Luận văn Quản lý nhà nước về lĩnh vực năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

LỜI CAM ĐOAN .i

LỜI CẢM ƠN .ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . v

DANH MỤC CÁC BẢNG.vi

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ LĨNH VỰC

NĂNG LưỢNG TÁI TẠO . 6

1.1. Năng lượng tái tạo. 6

1.1.1. Khái niệm về năng lượng tái tạo . 6

1.1.2. Các loại hình năng lượng tái tạo . 9

1.1.3. Đặc điểm năng lượng tái tạo. 12

1.1.4. Vai trò của phát triển năng lượng tái tạo . 14

1.2. Quản lý nhà nước về lĩnh vực năng lượng tái tạo . 17

1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về lĩnh vực năng lượng tái tạo. 17

1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về lĩnh vực năng lượng tái tạo. 18

1.3. Thực tiễn quản lý nhà nước về lĩnh vực năng lượng tái tạo tại một số

địa phương . 31

1.3.1. Tỉnh Ninh Thuận. 31

1.3.2. Tỉnh Quảng Trị. 32

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ LĨNH VỰC NĂNG

LưỢNG TÁI TẠO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK . 34

2.1. Khái quát chung về tỉnh Đắk Lắk. 34

2.1.1. Về vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên . 34

2.1.2. Về điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. 36

2.1.3. Đánh giá sự tác động của điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đối với

sự phát triển năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 37

2.2. Khái quát tiềm năng, thuận lợi về năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh Đắk

Lắk. 38

2.2.1. Thủy điện nhỏ. 38

2.2.2. Năng lượng mặt trời . 40

2.2.3. Năng lượng gió. 45

2.2.4. Năng lượng sinh khối. 51

2.3. Những kết quả đạt được trong quản lý nhà nước về năng lượng tái tạo trên

địa bàn tỉnh Đắk Lắk . 56

pdf147 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 09/03/2022 | Lượt xem: 368 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về lĩnh vực năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng đối với phát triển năng lƣợng tái tạo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, các nhà đầu tƣ đang và sẽ triển khai dự án trên địa bàn tỉnh có cơ sở thực hiện và triển khai các bƣớc tiếp theo, đồng thời, Ủy ban nhân dân tỉnh công bố quy hoạch phát triển năng lƣợng tái tạo để kêu gọi các nhà đầu tƣ và bố trí quỹ đất cho phát triển lĩnh vực này. 2.3.2. Tổ chức bộ máy làm công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực năng lượng tái tạo - Tại tỉnh Đắk Lắk, Sở Công Thƣơng đóng vai trò tham mƣu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về năng lƣợng, bao gồm: Điện, năng lƣợng tái tạo. Sở Công Thƣơng chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hƣớng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Công Thƣơng và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển điện lực, phát triển việc ứng dụng năng lƣợng mới, năng lƣợng tái tạo trên địa bàn tỉnh; đối với từng dự án năng lƣợng tái tạo cụ thể, hƣớng dẫn, hỗ trợ nhà đầu tƣ thực hiện các thủ tục bổ sung dự án vào quy hoạch phát triển điện lực tỉnh theo quy định; đồng thời, báo cáo, tham mƣu Ủy ban nhân dân tỉnh trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt sau khi nhà đầu tƣ hoàn thiện hồ sơ. Bên cạnh đó, Sở Công Thƣơng, phòng Kinh tế thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ (ở các huyện là phòng Kinh tế và Hạ tầng) tham mƣu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố quản lý phát triển các lĩnh vực thuộc ngành công thƣơng nói chung và phát triển năng lƣợng tái tạo nói riêng (tham gia đề xuất, thẩm tra, thẩm định, giám sát, quyết toán các dự án năng lƣợng tái tạo cấp điện cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất trong địa bàn); thống nhất chức năng quản lý các dự án cấp điện từ nguồn năng lƣợng tái tạo ở 59 cấp tỉnh, huyện; thực hiện tổ chức nhóm nghiên cứu chuyên sâu về phát triển các dự án năng lƣợng tái tạo. Phối hợp tốt với các đơn vị quản lý khác trên địa bàn (Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan quản lý thuế, hệ thống Ngân hàng) nhằm nâng cao hiệu quả các dự án và thu hút tốt các nguồn lực khác cho phát triển lĩnh vực này; tổ chức tốt các thông tin hỗ trợ cho các doanh nghiệp về khoa học công nghệ, các chính sách khuyến khích đầu tƣ, khu vực (sản xuất công nghiệp, hoạt động xử lý chát thải rắn sinh hoạt) có tiềm năng đầu tƣ các dự án phát triển năng lƣợng tái tạo trên địa bàn [2]. - Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, trên cơ sở các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với các dự án đầu tƣ năng lƣợng tái tạo, đề xuất, tham mƣu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện thu hút đầu tƣ đối với các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc đến đầu tƣ tại tỉnh về lĩnh vực năng lƣợng tái tạo; đảm bảo trình tự, thủ tục đầu tƣ các dự án theo đúng quy định của Luật Đầu tƣ năm 2014 và các văn bản liên quan. - Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tham mƣu Ủy ban nhân dân tỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo quy định của pháp luật về đất đai, bảo vệ và phát triển rừng, quy định tại Nghị quyết số 69 NQ-CP ngày 06 6 2013 của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Đắk Lắk; Nghị quyết số 106 NQ-CP ngày 14 8 2018 của Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) tỉnh Đắk Lắk và Nghị quyết số 71 NQ-CP ngày 08 8 2017 của Chính phủ ban hành chƣơng trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12 01 2017 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Hƣớng dẫn thực hiện nâng cao chất lƣợng trong công tác đánh giá tác động của môi trƣờng theo phân cấp đối với các dự án đầu tƣ về lĩnh vực năng lƣợng tái tạo trên địa bàn tỉnh. 60 - Sở Xây dựng tham mƣu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các quy định của Luật Quy hoạch năm 2017 đối với từng dự án năng lƣợng tái tạo; tăng cƣờng công tác tuyên truyền đến chủ đầu tƣ xem xét, thực hiện Thông tƣ số 15/2013/TT-BXD ngày 26 9 2013 của Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình xây dựng sử dụng năng lƣợng có hiệu quả; xây dựng các giải pháp sử dụng năng lƣợng tiết kiệm, năng lƣợng mặt trời, điều khiển thông minh đối với hệ thống chiếu sáng đô thị; đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách, tham mƣu Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác thẩm định công trình, đề xuất sử dụng vật liệu xây dựng mới, lựa chọn phƣơng án thiết kế tạo không gian thân thiện với môi trƣờng tiết kiệm chi phí đầu tƣ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mƣu Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát, quy hoạch 03 loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất), xác định r quy mô, diện tích hợp lý, đúng mục tiêu, đối tƣợng, chủng loại rừng; theo đúng tiêu chí phân loại rừng; bảo đảm khi triển khai thực hiện các dự án năng lƣợng tái tạo không ảnh hƣởng đến quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn tỉnh. Tuyên truyền cho chủ các trang trại, chủ các doanh nghiệp, hợp tác xã chăn nuôi tập trung xem xét thực hiện các công trình năng lƣợng sinh khối tận dụng chất thải động, thực vật. - Sở Tƣ pháp tuyên truyền về pháp luật liên quan đến việc phát triển năng lƣợng tái tạo; thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc phát triển năng lƣợng tái tạo theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định số 34 2016 NĐ-CP ngày 14 5 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. - Sở Khoa học và Công nghệ tăng cƣờng công tác nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng các công nghệ mới, sử dụng nguồn năng lƣợng tái tạo thân thiện môi trƣờng, tham mƣu Ủy ban nhân dân tỉnh. 61 Phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện thanh, kiểm tra các doanh nghiệp về công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị nhằm hạn chế việc sử dụng các dây chuyền, thiết bị cũ kỹ, lạc hậu tổn hao nhiều năng lƣợng nhƣng hiệu suất thấp không thân thiện với môi trƣờng - Sở Tài chính tăng cƣờng công tác hƣớng dẫn, kiểm tra, giám sát việc sử dụng ngân sách nhà nƣớc để chi trả tiền điện, đầu tƣ mua sắm thiết bị tiêu thụ điện nói riêng và năng lƣợng nói chung theo Quyết định số 68 2011 QĐ-TTg ngày 12 12 2011của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành Danh mục phƣơng tiện, thiết bị tiết kiệm năng lƣợng đƣợc trang bị, mua sắm đối với cơ quan đơn vị sử dụng ngân sách nhà nƣớc. - Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo các cơ quan báo, đài trên địa bàn tỉnh và các đơn vị có liên quan tích cực tuyên truyền các chủ trƣơng chính sách ƣu đãi của Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc thu hút đầu tƣ các dự án năng lƣợng tái tạo trên địa bàn tỉnh. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng về nội dung phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng, song hành cùng phát triển năng lƣợng xanh, sạch, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả. - Công ty Điện lực Đắk Lắk phối hợp với Sở Công Thƣơng, các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch sử dụng tiết kiệm điện trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ hòa lƣới điện quốc gia cho các dự án điện năng lƣợng tái tạo trên địa bàn tỉnh. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chủ trƣơng tiết kiệm năng lƣợng, phát triển kinh tế xã hội bền vững, sử dụng năng lƣợng thân thiện với môi trƣờng, đến Nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức và các đoàn thể, doanh nghiệp trên địa bàn quản lý; giới thiệu quỹ đất, đánh giá tiềm năng, thế mạnh năng lƣợng tái tạo có thể có trên địa bàn, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý; đồng thời, có trách nhiệm điều chỉnh cục bộ quy hoạch, đăng ký danh mục các công trình dự án đầu tƣ vào Kế 62 hoạch sử dụng đất, hỗ trợ nhà đầu tƣ thực hiện công tác hỗ trợ, đền bù giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án... 2.3.3. Công tác lập quy hoạch 2.3.3.1. Quan điểm lập quy hoạch Trên cơ sở điều tra đánh giá hiện trạng về tiềm năng, khả năng khai thác và sử dụng nguồn năng lƣợng tái tạo trên địa bàn toàn tỉnh, quy hoạch năng lƣợng tái tạo đƣợc xây dựng theo các định hƣớng cơ bản sau đây: Thứ nhất, quy hoạch đánh giá đƣợc tiềm năng năng lƣợng tái tạo của tỉnh, từ đó đề ra lộ trình khai thác, sử dụng năng lƣợng tái tạo một cách hiệu quả và bền vững. Thứ hai, quy hoạch phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030, phù hợp với các quy hoạch chuyên ngành nhƣ: Quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch giao thông, quy hoạch đô thị và nông thôn mới, quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Thứ ba, quy hoạch các dự án điện năng lƣợng tái tạo tại các khu vực đất đai cằn cỗi, không mang lại hiệu quả kinh tế cao về nông nghiệp, trên các hồ thủy lợi, thủy điện, ƣu tiên quy hoạch dự án điện năng lƣợng tái tạo kết hợp trồng nông nghiệp nhằm khai thác tiềm năng điện năng lƣợng tái tạo, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả sử dụng nguồn nƣớc... đáp ứng các yêu cầu về phát triển bền vững, trên cơ sở sử dụng hiệu quả nguồn năng lƣợng của đất nƣớc, góp phần phát triển ngành công nghiệp năng lƣợng cũng nhƣ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện tại chỗ. Thứ tư, quy hoạch giúp nhà đầu tƣ dễ dàng triển khai thực hiện dự án, tạo điều kiện huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế để đầu tƣ phát triển các dự án điện năng lƣợng tái tạo tại địa phƣơng theo quy hoạch đƣợc phê duyệt, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển điện năng lƣợng tái tạo đã đƣợc Chính phủ phê duyệt trong Tổng sơ đồ phát triển điện VII điều chỉnh tại Quyết định số 63 428 QĐ-TTg ngày 18/3/2016 của Thủ tƣớng Chính phủ, bổ sung nguồn điện cho Hệ thống điện quốc gia, bảo đảm an ninh năng lƣợng. Thứ năm, quy hoạch đƣa ra có tính khoa học và thực tiễn cao. 2.3.3.2. Tình hình thực hiện lập quy hoạch - Đối với thủy điện nhỏ Quy hoạch thủy điện nhỏ tỉnh Đắk Lắk đã đƣợc UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt tại Quyết định số 444 QĐ-UBND ngày 15 3 2005 trên cơ sở thống nhất chủ trƣơng của Bộ Công nghiệp tại Công văn số 901 CV-NLĐK ngày 23 2 2005. Quy hoạch gồm 12 công trình thủy điện có công suất lắp máy từ 0,1 MW đến 30 MW và 79 điểm có tiềm năng về thủy điện sẽ đƣợc nghiên cứu để kêu gọi đầu tƣ. Trong quá trình triển khai thực hiện các dự án, UBND tỉnh kiểm tra, xem xét sự phù hợp của các dự án với quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch cấp nƣớc cho nông nghiệp và công nghiệp, các công trình an ninh - quốc phòng trên địa bàn tỉnh. - Đối với điện mặt trời Trên thực tế năng lƣợng mặt trời ít có tác động môi trƣờng trong các loại nguồn điện. Nếu đƣợc quy hoạch tốt, điện mặt trời có thể đem lại các lợi ích tổng thể về quy hoạch và đa dạng sinh học. Khi quy hoạch các dự án điện mặt trời tại vùng nông thôn, các yếu tố chính đƣợc xem xét khi lựa chọn địa điểm bao gồm: Tiềm năng năng lƣợng mặt trời, khả năng và chi phí nối lƣới điện quốc gia, quy mô địa điểm, địa hình, lối vào, điều kiện mặt đất, sấp bóng gần và xa, các tác động về cảnh quan, tầm nhìn, hiện trạng sử dụng đất (yêu cầu bảo tồn và đa dạng sinh học; loại trừ các khu vực an ninh, quốc phòng; các khu vực tôn giáo, tín ngƣỡng; nghĩa trang, nghĩa địa; đất có mục đích công cộng). Bộ Công Thƣơng cũng đã xem xét và thống nhất tích hợp Quy hoạch phát triển điện mặt trời tỉnh Đắk Lắk vào Quy hoạch tỉnh và Quy hoạch phát triển điện lực, đảm bảo phù hợp với quy định của Luật Quy hoạch số 21 2017 QH14 64 và các văn bản hƣớng dẫn thực hiện Luật Quy hoạch [9]. Bảng 2.11. Quy hoạch khu vực tiềm năng phát triển điện mặt trời tại tỉnh Đắk Lắk phân theo đơn vị hành chính cấp huyện (cường độ bức xạ trên 1750kWh/m2/năm) TT Quy hoạch theo đơn vị hành chính cấp huyện Diện tích (ha) Quy mô công suất (MWp) 1 Huyện Ea Súp 28.486,3 23.738,6 2 Huyện Ea H’leo 21.297,8 17.748,2 3 Huyện Buôn Đôn 8.623,5 7.186,3 4 Huyện Krông Bông 7.565,9 6.304,6 5 Huyện Cƣ M’gar 6.372,9 5.310,8 6 Huyện M’Drắk 5.281,9 4.401,6 7 Huyện Krông Búk 5.168,9 4.307,4 8 Huyện Lắk 3.917,7 3.264,7 9 Huyện Krông Năng 2.895,7 2.413,1 10 Huyện Krông Pắc 1.858,2 1.548,5 11 Huyện Ea Kar 1.694,8 1.412,3 12 Huyện Krông Ana 1.294,4 1.078,7 13 Thành phố Buôn Ma Thuột 959,3 799,4 14 Thị xã Buôn Hồ 608,3 506,9 15 Huyện Cƣ Kuin 567,7 473,1 Tổng 96.593,3 80.494,2 (Nguồn: Sở Công Thương Đắk Lắk) Bảng 2.12. Quy hoạch và Danh mục phát triển dự án giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 + Danh mục Dự án đang triển khai TT Tên nhà máy Vị trí xây dựng Công suất (MWp) 1 Nhà máy điện mặt trời Srêpôk 1 Xã Ea Wel, huyện Buôn Đôn 50 65 TT Tên nhà máy Vị trí xây dựng Công suất (MWp) 2 Nhà máy điện mặt trời Quang Minh Xã Ea Wel, huyện Buôn Đôn 50 3 Nhà máy điện mặt trời Long Thành 1 Xã Ia Lốp, huyện Ea Súp 50 4 Nhà máy điện mặt trời Jang Pong Xã Ea Huar, huyện Buôn Đôn 30 5 Trang trại điện mặt trời BMT Xã Ea Phê, xã Krông Búk, huyện Krông Pắc 30 Tổng 210 + Danh mục Dự án dự kiến phát triển giai đoạn đến năm 2020 TT Kí hiệu Tên dự án Vị trí dự án Công suất (MWp) 1 DA01 Các Nhà máy điện mặt trời Xuân Thiện - Ea Súp (số 1 đến số 5) Các xã Ia Lốp, Ia Rvê, huyện Ea Súp 723 2 DA02 Nhà máy Năng lƣợng sạch Rừng Xanh 1 Xã Cƣ M'lan, huyện Ea Súp 150 3 DA04 Dự án Nhà máy điện mặt trời AES Xã Cƣ M’lan, huyện Ea Súp 64 4 DA08 Nhà máy điện mặt trời Ia Lốp 1 Xã Ia Lốp, huyện Ea Súp 50 5 DA17 Dự án điện mặt trời Tân An Xã Cƣ M’lan, huyện Ea Súp 10 6 DA20 Dự án điện mặt trời Ea Súp 1 xã Cƣ M'lan, huyện Ea Súp 50 7 DA11 Nhà máy điện mặt trời Buôn Đôn Xã Ea Wer, huyện Buôn Đôn 48 8 DA14 Nhà máy điện mặt trời Hòa Sơn Xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông 50 9 DA13 Dự án điện mặt trời hồ Buôn Jong Xã Ea Kpam, xã Ea Tul, xã Quảng Tiến huyện Cƣ M'gar 20 10 DA15 Dự án điện mặt trời Hoà Phú 1 Xã Hoà Phú, thành phố Buôn Ma Thuột 22 66 TT Kí hiệu Tên dự án Vị trí dự án Công suất (MWp) 11 DA16 Dự án điện mặt trời Hoà Phú 2 Xã Hoà Phú, thành phố Buôn Ma Thuột 28 12 DA19 Dự án điện mặt trời Ea H’leo Xã Ea H’leo, huyện Ea H’leo 50 13 DA18 Dự án điện mặt trời số 5 Xã Hoà Phú, thành phố Buôn Ma Thuột 5 Tổng công suất (MWp) 1.270 (Nguồn: Sở Công Thương Đắk Lắk) - Đối với điện gió + Quy hoạch các khu vực có tiềm năng phát triển điện gió Căn cứ kết quả tính toán tiềm năng điện gió tại các khu vực có tiềm năng và trên cơ sở các tiêu chí lựa chọn vùng phát triển điện gió theo hƣớng dẫn của Bộ Công Thƣơng, tỉnh xếp hạng sơ bộ 7 khu vực có khả năng phát triển điện gió nhƣ sau: Bảng 2.13. Xếp hạng sơ bộ các khu vực quy hoạch phát triển điện gió Xếp hạng sơ bộ Thuộc địa phận Công suất (MW) Xếp hạng 5 Vùng 1 58,30 Xã Ea Wy, Ea H'leo, Cƣ Mốt huyện Ea H’leo 58,30 Xếp hạng 6 Vùng 2 126,02 Xã Cƣ Amung, Cƣ Mốt, Ea Khăl, Ea Wy huyện Ea H’leo 126,02 Xếp hạng 7 Vùng 3 169,81 Xã Ea Sol, Dlie Yang, Ea Hiao, Ea Ral huyện Ea H’leo 169,81 Xếp hạng 4 Vùng 4 204,72 Xã Ea Hiao huyện Ea H’leo 52,96 Xã Dliê Ya, Cƣ Klông huyện Krông Năng 151,76 67 Xếp hạng sơ bộ Thuộc địa phận Công suất (MW) Xếp hạng 3 Vùng 5 360,29 Xã Ea Tân huyện Krông Năng 105,82 Xã Cƣ Né, Chƣ Kbô, Cƣ Pơng, Ea Sin huyện Krông Buk 254,47 Xếp hạng 2 Vùng 6 246,58 Xã Cƣ Dliê M’nông, Ea Tar huyện Cƣ M’gar 144,68 Xã Ea Ngai huyện Krông Buk 44,82 Phƣờng Đoàn Kết, An Bình, Đạt Hiếu thị xã Buôn Hồ 57,07 Xếp hạng 1 Vùng 7 217,19 Xã Ea Tul, Ea Drơng huyện Cƣ M’gar 68,45 Xã Cƣ Bao, Bình Thuận, phƣờng Bình Tân, phƣờng Thống Nhất thị xã Buôn Hồ 148,74 (Nguồn: Sở Công Thương Đắk Lắk) + Quy hoạch phát triển điện gió Căn cứ vào bảng xếp hạng và phân loại các khu vực, các vùng có tiềm năng điện gió tốt và điều kiện thuận lợi để phát triển điện gió nêu trên cũng nhƣ để phù hợp với các quy hoạch khác đang triển khai, đồ án kiến nghị quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Đắk Lắk giai đoạn đến 2020 có xét đến 2030 nhƣ sau: Bảng 2.14. Quy hoạch khu vực tiềm năng phát triển điện gió giai đoạn đến 2020, có xét đến năm 2030 TT Diện tích khảo sát (ha) Thuộc địa phận Công suất (MW) Vùng 1 (Vận tốc gió: 6,15m/s-6,35m/s) 1 1748,86 Xã Ea H'leo, Ea Wy, Cƣ Mốt huyện Ea H’leo 58,30 Vùng 2 (Vận tốc gió: 6,10m/s-6,30m/s) 2 3780,49 Xã Cƣ Amung, Cƣ Mốt, Ea Khăl, Ea Wy huyện Ea H’leo 126,02 Vùng 3 (Vận tốc gió: 6,0m/s-6,25m/s) 3 5094,34 Xã Ea Sol, Dlie Yang, Ea Hiao, Ea Ral huyện Ea H’leo 169,81 68 TT Diện tích khảo sát (ha) Thuộc địa phận Công suất (MW) Vùng 4 (Vận tốc gió: 6,18m/s-6,42m/s) 4 1588,70 Xã Ea Hiao huyện Ea H’leo 52,96 5 4552,84 Xã Dliê Ya, Cƣ Klông huyện Krông Năng 151,76 Vùng 5 (Vận tốc gió: 6,20m/s-6,50m/s) 6 3174,46 Xã Ea Tân huyện Krông Năng 105,82 7 7631,58 Xã Cƣ Né, Chƣ Kbô, Cƣ Pơng, Ea Sin huyện Krông Búk 254,47 Vùng 6 (Vận tốc gió: 6,25m/s-6,55m/s) 8 4340,47 Xã Cƣ Dliê M’nông, Ea Tar huyện Cƣ M’gar 144,68 9 1344,64 Xã Ea Ngai huyện Krông Buk 44,82 10 1712,19 Phƣờng Đoàn Kết, An Bình, Đạt Hiếu thị xã Buôn Hồ 57,07 Vùng 7 (Vận tốc gió: 6,28m/s-6,71m/s) 11 2053,63 Xã Ea Tul, Ea Drơng huyện Cƣ M’gar 68,45 12 4462,20 Xã Cƣ Bao, Bình Thuận, phƣờng Bình Tân, phƣờng Thống Nhất thị xã Buôn Hồ 148,74 (Nguồn: Sở Công Thương Đắk Lắk) Bảng 2.15. Quy hoạch và Danh mục phát triển dự án giai đoạn đến năm 2020 TT Tên nhà máy Thuộc địa phận (Xã, phƣờng, thị trấn) Công suất (MW) Huyện Ea H’leo 45 1 NMĐG Ea H’leo 1 (PĐ1) Xã Ea Wy và xã Ea H’leo 10 2 NMĐG Ea H’leo 2 (PĐ2) Xã Cƣ Amung, xã Cƣ Mốt và xã Ea Khăl 15 3 NMĐG Ea H’leo 3 (PĐ3) Xã Ea Sol 10 4 NMĐG Ea H’leo 4 (PĐ4) Xã Ea Hiao, xã Dlie Yang 10 Huyện Cƣ M’gar 10 5 NMĐG Cƣ M’gar 2 (PĐ5) Xã Ea Tul 10 Thị xã Buôn Hồ 55 6 NMĐG Buôn Hồ 1 (PĐ6) Phƣờng Đạt Hiếu, phƣờng An 20 69 TT Tên nhà máy Thuộc địa phận (Xã, phƣờng, thị trấn) Công suất (MW) Bình, phƣờng Đoàn Kết và xã Ea Ngai (huyện Krông Búk) 7 NMĐG Buôn Hồ 2 (PĐ7) Phƣờng Thống Nhất, phƣờng Bình Tân và xã Cƣ Bao 20 8 NMĐG Buôn Hồ 3 (PĐ8) Phƣờng Bình Tân, xã Bình Thuận 10 Tổng cộng 110 Ghi chú: Danh mục trên không bao gồm Dự án đang triển khai là Nhà máy điện gió Tây Nguyên thuộc xã Dliê Yang, huyện Ea H'leo, công suất 28MW (Nguồn: Sở Công Thương Đắk Lắk) Các dự án điện gió đến 2020, có xét đến 2030 kiến nghị ƣu tiên phát triển là những dự án có tiềm năng gió tốt nhất và thuận lợi trong thi công, đấu nối. Hiện nay, Bộ Công Thƣơng cũng đã phê duyệt “Quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Đắk Lắk giai đoạn đến 2020, có xét đến năm 2030” [8]. Ngoài ra, theo bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 và kế hoạch sử dụng đất của tỉnh Đắk Lắk đến 2020 thì các vị trí xây dựng nhà máy điện gió phần lớn có diện tích chiếm đất thuộc đất đồi núi chƣa sử dụng, đất bằng chƣa sử dụng và đất nƣơng rẫy trồng cây hằng năm. Có một số dự án có diện tích chiếm đất thuộc đất trồng cây lâu năm và đất trồng lúa nƣớc, tuy nhiên diện tích này không lớn và có thể xem xét sống chung với điện gió vì thực chất phần diện tích chiếm đất vĩnh viễn của các nhà máy điện gió chỉ chiếm khoảng 1% diện tích khảo sát. Không có dự án nào có diện tích chiếm đất thuộc khu vực rừng đặc dụng, an ninh quốc phòng, các khu bảo tồn, tôn giáo tín ngƣỡng, nhà ở, cơ quan, trƣờng học, y tế... Vì vậy, về cơ bản các dự án điện gió trong các vùng này đã phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Đắk Lắk. Các vị trí dự án điện gió có thể triển khai lắp đặt trong khu vực này đã phù hợp với các quy hoạch khác đang triển khai trên địa bàn tỉnh nhƣ: Quy hoạch khoáng sản, quy hoạch các khu công nghiệp, quy hoạch rừng... 70 Tổng diện tích chiếm đất vĩnh viễn các dự án giai đoạn đến năm 2020 khoảng 29,7 ha (không bao gồm dự án Nhà máy điện gió Tây Nguyên đang triển khai) là hoàn toàn phù hợp với quỹ đất có thể dành cho điện gió của tỉnh Đắk Lắk và quy định tại Thông tƣ số 32 2012 TT-BCT ngày 12 11 2012 của Bộ Công Thƣơng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có một số dự án điện gió đã đƣợc tỉnh Đắk Lắk chấp thuận chủ trƣơng cho phép triển khai nghiên cứu và khảo sát. Các dự án này đều nằm trong vùng có khả năng phát triển điện gió. Tuy nhiên, do chƣa xét đến các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội khác nên vẫn còn có dự án không nằm hoàn toàn trong vùng quy hoạch. Do đó, việc đánh giá khả năng phát triển điện gió tại các khu vực này sẽ định hƣớng cho các nhà đầu tƣ về các vùng có khả năng phát triển điện gió. - Đối với điện sinh khối + Quy hoạch các khu vực có tiềm năng phát triển điện sinh khối Trên cơ sở tiềm năng kỹ thuật và thƣơng mại năng lƣợng sinh khối trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 có xét đến năm 2030, Bộ Công Thƣơng đã xem xét và thống nhất tích hợp Quy hoạch phát triển điện sinh khối tỉnh Đắk Lắk vào Quy hoạch tỉnh và Quy hoạch phát triển điện lực, đảm bảo phù hợp với quy định của Luật Quy hoạch số 21 2017 QH14 và các văn bản hƣớng dẫn thực hiện Luật Quy hoạch [9], cụ thể nhƣ sau: Thứ nhất, Dự án điện sinh khối từ phế phụ phẩm ngô Căn cứ vào tiềm năng kỹ thuật, khả năng thu gom nguyên liệu, 01 dự án điện sinh khối từ phế phụ phẩm của ngô đƣa vào quy hoạch điện sinh khối giai đoạn 2016 - 2020, định hƣớng đến 2030. Thông số của dự án nhƣ sau: Vị trí: Đặt tại xã Ea Sar, huyện Ea Kar có quy mô: Công suất : 10,20 MW. Điện năng: 66.053 MWh năm. Nguồn nguyên liệu: Thu gom từ thân và l i ngô sau khi thu hoạch và chế biến trong huyện Ea Kar và vùng phụ cận. 71 Thứ hai, các dự án từ phế phụ phẩm sắn Dựa trên tiềm năng kỹ thuật các nguồn sinh khối từ phế phụ sắn, 03 dự án điện sinh khối từ phế phụ phẩm sắn đƣa vào quy hoạch điện sinh khối giai đoạn 2016 - 2020 định hƣớng đến 2030. Thông số các dự án nhƣ sau: Dự án 01 - Ea Sô: Vị trí: Đặt tại xã Ea Sô, huyện Ea Kar có quy mô: Công suất: 1,40 MW. Điện năng: 8.149 MWh năm. Nguồn nguyên liệu: Khí biogas từ nƣớc thải và sơ, bã sắn của nhà máy chế biến tinh bột sắn tại xã Ea Sô huyện Ea Kar của Công ty Cổ phần vật tƣ Nông nghiệp Đắk Lắk có công suất 200.000 - 240.000 tấn sắn tƣơi năm. Dự án 02 - Cư Kty: Vị trí: Đặt tại xã Cƣ Kty, huyện Krông Bông có quy mô: Công suất: 1,40 MW. Điện năng: 8.149 MWh năm. Nguồn nguyên liệu: Khí biogas sinh từ nƣớc thải và sơ, bã sắn của nhà máy chế biến tinh bột sắn tại xã Cƣ Kty huyện Krông Bông của Công ty Cổ phần vật tƣ Nông nghiệp Đắk Lắk có công suất 200.000 - 240.000 tấn sắn tƣơi năm. Dự án 03 - Krông Á: Vị trí: Đặt tại xã Krông Á, huyện M’Drắk có quy mô: Công suất: 2,00 MW. Điện năng: 11.984 MWh năm. Nguồn nguyên liệu: Khí biogas sinh từ nƣớc thải và sơ, bã sắn của các nhà máy chế biến tinh bột sắn đặt tại các xã: Krông Jing, huyện M’Drắk (công suất 100 tấn sản phẩm ngày đêm, lƣợng nƣớc thải 1.700 m3 ngày đêm, 400 tấn bã sắn ngày đêm); Krông Á, huyện M’Drắk của Chi nhánh Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp Bình Phƣớc (công suất 100 tấn sản phẩm ngày đêm, lƣợng nƣớc thải 1.700 m3/ngày đêm, 400 tấn bã sắn ngày đêm); Cƣ Prao, huyện M’Drắk (công suất 80 tấn sản phẩm ngày đêm). Đối với nguồn nguyên liệu sinh khối từ thân và lá sắn, khả năng thu gom rất khó khăn, tiềm năng kỹ thuật phân tán và không lớn nên chƣa đƣa nguồn sinh khối này vào quy hoạch giai đoạn 2016 - 2020 định hƣớng 2030. 72 Thứ ba, các dự án từ phế phụ phẩm mía Dựa trên tiềm năng kỹ thuật và thƣơng mại, nguồn sinh khối từ bã mía của các nhà máy mía đƣờng đang vận hành và đã đƣợc quy hoạch, 04 dự án điện sinh khối từ phế phụ phẩm mía dự kiến đƣa vào quy hoạch điện sinh khối giai đoạn 2016 - 2020, định hƣớng đến 2030 với các thông số nhƣ sau: Dự án 01: Vị trí: Đặt tại xã Ya Tờ Mốt, huyện Ea Súp có quy mô: Công suất: 28,0 MW. Điện năng: 107.000 MWh năm. Nguồn nguyên liệu: Bã mía từ nhà máy mía đƣờng tại xã Ya Tờ Mốt, huyện Ea Súp của Công ty CPMĐ Đắk Lắk có công suất 3.000 tấn mía ngày giai đoạn đến năm 2020 và 6.000 tấn mía ngày giai đoạn 2020 - 2025. Dự án 02: Vị trí: Đặt tại xã Ea Rốk, huyện Ea Súp có quy mô: Công suất: 28,0 MW. Điện năng: 107.000 MWh năm. Nguồn nguyên liệu: Là bã mía từ nhà máy mía đƣờng theo quy hoạch dự kiến đặt tại xã Ea Rốk huyện Ea Súp có công suất 4.000 tấn mía ngày giai đoạn đến năm 2020 và 6.000 tấn mía ngày giai đoạn 2020 - 2025. Dự án 03: Vị trí: Đặt tại xã Krông Jing, huyện M’Drắk có quy mô: Công suất: 16,5 MW. Điện năng: 63.800 MWh năm. Nguồn nguyên liệu: Bã mía từ nhà máy mía đƣờng theo quy hoạch dự kiến đƣợc đặt tại xã Krông Jing, huyện M’Drắk có công suất 3.500 tấn mía ngày giai đoạn 2020 - 2025. Dự án 04: Vị trí: Đặt tại thị trấn Ea Knốp, huyện Ea Kar có quy mô: Công suất: 16,5 MW. Điện năng: 63.800 MWh năm. Nguồn nguyên liệu: Bã mía từ nhà máy mía đƣờng 333 đang vận hành tại thị trấn Ea Knốp, huyện Ea Kar có công suất hiện nay là 2.500 tấn mía ngày và dự kiến mở rộng tăng lên 3.500 tấn mía ngày giai đoạn 2018 - 2025. Thứ tư, các dự án từ phế phụ p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_linh_vuc_nang_luong_tai_tao_tre.pdf
Tài liệu liên quan