Trang
MỞ ĐẦU . 41
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ HOẠT
ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC HỘI 8
1.1 Một số khái niệm cơ bản . 8
1.2 Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức hội 15
1.3 Nội dung, phương thức quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ
chức hội. 20
1.4 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức hội 25
Tiểu kết Chương 1. 34
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC TỔ CHỨC HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK 37
2.1 Khái quát hoạt động của các tổ chức hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 37
2.2 Thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động các tổ chức hội trên địa
bàn tỉnh Đắk Lắk . 48
2.3 Đánh giá kết quả quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức
hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk . 55
Tiểu kết Chương 2 . 60
Chương 3: PHưƠNG HưỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ
NưỚC VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC HỘI TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH ĐẮK LẮK 62
3.1 Phương hướng quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức hội
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk . . 62
3.2 Giải pháp quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức hội trên
địa bàn tỉnh Đắk Lắk . 67
3.3 Khuyến nghị . 72
Tiểu kết Chương 3 . 74
KẾT LUẬN . 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 78
PHỤ LỤC
88 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 401 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phép tiếp nhận hơn 28 dự án, phi dự án; tổng giá trị viện trợ
trong năm 2016 là 17.818.734 tỷ đồng và 180.267 USD.
Ban Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài phối hợp Hội Thân nhân
kiều bào tỉnh tham gia gặp gỡ, giao lưu cùng sinh viên, học sinh; tiếp tục duy
trì vận động bà con kiều bào ủng hộ chương trình, dự án phù hợp với nhu cầu
địa phương. Hội Thân nhân kiều bào tỉnh và các cấp hội đã vận động đóng
góp kinh phí, góp phần vào công tác xã hội, nhân đạo, từ thiện như: Xây và
sửa cầu, làm đường nông thôn, xây dựng Nhà đại đoàn kết, Nhà tình thương,
vận động quà Tết cho hộ nghèo, hộ khó khăn, học sinh nghèo
Thông qua các hoạt động nêu trên, tổ chức hội các cấp đã góp phần tích
cực vào phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh - chính trị của tỉnh, hoạt
33
động của hội ngày càng thể hiện rõ vai trò tập hợp đoàn kết, phát huy sức
mạnh của hội viên, tạo điều kiện cho hội viên chủ động tham gia và thực hiện
các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, giúp đỡ nhau
trong hoạt động và góp phần cải thiện cuộc sống của hội viên.
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Đắk Lắk
Học tập từ phương pháp quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức
hội ở các địa phương là việc làm cần thiết. Tuy nhiên không phải tất cả đều
phù hợp với mọi địa phương mà điều quan trọng nếu như biết sàng lọc, đúc rút
ra được những bài học kinh nghiệm rồi mới áp dụng vào thực tế hoạt động quản lý
nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk phải
phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Một số kinh nghiệm có thể áp
dụng vào quản lý hoạt động của các tổ chức hội ở tỉnh Đắk Lắk, gồm:
Thứ nhất, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước
đối với các tổ chức hội nhằm phát huy khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy sức
mạnh toàn dân trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội vì hoạt động của hội là
một trong những phương thức để tập hợp quần chúng, thực thi việc mở rộng và
tăng cường nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhà nước.
Thứ hai, hướng dẫn các tổ chức xã hội xây dựng quy chế hoạt động, quy
chế quản lý tài sản, tài chính đảm bảo tính dân chủ, minh bạch và đúng pháp
luật trong hoạt động nội bộ của hội; cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh
trong hoạt động của hội. Thông qua đại hội nhiệm kỳ của từng tổ chức xã hội,
các cấp ủy Đảng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn, tạo điều kiện
để các tổ chức này tiến hành thảo luận, sửa đổi, bổ sung điều lệ, đảm bảo để
các tổ chức hoạt động ngày càng sát hơn với cuộc sống, đóng góp thiết thực đối
với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội trong khuôn khổ pháp luật hiện
hành; đồng hành và phối hợp với nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Thứ ba, Ủy ban nhân dân tỉnh cần chỉ đạo các Sở, ban, ngành và Ủy ban
nhân dân các cấp phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã
34
hội ở địa phương tiến hành rà soát, thống kê, phân loại các hội để nắm lại toàn
bộ số lượng, quy mô và phạm vi hoạt động, đồng thời nghiên cứu về biện
pháp và cách thức quản lý phù hợp nhằm từng bước hướng hoạt động của các
hội này theo đúng khuôn khổ của pháp luật và đáp ứng nhu cầu thực tế đa
dạng của quần chúng nhân dân.
Thứ tư, đối với những tổ chức xã hội hoạt động kém hiệu quả, không còn
phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của hội viên; bộ máy tổ chức trì trệ, không
hoạt động, uy tín bị giảm sút nghiêm trọng kéo dài, nhiều nhiệm kỳ không đại
hội được hoặc tổ chức xã hội hoạt động thường xuyên không đúng với điều lệ,
vi phạm các quy định của pháp luật, trái với chủ trương, chính sách của Đảng
và nhà nước thì cần xem xét giải thể theo đúng thủ tục quy định. Đối với
những tổ chức xã hội có chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực và hoạt động thực tế
trùng lặp, cần có biện pháp xử lý như cơ cấu lại tổ chức và đổi mới hoạt động
để tổ chức xã hội thêm mạnh hoặc hướng dẫn, xúc tiến việc sáp nhập các tổ
chức hội nếu hội có nhu cầu.
Tiểu kết chƣơng I
Hội được thành lập, tồn tại và phát triển trên cơ sở kết hợp hài hòa, chặt
chẽ giữa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích toàn xã hội.
Cùng với các đoàn thể chính trị - xã hội, tổ chức hội quần chúng là một
trong những hình thức tập hợp, giác ngộ, động viên nhân dân tham gia vào
quá trình xây dựng và phát triển xã hội. Thông qua hoạt động tổ chức phi
chính phủ, tính năng động, tích cực xã hội của mỗi công dân sẽ được phát huy
mạnh mẽ.
Trong những năm gần đây, tổ chức hội ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh
Đắk Lắk nói riêng, phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, hình thức tổ
chức đa dạng và phong phú như: hình thức tổ chức theo dạng hội; hình thức tổ
chức theo dạng liên hiệp hội; hình thức tổ chức theo dạng hiệp hội;... Có hội
35
được tổ chức ở cả 4 cấp: Trung ương, tỉnh, huyện, xã; có hội chỉ tổ chức ở cấp
Trung ương và tỉnh; có hội chỉ có ở cấp Trung ương và cơ sở. Tuy nhiên,
công tác quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức hội không tránh khỏi
những bất cập cần khắc phục như: các cơ quan quản lý nhà nước vẫn còn lúng
túng trong việc quản lý cũng như hướng dẫn các tổ chức hoạt động có hiệu
quả; một số quy định, chính sách áp dụng cho các hội mang tính chất đặc thù
còn bất cập dẫn đến sự không công bằng, tạo tâm lý không thoải mái cho các
hội viên giữ chức vụ lãnh đạo hội; chưa kịp thời rà soát, hệ thống các các tổ
chức hội để phân loại và quản lý chặt chẽ các hoạt động của hội.
Để các tổ chức hội hoạt động theo đúng quy định của nhà nước và phát
huy vai trò chủ thể, năng lực sáng tạo của quần chúng nhân dân rất cần có sự
quản lý của nhà nước.
Chính vì vậy, Chương 1 Luận văn đã tập trung làm rõ một số cơ sở lý
luận chung về hội, về hội quần chúng, về quản lý nói chung, quản lý nhà nước
và quản lý nhà nước về hoạt động của hội quần chúng.
Bên cạnh đó, tác giả Luận văn cũng nghiên cứu, tham khảo học tập kinh
nghiệm của một số địa phương có mô hình quản lý nhà nước về hoạt động của
tổ chức hội, đặc biệt là mô hình quản lý tốt trên cả nước, từ đó rút ra một số
bài học kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về hoạt động của tổ chức hội
như: cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước đối với các
tổ chức hội nhằm phát huy khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh toàn
dân trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội vì hoạt động của hội là một
trong những phương thức để tập hợp quần chúng, thực thi việc mở rộng và
tăng cường nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; hướng dẫn các tổ chức xã hội xây
dựng quy chế hoạt động, quy chế quản lý tài sản, tài chính đảm bảo tính dân
chủ, minh bạch và đúng pháp luật trong hoạt động nội bộ của hội; tiến hành rà
soát, thống kê, phân loại các hội nhằm nắm lại toàn bộ số lượng, quy mô và
phạm vi hoạt động, đồng thời nghiên cứu về biện pháp và cách thức quản lý
phù hợp nhằm từng bước hướng hoạt động của các hội này theo đúng khuôn
36
khổ của pháp luật và đáp ứng nhu cầu thực tế đa dạng của quần chúng nhân
dân; đối với những tổ chức xã hội hoạt động kém hiệu quả, không còn phù
hợp với nhu cầu, nguyện vọng của hội viên, bộ máy tổ chức trì trệ, không
hoạt động, uy tín bị giảm sút nghiêm trọng kéo dài, nhiều nhiệm kỳ không đại
hội được, hoặc tổ chức xã hội hoạt động thường xuyên không đúng với điều
lệ, vi phạm các quy định của pháp luật, trái với chủ trương, chính sách của
Đảng và nhà nước thì cần xem xét giải thể theo đúng thủ tục quy định. Đối
với những tổ chức xã hội có chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực và hoạt động thực
tế trùng lặp, cần có biện pháp xử lý như cơ cấu lại tổ chức và đổi mới hoạt
động để tổ chức xã hội thêm mạnh hoặc hướng dẫn, xúc tiến việc sáp nhập
các tổ chức hội nếu hội có nhu cầu.
Những căn cứ lý luận về quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức
hội sẽ được tác giả Luận văn vận dụng cụ thể trong việc quản lý nhà nước về
hoạt động của các tổ chức hội tại tỉnh Đắk Lắk trong phần trình bày tiếp theo
của Luận văn.
37
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC TỔ CHỨC HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
2.1. Khái quát hoạt động của các tổ chức hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
2.1.1. Về số lượng tổ chức hội
Tính đến ngày 31/12/2016, tỉnh Đắk Lắk có 939 hội, trong đó có 64 hội
hoạt động trong phạm vi tỉnh, 197 hội hoạt động trong phạm vi huyện (thị xã,
thành phố) và 678 hội hoạt động trong phạm vi xã (phường, thị trấn). So với
năm 2012, số lượng các hội của tỉnh tăng lên 370 hội, đạt tỷ lệ 38%, số lượng
các hội tăng chủ yếu là các tổ chức hội nghề nghiệp (biểu đồ 2.1).
0
100
200
300
400
500
600
700
800
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Hội cấp tỉnh
Hội cấp huyện
Hội cấp xã
Biểu đồ 2.1. Số lượng các tổ chức hội
Nguồn: Tổng hợp báo cáo công tác quản lý hội giai đoạn 2012-2016 của Sở Nội vụ
tỉnh Đắk Lắk
Những năm gần đây, số lượng tổ chức hội gia tăng qua từng năm, đặc
biệt là các tổ chức hội hoạt động trên phạm vi huyện (thị xã, thành phố) và hội
hoạt động trên phạm vi xã (phường, thị trấn); hội hoạt động trên lĩnh vực xã
hội từ thiện và hội hoạt động theo nghề nghiệp. Một mặt, do quy định của
38
pháp luật về thành lập, tổ chức hoạt động của hội được cụ thể hơn, mặt khác
do nhu cầu và các nguồn lực xã hội ngày càng phong phú, đặc biệt là nhu cầu
hoạt động hội trong cộng đồng dân cư ở phường, xã và nhu cầu hợp tác, liên
kết, hỗ trợ nghề nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân trong phạm vi thành phố,
nhu cầu huy động nguồn lực xã hội để giải quyết các vấn đề xã hội như: giúp
đỡ gia đình chính sách, hộ nghèo, nạn nhân chất độc da cam, người khuyết tật
và các đối tượng bảo trợ xã hội khác nên số lượng tổ chức, công dân đề nghị
thành lập ngày càng nhiều.
Tổng hợp báo cáo về kinh phí hoạt động của các tổ chức hội quần
chúng cho thấy kinh phí hoạt động của các hội bao gồm: hỗ trợ từ ngân sách
nhà nước; thu từ hội viên, viện trợ nước ngoài, viên trợ trong nước và thu
khác. Tổng nguồn kinh phí hoạt động của các hội quần chúng cho thấy trong
ba năm 2012, 2013, 2014 tăng bình quân 14,3%/năm, nhưng đến năm 2014,
2015 và 2016 chỉ tăng nhẹ dưới 0,5%/năm (biểu đồ 2.2).
(đơn vị tính: tỷ đồng)
Biểu đồ 2.2. Kinh phí hoạt động của các tổ chức hội
Nguồn: Tổng hợp báo cáo công tác quản lý hội giai đoạn 2012-2016 của Sở Nội vụ tỉnh
39
Đắk Lắk
Về kết cấu kinh phí, kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước từ 2012-
2016 lại có xu hướng tăng. Điều này cho thấy các hội đã tham gia thực hiện
nhiều hơn các mục tiêu phát triển của địa phương. Tuy nhiên, thực tế cho thấy
hoạt động của các hội chưa thật sự thu hút hội viên và thu hút nhân dân tham
gia hội, chưa chủ động xây dựng kế hoạch tự chủ về kinh phí hoạt động, do
đó kinh phí nhà nước hỗ trợ cho các hội vẫn chiếm đa số.
2.1.2. Hoạt động của một số tổ chức hội
Trong những năm vừa qua, chính quyền các cấp trong tỉnh luôn quan
tâm chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức hội hoạt động hiệu quả,
phát huy vai trò của hội trong việc đoàn kết, tập hợp hội viên, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp; kiện toàn, củng cố tổ chức hội. Đối với các tổ chức hội có tính chất
đặc thù, ngoài việc hỗ trợ kinh phí hoạt động còn được giao biên chế, giao đề án
tham gia phát triển kinh tế-xã hội và tạo điều kiện về trụ sở làm việc.
Tính đến 31/12/2016, tỉnh Đắk Lắk có 688 hội có tính chất đặc thù,
trong đó có 21 hội cấp tỉnh, 133 hội cấp huyện và 534 hội cấp xã [28]. Hiệu
quả hoạt động của các hội góp phần tích cực thực hiện hiệu quả nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như:
Gắn với kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, nhiệm vụ chính trị của
địa phương, các hội quần chúng học tập, tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12, Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, văn
bản pháp luật phục vụ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội
đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, văn bản chỉ đạo của Đảng, nhà
nước liên quan đến tổ chức hoạt động hội; vận động hội viên tham gia xây
dựng nông thôn mới, an sinh xã hội, xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân
cư. Công tác tuyên truyền của hội quần chúng góp phần quan trọng thực hiện
nhiệm vụ chính trị địa phương, đơn vị, trong đó: Hội Luật gia tổ chức tuyên
truyền Luật Bầu cử, Luật Trưng cầu ý dân cho hội viên; Hội Cựu giáo chức tổ
40
chức cho 2.915 hội viên học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp,
Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo,
100% hội viên và gia đình làm tròn trách nhiệm công dân trong bầu cử Quốc
hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp, 100% đăng ký và thực hành làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ
thuật tỉnh phổ biến kiến thức khoa học, phổ biến Thông tư, Nghị định về lĩnh
vực cầu đường.
Các hội cũng chủ động phối hợp với các Sở, ngành, mặt trận đoàn thể
vận động quần chúng thực hiện nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội, trợ giúp
pháp lý. Hội Luật gia tư vấn các lĩnh vực đất đai, hôn nhân gia đình, thừa kế,
dân sự, hình sự, khiếu nại, tố cáo, lao động, việc làm cho hàng trăm lượt
người; đã tiến hành khảo sát và tổ chức 158 đợt trợ giúp pháp lý lưu động tại
các thôn, buôn đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các xã vùng sâu, ung xa, điều
kiện kinh tế đặc biệt khó khăn; tuyên truyền pháp luật cho hơn 4000 lượt
người với các lĩnh vực pháp luật về đất đai, phòng chống tội phạm, xử lý vi
phạm hành chính quản lý hộ tịch hộ khẩu, an toàn giao thông... Thông qua các
hoạt động này, giới luật gia trong tỉnh đã chuyển tải kịp thời những quy định
của pháp luật thiết yếu đối với nhân dân. Qua đó từng bước nâng cao nhận
thức và ý thức chấp hành pháp luật, góp phần xây dựng thói quen sống và làm
việc theo pháp luật của nhân dân.
Bên cạnh đó, các hội còn tích cực thực hiện nhiệm vụ chuyên môn,
tham gia chương trình phát triển kinh tế-xã hội như: xóa đói giảm nghèo, xây
dựng nông thôn mới, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao tiến bộ khoa học
kỹ thuật, nâng cao dân trí, chăm sóc sức khỏe nhân dân, ứng dụng khoa học
trồng trọt, chăn nuôi, dạy nghề. Trong đó, Hội làm vườn vận động hội viên
ứng dụng mô hình trồng cây ăn quả bằng phân vi sinh, tập huấn, tuyển sinh
đào tạo nghề cho hội viên, hướng dẫn 10 chủ trang trại lớn xây dựng dự án
sản xuất năm 2016 theo chính sách ưu đãi của tỉnh. Hội Liên hiệp thanh niên
41
phối hợp tổ chức, khám cấp thuốc miễn phí cho 1.850 người nghèo, chính
sách, hướng dẫn phương pháp sơ, cấp cứu cho giáo viên mầm non, tiểu học;
vệ sinh rửa tay bằng xà phòng chống dịch cho trẻ em; hiến máu, tặng hàng
nghìn suất quà và suất ăn miễn phí cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Hội Khuyến học thực hiện mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”,
“Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập”.
Ngoài ra, các Hội đặc thù cũng tích cực đẩy mạnh hoạt động từ thiện
nhân đạo, quyên góp, giúp đỡ hội viên, người nghèo gặp khó khăn như: Hội
Đông y tỉnh tổ chức khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân điều trị
bằng y học cổ truyền và đông y kết hợp cho 1.763.163 lượt bệnh nhân; tổ
chức khám, tặng quà cho 640.969 lượt người và cấp 1.285.408 thang thuốc
miễn phí, ước trị giá khoảng 10,78 tỷ đồng. Ban Đại diện Hội người cao tuổi
tỉnh phối hợp với Bệnh viện Mắt tỉnh đã triển khai thực hiện cuộc vận động
“Sáng mắt cho người cao tuổi” khám cho 21.147 lượt người cao tuổi, trong đó
có 4.351 người cao tuổi được mổ mắt miễn phí; vận động các nhà hảo tâm,
các doanh nghiệp 1.000 xuất quà tặng cho người cao tuổi nghèo, cô đơn,
không nơi nương tựa trên địa bàn tỉnh với mỗi xuất quà trị giá 500.000 đồng;
Ban Đại diện Hội người cao tuổi các huyện hỗ trợ cho người cao tuổi nghèo,
không có bảo hiểm y tế với số tiền 3.917.480.000 đồng. Hội Người mù tỉnh
làm thủ tục xin trợ cấp thường xuyên cho 378 hội viên theo Nghị định
28/2012/NĐ-CP của Chính phủ với mức 405.000 đồng đến 540.000
đồng/người/tháng; Hội cũng đã khảo sát cho vay 58 dự án, giải quyết việc làm
ổn định cho 350 lượt hội viên từ nguồn vốn Quỹ Quốc gia giải quyết việc
làm do Hội người mù Trung ương cấp.
Được sự quan tâm của lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và sự
chỉ đạo của các Hội Trung ương, các tổ chức hội tỉnh Đắk Lắk hoạt động
đúng Điều lệ, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của
nhà nước, ngày càng thể hiện rõ vai trò tập hợp đoàn kết, phát huy sức mạnh
42
tập thể, góp phần tích cực vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Kết quả đạt được thể hiện trên một số lĩnh vực như sau:
2.1.2.1. Lĩnh vực hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội;
Nghiên cứu khoa học và áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ
- Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk (gọi tắt là Liên
hiệp Hội) được thành lập theo Quyết định số 3013/QĐ-UB ngày 3/10/2001
của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk. Trải qua 3 kỳ đại hội, Liên hiệp Hội hiện
nay có 21 hội thành viên với hơn 12.000 hội viên, hoạt động trong các ngành,
lĩnh vực trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Với chức năng tập hợp, đoàn kết lực lượng trí thức khoa học và công
nghệ, Liên hiệp Hội và các hội thành viên đã huy động các nhà khoa học đầu
ngành, có nhiều kinh nghiệm của tỉnh để thực hiện các nhiệm vụ tư vấn, phản
biện, đóng góp ý kiến vào các dự án đầu tư trọng điểm ảnh hưởng lớn đến
kinh tế - xã hội, các dự thảo văn kiện, dự án luật quan trọng của Đảng và nhà
nước như: Đề án xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột đến năm
2020; tham gia tư vấn, thẩm định các đề án điều chỉnh quy hoạch chung các
huyện, thị, thành phố của tỉnh (thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị loại
I, thị trấn Buôn Trấp - huyện Krông Ana là đô thị loại IV, thị trấn Ea Sup -
huyện Ea Sup là đô thị loại IV, Trung tâm Thể dục thể thao vùng Tây
Nguyên, đổi tên đường phố thành phố Buôn Ma Thuột); đóng góp ý kiến về
sửa đổi Hiến pháp do Viện nghiên cứu Lập pháp của Quốc hội, Liên hiệp hội
Việt Nam, Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh tổ chức; tham gia đóng góp ý
kiến cho Hội thảo Chương trình "Nghiên cứu đánh giá tổng hợp tài nguyên -
môi trường, kinh tế - xã hội và đề xuất luận cứ khoa học công nghệ phục vụ
chiến lược phát triển bền vững Tây Nguyên giai đoạn 2011 - 2020 và tầm
nhìn 2030" ; tham gia Hội đồng tư vấn về kinh tế - xã hội và khoa học giáo
dục của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; tham gia các cuộc hội thảo
đóng góp ý kiến xây dựng chiến lược phát triển Liên hiệp Hội Việt Nam giai
43
đoạn 2010 - 2020.
Liên hiệp Hội và các hội thành viên đã tích cực tham gia và thể hiện
được chức năng tư vấn và phản biện trong các Hội đồng xét duyệt, nghiệm
thu đề tài, dự án nghiên cứu khoa học do các Sở, ngành mời cũng như đóng
góp ý kiến tại một số hội nghị, hội thảo về kinh tế - xã hội và khoa học kỹ
thuật của tỉnh. Đồng thời đã và đang cố gắng tập hợp lực lượng để triển khai
hoạt động này với mức độ lớn hơn, nhất là đối với các đề án, dự án, công
trình quan trọng, có liên quan nhiều tới lĩnh vực xã hội và môi trường như các
công trình thủy điện, thủy lợi, du lịch, giao thông, xây dựng, khai thác tài
nguyên, quy hoạch dân cư.
Từ năm 2012 đến nay, Liên hiệp hội và các hội thành viên đã triển khai
hàng trăm đề tài, dự án cấp bộ, ngành, tỉnh và cấp cơ sở với kinh phí hàng
chục tỷ đồng, trong nghiên cứu thực hiện có phối hợp với các doanh nghiệp
và đông đảo trí thức tham gia triển khai đề tài, dự án quan trọng như: Đề tài
“Đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội của các vùng căn cứ kháng chiến trong
tỉnh sau 35 năm giải phóng và đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội
cho các địa phương này”; Đề tài “Khảo sát, đánh giá hiện trạng đất các tỉnh
Tây Nguyên và kiến nghị các giải pháp bổ sung khoáng chất nâng cao độ phì
của đất”; Đề tài “Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và những đóng góp của
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật các tỉnh Tây Nguyên từ thời kỳ đổi
mới đến nay”; Đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát
huy trí tuệ của đội ngũ trí thức trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”. Liên hiệp Hội còn
triển khai thực hiện tuyển chọn giống lúa nước cho vùng lúa trọng điểm của
tỉnh; triển khai việc bảo tồn nguồn gen lúa rẫy, nếp đen cho người đồng bào
dân tộc thiểu số. Qua đó, thực hiện một số mô hình trình diễn tại địa phương
và triển khai ứng dụng phát triển được hơn 500 ha trên phạm vi toàn tỉnh. Mặt
khác, tổ chức tập huấn, ứng dụng sản xuất bơ trái vụ cho 2 huyện Cư M’gar
và Cư Kuin.
44
Hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học kỹ thuật cũng
được thực hiện tốt ở các hội thành viên trong thời gian qua, điển hình như:
Hội Chăn nuôi - Thú y - Thuỷ sản với đề tài “Đánh giá chọn lựa một số giống
cỏ có tiềm năng, năng suất làm thức ăn xanh”, “Xây dựng mô hình liên minh
sản xuất và tiêu thụ thức ăn hỗn hợp cho gà công nghiệp từ nguồn nguyên liệu
sẵn có của địa phương nhằm giảm chi phí trong chăn nuôi”, “Đưa chế phẩm
EM vào chế biến phân và chất thải trong nuôi gà công nghiệp”; Hội Sinh học
với đề tài “Hoàn thiện quy trình lên men và phơi sấy ca cao”, “Nghiên cứu
biện pháp phòng trừ bọ xít muỗi trên cây ca cao”, “Nghiên cứu chọn tạo
giống cà phê vối chất lượng cao cho Tây Nguyên”, “Chọn lọc, ứng dụng một
số chủng nấm ký sinh côn trùng trong đất gây hại rễ cây cà phê tại Đắk Lắk”;
Hội Nuôi ong với đề tài “Phát triển chuỗi giá trị nuôi Ong tại Đắk Lắk”,
“Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mật ong toàn cầu”; Hội Cơ khí với
đề tài “Ứng dụng công nghệ lò trung tần trong công đoạn nấu luyện gang để
sản xuất các sản phẩm gang đúc tại Đắk Lắk”; Hội Y dược với đề tài “Dự án
cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em dân tộc thiểu số thông qua các hành vi có
lợi cho sức khỏe” và nhiều đề tài, chương trình, mô hình liên quan đến lĩnh
vực hoạt động do các hội, chi hội, hội viên tham gia thực hiện.
- Hội Sinh học tỉnh Đắk Lắk chủ trì thực hiện trên 25 nhiệm vụ khoa
học công nghệ là đề tài nghiên cứu, dự án cấp Bộ; thực hiện 30 đề tài cấp tỉnh
và cấp cơ sở; đa số các đề tài nghiên cứu tập trung cho lai tạo, chọn lọc và
nhân giống cây trồng vật nuôi, nghiên cứu ứng dụng các chế phẩm sinh học
phục vụ cho nông lâm nghiệp, môi trường, y tế; nổi bật là duy trì và nhân
giống các dòng vi sinh vật, sản xuất các tổ hợp men và vi sinh vật nhằm ứng
dụng các tổ hợp này vào xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp, xử lý ô nhiễm môi
trường tại các nhà máy sắn, trang trại chăn nuôi, khu xử lý rác thải tập trung
và ứng dụng trong công nghệ nuôi cấy mô để nhân giống nhanh cho một số
loài như cà phê, cacao, hoa lan, cây cảnh. Bên cạnh đó, còn nghiên cứu ứng
45
dụng vaccin phòng bệnh viêm gan ở người; đã tổ chức 16 cuộc hội thảo trong
nước và quốc tế về các kết quả của đề tài của dự án cho gần 700 đại biểu; tổ
chức 22 lớp tập huấn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp
với các nội dung như: kỹ thuật thâm canh cây cà phê, một số sâu bệnh hại
chính và cách phòng trừ, kỹ thuật xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp làm phân
bón hữu cơ bằng men ủ vi sinh vật, hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
trên cây trồng cho 2.500 lượt người là thanh niên; tham gia xét duyệt,
thuyết minh đề cương, báo cáo nghiệm thu, phản biện các đề tài, dự án cấp
tỉnh, cấp Bộ.
- Hội Khoa học - kỹ thuật Thủy lợi tỉnh Đắk Lắk đã thành lập Trung
tâm tư vấn, xây dựng và chuyển giao khoa học kỹ thuật thủy lợi và thành lập
Công ty cổ phần tư vấn, xây dựng và chuyển giao khoa học kỹ thuật thủy lợi.
Hội viên của hội đã tham gia vào mọi lĩnh vực của ngành, như: công tác quy
hoạch, kế hoạch phát triển thủy lợi; công tác quản lý chất lượng xây dựng
chuyên ngành thủy lợi và cấp thoát nước nông thôn; công tác quản lý nhà
nước về quản lý, khai thác công trình thủy lợi; xây dựng kế hoạch tưới đạt chỉ
tiêu; xây dựng đề án phân cấp quản lý khai thác công trình; xây dựng Chương
trình an toàn hồ chứa trên địa bàn tỉnh; xây dựng chương trình kiên cố hóa
kênh mương; góp ý dự thảo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh về điều
chỉnh chi phí nhân công, máy thi công trong các bộ đơn giá do Ủy ban nhân
dân tỉnh công bố; tham gia ý kiến sửa đổi, bổ sung định mức dự toán xây
dựng công trình; phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra việc thực hiện
kế hoạch sản xuất và nguồn nước tưới tại các huyện trên địa bàn tỉnh
2.1.2.2. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Hội Khuyến học tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện cuộc vận động phấn đấu
“Gia đình hiếu học”, “dòng họ hiếu học”, “đơn vị - cộng đồng dân cư khuyến
học” cho 140.952 hộ gia đình đăng ký phấn đấu trở thành gia đình hiếu học,
chiếm tỷ lệ 30% số hộ trong toàn tỉnh; các cấp xét công nhận 79.648 gia đình
46
đạt danh hiệu “Gia đình hiếu học”, chiếm tỷ lệ 48% số hộ đăng ký; có 720
dòng họ, hội đồng hương, tổ chức tôn giáo đăng ký phấn đấu trở thành đơn vị
khuyến học và một nửa đã được công nhận là đơn vị khuyến học.
Hoạt động Quỹ khuyến học - khuyến tài cấp 200 suất học bổng, mỗi
suất trị giá 1 triệu đồng cho học sinh Trung học phổ thông; cấp 100 suất học
bổng, mỗi suất học bổng, giá trị 500.000đồng cho học si
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_hoat_dong_cua_cac_to_chuc_hoi_t.pdf