MỞ ĐẦU . 1
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ LỄ
HỘI . 10
1.1. Tổng quan về lễ hội . 10
1.1.1. Khái niệm. 10
1.1.2. Phân loại lễ hội. 12
1.1.3. Vai trò của lễ hội trong đời sống. 15
1.2. Quản lý nhà nước về lễ hội. 20
1.2.1. Khái niệm. 20
1.2.2. Nguyên tắc quản lý nhà nước về lễ hội. 22
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về lễ hội . 25
1.2.4. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về lễ hội . 33
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng quản lý nhà nước về lễ hội. 35
1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về lễ hội ở một số địa phương . 38
1.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh Đắk Lắk. 38
1.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Tây Ninh. 40
1.3.3. Bài học rút ra cho tỉnh Bình Phước. 43
Tiểu kết chương 1. 45
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ LỄ HỘI TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHưỚC. 46
2.1. Tổng quan về lễ hội tỉnh Bình Phước. 46
2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về lễ hội trên địa bàn tỉnh
Bình Phước. 53
2.2.1. Thực trạng xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật về lễ hội. 53
2.2.2. Thực trạng tổ chức bộ máy thực hiện chính sách, pháp luật về lễ hội
. 58
132 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về lễ hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
văn hóa gắn với phát triển du lịch, góp phần nâng
cao đời sống tinh thần, giải quyết việc làm cho nhân dân.
+ Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa
cộng đồng và chất lượng các sản phẩm văn hóa, đáp ứng yêu cầu phục vụ
nhiệm vụ chính trị và nhu cầu hưởng thụ của nhân dân.
+ Về hoạt động văn học, nghệ thuật sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị
tư tưởng và nghệ thuật cao, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân chủ, có tác
dụng sâu sắc trong việc xây dựng con người toàn diện.
+ Nâng cao năng lực quản lý nhà nước, tăng cường hợp tác và giao lưu
khu vực, quốc tế về văn hóa.
Để đề án đi vào thực tiễn, UBND đã ban hành nhiều kế hoạch triển
khai thực hiện như Kế hoạch số 75/KH-UBND về việc vận động “người
Bình Phước nói lời hay, làm việc tốt” gắn với phong trào “Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh (ngày 07/4/2015); Quyết
định số 841/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc “phê duyệt Danh mục Di
sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Bình Phước thì có 25 di sản văn
hóa phi vật thể” (ngày 10/5/2018); Kế hoạch số 260/KH-UBND về thực
hiện Cuộc vận động “Người Bình Phước nói lời hay, làm việc tốt” gắn với
thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai
đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh (ngày 07/11/2016); Quyết định số
13/2018/QĐ-UBND Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành Quy định
thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang trên địa bàn tỉnh
Bình Phước (ngày 06/3/2018); Đề án “Bảo tồn và phát triển nghệ thuật Đờn
ca tài tử trên địa bàn tỉnh” (giai đoạn 2015-2020); Quy chế phối hợp liên
ngành trong hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Bình
56
Phước.
Thời gian qua việc thực hiện đề án đã được các cấp ủy đảng, chính
quyền, các ngành của tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện
tốt các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp, đảm bảo đúng mục đích, yêu cầu đề ra của
đề án. Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chuyên môn trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ được giao và đạt được những kết quả đáng khích lệ như:
Bằng các nguồn lực của địa phương, nguồn lực đóng góp từ xã hội hóa,
và hỗ trợ từ nguồn kinh phí của chương trình mục tiêu về văn hóa của Trung
ương trong những năm qua Tỉnh Bình Phước đã xây dựng các chương trình,
kế hoạch thực hiện công tác đầu tư trùng tu, nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng
các giá trị văn hóa như đầu tư tôn tạo khu du lịch văn hóa Sóc Bom Bo; Khu
di tích lịch sử Tà Thiết huyện Lộc Ninh; khu du lịch văn hóa lịch Núi Bà Rá
Phước Long.
Trong tiến trình bảo tồn và phục dựng lễ hội thì việc đầu tiên phải đẩy
mạnh nghiên cứu và ứng dụng các công trình nghiên cứu khoa học về lễ hội,
gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu và ứng dụng trong thực tiễn tổ chức và quản
lý hoạt động lễ hội. Công tác duy tu bảo dưỡng các di tích phải được bảo tồn
giá trị nguyên gốc với vấn đề nguyên vật liệu, công cụ trong trùng tu Di tích.
Tập trung bảo tồn có chọn lọc các giá trị văn hóa đặc sắc trong lễ hội,
loại bỏ dần các yếu tố lạc hậu, không phù hợp và đề ra các biện pháp nhằm
khôi phục lại những giá trị văn hóa, những nét riêng của mỗi lễ hội gắn với
văn hóa của cộng đồng dân cư nơi tổ chức lễ hội. Song song với đó là quy
hoạch sắp xếp các dịch vụ kinh doanh văn hóa và các hoạt động vui chơi giải
trí cho hợp lý, đồng thời tạo điều kiện cho nhân dân địa phương kinh doanh
buôn bán tăng thêm thu nhập nhưng vẫn đảm bảo nề nếp quy củ, có biện pháp
ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực gây ảnh hưởng đến bản sắc văn hóa của
dân tộc và ý nghĩa tốt đẹp của lễ hội, kết hợp với phát triển kinh tế, du
57
lịchQua quá trình thực hiện đã cho thấy, để tạo điều kiện cho việc bảo tồn
và phát huy của hoạt động lễ hội đúng định hướng, cần bổ sung để hoàn thiện
quy chế lễ hội, phục hồi các nghi thức cổ truyền, khôi phục các trò chơi dân
gian, các môn thể thao dân tộc vốn có kết hợp với các hoạt động văn hóa nghệ
thuật. Trong thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đã quan
tâm chỉ đạo đã mang lại cho công tác bảo tồn, tôn tạo di tích hiệu quả hơn,
các nghi lễ, tập tục, trò diễn xướng dân gian bị mai một, thất truyền đã được
phục dựng, tái hiện.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, kết quả đạt được thì việc xây dựng
kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong đó có lễ hội vẫn còn tồn tại
những bất cập, vướng mắc khó khăn nhất định ảnh hưởng đến chất lượng,
hiệu quả của các cơ quan chuyên môn khi thực hiện nhiệm vụ như: nội dung
các lễ hội chưa có sự thống nhất, còn lúng túng trong cách triển khai thực
hiện; thời gian tổ chức lễ hội chưa được pháp lý hóa nên chưa thu hút nhân
dân và du khách đến tham dự; kinh phí chi cho phục dựng và sưu tầm còn
chưa đảm bảo, còn hạn chế
Đề án đã tập trung vào việc nghiên cứu văn hóa (bao gồm văn hóa vật
thể và văn hóa phi vật thể) của các dân tộc, qua đó đề xuất các giải pháp bảo
tồn, phát huy các giá trị văn hóa tiêu biểu. Thông qua đó, nhiều giá trị văn hóa
dân gian cũng được bảo tồn, lưu giữ như lễ hội dân gian, các di sản văn hóa
phi vật thể của đồng bào các dân tộc thiểu số. Kết quả nghiên cứu đã góp
phần cung cấp thông tin, luận cứ khoa học giúp cho các cấp ủy đảng, chính
quyền hoạch định, xây dựng các nghị quyết, chương trình, kế hoạch và chính
sách về vấn đề bảo tồn, lưu giữ và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc
trên địa bàn tỉnh; định hình những khu vực du lịch văn hóa độc đáo, hấp dẫn
để thu hút khách du lịch đến với Bình Phước.
Những năm vừa qua, Tỉnh Bình Phước đã có cố gắng lớn trong việc sưu
58
tầm, nghiên cứu các hiện tượng văn hóa phi vật thể như ngữ văn dân gian,
diễn xướng dân gian, ứng xử và quan hệ xã hội, tri thức dân gian... tuy nhiên,
việc sưu tầm, nghiên cứu còn chưa tuân thủ các phương pháp khoa học
nghiêm túc và chặt chẽ, do vậy chất lượng công tác sưu tầm và nghiên cứu
chưa cao.
Việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng
cũng đang gặp trở ngại, nghịch lý, đó là làm sao bảo tồn và tiếp tục phát huy
các di sản văn hóa này khi mà các điều kiện xã hội, mà ở đó các di sản văn
hóa này nảy sinh tồn tại qua nhiều thế hệ nhưng nay đã và đang thay đổi
nhanh chóng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2.2.2. Thực trạng tổ chức bộ máy thực hiện chính sách, pháp luật về lễ
hội
Căn cứ Quyết định số: 42/2018/QĐ-UBND ngày 02 tháng 11 năm 2018
của UBND tỉnh Bình Phước về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở VH-TT&DL tỉnh Bình Phước. Theo
Quyết định này Sở VH-TT&DL là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh
Bình Phước, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà
nước về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch và quảng cáo ở địa
phương theo quy định của pháp luật, các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý
của Sở và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy
quyền của chủ tịch tỉnh, UBND tỉnh. Chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên
chế của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra
về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ VH-TT&DL.
Tham mưu cho lãnh đạo Sở quản lý nhà nước về văn hóa có các phòng
nghiệp vụ: phòng quản lý văn hóa, văn phòng sở. Bên cạnh các phòng chuyên
môn nghiệp vụ còn có thanh tra Sở văn hóa làm nhiệm vụ thanh tra chuyên
ngành văn hóa thể dục thể thao, du lịch và gia đình. UBND cấp huyện thực
59
hiện quản lý nhà nước về văn hóa theo phân cấp của UBND cấp tỉnh, kiểm tra
việc chấp hành quy định pháp luật về văn hóa tại địa phương. Phòng văn hóa
và thông tin là cơ quan tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về văn hóa.
Thực hiện Nghị quyết số: 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của
Ban chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy
của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả, Tỉnh Ủy Bình
Phước đã ra Quyết định số: 999-QĐ/TU ngày 10 tháng 4 năm 2018 của Ban
Chấp hành Đảng bộ Tỉnh Bình Phước về việc ban hành đề án triển khai Nghị
quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban
chấp hành Trung ương khóa 12 và nghị Quyết số 19-NQ/TW ngày
25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa 12 về
tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý nâng cao chất lượng và hiệu quả
hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo đó, phòng văn hóa thông tin các huyện, thị, thành phố trực thuộc
tỉnh Bình Phước sát nhập các cơ quan lại với nhau gồm: Phòng Văn hóa và
Thông tin; Trung tâm Văn hóa Thể thao; Đài truyền thanh và Truyền hình;
Nhà thiếu nhi thành Phòng Văn hóa và Thông tin. Biên chế của phòng Văn
hóa và Thông tin mới sát nhập từ 18 đến 20 biên chế.
UBND cấp xã thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích lịch sử văn hóa và
danh lam thắng cảnh ở địa phương.
Sau khi cấp tỉnh sá nhập ngành văn hóa với các ngành thể thao, du lịch
và gia đình. Cấp huyện, thị, thành phố sáp nhập Phòng Văn hóa Thông tin với
Trung tâm Văn hóa Thể thao, Đài truyền thanh Truyền hình, Nhà thiếu nhi
thành một cơ quan quản lý nhà nước nói chung đã mang đến một số thuận lợi
như: tinh gọn được bộ máy, giảm số hợp đồng tiết kiệm được ngân sách
Tuy nhiên, cũng gặp phải nhiều khó khăn trở ngại như: sự thay đổi nhiều
60
lần về cơ cấu tổ chức bộ máy ngành văn hóa làm cho sự chỉ đạo trực tiếp của
bộ máy quản lý nhà nước về văn hóa từ Trung ương xuống địa phương hạn
chế hiệu lực hiệu quả. Hiện nay, ở cấp huyện, thị, thành phố trong tỉnh Bình
Phước, phòng Văn hóa Thông tin hoạt động rất khó khăn do Phòng Văn hóa
là đơn vị quản lý nhà nước, sát nhập với các đơn vị trung tâm Văn hóa Thể
thao, Đài truyền thanh Truyền hình, Nhà thiếu nhi đây là các đơn vị sự nghiệp
nên chức năng hoạt động khác nhau, cùng với việc giảm biên chế nên trong
quá trình tổ chức thực hiện hiệu quả chưa cao. Sự thay đổi, không ổn định về
tổ chức bộ máy các cơ quan văn hóa trong thời gian qua đã làm cho ngành
văn hóa từ Trung ương đến địa phương phát triển chưa ngang tầm với vị trí
vai trò, yêu cầu phát triển của ngành văn hóa.
Để phòng ngừa, cũng như bảo đảm an toàn cho người dân tham dự các lễ
hội cần có sự phối hợp các cơ quan, ban ngành. Ban tổ chức lễ hội, các cơ
quan liên quan trên địa bàn phối hợp chặt chẽ với ngành y tế tổ chức các đoàn
thanh tra, kiểm tra tại khu vực lễ hội, các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ
ăn uống. đồng thời công khai các cơ sở vi phạm cho người dân và du khách
được biết...Để đảm bảo tốt ANTT du lịch và các hoạt động lễ hội trên địa bàn
tỉnh, lực lượng Công an các cấp đã chủ động tham mưu cho Tỉnh uỷ, HĐND,
UBND tỉnh và cấp uỷ, chính quyền các địa phương chỉ đạo ban ngành đoàn
thể, các huyện, thành phố triển khai thực hiện tốt công tác đảm bảo ANTT,
phục vụ các hoạt động du lịch và lễ hội . Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến
các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh và người dân
làm dịch vụ du lịch tại các khu, điểm du lịch về phương thức thủ đoạn hoạt
động của tội phạm, đặc biệt là tội phạm cờ bạc, trộm cắp, móc túi, cướp giật,
lừa đảo để nâng cao ý thức tự quản, tự phòng, tự bảo vệ trong nhân dân và
du khách tham gia các hoạt động du lịch, lễ hội. Công tác an ninh trật tự, an
toàn xã hội và phòng cháy chữa cháy được đảm bảo tốt, sắp xếp hàng quán
61
khoa học, bố trí bãi đỗ xe hợp lý, bố trí lực lượng trông giữ phương tiện cho
du khách, không có hiện tượng ùn tắc giao thông. Vệ sinh môi trường, cảnh
quan văn hoá lễ hội ngày một tốt hơn. Nhiều hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội đã
từng bước được khắc phục. Do triển khai đồng bộ các biện pháp và sự phối
hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành có liên quan nên tình hình an ninh chính
tri, trật tự an toàn xã hội, trật tự an toàn giao thông tại khu du lịch, nơi tổ chức
lễ hội trên địa bàn tỉnh được đảm bảo và có chuyển biến tích cực. Từ đầu năm
đến nay, tại các điểm tổ chức lễ hội và du lịch hầu như không xảy ra các vụ
trộm cắp, móc túi, cướp giật tài sản, cố ý gây thương tích; không xảy ra ùn
tắc giao thông, tai nạn giao thông nghiêm trọng. Do vậy không còn tình trạng
bán hàng rong, người ăn mày, ăn xin, chèo kéo khách du lịch.
Một nội dung không thể bỏ qua khi đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước
là tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lễ hội.Tuyên truyền để bảo
tồn và phát triển các lễ hội của địa phương được các cấp ủy đảng và chính
quyền các cấp tỉnh Bình Phước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các ngành như
VH, TT&DL, Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình tỉnh, Báo Bình
Phước thường xuyên thực hiện dưới nhiều hình thức. Chú trọng tuyên
truyền các giá trị lịch sử văn hóa cũng như những quy định của pháp luật có
liên quan, kịp thời chỉ đạo và uốn nắn các biểu hiện lệch lạc, làm cho việc tổ
chức lễ hội ngày càng văn minh, thực sự trở thành ngày hội văn hóa của nhân
dân, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Bình
Phước đã thực hiện nhiều phóng sự, tin, bản tin về lễ hội ở địa phương phát
trên đài Truyền hình, đài phát thanh của tỉnh. Ngoài ra, các đài Truyền thanh,
Truyền hình các huyện, thị, đài truyền thanh các xã, phường tiếp sóng đài
Phát thanh, Truyền hình tỉnh các chuyên mục về lễ hội nhằm quảng bá các lễ
hội đến người dân trong và ngoài tỉnh.Tuyên truyền thông qua Báo Bình
Phước, mạng internet. Hàng tháng Báo Bình Phước đã mở các chuyên mục
62
chuyên trang để tuyên truyền quảng bá về lễ hội. Qua mạng thông tin toàn cầu
internet, tuyên truyền qua cổng thông tin điện tử của Bình Phước, trang thông
tin điện tử các huyện, thị xã, thành phố trang thông tin điện tử của sở VH,
TT&DL tỉnh, Sở Thông tin Truyền thông, Trung tâm Văn hóa tỉnh đã
chuyển tải nhiều phim tư liệu, hình ảnh,tin tức đến với thế giới để mọi người
biết đến lễ hội của tỉnh Bình Phước.Thông qua các hoạt động tuyên truyền cổ
động trực quan ngành đã tuyên truyền bằng tranh cổ động, băng rôn khẩu
hiệu, xe tuyên truyền lưu động, chương trình thông tin lưu động để tuyên
truyền quảng bá hình ảnh lễ hội đến người dân. Huyện Chơn Thành: Phát
sóng được 120 phút về nội dung Nghị quyết, 02 phóng sự về công tác thanh,
kiểm tra, phòng chống các sản phẩm văn hóa phẩm độc hại, treo hơn 150m2,
04 đợt xe tuyên truyền lưu động; Huyện Đồng Phú: Treo hơn 40.000m băng
rôn, 20.000 m
2
panô - panơ, 96.450m cờ dây, 14.000 cờ các loại, tổ chức hơn
300 chương trình văn nghệ và chiếu phim được 414 buổi, tiếp âm, truyền
thanh với 756 tin, bài, lượt văn bản, phát sóng 37 giờ. Huyện Lộc Ninh:
Tuyên truyền và họp dân được 1.850 cuộc với 121.750 người tham dự, in, cắt
dán, treo hơn 4.125m băng rôn; tuyên truyền trên hệ thống loa đài hơn 3.195
giờ. Đảng ủy Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh: Tổ chức 07 đợt tuyên
truyền, với trên 3000 người tham gia. Đảng ủy Công ty TNHH MTV Cao su
Bình Long: Tuyên tuyền thu hút 4.500 người tham gia. Các hoạt động lễ hội,
biểu diễn văn nghệ quần chúng... đã tuyên truyền một cách sinh động, thiết
thực chủ trương, đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng, phục vụ đa dạng các
loại hình nghệ thuật hiện đại, các lễ hội dân gian góp phần nâng cao đời sống
văn hóa tinh thần cho nhân dân trong tỉnh.
2.2.3. Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ và năng lực
công chức
Nguồn nhân lực là khâu rất quan trọng của việc quản lý nói chung và
63
quản lý lễ hội nói riêng. Việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ
CBCC luôn là vấn đề được lãnh đạo tỉnh Bình Phước quan tâm nhằm nâng
cao năng lực thực thi công vụ. Thực hiện Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày
25/1/2016 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt đề án đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2025 và UBND Tỉnh Bình
Phước đã ban hành quyết định thực hiện quyết định trên. Đồng thời thực hiện
chỉ thị số 28/CT- TTg ngày 18/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh
bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ, công chức,
viên chức vừa đáp ứng tiêu chuẩn ngạch bậc, vị trí việc làm, góp phần quan
trọng vào phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Qua thống kê số liệu nhân lực toàn ngành cho thấy hiện trạng nhân lực
của ngành văn hóa của tỉnh như sau:
- Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
Tổng số công chức, viên chức thuộc các đơn vị quản lý nhà nước và sự
nghiệp từ tỉnh đến huyện làm công tác văn hóa là 598 người, trong đó 02 thạc
sỹ (0,3%), 207 đại học (34,6%), 196 cao đẳng (32,8%), 84 trung cấp (14%),
khác (18,3%).
Trình độ ngoại ngữ: 05 đại học (0,8%), chứng chỉ A trở lên 113
(18,9%), chưa có bằng cấp, chứng chỉ (80,3%).
Trình độ tin học: số người biết sử dụng máy tính trong công việc là
201/598, đạt 33,6%; còn lại 66,4% chưa biết sử dụng máy tính hoặc không có
điều kiện sử dụng máy tính (chủ yếu là cán bộ, công chức, viên chức lớn tuổi
và những đơn vị chưa có điều kiện trang bị đầy đủ máy tính).
Hiện nay cơ quan tham mưu quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội cấp
tỉnh là Sở VHTT&DL tỉnh, các lễ hội cấp huyện có phòng VHTT huyện, thị
xã, thành phố. Bộ phận quản lý nhà nước về lễ hội tại Sở là phòng quản lý văn
hóa gồm 10 công chức, 100% cán bộ làm công tác văn hóa có trình độ đại
64
học, cao đẳng theo đúng chuyên ngành, số còn lại thuộc các chuyên ngành xã
hội khác. Tại các phòng VHTT huyện, thị xã, thành phố hay ban Văn hóa
Thông tin xã, phường chỉ phân công có 01 công chức đảm nhiệm (hoặc kiêm
nhiệm) vai trò này.Trong những năm vừa qua, UBND tỉnh đã ban hành nhiều
kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Sở VHTT&DL
tỉnh.
Trong thời gian qua, công tác đào tạo bồi dưỡng CBCC đã được Tỉnh
chú trọng, tập trung nguồn kinh phí khá lớn dành cho CBCC học tập nâng cao
trình độ, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, đã tạo điều kiện cho Sở
VH,TT&DL và Trường Chính trị tỉnh phối hợp với trường Đại học Văn hóa
tổ chức đào tạo lớp Đại học Văn hóa tại tỉnh, hằng năm Sở VH,TT&DL phối
hợp với các ngành tổ chức tập huấn các lớp ngắn hạn về quản lý văn hóa cho
đội ngũ cán bộ làm văn hóa trong toàn tỉnh. Năm 2019, khóa bồi dưỡng
Nghiệp vụ văn hóa, thể thao và du lịch với số lượng 130 học viên. Toàn bộ
chi phí học tập tỉnh hỗ trợ. Ngoài ra, trang bị kiến thức về chính trị, pháp luật,
kiến thức về tổ chức quản lý và hoạt động văn hóa thông tin cơ sở, chuyên
môn nghiệp vụ cũng được chú trong. Những kiến thức này đóng góp đáng kể
trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC làm công tác quản lý văn hóa.
Chất lượng đội ngũ CBCC ngày càng nâng lên nhờ được đào tạo, bồi dưỡng
cả về trình độ chuyên môn, kiến thức và kỹ năng, kinh nghiệm công tác và
năng lực thực thi công vụ. Đại bộ phận CBCC đã được đào tạo, bồi dưỡng
theo yêu cầu của thời kỳ đổi mới; số công chức trẻ có trình độ được tuyển
chọn ngày một tăng đáp ứng được yêu cầu nhiệm cụ được giao.
Tuy nhiên, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa ở một số huyện, thị,
thành phố và xã, phường trong tỉnh chưa cao. Cơ cấu tổ chức Phòng Văn hóa
Thông tin sau khi sát nhập chưa hợp lý, đội ngũ công chức văn hóa phường,
xã thường xuyên thay đổi, trình độ chuyên môn về văn hóa chưa nhiều, chưa
65
được đào tạo chuyên sâu, thường kiêm nhiệm. Chưa thật sự tách bạch giữa
quản lý nhà nước với hoạt động tác nghiệp, vẫn còn sự chồng chéo, nhầm lẫn
giữa chức năng quản lý nhà nước với chức năng triển khai các hoạt động sự
nghiệp. Số lượng người kiêm nhiệm dẫn đến quá tải về công việc và hiệu quả
thực thi công việc chưa cao, công tác tham mưu cũng còn hạn chế vì số lượng
ngời đảm nhiệm chuyên môn còn mỏng, số người kiêm nhiệm nhiều có phần
hạn chế về trình độ chuyên môn, không có hiểu biết và kiến thức sâu rộng về
mảng lễ hội dẫn đến công tác tham mưu cho cấp trên hoặc về thực tế địa
phương chưa sát thực, còn hạn chế nên cần phải chú trọng hơn nữa việc nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đúng lĩnh vực đảm nhiệm của người làm
công tác này vì ở lĩnh vực Văn hóa, Lễ hội cần phải có kiến thức sâu rộng để
làm tốt công tác tham mưu và làm cho đúng để có hiệu quả, nâng cao công tác
QLNN. Thực tế lâu nay chủ yếu cán bộ được bồi dưỡng về kiến thức QLNN,
chuyên viên, chuyên viên chính... hoặc các lớp bồi dưỡng chung chung của
Trung ương mà ít đi sâu bồi dưỡng thực tế chuyên môn nghiệp vụ công chức
cần để đảm nhiệm công việc được giao. Nhất là ở những lĩnh vực đặc thù thì
càng cần phải có hiểu biết sâu rộng về chuyên môn nghiệp vụ để có thể tham
mưu và làm cho đúng.
Thực tế thời gian qua tỉnh chưa có chính sách đãi ngộ hợp lý và tuyển
chọn phù hợp công chức, viên chức hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, đặc
biệt là chính sách ưu đãi đối với cán bộ có trình độ chuyên môn cao làm văn
hoá.
2.2.4. Thực trạng phân bổ, huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn
lực tài chính trong hoạt động lễ hội
Ngân sách của tỉnh đầu tư cho các hoạt động văn hóa, gia đình, thể dục
thể thao và du lịch được quan tâm: Năm 2015: 82 tỷ đồng; năm 2016: 95 tỷ
đồng; năm 2017: 88 tỷ đồng; năm 2018: 152 tỷ đồng; năm 2019: 117 tỷ đồng;
66
năm 2020 ( Nghị quyết số 30/NQ-HĐND ngày 16/12/2019 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Bình Phước về dự toán ngân sách địa phương và phân bổ dự
toán chi ngân sách tỉnh năm 2020): 174,3 tỷ đồng (bao gồm cả nguồn sự
nghiệp mang tính chất đầu tư).
Hạn chế tối đa việc sử dụng ngân sách nhà nước để tổ chức lễ hội, đẩy
mạnh xã hội hóa các nguồn lực khi tổ chức lễ hội là chủ trương được Bộ Văn
hóa - Thể thao và Du lịch ban hành. Đó là mục đích chính để đưa lễ hội trởvề
cội nguồn, nơi có sự tham gia một cách chủ động, sáng tạo của đông đảo nhân
dân. Để phát triển công nghiệp văn hóa bước đầu được quan tâm đầu tư, ưu
tiên là đầu tư cho phát triển các làng nghề, dịch vụ văn hóa, sản phẩm văn hóa
phục vụ du lịch. Đặc biệt, tỉnh đang kêu gọi, thu hút đầu tư vào các dự án
trọng điểm về du lịch để hình thành các khu, điểm du lịch của địa phương
theo từng năm. Cụ thể như: Năm 2015 khánh thành giai đoạn I và đưa vào
khai thác Khu Bảo tồn Văn hóa, Dân tộc X’tiêng Sóc Bom Bo; Năm 2016,
khánh thành và đưa vào khai thác Khu di tích Mộ 3000 người; Năm 2017 và
năm 2019 lần lượt khánh thành giai đoạn I và giai đoạn II, đưa vào khai thác
Khu di tích quốc gia đặc biệt Căn cứ Bộ chỉ huy Quân giải phóng miền Nam
Việt Nam (Tà Thiết) và Năm 2018 khởi công một số hạng mục công trình
trọng điểm tại Khu quần thể Văn hóa - cứu sinh núi Bà Rá, khởi công xây
dựng công trình giao thông dẫn vào Khu dự án Phim trường ngoài trời kết
hợp với du lịch sinh thái Trảng cỏ Bù Lạch và dự án du lịch cộng đồng tại xã
Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh.
Tỉnh đã đẩy mạnh các hoạt động xã hội hóa nhằm huy động các nguồn
đầu tư, tài trợ, hiến tặng cho phát triển văn hóa, xây dựng con người đáp ứng
yêu cầu phát triển bền vững của tỉnh: Đầu tư Khu bảo tồn văn hóa dân tộc
X’tiêng Sóc Bom Bo hai hạng mục: Nhà đón tiếp, Làng nghề với tổng kinh
phí tài trợ khoảng 23 tỷ đồng. Đầu tư năm hạng mục: Nhà tưởng niệm, Nhà
67
đón tiếp, Tượng đài chiến thắng, cổng vào khu di tích thuộc dự án Khu di tích
quốc gia đặc biệt Căn cứ Bộ chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam
(Tà Thiết) với tổng số kinh phí tài trợ khoảng 50,31 tỷ đồng. Đồng thời, tỉnh
cũng đã nhận được từ sự tài trợ của các cơ quan, đơn vị, trường học, khu công
nghiệp, doanh nghiệp, lực lượng vũ trang, đóng góp xây dựng các thiết chế
văn hóa, thể thao ở một số khu dân cư.
Hoạt động lễ hội là sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Do đó, việc huy động
các nguồn lực từ nguồn xã hội hóa phục vụ cho hoạt động lễ hội là việc cần
thiết, nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí để thực hiện công tác tổ chức cho lễ
hội. Tỉnh Bình Phước đã tập trung tuyên truyền, quán triệt các văn bản liên
quan đến xã hội hóa lễ hội như Nghị quyết số 05/2005/ NQ-CP ngày 18 tháng
4 năm 2005 của chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y
tế, văn hóa, thể thao, Nghị định số 69/2008/ND-CP ngày 30 tháng 5 năm
2008 của chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt
động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, văn hóa, thể thao và môi trường.
Từ khi thực hiện xã hội hóa trong công tác tổ chức lễ hội, hầu hết các lễ
hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã huy động đông đảo các thành phần tham
gia tự nguyện đóng góp kinh phí cho hoạt động lễ hội. Nguồn kinh phí này để
chi cho tổ chức lễ hội, trùng tu di tích.
Việc kêu gọi xã hội hóa và để người dân được tham gia vào tổ chức các
hoạt động lễ hội cũng chính là đưa lễ hội trở về giá trị ban đầu của nó bởi lễ
hội được hình thành từ nhân dân, nó phải sống trong cộng đồng phục vụ cho
chính lợi ích của người dân. Xã hội hóa, ngoài việc tạo được nguồn kinh phí
thì đây còn là cách thức để phát huy trí tuệ, sức sáng tạo và sự tham gia tự
nguyện của đông đảo nhân dân, qua đó góp phần phục dựng, bảo tồn những
giá trị, các tập tục cổ truyền tốt đẹp. Xã hội hóa còn là một dịp để những
người con xa quê có cơ hội hướng tới quê hương, là dịp để họ bày tỏ lòng tri
68
ân với tổ tiên, dòng tộc với quê hương.
Tuy nhiên, không phải lễ hội nào cũng có thể dễ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_le_hoi_tren_dia_ban_tinh_binh_p.pdf