Luận văn Quản lý nhà nước về hoạt động của đạo tin lành trên địa bàn tỉnh Phú Yên

MỞ ĐẦU 1

CHưƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NưỚC

VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO TIN LÀNH

10

1.1. Khái niệm cơ bản liên quan đến luận văn 10

1.2. Sự cần thiết và những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước

về hoạt động của đạo Tin lành

19

1.3. Chủ thể, nội dung quản lý Nhà nước về hoạt động của đạo Tin

lành

28

1.3.1 Chủ thể, đối tượng quản lý 28

1.3.2. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động của đạo Tin lành 31

1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về hoạt động của đạo Tin lành

ở một số địa phương

37

1.4.1 Kinh nghiệm của tỉnh Gia Lai 37

1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An 39

1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Phú Yên 40

Tiểu kết Chương 1 43

CHưƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẠO TIN LÀNH VÀ QUẢN LÝ

NHÀ NưỚC VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO TIN LÀNH TRÊN

ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN

44

2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế- xã hội ảnh hưởng đến quản lý

nhà nước về hoạt động của đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Phú

Yên

44

2.2. Hoạt động của đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Phú Yên 53

2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh

Phú Yên

63

2.4. Nhận xét quản lý nhà nước về hoạt động của đạo Tin lành trên

địa bàn tỉnh Phú Yên

74

2.4.1. Kết quả quản lý nhà nước về hoạt động của đạo Tin lành và

nguyên nhân

74

2.4.2. Hạn chế trong quản lý nhà nước đối với đạo Tin lành và

nguyên nhân

75

Tiểu kết Chương 2 77

pdf140 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 392 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về hoạt động của đạo tin lành trên địa bàn tỉnh Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u; Truyền giảng Phúc âm; Nhân chứng Giêhôva; Phúc ân đời đời; Thánh khiết; Lutheran; Đất hứa; Ân Điển trọn vẹn. Có 06 hệ phái đã được công nhận tổ chức tôn giáo và đăng ký sinh hoạt Tôn giáo theo Chỉ thị 01, gồm: Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) Tổng hội Báp tít Việt Nam Giáo hội Báp tít Việt Nam Hội thánh Tin lành Trưởng Lão Việt Nam Cơ đốc Phục Lâm Việt Nam Hội thánh Liên hữu Cơ đốc Việt Nam. Cuối năm 2018, có thêm 02 hệ phái được Nhà nước công nhận đăng ký hoạt động tôn giáo là: Tin lành Phúc Âm Toàn vẹn. Tin lành Liên hiệp Truyền giáo. 58 Thời gian gần đây, hoạt động của đạo Tin lành trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh, kể cả tại địa bàn thành phố Tuy Hòa nổi lên một số vần đề đáng quan tâm như: Việc tồn tại của 44/81 điểm nhóm thuộc 14 hệ phái Tin lành chưa được cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo. Sau khi Luật tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực thi hành đến nay số hệ phái trên địa bàn tỉnh còn 19 hệ phái (giảm 01 hệ phái, do tín đồ hệ phái Liên hữu Báp tít chuyển sang Trưởng Lão). Số lượng điểm nhóm còn 68 điểm nhóm (giảm 13 điểm), nguyên nhân giảm do các điểm nhóm tự tan rã, một số điểm còn lại chuyển sinh hoạt tại gia không sinh hoạt tôn giáo tập trung hoặc gia nhập các hệ phái khác. Số lượng điểm nhóm Tin lành đã được chấp thuận đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung là 40 (tăng 03 của hệ phái CMA). Công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động của đạo Tin lành còn tình trạng thiếu thống nhất. Một số nơi có biểu hiện buông lỏng quản lý, chưa kịp thời hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân của đạo Tin lành thực hiện đúng quy định của pháp luật, còn đùn đẩy trách nhiệm như: cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho các điểm nhóm đã được nhà nước công nhận; hướng dẫn họ làm thông báo, thông báo bổ sung trước khi tổ chức các hoạt động theo quy định; giải quyết, xử lý đối với hoạt động trái pháp luật, phức tạp về an ninh trật tự trong đạo Tin lành. Bên cạnh đó, việc tranh thủ chức sắc, chức việc, người có uy tín và xây dựng lực lượng “cốt cán phong trào” trong đạo Tin lành còn nhiều bất cập. Tổ chức bộ máy, đội ngũ làm công tác tôn giáo, nhất là cấp xã còn kiêm nhiệm, chưa ổn định, dẫn đến việc tham mưu cho cấp ủy, chính quyền giải quyết công việc liên quan đến đạo Tin lành thiếu hiệu quả. 2.2.2.2. Số lượng tín đồ 59 + Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam): có gần 5.500 tín đồ, 13 Chi hội với 10 Mục sư, 08 Mục sư nhiệm chức, 08 Truyền đạo, 150 chấp sự [Nguồn: Ban Tôn giáo tỉnh Phú Yên, số liệu thống kê năm 2019]. BẢNG 2.2. BẢNG TỔNG HỢP SỐ LIỆU TÍN ĐỒ TỈNH PHÚ YÊN Đơn vị: người Số TT Tên Chi hội Địa điểm sinh hoạt Số tín đồ 1 Chi hội Tuy Hòa 65 Nguyễn Huệ, phường 2, thành phố Tuy Hòa 300 Cơ sở sinh hoạt Tin lành Khu dân cư số 2, đường Trần Phú,thành phố Tuy Hòa 2 Chi hội Hòa Phú thôn Liên Thạch, xã Hòa Phú, huyện Tây Hòa 200 3 Chi hội La Hai thôn Long Thăng, thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân 249 4 Chi hội Tuy An 120 Lê Thành Phương, thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An 151 5 Chi hội Sông Cầu 11 Bùi Thị Xuân, phường Xuân Phú, thị xã Sông Cầu 210 6 Chi hội Hòa Hiệp Trung thôn Phú Hiệp 2, xã Hòa Hiệp Trung, huyện Đông Hòa 419 7 Chi hội Suối Bạc thôn Suối Bạc,xã Suối Bạc,huyện Sơn Hòa 153 8 Chi hội Hòa Bình thôn Phước Nông, xã Hòa Bình 1, huyện Tây Hòa 132 9 Chi hội Phú Đông Phường Phú Đông 102 10 Chi hội Hòa Xuân Xã Hòa Xuân Đông, Đông Hòa 137 11 Chi Hội Hòa An Xã Hòa An, Phú Hòa 151 12 Chi hội Hai Riêng Buôn Thô, TT Hai Riêng 94 13 Chi hội Buôn Zô Buôn Zô, xã Ealy, Sông Hinh 191 14 Điểm nhóm đã công nhận 40 điểm nhóm 1743 16 Điểm nhóm chưa công nhận 28 điểm nhóm 690 TỔNG CỘNG 4922 Nguồn: Ban Tôn giáo, số liệu thống kê năm 2019. 60 Trong số gần 5.500 tín đồ thì có khoảng 5.000 tín đồ có thống kê, theo dõi, báo cáo từ cấp xã (các bảng phụ lục kèm theo), còn khoảng 500 tín đồ trước đây có sinh hoạt theo điểm nhóm, sau lại chuyển sinh hoạt tại gia đình thành nhóm từ 05 đến 10 người, không đăng ký chính quyền, sinh hoạt không thường xuyên, còn có số tín đồ thì đi làm ăn xa đến dịp lễ, tết mới về quê. Trước thời điểm Luật tín ngưỡng tôn giáo có hiệu lực, trên địa bàn toàn tỉnh có 81 điểm nhóm: trong đó, số điểm nhóm Tin lành được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo tập trung là 37 điểm nhóm (Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) có 25 điểm nhóm, Hội thánh Báp Tít Việt Nam (Nam Phương) có 01 điểm nhóm; Hội thánh Liên hữu Cơ đốc có 01 điểm nhóm; Hội thánh Truyền giảng Phúc Âm có 02 điểm nhóm; Đất hứa có 01 điểm nhóm; Hội thánh Liên hiệp Truyền giáo có 01 điểm nhóm; Hội thánh Phúc Âm Toàn vẹn có 04 điểm nhóm; Liên hữu Báp Tít có 01 điểm nhóm; Giê hô va có 01 điểm nhóm). Sau thời điểm Luật tín ngưỡng tôn giáo có hiệu lực, trên địa bàn toàn tỉnh có 68 điểm nhóm (giảm 13 điểm nhóm): trong đó, số điểm nhóm Tin lành được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo tập trung là 40 điểm nhóm (tăng 03 điểm nhóm của Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam). Số lượng cụ thể: Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) có 28 điểm nhóm, Hội thánh Báp Tít Việt Nam (Nam Phương) có 01 điểm nhóm; Hội thánh Truyền giảng Phúc Âm có 02 điểm nhóm; Đất hứa có 01 điểm nhóm; Hội thánh Liên hiệp Truyền giáo có 01 điểm nhóm; Hội thánh Phúc Âm Toàn vẹn có 04 điểm nhóm; Giêhôva có 01 điểm nhóm; Trưởng Lão có 02 điểm nhóm). Hai điểm nhóm của hệ phái Liên hữu Báp Tít và Liên hữu Cơ đốc chuyển sang hệ phái Trưởng lão; số hệ phái trên địa bàn tỉnh là 19 hệ phái (giảm 01 hệ phái Liên hữu Báp Tít). 61 Thời gian từ cuối năm 2018 đến nay hệ phái Ân điển trọn vẹn toàn tỉnh chỉ có một điểm nhóm với 05 tín đồ, do người hướng dẫn đã chuyển vô tỉnh Bình Dương làm công nhân nên điểm nhóm đã không còn sinh hoạt nữa. Toàn tỉnh không có điểm nhóm Tin lành của người nước ngoài. Các điểm nhóm còn lại của các hệ phái (kể cả hệ phái CMA) chưa được cấp Giấy chứng nhận sinh hoạt tôn giáo tập trung theo quy định của Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ vì số lượng tín đồ thường xuyên thay đổi, không ổn định; một số điểm nhóm chưa làm thủ tục đăng ký điểm nhóm với chính quyền địa phương, có điểm đã làm đăng ký nhưng không lập danh sách tín đồ hoặc danh sách tín đồ không đúng hệ phái của mình gây khó khăn cho chính quyền trong việc xem xét cấp chứng nhận. + Số lượng chức sắc Tin lành trên địa bàn tỉnh Phú Yên: Trước thời điểm Luật tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực: + Hệ phái Tin lành Việt Nam (miền Nam): 24 người (Mục sư: 09 người, Mục sư nhiệm chức: 05 người, Truyền đạo: 10 người). Có 01 Ban Đại diện Hội thánh Tin lành tỉnh và 07 Chi hội (có 01 chi hội mượn nhà riêng tín đồ). + Các hệ phái khác chưa có chức sắc. Sau khi Luật tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực: + Hệ phái Tin lành Việt Nam (miền Nam): 26 người (Mục sư: 10 người, Mục sư nhiệm chức: 08 người, Truyền đạo: 08 người). Tăng 02 chức sắc. Có 01 Ban Đại diện Hội thánh Tin lành tỉnh và 13 Chi hội (tăng 06 chi hội). Có 07 Chi hội mượn nhà riêng tín đồ. + Các hệ phái khác chưa có chức sắc. Phần lớn trình độ thần học của chức sắc truyền đạo đều phải qua lớp Bồi dưỡng ngắn hạn, còn Mục sư thì phải có từ Trung cấp thần học. Số lượng chức sắc là nam chiếm tỷ lệ 100%. 62 Bên cạnh đó, hoạt động của tín ngưỡng, tôn giáo còn tồn tại nhiều vấn đề phức tạp, khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước như: sự gia tăng hoạt động truyền đạo trái pháp luật, lôi kéo quần chúng, tranh giành tín đồ ở các làng đồng bào dân tộc thiểu số giữa các tổ chức Tin lành đã được công nhận và chưa được công nhận; việc tổ chức các hoạt động tôn giáo thuộc danh mục phải thông báo cho cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền nhưng một số tổ chức không làm hoặc làm nhưng không đúng thời gian quy định của pháp luật, việc tổ chức đại hội, bầu cử chức việc không thực hiện việc đăng ký theo quy định của Luật tín ngưỡng, tôn giáo Bên cạnh đó là sự nhen nhóm phục hồi của các đối tượng Fulrô, “Tin lành Đê Ga” trên địa bàn tỉnh. 2.2.2.3. Cơ sở thờ tự Toàn tỉnh có 06 nhà thờ, 01 cơ sở sinh hoạt tôn giáo và 07 Chi hội mượn tạm nhà dân sinh hoạt; các hệ phái khác chưa có cơ sở thờ tự, chỉ mượn tạm nhà dân làm địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung. Với chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo; xu thế phát triển của các tôn giáo ngày càng quy mô hơn, cơ sở thờ tự đòi hỏi ngày càng nhiều, khang trang hơn, các tổ chức tôn giáo có nhu cầu về đất đai để xây dựng, mở rộng cơ sở thờ tự, dẫn đến việc mua bán, sang nhượng đất đai trái pháp luật, xin cấp đất xây dựng cơ sở tôn giáo; cũng chưa có quy định về mức hạn điền đối với đất tôn giáo; tình trạng khiếu nại, đòi lại đất đai, cơ sở Nhà nước đang quản lý sử dụng... tiếp tục diễn ra, gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước. Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, chính vì vậy, trong thời gian tới các cấp ủy Đảng, chính quyền cần thực hiện tốt công tác tôn giáo nói chung, công tác quản lý Nhà nước về hoạt động của đạo Tin lành nói riêng để đảm bảo an ninh trật tự, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. 2.2.2.4. Hoạt động từ thiện 63 Trên địa bàn tỉnh, các tôn giáo tham gia các hoạt động từ thiện xã hội như nuôi dạy trẻ em nghèo, tàn tật, người già cô đơn, không nơi nương tựa, tổ chức các bếp ăn từ thiện, lập các cơ sở mầm non, xây dựng nhà ở cho người nghèo, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, bão lũ, khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí, giúp đỡ các ca mổ tim. Các hoạt động này trong thời gian qua đã góp phần chia sẽ bớt những khó khăn với xã hội, được sự quan tâm, khuyến khích [14]. Kết quả thống kê trên địa bàn tỉnh, về cơ sở từ thiện chủ yếu của Phật giáo với 23 cơ sở; Công giáo có 02 cơ sở; Tin lành có 01 cơ sở (Chi hội Tin lành Tuy An, huyện Tuy An có nuôi 03 cháu mồ côi) trong đó chỉ có 02 cơ sở được Nhà nước công nhận là cơ sở bảo trợ xã hội (Công giáo có Cô Nhi viện Mằng Lăng, huyện Tuy An và Phật giáo có Mái ấm chùa Hải Sơn, thị xã Sông Cầu). Công tác từ thiện xã hội của đạo Tin lành chưa nhiều, chủ yếu của các cơ sở Phật giáo, mạnh thường quân là Phật tử hoạt động từ thiện nhiều và thường xuyên [15]. Nhìn chung, các hoạt động từ thiện xã hội của các tổ chức tôn giáo được nhà nước khuyến khích thực hiện và đều có sự quản lý của Nhà nước, các cơ quan chuyên môn, các ban, ngành, đoàn thể; đồng thời, nghiêm túc chấn chỉnh, ngăn chặn những hành vi lợi dụng danh nghĩa tôn giáo, tổ chức các hoạt động từ thiện để có các hoạt động trái pháp luật. Quan điểm của tỉnh là khuyến khích các tổ chức tôn giáo thực hiện các hoạt động từ thiện xã hội, bảo trợ xã hội, cùng chung tay chia sẽ bớt gánh nặng cho xã hội. 2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Phú Yên 2.3.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật và chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo và đạo Tin lành 64 Sau khi có Nghị quyết số 25- NQ/TW; Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; Thông báo số 160/TB-TW, ngày 15/11/2004 của Ban Bí thư TW Đảng về chủ trương công tác đối với đạo Tin lành; Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 04/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành và Kế hoạch số 04/KH-BTGCP-TL ngày 26/4/2005 của Ban Tôn giáo Chính phủ về đối với đạo Tin lành ở Tây Nguyên. UBND tỉnh Phú Yên đã chỉ đạo Ban Tôn giáo tỉnh phối hợp với các ban, ngành liên quan tổ chức đánh giá tổng thể quá trình thực hiện Thông báo số 184/TB-TW và Thông báo số 255/TB-TW của Bộ Chính trị, rút ra ưu, khuyết điểm và bài học kinh nghiệm cụ thể; đồng thời để ổn định tình hình tôn giáo trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh ban hành: Kế hoạch số 1527/KH-UBND ngày 13/10/2005 cụ thể hoá việc thực hiện Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh và công văn số 1615/UBND-VX, ngày 15/9/2006 của UBND tỉnh về việc tiếp tục chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Kế hoạch số 84/KH –UBND ngày 08/6/2016 của UBND tỉnh về công tác đối với với đạo Tin lành giai đoạn 2016-2020. Văn bản số78/UBND- KGVX, ngày 16/3/2018 về việc hướng dẫn thực hiện Kế hoạch của UBND tỉnh về công tác đối với đạo Tin lành giai đoạn từ năm 2018-2020. 2.3.2. Tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức quản lý nhà nước về tôn giáo Ở cấp tỉnh: Ban Tôn giáo tỉnh được thành lập trên cơ sở tách từ Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh vào tháng 11/2004; với số lượng cán bộ còn thiếu, một số mới ra trường chưa am hiểu về tôn giáo và nghiệp vụ công tác tôn giáo. Đến năm 2008, thực hiện Nghị định 13/2008/NĐ-CP; Ban Tôn giáo tỉnh nhập về Sở Nội vụ (tuy vẫn giữ nguyên hiện trạng, nhưng không còn là đầu mối trực 65 thuộc UBND tỉnh). Thực hiện chủ trương tinh gọn, giảm đầu mối, hiện nay Ban Tôn giáo có 02 Phòng: Phòng Nghiệp vụ và Phòng Hành chính- Tổng hợp, với 11 biên chế công chức. Chức năng, nhiệm vụ của Ban Tôn giáo: Chức năng: Ban Tôn giáo là tổ chức tương đương Chi cục, trực thuộc Sở Nội vụ, có chức năng giúp Giám đốc sở tham mưu UBND tỉnh quản lý Nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh. Ban Tôn giáo chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở Nội vụ; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Ban Tôn giáo Chính phủ trực thuộc Bộ Nội vụ. Ban Tôn giáo có trách nhiệm quản lý về tổ chức, bộ máy, biên chế, tài chính, tài sản được giao, thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức, nhân viên thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật và phân cấp hiện hành của tỉnh. Nhiệm vụ: Giúp Giám đốc Sở Nội vụ thực hiện các nhiệm vụ sau: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về tôn giáo đối với cán bộ, công chức, viên chức và tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành, nhân sỹ các tôn giáo trong phạm vi quản lý của tỉnh; Giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền giải quyết những vấn đề cụ thể về tôn giáo theo quy định của pháp luật. Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành trong việc tham mưu, trình UBND tỉnh giải quyết những vấn đề phát sinh trong tôn giáo theo quy định, là đấu mối liên hệ giữa chính quyền địa phương với các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh; Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực tôn giáo theo quy định của pháp luật và sự phân công của Giám đốc Sở. Thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác tôn giáo đối với 66 đội ngũ công chức làm công tác tôn giáo thuộc phạm vi quản lý của Sở Nội vụ. Trình UBND tỉnh thực hiện việc áp dụng chính sách đối với những tổ chức tôn giáo và cá nhân có hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật; Thực hiện việc nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực tôn giáo, tổng kết thực tiễn, cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo. Hướng dẫn Phòng Nội vụ các huyện, thị xã, thành phố giải quyết những vấn đề cụ thể về tôn giáo theo quy định của pháp luật. Ở cấp huyện: Trước đây có Phòng Dân tộc - tôn giáo, với biên chế từ 3- 5 người (trong đó theo dõi công tác tôn giáo có từ 2- 3 người). Năm 2008, thực hiện Nghị định số 14/2008/NĐ-CP của Chính phủ; Phòng Tôn giáo sáp nhập vào Phòng Nội vụ, hiện nay chỉ còn một lãnh đạo phòng kiêm nhiệm và một chuyên viên phụ trách về công tác tôn giáo. Ở cấp xã: Mỗi xã, phường, thị trấn bố trí 01 cán bộ (Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch) phụ trách công tác tôn giáo. Hiện nay, có110 xã, phường, thị trấn của toàn tỉnh (16 phường, 08 thị trấn, 86 xã) có cán bộ phụ trách công tác tôn giáo. 2.3.3. Tuyên truyền giáo dục pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và đạo Tin lành UBND tỉnh đã giao cho Ban Tôn giáo (nay thuộc Sở Nội vụ) phối hợp với các cấp, các ngành, Công an, Ban Dân vận, Mặt trận xây dựng chương trình thực hiện Nghị quyết, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định 22, Nghị định số 92 và tổ chức học tập, quán triệt rộng rãi cho cán bộ, đảng viên làm công tác tôn giáo ở cấp cơ sở với nhiều hình thức khác nhau như tổ chức các lớp tập huấn để phổ biến giáo dục pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúngCác chức sắc, chức việc, 67 nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo cũng được học tập, phổ biến, quán triệt các quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật về tôn giáo của Đảng và Nhà nước thông qua các buổi nói chuyện với tín đồ tại các lớp Thánh kinh căn bản, bổ túc Thần học tại chức, các Trường hạ của Phật giáo,... Kết quả 100% cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, huyện, xã và cán bộ trực tiếp làm công tác tôn giáo được học tập, quán triệt Nghị quyết thông qua nhiều hình thức khác nhau. Có trên 90% chức sắc các tôn giáo được phổ biến giáo dục pháp luật về lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo. Nhìn chung công tác quán triệt, tuyên truyền phổ biến Nghị quyết và các văn bản pháp luật của Nhà nước đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo, sự phối hợp giữa các ngành, các cấp và các địa phương tham gia tích cực, có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chuyên môn (Ban Tôn giáo) với các ngành, đoàn thể sớm đưa Nghị quyết và các văn bản pháp luật đi vào cuộc sống. Qua triển khai thực hiện Nghị quyết 25; Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định 92 của Chính phủ; Chỉ thị 01 của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành; Chỉ thị 1940 về nhà, đất liên quan đến tôn giáo; gần đây nhất là Luật tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định số 162/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo và một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đã tạo sự chuyển biến rõ nét về nhận thức đối với vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo của cấp ủy, chính quyềnvà các địa phương; phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo. Tuy nhiên, ở một số ban, ngành, địa phương việc cụ thể Nghị quyết triển khai thành các chủ trương, đề án thực hiện thiếu đồng bộ; chương trình hành động ở một số nơi còn chung chung, nặng về hình thức, thiếu giải pháp cụ thể. 68 Những năm qua, Sở Nội vụ (Ban Tôn giáo) đã phối hợp với Ban Tôn giáo Chính phủ, các ngành, các huyện có liên quan tổ chức các lớp phổ biến pháp luật luật về tôn giáo, trong đó chủ yếu triển khai, quán triệt thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW và các văn bản có liên quan cho đội ngũ cán bộ chủ chốt, cán bộ làm công tác tôn giáo các cấp trên địa bàn tỉnh. Trước khi Luật tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực (từ năm 2005-2015) đã mở 89 lớp cho đối tượng là chức sắc, tín đồ đạo Tin lành, với khoảng 1600 người tham dự; 110 lớp cho đối tượng là cán bộ, đồng bào dân tộc thiểu số với với khoảng 4.300 lượt người tham dự. Triển khai thực hiện Luật tín ngưỡng, tôn giáo, Nghị định số 162/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo, Sở Nội vụ (Ban Tôn giáo) đã phối hợp với Ban Tôn giáo Chính phủ, các ngành tổ chức các lớp phổ biến pháp luật luật về tín ngưỡng, tôn giáo chp đội ngũ cán bộ chủ chốt, cán bộ làm công tác tôn giáo các cấp trên địa bàn tỉnh; năm 2018, tổ chức mở 04 lớp cho chức sắc, tín đồ đạo Tin lành, với khoảng 120 người tham dự; 04 lớp cho cán bộ chủ chốt các cấp với khoảng 800 người tham dự. Năm 2019, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh mở 03 lớp phổ biến giáo dục pháp luật cho 300 học viên là cán bộ không chuyên trách về công tác tôn giáo cấp xã, Cấp ủy, chính quyền, Ban công tác mặt trận, phụ nữ, thanh niên, người có uy tín, già làng, trưởng thôn, buôn, khu phố ở 03/03 huyện miền núi (Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân). Năm 2019, Ban Tôn giáo, Ban Dân tộc phối hợp với Sở Thông tin Truyền thông xây dựng Đề án hỗ trợ thông tin, tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo theo Quyết định số 219/QĐ-TTg, ngày 21/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, từ năm 2005 đến nay, UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo các ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tiến hành khảo sát, phân tích đánh giá 69 toàn bộ tình hình hoạt động của các tổ chức, hệ phái Tin lành trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó tiến hành cho đăng ký sinh hoạt tôn giáo với UBND cấp xã. Hiện trên địa bàn UBND tỉnh đã cho phép 08 hệ phái Tin lành được thành lập tổ chức tôn giáo cơ sở, 07 hệ phái đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung. - Trước thời điểm Luật tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực, Tin lành thuộc Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam): có 06 chi hội đã tổ chức hội đồng, công nhận tổ chức tôn giáo cơ sở và 37 điểm nhóm được đăng ký sinh hoạt tôn giáo theo Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Sau khi Luật tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực, đặc biệt trong năm 2019, Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) đã có hồ sơ đăng ký đúng quy định pháp luật và đã được UBND tỉnh chấp thuận thành lập tổ chức tôn giáo cơ sở cho 05 Chi hội Tin lành, tổng số Chi hội Tin lành trên địa bàn tỉnh hiện nay là: 13 Chi hội; có 40 điểm nhóm được chấp thuận đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung (tăng 03 điểm nhóm). 2.3.4. Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo và đạo Tin lành Thực tế cho thấy trong những năm qua, tình hình tôn giáo trên địa bàn tỉnh diễn ra phức tạp, có nhiều vấn đề nhạy cảm, nhất là sau các vụ bạo loạn 2001, 2004, 2008 ở Tây Nguyên. Do vậy, các đoàn đặc phái viên không thường trú Vatican, Đại sứ Mỹ thường xuyên đến Phú Yên để tìm hiểu tình hình. UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành có liên quan chuẩn bị nội dung, bố trí chức sắc các tôn giáo tiếp xúc và làm việc với các đoàn đến Phú Yên,....Nhìn chung, qua các cuộc tiếp xúc chưa có vấn đề gì xảy ra, nội dung các buổi tiếp xúc diễn ra với tinh thần trao đổi, nắm bắt tình hình sinh hoạt của các tôn giáo thăm hỏi và động viên; chức sắc của các tôn giáo phản ánh được tình hình thực hiện chính sách tôn giáo của địa phương và các nhu cầu chính đáng đều được chính quyền quan tâm tạo điều kiện và giải quyết kịp thời, thỏa đáng; 70 các ngành chức năng có sự phối hợp chặt chẽ, chuẩn bị chu đáo trong việc giao tiếp với các đoàn nước ngoài. 2.3.5. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Hằng năm, thực hiện kế hoạch thanh tra chuyên ngành của Bộ Nội vụ, Ban Tôn giáo Chính phủ và nhiệm vụ chung được UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng ở tỉnh và các cấp chính quyền thành lập các đoàn khảo sát, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác tôn giáo, kiểm tra việc thực hiện các kết luận sau thanh tra, kiểm tra để tham mưu cấp có thẩm quyền có ý kiến chỉ đạo giải quyết; thông thường hàng năm chọn hai hoặc ba huyện để kiểm tra thực tế, các huyện còn lại tự kiểm tra. Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những nội dung, nhiệm vụ chưa đúng quy định pháp luật và văn bản chỉ đạo của cấp trên, đồng thời hướng dẫn nghiệp vụ để cấp huyện thực hiện tốt hơn công tác QLNN về tín ngưỡng, tôn giáo trong thời gian đến. Tổ chức hội nghị tổng kết 08 năm thực hiện Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW và 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành; báo cáo kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị số 1940/CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ về nhà, đất liên quan đến tôn giáo; báo cáo kết quả 05 năm thực hiện Kết luận số: 101-KL/TW, ngày 03/9/2014 của Ban Bí thư về chủ trương công tác đối với đạo Tin lành trong tình hình mới, rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, từng bước hoàn thành tốt công tác quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo nói chung và quản lý Nhà nước về đạo Tin lành nói riêng trên địa bàn tỉnh; đặc biệt Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo triển khai thực hiện Kết luận số 57 và 58-KL/TW 71 của Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá IX về tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW7 (khoá IX) về công tác tôn giáo và Thông báo 160 về một số chủ trương công tác đối với đạo Tin lành. Tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Luật tín ngưỡng, tôn giáo, Nghị định hướng dẫn thi hành và quán triệt Chỉ thị số: 18-CT/TW, ngày 10/01/2018 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về công tác tôn giáo trong tình hình mới cho cán bộ chủ chốt các cấp, các Ban, ngành, đoàn thể. Trên cơ sở Nghị quyết Trung ương 7 khóa IX; Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định 92 của Chính phủ; Chỉ thị 01 của Thủ tướng Chính phủ, Luật tín ngưỡng, tôn giáo, Nghị định 162, UBND tỉnh đã chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh như: Giải quyết kịp thời các nhu cầu chính đáng của các tổ chức và quần chúng có đạo về sinh hoạt tôn giáo: Phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, đăng ký sinh hoạt điểm nhóm, tổ chức lễ, mở

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_hoat_dong_cua_dao_tin_lanh_tren.pdf
Tài liệu liên quan