch: 1.145 tỷ đồng, tăng 8,53%). Nhìn chung, kinh tế xã hội tỉnh Đắk Lắk đang có những bước chuyển mình tích cực, làm cơ sở cho việc thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ xã hội, trong đó có công tác giảm nghèo bền vững. Đồng thời với nền kinh tế nông – lâm nghiệp phát triển, góp phần tạo công ăn việc làm, hỗ trợ sinh kế cho nhân dân vươn lên thoát nghèo bền vững. 2.2. Khái quát thực trạng nghèo và giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 2.2.1. Những kết quả đạt được trong thực hiện công tác giảm nghèo của tỉnh Đắk Lắk 50 Trong những năm qua, được sự quan tâm của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Đắk Lắk, đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận dân cư tăng lên rõ rệt. Đặc biệt là các chính sách về giảm nghèo đã thực sự đi vào cuộc sống, mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên Đắk Lắk vẫn đang còn nhiều khó khăn, thách thức, tỷ lệ hộ nghèo còn cao; đặc biệt tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ còn ở mức quá cao là 44,45%, trong khi tỷ lệ hộ nghèo giữa chung chỉ còn 16,57% (cao gấp 3 lần so với tỷ lệ hộ nghèo chung của tỉnh). Nguy cơ tái nghèo, nghèo mới ngày càng tăng, tỷ lệ thoát nghèo chưa bền vững, chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn và giữa dân tộc thiểu số với dân tộc kinh trong tỉnh còn cao. Cơ sở hạ tầng, tư liệu hỗ trợ sản xuất còn thiếu; công tác chuyển đổi ngành nghề còn rất hạn chế; trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật chưa cao làm cho đời sống của bà con đồng bào DTTS tại chỗ rất khó khăn, thiếu bền vững, khả năng nghèo mới, tái nghèo là rất cao. Bảng 2.2. Kết quả giảm hộ nghèo tỉnh Đắk Lắk từ năm 2014 – 2018 Năm Hộ nghèo chung toàn tỉnh Hộ nghèo đồng bào dân tộc Số hộ nghèo Tỷ lệ nghèo Số hộ nghèo Tỷ lệ nghèo 2014 41.593 10,02 26.155 62.88 2015 (chuẩn 2011- 2015) 25.322 6.01 16.358 64.60 2015 (chuẩn 2016- 2020) 81.592 19.37 50.322 61,68 2016 76.434 17,83 47.504 62,15 2017 66.956 15,37 42.774 63.88 2018 57.180 12,81 37.067 64.83 51 Nguồn: Tổng hợp kết quả của Sở Lao động – TB&XH tỉnh Đắk Lắk Biểu đồ 2.1. Kết quả giảm hộ nghèo tỉnh Đắk Lắk từ năm 2014 – 2018 Nguồn: Tổng hợp kết quả của Sở Lao động – TB&XH tỉnh Đắk Lắk Qua số liệu trên cho thấy tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk áp dụng theo chuẩn nghèo được quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ từ năm 2014 đến năm 2015 thì số lượng hộ nghèo chung cũng như hộ nghèo là người đồng bào dân tộc đã giảm dần: nếu như năm 2014 tỷ lệ hộ nghèo chung chiếm tới 10,02% số hộ của tỉnh thì đến năm 2015 giảm xuống còn 6,01% (giảm 4,01%); tỷ lệ số hộ nghèo là người đồng bào dân tộc thiểu số tăng từ 62,88% lên 64,60% (tăng 1,72%). Đến tháng 9 năm 2015, việc tổng điều tra, rà soát các hộ nghèo và cận nghèo theo phương pháp tiếp cận từ đơn chiều chuyển sang tiếp cận đa chiều được thực hiện. Theo kết quả Tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg, ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo mới theo hướng tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 52 2020, năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo chung của tỉnh chiếm 19,37%, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 61,68%. Đến năm 2016, theo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo cuối năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo chung của tỉnh giảm chỉ còn chiếm 17,83%, tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số tăng 0,47% lên 62,15%. Đến cuối năm 2017, trên địa bàn tỉnh còn 66.956 hộ nghèo và 42.704 hộ cận nghèo (không tính hộ nghèo phát sinh do bão số 12). Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,59%, từ 17,83% xuống còn 15,24%, đạt mục tiêu đề ra so với kế hoạch (2,5-3%); tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS giảm 4,19%, từ 34,02 xuống còn 29,83%, đạt mục tiêu đề ra so với kế hoạch (4-4,5%); tỷ lệ hộ nghèo các xã đặc biệt khó khăn giảm 5,25%, vượt mục tiêu đề ra so với kế hoạch (4-4,5%). Toàn tỉnh không còn huyện nghèo có tỷ lệ hộ nghèo từ 50% trở lên; có 04 huyện, thị xã, thành phố có tỷ lệ hộ nghèo dưới 10% (thành phố Buôn Ma Thuột: 1,18%, thị xã Buôn Hồ: 4,6%, huyện Cư Kuin: 6,99%, huyện Cư M’gar: 7,33%); có 45/152 xã đạt tiêu chí số 11 trong Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới (tỷ lệ hộ nghèo ≤ 7%), tăng 15 xã so với năm 2016. Năm 2018 tỷ lệ hộ nghèo đạt 12,81%, giảm 9,02% so với năm 2014. Đây có thể nói rằng, trong giai đoạn 2014-2018, tỉnh Đắk Lắk đã giảm được tỷ lệ hộ nghèo theo chiều hướng tích cực. 53 Bảng 2.3. Kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo của tỉnh Đắk Lắk năm 2018 STT Đơn vị Số hộ nghèo Tỷ lệ nghèo 1 Thành phố Buôn Ma Thuột 690 0,86 2 Thị xã Buôn Hồ 861 3,76 3 Huyện Krông Búk 1772 11,38 4 Huyện Ea’Hleo 2779 8,87 5 Huyện Krông Pắc 4246 8,54 6 Huyện Ea Kar 4980 13,44 7 Huyện M’Drắk 6351 34,53 8 Huyện Buôn Đôn 5611 34,69 9 Huyện Ea Súp 7132 36,49 10 Huyện Krông Ana 2073 10,23 11 Huyện Krông Năng 2951 9,88 12 Huyện Cư Kuin 1294 5,26 13 Huyện Lắk 7224 40,58 14 Huyện Krông Bông 7109 32,66 15 Huyện Cư M’gar 2107 5,18 Tổng cộng 57180 12,81 Nguồn: Tổng hợp kết quả Báo cáo của Sở Lao động – TB&XH tỉnh Đắk Lắk Qua số liệu cho thấy, vấn đề đói nghèo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vẫn là một trong những vấn đề lớn cần được tập trung giải quyết trong bối cảnh chung hiện nay. Cũng qua các số liệu thống kê, tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh chưa đồng đều giữa các vùng. Nếu như thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ có tỷ lệ nghèo không đáng kể thì các huyện có điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn, kém phát triển như Huyện Lắk, huyện Krông Bông, huyện Ea Súp tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn khá cao, trên 30%. Điều này sẽ dẫn đến sự 54 phân hoá giàu nghèo, khoảng cách chênh lệch mức sống giữa người giàu và người nghèo có xu hướng ngày càng tăng. Trên cơ sở thực tế và nghiên cứu, nguyên nhân dẫn đến đói nghèo rất đa dạng, từ vấn đề đói nghèo sẽ gây ra những vấn đề bất ổn trong đời sống dân cư nói chung, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Đắk Lắk dẫn đến tình trạng nhiều hộ dân không còn đất ở, đất sản xuất mất đi tư liệu, phương tiện sản xuất. Do đó, rất nhiều hộ nghèo thường xuyên duy trì tình trạng luẩn quẫn trong vòng nghèo đói - thoát nghèo - tái nghèo trở lại; sự phân cực giàu nghèo giữa các cộng đồng dân cư trong chính vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang ngày càng rõ nét Vì vậy, để có thể giảm nghèo một cách bền vững trong thời gian tới, tỉnh Đắk Lắk cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có tăng cường quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững để giải quyết các nguyên nhân kể trên, giúp hộ nghèo tự lực vươn lên thoát nghèo. 2.2.2. Nguyên nhân - Nhóm nguyên nhân khách quan: + Là tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, kinh tế xã hội còn gặp khó khăn khi nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, quy mô nền kinh tế nhỏ, chủ yếu là nông lâm nghiệp. + Với đặc điểm là nơi sinh sống của đông đồng bào dân tộc thiểu số, vì vậy tập quán canh tác của những đối tượng này còn lạc hậu, chưa quen với sản xuất hàng hóa. + Đời sống văn hóa – xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số còn những tập tục nặng nề, trình độ dân trí còn thấp, khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, nên chưa tạo được đột phá trong phát triển kinh tế. + Ở các địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, ít tiếp cận được với các dịch vụ xã 55 hội; thiếu hoặc không có vốn; đông con ốm đau, thiếu sức lao động, thiếu tư liệu sản xuất, không có kế hoạch chi tiêu hợp lý. + Khí hậu, thời tiết không thuận lợi, thiên tai, dịch bệnh thường xảy ra ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, sản xuất và đời sống nhân dân. + Các nguồn vốn đầu tư của tỉnh, Trung ương về xây dựng kết cấu hạ tầng tuy được quan tâm, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội, nhất là về hạ tầng về giao thông. + Một số cán bộ làm công tác nghèo không thông thạo tiếng của người đồng bào dân tộc thiểu số, do đó gặp nhiều khó khăn trong công tác tuyên truyền các chủ trương chính sách, hướng dẫn phương thức sản xuất kinh tế. - Nhóm nguyên nhân chủ quan: + Nhận thức về chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo của một số cán bộ lãnh đạo cơ sở chưa đầy đủ về tầm quan trọng của chương trình nên chưa chỉ đạo kiên quyết, không sâu sát, thiếu kiểm tra + Vai trò chỉ đạo điều hành của một số UBND cấp xã, cấp huyện còn nhiều lúng túng, thiếu chủ động trong việc triển khai thực hiện chương trình. Công tác sơ kết, tổng kết định kỳ ở cơ sở thực hiện chưa tốt do đó việc khắc phục các nhược điểm, đưa ra kế hoạch triển khai còn chậm. + Cán bộ cơ sở làm công tác giảm nghèo hưởng phụ cấp thấp, năng lực hạn chế, thiếu nhiệt tình. Một số địa phương cấp xã chưa xây dựng và nhân rộng được các mô hình, kinh nghiệm giảm nghèo hiệu quả. + Một số hộ nghèo vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nhà nước nên chưa phát huy tiềm năng, thế mạnh, các nguồn lực tại chổ đễ tự lực phát triển kinh thế sản xuất vươn lên thoát nghèo. Qua thực tế và nghiên cứu cho thấy nguyên nhân dẫn đến đói nghèo rất đa dạng, từ vấn đề đói nghèo sẽ gây ra những vấn đề bất ổn trong đời sống dân cư nói chung, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Đắk Lắk dẫn đến tình trạng nhiều hộ dân không còn đất ở, đất sản xuất mất đi tư liệu, 56 phương tiện sản xuất. Do đó, rất nhiều hộ nghèo thường xuyên duy trì tình trạng luẩn quẫn trong vòng nghèo đói - thoát nghèo - tái nghèo trở lại; sự phân cực giàu nghèo giữa các cộng đồng dân cư trong chính vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang ngày càng rõ nét Vì vậy, để có thể giảm nghèo một cách bền vững trong thời gian tới, tỉnh Đắk Lắk cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có tăng cường quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững để giải quyết các nguyên nhân kể trên, giúp hộ nghèo tự lực vươn lên thoát nghèo 2.3. Kết quả đạt được trong quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 2.3.1. Ban hành chính sách, chương trình, kế hoạch thực hiện giảm nghèo bền vững Thực hiện Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020; Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xác định công tác giảm nghèo là một trong những chương trình mục tiêu được ưu tiên hàng đầu trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, là nhiệm vụ cấp bách của toàn Đảng bộ, nhân dân các dân tộc trong tỉnh Đắk Lắk; Với ý nghĩa và tầm quan trọng trên, Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân tỉnh đã quan tâm chỉ đạo, điều hành ban hành bằng các chủ trương, nghị quyết, chương trình hành động cụ thể, thiết thực cho công cuộc giảm nghèo bền vững phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cụ thể: - Hội đồng nhân dân tỉnh đã thông qua Nghị quyết số 47/2011/NQ- HĐND ngày 22/12/2011 về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2015; Nghị quyết số 15/2016/NQ-HĐND ngày 14/12/2016 về Chương trình giảm nghèo 57 bền vững tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016 - 2020; Nghị quyết số 34/2017/NQ- HĐND ngày 08/12/2017 quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và Nghị quyết số 35/2017/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 quy định mức chi phí hỗ trợ chuẩn bị và quản lý thực hiện dự án đối với một số dự án được áp dụng cơ chế đầu tư đặc thù thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. - UBND tỉnh đã ban hành nhiều quyết định, kế hoạch triển khai thực hiện, cụ thể: + Kế hoạch số 3319/KH-UBND ngày 19/6/2012 về triển khai thực hiện Nghị quyết số 47/2011/NQ-HĐND ngày 22/12/2011 về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2015; Quyết định số 1061/QĐ-UBND ngày 04/5/2017 ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Giảm nghèo bền vững tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016 – 2020; UBND tỉnh Đắk Lắk đã giao chi tiết kế hoạch các nguồn vốn nói trên tại các Quyết định: số 1007/QĐ-UBND, ngày 14/4/2016 về việc giao kế hoạch vốn ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách tỉnh thực hiện các CTMTQG năm 2016; số 1386/QĐ-UBND, ngày 18/5/2016 về việc giao chi tiết kế hoạch vốn thông báo sau thực hiện CTMTQG năm 2016; số 4007/QĐ-UBND, ngày 30/12/2016 về việc bổ sung dự toán chi năm 2016 cho các đơn vị; số 395/QĐ-UBND, ngày 22/02/2017 về việc giao nguồn vốn bổ sung từ ngân sách Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2016; + Báo cáo số 53/BC-UBND ngày 09/3/2017 tổng kết thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2016 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2017; Báo cáo số 197/BC-UBND ngày 09/8/2017 tình hình thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2017; 58 + Quyết định số 395/QĐ-UBND ngày 22/02/2017 về việc giao dự toán bổ sung từ ngân sách Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2016; Quyết định số 1012/QĐ-UBND ngày 26/4/2017 về việc phân bổ mức vốn đầu tư phát triển cho các đơn vị để triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2017, Quyết định số 1283/QĐ-UBND ngày 30/5/2017 về việc phân bổ vốn sự nghiệp từ nguồn ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu để thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2017; Quyết định số 1061/QĐ-UBND ngày 04/5/2017 ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016 - 2020. + Quyết định số 633/QĐ-UBND ngày 17/3/2017 ban hành danh mục loại dự án được áp dụng cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2016- 2020; + Kế hoạch số 7446/KH-UBND ngày 20/9/2017 về việc rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2017; + Công văn số 3841/UBND-CN ngày 23/5/2017 về việc hướng dẫn thực hiện cơ chế đầu tư đặc thù theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 10 Nghị định 161/2016/NĐ-CP của Chính phủ; Công văn số 8452/UBND-CN ngày 26/10/2017 về việc điều chỉnh một số nội dung Công văn số 3841/UBND

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_giam_ngheo_ben_vung_tren_dia_ba.pdf
Tài liệu liên quan