MỞ ĐẦU. 1
1. Lý do chọn đề tài luận văn . 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn . 3
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn . 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn . 5
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn . 6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. 6
7. Kết cấu của luận văn . 7
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ GIÁO
DỤC BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ CÔNG LẬP. 8
1.1. Một số khái niệm cơ bản. 8
1.2. Quản lý nhà nước về giáo dục. 16
1.3. Quản lý nhà nước về giáo dục bậc trung học cơ sở . 25
Tiểu kết chương 1. 35
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ GIÁO DỤC
BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK . 36
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của thành phố Buôn Ma
Thuột, tỉnh Đắk Lắk . 36
2.2. Thực trạng hoạt động giáo dục của bậc trung học cơ sở tại thành phố
Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk . 42
2.3. Thực trạng quản lý nhà nước đối với bậc trung học cơ sở trên địa bàn
thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk . 46
2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước cấp cơ sở đối với bậc trung học cơ
sở công lập trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. 55
112 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về giáo dục bậc trung học cơ sở công lập tại địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ay toàn thành phố có 22 trường THCS đạt chuẩn quốc gia. Công tác xã hội
hóa giáo dục được đẩy mạnh nhất là THPT và mầm non, 100% phường, xã có
trung tâm học tập cộng đồng.
- Giáo dục nghề nghiệp và đại học phát triển cả số lượng và chất lượng.
Đại học Tây Nguyên đào tạo đại học đa ngành. Nhiều trường đại học trong cả
nước liên kết với trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh và thành phố đào tạo
41
cán bộ không chỉ cho Đắk Lắk – Buôn Ma Thuột mà cho cả Tây Nguyên. Hệ
thống giáo dục cao đẳng, trung cấp, đa ngành, đa lĩnh vực đảm bảo cung cấp
nhân lực cho nền kinh tế – xã hội của tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông.
- Công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân
được nâng lên rõ rệt. Thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về y
tế. Công tác y tế dự phòng có hiệu quả, chủ động thực hiện các biện pháp
phòng chống dịch bệnh, nhiều năm liền không xảy ra dịch bệnh. Trên địa bàn
thành phố có 06 bệnh viện với tổng số giường bệnh 1.200, 100% trạm y tế có
bác sỹ, 85% phường, xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Công tác xã hội hóa trong
lĩnh vực y tế đạt kết quả cao, y học cổ truyền và dịch vụ y tế tư nhân phát
triển (đã có bệnh viện tư nhân) góp phần nâng cao chất lượng khám chữa
bệnh không chỉ cho nhân dân Đắk Lắk mà còn một phần của Đắk Nông và
một số tỉnh lân cận.
- Công tác văn hóa thông tin, tuyên truyền tiếp tục phát triển, phong trào
“toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được giữ vững và phát huy.
Cuối năm 2008 số gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa đạt 71% (năm 2000 đạt
50%), 39% tổ dân phố, thôn buôn đạt văn hóa, 95% cơ quan văn hóa, xây dựng
phường, xã văn hóa. Công tác thông tin cổ động có nhiều tiến bộ, tập trung
nhiều hơn ở các xã vùng ven. Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc được
chú trọng, hàng năm đều tổ chức các hội thi văn hóa, thể thao các dân tộc, bước
đầu khôi phục các lễ hội truyền thống, mở nhiều lớp dạy đánh cồng chiêng.
Đến nay 100% thôn, buôn, tổ dân phố đã xây dựng hương ước, quy ước.
- Hoạt động truyền thanh, truyền hình có nhiều tiến bộ, chất lượng tin bài
được nâng lên. Đài phát thanh phường, xã phát huy tác dụng khá tốt, 100%
phường, xã đều có đài phát sóng FM. Nhiều liên hoan, lễ hội hàng năm được
tổ chức, một số khu du lịch sinh thái được khởi động, nhiều tua du lịch lữ
hành được tổ chức.
42
- Chương trình xóa đói giảm nghèo, chính sách hỗ trợ người nghèo, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số được tập trung đầu tư, hỗ trợ. Ngoài việc thực hiện
các chương trình, mục tiêu quốc gia như Quyết định 168/TTg, Quyết định
139/TTg, 132, 134/TTg của Thủ tướng Chính phủ, thành phố có đề án ổn định
và phát triển các buôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, chương trình xóa đói
giảm nghèo toàn thành phố. Đến nay đã giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 4%
(năm 2006: 18,04%). Chương trình 134/TTg đã cơ bản hoàn thành. Ở thành
phố không còn thôn, buôn đặc biệt khó khăn. Việc giải quyết việc làm được
thực hiện khá tốt, hàng năm tạo thêm việc làm cho khoảng 7.000 lao động, tỷ
lệ thất nghiệp năm 2008 còn 2,34%.
- Ảnh hưởng của điều kiện xã hội đến giáo dục trên địa bàn thành phố
Buôn Ma Thuột.
+ Hiện nay, tỉ lệ các cặp vợ chồng ly hôn trên địa bàn thành phố ngày
càng tăng, việc ly hôn của các bậc cha mẹ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, tình
cảm của các em HS.
+ Nhiều bậc phụ huynh ít quan tâm hoặc không quan tâm đến việc học
của con em mình dẫn đến việc các em chểnh mảng trong việc học, trốn học để
chơi game, đi chơi theo bạn bè dẫn đến việc học sa sút gây khó khăn cho GV
và nhà trường trong công tác quản lý và giáo dục.
2.2. Thực trạng hoạt động giáo dục của bậc trung học cơ sở tại thành phố
Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
Tính đến tháng 4/2017, bậc THCS tại địa bàn thành phố buôn Ma Thuột
có 26 trường, với 22/26 trường đạt chuẩn quốc gia chiếm 84,6%, cụ thể:
BẢNG 2.1: THỐNG KÊ SỐ TRƢỜNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA VÀ
TỔNG SỐ HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ BUÔN MA THUỘT TỪ NĂM 2012 – 2017 [26]
43
STT Nội dung
Năm
học
2012 -
2013
Năm
học
2013 –
2014
Năm
học
2014 -
2015
Năm
học
2015 -
2016
Năm
học
2016 -
2017
1
Tổng số Trƣờng 26 26 26 26 26
- Công lập 26 26 26 26 26
- Ngoài công lập 0 0 0 0 0
2
Số trƣờng đạt chuẩn Quốc gia 11 13 15 19 22
- Công lập 11 13 15 19 22
- Ngoài công lập 0 0 0 0 0
3
Tổng số lớp học 548 542 539 523 535
- Công lập 548 542 539 523 535
Trong đó
- Khối 6 134 128 134 137 131
- Khối 7 147 135 128 132 139
- Khối 8 138 146 137 121 139
- Khối 9 129 133 140 133 126
- Ngoài công lập 0 0 0 0 0
4
Tổng số học sinh 22348 21728 21368 20782 20012
- Công lập 22348 21728 21368 20782 20012
Trong đó
- Khối 6 5761 5164 5539 5353 5029
- Khối 7 6084 5541 5004 5453 5175
- Khối 8 5519 5808 5344 4845 5220
- Khối 9 4984 5215 5481 5131 4588
- Học sinh dân tộc 3482 3397 3282 3276 3220
- Học sinh nữ 10765 10760 10552 10029 9879
- Ngoài công lập 0 0 0 0 0
44
Tính đến tháng 4/2017, các trường THCS công lập trên địa bàn thành
phố có tổng số CBQL, giáo viên là 1135 định biên, trong đó CBQL và giáo
viên được tỉnh giao là 1172 định biên, cụ thể như sau:
BẢNG 2.2: BẢNG THỐNG KÊ BIÊN CHẾ CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO
VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
TÍNH ĐẾN THÁNG 4/2017 [26]
1
Tổng số CBQL, giáo viên trong đơn vị
công lập 1135
- CBQL 67
- Giáo viên 1068
- Biên chế 967
- Hợp đồng (không có thời
hạn trong chỉ tiêu biên chế)
92
2
Chỉ tiêu biên chế tỉnh giao hằng năm 1172
Trong đó
- CBQL 68
- Giáo viên 1104
- Số giáo viên thiếu so với định biên 36
- Số CBQL thiếu so với định biên 01
2.2.1. Những kết quả đạt được
- Trong những năm qua tổ chức bộ máy ở các trường học được sắp xếp
phù hợp với tốc độ và nhu cầu phát triển của thành phố, chất lượng đội ngũ
cán bộ, công chức, viên chức ở ngành càng được nâng cao hơn cả về tư
tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực công tác.
- Cơ sở vật chất trường lớp được phát triển theo hướng đồng bộ, tỷ lệ
phòng học kiên cố tăng, trang thiết bị ngày càng đáp ứng tốt hơn cho dạy học.
- Đã duy trì và giữ vững kết quả phổ cập GD bâc THCS và phổ cập GD
tiểu học đúng độ tuổi. Tỷ lệ đội ngũ giáo viên đạt chuẩn khá cao.
45
- Hiện nay toàn thành phố có 34 trường mầm non, 55 trường tiểu học,
26 trường THCS, 11 trường THPT với tổng số học sinh 88.570 đến nay toàn
thành phố có 22 trường THCS đạt chuẩn quốc gia, xét công nhận tốt nghiệp
THCS: 4723/4736 em năm học 2016 – 2017 (đạt tỉ lệ: 99,73%).
- Tổ chức, tham gia đầy đủ và đạt kết quả cao tại các hội thi, kỳ thi và
các hoạt động xã hội khác có liên quan do các ngành và cấp trên tổ chức; đạt
thành tích cao tại kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh (có 96 em đạt giải/125 em dự
thi, trong đó 05 giải Nhất, 34 giải Nhì, 33 giải Ba và 24 giải Khuyến khích).
Phối hợp với Hội Khuyến học thành phố tổ chức phát thưởng cho 86 em có
thành tích xuất sắc tiêu biểu năm học 2016 – 2017 (trong đó: 73 em học sinh
giỏi xuất sắc toàn cấp học, 04 em đạt giải Nhất các môn văn hóa lớp 9 cấp
tỉnh, 9 em đạt Huy chương vàng Hội khỏe Phù Đổng tỉnh).
- Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “mỗi thầy, cô
giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo”. Duy trì và nâng cao kết quả phổ
cập giáo dục, xóa mù chữ.
2.2.2. Những mặt hạn chế
- Ngành giáo dục và đào tạo thành phố Buôn Ma Thuôṭ vâñ còn những
khó khăn và hạn chế nhất định.
+ Vẫn còn một số cán bộ, công chức, viên chức năng lực chưa đáp ứng
yêu cầu chức danh đảm nhận, thụ động trong công việc, ý thức tổ chức kỷ luật
chưa cao, vẫn còn cán bộ, công chức vi phạm đến mức phải xử lý bằng hình
thức kỷ luật. Công tác tổ chức cán bộ chưa thực sự chủ động, đổi mới.
+ Trình độ tiếp thu của học sinh không đều, điều kiện phục vụ dạy học
đáp ứng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở còn hạn chế.
+ Yêu cầu về hiện đại hóa cơ sở vật chất, trường học, phòng học cần
phải được xây dựng thêm vì cơ sở vật chất, trang thiết bị đầu tư cho dạy và
46
học vẫn còn hạn chế, thiếu đồng bộ, cở sở vật chất ở một số trường thuộc
tuyến xã tại địa bàn thành phố xuống cấp trầm trọng.
+ Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác giảng dạy, quản
lý giáo dục và đào tạo còn hạn chế, cần được tăng cường trong năm tới thông
qua việc nâng cao năng lực sử dụng máy vi tính của đội ngũ cán bộ quản lý và
giáo viên. Phòng thí nghiệm, thực hành bộ môn, phòng học và thiết bị dạy học
còn thiếu.
+ Yêu cầu về đổi mới quản lý nhà trường, đổi mới nội dung, phương
pháp dạy học.
+ Tình trạng dạy thêm, học thêm không đúng quy định chưa được ngăn
chặn triệt để.
2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với bậc trung học cơ sở trên địa
bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
Những năm học gần đây là những năm học thực hiện Nghị quyết Đại hội
lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng
bô ̣tỉnh Đắk Lắk lần thứ XV và Nghị quyết Đại hội Đảng bô ̣thành phố Buôn
Ma Thuột lần thứ XIII; Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hôị của thành phố
giai đoaṇ 2011 – 2015. Tiếp tục thưc̣ hiêṇ Chương trình hành đôṇg giai đoạn
2011 – 2016 và Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo; đồng thời thưc̣ hiêṇ Nghị quyết số 44/NQ-CP, ngày 09/6/2014
của Chính phủ, Kế hoạch số 2610/KH-UBND, ngày 22/4/2014 của UBND
tỉnh về thưc̣ hiêṇ Nghị quyết số 29-NQ/TW của BCH TW Đảng khóa XI và
Kế hoạch số 31-CTr/TU ngày 06/5/2013 của Ban Thường vụ Thành ủy về
“Đổi mới căn bản, toàn diêṇ giáo dục và đào tạo”. Quán triệt các Chỉ thị thực
hiện nhiệm vụ năm học 2010 – 2015 của Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo; trong
năm học 2013 – 2014; 2014 – 2015, 2015 – 2016 sự nghiệp giáo dục của
thành phố Buôn Ma Thuột đạt được nhiều kết quả quan trọng và toàn diện.
47
Mạng lưới trường lớp ở các cấp học được quan tâm đầu tư và phát triển theo
hướng kiên cố hóa; đội ngũ cán bộ giáo viên đã đạt chuẩn và tỷ lệ trên chuẩn
được nâng cao; tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học, học sinh công
nhận tốt nghiệp THCS và học sinh giỏi các cấp tăng về số lượng và chất
lượng... Những thành tích trên thể hiện sự nỗ lực phấn đấu của ngành giáo
dục và đào tạo thành phố nói riêng và cả hệ thống chính trị thành phố nói
chung. Tuy nhiên, sự nghiệp giáo dục của thành phố còn nhiều khó khăn,
thách thức: Chất lượng giáo dục ở vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số
còn thấp ; cơ sở vật chất thiếu và chưa đồng bộ , một số trường học chưa có
nhà hiệu bộ, phòng học xuống cấp, bàn ghế chưa đúng quy cách.
2.3.1. Thực hiện tổ chức thực thi chính sách, pháp luật về giáo dục bậc
trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
Trong những năm gần đây từ TW đến địa phương đã và đang xây dựng,
hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, đưa ra những chủ trương định
hướng đúng đắn để phát triển giáo dục tạo cơ hội bình đẳng cho mọi người
dân được tiếp cận với dịch vụ về GD. Luật GD năm 2005 sửa đổi, bổ sung đã
tạo hành lang pháp lý để thực hiện việc hoạch định các chính sách cho GD, tổ
chức bộ máy quản lý GD, huy động các nguồn lực để phát triển sự nghiệp
GD. Ngoài ra, Đảng và nhà nước cũng đã quan tâm ban hành nhiều văn bản
quản lý và phát triển GD như chiến lược phát triển GD 2011 – 2020 nhằm
nâng cao chất lượng GD “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện
đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế” các chính sách về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức,
chính sách về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên, chính sách ưu đãi
đối với giáo viên cũng được ban hành. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật
QLNN về GD như đa dạng hóa loại hình trường, các loại hình GD, đổi mới
48
nội dung chương trình và phương pháp dạy học, phát triển quy mô GD, quy
chế kiểm tra, thi cử, xét lên lớp, công nhận tốt nghiệp với các cấp và bậc học.
- Việc tổ chức thực hiện chính sách pháp luật: Trên cơ sở các Nghị
quyết, Quyết định, Chỉ thị, Hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo, tất cả các
cấp quản lý giáo dục bậc trung học cơ sở trên địa bàn thành phố, các trường
học đã triển khai thực hiện nghiêm túc đường lối chính sách pháp luật của
Đảng và nhà nước. Tất cả các hoạt động GD bậc THCS đều làm đúng theo
quy trình theo Chỉ thị của cấp trên.
- Việc thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ: Các ban ngành liên quan trực
tiếp về quản lý GD bậc THCS trên địa bàn thành phố đã có sự tham mưu và
đồng thuận giữa các cơ quan QLNN về giáo dục bậc THCS.
+ Thực hiện tốt vai trò lãnh đạo, đưa ra những hướng dẫn, tổ chức thực
hiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ kịp thời về các trường THCS. Thực
hiện tốt việc thống kê, thông tin, báo cáo theo định kỳ và hàng năm về tổ chức
và hoạt động GD của địa phương với UBND cấp tỉnh.
+ Chủ trì hướng dẫn, tổng hợp kế hoạch biên chế sự nghiệp giáo dục trên
địa bàn thành phố hàng năm để UBND thành phố phê duyệt; phân bổ biên chế
sự nghiệp giáo dục cho các cơ sở giáo dục THCS bậc trên địa bàn thành phố,
sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm
tra, thanh tra việc tuyển dụng, sử dụng, luân chuyển giáo viên, cán bộ nhân
viên trong các cơ sở giáo dục THCS trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.
+ Làm tốt công tác định mức kinh phí giáo dục tại địa phương; lập dự
toán ngân sách giáo dục đối với các cơ sở giáo dục THCS công lập trên địa
bàn thành phố, giao dự toán ngân sách được giao cho giáo dục đối với trường
THCS công lập đồng thời cũng làm tốt công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát
việc sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác cho giáo
dục trên địa bàn thành phố.
49
- Về việc kiểm tra đánh giá: Tiến hành kiểm tra hành chính và chuyên đề
tại 26 trường THCS công lập trên địa bàn thành phố, về các lĩnh vực: Công
tác tuyển sinh đầu cấp, chuyển trường; dạy thêm học thêm; thu chi tài chính;
thực hiện bán trú; thực hiện quy chế chuyên môn; kiểm tra đánh giá xếp loại
học sinh; công tác bồi dưỡng thường xuyên. Qua kiểm tra, nhận thấy hầu hết
các trường học đáp ứng cơ bản các yêu cầu về: đội ngũ cán bộ quản lý , giáo
viên, nhân viên; điều kiêṇ cơ sở vật chất đảm bảo; thực hiện đầy đủ kế hoạch
giáo dục và dạy học theo quy định của Bộ. Thực hiện tương đối tốt công tác
kiểm tra nội bộ trường học; công tác quy chế dân chủ công khai rõ ràng và
thường xuyên; công tác dạy thêm, học thêm trong nhà trường và việc quản lý
sử dụng các khoản thu, chi đến thời điểm hiện tại cơ bản thực hiện đúng theo
các quy định quản lý tài chính hiện hành. Tuy nhiên, bên cạnh còn có những
tồn tại hạn chế nhất định, cụ thể như: một số trường chưa tiến hành kiểm tra
việc thực hiện quy định dạy thêm của giáo viên tham gia dạy thêm ngoài nhà
trường; việc thu, chi tiền dạy thêm, học thêm ở các trường còn tùy tiện, chưa
thực hiện đúng với hướng dẫn của Phòng; sự phối hợp giữa Phòng Giáo dục
với các cơ quan chức năng để kiểm tra công tác quản lý dạy thêm , học thêm
ngoài nhà trường chưa thường xuyên. Một số đơn thư vượt cấp, khiếu kiện
kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của ngành.
- Về cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về phục
vụ ngành giáo dục và đào tạo.
+ Trong hoạt động QLNN, những năm gần đây, nhận thức được tầm
quan trọng đặc biệt của nguồn nhân lực nhằm thực hiện thành công các mục
tiêu phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011 – 2020 và trong những giai
đoạn tiếp theo nhà nước đã ban hành Quyết định số 1216/QĐ-TTg phê duyệt
quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, từ quy hoạch
chung này, tất cả các Bộ, Ngành đã triển khai xây dựng quy hoạch phát triển
50
nguồn nhân lực của ngành phù hợp với quy hoạch chung của quốc. Quy hoạch
phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 đưa ra giải pháp nhằm đổi
mới QLNN về phát triển nhân lực, trong đó nhấn mạnh đến việc “Đổi mới
chính sách, cơ chế, công cụ để phát triển nhân lực, bao gồm các nội dung về
môi trường làm việc, cơ chế thị trường chung, về chính sách việc làm, thu
nhập, bảo hiểm, trợ cấp xã hội, điều kiện nhà ở, các điều kiện sinh sống, định
cư; đồng thời, đặc biệt chú ý các chính sách đối với bộ phận nhân lực chất
lượng cao, nhân tài”.
+ Trước yêu cầu đó, việc xây dựng, triển khai cơ chế, chính sách thu hút
nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành giáo dục và đào tạo được thành
phố chú trọng và quan tâm nhằm xây dựng đội ngũ công chức, viên chức giáo
dục có năng lực, trình độ, phẩm chất phù hợp với yêu cầu QLNN với một số
mục tiêu cụ thể mà thành phố hướng đến là thu hút, duy trì đội ngũ nguồn nhân
lực chất lượng cao cho các trường công lập, góp phần tăng cường ưu thế cạnh
tranh với các trường ngoài công lập. Bên cạnh đó nâng cao chất lượng đội ngũ
công chức, viên chức góp phần nâng cao chất lượng phục vụ cho sự phát triển
của GD.
+ Trong thời gian tới, Phòng Nội vụ phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào
tạo tham mưu UBND thành phố xây dựng kế hoạch, cơ chế, chính sách cụ thể
về thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho ngành bao gồm những
nội dung: Chính sách tuyển dụng; Chính sách đánh giá; Chính sách đào tạo, bồi
dưỡng và chính sách đãi ngộ để có thể thu hút được đội ngũ viên chức GD
không chỉ trình độ chuyên môn, năng lực công tác, phẩm chất đạo đức mà còn
có tâm huyết, tận tụy với nghề để phát huy, cống hiến cho sự nghiệp GD.
2.3.2. Về công tác tổ chức bộ máy nhân sự trong ngành giáo dục.
Tổ chức bộ máy ở các trường học được sắp xếp phù hợp với tốc độ và nhu
cầu phát triển của thành phố, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
51
ngày càng được nâng cao về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực
công tác.
Nhìn chung, Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Phòng Nội vụ
tham mưu cho UBND thành phố thực hiện đúng các quy định của nhà nước về
công tác tổ chức, quản lý, sử dụng đội ngũ viên chức giáo dục cũng như quy
hoạch, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục.
Công tác quy hoạch, bố trí sắp xếp cán bộ quản lý theo hướng trẻ hóa, chú
trọng năng lực, trình độ, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của công việc. Công
tác điều động, luân chuyển cán bộ quản lý cho đến nay được thực hiện tốt theo
quy trình chặt chẽ, trên cơ sở nhu cầu công tác và năng lực, phát huy tính dân
chủ, tạo được sự thống nhất giữa các cơ quan, đơn vị, cơ bản đáp ứng được nhu
cầu biên chế của các đơn vị trường học và nguyện vọng của các cán bộ quản lý.
Qua việc điều động, luân chuyển và bổ nhiệm công chức, viên chức
ngành giáo dục đã từng bước phát huy được năng lực công tác, trưởng thành,
tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao, tăng
cường sự đoàn kết thống nhất. Sau khi được điều động, luân chuyển, bổ nhiệm,
hầu hết các cán bộ quản lý đều tiếp cận với điều kiện, môi trường làm việc,
phát huy được khả năng công tác và vai trò, trách nhiệm.
Việc giao biên chế cho các đơn vị trường cũng như hợp đồng giáo viên,
nhân viên được thực hiện đúng theo quy định hiện hành, trên cơ sở biên chế
được tỉnh giao và phù hợp với nhu cầu, đáp ứng được yêu cầu trong công tác
giảng dạy, không vượt quá số lượng biên chế được giao.
Trong thời gian tới, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Nội vụ sẽ phối
hợp tham mưu UBND thành phố phương án tuyển dụng đối với số giáo viên và
nhân viên hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế tại các đơn vị trường học đảm bảo
công bằng, khách quan, tạo điều kiện cho người có trình độ, năng lực, góp phần
nâng cao chất lượng dạy và học cho ngành giáo dục của thành phố.
52
2.3.3. Thực hiện công tác quản lý nhà nước về đội ngũ nhà giáo, bồi dưỡng
nhà giáo
Hằng năm UBND thành phố chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo xây
dựng kế hoạch tuyển sinh đối với 03 cấp học theo từng năm học trên địa bàn
thành phố, qua đó UBND thành phố phê duyệt kế hoạch và triển khai thực
hiện, sau khi có kết quả tuyển sinh UBND thành phố xây dựng kế hoạch và ban
hành quyết định giao biên chế cho các trường mầm non, tiểu học và THCS
công lập trên địa bàn nhưng không vượt quá biên chế được tỉnh giao hằng năm
để các đơn vị trường học chủ động sắp xếp định biên trong năm học.
Trong quá trình thực hiện UBND thành phố chỉ đạo Phòng Giáo dục và
Đào tạo phối kết hợp cùng Phòng Nội vụ tổ chức đi kiểm tra và thẩm định
biên chế cho từng đơn vị trường học theo quy định hiện hành nếu có phát
sinh thêm biên chế thì UBND thành phố chủ động trình UBND tỉnh (qua Sở
Nội vụ) xin ý kiến chỉ đạo.
Thực hiện Kế hoạch số 31-CTr/TU, ngày 06/5/2013 của Thành ủy
Buôn Ma Thuột thực hiện Kết luận số 51-KL/TW, ngày 29/10/2012 của Ban
chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về Đề án “Đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế”, nên việc bố trí, sử dụng viên chức là giáo viên chưa đạt chuẩn, hay
bố trí không phù hợp với chuyên môn được khắc phục, tính đến nay toàn
ngành không còn giáo viên chưa đạt chuẩn, không có trường hợp bố trí
chuyên môn không phù hợp.
Tính đến tháng 12/2016, tỷ lệ đạt chuẩn của ngành giáo dục và đào tạo
thành phố là 100%, tỷ lệ trên chuẩn chiếm 75%.
Việc tuyển dụng, luân chuyển đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục thuộc thẩm quyền của UBND thành phố. Nhìn chung UBND thành phố
53
đã thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về việc bố trí, sử dụng công
chức, viên chức, bố trí đủ chỉ tiêu biên chế được giao , đảm bảo việc quản lý
công chức, viên chức theo quy định , đồng thời đa ̃chú troṇg , quan tâm công
tác xây dựng đội ngũ công chức , coi trọng và quản lý chặt chẽ , tuyển chọn
đầu vào; bố tri,́ sắp xếp cán bô ,̣ công chức theo hướng trẻ hóa, chú trọng năng
lưc̣, trình độ . Công tác tuyển dụng thông qua xét tuyển viên chức của thành
phố thưc̣ hiêṇ đúng quy điṇh , quy trình của pháp luâṭ , đảm bảo công bằng ,
khách quan tạo điều kiện cho người có trình độ, năng lưc̣ thưc̣ sư ̣đáp ứng yêu
cầu công viêc̣ . Bên cạnh đó, việc tuyển dụng công chức, viên chức là người
dân tộc thiểu số vào giảng dạy ở các trường học công lập vẫn còn thấp so với
nhu cầu Nghị quyết Tỉnh ủy đề ra.
Công tác tuyển dụng: Từ năm 2013 đến nay, UBND thành phố chưa tổ
chức tuyển dụng giáo viên bậc học trung học cơ sở.
Số giáo viên ký hợp đồng: Từ những năm học trước cho đến nay bậc học
THCS có tổng số hợp đồng không xác định thời hạn là 92 người, trong đó hợp
đồng trong chỉ tiêu biên chế 92 người.
BẢNG 2.3: CÔNG TÁC ĐIỀU ĐỘNG LUÂN CHUYỂN CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC [26]
TT Nội dung
Năm
học
2013–
2014
Năm
học
2014–
2015
Năm
học
2015–
2016
Năm
học
2016 –
2017
1
Số cán bộ, công chức và viên chức luân
chuyển, điều động 28 29 13
18
Trong đó
- Cán bộ quản lý 0 4 0 0
- Giáo viên 28 25 13 18
- Dân tộc thiểu số 2 1 0
54
2
Số cán bộ, công chức và viên chức luân
chuyển, điều động theo quy định 5 7 0
0
Trong đó
- Cán bộ quản lý 0 4 0 0
- Giáo viên 5 3 0 0
- Dân tộc thiểu số 0 0 0 0
3
Số cán bộ, công chức và viên chức luân
chuyển, điều động theo nguyện vọng 23 22 13
18
Trong đó
- Cán bộ quản lý 0 0 0
- Giáo viên 23 22 13 18
- Dân tộc thiểu số 2 1 0
4
Số cán bộ, công chức và viên chức luân
chuyển, điều động trên địa bàn quản lý
25 26 13 18
Trong đó
- Cán bộ quản lý 0 4 0
- Giáo viên 25 22 13 18
- Dân tộc thiểu số 2 1 0 0
5
Số cán bộ, công chức và viên chức luân
chuyển, điều động ngoài địa bàn quản lý
3 3 0 0
Trong đó
- Cán bộ quản lý 0 0 0 0
- Giáo viên 3 3 0 0
- Dân tộc thiểu số 0 0 0 0
Nhìn chung, công tác điều động, luân chuyển cán bộ, giáo viên cho đến
nay thực hiện tốt, theo quy trình chặt chẽ, đúng quy điṇh, trên cơ sở nhu cầu
công tác và năng lưc̣ giáo viên và cán bô,̣ phát huy dân chủ, tạo được sự thống
nhất giữa các cơ quan, đơn vị, cơ bản đáp ứng được nhu cầu biên chế của các
đơn vị trường học và nguyện vọng của cán bộ, giáo viên. Do vậy đã phát huy
được hiệu quả, tạo nguồn cán bộ lâu dài cho thành phố, đồng thời tạo điều
kiện để công chức, viên chức rèn luyện, trưởng thành, nhất là công chức, viên
55
chức trẻ, có triển vọng. Qua luân chuyển, công chức, viên chức đã từng bước
phát huy đươc̣ năng lưc̣ công tác, trưởng thành và tích lũy nhiều kinh nghiêṃ
trong thưc̣ hiêṇ nhiêṃ vụ được giao, tăng cường sư ̣đoàn kết thống nhất. Sau
khi được luân chuyển, công chức, viên chức đều tiếp cận với điều kiện, môi
trường làm việc, phát huy được khả năng công tác và vai trò, trách nhiệm.
Trong quá trình công tác đã tích cực rèn luyện, phấn đấu, giữ gìn phẩm
chất đạo đức, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Các cá nhân thuộc
diện điều động, luân chuyển đều chấp hành theo kế hoạch của ngành, từ năm
2013 đến nay không có trường hợp khiếu nại, kiến nghị về
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_giao_duc_bac_trung_hoc_co_so_co.pdf